Phân tích hiệu quả sử dụng TSDH

Một phần của tài liệu Phân tích Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (Trang 41 - 43)

2. 1 Phân tích tình hình thanh toán với người bán

2.3.2.Phân tích hiệu quả sử dụng TSDH

Tài sản dài hạn của doanh nghiệp bao gồm TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và Tài sản dài hạn khác, có vai trò và vị trí khác nhau trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, chúng thường xuyên biến động về quy mô, kết cấu và tình trạng kỹ thuật. Do vậy phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn với mục đích để đầu tư tài sản dài hạn hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu qua bảng phân tích sau:

Biểu 2.11: Phân tích hiệu quả sử dụng Tài sản dài hạn

STT CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch

1. LNST (1000đ) 86.937.865 72.352.847 14.585.018 2. TSCĐ BQ (1000đ) 76.151.762 15.476.019 60.675.743 3. TSDH BQ (1000đ) 184.108.748 29.774.272 154.334.477 1 1- Hệ số nợ 08 - 1 1- Hệ số nợ 07

4. DTT HĐKD (1000đ) 2.001.185.794 1.108.066.252 893.119.542 5. Tỷ suất sinh lời của TSDH = (1÷3)*100% (%) 47,22 243 -195,78 6. Tỷ suất sinh lời của TSCĐ= (1÷2)*100% (%) 114,16 467,52 -353,35 7. Sức sản xuất của TSCĐ = (4÷2) lần 26,28 71,60 -45,32 8. Suất hao phí của TSCĐ =(2÷1) lần 0,88 0,21 0,67

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2007, 2008)

Căn cứ vào bảng trên cho thấy, năm 2008 Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn giảm mạnh, nếu năm 2007 chỉ tiêu này là 243% thì năm 2008 chỉ còn 47,22%, thấp hơn 1,8 lần so với doanh nghiệp cùng ngành – FPT. Chứng tỏ việc sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp thấp, làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Nguyên nhân là do năm 2008 một số tài sản dài hạn của công ty đang trong giai đoạn đầu tư và xây dựng, chưa mang lại lợi nhuận cho Tập đoàn, chăng hạn Toà nhà văn phòng công ty, Ngân hàng Bảo Việt.

Trong tài sản dài hạn thì tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò rất quan trọng, thể hiện năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn cần phân tích hiệu quả sử dụng Tài sản cố định thông qua các chỉ tiêu sau:

Trước tiên ta xem xét chỉ tiêu “Sức sản xuất của của tài sản cố định”, qua bảng phân tích cho thấy chỉ tiêu này giảm mạnh ở năm 2008, một đồng giá trị tài sản cố định đầu tư nếu như năm 2007 thu được 71,6 đồng doanh thu thuần thì năm 2008 chỉ thu được 26,28 đồng. Doanh thu thuần năm 2008 mặc dù tăng, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn có hiệu quả nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của tài sản cố định. Thực tế cho thấy, năm 2008 phần lớn tài sản cố định của doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư và xây dựng vì thế chưa mang lại doanh thu cho công ty ( Toà nhà tri thức, Trung tâm chăm sóc khách hàng

tại Sài Đồng, Nhà máy sản xuất máy tính CMS…), điều này cũng dẫn đến làm giảm khả năng sinh lời của tài sản cố định.

Tỷ suất sinh lời của tài sản cố định vì thế cũng có sự chênh lệch rất cao qua hai năm tài chính. Nếu doanh nghiệp đầu tư 1 đồng vào tài sản cố định thì năm 2007 sẽ thu được 4,68 đồng lợi nhuận sau thuế, còn năm 2008 chỉ thu được 1,14 đồng lợi nhuận sau thuế. Hiệu quả sử dụng TSCĐ đã giảm mạnh ở năm 2008. Qua bảng phân tích ta nhận thấy doanh thu thuần năm 2008 tăng 80,6% trong khi lợi nhuận sau thuế chỉ tăng có 20%, chứng tỏ chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lớn. Vì vậy cũng là nguyên nhân làm giảm khả năng sinh lời của tài sản cố định.

Khả năng sinh lời của tài sản cố định giảm dẫn đến suất hao phí của tài sản cố định tăng. Năm 2007 để tạo ra 1 đồng lợi nhuận sau thuế chỉ cần đầu tư 0,21 đồng tài sản cố định nhưng năm 2008 phải cần 0,88 đồng tài sản cố định đầu tư mới thu được 1 đồng lợi nhuận sau thuế.

Như vậy qua phân tích cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp là chưa cao.

Một phần của tài liệu Phân tích Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (Trang 41 - 43)