Trong ba năm trở lại đây, tình hình chi phí của LienVietBank Thăng Long có những biến động lớn. Cụ thể:
Bảng 2-5: Chi phí toàn hệ thống LVB Thăng Long từ năm 2009 – tháng 8/2011
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 8 tháng đầu năm 2011 2010 2009 Thực hiện 8 tháng Kế hoạch năm % KH Thực hiện Kế hoạch % KH Thực hiện Kế hoạch %KH Tổng cộng 15.302,9 19.370,5 79,00 % 16.328 20.644 79,09% 13.935,4 15.297 91,10%
Chi phí cho nhân viên 7.754,9 9.076,2 85,44% 7.548 9.076 83,16% 6.721,3 7.220 93.09% Chi phí về tài sản 4.420,4 6.026,3 73,35% 4.823 6.026 80,03% 4.389,6 4.896 89.66% Chi phí quản lý công
vụ 2.277,2 3.315,8 68,68% 2.708 3.340 81,08% 2.449,6 2.720 90.06%
Chi phí khác 850,4 952,2 89,31% 1.249 2.202 56,73% 374,9 461 81,32%
(Nguồn: LVB, Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán của các năm 2009, 2010, 8 tháng đầu năm 2011)
Qua bảng trên, có thể nhận thấy, chi phí của LVB Thăng Long có xu hướng tăng dần, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 20%/năm. Xét cơ cấu chi phí, chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi cho nhân viên, chi về tài sản chiếm tỷ trọng lớn thứ hai. Qua các năm 2009 – 2011, chi phí cho nhân viên luôn chiếm trên 45%, có xu hướng tăng trong tổng chi phí.
Bảng 2-6: Cơ cấu chi phí LVB Thăng Long qua các năm 2009 – tháng 8/2011
So với kế hoạch, chi phí hoạt động trong 2 năm 2009 – 2010 đều được kiểm soát trong hạn mức kế hoạch. Các khoản mục chi phí hoạt động trong 8 tháng đầu năm 2011 đang có xu hướng vượt kế hoạch. Để làm rõ hơn về tình hình chi phí của LVB Thăng Long trong 2 năm 2009 – 2010 và 8 tháng đầu năm 2011, đi sâu phân tích các khoản chi phí chính:
2.2.1.1 Chi phí cho nhân viên
Năm 2010 chi cho nhân viên là 7,5 tỷ đồng chiếm 46,23% trong tổng chi phí hoạt động của LienVietBank Thăng Long. So với 2009, chi cho nhân viên đã tăng gấp 1,123 lần. Đây là chi phí có mức tăng khá cao trong các chi phí hoạt động của LienVietBank Thăng Long. Nguyên nhân là do lợi nhuận trong năm 2010 tăng khá mạnh: lợi nhuận năm 2010 đã tăng 355,18% so với năm 2009. Bên cạnh số lao động tăng và quy chế lương của Liên Việt có sự thay đổi
Bảng 2-7: Chi phí nhân viên của LVB Thăng Long qua các năm 2009 – tháng 8/2011 STT Chỉ tiêu 8 tháng đầu năm 2011 2010 2009 2011/2010± % 2010/2009± % 1 Số lao động bình quân (người) 90 75 63 20% 19% 2
Tổng thu nhập của nhân
viên (đồng) 6.915.022.101 7.262.063.659 6.240.072.793 2.1- Lương cơ bản 2.032.227.129 1.949.091.258 1.334.314.507
2.2
- Phụ cấp (p/c thu hút, p/c đi lại, p/c điện thoại, p/c độc hại rủi ro, p/c công đoàn, đoàn thanh niên, p/c lái xe, p/c đắt đỏ, p/c quyết toán)
4.306.045.481 4.614.068.006 4.315.612.257
2.3
- Khoản thu khác (Tiền ăn ca, tiền làm thêm giờ, phụ cấp bữa ăn muộn, trợ cấp thôi việc) 576.749.491 698.904.395 590.146.029 3 Mức lương bình quân tháng (người/đồng) 2.822.538 2.165.657 1.764.966 30,33% 22,70% 4 Thu nhập bình quân tháng (người/đồng) 9.604.197 8.068.960 8.254.065 19,03% (2,24%)
5 Mức lương tối thiểu (đồng) 830.000 730.000 650.000 13,70% 12,3%
(Nguồn: LVB, Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các năm 2009,2010, 8 tháng đầu năm 2011)
Qua bảng trên ta thấy chi phí nhân viên tăng đều qua các năm. Dự kiến chi phí nhân viên trong các năm tiếp tới có mức tăng trưởng cao do chi phí tiền lương tiếp tục tăng gắn với hiệu quả kinh doanh, hơn nữa mức lương tối thiểu năm 2011 cũng tăng so với năm 2010, các khoản chi phí trích theo lương tăng tương ứng, chi phí trang phục cũng có sự điều chỉnh tăng mức theo quy định của Bộ tài chính. Tuy nhiên, xét trong cơ cấu chi quản lý kinh doanh thì chi cho nhân viên có xu hướng tăng là phù hợp với xu hướng đầu tư cho nguồn nhân lực và thu hút người lao động để phát triển mạng lưới và đáp ứng yêu cầu về khối lượng và chất lượng công việc ngày càng cao.
Theo khảo sát của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương, lao động thuộc lĩnh vực ngân hàng đang có thu nhập cao nhất, vượt qua cả Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Trong đó, lao động thuộc Ngân hàng Công thương, Ngoại thương có
mức thu nhập bình quân 15-18 triệu đồng/tháng. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là 16,2 triệu đồng.(Nguồn: http://vnexpress.net ngày 15/09/2011). Trong khi đó ngân hàng Liên Việt Thăng Long là 9,6 triệu đồng đang ở mức trung bình. Chính sự khác biệt này đẫn đến sự biến động nhân sự trong thời gian vừa qua. Giữ chân người tài - chuyện không mới nhưng vẫn luôn luôn là vấn đề thách thức cả trong giai đoạn khó khăn cũng như ngay cả trong giai đoạn tăng trưởng. Chỉ có những doanh nghiệp ổn định được đội ngũ nhân sự chất lượng tốt, linh hoạt mới có thể thành công.
2.2.1.2 Chi phí về tài sản
Bảng 2-8: Chi phí về tài sản của LienVietBank Thăng Long các năm 2009 – tháng 8/2011 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 8 tháng đầu năm 2011 2010 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Chi phí về tài sản 4.420,4 2 100% 4.823 100% 4.39 0 100%
Chi phí khấu hao 907,62 20,53% 1.079 22,37% 1.076 25%
Chi phí bảo hiểm, bảo dưỡng và sửa chữa tài sản 157,29 3,56% 145 3,00% 211 5% Chi phí công cụ lao động và dụng cụ 307,97 6,97% 383 8,00% 834 18% Chi phí thuê văn phòng
3.047,5 4
68,94%
3.216 66,63% 2.269 52%
(Nguồn: LVB, Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán của các năm 2009,2010, 8 tháng đầu năm 2011)
Do tốc độ trang bị tài sản trong giai đoạn mới thành lập 2008– 2010 khá lớn nên chi về tài sản trong giai đoạn này tăng nhanh: Năm 2010, chi về tài sản là 4,8 tỷ đồng chiếm 30% tổng chi phí hoạt động, tăng 10% so với năm 2009 và tăng 216% so với 2008 (Chi phí về tài sản năm 2008 là 1.525 triệu đồng). Trong đó:
- Chi phí thuê văn phòng là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi về tài sản : 68,94% chi về tài sản 8 tháng đầu năm 2011 và 66,63% năm 2010. So với chi phí thuê văn phòng bình quân năm 2009, chi phí thuê văn phòng bình quân 1 tháng năm 2010 tăng 42% và đã lên tới trên 100% vào năm 2011. Do trong giai đoạn 2009-2011 chi nhánh đã mở rộng mạng lưới hoạt động với 4 phòng giao dịch
trên địa bàn Hà Nội và trụ sở chi nhánh đang thuê với giá khá cao 218 triệu đồng/tháng (chưa bao gồm thuế). Giá cho thuê văn phòng tại địa điểm chi nhánh đặt trụ sở trước thời điểm 01/05/2010 là 39,5USD/m2/tháng (đã bao gồm cả thuế) với điện tích thuê là 243,6m2. Từ thời điểm 01/05/2010, bên cho thuê đã tăng giá 20% lên 47,52USD /m2/tháng (đã bao gồm thuế) chưa kể đến sự biến động tỷ giá USD/VND
- Chi phí khấu hao chiếm tỷ trọng 22,37% chi về tài sản 2010. Trong giai đoạn 2008 – 2010: LVB Thăng Long đã đưa vào sử dụng hàng loạt tài sản lớn như: 04 xe ô tô phục vụ hoạt động của chi nhánh, hệ thống máy lạnh, hệ thống camera…
- Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp tài sản: Ban lãnh đạo Ngân hàng Liên Việt chi nhánh Thăng Long luôn kiểm tra và rà soát tình hình thực hiện các công việc theo chỉ đạo của Tổng giám đốc tại Văn bản số 955/2011/CV- LienVietBank ngày 18/05/2011 về việc bảo dưỡng định kỳ đối với công trình và các thiết bị sử dụng.
+ Tìm kiếm các đối tác uy tín để thực hiện công việc bảo dưỡng định kỳ đảm bảo chất lượng và tuân thủ quy định chung của Ngân hàng Liên Việt
+ Tham khảo ý kiển tư vấn và báo giá trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sửa chữa, bảo dưỡng.
Chi phí bảo dưỡng văn phòng làm việc là khoản chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí về tài sản,việc thực hiện mang tính đồng bộ nên được tập trung thanh toán tại Hội sở. Do chi nhánh mới đi vào hoạt động lợi nhuận chưa cao nên khoản chi này vẫn chưa được quyết toán. Đối với các thiết bị công nghệ thông tin, tài sản cố định như Camera, điều hòa, nội thất… mới đưa vào sử dụng nên yêu cầu sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị này còn thấp.
2.2.1.3 Chi phí quản lý công vụ
Chi quản lý công vụ năm 2010 đạt 2.708 triệu đồng, thực hiện 81,08% kế hoạch, tăng 10,54% so với 2009. So với tốc độ tăng trưởng chi quản lý công vụ năm 2009/2008 là 177,26% (chi phí quản lý công vụ năm 2008 là 883,50 triệu đồng), năm 2009 chi quản lý công vụ tăng cao hơn là do chi quảng cáo, khuyến mại, lễ tân
khánh tiết và chi phí quản lý chung năm 2009 tăng mạnh (chi phí quản lý chung năm 2008 là 333,01 triệu đồng).
Bảng 2-9: Chi tiết chi phí quản lý công vụ
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 8 tháng đầu năm 2011 2010 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Chi phí quản lý công vụ 2.277,2 100% 2.708,0 100% 2.449,6 100%
Chi phí vật liệu giấy tờ in 331,6 14,56% 446,0 16,47% 407,4 16,63%
Chi công tác phí 2,7 0,12% 4,0 0,15% 23,1 0,90%
Chi phí đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ 0,6 0,03% 0,6 0,02% 0,0 0,00% Chi phí tuyên truyền, quảng cáo, khuyến
mại, lễ tân, khánh tiết, hội nghị 724,9 31,83% 821,0 30,32% 929,8 38,00%
Chi phí quản lý chung 1.217,4 53,46% 1.436,4 53,04% 1.089,3 44,47%
Tỷ lệ chi quản lý công vụ/người 25,30 36,11 38,88
Tỷ lệ chi quản lý công vụ/tổng thu
nhập 0,010 0,015 0,038
(Nguồn: LVB, Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán của các năm 2009,2010, 8 tháng đầu năm 2011)
+ Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, lễ tân, khánh tiết: Để thương hiệu LVB đến với mọi tầng lớp nhân dân, công tác truyền thông, quảng bá thương hiệu rất cần được đẩy mạnh một cách sâu rộng và có hiệu quả. Bên cạnh đó, với mục tiêu tiếp tục khẳng định và tăng tỷ lệ nhận biết thương hiệu LVB là một ngân hàng mới thành lập có độ tin cậy, uy tín. Vì vậy kế hoạch quảng cáo, truyền thông năm 2009 được đẩy mạnh trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng (báo hình, báo nói, báo viết), với nhiều hình thức quảng bá (biển quảng cáo, tờ rơi, tài trợ truyền hình, công tác xã hội, hội thảo, triển lãm…). Do đó, chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại năm 2009 đã tăng tới 673 triệu đồng so với năm 2008 (năm 2008 là 256,53 triệu đồng) và vẫn là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong chi quản lý công vụ. (31,83% chi quản lý công vụ 8 tháng đầu năm 2011).
+ Chi phí đào tạo: Với nguyên tắc xem hoạt động đào tạo là hoạt động đầu tư. Ngay từ ngày đầu mới thành lập, Ngân hàng Liên Việt đã tổ chức nhiều đợt tập huấn đào tạo cho cán bộ về nghiệp vụ, về sản phẩm mới, đào tạo các kỹ năng nghiệp vụ (kỹ năng bán hàng, tài trợ dự án, Marketing, QLRR, tài chính kế toán,
…). Đây là khoản chi do Hội sở chi trả, chưa có sự phân bổ chi phí về các đơn vị, Tại chi nhánh khoản chi này còn thấp phát sinh khi thực sự cần thiết như: chi tập huấn quyết toán thuế năm.
+ Chi xăng dầu được kiểm soát chặt chẽ theo Quyết định số 2992/2010/QĐ- LienVietBank về định mức tiêu hao nhiên liệu đối với các loại xe ô tô của Ngân hàng Liên Việt và Công văn số 934/2011/CV-LienVietBank về việc quản lý việc thanh toán xăng xe ô tô.
+ Chi công tác phí được quản lý chặt chẽ theo định mức trong Quyết định số 899/2010/QĐ-H ĐQT ngày 25/09/2010 “Quy định về chế độ chi tiêu nội bộ”.
+ Chi vật liệu văn phòng : Việc quản lý văn phòng phẩm tại Chi nhánh tuơng đối chặt chẽ. Bộ phận hành chính thuộc Phòng Tổng hợp là đầu mối mua và nhập kho vật liệu văn phòng, chứng từ thanh toán gồm hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho có chữ ký của thủ kho, cán bộ kế toán. Hàng tháng, các Phòng lập bảng kê các loại vật liệu văn phòng cần dùng, trình Giám đốc phê duyệt trên cơ sở định mức đới với từng phòng. Chứng từ hạch toán vào chi phí là phiếu xuất kho có ký nhận và bảng kê văn phòng phẩm sử dụng đã được Giám đốc duyệt.
+ Các khoản chi như: văn phòng phẩm, điện nước tăng nhẹ do đây là các chi phí cố định tăng theo quy mô hoạt động và định hướng phát triển của LVB Thăng Long.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2009 – tháng 8/2011, với bối cảnh nền kinh tếgặp khó khăn, tỷ giá tăng, LVB Thăng Long đã thực hiện kiểm soát các khoản chi gặp khó khăn, tỷ giá tăng, LVB Thăng Long đã thực hiện kiểm soát các khoản chi phí quản lý nói chung, chi quản lý công vụ nói riêng phù hợp với những thay đổi trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các chi phí quản lý công vụ liên quan trực tiếp tới hoạt động kinh doanh (như chi quảng cáo, khuyến mại, lễ tân, khánh tiết, chi hội nghị...) tăng mạnh do việc mở rộng mạng lưới kinh doanh và chủ trương quảng bá hình ảnh LVB Thăng Long trên thị trường. Các khoản chi phí cố định như điện nước, chi quản lý chung có tăng song mức tăng không nhiều, nếu tính riêng tỷ lệ các khoản chi này thì bình quân đầu người thì ở mức 19,15 triệu đồng/người năm 2010 (năm 2009 là 17,29 triệu đồng/người).
2.2.1.4 Đánh giá hiệu quả chi phí
Với tốc độ tăng chi phí trong 2 năm 2009 – 2010 và 8 tháng đầu năm 2011, tỷ lệ chi phí/tổng thu nhập của LVB Thăng Long tương đối ổn định và dần được cải thiện: Nếu như năm 2009 tỷ lệ chi phí/thu nhập của LVB Thăng Long là 0,92; năm 2010 là 0,862 thì đến 31/08/2011 tỷ lệ này là 0,858. Điều này có nghĩa là để có 1 đồng thu nhập, LVB Thăng Long đã phải bỏ ra 0,858 đồng chi phí. Trong hệ thống Ngân hàng Liên Việt, tỷ lệ chi phí/tổng thu nhập ròng năm 2009 là 0,656; năm 2010 là 0,774.
Đối chiếu với tiến trình mở rộng mạng lưới kinh doanh và xu hướng diễn biến của thị trường trong các năm qua, về cơ bản tỷ lệ này tương đối là phù hợp so với mặt bằng chung trong hệ thống Ngân hàng Liên Việt. Cụ thể:
(i) Tính đến thời điểm hiện nay chi nhánh đã mở rộng mạng lưới hoạt động với số lượng 4 phòng giao dịch.
(ii) Tính chung từ đầu năm, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy lạm phát của cả nước đã tăng 15,68% so với thời điểm cuối năm 2010. So với cùng kỳ năm ngoái, mặt bằng giá hiện tại đã cao hơn 23,02% (Nguồn: http://vnexpress.net
ngày 24/8/2011)
Bảng 2-10: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí tại LVB Thăng Long qua các năm 2009 – tháng 8/2011 Chỉ tiêu 8 tháng đầu năm 2011 2010 2009 Tỷ lệ chi phí/tổng thu nhập 0,858 0,862 0,920 Tỷ lệ chi phí/tổng tài sản 0,111 0,077 0,057
Tỷ lệ chi phí hoạt động/số nhân viên bình
quân trong kỳ (triệu đồng/người) 177,77 217,71 221,20
(Nguồn: LVB, Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán của các năm 2009,2010, 8 tháng đầu năm 2011)
So sánh với các NHTM khác cho thấy, tỷ lệ chi phí/tổng thu nhập ròng của LVB nói chung và LVB Thăng Long nói riêng còn ở mức cao hơn so với mặt bằng chung.
Bảng 2-11: Tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập ròng của một số NHTM Việt Nam Ngân hàng 2009 2008 2007 LVB 0,656 0,474 BIDV 0,428 0,371 0,297 Agribank 0,414 0,478 0,427 Vietcombank 0,388 0,277 0,282 Vietinbank 0,559 0,570 0,416 ACB 0,367 0,375 0,266 Sacombank 0,400 0,518 0,304
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán các năm 2007, 2008, 2009 của các ngân hàng)