Biểu 2.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (Trang 28 - 31)

ĐVT: 1000 đồng CHỈ TIÊU

31/12/2008 1/1/2008 CL giá trị

Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ lệ(%)

A. Nợ phải trả 988.095.422 59,21 303.497.130 31,30 684.598.292 225,57 27,92

I. Nợ ngắn hạn 915.962.388 54,89 302.806.584 31,23 613.155.804 202,49 23,67

II. Nợ dài hạn 72.133.034 4,32 690.546 0,07 71.442.488 10.345,80 4,25

B. Vốn chủ sở hữu 671.933.742 40,27 662.841.281 68,35 9.092.461 1,37 -28,08

I. Vốn chủ sở hữu 671.639.205 40,25 658.944.520 67,95 12.694.685 1,93 -27,70 II. Nguồn KP và các quỹ khác 294.537 0,02 3.896.761 0,40 -3.602.224 -92,44 -0,38 C. Lợi ích của cổ đông thiểu số 8.652.862 0,52 3.413.622 0,35 5.239.240 153,48 0,17

TỔNG 1.668.682.026 100 969.752.033 100 698.929.993 72,07 0

2.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty

Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp thể hiện khả năng chi trả các khoản cần phải thanh toán, các đối tượng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp luôn đặt ra câu hỏi: Liệu doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các món nợ tới hạn hay không? Mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh với khả năng chi trả ra sao? Tình hình thanh toán của doanh nghiệp như thế nào? Thực tế cho thấy một doanh nghiệp có hoạt động tài chính tốt và lành mạnh sẽ không phát sinh tình trạng dây dưa, nợ nần, chiếm dụng vốn lẫn nhau. Ngược lại, sẽ dẫn đến chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong đó có quản lý nợ không cao, thực trạng tài chính không mấy sáng sủa. Tuy nhiên trong từng thời kỳ, từng chu trình của quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp lại có những chính sách khác nhau trong vấn đề thanh toán và thu hồi nợ. Và cũng tuỳ từng lĩnh vực hoạt động của mình mà các doanh nghiệp có chính sách tài chính thích hợp. Đối với một tập đoàn về CNTT, viễn thông và thương mại điện tử thì những chính sách trong vấn đề thanh toán và thu hồi nợ ra sao, ta sẽ tiến hành phân tích cụ thể như sau:

2.2.1. Phân tích tình hình công nợ

Công nợ của doanh nghiệp bao gồm Nợ phải thu và Nợ phải trả. Phân tích tình hình công nợ sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được cơ cấu các khoản phải thu, phải trả theo đối tượng, theo thời gian. Từ đó xác định được số vốn bị chiếm dụng cũng như đi chiếm dụng và mức độ rủi ro của chúng.

Để phân tích tình hình công nợ trước tiên ta xét chỉ tiêu tài chính sau: Tỷ lệ khoản phải thu so

với các khoản phải trả =

∑Nợ phải thu

∑Nợ phải trả x 100

Chỉ tiêu này của Tập đoàn qua 2 năm tài chính 2007 và 2008 lần lượt là 149% và 62,48%, cho thấy năm 2007 doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn, bị trì hoãn việc trả nợ từ đối tượng khác, việc thu hồi nợ là chưa tốt. Nhưng sang năm 2008 tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả của công ty có sự chuyển dịch hoàn toàn, doanh nghiệp từ chỗ bị chiếm dụng vốn chuyển sang đi chiếm dụng vốn, đây cũng là xu hướng chung của các doanh nghiệp hiện nay, nhưng đồng thời nó cũng phản ánh việc trả nợ của doanh nghiệp chưa tốt, có thể ảnh hưởng đến uy tín của doanh

nghiệp. Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, việc vay vốn của doanh nghiệp chủ yếu là vay từ ngân hàng và tín dụng từ nhà cung cấp, song với uy tín, tiềm lực tài chính và mối quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng của công ty thì điều này không đáng lo ngại, nhưng công ty nên xem xét đến khoản lãi vay phải trả từ các nguồn vốn đó.

Đối với các khoản công nợ của công ty thì khoản phải thu khách hàng và khoản phải trả người bán luôn chiếm một tỷ trọng lớn, vì vậy để xem xét cụ thể hơn tình hình công nợ của công ty ta sẽ tiến hành phân tích các khoản mục này như sau:

2.2.1.1. Phân tích các tình hình thanh toán với khách hàng

Xét bảng số liệu:

Biểu 2.4: Phân tích tình hình thanh toán với khách hàng

STT CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch

Mức %

1. Doanh thu thuần (1000đ) 2.001.185.794 1.108.066.252 893.119.542 80,602 2. Số dư nợ PTKH bình quân (1000đ) 483.024.423 194.795.222 288.229.201 147,97 3. Số vòng quay nợ PTKH (vòng) (1÷2) 4,14 5,69 -1,55

4. Số ngày 1vòng quay nợ PTKH (ngày) 86,96 63,27 23,69

(Nguồn Bảng cân đối kế toán hợp nhất năm 2007, 2008)

Với kết quả tính toán ở bảng trên cho thây số dư nợ khoản phải thu khách hàng bình quân năm 2008 tăng trên 288 tỷ đồng, xấp xỉ tăng 148% so với năm 2007, bên cạnh đó doanh thu cũng tăng, nhưng tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn rất nhiều so với tốc độ tăng các khoản phải thu khách hàng, nguyên nhân có thể do công tác quản lý thu hồi nợ của doanh nghiệp chưa tốt, cũng có khi do chính sách tạm thời của doanh nghiệp tăng thời hạn nợ cho bạn hàng để kích thích tiêu thụ. Do đó số vòng quay nợ phải thu khách hàng năm 2008 đã giảm 1,55 vòng, chỉ còn 4,14 vòng/năm. Vì thế số ngày 1 vòng quay nợ phải thu khách hàng tăng lên (tăng 24 ngày/vòng), điều này rất bất lợi cho khả năng huy động vốn của công ty để tiếp tục một chu kỳ kinh doanh mới. Như vậy qua việc phân tích tình hình thanh toán với

khách hàng cho thấy việc thu nợ khách hàng của công ty chưa tốt, công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn, phải tìm nguồn vốn bổ sung bằng các khoản vay khác khiến bị phụ thuộc về tài chính, việc quản lý các khoản phải thu khách hàng cũng như công tác thu hồi nợ chưa thực sự có hiệu quả để có thể tiếp tục tái đầu tư cho quá trình kinh doanh của mình. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, vì vậy doanh nghiệp cần phải có các chính sách cũng như biện pháp thu hồi nợ tốt hơn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (Trang 28 - 31)