Chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện công tác quản lý chi phí

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác quản lý chi phí tại Ngân hàng TMCP Liên Việt – Chi nhánh Thăng Long (Trang 28)

Để đánh giá mức độ hoàn thiện công tác quản lý chi phí, các nhà quản lý Ngân hàng thường đánh giá thông qua tính hiệu quả của chi phí. Các chỉ tiêu phản ánh và đánh giá tính hiệu quả của chi phí ngân hàng là:

Tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập ròng từ các hoạt động/lợi nhuận trước thuế Công thức: Tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập ròng từ các hoạt động Tổng chi phí = Tổng thu nhập ròng từ các hoạt động

Tỷ lệ chi phí trên lợi nhuận trước thuế

Tổng chi phí =

Lợi nhuận trước thuế

Ý nghĩa:

Cho biết để có 1 đồng thu nhập ròng (lợi nhuận trước thuế) tương ứng mất bao nhiêu đồng chi phí.

Tỷ lệ chi phí quản lý kinh doanh bình quân đầu người Công thức:

Tỷ lệ chi phí QLKD trên đầu người

Chi phí QLKD =

Số cán bộ bình quân trong kỳ

phí quản lý kinh doanh (chi phí hoạt động). • Tỷ lệ chi phí trên tổng tài sản Công thức: Tỷ lệ chi phí trên tổng tài sản Tổng chi phí = Tổng tài sản bình quân

Ý nghĩa: để tạo ra 1 đồng tài sản ngân hàng đã bỏ ra bao nhiêu chi phí.

Thông qua việc tính toán phân tích các chỉ tiêu trên, so sánh với các thông tin từ các TCTD trên địa bàn, các chi nhánh khác, cũng như toàn hệ thống, để có biện pháp tiết kiệm chi phí hợp lý.

1.3.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí trong ngân hàng thương mại

1.3.5.1 Nhân tố chủ quan

a) Hệ thống kiểm soát nội bộ

Theo định nghĩa của Viện Kiểm toán quốc tế, “Hệ thống kiểm soát nội bộ” là tập hợp bao gồm các chính sách, quy trình, quy định nội bộ, các thông lệ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng, được thiết lập và được tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu của ngân hàng và đảm bảo phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro xảy ra.

Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm 5 cấu phần, cụ thể: là môi trường kiểm soát, hệ thống quản lý và đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và cơ chế trao đổi thông tin, và cơ chế giám sát hoạt động kiểm soát.

Hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, hoạt động hữu hiệu sẽ góp phần làm cho công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý chi phí nói riêng được thuận lợi. Đảm bảo hệ thống kế toán được vận hành có hiệu quả, các thủ tục kiểm tra, kiểm soát được thiết lập đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ; giúp ngân hàng phát hiện kịp thời sai sót, ngăn chặn các hành vi gian lận.

b) Trình độ cán bộ quản lý

quá trình xử lý các thông tin để đề ra quyết định quản lý. Trình độ cán bộ quản lý là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác, kịp thời của các quyết định quản lý và do đó quyết định chất lượng công tác quản lý chi phí.

Đối với Ban lãnh đạo, đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, quản lý chi phí có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao sẽ là điều kiện tốt để xây dựng các chiến lược quản lý chi phí hiệu quả, có các định hướng kế hoạch kinh doanh nói chung, kế hoạch chi phí nói riêng một cách linh hoạt, hiệu quả…

Đối với các đối tượng là cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý chi phí, nếu có năng lực chuyên môn vững, an hiểu về các chế độ quy định về tài chính, kế toán để đưa công tác quản lý chi phí của ngân hàng tuân thủ các chế độ quy định về tài chính, kế toán của Nhà nước, góp phần vào hiệu quả hoạt động của đơn vị. Trường hợp đội ngũ cán bộ quản lý thiếu kinh nghiệm, hạn chế về chuyên môn sẽ dẫn đến công tác quản lý chi phí lỏng lẻo, dễ thất thoát, lãng phí, từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng…

c) Trình độ công nghệ

Cùng với nguồn nhân lực, trình độ công nghệ là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác quản lý chi phí trong các NHTM. Để phục vụ việc quản lý thì các nhà quản trị cần có nguồn thông tin kịp thời, chính xác, phản ánh đúng tình hình thực tế của đơn vị mình để từ đó đưa ra giải pháp điều chỉnh kịp thời cần thiết. Với trình độ công nghệ tiên tiến sẽ hỗ trợ các ngân hàng trong việc thu thập dữ liệu đầu vào một cách chính xác, giúp quản lý tách bạch các khoản chi phí. Qua đó, giúp nhà quản trị có thể đánh giá chi tiết về các mảng hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng mình.

Dưới ảnh hưởng của công nghệ hiện đại, chi phí cố định trong ngân hàng ngày càng gia tăng cũng khiến các ngân hàng ngày càng quan tâm hơn đến công tác quản lý chi phí.

d) Mô hình tổ chức và quy mô hoạt động

- Mô hình tổ chức của NHTM là hình thức phân chia đơn vị thành các bộ phận phòng ban hoạt động theo từng nhiệm vụ cụ thể. NHTM có mô hình tổ chức

tốt, phù hợp sẽ tạo điều kiện cho việc vận hành các quy định quản lý nói chung và quản lý chi phí nói riêng một cách trơn tru và thông suốt. Ngược lại, nếu cơ cấu tổ chức hoạt động của NHTM không phù hợp sẽ gây đến hiện tượng chồng chéo chức năng nhiệm vụ, không gắn liền trách nhiệm đơn vị cá nhân, gây thất thoát, lãng phí.

- Quy mô hoạt động: Khi ngân hàng thương mại có quy mô hoạt động lớn thì doanh số hoạt động của phần nghiệp vụ lớn sẽ có nguồn thu lớn song chi phí đi kèm cũng lớn. Nếu quy mô hoạt động lớn cả về hệ thống mạng lưới và chi nhánh thì sẽ có nhiều cơ hội đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, khả năng tận thu từ các món thu nhập nhỏ càng tăng song chi phí cho cán bộ và chi phí quản lý cũng tăng theo. Vậy vấn đề đặt ra là phải biết sử dụng được những lợi thế sẵn có của mình để tăng nguồn thu liên tục và giữ ổn định phần chi phí hoặc tốc độ tăng chi phí thấp hơn để có được lợi nhuận cao hơn. Với mạng lưới gần 10.000 điểm giao dịch phủ khắp 63 tỉnh thành trong cả nước, sáp nhập VPSC tạo cơ hội cho Ngân hàng Liên Việt mở rộng mạng lưới nhanh một cách đột phá, kéo theo cơ hội triển khai các dịch vụ (cho vay, chuyển tiền, tín dụng vi mô) đến khắp các phường, xã, tỉnh, thành. Việc phát triển mạng lưới dựa trên hệ thống sẵn có cũng giúp giảm chi phí. Ngược lại với những ngân hàng có quy mô nhỏ thì doanh thu nhỏ và chi phí thấp song có những chi phí không tiết giảm thấp hơn được như chi mua bản quyền phần mềm, chi phí quảng bá thương hiệu sản phẩmv.v…

1.3.5.2 Nhân tố khách quan

a) Các quy định của hệ thống pháp luật, của cơ quan chủ quản như Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính.

Các quy định của pháp luật tạo cho ngân hàng thương mại một hệ thống hành lang pháp lý cũng như khuân khổ hoạt động cho phép như luật doanh nghiệp, luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Là một doanh nghiệp nên ngân hàng phải chấp hành các quy định, chế độ báo cáo thống kê và các quy định khác của luật doanh nghiệp song cũng phải tuân thủ luật ngân hàng và các tổ chứ tín dụn quy định phạm vi kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, chế độ hạch toán doanh thu chi phí phù hợp với lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Các quy định của pháp

luật có thể mở rộng hay thắt chặt môi trường hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại từ đó có tác động lớn đến các thức quản lý doanh thu, chi phí của ngân hàng thương mại.

b) Tình hình thị trường và yếu tố cạnh tranh

Cũng giống như các doanh nghiệp khác khi tham gia vào thị trường, các NHTM phải tính tới các điều kiện của môi trường kinh doanh, qua đó xác định mục tiêu lợi nhuận. Ngày nay, với sự xuất hiện và phát triển ngày càng nhiều TCTD phi ngân hàng khác như công ty chứng khoán, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng…làm cho hoạt động kinh doanh ngân hàng càng gặp nhiều khó khăn. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, một mặt NHTM cần nghiên cứu, cho ra nhiều sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu khách hàng, một mặt cần tính toán, xác định mức giá dịch vụ nhằm đạt mức lợi nhuận tốt nhất. Từ đó đặt ra yêu cầu cần quản lý tốt chi phí, đặc biệt là các chi phí quản lý.

c) Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia cũng ảnh hưởng lớn đến các hoạt động của ngân hàng thương mại từ đó tác động đến doanh thu và chi phí của các ngân hàng thương mại. Khi nền kinh tế trong giai đoạn tăng trưởng, giá cả hàng hóa ổn định, thị trường tiền tệ trong nước ổn định, quy mô đầu tư của các doanh nghiệp tăng lên, vốn đầu tư nước ngoài thu hút nhiều sẽ là cơ hội cho các ngân hàng thương mại tăng quy mô hoạt động, vừa thu hút được nhiều vốn đồng thời cơ hội về hoạt động tín dụng cũng như các dịch vụ thanh toán tăng lên từ đó sẽ làm tăng doanh thu cho ngân hàng và cũng kéo theo một phần chi phí được tăng lên.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI NGÂN HÀNG TMCP LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH THĂNG LONG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác quản lý chi phí tại Ngân hàng TMCP Liên Việt – Chi nhánh Thăng Long (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w