1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Phân tích báo cáo tài chính

7 924 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 100,88 KB

Nội dung

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1. Giới thiệu chung : Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo tổng hợp từ các số liệu kế toán của công ty theo những mẫu biểu đã được qui định, nó phản ảnh tính h

http://www.ebook.edu.vn 45Bài 7 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1. Giới thiệu chung : Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo tổng hợp từ các số liệu kế toán của công ty theo những mẫu biểu đã được qui đònh, nó phản ảnh tính hình sử dụng vốn, nguồn vốn; kết quả kinh doanh của công ty trong kỳ báo cáo. Hệ thống báo cáo tài chính công ty bao gồm 3 bảng báo cáo chính - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh và - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mục đích của việc phân tích báo cáo tài chính nhằm đánh giá mức độ rủi ro cũng như kết quả về mặt tài chính thông qua các hệ số và các tỉ suất sinh lời của vốn. Những người phân tích báo cáo tài chính có thể là bản thân công ty hoặc những người bên ngoài công ty như ngân hàng, các công ty tài chính, công ty chứng khoán, các nhà cung cấp… những người đã hoặc đang xem xét có nên cho công ty vay hoặc mua cổ phiếu của công ty hay không Đối với bản thân công ty, việc phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp cho các nhà quản trò tài chính công ty đánh giá được tình hình tài chính của công ty một cách hệ thống đầy đủ, trên cơ sở đó có thể đưa ra những hoạch đònh phù hợp nhằm duy trì hoặc cải thiện tình hình tài chính công ty ngày càng tốt hơn. Tùy theo mối quan hệ của các đối tác đối với công ty mà các tổ chức bên ngoài công ty sẽ quan tâm đến các khía cạnh khác nhau về tài chính của công ty. Các chủ nợ ngắn hạn thường quan tâm đến khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty thông qua các đảm bảo về tài sản lưu động và ngân lưu ròng mang lại từ hoạt động kinh doanh. Trong khi đó các chủ nợ dài hạn và các nhà đầu tư lại quan tâm đến khả năng sinh lời trong dài hạn và rủi ro trong hoạt động cũng như trong cơ cấu tài chính của công ty. 2. Nội dung phân tích : Để đạt được mục tiêu của việc đánh giá mức sinh lợi và rủi ro của một công ty, ta sẽ lần lượt xác đònh các chỉ tiêu tỉ suất sinh lời và các hệ số phản ánh khả năng thanh toán, sau đó so sánh các chỉ tiêu này với các chỉ tiêu tương ứng của : - Kỳ Kế hoạch - Kỳ trước của công ty - Của một công ty khác trong cùng ngành - Bình quân của các công ty trong cùng ngành Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi gồm : - Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản - Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu - Tỉ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường - Thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường Các chỉ tiêu đo lường rủi ro ngắn hạn gồm : http://www.ebook.edu.vn 46- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (Curent Ratio) - Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Acid – Test Ratio) - Tỉ suất vòng quay vốn lưu động, các chỉ tiêu liên quan: Số ngày luân chuyển hàng tồn kho; Số ngày tồn đọng các khoản phi thu; Số ngày tồn đọng các khoản phải trả Các chỉ tiêu đo lường rủi ro thanh khoản dài hạn : - Tỉ lệ nợ trên vốn (Debt-equity ratio) - Tỉ lệ ngân lưu từ hoạt động kinh doanh trên tổng nợ - Tỉ lệ bảo đảm lãi vay (Interest coverage ratio) 3. Phân tích khả năng sinh lời 3.1. Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản Tỉ suất sinh lời trên tài sản (Return on Asset – ROA) đo lường hoạt động của một công ty trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận, không phân biệt tài sản này được hình thành bởi nguồn vốn vay hay vốn chủ sở hữu quânbìnhsảntàiTổngnhậpthuthuếtrừkhấãvaylãiphíChiròngnhuậnLợiROA+= Hay : sảntàiTổngtEBITROA)(* −=1 Ý nghóa của chỉ tiêu : - Phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty - Là cơ sở quan trọng để những người cho vay cân nhắc liệu xem công ty có thể tạo ra mức sinh lời cao hơn chi phí sử dụng nợ không - Là cơ sở để chủ sở hữu đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính và ra quyết đònh huy động vốn Để phân tích những yếu tố tác động đến ROA, các nhà phân tích thường tách ROA làm 2 thành phần như sau : quânbìnhsảntàiTổngthuDoanhthuDoanhtEBITROA *)(*−=1 ROA = Tỉ suất lợi nhuận nhuận biên x Hệ số vòng quay tổng tài sản (trước khi trả lãi vay và sau khi nộp thuế) • Tỉ suất lợi nhuận biên cho thấy khả năng công ty tiết kiệm chi phí so với doanh thu, tỉ suất lợi nhuận biên cao có nghóa là công ty có tỉ lệ tăng chi phí thấp hơn tỉ lệ tăng doanh thu hoặc tỉ lệ giảm chi phí lớn hơn tỉ lệ giảm doanh thu. Tuy nhiên khi phân tích tỉ suất này cần thận trọng, bởi vì việc tăng tỉ suất lợi nhuận biên có thể mang lại từ những chính sách không tốt, chẳng hạn như việc giảm chi phí khấu hao do giảm đầu tư máy móc thiết bò hoặc giảm tỉ lệ khấu hao; giảm chi phí quảng cáo có khả năng ảnh hưởng đến doanh thu tương lai. • Hệ số vòng quay tài sản cho thấy hiệu quả của việc sử dụng tài sản. Hệ số vòng quay tài sản cao thể hiện công ty có thể tạo ra được nhiều doanh thu hơn trên 1 đồng vốn đầu tư. Hệ số vòng quay tài sản chòu tác động trực tiếp bởi hệ số quay vòng của các tài sản chủ yếu : http://www.ebook.edu.vn 47- thuphảikhoảnquânBìnhmặttiềnbằngkhôngthuDoanhthuphảikhoảncácquayVòng = - quânbìnhkhoTồnbánhàngvốnGiákhotồnhàngquayVòng= - quânbìnhđònhcốsảnTàithuDoanhđònhcốsảntàiquayVòng= Cần lưu ý : − Vòng quay khoản phải thu giảm có thể do chính sách bán hàng trả chậm nhằm mục đích mở rộng doanh thu hay do công việc thu hồi nợ của công ty kém − Hệ số vòng quay hàng tồn kho giảm thông thường là do hàng hoá bò ứ đọng không tiêu thụ được hay do công ty mở rộng kinh doanh, tăng tồn kho. − Vòng quay tài sản cố đònh cũng có thể tăng do nguyên nhân là công ty không quan tâm đến việc gia tăng đầu tư vào Tài sản cố đònh (giá trò còn lại của tài sản cố đònh giảm) 3.2. Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 3.2.1. Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity – ROE) cho ta thấy kết quả của việc sự dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu. ROE có liên quan đến chi phí trả lãi vay, vì vậy nó là chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn của chủ sở hữu dưới tác động của đòn cân nợ quânbìnhhữusởchủVốnròngnhuậnLợiROE= quânbìnhhữusởchủVốnquânbìnhsảntàiTổngquânbìnhsảntàiTổngthuầnthuDoanhthuầnthuDoanhròngnhuậnLiROE **= ROE = Tỉ suất lợi nhuận biên ròng * Vòng quay tài sản * Hệ số đòn bẩy TC Đối với những công ty có huy động cổ phiếu ưu đãi, vì cổ phiếu ưu đãi đã được hưởng lãi suất cố đònh (cổ tức ưu đãi) nên hiệu quả sử dụng vốn cổ phần thường sẽ thường phản ánh qua tỉ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường 3.2.2. Tỉ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường (Retunr On Common Equity - ROCE) Chỉ tiêu này đo lường kết quả của việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông thường. Nó chòu ảnh hưởng bởi hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty, đồng thời chòu tác động của cơ cấu nguồn vốn mà công ty huy động bao gồm nợ và cổ phiếu ưu đãi (đòn bẩy tài chính) . quânbìnhthườngphầncổVốnđãiưutứccổròngnhuậnLợiROCE−= http://www.ebook.edu.vn 483.2.3. Đòn cân nợ ø(đòn bẩy tài chính) Đòn cân nợ hay đòn bẩy tài chính thể hiện qua cơ cấu nguồn vốn mà công ty sử dụng để tài trợ cho tài sản. Đòn cân nợ được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau, vì vậy khi phân tích cần phải hiểu rõ chỉ tiêu đòn cân nợ mà người nói muốn ngụ ý là chỉ tiêu nào. - vốnTổngnợTổngnợsốTỉ = - phầncổvốnvànhạdàinợTổnghạndàinợTổnghạndàinợlệTỉ = - thườngphiếucổVốnTổngvốnchínhtàibẩònsốHệ = Tác dụng của đòn bẩy tài chính đến ROE hoặc ROCE Phần lợi nhuận dành cho các cổ đông thường là phần lợi nhuận mang lại từ hoạt động kinh doanh của công ty sau khi đã trang trãi các chi phí huy động vốn như chí phí sử dụng nợ (lãi vay sau khi trừ lá chắn thuế) và lợi tức trả cho cổ đông ưu đãi. Nếu suất sinh lợi trên tổng tài sản của công ty lớn hơn chi phí sử dụng nợ và chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi thì số chênh lệch còn lại các cổ đông thường sẽ được hưởng, kết quả là ROCE (hay ROE) > ROA. Ngược lại nếu suất sinh lời trên tài sản của công ty thấp hơn chi phí sự dụng nợ và chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi thì cổ đông thường phải chòu giảm phần thu nhập của mình và chính điều này làm cho ROCE (hoặc ROE) < ROA Như vậy đòn cân nợ có tác dụng khuyếch đại tỉ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường khi hiệu quả sử dụng tài sản cao. Nhưng ngược lại nó cũng sẽ làm cho tỉ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường bò sụt giảm nhiều hơn khi hiệu quả sử dụng tài sản giảm. Mặt khác cũng cần thấy rằng khi công ty huy động nợ cao thì rủi ro phá sản hoặc mất khả năng thanh toán càng lớn, vì vậy người cho vay sẽ đòi hỏi lãi suất cao hơn để bù vào rủi ro mà họ sẽ phải gánh chòu và khi đó tác dụng của đòn bẩy tài chính sẽ giảm đi, thâm chí không còn tác dụng hoặc tác dụng tiêu cực đến suất sinh lời trên vốn cổ phần thường. 3.2.4 Thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường (Earning per share – EPS) kỳtronghànhlưubìnhtrungthườngphiếucổSốđãiưutứccổròngnhuậnLợiEPS−= Đối với những công ty có phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi hoặc có kế hoạch cho người lao động được nhận cổ phiếu thường của công ty, khi những người này thực hiện quyền chuyển đổi thành cổ phiếu thường sẽ làm cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty bò sụt giảm (do số lượng cổ phiếu thường tăng), người ta gọi đây là sự suy vi (dilution). Trong trường hợp này, công ty phải tính cả 2 chỉ tiêu là thu nhập trên mỗi cổ phiếu và thu nhập suy vi của cổ phiếu EPS chòu ảnh hưởng bởi các yếu tố : - Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản - Đòn bẩy tài chính - Qui mô của lợi nhuận giữ lại tích lũy - Số lượng cổ phiếu thường lưu hành 3.2.5. Tỉ số giá thò trường so với lợi tức trên một cổ phiếu (Price- earnings ratio-P/E) http://www.ebook.edu.vn 49 EPSphiếucổmỗitrườngthòGiáEP =/ Chỉ số này thường được dùng để đánh giá xem để có một đồng lợi nhuận của công ty, các cổ đông thường phải đầu tư bao nhiêu. Thí dụ P/E của một công ty : 10, điều này có nghóa là cổ phiếu của công ty được bán với giá gấp 10 lần so với lợi nhuận Chỉ số P/E của ngành thường được dùng để đònh giá cổ phiếu Một công ty có chỉ số P/E thấp có nghóa là lợi nhuận trên một cổ phiếu của công ty cao hoặc giá thò trường của cổ phiếu thấp 4. Phân tích rủi ro về khả năng thanh toán Khả năng thanh toán của một công ty được xem xét ở khía cạnh : khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán dài hạn 4.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn Khả năng thanh toán ngắn hạn được đo lường bằng khả năng chuyển hóa thành tiền của tài sản lưu động để thanh toán cho các trách nhiệm nợ ngắn hạn của công ty. 4.1.1. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành hạnngắnNợđộnglưusảnTàihànhhiệntoánthanhnăngkhảsốHệ= Chỉ tiêu này nhằm đo lường khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động của công ty. Vì vậy để đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán hiện thời phải lớn hơn 1. Những biện pháp cơ bản nhằm cải thiện chỉ tiêu này phải nhằm vào việc gia tăng nguồn vốn ổn đònh (vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn) thay cho các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên đây chỉ là chỉ tiêu phản ánh một cách khái quát khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và mang tính chất hình thức. Bởi vì một khi tài sản của công ty lớn hơn nợ ngắn hạn thì cũng chưa chắc tài sản lưu động của công ty đủ đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn nếu như tài sản này luân chuyển chậm, chẳng hạn tồn kho ứ đọng không tiêu thụ được, các khoản phải thu tồn đọng không thu được tiền. Vì vậy khi phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn trên cơ sở đảm bảo của tài sản lưu động ta cần phải phân tích chất lượng của các yếu tố tài sản lưu động của công ty qua các chỉ tiêu hệ số vòng quay khoản phải thu, hệ số vòng quay tồn kho và hệ số vòng quay khoản phải trả. 4.2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh hạnngắnNợthuphảikhoảnhạnngắntưđầumặtTiềnnhanhtoánthanhnăngkhảsốHệ++= Chỉ tiêu này phản ánh khả năng công ty có thể thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn đến mức độ nào căn cứ vào những tài sản lưu động có khả năng chuyển hóa thành tiền nhanh nhất. Không có cơ sở để yêu cầu chỉ tiêu này phải lớn hơn 1 vì trong các khoản nợ ngắn hạn, có những khoản đã và sẽ đến hạn ngay thì mới có nhu cầu thanh toán nhanh, những khoản chưa đến hạn chưa có nhu cầu phải thanh toán ngay. 4.3. Hệ số vòng quay khoản phải thu Công thức xác đònh hệ số vòng quay các khoản phải thu đã nêu ở phần trên. Từ hệ số vòng quay các khoản phải thu ta có thể xác đònh số ngày luân chuyển các khoản phải thu hay còn gọi là số ngày tồn đọng các khoản phải thu hay kỳ thu tiền bình quân. http://www.ebook.edu.vn 50ngàymộtquânbìnhmặttiềnbằngkhôngthuDoanhquânbìnhthuphảikhoảnCácthuphảikhoảncácđọngtồnngàySố= Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn hay số ngày tồn đọng các khoản phải thu càng nhỏ chứng tỏ khả năng chuyển hóa thành tiền của các khoản phải thu nhằm đáp ứng cho các nhu cầu thanh toán sẽ tốt hơn Số ngày tồn đọng các khoản phải thu phụ thuộc vào một số yếu tố như sau : - Tăng thời gian bán chòu và doanh số bán chòu để gia tăng doanh thu - Chất lượng của công tác theo dõi thu hồi nợ của công ty - Phương pháp đánh giá và lựa chọn khách hàng bán trả chậm của công ty 4.4. Hệ số vòng quay hàng tồn kho Hệ số vòng quay hàng tồn kho đã được xác đònh ở phần trên. Từ hệ số vòng quay hàng tồn kho, có thể tính được một chỉ tiêu tương đương là thời gian luân chuyển tồn kho hay còn gọi là số ngày tồn đọng hàng tồn kho ngàymộtquânbìnhbánhàngvốnGiáquânbìnhkhoTồnkhotồnhàngchuyểnluângianThời = Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng thể hiện công ty hoạt đông tốt, việc gia tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ làm tăng giá vốn hàng bán đồng thời làm giảm tồn kho. Lượng hàng hóa tồn kho được giải phóng nhanh sẽ rút ngắn thời gian luân chuyển vốn và tăng khả năng thanh toán của công ty. 4.5. Hệ số vòng quay các khoản phải trả trảphảikhoảncácquânBìnhchòumuahànggiáTròtrảphảikhoảnquayvòngsốHệ= Các khoản phải trả sẽ làm giảm nhu cầu vốn lưu động cho công ty. Vì vậy việc gia tăng các khoản phải trả cũng như kéo dài thời gian tồn động các khoản phải trả sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng vốn, làm tăng khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty, khả năng thanh toán của công ty sẽ tốt hơn Số ngày tồn đọng các khoản phải trả Số ngày tồn đọng hàng tồn kho Số ngày tồn đọng khoản phải thu Số ngày luân chuyển vốn lưu động 4.2. Khả năng thanh toán dài hạn Một công ty có tỉ lệ nợ cao sẽ có rủi ro cao về khả năng thanh toán. Nhu cầu thanh toán một khoản chi phí lãi vay cố đònh và thường xuyên cũng như nhu cầu thanh toán nợ gốc khi đến hạn sẽ khiến cho công ty phải đảm bảo có một số tiền tạo được từ hoạt động kinh Mua hàng Trả tiền Bán hàng Thu tiền http://www.ebook.edu.vn 51doanh để đáp ứng cho các nhu cầu này. Một dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh cao và ổn đònh sẽ giúp công ty có thể thanh toán các khoản nợ này một cách dễ dàng. Ngược lại công ty sẽ gặp rủi ro mất khả năng thanh toán khi ngân lưu từ hoạt động kinh doanh thấp và không ổn đònh. Một dòng ngân lưu dài hạn ổn đònh sẽ tương ứng với một suất sinh lời trên tài sản cao đồng thời với việc duy trì một mức vốn lưu động ổn đònh. 4.2.1. Tỉ lệ ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh đối với tổng nợ nợtổngquânBìnhHĐKDtừrònglưuNgânnợtổngvớisoHĐKDtừrònglưuNgânlệTỉ = Tỉ lệ ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh càng cao và ổn đònh sẽ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ tốt hơn. 4.2.2. Tỉ lệ đảm bảo lãi vay vayLãiEBITvaylãivàthuếtrướcnhuậnLợivaylãibảảmlệTỉ)(= Do khoản chi phí trả lãi vay được lấy từ lợi nhuận trước thuế và lãi vay, sau đó mới nộp thuế và phần còn lại là lợi nhuận sau thuế - phần dành cho các chủ sở hữu. Vì vậy nếu EBIT lớn hơn lãi vay càng nhiều lần thì khả năng đảm bảo cho việc thanh toán các khoản trả lãi từ lợi nhuận càng đảm bảo hơn Tóm lại Việc phân tích khả năng sinh lời và rủi ro của công ty dựa trên mối liên hệ của các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính công ty sẽ cho ta nhữ ng nhân đònh về xu hướng trong quá khứ để trên cơ sở đó có những dự báo trong tương lai. Kết quả của việc phân tích báo cáo tài chính sẽ được kết hợp với một số thông tin khác như thò trường, đối thủ cạnh tranh, giá cổ phiếu, triển vọng phát triển sản phẩm và thò trường của công ty để ra quyết đònh đầu tư, lựa chọn hình thức tài trợ vốn cho thích hợp Chú ý : Các số liệu minh họa sẽ sử dụng số liệu của công ty Horrigan trong bài đọc bắt buộc của chương này (Stickney & Weil, chương 6) Học viên cần mang theo bài đọc này khi lên lớp để tiện theo dõi . trong kỳ báo cáo. Hệ thống báo cáo tài chính công ty bao gồm 3 bảng báo cáo chính - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh và - Báo cáo lưu. http://www.ebook.edu.vn 45Bài 7 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1. Giới thiệu chung : Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo tổng hợp từ các số liệu kế toán

Ngày đăng: 24/10/2012, 09:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w