0
Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Liên Việt Thăng Long

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI NGÂN HÀNG TMCP LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 35 -35 )

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Xác định nhiệm vụ chính của ngân hàng là đi vay để cho vay do vậy công tác huy động vốn luôn được Ngân hàng Liên Việt Thăng Long đặt lên hàng đầu trong quá trình kinh doanh. Chỉ khi có đủ vốn mới có điều kiện mở rộng tăng trưởng tín dụng từ đó mới tăng được quy mô và nâng tầm hoạt động. Đóng trên địa bàn trung tâm thành phố Hà Nội là một lợi thế giúp Ngân hàng triệt để khai thác nguồn vốn từ những khoản tiết kiệm nhỏ của dân cư cho đến các khoản thanh toán của doanh nghiệp lớn, kết hợp với nhiều giải pháp và chính sách thích hợp tạo điều kiện khơi tăng nguồn vốn huy động. Do vậy nguồn vốn của Chi nhánh tăng trưởng qua các năm:

Bảng 2-1: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Liên Việt Thăng Long từ 2009-tháng8/2011 Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/8/2011 2010/2009± % ± % T8-2011/2010 1 Huy động vốn 1.039,93 1.944,23 1.627,80 86,96% (16,28%)

Theo cơ cấu kỳ hạn 1.039,93 1.944,23 1.627,80 86,96% (16,28%)

- Không kỳ hạn 460,14 185,70 161,24 (59,64%) (13,17%)

- Có kỳ hạn dưới 12T 408,47 1.391,33 1.049,84 240,62% (24,54%)

- Có kỳ hạn 12T trở lên 171,32 367,20 416,72 114,34% 13,49%

Theo đối tượng 1.039,93 1.944,23 1.627,80 86,96% (16,28%)

- TCKT (bao gồm TCTD) 888,91 1.791,38 1.506,26 101,53% (15,92%)

- Dân cư 151,02 152,85 121,54 1,21% (20,48%)

(Nguồn: LVB, Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán của các năm 2009, 2010, 8 tháng đầu năm 2011)

Qua bảng trên ta thấy, tiền gửi của các tổ chức kinh tế mấy năm trở lại đây luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động, thường trên 85%. Do chi nhánh

mở rộng mạng lưới khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn trong và ngoài địa bàn nên đã thu hút được lượng tiền gửi lớn với chi phí rất thấp. Số dư tiền gửi huy động có sự tăng trưởng cao vào cuối năm do tiền thu bán hàng, tiền thu khối lượng công trình được thanh toán cuối năm, đặc biệt tại Chi nhánh có những khách hàng doanh nghiệp truyền thống duy trì số dư trên hợp đồng tiền gửi và trên tài khoản thanh toán rất lớn và tương đối ổn định như Thành ủy Hà Nội, Quỹ dịch vụ viễn thông công ích, Tập đoàn tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam, Tổng công ty Điện Lực thành phố Hà Nội v.v…Bên cạnh đó nguồn tiền gửi từ dân cư cũng đang được sự quan tâm của Ban lãnh đạo Chi nhánh: Ngân hàng đã không ngừng củng cố và xây dựng lòng tin đối với người dân bằng nhiều giải pháp nhằm khai thác tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư như thái độ tác phong của các cán bộ giao dịch tại quầy, đa dạng hóa các hình thức gửi tiền tiết kiệm với nhiều kỳ hạn khác nhau và lãi suất linh hoạt như các sản phẩm tiết kiệm thừa kế, tài khoản lãi cao, đầu tư tự động v.v… Ngân hàng vừa động viên khách hàng cũ duy trì số dư tiền gửi vừa tìm kiếm khách hàng mới như phát tờ rơi, giới thiệu các dịch vụ tiện ích của ngân hàng. Nguồn vốn huy động dân cư là nguồn tương đối ổn định tuy nhiên chưa có sự tăng trưởng vượt bậc do lãi suất chưa thực sự cạnh tranh so với các ngân hàng khác.

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng

Trong những năm qua, mặc dù có những khó khăn nhất định, đặc biệt là tình hình cạnh tranh gay gắt nhưng với sự nỗ lực cố gắng trong hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàng Liên Việt Chi nhánh Thăng Long đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ trong công tác tín dụng

Từ năm 2009 đến nay, Chi nhánh có sự tăng trưởng mạnh về dư nợ do hoạt động xúc tiến quảng cáo, thị sát thị trường, tích cực tìm kiếm khách hàng với phương châm ngân hàng là bạn của doanh nghiệp. Quy mô dư nợ năm sau luôn tăng cao so với năm trước, đáp ứng càng tốt hơn nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong công cuộc đầu tư và phát triển kinh tế của cả nước

Bảng 2-2: Tình hình dư nợ vay tại Ngân hàng Liên Việt Thăng Long từ 2009-tháng8/2011 Đơn vị: tỷ đồng Stt Chỉ tiêu Thực hiện 31/12/2009 Thực hiện 31/12/2010 Thực hiện 31/08/2011 ± % 2010/2009 ± % T8-2011/2010 1 Hoạt động tín dụng 657,97 919,00 872,64 39,67% (5,04%)

Theo cơ cấu kỳ hạn 657,97 919,00 872,64 39,67% (5,04%)

- Ngắn hạn 387,80 597,94 710,50 54,19% 18,82%

- Trung hạn 236,02 267,82 124,90 13,47% (53,36%)

- Dài hạn 34,15 53,24 37,24 55,90% (30,05%)

Theo đối tượng khách

hàng 657,97 919,00 872,64 39,67% (5,04%) - TCKT 513,35 792,60 706,15 54,40% (10,91%) - Dân cư 144,62 126,40 166,49 (12,60%) 31,72% 2 Chất lượng tín dụng - Tỷ lệ nợ quá hạn 0,70% 3,42% 8,72% 391,22% 154,85% - Tỷ lệ nợ xấu 0,69% 0,32% 3,61% (52,81%) 1012,08%

(Nguồn: LVB, Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán của các năm 2009, 2010, 8 tháng đầu năm 2011)

Trong cơ cấu dư nợ, nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, thường trên 60%. Bảng số liệu trên cho ta thấy hoạt động tín dụng có sự tăng trưởng khá tốt nhưng không phải là sự mở rộng tín dụng mạnh mẽ, dư nợ tính đến 31/12/2010 tăng 39,67% so với thời điểm 31/12/2009, đây là mức tăng phù hợp. Tính đến 31/08/2011 dư nợ giảm 5,04% so với thời điểm 31/12/2010 là do Ngân hàng Liên Việt Thăng Long cùng với các Chi nhánh trong hệ thống thực hiện theo đúng chủ trương của Chính Phủ, chỉ đạo của NHNNVN kiểm soát được tốc độ tăng trưởng tín dụng trên toàn hệ thống Ngân hàng Liên Việt là 20% và có xu hướng giảm xuống 15% vào cuối năm 2011. Bên cạnh đó, Chi nhánh điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất, hạn chế cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất. Chi nhánh đã dành nguồn vốn tín dụng phù hợp, ưu tiên cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu, cho vay đối với khách hàng truyền thống, có uy tín, sản xuất kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn như giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, lãi suất trong thời gian qua biến động ở mức cao, đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng nhiều của sự biến động tỷ giá dẫn đến tình trạng chậm trả nợ như hiện nay.

Tính đến 31/08/2011, tỷ lệ nợ quá hạn đã tăng 154,85% so với thời điểm 31/12/2010. Chính vì vậy, Ban lãnh đạo Ngân hàng Liên Việt Thăng Long chỉ đạo rà soát đánh giá phân loại khách hàng, nâng cao chất lượng tín dụng, thẩm định và quản lý hoạt động sử dụng vốn vay của khách hàng, thu hồi vốn vay đối với các doanh nghiệp sử dụng sai mục đích, kinh doanh không hiệu quả và tìm kiếm các khách hàng hoạt động hiệu quả. Công tác thu nợ cũng được chi nhánh chú trọng thực hiện triệt để trong những tháng cuối năm.

2.1.3.3 Lợi nhuận của Chi nhánh từ năm 2009-T8/2011

Bảng 2-3: Lợi nhuận của Ngân hàng Liên Việt Thăng Long từ 2009-tháng8/2011

Đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu Thực hiện năm 2009 Thực hiện năm 2010 Thực hiện 8 tháng đầu năm 2011 ± % 2010/2009 ± % 8 tháng đầu năm 2011/2010 1 Tổng thu (1) 65,15 178,73 220,99 174,34% 23,64%

- Thu lãi tiền gửi 8,93 65,21 92,44 630,24% 41,76%

- Thu lãi tiền vay 52,76 109,60 126,30 107,73% 15,24%

- Thu dịch vụ 2,93 3,13 1,00 6,83% (68,05%)

- Thu nhập từ hoạt động

kinh doanh ngoại tệ 0,52 0,50 0,15 (3,85%) (70,00%)

- Thu khác 0,01 0,29 1,10 2.800,00% 279,31%

2 Tổng chi (2) 56,81 149,26 185,28 162,74% 24,13%

- Chi trả lãi huy động 41,62 132,33 168,80 217,95% 27,56%

- Chi dịch vụ 0,57 0,74 0,42 29,82% (43,24%)

- Chi hoạt động KDNT 0,13 0,02 0,07 (-84,62%) 250,00%

- Chi hoạt động (bao gồm

cả chi hoàn dự thu lãi) 14,49 16,17 15,99 11,59% (1,11%)

3 LNTT và DPRR (=1-2) 8,34 29,47 35,71 253,36% 21,17%

4 Trích lập DPRR 2,94 4,88 4,27 65,99% (12,50%)

5 LNTT 5,40 24,59 31,44 355,37% 27,86%

(Nguồn: LVB, Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán của các năm 2009, 2010, 8 tháng đầu năm 2011)

Qua bảng số liệu về doanh thu và chi phí trên ta thấy: Để có lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước Chi nhánh luôn tìm cách phát huy những lợi thế để tăng nguồn thu, qua số liệu từ bảng trên một số nguồn thu có tốc độ tăng trưởng rất cao ví dụ như thu lãi cho vay năm 2010 tăng so với năm 2009 là 107,73%; 8 tháng đầu năm 2011 tăng so với năm 2010 là 15,24%.

Thu từ dịch vụ năm 2010 tăng 6,83% so với năm 2009, 8 tháng năm 2011 doanh thu từ hoạt động dịch vụ là 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, thu từ kinh doanh nghiệp tệ cũng có xu hướng giảm: 8 tháng đầu năm 2011 doanh thu từ hoạt động này là 0,15 tỷ. Nguyên nhân chính xuất phát từ điều kiện của Chi nhánh là một ngân hàng mới ra đời các sản phẩm dịch vụ chưa phát triển, chính sách tỷ giá chưa thực sự cạnh tranh so với ngân hàng khác dẫn đến nguồn thu từ các hoạt động này giảm đáng kể khi chi nhánh mất đi các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ lớn như : Công ty TNHH MTV Đào tạo và Cung ứng nhân lực –HAUI, Công ty Cổ phần Hóa chất Chi nhánh Tân Long v.v….

Trong các khoản chi khác và thu khác của 8 tháng đầu năm 2011 phải nhắc đến đó là việc chi nhánh thực hiện việc phân loại và trích lập dự phòng rủi ro theo công văn 493 của Ngân hàng Nhà Nước do vậy nguồn chi dự phòng và thu từ nguồn dự phòng tăng đột biến, thu khác 8 tháng đầu năm 2011 tăng 279,31% so với năm 2010.

Trong điều kiện nền kinh tế diễn biến phức tạp, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, Ban lãnh đạo Ngân hàng Liên Việt Chi nhánh Thăng Long luôn chú trọng đến công tác quản lý chi phí vì vậy các khoản chi phí luôn được hạn chế và có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với doanh thu, đặc biệt trong năm 2010 doanh thu tăng 174,34% so với năm 2009 còn chi phí tăng 162,74%. Do vậy tính đến 31/08/2011 Ngân hàng Liên Việt Thăng Long đã đạt được những chỉ tiêu tài chính đáng khích lệ như sau:

Bảng 2-4: Một số chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh chính đã đạt được trong 8 tháng đầu năm 2011

Đơn vị: triệu đồng

TT Chỉ tiêu 31/08/2011Thực hiện Cả năm % thực hiệnkế hoạch

1 Huy động vốn : - Số dư 1.627.798 2.499.525 65,12% 2 Tín dụng : - Số dư 872.643 1.263.329 69,07% 3 Thu dịch vụ 997 3.250 30,68% 4 Lợi nhuận 31.444 32.734 96,06%

Với định hướng chiến lược phát triển mạnh về quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động, đòi hỏi LVB nói chung và LVB Thăng Long nói riêng không ngừng nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi phí, phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục được những hạn chế còn tồn tại.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI NGÂN HÀNG TMCP LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 35 -35 )

×