Kinh tế ngày càng phát triển, sự đầu tư của nước ngoài ngày càng mạnh mẽ, các doanh nghiệp không ngừng cạnh tranh với mục tiêu thu được lợi nhuận cao nhấ
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU Kinh tế ngày càng phát triển, sự đầu tư của nước ngoài ngày càng mạnh mẽ, các doanh nghiệp không ngừng cạnh tranh với mục tiêu thu được lợi nhuận cao nhất. Vì thế trong nền kinh tế hội nhập như ngày nay bất cứ một doanh nghiệp nào muốn đứng vững trên thương trường thì phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Để đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, các biện pháp sử dụng các nguồn lực sẵn có một cách đúng đắn nhất. Muốn làm được như vậy thì các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Và điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng để ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hay đầu tư vào doanh nghiệp của chủ sở hữu của các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Phân tích Báo cáo tài chính sẽ cung cấp không chỉ cho chủ doanh nghiệp biết được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong kỳ như thế nào, từ đó xác định mục tiêu, phương hướng phát triển trong tương lai, mà nó còn cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích đối với các đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp như các nhà đầu tư, các chủ nợ, các tổ chức tài chính, tín dụng, các cơ quan quản lý Nhà nước…Mỗi đối tượng đó lại có những mối quan tâm khác nhau đến tình hình tài chính doanh nghiệp, chẳng hạn, đối với chủ doanh nghiệp họ quan tâm tổng hợp đến tình hình tài chính, đến hiệu quả hoạt động của mình, còn đối với các nhà đầu tư mối quan tâm của họ thường hướng vào các yếu tố như khả năng thanh toán, mức sinh lời của vốn đầu tư… Nhận thức được vai trò quan trọng của phân tích Báo cáo tài chính, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC đã được tiếp xúc với các Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty em Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 quyết định chọn đề tài “Phân tích Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC Chương II: Phân tích Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2007 – 2008 tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC Chương III: Một số ý kiến đóng góp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC. Chuyên đề của em được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của giảng viên hướng dẫn TS. Phạm Thị Thuỷ cùng các anh chị trong phòng kế toán Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC. Do thời gian nghiên cứu chưa nhiều và trình độ còn hạn chế nên Chuyên đề thực tập sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, của các anh chị kế toán và anh kế toán trưởng cũng như sự góp ý của các bạn để Chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phạm Thị Thủy, anh kế toán trưởng và các anh chị phòng kế toán Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này! Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ CMC 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Thành lập từ năm 1993, suốt chặng đường hơn 15 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần tập đoàn Công nghệ CMC đã trở thành tập đoàn CNTT hàng đầu Việt Nam. Các sản phẩm và dịch vụ của CMC đều được phát triển dựa trên năng lực cốt lõi của Tập đoàn là “Công nghệ”. Để có được thành tựu như vậy, CMC Corp đã phải trải qua những giai đoạn phát triển sau: 1. Giai đoạn khởi đầu: 1991 - 1993 Đây là giai đoạn đưa những kết quả nghiên cứu hàn lâm vào thực tiễn sản xuất bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực viễn thông, công nghiệp, tự động hóa văn phòng. Năm 1991, Thành lập Trung tâm ADCOM thuộc Viện Công nghệ vi Điện tử, Viện Công nghệ Quốc gia với hai sáng lập viên là Ông Hà Thế Minh và Ông Nguyễn Trung Chính. Ngày 26/05/1993, trên cơ sở của Trung tâm ADCOM, công ty TNHH HT&NT – tiền thân của CMC được thành lập, một công ty tin học nhỏ chỉ với 30 cán bộ nhân viên. 2. Năm năm phát triển lần thứ 1: 1993 - 1998 Là thời kỳ xây dựng và phát triển 3 lĩnh vực Công nghệ thông tin chủ lực: Phần mềm, Tích hợp hệ thống, Sản xuất máy tính bằng các sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng cao với đội ngũ chuyên nghiệp. Năm 1995, Thành lập Phòng Tích hợp hệ thống –Công ty CMC SI ngày nay Năm 1996, Thành lập Phòng Phát triển Phần mềm – Công ty Giải pháp Phần mềm CMC Soft ngày nay. Thành lập Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh, mang tên: Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Máy tính Truyền thông II. 3. Năm năm phát triển lần thứ 2: 1998 - 2003 Thời kỳ Phát triển về quy mô cũng như về chất lượng trong các lĩnh vực chủ lực, đưa CMC lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Năm 1998, trên cơ sở Phòng Hệ thống và Phòng Phát triển Phần mềm CMC đã thành lập Trung tâm Tích hợp hệ thống CMC SI và Trung tâm Giải pháp Phần mềm CMC Soft. Năm 1999, CMC thành lập Công ty TNHH Thế Trung – Công ty Máy tính CMS ngày nay 4. Năm năm phát triển lần thứ 3: 2003 - 2008 Tiếp tục phát triển các sản phẩm và dịch vụ chuyên nghiệp trong các lĩnh vực mới, hấp dẫn trong lĩnh vực CNTT; đầu tư mở rộng sang lĩnh vực viễn thông và eBusiness; tái cơ cấu tổ chức – tài chính, tạo tiền đề cho giai đoạn tăng tốc mới. Năm 2006, Tái cấu trúc tập đoàn, CMC đã trở thành một hệ thống các công ty thành viên liên kết chặt chẽ với nhau về mặt pháp lý, tài chính, nhân lực, thương hiệu. Tới thời điểm này, CMC bao gồm 3 công ty thành viên hoạt động trong lĩnh vực ICT: Công ty Máy tính CMS, Công ty Tích hợp Hệ thống CMC, Công ty Giải pháp Phần mềm CMC. Năm 2007: Ngày 7- 2, Công ty TNHH Máy tính Truyền thông CMC chính thức chuyển đổi thành Tập đoàn CNTT mang tên Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC – CMC Corporation. CMC thành lập Công ty TNHH (một thành viên) Phân phối CMC (CMC Distribution), hoạt động kinh doanh tập trung vào mảng phân phối các sản phẩm, thiết bị công nghệ thông tin – viễn thông và là trung tâm bảo hành ủy quyền của các hãng công nghệ hàng đầu thế giới; Tham gia góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông CMC – CMC Telecom với tỷ lệ góp vốn là 71,4% vốn điều lệ của CMC Telecom. Định hướng chính của CMC Telecom là các dịch vụ Hạ tầng Internet, dịch vụ dữ liệu và dịch vụ giá trị gia tăng; Tham gia đầu tư thành lập Đại học Bắc Hà Tham gia đầu tư thành lập Ngân hàng Bảo Việt; Thành lập liên doanh với Systex (Đài Loan) trong lĩnh vực cung cấp thông tin tài chính; Đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và công nghệ cao tại khu CN Sài Đồng; góp vốn đầu tư thành lập Công ty Sản xuất Điện tử Công nghệ cao Hanel; Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Năm 2008: Tháng 1/2008, CMC Tham gia góp vốn với Segmenta – công ty dịch vụ SAP của Đan Mạch, để thành lập Công ty Cổ phần Liên doanh Segmenta – CMC với tỷ lệ góp vốn là 50% vốn Điều lệ của liên doanh, để cung ứng nguồn nhân lực tư vấn giải pháp ERP - SAP cho thị trường châu Âu; Tháng 5/2008, Thành lập Công ty Cổ phần An ninh An toàn thông tin CMC (CMC InfoSec) chuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực an ninh mạng và bảo mật thông tin. Tháng 9/2008, thành lập Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC (CMC TI) với đối tác là Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). 1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Trên nền tảng 3 chân kiềng chiến lược (công nghệ thông tin-viễn thông-kinh doanh điện tử) CMC Corp. là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, trong các lĩnh vực: cung cấp dịch vụ tích hợp hệ thống và giải pháp CNTT, sản xuất phần mềm, sản xuất máy tính thương hiệu Việt Nam, phân phối chuyên nghiệp các sản phẩm CNTT, cung cấp dịch vụ viễn thông và kinh doanh điện tử. Ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm : Tích hợp hệ thống, tư vấn đầu tư, cung cấp giải pháp tổng thể và dịch vụ hạ tầng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử viễn thông và truyền hình; Sản xuất phần mềm, cung cấp dịch vụ và giải pháp về phần mềm và nội dung; xuất bản phần mềm; dịch vụ xử lý dữ liệu và các hoạt động liên quan đến cở sở dữ liệu; gia công và xuất khẩu phần mềm; Sản xuất, lắp ráp, mua bán, bảo hành, bảo dưỡng và cho thuê các sản phẩm, dịch vụ, thiết bị phục vụ ngành công nghệ thông tin, điện tử, phát thanh truyền hình, thiết bị bưu chính viễn thông, thiết bị văn phòng; Dịch vụ huấn luyện và đào tạo trong lĩnh vực Công nghệ thông tin; Sản xuất, mua bán trang thiết bị y tế; Mua bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, thiết bị, vật tư phục vụ trong sản xuất, khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ; Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá; Kinh doanh, đầu tư, môi giới và quản lý bất động sản; Dịch vụ thuê và cho thuê nhà ở, văn phòng, nhà xưởng, kho bãi. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Khi cần thiết, Đại Hội đồng cổ đông công ty quyết định việc chuyển hay mở rộng các ngành nghề kinh doanh của Công ty phù hợp với quy định của pháp luật. 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 1.3.1. Mô hình tập đoàn Năm 2007 là năm đầu tiên CMC hoạt động theo mô hình công ty mới, chuyển từ các công ty trách nhiệm hữu hạn sang mô hình tập đoàn, có công ty mẹ (công ty tập đoàn) và các công ty thành viên. Các công ty thành viên có mô hình đa dạng: là công ty con, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên sở hữu 100% bởi công ty tập đoàn; là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên được chi phối bởi công ty tập đoàn (>51%) hay các công ty liên kết. Mô hình này được thiết lập với mục tiêu tập trung hóa quản trị trong các vấn đề chiến lược chung, phân bổ nguồn lực, quản trị thương hiệu, quản trị tài chính và đầu tư lớn; nhưng phân quyền rộng rãi cho các công ty thành viên được chủ động thực hiện các quyết định sản xuất, kinh doanh và dịch vụ và các quyết định quản trị công ty thành viên của mình trên cơ sở các nguyên tắc quản trị chung của tập đoàn; đảm bảo khả năng mở rộng nhanh của tập đoàn. Danh sách các công ty thành viên, liên doanh, liên kết STT Tên công ty Vốn điều lệ (Tỷ VNĐ) Tỷ lệ sở hữu Quyền biểu quyết 1 Công ty Tích hợp Hệ thống CMC 50 100% 100% 2 Công ty Giải pháp Phần mềm CMC 20 100% 100% 3 Công ty Máy tính CMS 50 100% 100% 4 Công ty Dịch vụ Viễn thông CMC 100 71.4% 71.4% 5 Công ty Phân phối CMC 50 100% 100% 6 Công ty An ninh An toàn Thông tin CMC 6 99% 99% 7 Công ty Liên doanh Segmenta – CMC 10 50% 50% 8 Công ty CP Hạ tầng Viễn thông CMC 20 49% 49% Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 1.3.2. Sơ đồ tổ chức quản lý 1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 1.3.3.1. Đại hội đồng cổ đông CMC Corp Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, có chức năng và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. 1.3.3.2. Ban kiểm soát Ban kiểm soát của công ty có từ ba đến năm thành viên; nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá bốn năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế, thực thi các quyền và nhiệm vụ theo quy định của luật pháp. Hội Đồng Quản Trị CMC Corp. Ban Điều Hành CMC Corp. Các Ban Chuyên Môn Đại Hội Đồng Cổ Đông Ban Kiểm Soát Đại diện CMC tại các công ty CP, LD HĐTV-Chủ tịch Cty thành viên Cty TNHH 1 thành viên & chi nhánhCông ty CP, LD và chi nhánh CMC Telecom CMC Systex Khu CNC Sài Đồng Ngân Hàng Bảo Việt CMC Infosec CMC Segmenta Đại Học Bắc Hà Toà nhà Tri thức CMC SI CMC Distribution CMC Soft CMS Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 1.3.3.3. Hội đồng quản trị CMC Corp Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. 1.3.3.4. Ban điều hành CMC Corp Chức năng chính của Ban điều hành là quản lý, chỉ đạo các hoạt động kinh doanh của tập đoàn, đồng thời đưa ra các chính sách, mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhân sự, sử dụng nguồn lực…nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. 1.3.3.5. Các ban chuyên môn Các ban chuyên môn của CMC Corp. gồm có: Ban Giám đốc, có các chức năng sau: - Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động hàng ngày khác của Công Ty. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Hội đồng cổ đông về việc thực hiện các quyền & nhiệm vụ được giao. - Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng Cổ đông, Hội đồng quản trị. Thực hiện kế hoạch kinh doanh & phương án đầu tư của Công Ty. - Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công Ty như bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề xuất cách chức các chức danh quản lý trong Công Ty, trừ các chức danh do Hội đồng Quản trị, Hội đồng cổ đông bổ nhiệm. Ngoài ra còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác & tuân thủ một số nghĩa vụ của người quản lý Công Ty theo Luật pháp quy định. Ban Tài chính Tổ chức tham mưu giúp Tổng giám đốc về công tác tài chính trong công ty, bao gồm: xây dựng chế độ, chính sách, kiểm tra trong lĩnh vực tài chính, tài sản và tổ chức quản lý kinh phí được giao. Ban Truyền thông Thực hiện chức năng tham mưu, giúp công ty thực hiện quản lý về: báo chí, quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính; phát thanh và truyền hình; bưu chính và chuyển phát. Ban Quan hệ cổ đông Tìm kiếm và quản lý thông tin cổ đông Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Thông báo cổ tức cho các cổ đông Tính toán số lượng cổ phiếu các cổ đông được mua cho mỗi đợt phát hành. Theo dõi các cuộc họp cổ đông, thống kê tỷ lệ bỏ phiếu. Ban Kế hoạch và đầu tư Đề xuất, xây dựng kế hoạch hàng tháng, quý, năm của công ty; Theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch và các nhiệm vụ do lãnh đạo công ty giao Tổng hợp thống kê,báo cáo hoạt động chung của công ty ; Đầu mối công tác phân cấp quy hoạch và thực hiện quy chế phối hợp với các công ty thành viên, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin cho các công ty con; Kiểm tra, tổng hợp các hồ sơ chuyên môn ( về thể thức pháp lý và nội dung chính ) do các phòng chuyên môn giải quyết trước khi trình lãnh đạo ; Thực hiện các công việc khác do lãnh đạo công ty giao Khối văn phòng Thực hiện các nghiệp vụ hành chính văn phòng, văn thư lưu trữ, quản lý cơ sở vật chất và các dịch vụ công cộng, phục vụ hội nghị, hội thảo ., phục vụ công tác nghiên cứu của công ty. Ban pháp chế Có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc thực hiện quản lý công ty bằng pháp luật theo quy định của Luật doanh nghiệp, bao gồm tổ chức thực hiện công tác: xây dựng điều lệ công ty; rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong công ty; hỗ trợ pháp lý cho công ty trong hoạt động kinh doanh. 3.3.6. Các Công ty Cổ phần, Liên doanh & chi nhánh a. CMC Telecom- Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông Thành lập ngày 21/11/2007 với số vốn đầu tư 100 tỷ đồng, sự ra đời của CMC Telecom đánh dấu một mốc quan trọng trong chiến lược phát triển của CMC Corp - Từ việc chỉ tập trung vào lĩnh vực công nghệ thông tin chuyển sang chiến lược đa dạng hóa kinh doanh, lấy công nghệ thông tin và viễn thông làm nền tảng với 71,4% vốn sở hữu. CMC Telecom đã nhanh chóng xin được giấy phép về dịch vụ Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Viễn thông: ICP, OSP, ISP và xây dựng được mối quan hệ hợp tác chiến lược với Công ty Viễn thông Điện lực EVN Telecom. Chức năng chính của CMC Telecom là cung cấp các dịch vụ Hạ tầng Internet, dịch vụ dữ liệu và dịch vụ giá trị gia tăng. Với những lợi thế của CMC về Công nghệ và sự linh hoạt cùng với cơ sở hạ tầng rộng khắp của EVN Telecom trên cả nước, CMC Telecom sẽ có một lợi thế cạnh tranh lớn với các doanh nghiệp cùng ngành. Dịch vụ thoại và giá trị gia tăng trên mobile phone là một định hướng quan trọng của CMC Telecom và các công ty thành viên. Đến năm 2010, CMC Telecom định hướng trở thành doanh nghiệp dịch vụ viễn thông lớp hai hàng đầu. b. CMC InfoSec- Công ty CP An ninh an toàn thông tin CMC Thành lập năm 2007, trong đó CMC sở hữu 99% vốn điều lệ. Với sản phẩm ban đầu là CMC Antivirus, CMC Infosec đặt mục tiêu đưa ra sản phẩm có chất lượng tương đương sản phẩm nước ngoài cùng ưu thế của sản phẩm Việt Nam và dịch vụ tại chỗ. CMC InfoSec đã đựợc tập đoàn CMC giao mục tiêu vào năm 2010 đạt 2 triệu USD doanh thu và 300.000 người sử dụng sản phẩm, quyết tâm trở thành công ty số 1 Việt nam về giải pháp An ninh an toàn thông tin cho doanh nghiệp và tổ chức, có các sản phẩm có thương hiệu quốc tế. c. CMC Systex Là công ty liên doanh với Đài Loan trong lĩnh vực cung cấp thông tin tài chính. Chức năng chính là cung cấp những thông tin tài chính về thị trường một cách chính xác và nhanh chóng, nhằm nắm bắt được cơ hội, cũng như biết được những thách thức trong kinh doanh, từ đó có chiến lược cụ thể cho hoạt động của tập đoàn. d. CMC Segmenta Được CMC Corp. tổ chức lễ ra mắt vào ngày 24/04/2008. Đây là liên doanh giữa CMC Corp. và Segmenta A/S, hãng cung cấp giải pháp ERP của SAP hàng đầu Đan Mạch, với tỷ lệ sở hữu 50/50. SE-CMC Corp. ra đời nhằm cung cấp dịch vụ tư vấn giải pháp ERP của SAP – hãng có thị phần ERP lớn nhất thế giới. Giải pháp này của SAP ngày càng được nhiều doanh nghiệp, tổ chức lớn trên thế giới tin tưởng lựa chọn. Trong khi đó, số [...]... CHƯƠNG II PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT NĂM 2007 - 2008 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ CMC Do công ty chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán nên các BCTC của công ty mẹ và các công ty con được tiến hành hợp nhất vào cuối mỗi năm tài chính Để biết cụ thể hoạt động sản xuất kinh doanh của cả Tập đoàn CMC trong bối cảnh kinh tế hai năm qua – năm 2007 và năm 2008 ta tiến hành phân tích hệ... phân tích bao gồm: Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, và Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty 2.1 Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh 2.1.1 Phân tích cấu trúc tài chính Phân tích cấu trúc tài chính sẽ giúp các nhà quản trị công ty nắm được tình hình phân bổ tài. .. tại các công ty thành viên đều được tổ chức độc lập, đều phải tiến hành mở sổ kế toán, thực hiện toàn bộ khối lượng công tác kế toán phần hành từ giai đoạn hạch toán ban đầu tới giai đoạn lập báo cáo kế toán Chỉ khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán các công ty thành viên mới phải gửi các báo cáo tài chính của công ty mình lên bộ phận kế toán tại công ty mẹ, tại đây sẽ thực hiện khâu tổng hợp số... nguồn tài trợ tài sản, biết được nguyên nhân cũng như các dấu hiệu ảnh hưởng đến cân bằng tài chính, nội dung phân tích bao gồm phân tích cơ cấu tài sản và phân tích cơ cấu nguồn vốn Để thấy được xu hướng của việc đầu tư tài sản và bổ sung nguồn vốn tại Tập đoàn CMC ta xem xét sự biến động của tài sản và nguồn vốn trong hai năm tài chính 2007 và 2008 thông qua Bảng cân đối kế toán hợp nhất, cụ thể: a Phân. .. BCTC hợp nhất của công ty, bằng việc vận dụng các phương pháp so sánh ngang và so sánh dọc lấy năm 2007 là kỳ gốc, kết hợp với phương pháp loại trừ đồng thời so sánh các chỉ tiêu tài chính của CMC với công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực – Công ty Cổ phần FPT hiện đang có thị phần về CNTT, điện tử, viễn thông lớn nhất Việt Nam, nhằm thấy rõ hơn tình hình kinh doanh cũng như vị thế của CMC Nội dung phân. .. chung của ngành CNTT mà của tất cả các ngành kinh doanh khác Cuối năm 2008, tỷ trọng TSDH/ tổng Tài sản của CMC là 20%, của công ty có quy mô lớn hớn- FPT là 24%, cho thấy sự phù hợp về tỷ trọng TSDH của công ty CMC Tuy nhiên để biết rõ hơn cơ cấu tài sản như vậy đã thực sự tốt hay chưa, ta phải kết hợp với phân tích cơ cấu nguồn vốn để tìm hiểu những nguồn tài trợ cho tài sản đó đã thực sự hợp lý... sự tăng mạnh của thị trường thông tin di động và viễn thông, nắm bắt được xu hướng đó, tháng 9/2008 CMC đã có sự đầu tư gián tiếp thông qua Công ty Cổ phần Viễn thông CMC đầu tư vào Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC Bên canh đó, Tập đoàn CMC còn tham gia liên doanh vào Dự án Hợp tác XD Hạ tầng kỹ thuật (dự án đang được triển khai) và góp vốn đầu tư vào Công ty liên doanh Segmanta CMC nhằm cung... Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất năm 2008) Trước tiên ta xét chỉ tiêu tài chính “Hệ số nợ”, chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ, cuối năm 2008 chỉ tiêu này của doanh nghiệp là 0,59 lần, tăng 0,28 lần so với đầu năm, doanh nghiệp vay nợ nhiều hơn để tài trợ cho tài sản của mình, điều này... luật Nhiệm vụ chính của kế toán trưởng tại Tập đoàn CMC là kế toán tổng hợp, tổng hợp số liệu đã được duyệt để lên sổ tổng hợp, giám sát và kiểm tra công tác hạch toán của các kế toán viên khác, tổng hợp giá thành, xác định kết quả kinh doanh, đồng thời phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ theo chế độ kế toán hiện hành Kế toán trưởng chịu trách nhiệm lập các Báo cáo tài chính hợp nhất Ngoài ra,... doanh của công ty được duy trì liên tuc đạt hiệu quả cao Chịu trách nhiệm điều hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán, thống kê của công ty; đồng thời hướng dẫn, cụ thể hoá kịp thời các chế độ, chính sách, quy định tài chính của Nhà nước và của Bộ Tài chính Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc và có trách nhiệm, quyền hạn theo quy định của pháp . quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC Chương II: Phân tích Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2007 – 2008 tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC. lời của vốn đầu tư… Nhận thức được vai trò quan trọng của phân tích Báo cáo tài chính, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC