1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC

96 3,8K 25
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 9,17 MB

Nội dung

Luận văn : Phân tích Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Kinh tế ngày càng phát triển, sự đầu tư của nước ngoài ngày càng mạnh mẽ,các doanh nghiệp không ngừng cạnh tranh với mục tiêu thu được lợi nhuận caonhất Vì thế trong nền kinh tế hội nhập như ngày nay bất cứ một doanh nghiệp nàomuốn đứng vững trên thương trường thì phải đảm bảo kinh doanh có lãi Để đạtđược hiệu quả cao nhất trong kinh doanh các doanh nghiệp cần phải xác địnhphương hướng, mục tiêu trong đầu tư, các biện pháp sử dụng các nguồn lực sẵn cómột cách đúng đắn nhất Muốn làm được như vậy thì các doanh nghiệp cần nắmđược các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đếnhoạt động sản xuất kinh doanh Và điều này chỉ có thể thực hiện được thông quaphân tích tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở các báo cáo tài chính.

Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốnchủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳcủa doanh nghiệp Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng trong việc phân tích,nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng để ra cácquyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hay đầu tư vàodoanh nghiệp của chủ sở hữu của các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương laicủa doanh nghiệp.

Phân tích Báo cáo tài chính sẽ cung cấp không chỉ cho chủ doanh nghiệpbiết được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong kỳ như thế nào,từ đó xác định mục tiêu, phương hướng phát triển trong tương lai, mà nó còn cungcấp rất nhiều thông tin hữu ích đối với các đối tượng quan tâm đến doanh nghiệpnhư các nhà đầu tư, các chủ nợ, các tổ chức tài chính, tín dụng, các cơ quan quảnlý Nhà nước…Mỗi đối tượng đó lại có những mối quan tâm khác nhau đến tìnhhình tài chính doanh nghiệp, chẳng hạn, đối với chủ doanh nghiệp họ quan tâmtổng hợp đến tình hình tài chính, đến hiệu quả hoạt động của mình, còn đối vớicác nhà đầu tư mối quan tâm của họ thường hướng vào các yếu tố như khả năngthanh toán, mức sinh lời của vốn đầu tư… Nhận thức được vai trò quan trọng củaphân tích Báo cáo tài chính, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tập đoànCông nghệ CMC đã được tiếp xúc với các Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty

Trang 2

em quyết định chọn đề tài “Phân tích Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổphần Tập đoàn Công nghệ CMC” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:

Chương I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC

Chương II: Phân tích Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2007 – 2008 tại Côngty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC

Chương III: Một số ý kiến đóng góp nhằm cải thiện tình hình tài chính củaCông ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC.

Chuyên đề của em được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tìnhcủa giảng viên hướng dẫn TS Phạm Thị Thuỷ cùng các anh chị trong phòng kếtoán Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC.

Do thời gian nghiên cứu chưa nhiều và trình độ còn hạn chế nên Chuyên đềthực tập sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý vàchỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, của các anh chị kế toán và anh kế toántrưởng cũng như sự góp ý của các bạn để Chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phạm Thị Thủy, anh kế toán trưởng vàcác anh chị phòng kế toán Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC đã giúp đỡem hoàn thành chuyên đề này!

Trang 3

1 Giai đoạn khởi đầu: 1991 - 1993

Đđy lă giai đoạn đưa những kết quả nghiín cứu hăn lđm văo thực tiễn sảnxuất bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong câc lĩnh vực viễn thông, côngnghiệp, tự động hóa văn phòng

 Năm 1991, Thănh lập Trung tđm ADCOM thuộc Viện Công nghệ viĐiện tử, Viện Công nghệ Quốc gia với hai sâng lập viín lă Ông Hă Thế Minh văÔng Nguyễn Trung Chính

 Ngăy 26/05/1993, trín cơ sở của Trung tđm ADCOM, công ty TNHHHT&NT – tiền thđn của CMC được thănh lập, một công ty tin học nhỏ chỉ với 30cân bộ nhđn viín.

2 Năm năm phât triển lần thứ 1: 1993 - 1998

Lă thời kỳ xđy dựng vă phât triển 3 lĩnh vực Công nghệ thông tin chủ lực:Phần mềm, Tích hợp hệ thống, Sản xuất mây tính bằng câc sản phẩm vă dịch vụcó giâ trị gia tăng cao với đội ngũ chuyín nghiệp

 Năm 1995, Thănh lập Phòng Tích hợp hệ thống –Công ty CMC SI ngăy nay Năm 1996, Thănh lập Phòng Phât triển Phần mềm – Công ty Giải phâpPhần mềm CMC Soft ngăy nay.

Thănh lập Chi nhânh tại Tp Hồ Chí Minh, mang tín: Công ty TNHHThương mại – Dịch vụ Mây tính Truyền thông II.

3 Năm năm phât triển lần thứ 2: 1998 - 2003

Thời kỳ Phât triển về quy mô cũng như về chất lượng trong câc lĩnh vực chủlực, đưa CMC lín vị trí hăng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Trang 4

 Năm 1998, trên cơ sở Phòng Hệ thống và Phòng Phát triển Phần mềmCMC đã thành lập Trung tâm Tích hợp hệ thống CMC SI và Trung tâm Giải phápPhần mềm CMC Soft

 Năm 1999, CMC thành lập Công ty TNHH Thế Trung – Công ty Máytính CMS ngày nay

4 Năm năm phát triển lần thứ 3: 2003 - 2008

Tiếp tục phát triển các sản phẩm và dịch vụ chuyên nghiệp trong các lĩnhvực mới, hấp dẫn trong lĩnh vực CNTT; đầu tư mở rộng sang lĩnh vực viễn thôngvà eBusiness; tái cơ cấu tổ chức – tài chính, tạo tiền đề cho giai đoạn tăng tốc mới. Năm 2006, Tái cấu trúc tập đoàn, CMC đã trở thành một hệ thống cáccông ty thành viên liên kết chặt chẽ với nhau về mặt pháp lý, tài chính, nhân lực,thương hiệu Tới thời điểm này, CMC bao gồm 3 công ty thành viên hoạt độngtrong lĩnh vực ICT: Công ty Máy tính CMS, Công ty Tích hợp Hệ thống CMC,Công ty Giải pháp Phần mềm CMC.

 Năm 2007: Ngày 7- 2, Công ty TNHH Máy tính Truyền thông CMCchính thức chuyển đổi thành Tập đoàn CNTT mang tên Công ty Cổ phần Tậpđoàn Công nghệ CMC – CMC Corporation.

CMC thành lập Công ty TNHH (một thành viên) Phân phối CMC (CMCDistribution), hoạt động kinh doanh tập trung vào mảng phân phối các sản phẩm,thiết bị công nghệ thông tin – viễn thông và là trung tâm bảo hành ủy quyền củacác hãng công nghệ hàng đầu thế giới;

Tham gia góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông CMC –CMC Telecom với tỷ lệ góp vốn là 71,4% vốn điều lệ của CMC Telecom Địnhhướng chính của CMC Telecom là các dịch vụ Hạ tầng Internet, dịch vụ dữ liệu vàdịch vụ giá trị gia tăng;

Tham gia đầu tư thành lập Đại học Bắc Hà Tham gia đầu tư thành lập Ngân hàng Bảo Việt;

Thành lập liên doanh với Systex (Đài Loan) trong lĩnh vực cung cấp thôngtin tài chính;

Đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và công nghệ cao tại khu CN SàiĐồng; góp vốn đầu tư thành lập Công ty Sản xuất Điện tử Công nghệ cao Hanel;

Trang 5

 Năm 2008: Tháng 1/2008, CMC Tham gia góp vốn với Segmenta – côngty dịch vụ SAP của Đan Mạch, để thành lập Công ty Cổ phần Liên doanhSegmenta – CMC với tỷ lệ góp vốn là 50% vốn Điều lệ của liên doanh, để cungứng nguồn nhân lực tư vấn giải pháp ERP - SAP cho thị trường châu Âu;

Tháng 5/2008, Thành lập Công ty Cổ phần An ninh An toàn thông tin CMC(CMC InfoSec) chuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực an ninhmạng và bảo mật thông tin.

Tháng 9/2008, thành lập Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC (CMCTI) với đối tác là Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

Trên nền tảng 3 chân kiềng chiến lược (công nghệ thông tin-viễn thông-kinhdoanh điện tử) CMC Corp là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam,trong các lĩnh vực: cung cấp dịch vụ tích hợp hệ thống và giải pháp CNTT, sảnxuất phần mềm, sản xuất máy tính thương hiệu Việt Nam, phân phối chuyênnghiệp các sản phẩm CNTT, cung cấp dịch vụ viễn thông và kinh doanh điện tử.Ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm :

 Tích hợp hệ thống, tư vấn đầu tư, cung cấp giải pháp tổng thể và dịch vụhạ tầng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử viễn thông và truyền hình;

 Sản xuất phần mềm, cung cấp dịch vụ và giải pháp về phần mềm và nộidung; xuất bản phần mềm; dịch vụ xử lý dữ liệu và các hoạt động liên quan đến cởsở dữ liệu; gia công và xuất khẩu phần mềm;

 Sản xuất, lắp ráp, mua bán, bảo hành, bảo dưỡng và cho thuê các sảnphẩm, dịch vụ, thiết bị phục vụ ngành công nghệ thông tin, điện tử, phát thanhtruyền hình, thiết bị bưu chính viễn thông, thiết bị văn phòng;

 Dịch vụ huấn luyện và đào tạo trong lĩnh vực Công nghệ thông tin; Sản xuất, mua bán trang thiết bị y tế;

 Mua bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, thiết bị, vật tư phục vụ trongsản xuất, khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ;

 Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá;

 Kinh doanh, đầu tư, môi giới và quản lý bất động sản;

 Dịch vụ thuê và cho thuê nhà ở, văn phòng, nhà xưởng, kho bãi.

Trang 6

Khi cần thiết, Đại Hội đồng cổ đông công ty quyết định việc chuyển hay mởrộng các ngành nghề kinh doanh của Công ty phù hợp với quy định của pháp luật.

1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý1.3.1 Mô hình tập đoàn

Năm 2007 là năm đầu tiên CMC hoạt động theo mô hình công ty mới,chuyển từ các công ty trách nhiệm hữu hạn sang mô hình tập đoàn, có công ty mẹ(công ty tập đoàn) và các công ty thành viên Các công ty thành viên có mô hìnhđa dạng: là công ty con, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên sở hữu 100%bởi công ty tập đoàn; là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiềuthành viên được chi phối bởi công ty tập đoàn (>51%) hay các công ty liên kết.

Mô hình này được thiết lập với mục tiêu tập trung hóa quản trị trong các vấnđề chiến lược chung, phân bổ nguồn lực, quản trị thương hiệu, quản trị tài chínhvà đầu tư lớn; nhưng phân quyền rộng rãi cho các công ty thành viên được chủđộng thực hiện các quyết định sản xuất, kinh doanh và dịch vụ và các quyết địnhquản trị công ty thành viên của mình trên cơ sở các nguyên tắc quản trị chung củatập đoàn; đảm bảo khả năng mở rộng nhanh của tập đoàn

Danh sách các công ty thành viên, liên doanh, liên kết

Vốn điềulệ(Tỷ VNĐ)

Trang 7

1.3.3.2 Ban kiểm soát

Ban kiểm soát của công ty có từ ba đến năm thành viên; nhiệm kỳ của Bankiểm soát không quá bốn năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại vớisố nhiệm kỳ không hạn chế, thực thi các quyền và nhiệm vụ theo quy định của luậtpháp.

Hội Đồng Quản TrịCMC Corp.

Ban Điều HànhCMC Corp.

Các Ban Chuyên MônĐại Hội Đồng Cổ ĐôngBan Kiểm Soát

Đại diện CMC tại các

Cty TNHH 1 thành viên & chi nhánhCông ty CP, LD và chi nhánh

Trang 8

1.3.3.3 Hội đồng quản trị CMC Corp

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh côngty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩmquyền của Đại hội đồng cổ đông.

1.3.3.4 Ban điều hành CMC Corp

Chức năng chính của Ban điều hành là quản lý, chỉ đạo các hoạt động kinhdoanh của tập đoàn, đồng thời đưa ra các chính sách, mục tiêu, kế hoạch kinh doanh,nhân sự, sử dụng nguồn lực…nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

1.3.3.5 Các ban chuyên môn

Các ban chuyên môn của CMC Corp gồm có:

Ban Giám đốc, có các chức năng sau:

- Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt độnghàng ngày khác của Công Ty Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Hội đồngcổ đông về việc thực hiện các quyền & nhiệm vụ được giao.

- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng Cổ đông, Hội đồng quảntrị Thực hiện kế hoạch kinh doanh & phương án đầu tư của Công Ty.

- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công Tynhư bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề xuất cách chức các chức danh quản lý trong CôngTy, trừ các chức danh do Hội đồng Quản trị, Hội đồng cổ đông bổ nhiệm.

Ngoài ra còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác & tuân thủ một số nghĩa vụcủa người quản lý Công Ty theo Luật pháp quy định.

Ban Tài chính

Tổ chức tham mưu giúp Tổng giám đốc về công tác tài chính trong công ty,bao gồm: xây dựng chế độ, chính sách, kiểm tra trong lĩnh vực tài chính, tài sản vàtổ chức quản lý kinh phí được giao

Ban Truyền thông

Thực hiện chức năng tham mưu, giúp công ty thực hiện quản lý về: báo chí,quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính; phát thanh và truyền hình; bưuchính và chuyển phát.

Ban Quan hệ cổ đông

Tìm kiếm và quản lý thông tin cổ đông

Trang 9

Thông báo cổ tức cho các cổ đông

Tính toán số lượng cổ phiếu các cổ đông được mua cho mỗi đợt phát hành Theo dõi các cuộc họp cổ đông, thống kê tỷ lệ bỏ phiếu

Ban Kế hoạch và đầu tư

Đề xuất, xây dựng kế hoạch hàng tháng, quý, năm của công ty;

Theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch và các nhiệm vụ do lãnhđạo công ty giao

Tổng hợp thống kê,báo cáo hoạt động chung của công ty ;

Đầu mối công tác phân cấp quy hoạch và thực hiện quy chế phối hợp với cáccông ty thành viên, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công nghệthông tin cho các công ty con;

Kiểm tra, tổng hợp các hồ sơ chuyên môn ( về thể thức pháp lý và nội dungchính ) do các phòng chuyên môn giải quyết trước khi trình lãnh đạo ;

Thực hiện các công việc khác do lãnh đạo công ty giao

Khối văn phòng

Thực hiện các nghiệp vụ hành chính văn phòng, văn thư lưu trữ, quản lý cơsở vật chất và các dịch vụ công cộng, phục vụ hội nghị, hội thảo , phục vụ côngtác nghiên cứu của công ty.

Ban pháp chế

Có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc thực hiện quản lý công ty bằngpháp luật theo quy định của Luật doanh nghiệp, bao gồm tổ chức thực hiện côngtác: xây dựng điều lệ công ty; rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật;phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong công ty; hỗtrợ pháp lý cho công ty trong hoạt động kinh doanh.

3.3.6 Các Công ty Cổ phần, Liên doanh & chi nhánh

a. CMC Telecom- Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông

Thành lập ngày 21/11/2007 với số vốn đầu tư 100 tỷ đồng, sự ra đời củaCMC Telecom đánh dấu một mốc quan trọng trong chiến lược phát triển củaCMC Corp - Từ việc chỉ tập trung vào lĩnh vực công nghệ thông tin chuyển sangchiến lược đa dạng hóa kinh doanh, lấy công nghệ thông tin và viễn thông làm nềntảng với 71,4% vốn sở hữu CMC Telecom đã nhanh chóng xin được giấy phép về

Trang 10

dịch vụ Viễn thông: ICP, OSP, ISP và xây dựng được mối quan hệ hợp tác chiếnlược với Công ty Viễn thông Điện lực EVN Telecom

Chức năng chính của CMC Telecom là cung cấp các dịch vụ Hạ tầngInternet, dịch vụ dữ liệu và dịch vụ giá trị gia tăng Với những lợi thế của CMC vềCông nghệ và sự linh hoạt cùng với cơ sở hạ tầng rộng khắp của EVN Telecomtrên cả nước, CMC Telecom sẽ có một lợi thế cạnh tranh lớn với các doanh nghiệpcùng ngành Dịch vụ thoại và giá trị gia tăng trên mobile phone là một định hướngquan trọng của CMC Telecom và các công ty thành viên.

Đến năm 2010, CMC Telecom định hướng trở thành doanh nghiệp dịch vụviễn thông lớp hai hàng đầu.

b. CMC InfoSec- Công ty CP An ninh an toàn thông tin CMC

Thành lập năm 2007, trong đó CMC sở hữu 99% vốn điều lệ Với sản phẩmban đầu là CMC Antivirus, CMC Infosec đặt mục tiêu đưa ra sản phẩm có chấtlượng tương đương sản phẩm nước ngoài cùng ưu thế của sản phẩm Việt Nam vàdịch vụ tại chỗ CMC InfoSec đã đựợc tập đoàn CMC giao mục tiêu vào năm2010 đạt 2 triệu USD doanh thu và 300.000 người sử dụng sản phẩm, quyết tâmtrở thành công ty số 1 Việt nam về giải pháp An ninh an toàn thông tin cho doanhnghiệp và tổ chức, có các sản phẩm có thương hiệu quốc tế.

c. CMC Systex

Là công ty liên doanh với Đài Loan trong lĩnh vực cung cấp thông tin tàichính Chức năng chính là cung cấp những thông tin tài chính về thị trường mộtcách chính xác và nhanh chóng, nhằm nắm bắt được cơ hội, cũng như biết đượcnhững thách thức trong kinh doanh, từ đó có chiến lược cụ thể cho hoạt động củatập đoàn.

d. CMC Segmenta

Được CMC Corp tổ chức lễ ra mắt vào ngày 24/04/2008 Đây là liên doanhgiữa CMC Corp và Segmenta A/S, hãng cung cấp giải pháp ERP của SAP hàngđầu Đan Mạch, với tỷ lệ sở hữu 50/50.

SE-CMC Corp ra đời nhằm cung cấp dịch vụ tư vấn giải pháp ERP của SAP– hãng có thị phần ERP lớn nhất thế giới Giải pháp này của SAP ngày càng đượcnhiều doanh nghiệp, tổ chức lớn trên thế giới tin tưởng lựa chọn Trong khi đó, số

Trang 11

lượng chuyên gia Việt Nam giỏi trong lĩnh vực này còn rất hạn chế Bởi vậy, SE–CMC Corp sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn lực để tưvấn, triển khai giải pháp ERP tại Việt Nam và các thị trường nước ngoài

Việc thành lập Liên doanh này cũng không nằm ngoài mục tiêu hướng ra thịtrường nước ngoài của CMC Corp Bám sát chủ trương của Đảng và Nhà nước trongviệc phát triển nền kinh tế tri thức, SE–CMC Corp là một trong những doanh nghiệptiên phong trong lĩnh vực “xuất khẩu trí thức”, mở ra một cánh cửa mới để đội ngũnhân lực trẻ Việt Nam có cơ hội tiếp xúc, vượt qua các tiêu chí khắt khe của các thịtrường lớn trên thế giới và khẳng định vị trí trên trường quốc tế.

Tham gia vào Liên doanh, vai trò của CMC Corp là phát triển thị trường tạiViệt Nam, Châu Á và châu Mỹ, đồng thời quản lý mọi quy trình hoạt động của tổchức Phía Segmenta có trách nhiệm phát triển thị trường châu Âu, nhất là khuvực Bắc Âu, quản lý quy trình đào tạo chuyên viên tư vấn và triển khai giải pháp.Với sự hợp tác này, Liên doanh sẽ khai thác được tốt nhất thế mạnh của hai bên đểtạo ra một đơn vị tư vấn triển khai ERP mạnh, có nhiều cơ hội tiếp cận thị trườngrộng khắp trên thế giới.

e. Khu Công nghệ cao Sài Đồng

Là nơi xây dựng các dự án hạ tầng kỹ thuật và công nghệ cao phục vụ chocác công ty CMC Telecom, CMS, CMC- Systex

f. Đại học Bắc Hà

Được đầu tư thành lập vào năm 2007, với mục đích phục vụ cho chiến lượcđầu tư phát triển nguồn nhân lực có chất lượng và có các kỹ năng đặc thù chongành Điện tử, CNTT, Viễn thông nói chung và CMC nói riêng

g. Toà nhà tri thức

Đây là dự án với tổng diện tích gần 30.000 m2, đang được triển khai để hoànthành và đi vào sử dụng và khai thác trong năm 2009 Mục đích đầu tư cho dự ánnày là tạo điều kiện cho các công ty của tập đoàn có được cơ sở hạ tầng ổn định,được trang bị công nghệ tiên tiến nhằm mục đích cung cấp các dịch vụ chuyênnghiệp cho khách hàng như: dịch vụ công nghệ thông tin, call center, trung tâmdịch vụ dữ liệu, mặt bằng sản xuất phần cứng Toà nhà CMC sẽ là tòa nhà trungtâm của tập đoàn CMC cùng các công ty thành viên của mình.

Trang 12

h. Ngân hàng Bảo Việt

CMC tham gia đầu tư thành lập năm 2007, bên cạnh việc góp vốn CMC sẽđóng vai trò là đối tác chiến lược về công nghệ thông tin của ngân hàng, thông quaviệc hợp tác này, CMC sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ của mình tronglĩnh vực ngân hàng.

3.3.7 Các Công ty TNHH 1 thành viên & chi nhánha CMC SI- Công ty Tích hợp hệ thống

Ra đời vào năm 1999, với quy mô lớn nhất (về cả nhân lực và doanh số),CMC SI không chỉ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của Tậpđoàn CMC, CMC SI luôn đặt mục tiêu lợi ích khách hàng và thúc đẩy nền kinh tếquốc gia lên hàng đầu Trong các năm gần đây CMC SI đã liên tục nhận đượchuân chương Lao Động hạng 3 và bằng khen của Chủ Tịch nước cho những đónggóp xuất sắc trong sự phát triển của ngành CNTT.

CMC SI với vai trò cung cấp hàng loạt các sản phẩm - dịch vụ phong phú vàđa dạng: từ việc cung cấp các thiết bị CNTT công nghệ cao, tư vấn xây dựng giảipháp, đến cung cấp một giải pháp tổng thể cho một hệ thống thông tin điện tử,cung cấp các dịch vụ đào tạo và chuyển giao công nghệ tiên tiến trên thế giới Nhờđó, CMC SI đã trở thành đối tác tin cậy của các hãng công nghệ hàng đầu thế giớinhư HP, IBM, Cisco, Microsoft, Oracle

CMC SI đã triển khai thành công hàng ngàn dự án cho các thị trường Tàichính, Bảo hiểm, Giáo dục, các cơ quan Chính phủ với các giải pháp và dịch vụ đadạng.

Với phương châm “Chất lượng đảm bảo, giá thành hợp lý, uy tín lâu dài,phục vụ tận tâm”, CMC SI luôn phấn đấu giữ vững vị trí hàng đầu về tích hợp hệthống tại Việt Nam và vươn tầm khu vực.

b CMC Soft- Công ty Cổ phần Giải pháp Phần mềm CMC

CMC Soft được thành lập từ năm 1996, với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng.CMC Soft định hướng kinh doanh chủ yếu vào ngành Tài Chính, Bảo Hiểm, Giáodục, Quản lý nguồn lực Doanh nghiệp và Gia công phần mềm Những sản phẩmnhư CPC, eDocman, ilib, Smilib, IU cũng như các giải pháp và dịch vụ khác củaCMC Soft được đánh giá là có chất lượng cao, được đối tác công nghệ tin cậy và

Trang 13

nhận được các giải thưởng của các tổ chức, hiệp hội uy tín (giải thưởng Sao Khuê,IT Week, Huy chương vàng ICT Việt Nam…)

Tiêu chí hoạt động: Với sức sáng tạo không ngừng, CMC Soft cam kết sẽcung cấp những sản phẩm và dịch vụ CNTT có chất lượng tốt nhất, hữu ích nhấtcho xã hội, trực tiếp và gián tiếp xây dựng xã hội của chúng ta ngày càng giàumạn, trở thành công ty phần mềm có các sản phẩm dịch vụ chất lượng quốc tế vàcó khả năng cạnh tranh cao trong khu vực và thế giới

c CMC Distribution- Công ty phân phối CMC

Thành lập vào ngày 7/11/2007 tại Hà Nội, với số vốn điều lệ 50 tỷđồng.Công ty Phân phối CMC ra đời nhằm bổ sung thêm cho loại hình kinh doanhvà tăng sức mạnh cạnh tranh tổng thể của CMC Corp.

CMC Distribution là công ty phân phối chuyên nghiệp các sản phẩm tronglĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông (ICT), các sản phẩm hệ thống (system)như laptop, máy tính nguyên chiếc, máy in và kinh doanh dịch vụ - thành lập cáctrung tâm bảo hành ủy quyền cho các hãng công nghệ thông tin hàng đầu Công tyđược tập đoàn CMC đầu tư ứng dụng Hệ quản trị doanh nghiệp ERP trong toàn bộhoạt động quản lý, bố trí nhiều nhân sự quản trị cao cấp, dày dạn kinh nghiệm

CMC Distribution đặt mục tiêu đến năm 2010 sẽ trở thành nhà phân phốicác sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông hàng đầu tại Việt Nam với doanhthu 100 triệu USD, đóng góp 20% doanh thu trong lĩnh vực công nghệ thông tincủa Tập đoàn CMC.

d CMS- Công ty TNHH Máy tính CMS

CMS là thương hiệu duy nhất của ngành CNTT Việt Nam trong tổng số 30doanh nghiệp của cả nước, được lựa chọn là đối tác của chương trình Thương hiệuQuốc gia- chương trình duy nhất của Chính phủ Việt Nam tiến hành với mục đíchquảng bá hình ảnh quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm Bên cạnh đó, CMStrong nhiều năm đạt được nhiều giải thưởng uy tín: Huy chương vàng ICT ViệtNam, hàng Việt Nam chất lượng cao…CMS là công ty máy tính Việt Nam đầutiên vượt ngưỡng 200 nghìn chiếc máy tính

Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của CMS là sản xuất lắp ráp máy tính để bàn,máy tính xách tay và phân phối linh kiện

Trang 14

Mục tiêu đến năm 2010 của CMS là khẳng định và duy trì vị trí số 1 củathương hiệu máy tính CMS, chiếm 10% thị phần của thị trường máy tính xách tayViệt Nam Và trở thành TOP 3 nhà cung cấp máy tính xách tay tại Việt Nam vớithương hiệu CMS Sputnik, chuyên nghiệp hóa các lĩnh vực phân phối sản phẩm.

1.4 Đặc điểm tổ chức kế toán1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Bất kỳ một đơn vị kinh tế nào, có thể là doanh nghiệp, đơn vị hành chính sựnghiệp hay đơn vị quản lý ngân sách…đều cần sự quản lý điều hành bằng một hệthống các công cụ cần thiết, trong đó có hạch toán kế toán Kinh tế càng phát triểnthì thông tin kế toán càng trở nên quan trọng và cần thiết không chỉ đối với cácnhà quản lý mà còn đối với cả các nhà cung cấp, đầu tư, ngân hàng, Nhà nước…Việc tổ chức tốt bộ máy kế toán sẽ giúp cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chínhxác và kịp thời tình hình tài sản, nguồn vốn và sự biến động của chúng, cũng nhưtình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị Chính vì thế, bộ máy kế toán tại CMCCorp được tổ chức khá rõ ràng, khoa học phù hợp với đặc điểm kinh doanh củacông ty.

Bộ máy kế toán của CMC Corp được khái quát qua sơ đồ sau:

Kế toán trưởng

Kế toán thanh

Kế toán

vật tư

Kế toán thuế kiêm thủ quỹ

Kế toán công

Kế toán lương

Kế toán tài sản cố định

Kế toán

vốn bằng

Kế toán chi phí giá thành

Trang 15

Phòng kế toán của CMC Corp gồm 5 nhân viên, mỗi nhân viên đều phảithực hiện những nhiệm vụ chung của bộ máy kế toán trong quá trình hạch toántheo quy định của nhà nước, được phân công bố trí nhiệm vụ như sau:

Kế toán trưởng: là người đứng đầu phòng kế toán (trưởng phòng kế toán)

Chức năng của kế toán trưởng tại CMC Corp là tham mưu cho Tổng giámđốc trong công tác kế toán tài chính của công ty nhằm sử dụng đồng vốn hợp lýđúng mục đích, đúng chế độ của Nhà nước, đảm bảo cho quá trình kinh doanh củacông ty được duy trì liên tuc đạt hiệu quả cao Chịu trách nhiệm điều hành, hướngdẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán, thống kê của côngty; đồng thời hướng dẫn, cụ thể hoá kịp thời các chế độ, chính sách, quy định tàichính của Nhà nước và của Bộ Tài chính Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếpcủa Tổng giám đốc và có trách nhiệm, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ chính của kế toán trưởng tại Tập đoàn CMC là kế toán tổng hợp,tổng hợp số liệu đã được duyệt để lên sổ tổng hợp, giám sát và kiểm tra công táchạch toán của các kế toán viên khác, tổng hợp giá thành, xác định kết quả kinhdoanh, đồng thời phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ theo chế độ kế toán hiệnhành Kế toán trưởng chịu trách nhiệm lập các Báo cáo tài chính hợp nhất.

Ngoài ra, kế toán trưởng cũng là người kiêm kế toán TCSĐ và kế toán tiềnlương và các khoản trích theo lương: có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến độngTSCĐ qua sổ TSCĐ, tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Định kỳ, căn cứ vào bảng

Kế toán trưởng

Kế toán thanh

Kế toán

vật tư

Kế toán thuế kiêm thủ quỹ

Kế toán công

Kế toán lương

Kế toán tài sản cố định

Kế toán

vốn bằng

Kế toán chi phí giá thành

Trang 16

chấm công, kế toán trưởng tính ra lương phải trả cho từng bộ phận, lập bảng tổnghợp thanh toán tiền lương, BHXH, trích lập các khoản trích theo lương.

Kế toán thanh toán: Ngoài nhiệm vụ theo dõi chi tiết các khoản thanh toán

của công ty bằng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, kế toán thanh toán còn tiến hànhlàm các loại bảo lãnh dự thầu khi công ty trúng thầu trong trường hợp khách hàngyêu cầu Đồng thời theo dõi quá trình tăng, giảm của vốn bằng tiền.

Kế toán vật tư: có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động vật tư hàng ngày

tại các kho, lập báo cáo hàng tồn kho Bên cạnh đó còn có nhiệm vụ tính và phânbổ chi phí, giá thành sản phẩm.

Kế toán công nợ: Chịu trách nhiệm về các nghiệp vụ liên quan đến tình hình

biến động công nợ phải thu, phải trả.

Kế toán thuế kiêm thủ quỹ:có trách nhiệm giữ tiền, thu chi tiền mặt, lập

các báo cáo tồn quỹ tiền mặt, các khoản tạm ứng Định kỳ, dựa vào các phần hànhkế toán trên phần mềm, kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc, tiến hành lập Hóađơn GTGT đầu vào, Hoá đơn GTGT đầu ra.

Với quy mô kinh doanh lớn, cơ cấu kinh doanh phức tạp và địa bàn kinhdoanh rộng, hoạt động theo mô hình tập đoàn nên công tác kế toán tại CMC Corp.được tổ chức theo mô hình phân tán Kế toán tại công ty tập đoàn và kế toán tạicác công ty thành viên đều được tổ chức độc lập, đều phải tiến hành mở sổ kếtoán, thực hiện toàn bộ khối lượng công tác kế toán phần hành từ giai đoạn hạchtoán ban đầu tới giai đoạn lập báo cáo kế toán Chỉ khi lập Báo cáo tài chính hợpnhất, kế toán các công ty thành viên mới phải gửi các báo cáo tài chính của côngty mình lên bộ phận kế toán tại công ty mẹ, tại đây sẽ thực hiện khâu tổng hợp sốliệu báo cáo của cơ sở, lập các báo cáo tài chính hợp nhất cho các cơ quan tổ chứcquản lý, chịu trách nhiệm cuối cùng về toàn bộ hoạt động của đơn vị cơ sở trựcthuộc trước Nhà nước, các nhà phân phối, khách hàng, các bên đầu tư, cho vay.

1.4.2.Tổ chức hệ thống sổ kế toán

Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung trên máy vi tính, vàkhông mở các sổ Nhật ký đặc biệt Theo hình thức này thì tất cả các nghiệp vụkinh tế phát sinh sau khi được nhập vào máy tính, phần mềm kế toán sẽ tự độngkết xuất vào sổ Nhật ký chung theo thứ tự thời gian, sau đó số liệu từ Nhật ký

Trang 17

chung sẽ được chuyển vào các sổ cái có liên quan Mỗi một tài khoản tổng hợp sẽđược mở một sổ cái tương ứng để phản ánh và cung cấp thông tin về tình hìnhhiện có cũng như sự biến động của mỗi đối tượng kế toán cụ thể.Sơ đồ hạch toán trên Nhật ký chung:

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

CMC Corp sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting trong quá trình hạchtoán, Fast là phần mềm kế toán được sử dụng rất phổ biến, ở nhiều công ty kể cảcông ty có quy mô lớn- vừa và nhỏ CMC là khách hàng sử dụng Fast Accounting2004 từ năm 2004.

Chứng từ gốc

Nhật ký chung

Sổ cái

Sổ, Thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiếtPhần mềm

kế toán

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính

Trang 19

Nội dung phân tích bao gồm: Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình bảođảm vốn cho hoạt động kinh doanh, Phân tích tình hình công nợ và khả năngthanh toán, và Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty

2.1 Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình bảo đảm vốn cho hoạt độngkinh doanh

2.1.1 Phân tích cấu trúc tài chính

Phân tích cấu trúc tài chính sẽ giúp các nhà quản trị công ty nắm được tìnhhình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ tài sản, biết được nguyên nhân cũng nhưcác dấu hiệu ảnh hưởng đến cân bằng tài chính, nội dung phân tích bao gồm phântích cơ cấu tài sản và phân tích cơ cấu nguồn vốn Để thấy được xu hướng củaviệc đầu tư tài sản và bổ sung nguồn vốn tại Tập đoàn CMC ta xem xét sự biếnđộng của tài sản và nguồn vốn trong hai năm tài chính 2007 và 2008 thông quaBảng cân đối kế toán hợp nhất, cụ thể:

a Phân tích cơ cấu tài sản

Dựa vào bảng phân tích cơ cấu tài sản (Biểu 2.1) ta nhận thấy:

Trang 20

Thứ nhất, tổng tài sản (nguồn vốn) cuối năm 2008 đã tăng 72,07% so với đầunăm, tỷ lệ tăng cao do có sự tăng cả về tài sản ngắn hạn lẫn tài sản dài hạn, chothấy công ty đã và đang có sự mở rộng về quy mô cũng như thị phần kinh doanhrất mạnh mẽ, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển.

Thứ hai, tỷ trọng TSNH luôn lớn hơn rất nhiều so với tỷ trọng TSDH, tuynhiên đang có sự chuyển dịch cơ cấu, cụ thể, cuối năm 2008 tỷ trọng TSNH giảmxuống, tỷ trọng TSDH tăng lên so với đầu năm là 16,44% Có thể thấy đây là xuthế chung của ngành, phù hợp với đặc thù kinh doanh của công ty thông qua việcso sánh tỷ trọng TSNH và TSDH trong tổng tài sản của công ty với doanh nghiệpFPT qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 01:Cơ cấu tài sản năm 2008 của CMC

Biểu đồ 02:Cơ cấu tài sản năm 2008 của FPT

Sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến sự tăng,giảm của Tài sản ngắn hạn cũng như tài sản dài hạn trong tổng tài sản của công ty:- Về TSNH, tăng từ 935 tỷ đồng (đầu năm 2008) lên 1335 tỷ đồng (cuối năm2008), tăng 43% Để biết được TSNH tăng chủ yếu do đâu, ta tiến hành xem xéttừng khoản mục trong TSNH:

Khoản mục “Tiền và các khoản tương đương tiền” tăng cả về giá trị lẫn cơcấu Cuối năm 2008 tăng trên 84 tỷ đồng (tương đương 90,47%) so với đầu năm,về cơ cấu tăng 1,03%, là do lượng tiền mặt tại quỹ và TGNH đều tăng lên, trong

đó tăng chủ yếu là TGNH (nguồn: Thuyết minh BCTC hợp nhất 2008) Điều này

sẽ đảm bảo tốt hơn cho nhu cầu thanh toán tức thời của công ty, tỷ trọng tiền trongtổng tài sản là không đáng kể nên vẫn đảm bảo vốn không bị ứ đọng Bên cạnh đó,tiền của doanh nghiệp trong ngân hàng tăng là điều phù hợp với nhu cầu thanhtoán qua ngân hàng đang phát triển hiện nay.

Trang 21

Các khoản đầu tư TCNH giảm mạnh, cuối năm 2008 giảm trên 240 tỷ so vớiđầu năm, tương đương giảm 98,36%, trong khi quy mô tài sản tăng do đó bị giảmcả về cơ cấu (-24,97%) Đó là do có sự thay đổi trong chính sách đầu tư của doanhnghiệp Năm 2008 thay vì gửi tiền có kỳ hạn để thu lợi nhuận, công ty đã tập trungvào đầu tư cổ phiếu, bên cạnh đó việc cho vay các tổ chức bên ngoài cũng giảm

(đầu năm cho vay gần 140 tỷ đồng thì đến cuối năm chỉ còn 3 tỷ cho vay) (nguồn:Thuyết minh BCTC hợp nhất 2008) Mặc dù những năm gần đây thị trường chứng

khoán đã xuất hiện và phát triển ở Việt Nam nhưng năm 2008 lại là năm thịtrường chứng khoán giảm mạnh nên chính sách đầu tư vào cổ phiếu của công tychưa hẳn là một giải pháp tốt, tuy nhiên tỷ trọng trong tổng tài sản của các khoảnđầu tư TCNH nhỏ nên không đáng lo ngại.

Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm 2008 đã tăng so với đầu năm 36,53%do quy mô của doanh nghiệp tăng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSNH, dù vậynhững xét về cơ cấu thì cuối năm đã giảm 9,63% so với đầu năm Doanh nghiệp bịchiếm dụng vốn nhiều nhưng cũng đã có dấu hiệu khả quan trong việc thu hồivốn, công ty cần thúc đẩy hơn nữa công tác này giúp cho quá trình quay vòng vốnnhanh, tăng hiệu quả kinh doanh.

Hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng thứ 2 trong TSNH Cùng vớiviệc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì hàng tồn kho trong doanh nghiệpcuối năm 2008 cũng tăng lên 356 tỷ đồng so với đầu năm, tốc độ tăng rất nhanh(274,58%), về cơ cấu tăng 15,74% Tại thời điểm 31/12/2008 Hàng tồn kho/ tổngtài sản của công ty là 29,11% trong khi của FPT chỉ là 19,98% Đây là dấu hiệucủa việc ứ đọng hàng hoá, công tác tiêu thụ hàng của công ty chưa tốt, chính vìvậy chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho cũng tăng lên 1,5 lần.

TSNH khác cuối năm 2008 cũng có sự tăng lên cả về giá trị lẫn cơ cấunhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể, trong đó chủ yếu là do khoản mục VATđược khấu trừ tăng, điều này chứng tỏ giá trị đầu vào của sản xuất trong kỳ tăng,tình hình sản xuất kinh doanh của công ty khả quan.

Vậy qua phân tích có thể thấy TSNH tăng chủ yếu do khoản mục hàng tồnkho tăng Công ty cần có chính sách tiêu thụ hàng hóa tốt hơn để đảm bảo vốnkhông bị ứ đọng.

Trang 22

- Về TSDH, năm 2008 cuối năm so với đầu năm tăng từ 34 tỷ đồng lên 334tỷ đồng, tăng 866,91%, công ty đã có sự đầu tư lớn hơn vào TSDH , điều này sẽtạo ra đòn bẩy kinh tế cao, tạo động lực phát triển sản xuất kinh doanh, trong đótăng chủ yếu là TSCĐ và các khoản đầu tư tài chính dài hạn.

TSCĐ gồm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và chi phí xây dựng cơ bản dởdang Về giá trị cuối năm 2008 tăng 112 tỷ đồng (tăng 557,27%) so với đầu năm,về cơ cấu tăng 5,85% Trong đó TSCĐ hữu hình tăng chủ yếu do đầu tư xây dựngcơ bản tăng, TSCĐ vô hình tăng phần lớn do mua sắm mới về nhãn hiệu hàng hoá,phần mềm máy vi tính…, tạo vị thế cho sản phẩm của công ty trên thị trường Chiphí xây dựng cơ bản dở dang là khoản mục tăng nhiều nhất trong tài sản dài hạn,chiếm tỷ trọng lớn nhất là chí phí xây dựng toà nhà tri thức, bên cạnh đó công tyđang có các dự án xây dựng các trung tâm, dịch vụ chăm sóc khách hàng, trung

tâm dữ liệu cũng như nhà máy sản xuất máy tính…(nguồn Thuyết minh BCTChợp nhất 2008), các dự án này không những cho thấy được sự mở rộng quy mô

ngày càng lớn của công ty mà còn chứng tỏ công ty đã và đang có sự đầu tư vàocơ sở hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, từ đó nâng cao nănglực sản xuất kinh doanh Tuy vậy cũng cần tính đến sự cân đối giữa các loại tàisản.

Nếu như đầu năm 2008 các khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọngnhỏ nhất trong TSDH thì đến cuối năm khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong TSDH, chủ yếu do đầu tư dài hạn khác tăng Cũng như sự thay đổi về chínhsách đầu tư tài chính ngắn hạn, năm 2008 công ty đã có sự đầu tư vào công ty liênkết, liên doanh để mở rộng thị trường hoạt động cũng như lĩnh vực kinh doanh củamình Những năm qua có thể thấy thị trường viễn thông trong nước ngày càngphát triển do sự tăng mạnh của thị trường thông tin di động và viễn thông, nắm bắtđược xu hướng đó, tháng 9/2008 CMC đã có sự đầu tư gián tiếp thông qua Côngty Cổ phần Viễn thông CMC đầu tư vào Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thôngCMC Bên canh đó, Tập đoàn CMC còn tham gia liên doanh vào Dự án Hợp tácXD Hạ tầng kỹ thuật (dự án đang được triển khai) và góp vốn đầu tư vào Công tyliên doanh Segmanta CMC nhằm cung ứng nguồn nhân lực tư vấn quản trị doanhnghiệp SAP cho thị trường châu Âu Ngoài ra, trong xu hướng chung của nền kinh

Trang 23

tế năm 2008 về sự phát triển của hệ thống ngân hàng tài chính, CMC cũng có sựthay đổi lớn trong việc góp vốn vào Ngân hàng Bảo Việt, nhằm nâng cao hơn nữachất lượng dịch vụ của mình trong lĩnh vực ngân hàng Như vậy có thể thấy, năm2008 CMC đã có sự đầu tư tài chính khá mạnh mẽ, đây chính là cơ hội cần thiếtđể giúp doanh nghiệp sử dụng số vốn dôi thừa có hiệu quả, đồng thời, tạo chodoanh nghiệp có nhiều cơ hội để nắm bắt, học hỏi được kinh nghiệm và kiến thứcquản lý kinh tế tiên tiến, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như có điềukiện để ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh.

TSDH khác cũng tăng cùng với quy mô tăng tổng tài sản của doanh nghiệpmà chủ yếu do chi phí trả trước dài hạn tăng, song chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Khi hoạt động kinh doanh của công ty đã ổn định và phát triển bền vững thìviệc tăng quy mô TSDH là một điều tất yếu, đây không chỉ là xu hướng chung củangành CNTT mà của tất cả các ngành kinh doanh khác Cuối năm 2008, tỷ trọngTSDH/ tổng Tài sản của CMC là 20%, của công ty có quy mô lớn hớn- FPT là24%, cho thấy sự phù hợp về tỷ trọng TSDH của công ty CMC.

Tuy nhiên để biết rõ hơn cơ cấu tài sản như vậy đã thực sự tốt hay chưa, taphải kết hợp với phân tích cơ cấu nguồn vốn để tìm hiểu những nguồn tài trợ chotài sản đó đã thực sự hợp lý hay chưa.

b Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Một cơ cấu tài sản tốt thể hiện sự phân bổ hợp lý giữa tài sản ngắn hạn và tàisản dài hạn, tuy nhiên, nếu tài sản của doanh nghiệp được đầu tư mua sắm bằngnhững nguồn vốn chưa hợp lý thì nó cũng không thể mang lại kết quả kinh doanhtốt được Nếu tài sản được tài trợ bằng nguồn vốn vay và đi chiếm dụng thì hiệuquả và tính bền vững của tài sản đó là không chắc chắn Phân tích cơ cấu nguồnvốn sẽ cho ta biết được khả năng và mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệpnhư thế nào, mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và các khó khăn doanhnghiệp đã và đang gặp phải.

Trước hết ta đi tính hệ số tự tài trợ để đánh giá bước đầu về khả năng tự chủtài chính của công ty:

Hệ số tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữuNguồn vốn

Trang 24

Hệ số tài trợ cho biết mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp, đầunăm 2008 chỉ tiêu này là 0,68, cuối năm giảm còn 0,4 chứng tỏ khả năng tự chủcủa công ty có xu hướng giảm nhưng không quá thấp mà vẫn đảm bảo được tínhtự chủ trong tài chính.

Qua Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn (Biểu 2.2) có thể thấy cơ cấu Nợ vốncó sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng Nợ / Nguồn vốn So sánh với doanhnghiệp cùng ngành- FPT thì cơ cấu này trái ngược nhau Vậy phải chăng cơ cấuNợ vốn của CMC là bất hợp lý? Xét trong cách thức tổ chức hoạt động kinh doanhcủa CMC thì sự chuyển dịch này phù hợp với sự tăng trưởng của vốn lưu động.Như vậy nguồn vốn tăng chủ yếu là do tăng vốn vay tài trợ cho tài sản lưu động.Nhưng liệu việc vay nợ nhiều có còn đảm bảo an toàn cho tình hình tài chính củacông ty hay không, ta cần phải xem xét cụ thể về tỷ trọng của từng khoản mụctrong tổng nguồn vốn.

Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn cho thấy tốc độ tăng của Nợ phải trả là rấtnhanh (tăng 255,57%), trong khi đó tốc độ tăng vốn chủ sở hữu chỉ có 1,37%.Điều đó đồng nghĩa với khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệpgiảm mạnh, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với chủ nợ tăng lên, rủi ro tàichính cao.

Xem xét chỉ tiêu Nợ phải trả, chênh lệch cơ cấu ở thời điểm cuối năm so vớiđầu năm tăng 27,92%, chủ yếu do nợ ngắn hạn tăng Nợ dài hạn mặc dù có tốc độ

Biểu đồ 03: so sánh cơ cấu Nợ vốn giữa CMC và FPT

01/01/2008 31/12/2008

VCSHNPT

Trang 25

tăng rất cao ở thời điểm cuối năm 2008 (tăng 10345%) nhưng vẫn chiếm tỷ trọngnhỏ trong Nợ phải trả Nguồn vốn vay và nợ ngắn hạn là khoản mục chiếm tỷtrọng lớn nhất trong nợ ngắn hạn và quá cao, tăng chủ yếu do tăng vốn vay từ

ngân hàng và tín dụng từ nhà cung cấp (nguồn: BCĐKT hợp nhất, Thuyết minhBCTC hợp nhất năm 2008), nhằm bổ sung cho sự tăng trưởng của vốn lưu động

trong năm Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của công ty.Vốn chủ sở hữu tăng từ 662 tỷ đồng lên 671 tỷ chủ yếu là do lợi nhuậnđể lại trong năm Việc tăng vốn điều lệ trong năm chủ yếu là từ việc chia cổphiếu thường từ nguồn thặng dư vốn và chia cổ tức bằng cổ phiếu năm 2007,

có thể thấy quy mô vốn chủ sở hữu thay đổi không đáng kể ( nguồn: Thuyếtminh BCTC hợp nhất) Bên cạnh đó, lợi ích của cổ đông thiểu số cũng tăng,

chứng tỏ ngày càng có nhiều nhà đầu tư vào công ty hơn

2.1.2 Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh

Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải có tàisản, bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu vềtài sản (vốn) là một vấn đề chủ yếu để đảm bảo cho quá trình kinh doanh đượctiến hành liên tục và có hiệu quả Cũng giống như các loại hình doanh nghiệp khácthì nguồn vốn của công ty cũng được hình thành trước hết từ nguồn vốn của chủsở hữu, các quỹ có nguồn gốc từ lợi nhuận, lợi nhuận chưa phân phối…sau nữahình thành từ các nguồn vốn vay (vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn ở các ngânhàng, tổ chức tín dụng) Cuối cùng là nguồn vốn được hình thành do chiếm dụngtrong quá trình thanh toán (nợ nhà cung cấp, nợ người lao động, nợ ngân sách nhànước…)

Tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh được phân tích thông quanguồn hình thành tài sản:

Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn ngắn hạn = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn

Trang 26

Biểu 2.3: Phân tích vốn hoạt động thuần

Vốn hoạt động thuần đều lớn hơn 0 ở 2 năm 2007 và 2008 , cho thấy doanhnghiệp hoạt động bình thường, có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn,ngoài ra TSDH của doanh nghiệp được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồnvốn dài hạn Mặt khác, cũng có thể thấy doanh nghiệp dư thừa nguồn vốn dài hạn,đây là một dấu hiệu an toàn vì nó cho phép doanh nghiệp đương đầu được vớinhững rủi ro có thể xảy ra như việc phá sản của khách hàng lớn, việc cắt giảm tíndụng của các nhà cung cấp kể cả việc thua lỗ nhất thời…Tuy nhiên, để có kết luậnvề chính sách tài chính cần được đối chiếu với nhu cầu tài trợ phát sinh hoạt độngkinh doanh (nhu cầu tài trợ của chu kỳ sản xuất kinh doanh), đó là nhu cầu vốnhoạt động thuần.

Nhu cầu vốn

hoạt động thuần = Hàng tồn kho +

Các khoản phảithu ngắn hạn -

Các khoản phải trảngắn hạnNhu cầu vốn hoạt động thuần của doanh nghiệp qua 2 năm tài chính 2007 và2008 lần lượt là 551.553.158 (nghìn đồng), 187.108.738 (nghìn đồng), đều lớnhơn 0 và nhỏ hơn vốn hoạt động thuần, thể hiện sự cân đối giữa tài sản ngắn hạnvà nguồn vốn ngắn hạn hay cân đối giữa nguồn vốn dài hạn và tài sản dàihạn.Đồng thời phản ánh hoạt động sản xuất của doanh nghiệp diễn ra liên tục, thunhập đủ bù đắp cho những chi phí, tiêu hao tài sản ngắn hạn và dài hạn trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh Đây là một dấu hiệu tài chính lành mạnh và đảm bảocân đối giữa tài sản với nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp.

Trang 27

Biểu 2.1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản

ĐVT: 1000 đồng

CHỈ TIÊU

CL cơ cấu

(%)Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ lệ(%)

A TÀI SẢN NGẮN HẠN 1.334.977.184 80,00 935.239.379 96,44 399.737.805 42,74 -16,44I Tiền và các khoản TĐ tiền 177.375.397 10,63 93.125.905 9,60 84.249.492 90,47 1,03II Các khoản ĐTTC ngắn hạn 4.007.700 0,24 244.500.000 25,21 240.492.300- -98,36 -24,97III Các khoản phải thu ngắn hạn 617.363.265 37,00 452.171.605 46,63 165.191.660 36,53 -9,63IV Hàng tồn kho 485.707.861 29,11 129.668.137 13,37 356.039.724 274,58 15,74V Tài sản ngắn hạn khác 50.522.961 3,03 15.773.732 1,63 34.749.229 220,30 1,40B TÀI SẢN DÀI HẠN 333.704.842 20,00 34.512.653 3,56 299.192.189 866,91 16,44I Tài sản cố định 132.191.228 7,92 20.112.295 2,07 112.078.933 557,27 5,85II Các khoản ĐTTC dài hạn 173.941.206 10,42 2.877.044 0,30 171.064.162 5.945,83 10,13III Tài sản dài hạn khác 27.572.408 1,65 11.523.314 1,19 16.049.094 139,27 0,46

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán hợp nhất năm 2008)

Trang 28

Biểu 2.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn

ĐVT: 1000 đồng CHỈ TIÊU

cơ cấu(%)Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ lệ(%)

A Nợ phải trả 988.095.422 59,21 303.497.130 31,30 684.598.292 225,57 27,92I Nợ ngắn hạn 915.962.388 54,89 302.806.584 31,23 613.155.804 202,49 23,67

B Vốn chủ sở hữu 671.933.742 40,27 662.841.281 68,35 9.092.461 1,37 -28,08I Vốn chủ sở hữu 671.639.205 40,25 658.944.520 67,95 12.694.685 1,93 -27,70II Nguồn KP và các quỹ khác 294.537 0,02 3.896.761 0,40 -3.602.224 -92,44 -0,38C Lợi ích của cổ đông thiểu số 8.652.862 0,52 3.413.622 0,35 5.239.240 153,48 0,17

(Nguồn Bảng cân đối kế toán hợp nhất năm 2008)

Trang 29

2.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty

Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp thể hiện khả năng chi trả các khoản cần phảithanh toán, các đối tượng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp luôn đặt ra câu hỏi:Liệu doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các món nợ tới hạn hay không? Mốiquan hệ giữa kết quả kinh doanh với khả năng chi trả ra sao? Tình hình thanh toáncủa doanh nghiệp như thế nào? Thực tế cho thấy một doanh nghiệp có hoạt độngtài chính tốt và lành mạnh sẽ không phát sinh tình trạng dây dưa, nợ nần, chiếmdụng vốn lẫn nhau Ngược lại, sẽ dẫn đến chất lượng hoạt động tài chính củadoanh nghiệp trong đó có quản lý nợ không cao, thực trạng tài chính không mấysáng sủa Tuy nhiên trong từng thời kỳ, từng chu trình của quá trình sản xuất kinhdoanh mà doanh nghiệp lại có những chính sách khác nhau trong vấn đề thanhtoán và thu hồi nợ Và cũng tuỳ từng lĩnh vực hoạt động của mình mà các doanhnghiệp có chính sách tài chính thích hợp Đối với một tập đoàn về CNTT, viễnthông và thương mại điện tử thì những chính sách trong vấn đề thanh toán và thuhồi nợ ra sao, ta sẽ tiến hành phân tích cụ thể như sau:

2.2.1 Phân tích tình hình công nợ

Công nợ của doanh nghiệp bao gồm Nợ phải thu và Nợ phải trả Phân tíchtình hình công nợ sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được cơ cấu các khoản phải thu,phải trả theo đối tượng, theo thời gian Từ đó xác định được số vốn bị chiếm dụngcũng như đi chiếm dụng và mức độ rủi ro của chúng.

Để phân tích tình hình công nợ trước tiên ta xét chỉ tiêu tài chính sau:Tỷ lệ khoản phải thu so

với các khoản phải trả =

Nợ phải thu

Nợ phải trả x 100

Chỉ tiêu này của Tập đoàn qua 2 năm tài chính 2007 và 2008 lần lượt là149% và 62,48%, cho thấy năm 2007 doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn, bị trìhoãn việc trả nợ từ đối tượng khác, việc thu hồi nợ là chưa tốt Nhưng sang năm2008 tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả của công ty có sự chuyển dịchhoàn toàn, doanh nghiệp từ chỗ bị chiếm dụng vốn chuyển sang đi chiếm dụngvốn, đây cũng là xu hướng chung của các doanh nghiệp hiện nay, nhưng đồng thờinó cũng phản ánh việc trả nợ của doanh nghiệp chưa tốt, có thể ảnh hưởng đến uy

Trang 30

tín của doanh nghiệp Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, việc vay vốn của doanhnghiệp chủ yếu là vay từ ngân hàng và tín dụng từ nhà cung cấp, song với uy tín,tiềm lực tài chính và mối quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng của công ty thì điềunày không đáng lo ngại, nhưng công ty nên xem xét đến khoản lãi vay phải trả từcác nguồn vốn đó.

Đối với các khoản công nợ của công ty thì khoản phải thu khách hàng vàkhoản phải trả người bán luôn chiếm một tỷ trọng lớn, vì vậy để xem xét cụ thểhơn tình hình công nợ của công ty ta sẽ tiến hành phân tích các khoản mục nàynhư sau:

2.2.1.1 Phân tích các tình hình thanh toán với khách hàng

Xét bảng số liệu:

Biểu 2.4: Phân tích tình hình thanh toán với khách hàng

1 Doanh thu thuần (1000đ) 2.001.185.794 1.108.066.252 893.119.542 80,6022 Số dư nợ PTKH bình quân (1000đ) 483.024.423 194.795.222 288.229.201 147,973 Số vòng quay nợ PTKH (vòng) (1÷2) 4,14 5,69 -1,55

4 Số ngày 1vòng quaynợ PTKH (ngày) 86,96 63,27 23,69

(Nguồn Bảng cân đối kế toán hợp nhất năm 2007, 2008)

Với kết quả tính toán ở bảng trên cho thây số dư nợ khoản phải thu kháchhàng bình quân năm 2008 tăng trên 288 tỷ đồng, xấp xỉ tăng 148% so với năm2007, bên cạnh đó doanh thu cũng tăng, nhưng tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơnrất nhiều so với tốc độ tăng các khoản phải thu khách hàng, nguyên nhân có thể docông tác quản lý thu hồi nợ của doanh nghiệp chưa tốt, cũng có khi do chính sáchtạm thời của doanh nghiệp tăng thời hạn nợ cho bạn hàng để kích thích tiêu thụ.Do đó số vòng quay nợ phải thu khách hàng năm 2008 đã giảm 1,55 vòng, chỉ còn4,14 vòng/năm Vì thế số ngày 1 vòng quay nợ phải thu khách hàng tăng lên (tăng

Trang 31

24 ngày/vòng), điều này rất bất lợi cho khả năng huy động vốn của công ty để tiếptục một chu kỳ kinh doanh mới Như vậy qua việc phân tích tình hình thanh toánvới khách hàng cho thấy việc thu nợ khách hàng của công ty chưa tốt, công tyđang bị khách hàng chiếm dụng vốn, phải tìm nguồn vốn bổ sung bằng các khoảnvay khác khiến bị phụ thuộc về tài chính, việc quản lý các khoản phải thu kháchhàng cũng như công tác thu hồi nợ chưa thực sự có hiệu quả để có thể tiếp tục táiđầu tư cho quá trình kinh doanh của mình Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến giảmhiệu quả sản xuất kinh doanh, vì vậy doanh nghiệp cần phải có các chính sáchcũng như biện pháp thu hồi nợ tốt hơn.

2 2.1.2 Phân tích tình hình thanh toán với người bán

Việc phân tích tình hình thanh toán với người bán được thực hiện qua bảng sau:

Biểu 2.5: Phân tích tình hình thanh toán với người bán

ĐVT: 1000 đồng

STT CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2007 MứcChênh lệch%1 GVHB (1000đ) 1.682.440.560 917.976.750 764.463.810 83,282 Số dư nợ PTNB bình quân (1000đ) 162.279.334 85.261.896 77.017.438 90,333 Số vòng quay nợ

4 Số ngày 1vòng quayNPTNB(ngày)

Trang 32

Song phải thấy một điều là ngày càng có sự mất cân đối giữa số ngày mộtvòng quay nợ phải thu khách hàng và số ngày một vòng quay nợ phải trả ngườibán: số ngày một vòng quay nợ phải thu khách hàng nhiều hơn số ngày một vòngquay nợ phải trả người bán năm 2008 là 52,24 ngày/vòng, trong khi năm 2007 chỉlà 29,83 ngày/vòng Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều hơn đi chiếmdụng vốn từ nhà cung cấp, vì vậy cần phải có sự điều chỉnh cho hợp lý.

Để thấy rõ hơn tình hình công nợ của doanh nghiệp năm 2008 là tốt hay xấu,ta tiến hành so sánh các chỉ tiêu về công nợ với công ty FPT qua bảng số liệu sau:

Biểu 2.6: So sánh tình hình công nợ năm 2008 giữa CMC và FPT

1 Tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả (%) 62,48 63 -0,522 Số vòng quay NPT khách hàng (vòng) 4,3 10,77 -6,473 Số ngày 1vòng quay

4 Số vòng quay NPT người bán (vòng) 10,37 12,66 -2,295 Số ngày 1vòng quay

Trang 33

không đáng kể, FPT lại là một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn rất nhiều nên chỉtiêu này vẫn đảm bảo phù hợp với ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh.

2.2.2 Phân tích khả năng thanh toán của công ty

Để phân tích khả năng thanh toán của công ty trước tiên ta đánh giá kháiquát khả năng thanh toán qua chỉ tiêu tài chính sau:

Hệ số khả năng

thanh toán tổng quát =

Tổng tài sản Nợ phải trả

Chỉ tiêu này ở thời điểm đầu năm 2008 là 3,19, cuối năm là 1,69 đều lớn hơn 1,cho thấy với toàn bộ giá trị tài sản thuần hiện có doanh nghiệp đủ khả năng thanhtoán các khoản nợ, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường

2.2.2.1 Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Năng lực duy trì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là yếutố quan trọng đối với tất cả những người sử dụng Báo cáo tài chính khi phân tíchđể đưa ra quyết định kinh doanh Để phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tacó bảng phân tích sau:

Biểu 2.7: Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

ĐVT: 1000đ

1 Tiền và các khoản TĐT 177.375.397 93.125.905 84.249.4922 ĐTTC ngắn hạn 4.007.700 244.500.000 240.492.300-3 Phải thu ngắn hạn 617.363.265 452.171.605 165.191.6604 Tổng Tài sản ngắn hạn 1.334.977.184 935.239.379 399.737.8055 Tổng Nợ ngắn hạn 915.962.388 302.806.584 613.155.8046 Thời gian 1vòng quay nợ PTKH 83,81 60,01 23,807 Thời gian 1vòng quaynợ PTNB 34,72 33,44 1,28

9 Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (1+2+3)÷5 0,87 2,61 -1,74

Trang 34

10 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = 4÷5 1,46 3,09 -1,6311 Vốn hoạt động thuần = 4-5 (1000đ) 419.014.795 632.432.794 213.417.999-12 Độ dài chu kỳ kinh doanh

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán hợp nhất năm 2008)

Qua bảng phân tích ta thấy, nếu như đầu năm 2008 khả năng thanh toánnhanh của doanh là khá cao (2,61 lần) thì đến cuối năm chỉ tiêu này đã giảm 1,74lần còn 0,87 lần, ở mức bình thường Đó là do có sự giảm mạnh của các khoản

đầu tư tài chính ngắn hạn (giảm 98,36%) (nguồn: Bảng phân tích cơ cấu tài sản biểu 2.1 trang 26) Điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chính

-của doanh nghiệp, tuy nhiên với mức an toàn -của hệ số này nằm trogn khoảng từ0,5 ÷ 1 thì cả 2 năm khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp vẫn được đảmbảo, vì thế uy tín cũng như chất lượng tài chính của doanh nghiệp mặc dù bị ảnhhưởng nhưng vẫn ở mức an toàn

Cuối năm 2008 hệ số thanh toán nợ ngắn hạn đã giảm 1,63 lần so với đầunăm, tốc độ giảm mạnh, nếu như đầu năm chỉ tiêu này là 3,09 lần thì cuối năm chỉcòn 1,46 lần Mặc dù tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp vẫn đủ đáp ứng các khoảnnợ hiện tại nhưng hệ số này vẫn ở mức thấp, thông thường giá trị tài sản phải đảmbảo không chỉ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà còn phải duy trì được mộtlượng tài sản ngắn hạn nhất định, mức độ tài chính của doanh nghiệp không cao.Như đã phân tích ở cơ cấu nguồn vốn, do doanh nghiệp vay nợ quá nhiều, tốc độtăng của nợ ngắn hạn lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn đãlàm giảm khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến chất lượng tài chính của doanhnghiệp

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn còn được phân tích qua các chỉ tiêu sau:- Thứ nhất là Vốn hoạt động thuần: muốn hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp diễn ra một cách liên tục, cần thiết phải duy trì một mức vốn hoạt độngthuần ngắn hạn phù hợp để thoả mãn các khoản nợ ngắn hạn Vốn hoạt động thuần

Trang 35

của doanh nghiệp đầu năm và cuối năm 2008 đều đảm bảo được điều này, tuynhiên cuối năm đã giảm 33,75% so với đầu năm, điều này cũng gây ảnh hưởngđến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Thứ hai là Độ dài chu kỳ kinh doanh: Theo tính toán độ dài chu kỳ kinhdoanh của công ty trong năm 2007 là 71,89 ngày và năm 2008 là 118,04 ngày Độdài chu kỳ kinh doanh cho biết quãng thời gian cần thiết từ lúc chi tiền cho hoạtđộng kinh doanh đến khi chuyển đổi hết các tài sản đó thành tiền, năm 2008 côngty có chu kỳ kinh doanh khá dài so với doanh nghiệp cùng ngành FPT (40,59ngày), sự chuyển đổi hình thái tài sản chậm khiến cho khả năng thanh toán kém.Mặt khác, độ dài chu kỳ kinh doanh của công ty ngày càng dài một phần cho thấyhiệu quả kinh doanh sụt giảm, và còn khiến cho khả năng thanh toán giảm đi, đólà một trong những điều mà các nhà quản trị doanh nghiệp cần lưu ý trong điềuhành sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp mình.

2.2.2.2 Phân tích khả năng thanh toán dài hạn

Để phân tích khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp ta lập bảng sốliệu sau:

Biểu 2.8: Phân tích khả năng thanh toán dài hạn

1 Tổng Nợ phải trả 988.095.422 303.497.130 684.598.2922 Tổng Tài sản 1.668.682.026 969.752.032 698.929.994

4 Chi phí lãi vay 22.137.296 17.646.749 4.490.547

6 Hệ số chi trả lãi vay = (3+4)÷4 6,02 6,10 -0,08

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo kết quả kinh doanhhợp nhất, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất năm 2008)

Trước tiên ta xét chỉ tiêu tài chính “Hệ số nợ”, chỉ tiêu này phản ánh mức độtài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ, cuối năm 2008 chỉ tiêu nàycủa doanh nghiệp là 0,59 lần, tăng 0,28 lần so với đầu năm, doanh nghiệp vay nợ

Trang 36

nhiều hơn để tài trợ cho tài sản của mình, điều này làm cho mức độ phụ thuộc củadoanh nghiệp vào chủ nợ ngày càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính ngàycàng giảm, doanh nghiệp sẽ chịu sự kiểm soát của các đối tượng quan tâm tớidoanh nghiệp nhiều hơn Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ càng có ít cơ hội và khảnăng để tiếp nhận các khoản vay do các nhà đầu tư tín dụng không mấy mặn màvới các doanh nghiệp có hệ số nợ cao Hệ số nợ tăng cũng gây ảnh hưởng về hoàntrả lãi và gốc vay đúng hạn, vì thế làm giảm khả năng thanh toán dài hạn củadoanh nghiệp Song hệ số nợ tăng lại là nhân tố làm tăng khả năng sinh lời củavốn chủ sở hữu Vậy với hệ số nợ như hiện tại liệu có ảnh hưởng nhiều đến khảnăng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp hay không? Ta tiến hành xem xét Hệsố chi trả lãi vay của doanh nghiệp để biết được lợi nhuận mà doanh nghiệp thuđược trước khi đóng thuế và lãi vay có đủ để trả lãi vay hay không.

Qua bảng phân tích cho thấy hệ số này giảm nhẹ ở thời điểm cuối năm,nhưng đều ở mức rất cao (đều > 1), chứng tỏ doanh nghiệp thừa khả năng bù đắplãi vay và đóng thuế cho ngân sách cũng như để lại tích luỹ hay chia cho các thànhviên Như vậy, khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp ở mức an toàn.

So sánh các chỉ tiêu về khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp vớicông ty FPT vào cùng thời điểm 31/12/2008 để thấy rõ hơn khả năng thanh toándài hạn của doanh nghiệp liệu đã tốt hay chưa, ta xét bảng sau:

Biểu 2.9: So sánh khả năng thanh toán dài hạn giữa CMC và FPT

1 Tổng nợ phải trả(1000đ) 988.095.422 3.165.352.229 -21772568072 Tổng tài sản(1000đ) 1.668.682.026 6.124.834.157 -44561521313 LNTT(1000đ) 111.238.221 1.240.085.370 -11288471494 Chi phí lãi vay

Trang 37

6 Hệ số chi trả lãi vay

(Nguồn: BCĐKT hợp nhất, BCKQKD hợp nhất năm 2008 của CMC và FPT)

Bảng số liệu trên cho thấy hệ số nợ của doanh nghiệp chênh lệch so với FPTkhông đáng kể, nhưng khả năng chi trả lãi vay thấp hơn rất nhiều, song như đãphân tích ở trên thì chỉ tiêu này vẫn ở mức an toàn, công ty thừa khả năng chi trảcác khoản lãi vay dài hạn.

Nói tóm lại, qua phân tích cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp ởthời điểm cuối năm 2008 mặc dù không cao bằng thời điểm đầu năm, nhưng tàisản của công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ.

2.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh

2.3.1 Phân tích tổng quát về hiệu quả kinh doanh

Đối với các doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh không những là thước đochất lượng phản ánh trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sốngcòn Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay cùng với quá trình hội nhập củanền kinh tế, doanh nghiệp muốn tồn tại, muốn vươn lên thì trước hết kinh doanhphải mang lại hiệu quả Hiệu quả kinh doanh cũng chính là đòn bẩy giúp doanhnghiệp có thể mở rộng sản xuất, có điều kiện để đầu tư cải tiến thiết bị máy móc,phương tiện hiện đại cho kinh doanh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và quy trìnhcông nghệ mới cho vào sản xuất, đồng thời nâng cao đời sống cho người lao động,đóng góp nhiều hơn vào GDP chung của quốc gia Phân tích tổng quát về hiệu quảkinh doanh sẽ cho ta cái nhìn ban đầu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty trong kỳ như thế nào

Để phân tích tổng quát về hiệu quả kinh doanh năm 2007-2008 của Tậpđoàn CMC ta xét nhóm các hệ số về khả năng sinh lời qua bảng sau:

Biểu 2.10: Phân tích tổng quát hiệu quả kinh doanh

ĐVT: 1000 đồng

Trang 38

1 Tài sản bình quân (1000đ) 1.319.217.029 684.567.410 634.649.6192 VCSH bình quân (1000đ) 667.387.511 363.575.531 303.811.9803 DTT kinh doanh (1000đ) 2.001.185.794 1.108.066.252 893.119.5424 Lợi nhuận sau thuế (1000đ) 86.937.865 72.352.847 14.585.0185 Số vòng quay của tài sản = (3÷1) 2,92 1,62 1,306 Tỷ suất sinh lời của TS (%) (ROA) = (4÷1) * 100% 7 11 -47 Tỷ suất sinh lời của DT (%)

(ROS) = (4÷3) * 100%

8 TS sinh lời của VCSH(%) (ROE) = (4÷2) * 100% 13 20 -7

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2007, 2008)

Dựa vào bảng số liệu trên ta nhận thấy số vòng quay của tài sản năm 2008cao hơn 1,3 vòng so với năm 2007, so với FPT cao hơn 0,07 vòng, chứng tỏ tàisản của doanh nghiệp vận động tốt, khả năng tạo ra sản phẩm hàng hoá nhiều hơn,đó là nhân tố góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp Đồng nghĩa suất hao phícủa tài sản so với doanh thu năm 2008 sẽ giảm so với năm 2007, doanh nghiệp chỉcần đầu tư tài sản với giá trị ít hơn vẫn có thể tạo ra doanh thu bằng năm 2007.Đây là ưu điểm của doanh nghiệp vì vậy cần phát huy.

Chỉ tiêu “Tỷ suất sinh lời của tài sản” phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuậncủa tài sản năm 2008 thấp hơn năm trước 0,04 lần (4%), chứng tỏ hiệu quả sửdụng các tài sản của doanh nghiệp giảm Tỷ trọng tăng tài sản bình quân năm2008 lớn hơn rất nhiều so với tỷ trọng tăng của lợi nhuận sau thuế là nguyên nhânlàm cho hệ số này giảm xuống, từ đó đánh giá được sức sản xuất của tài sản doanhnghiệp là thấp, không phát huy hết công suất của tài sản và việc quản lý phân bổnguồn lực doanh nghiệp chưa hiệu quả Tuy nhiên kết hợp với chỉ tiêu Số vòngquay của tài sản năm 2008 lại tăng so với năm 2007 Như vậy nguyên nhân chính

Trang 39

dẫn đến khả năng sinh lời của tài sản thấp là do doanh nghiệp chưa tiết kiệm đượcchi phí.

Xét chỉ tiêu “Tỷ suất sinh lời của doanh thu” cho biết sau một kỳ hoạt độngdoanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu thì trong đó có bao nhiêu đồng lợinhuận sau thuế Qua bảng phân tích ta thấy suất sinh lời của doanh thu qua 2 năm2007 và 2008 đều lớn hơn 0, chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của công tycó hiệu quả Tuy nhiên năm 2008 đã giảm so với năm 2007 (-33,85%) do tốc độtăng của lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu (bằng1/4 lần) Điều đó chứng tỏ chi phí của doanh nghiệp tăng mạnh Xét trong điềukiện kinh tế đầy biến động như lạm phát tăng cao, tỷ giá ngoại tệ thay đổi…thì chiphí của doanh nghiệp tăng là điều không thể tránh khỏi, mặt khác so sánh chỉ tiêunày cùng kỳ năm 2008 với doanh nghiệp FPT (6,4%) thì sự chênh lệch không quálớn Như vậy khả năng sinh lời của doanh thu trong quá trình sản xuất kinh doanhcủa công ty vẫn được đảm bảo.

Một chỉ tiêu mà các chủ sở hữu và các nhà đầu tư đều quan tâm đó là khảnăng sinh lời của Vốn chủ sở hữu, chỉ tiêu này cho biết bất cứ 100 đồng vốn chủsở hữu bỏ ra thì Tập đoàn thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này củanăm 2007 là 20%, của năm 2008 là 13% Cho thấy, ở 2 thời điểm thì suất sinh lờicủa vốn chủ sở hữu đều rất cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu củadoanh nghiệp là tốt, đây là nhân tố góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủdoanh nghiệp, đồng thời là nhân tố để các nhà quản trị phát hành thêm cổ phiếuhuy động vốn Song có sự giảm sút hiệu quả trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu,nguyên nhân là do đâu? Vận dụng mô hình tài chính Dupont ta sẽ tiến hành phântích các nhân tố tác động đến sự giảm sút của suất sinh lời của vốn chủ sở hữu:

Suất sinh lời

Trang 40

ROE

Theo công thức trên cho thấy, ROE tỷ lệ thuận với ROA và Hệ số nợ.

Biểu 2.10: Các nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời của vốn chủ sởhữu

1 Tài sản bình quân (1000đ) 1.319.217.029 684.567.410 634.649.6192 Nợ phải trả BQ (1000đ) 645.796.276 316.849.523 328.946.7533 TS sinh lời của TS (%)

TS bình quân x

1 - NPT bình quânTSBQ

11 – Hệ số nợ

11- Hệ số nợ 07

11- 0,46

11- Hệ số nợ 08

-11- Hệ số nợ 07

Ngày đăng: 07/12/2012, 11:13

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w