Phân tích tổng quát về hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (Trang 37 - 41)

2. 1 Phân tích tình hình thanh toán với người bán

2.3.1.Phân tích tổng quát về hiệu quả kinh doanh

Đối với các doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh không những là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay cùng với quá trình hội nhập của nền kinh tế, doanh nghiệp muốn tồn tại, muốn vươn lên thì trước hết kinh doanh phải mang lại hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh cũng chính là đòn bẩy giúp doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, có điều kiện để đầu tư cải tiến thiết bị máy móc, phương tiện hiện đại cho kinh doanh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và quy trình công nghệ mới cho vào sản xuất, đồng thời nâng cao đời sống cho người lao động, đóng góp nhiều hơn vào GDP chung của quốc gia. Phân tích tổng quát về hiệu quả kinh doanh sẽ cho ta cái nhìn ban đầu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong kỳ như thế nào.

Để phân tích tổng quát về hiệu quả kinh doanh năm 2007-2008 của Tập đoàn CMC ta xét nhóm các hệ số về khả năng sinh lời qua bảng sau:

Biểu 2.10: Phân tích tổng quát hiệu quả kinh doanh

ĐVT: 1000 đồng

1. Tài sản bình quân (1000đ) 1.319.217.029 684.567.410 634.649.619 2. VCSH bình quân (1000đ) 667.387.511 363.575.531 303.811.980 3. DTT kinh doanh (1000đ) 2.001.185.794 1.108.066.252 893.119.542 4. Lợi nhuận sau thuế (1000đ) 86.937.865 72.352.847 14.585.018 5. Số vòng quay của tài sản = (3÷1) 2,92 1,62 1,30

6. Tỷ suất sinh lời của TS (%) (ROA) = (4÷1) * 100% 7 11 -4 7. Tỷ suất sinh lời của DT (%) (ROS) = (4÷3) * 100% 4,3 6,5 -2,2 8. TS sinh lời của VCSH(%) (ROE) = (4÷2) * 100% 13 20 -7

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2007, 2008)

Dựa vào bảng số liệu trên ta nhận thấy số vòng quay của tài sản năm 2008 cao hơn 1,3 vòng so với năm 2007, so với FPT cao hơn 0,07 vòng, chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp vận động tốt, khả năng tạo ra sản phẩm hàng hoá nhiều hơn, đó là nhân tố góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Đồng nghĩa suất hao phí của tài sản so với doanh thu năm 2008 sẽ giảm so với năm 2007, doanh nghiệp chỉ cần đầu tư tài sản với giá trị ít hơn vẫn có thể tạo ra doanh thu bằng năm 2007. Đây là ưu điểm của doanh nghiệp vì vậy cần phát huy.

Chỉ tiêu “Tỷ suất sinh lời của tài sản” phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của tài sản năm 2008 thấp hơn năm trước 0,04 lần (4%), chứng tỏ hiệu quả sử dụng các tài sản của doanh nghiệp giảm. Tỷ trọng tăng tài sản bình quân năm 2008 lớn hơn rất nhiều so với tỷ trọng tăng của lợi nhuận sau thuế là nguyên nhân làm cho hệ số này giảm xuống, từ đó đánh giá được sức sản xuất của tài sản doanh nghiệp là thấp, không phát huy hết công suất của tài sản và việc quản lý phân bổ nguồn lực doanh nghiệp chưa hiệu quả. Tuy nhiên kết hợp với chỉ tiêu Số vòng quay của tài sản năm 2008 lại tăng so với năm 2007. Như vậy nguyên nhân chính dẫn đến khả năng sinh lời của tài sản thấp là do doanh nghiệp chưa tiết kiệm được chi phí.

Xét chỉ tiêu “Tỷ suất sinh lời của doanh thu” cho biết sau một kỳ hoạt động doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu thì trong đó có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Qua bảng phân tích ta thấy suất sinh lời của doanh thu qua 2 năm 2007 và 2008 đều lớn hơn 0, chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả. Tuy nhiên năm 2008 đã giảm so với năm 2007 (-33,85%) do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu (bằng 1/4

lần). Điều đó chứng tỏ chi phí của doanh nghiệp tăng mạnh. Xét trong điều kiện kinh tế đầy biến động như lạm phát tăng cao, tỷ giá ngoại tệ thay đổi…thì chi phí của doanh nghiệp tăng là điều không thể tránh khỏi, mặt khác so sánh chỉ tiêu này cùng kỳ năm 2008 với doanh nghiệp FPT (6,4%) thì sự chênh lệch không quá lớn. Như vậy khả năng sinh lời của doanh thu trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty vẫn được đảm bảo.

Một chỉ tiêu mà các chủ sở hữu và các nhà đầu tư đều quan tâm đó là khả năng sinh lời của Vốn chủ sở hữu, chỉ tiêu này cho biết bất cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì Tập đoàn thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này của năm 2007 là 20%, của năm 2008 là 13%. Cho thấy, ở 2 thời điểm thì suất sinh lời của vốn chủ sở hữu đều rất cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là tốt, đây là nhân tố góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp, đồng thời là nhân tố để các nhà quản trị phát hành thêm cổ phiếu huy động vốn. Song có sự giảm sút hiệu quả trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu, nguyên nhân là do đâu? Vận dụng mô hình tài chính Dupont ta sẽ tiến hành phân tích các nhân tố tác động đến sự giảm sút của suất sinh lời của vốn chủ sở hữu:

Suất sinh lời

của vốn chủ sở hữu =

Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân = LNST ∑Tài sản bình quân x ∑Tài sản bình quân VCSH bình quân = LNST ∑Tài sản bình quân x ∑Tài sản bình quân ∑TSBQ - NPT bình quân = LNST ∑TS bình quân x 1 1 - NPT bình quânTSBQ

ROE

Theo công thức trên cho thấy, ROE tỷ lệ thuận với ROA và Hệ số nợ.

Biểu 2.10: Các nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu

1. Tài sản bình quân (1000đ) 1.319.217.029 684.567.410 634.649.619 2. Nợ phải trả BQ (1000đ) 645.796.276 316.849.523 328.946.753 3. TS sinh lời của TS (%) (ROA) = (4÷1) * 100% 7 11 -4 4. TS sinh lời của VCSH(%)

(ROE) = (4÷2) * 100% 13 20 -7

5. Hệ số nợ = (2÷1) lần 0,49 0,46 0,03

Như đã phân tích ở trên, năm 2008 khả năng sinh lời của tài sản giảm làm cho ROE giảm một lượng là:

ΔROE = (ROA 08 – ROA 07) *

= -0,04 * = - 0,074 (-7,4%) = ROA x 1 1 – Hệ số nợ 1 1- Hệ số nợ 07 1 1- 0,46

Ảnh hưởng của chỉ tiêu Hệ số nợ đến chênh lệch ROE:

ΔROE = ROA 08 * ( )

= 0,07 * 0,11

= 0,0077 (+ 0,77%)

Như vậy trong hai nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch ROE thì ROA chính là nhân tố làm cho ROE giảm. Doanh nghiệp chưa tiết kiệm được chi phí, vì vậy cần phải có các chính sách kiểm soát chi phí cũng như tăng doanh thu để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Tóm lại, qua phân tích cho thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2008 đạt kết quả khả quan.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (Trang 37 - 41)