1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA

117 1,4K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Luận văn : Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Đất nước ta sau khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu baocấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã có nhữngbước chuyển biến đáng kể về chất Các doanh nghiệp dù ở loại hình nào cũngđều có quyền bình đẳng như nhau và phải đối mặt với sự cạnh tranh hết sứckhốc liệt Để cạnh tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải tìm mọi cáchthu hút các nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng…và vấn đề minh bạch vềtài chính trở nên bức thiết hơn bao giờ hết Do vậy kiểm toán ra đời như mộtnhu cầu tất yếu Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra một trangmới cho thị trường kiểm toán Việt Nam.

Sau Nghị Định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập thì hàng loạtcông ty kiểm toán ra đời Tuy nhiên một câu hỏi lớn đặt ra là liệu chất lượngcủa các công ty kiểm toán có thực sự đáp ứng được yêu cầu của thị trường?Làm thế nào để nâng cao chất lượng kiểm toán? Và việc xây dựng một quytrình kiểm toán phù hợp, có hiệu qủa là mối quan tâm hàng đầu của mỗi côngty kiểm toán

Thủ tục phân tích với ưu điểm là tiết kiệm thời gian, chi phí mà vẫnhiệu quả cao, nó là một công cụ hữu ích giúp KTV thu thập bằng chứng cũngnhư đưa ra các kết luận kiểm toán, giảm thiểu rủi ro cho các công ty kiểmtoán.

Nhận thức được ý nghĩa của việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểmtoán tài chính Sau thời gian thực tập tại công ty TNHH Kiểm Toán và TưVấn NEXIA ACPA - một công ty tuy mới thành lập hơn 3 năm nhưng đạtđược những thành quả đáng kể, em đã được các anh chị trong công ty tạo điềukiệ để tiếp cận với quy trình kiểm toán của công ty cùng với sự hướng dẫn tậntình của cô giáo Thạc Sỹ Nguyễn Thị Mỹ em mạnh dạn chọn đề tài “ Vận

Trang 2

dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHHKiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA” trong khoá luận tốt nghiệp của mình.Tuy thời gian tìm hiểu chưa nhiều, vốn kiến thức còn hạn chế nhưng emmong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả vận dụng thủtục phân tích trong công ty NEXIA ACPA nói riêng và trong công ty kiểmtoán ở Việt Nam hiện nay nói chung.

Khoá luận gồm 3 chương:

Chương I: Lý luận chung về vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toánbáo cáo tài chính

Chương II: Thực trạng vận dụng thủ tục phân tích kiểm toán báo cáo tàichính tại công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA

Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện việc vận dụng thủtục phân tích trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm Toán vàTư Vấn NEXIA ACPA

Trang 3

1.1.1 Khái niệm, đối tượng kiểm toán báo cáo tài chính

Ngày nay trong môi trường cạnh tranh hết sức khốc liệt giữa các doanhnghiệp, các thành phần kinh tế…các chủ doanh nghiệp, hội đồng cổ đông, nhàđầu tư, người lao động…luôn đứng trước việc phải đưa ra quyết định Trongđó BCTC là nguồn thông tin quan trọng nhất cung cấp các thông tin về tìnhhình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, để đưa ra quyết định sáng suốtthì đòi hỏi thông tin trên BCTC phải trung thực, hợp lý, có độ tin cậy cao Dovậy cần có một công ty độc lập bên ngoài thực hiện việc kiểm toán BCTC đểđảm bảo tính khách quan.

Với ý nghĩa đó có thể hiểu “ Kiểm toán là một quá trình mà qua đó mộtngười độc lập có nghiệp vụ tập hợp và đánh giá các bằng chứng về thông tincó thể lượng hoá được liên quan tới một thực thể kinh tế riêng biệt nhằm mụcđích xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa thông tin có thể lượng hoá vớinhững tiêu chuẩn đã được thiết lập”

Như vậy bằng các nghiệp vụ chuyên môn của mình KTV tiến hànhkiểm tra tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của các bàng khai tài chính Kếtquả xác minh này được trình bày trên Báo cáo kiểm toán.

Đối tượng của kiểm toán BCTC là các bảng khai tài chính của một thựcthể kinh tế bao gồm hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kếtoán hiện hành phản ánh thông tin tài chính của đơn vị và các bảng kê khai tàisản cá nhân, bảng kê khai tài sản đặc biệt của đơn vị, bảng dự toán và quyết

Trang 4

toán ngân sách nhà nước…Là bảng tổng hợp, các bảng khai này đều chứanhững thông tin lập ra tại một thời điểm cụ thể trên cơ sở những tài liệu kếtoán tổng hợp và chi tiết dựa theo những quy tắc cụ thể xác định Do vậy mộtthông tin chứa đựng trong mỗi bảng khai tài chính đều có nhiều mối quan hệtheo nhiều hướng khác nhau Do vậy khi nói đối tượng kiểm toán tài chính lànói đến quan hệ trực tiếp Trong kiểm toán tài chính cần khái quát được cácloại quan hệ trên bảng khai tài chính để xem xét tính hợp lý chung đồng thờiphải đi sâu vào từng loại quan hệ cụ thể để nghiên cứu những nét đặc thùtrong việc xác minh và bày tỏ ý kiến của các quan hệ trong kiểm toán BCTCliên kết với các nghiệp vụ và kiểm toán thông tin liên kết với kiểm toán tuânthủ.

Với kiểm toán BCTC có thể phân chia đối tượng kiểm toán thành cácphần hành kiểm toán theo hai cách cơ bản sau:

Phân chia theo khoản mục là cách phân chia máy móc từng khoản

mục hoặc nhóm các khoản mục theo thứ tự trong các BCTC vào một phầnhành Cách phân chia này đơn giản song không hiệu quả do tách biệt nhữngkhoản mục có quan hệ chặt chẽ với nhau

Phân chia theo chu trình là cách phân chia thông dụng hơn căn cứ vào

mối liên hệ chặt chẽ giữa các khoản mục, các quá trình cấu thành, các yếu tốtrong một chu trình chung của hoạt động tài chính Bản thân mỗi chu trình cóchứa đựng nhiều mối liên hệ qua lại lẫn nhau Vì vậy cách phân loại này cóhiệu quả hơn do thu gom được các đầu mối của các mối liên hệ Tuy nhiêncần chú ý hiệu quả đó chỉ phát huy đầy đủ khi quy mô và tính phức tạp củamỗi yếu tố trong chu trình không quá lớn Hơn nữa đối với những khoản mụccó tính độc lập tương đối và chứa đựng những nghiệp vụ đa dạng, phong phúnhư tiền, hàng tồn kho…thì cần được kiểm toán theo một phần hành độc lập

Trang 5

Tuỳ theo quy mô và tính chất của hoạt động tài chính mà kiểm toán tàichính có thể chia tách các phần hành cơ bản hoặc gộp chung những phần hànhcó liên quan thành phần hành cụ thể Việc chia ra hay gộp lại như vậy khôngngoài mục đích chủ yếu là tạo điều kiện cho việc phân công, phối hợp có hiệuquả trong triển khai các phần công việc kiểm toán tại đơn vị cụ thể.

1.1.2 Phương pháp kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính và mốiquan hệ với thủ tục phân tích

Để thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến kiểm toán BCTC sửdụng các phương pháp kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ nhưcác loại hình kiểm toán khác Bên cạnh đó nó còn có các phương pháp kiểmtoán đặc thù Để có được những bằng chứng hữu hiệu cho việc đưa ra kết luậncủa mình KTV cần triển khai các phương pháp cơ bản theo cách kết hợp hoặcchi tiết thành các cách kiểm toán cụ thể tuỳ tình huống cụ thể trong suốt quátrình kiểm toán

Đối tượng cụ thể của kiểm toán tài chính là các báo cáo kế toán và cácbảng tổng hợp tài chính đặc biệt khác chứa đựng những mối quan hệ kinh tếtổng quát vừa phản ánh cụ thể từng loại tài sản, nguồn vốn với những biểuhiện vệ mặt kinh tế, pháp lý và được lập ra theo những trình tự xác định vớinhững chuẩn mực cụ thể trong quan hệ với các nghiệp vụ phát sinh Vì vậykiểm toán tài chính thường là kiểm toán liên kết và hình thành các trắcnghiệm với việc sử dụng liên hoàn các phương pháp kiểm toán cơ bản để đưara ý kiến đúng đắn Trong kiểm toán BCTC thì trình tự phổ biến là tiến hànhtheo trình tự ngược với trình tự kế toán Tuy nhiên trên thực tế trình tự kiểmtoán rất đa dạng cho từng khách hàng và từng loại đối tượng kiểm toán.

Thử nghiệm tuân thủ: Cung cấp cho KTV bằng chứng cho các đánh

giá của mình về rủi ro kiểm soát Khi rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mứcđộ không cao KTV cần thu thập bằng chứng để chứng tỏ kiểm soát hoạt động.

Trang 6

KTV quan tâm đến việc thiết kế và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộcó hiệu quả hoàn thành mục tiêu kiểm soát hay không? Có liên tục haykhông? Nếu các kiểm soát tồn tại và kiểm toán viên muốn dựa vào chúngKTV tiến hành các thử nghiệm tuân thủ, trong trường hợp ngược lại KTV sẽtiến hành thử nghiệm cơ bản

Thử nghiệm cơ bản: Trong kiểm toán tài chính bằng cách thức xác

định hay trình tự xác định trong việc vận dụng các phương pháp kiểm toánchứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ vào việc xác minh các nghiệp vụ, cácsố dư tài khoản… đã hình thành nên ba loại thử nghiệm cơ bản :thử nghiệmcơ bản về nghiệp vụ, thử nghiệm co bản về số dư, các thủ tục phân tích

Thử nghiệm cơ bản về nghiệp vụ: Mục tiêu là cung cấp sự đảm bảo hợp

lý về sự hợp lệ và đúng đắn của BCTC hoặc xác định số tiền sai sót nhằmgiảm rủi ro phát hiện Thử nghiệm này chú trọng vào từng nghiệp vụ tạothành số dư nó khẳng định số dư cuối của tài khoản là có thật

Thử nghiệm cơ bản về số dư: Là cách thức kết hợp các phương pháp

cân đối, đối chiếu lôgic, phân tích đối chiếu trực tiếp với kiểm kê và kiểm trathực tế để xác định độ tin cậy của số dư cuối kỳ Đây là cách thức chủ đạo củakiểm toán tài chính nhờ đó phần lớn bằng chứng thu thập được từ một nguồnđộc lập với khách thể kiểm toán nên bằng chứng thu được thường có chấtlượng cao.

Thử nghiệm phân tích: Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 520 là

cách thức xem xét các mối quan hệ kinh tế và xu hướng biến động của các chỉtiêu kinh tế thông qua việc kết hợp các phương pháp: đối chiếu trực tiếp, đốichiếu logic…giữa các trị số của cùng một chỉ tiêu kinh tế hoặc của các chỉtiêu có quan hệ với nhau.

Ngoài ra còn có thử nghiệm kép mục đích là các thử nghiệm nghiệp vụhướng tới đồng thời hai mục tiêu: sai sót về kiểm soát và tài chính Loại thử

Trang 7

nghiệm này thường gặp trong thực tế vì đều phải kiểm tra tài liệu khi thựchiện hai loại thử nghiệm này

Khi tiến hành kiểm toán để thu được những bằng chứng phục vụ choviệc đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của các BCTC thì ngay từ đầuKTV phải kết hợp một cách thích hợp các loại trắc nghiệm đã trình bày trên.Trước hết KTV đánh giá về tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nộ bộ củakhách hàng thông qua thử nghiệm kiểm soát Trong giai đoạn này thủ tụcphân tích góp phần quan trọng giúp KTV hiểu được bản chất nghiệp vụ kinhdoanh, các khoản mục Thực chất thủ tục phân tích là một loại thử nghiệm cơbản, giữa thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết có mối quan hệ rất chặtchẽ.Thủ tục phân tích thường được thực hiện trước khi thực hiện kiểm tra chitiết nhằm khoanh vùng rủi ro, xác định những khoản mục cần tập trung kiểmtra Như vậy thủ tục phân tích giúp giảm bớt công việc công việc kiểm tra chitiết, giúp tiết kiệm thời gian và công sức, nâng cao hiệu quả kiểm toán.Trênthực tế KTV đôi khi chỉ sử dụng thủ tục phân tích có thể thu thập được bằngchứng rất đầy đủ và thuyết phục, nó đặc biệt hiệu quả với những khoản mụccó mức rủi ro thấp Đối với những khách hàng mà có quy mô nhỏ, các nghiệpvụ phát sinh ít thì kiểm tra chi tiết thường được sử dụng nhiều…Nhìn chungđể đảm bảo chất lượng kiểm toán KTV cần phải vận dụng linh hoạt cácphương pháp kiểm toán trong từng hoàn cảnh cụ thể.

1.2 Lý luận chung về thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính1.2.1 Khái niệm về thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích là một công cụ hữu dụng để đưa ra các quyết định khibáo cáo tài chính có chứa các mối quan hệ cũng như những khoản mục bấtthường Thủ tục phân tích có thể được tiến hành từ việc so sánh một cách cơbản các khoản mục đơn giản đến các thủ tục phức tạp có mối quan hệ.

Trang 8

Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về thủ tục phân tích trong kiểmtoán tài chính

Theo chuẩn mực Kiểm Toán Quốc Tế số 56 “ Thủ tục phân tích là quátrình đánh giá thông tin tài chính được thực hiện thông qua việc nghiên cứucác mối quan hệ đáng tin cậy giữa các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính…baogồm cả quá trình so sánh số liệu phản ánh trên sổ sách với số liệu ước tính củakiểm toán viên”

Theo chuẩn mực Kiểm Toán Viêt Nam số 520 “ Thủ tục phân tích là việcphân tích các số liệu, thông tin, tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xuhướng biến động và tìm ra mối quan hệ có mâu thuẫn với thông tin có liênquan hoặc có sự chênh lệch so với giá trị dự kiến”

Tóm lại thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC là quá trình dự đoán,đánh giá, so sánh các mối quan hệ để xác định tính hợp lý của số dư cáckhoản mục trên các khía cạnh khác nhau Trong đó:

Dự đoán: Là việc kiểm toán viên uớc đoán về số dư tài khoản, xu

hướng liên quan đến dữ kiện về tài chính và hoạt động.

So sánh: Là việc kiểm toán viên thực hiện so sánh thông tin tương

ứng kỳ này với kỳ trước, với số bình quân ngành và với số ước tính của KTV Đánh giá: Bằng trình độ, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ KTV

phân tích đưa ra kết luận về các chênh lệch xảy ra và giải thích các chênh lệchkhi so sánh.

Thủ tục phân tích là một trong những thủ tục kiểm toán quan trọng nó làmột công cụ hữu dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán và giảm chi phí tớimức có thể Thủ tục phân tích có mối quan hệ mật thiết với các thủ tục kiểmtoán khác Ngay trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán thì KTV đánh giátính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, thửnghiệm kiểm soát tỏ ra rất hữu dụng Tuy nhiên, thủ tục phân tích thường

Trang 9

được áp dụng trong đoạn này để tìm hiểu và đánh giá việc thực hiện quy chếkinh doanh của khách hàng từ đó giúp KTV hiểu được bản chất nghiệp vụkinh doanh của khách hàng, khoanh vùng rủi ro Thủ tục phân tích và kiểm trachi tiết cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Kiểm tra chi tiết được sử dụngđể kiểm tra các khoản mục và đưa ra kết luận về độ tin cậy của khoản mụcđó.Thủ tục phân tích đi sâu tìm hiểu về các khoản mục trong mối quan hệ vớinhiều yếu tố khác nhau Thủ tục phân tích thường tiết kiệm chi phí hơn so vớikiểm tra chi tiết Trên thực tế đôi khi chỉ cần dùng thủ tục phân tích KTV đãcó thể thu được bằng chứng đầy đủ, thuyết phục.

Trong quá trình thực hiện quy trình phân tích, tuỳ vào tình hình cụ thểcủa từng khách hàng KTV có thể lựa chọn phương pháp phân tích (phân tíchgiản đơn như thực hiện so sánh đơn giản đến những phân tích phức tạp đòihỏi sử dụng các kỹ thuật thống kê tiên tiến), mức độ áp dụng (đối với BCTChợp nhất, BCTC của từng đơn vị thành viên, từng thông tin riêng lẻ của từngbáo cáo) một cách linh hoạt dựa vào óc phán đoán nghề nghiệp của KTV.

1.2.2.Phân loại thủ tục phân tích

Có nhiều cách phân loại thủ tục phân tích khác nhau, tuy nhiên cáchphân loại thông dụng nhất là chia thủ tục phân tích ra thành 3 loại:

Kiểm tra tính hợp lý: Kiểm tra tính hợp lý có thể là những so sánh đơn

giản như so sánh với số kỳ trước, số liệu kế hoạch, số bình quân của ngành, sosánh với số ước tính của KTV và nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tintài chính và thông tin phi tài chính nhằm giúp KTV phát hiện những sai sóttrong BCTC hoặc các biến động lớn trong tình hình sản xuất kinh doanh củađơn vị.

Phân tích xu hướng: là việc phân tích các biến động của số dư một tài

khoản hay một nhóm các nghiệp vụ nhất định của kỳ này so với kỳ trước hayqua một vài kỳ kế toán (Kiểm tra tính hợp lý chỉ bao gồm việc phân tích

Trang 10

những biến động trong một kỳ kế toán) Qua đó KTV đạt được sự hiểu biết vềnguyên nhân gây nên xu hướng biến động của số dư tài khoản hay nhómnghiệp vụ Dựa vào đó KTV có thể ước tính ra số liệu của năm hiện tại dựatrên xu hướng biến động và những hiểu biết về các giao dịch hiện tại củakhách hàng Từ đó KTV so sánh số ước tính với số ghi sổ để nhận diện nhữngsai phạm tiềm tàng.

Phân tích tỷ suất: Là cách thức so sánh số dư tài khoản hoặc những loại

hình nghiệp vụ Phân tích tỷ suất cũng giúp so sánh tính hợp lý về tình hìnhtài chính của công ty so với công ty khác hoạt động trong ngành hay tập đoàn.KTV có thể phân tích các biến động về tỷ suất trong doanh nghiệp theo thờigian hay phân tích tỷ suất của các doanh nghiệp khác nhau hay các bộ phậnkhác nhau bên trong doanh nghiệp Trong thực tế KTV thường sử dụng cácnhóm tỷ suất sau:

Nhóm tỷ suất về khả năng thanh toán: tỷ suất khả năng thanh toán hiệnthời, tỷ suất thanh toán nhanh, tỷ suất thanh toán chung.

Nhóm tỷ suât về hoạt động: tỷ suất vòng quay khoản phải thu, vòng quayhàng tồn kho, tỷ suất lợi tức tổng tài sản…

Nhóm tỷ suất đòn bẩy: Tỷ suất nợ, tỷ suất tài trợ, tỷ suất nợ trên vốn cổphần

Nhóm tỷ suất lợi nhuận: Tỷ suất lãi gộp, tỷ suất lãi ròng, tỷ suất lãi từhoạt động kinh doanh…

Các nhóm tỷ suất này sẽ được trình bày cụ thể trong phần phụ lục 1

Trang 11

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng thủ tục phân tích trongkiểm toán báo cáo tài chính

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc vận dụng thủ tụcphân tích trong kiểm toán BCTC

Tính trọng yếu của các tài khoản, loại nghiệp vụ: Đối với những

khoản mục được cho là trọng yếu thì không chỉ dừng lại ở quy trình phân tíchmà còn phải thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết

Đánh giả rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát: Hoạt động hiệu quả của

hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ ảnh hưởng đến độ tin cậy của thông tin tài chínhmà khách hàng cung cấp phục vụ cho việc tính toán, phân tích của KTV Đốivới những khoản mục hay phân hành nào đó được đánh giá là kiểm soát nộibộ của khách hàng kém thì nên dựa vào kiểm tra chi tiết hơn là thủ tục phântích

Nguồn dữ liệu sử dụng: Bao gồm dữ liệu thu thập từ khách hàng, từ

kiểm toán viên, từ bên thứ ba có liên quan…Mức độ tin cậy, chính xác càngcao thì mức độ tin cậy của thủ tục phân tích càng cao Mức độ tin cậy của dữliệu ảnh hưởng bởi các yếu tố: khả năng có thể so sánh, bản chất và tính liênquan của dữ liệu sử dụng, sự trung thực của bên thứ ba cung cấp…

Các thủ tục kiểm toán có cùng mục tiêu kiểm toán Ví dụ thủ tục kiểm

tra nghiệp vụ thu tiền sau ngày khoá sổ của các khoản phải thu sẽ khẳng địnhhay phủ nhận kết quả của thủ tục phân tích nợ phải thu theo thời hạn

Trình độ kinh nghiệm của KTV: Thủ tục phân tích có được vận dụng

hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của KTV để nhận diện ranhững vấn đề tiềm ẩn khi phát hiện ra những biến động bất thường Hơn nữaviệc lựa chọn mô hình phân tích phù hợp đối với từng khách hàng cụ thể cũngphụ thuộc vào quyết định của KTV

Trang 12

1.2.4 Mục đích, ý nghĩa của thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáotài chính

Thủ tục phân tích rất quan trọng trong mọi cuộc kiểm toán Theo chuẩnmực kiểm toán Việt Nam số 520, thủ tục phân tich sử dụng cho các mục đíchsau:

+ Giúp KTV xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của thủ tục kiểm toánkhác Đối với những khoản mục phát hiện thấy có những dấu hiệu bất thườngcần tập trung kiểm tra chi tiết, tránh sa đà

+ Thủ tục phân tích được thực hiện như là thử nghiệm cơ bản khi việc sửdụng thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớtrủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của BCTC

+ Quy trình phân tích được dùng để kiểm tra toàn bộ các BCTC trongkhâu soát xét cuối cùng của cuộc kiểm toán.

Thủ tục phân tích được vận dụng trong mỗi giai đoạn của cuộc kiểmtoán có những ý nghĩa nhất định Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán thủtục phân tích giúp KTV xác định các biến động về tình hình kinh doanh củakhách hàng, từ đó rút ra những xu hướng quan trọng, xác định những biếnđộng bất thường có thể ảnh hưởng đến kế hoạch kiểm toán Như vậy tronggiai đoạn lập kế hoạch kiểm toán thủ tục phân tích giúp KTV khoanh vùng rủiro và xác định thời gian, thủ tục kiểm toán cần thực hiện Trong giai đoạnthực hiện kiểm toán thủ tục phân tích giúp hạn chế tối đa các cuộc khảo sátchi tiết bởi vì khi một thể thức phân tích không làm nổi bật các dao động bấtthường thì khả năng sai sót là rất nhỏ KTV sẽ tập trung vào những biến độngbất thường do đó giúp giảm bớt thời gian và chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quảcho cuộc kiểm toán Kết thúc kiểm toán thủ tục phân tích được sử dụng đểđánh giá tổng quát toàn bộ số liệu đã được kiểm toán nhằm khẳng định thêm

Trang 13

cho kết luận kiểm toán hoặc quyết định các thủ tục kiểm toán bổ sung nếu cầnthiết.

Như vậy thủ tục phân tích là một thủ tục kiểm toán rất quan trọng Để cóthể đưa ra ý kiến đối với BCTC của khách hàng với mức chi phí hợp lý thìcác công ty kiểm toán phải nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng thủ tục phântích trong kiểm toán BCTC Theo kết luận của Hội đồng Chuẩn mực KiểmToán Quốc Tế “Các thể thức phân tích có tầm quan trọng đến nỗi chúng đượcquy định cho tất cả cuộc kiểm toán Đối với một số mục tiêu kiểm toán nhấtđịnh hoặc số dư các tài khoản nhỏ, chỉ cần thủ tục phân tích thôi cũng đủ bằngchứng”

1.3.Vận dụng thủ tục phân tích trong các giai đoạn của kiểm toán báocáo tài chính

1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên cần thực hiện trong mỗicuộc kiểm toán nhằm tạo điều kiện pháp lý cũng như điều kiện cần thiết chocuộc kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán giúp KTV thu thập các bằng chứngđầy đủ và có giá trị cho các tình huống, phối hợp hiệu quả giữa các KTV vàvới các bộ phận có liên quan để giữ chi phí ở mức thấp nhất, là căn cứ để giúpcông ty kiểm toán tránh những bất đồng với công ty khách hàng, là căn cứkiểm soát chất lượng công việc kiểm toán đang thực hiện…

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tích được sử dụngvới những mục đích sau:

Thứ nhất, Thu thập những hiểu biết về nội dung các BCTC và những

biến đổi quan trọng về kế toán và hoạt động kinh doanh của khách hàng vừamới diễn ra lần trước, từ đó KTV có thế nhận biết khả năng tồn tại sai phạmtiềm tàng trên BCTC của doanh nghiệp Sự khác biệt giữa giá trị trên sổ vớinhững giá trị dùng để so sánh ( số bình quân ngành, số ước tính của KTV…)

Trang 14

thường được xem là những biến động bất thường, nó chỉ ra khả năng hiệndiện của các sai sót trong kế toán hoặc không tuân thủ các quy tắc đề ra Dovậy nếu các chênh lệch đáng kể KTV cần chú trọng vào việc kiểm tra chi tiếtcác khoản mục có dấu hiệu bất thường để tìm ra nguyên nhân.

Thứ hai,Thực hiện thủ tục phân tích nhằm xác định rủi ro kinh doanh

mà khách thể gặp phải, vấn đề nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục củakhách hàng Nguy cơ rắc rối về tài chính phải được KTV quan tâm trong việcước lượng rủi ro kiểm toán cũng như mối quan hệ với giả thiết về hoạt độngliên tục của Ban Giám Đốc trong quá trình lập BCTC KTV có thể tính toáncác tỷ suất về khả năng thanh toán của khách hàng để xem xét khả năng thanhtoán các khoản nợ đến hạn của công ty, bên cạnh đó cần xem xét tỷ suất khảnăng sinh lời…

Ngoài ra, các thể thức phân tích thực hiện trong lập kế hoạch kiểm toán

còn giúp cho việc xác định bản chất, phạm vi và thời hạn công việc phải hoànthành Việc thực thi các thể thức phân tích trog giai đoạn này giúp KTV nhậndiện những vấn đề quan trọng cần quan tâm đặc biệt trong cuộc kiểm toán

Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV thực hiện thủ tục phân tịch thông qua3 bước chính sau:

Bước 1: Thu thập thông tin tài chính và thông tin phi tài chính

BCTC của khách hàng không chỉ bị ảnh hưởng bởi những thông tin tàichính mà còn chịu tác động bởi các thông tin phi tài chính KTV cần thu thậpđầy đủ các thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Các thông tinđó bao gồm:

- Các thông tin về nghĩa vụ pháp lý như giấy phép thành lập, giấyphép đầu tư, điều lệ công ty, các hợp đồng…

Trang 15

- Các thông tin về tình hình kinh doanh: Các báo cáo, các thay đổitrong môi trường kinh doanh ( nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh…) và môitrường công nghệ…

- Thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ: Điều lệ, sơ đồ tổ chức bộmáy quản lý, biên bản họp hội đồng quản trị, bộ máy kế toán…

Đối với các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực khác nhau hoặc cónhiều chi nhánh thì KTV cần thu thập thông tin đối với mỗi đơn vị hoạt độngquan trọng Ngoài ra KTV còn tiến hành thu thập các thông tin về năng lựcsản xuất, số nhân viên, số lượng mua và bán Các thông tin này được sử dụngđể xác định sự phủ hợp của số liệu trên BCTC của khách hàng với hiểu biếtcủa KTV về hoạt động kinh doanh của khách hàng

Thu thập thông tin phải đảm bảo KTV đạt được sự hiểu biết về nội dungcủa BCTC, những thay đổi quan trọng về kế toán và hoạt động kinh doanhcủa khách hàng.

Bước 2: Phân tích và so sánh thông tin thu được

Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết, KTV tiến hành so sánh,phân tích (thông thường là các thông tin tài chính sơ bộ năm nay và thông tintài chính năm trước) nhằm xác định các vùng có thể xảy ra rủi ro Các côngviệc thường được thực hiện là

* Rà soát qua các số liệu

KTV có thể rà soát sơ bộ số liệu trên BCĐKT, BCKQKD ban đầu dokhách hàng cung cấp để phát hiện những dấu hiệu bất thường thông qua cácmối quan hệ giữa các khoản mục Thủ tục này có thể được áp dụng cho thôngtin tài chính theo từng quý.

* So sánh số dư các tài khoản

KTV tiến hành so sánh số dư các tài khoản năm nay (trên BCĐKT,BCKQKD ban đầu do khách hàng cung cấp) với số dư năm trước hoặc số dự

Trang 16

toán, số liệu chung của ngành để giúp KTV nhận diện được những biến độngbất thường cần quan tâm trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.

* Phân tích dòng tiền

Thông tin dùng để phân tích có thể lấy từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ củakhách hàng Trong giai đoạn ban đầu phần lớn các công ty đều có dòng tiềnâm từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động tài chính và dòng tiền đểđầu tư Trong giai đoạn tăng trưởng ổn định công ty nên cân bằng dòng tiềntừ 3 hoạt động Trong thời kỳ suy thoái, dòng tiền từ hoạt động kinh doanhvẫn dương nhưng có thể giảm, hoạt động đầu tư chậm lại và tạo ra dòng tiềndương…

Nhóm tỷ suất khả năng thanh toán

+ Tỷ suất thanh toán hiện hành = TS lưu động/ Vay nợ ngắn hạn

+ Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh = TS có khả năng thanh toánnhanh/ Vay nợ ngắn hạn

+ Tỷ suất khả năng thanh toán tức thời = Tiền + tương đương tiền/ Vaynợ ngắn hạn.

Nhóm tỷ suất khả năng sinh lời

+ Tỷ suất thu hồi VCSH = Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/VCSH+ Tỷ suất lợi nhuận gộp (ròng) = Lợi nhuận gộp (ròng)/Doanh thu

Nhóm tỷ suất về khả năng hoạt động

+ Hệ số vòng quay hàng tồn kho = Gía vồn hàng bán/ HTK trung bình

Trang 17

+ Hệ số quay vòng khoản phải thu = Doanh thu thuần/ Khoản phải thutrung bình

Nhóm tỷ suất về cấu trúc tài chính

+ Tỷ suất đầu tư = TSDH/ Tổng TS

+ Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn CSH/ Tổng NV+ Tỷ suất nợ = Tổng nợ phải trả/ Tổng NV

Về ý nghĩa của mỗi tỷ suất được trình bày trên đây và một số tỷ suất

thường gặp khác sẽ được trình bày cụ thể trong phụ lục 1

Các tỷ suất này có thể dùng để so sánh với số liệu chung của toànnghành hay so sánh với số dự toán Thông thường việc so sánh với số liệunăm trước của khách hàng thường được KTV sử dụng nhiều nhất, nó cho biếttình hình tài chính của khách hàng đang tốt hơn hay xấu đi, có xảy ra nhữngbiến động bất thường hay không Khi so sánh vơi số liệu chung của nghànhthì cần phải cân nhắc đến điều kiện cụ thể của từng khách hàng như điều kiệnvề địa lý, các phương pháp kế toán áp dụng…

Chú ý:

Việc xác định dạng hay phương pháp để thực hiện thủ tục phân tích đòìhỏi phải có đánh giá mang tính nghề nghiệp thông qua xem xét mục đích củaviệc vận dụng thủ tục phân tích, bản chất tài khoản và nghiệp vụ, mức độchính xác của các dự đoán Nhìn chung hai dạng của thủ tục phân tích hayđược sử dụng nhất là phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất.

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán KTV chưa cần đạt đến độ chínhxác trong ước tính số liệu kế toán, không cần kiểm tra các chứng từ gốc KTVchỉ cần ước đoán số liệu dựa trên sự hiểu biết về hoạt động kinh doanh củakhách hàng, đặc điểm số dư, các nghiệp vụ có liên quan đến thông tin tàichính của năm hiện tại.

Trang 18

+ Cần phải xem xét tính hợp lý, khả năng dự đoán và tính chính xác củacác thủ tục phân tích

+ Mối quan hệ của các chỉ số trong môi trường ổn định có tính dự đoáncao hơn mối quan hệ trong môi trường thay đổi mạnh

+ Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong BCKQKD (các nghiệp vụ trongthời kỳ) có tính dự đoán cao hơn mối quan hệ của các chỉ tiêu trong BCĐKT(số liệu trong một thời điểm)

+ Mối quan hệ trực tiếp có tính dự đoán cao hơn mối quan hệ gián tiếp+ Mối quan hệ đơn lẻ thường rõ ràng và chính xác hơn mối quan hệ tổnghợp

+ Mối quan hệ liên quan tới nghiệp vụ do quản lý tự quyết thường kémtính dự đoán hơn các nghiệp vụ khác.

Bước 3: Đánh giá ban đầu về báo cáo tài chính của khách hàng

Từ việc tính ra các tỷ suất tài chính, tiến hành so sánh cũng như xem xétcác chỉ tiêu phi tài chính có liên quan đến hoạt động kinh doanh của kháchhàng, KTV tiến hành đánh giá xem những biến động trên BCTC có phù hợpvới dự đoán và hiểu biết của KTV hay không? Nếu sự biến động là trọng yếuKTV cần thảo luận với ban giám đốc của khách hàng và đánh giá sự giải thíchcủa họ về giá trị thông tin và độ tín nhiệm Điều đó đòi hỏi KTV phải có sựhiểu biết về công ty và đánh giá đúng đắn yếu tố rủi ro cố hữu.

KTV cần nhận dạng các sai phạm tiềm tàng có thể xảy ra đối với từngkhoản mục, nghiệp vụ khi thấy xuất hiện những biến động bất thường hay sựvắng mặt của những biến động dự kiến mà nguyên nhân không được giảithích một cách hợp lý.

Như vậy kết thúc giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tíchgiúp KTV xác định rủi ro kiểm toán cho từng khoản mục trên BCT để tậptrung nhiều hơn trong quá trình thực hiện kiểm toán.

Trang 19

1.3.2.Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA số 520 “ Quy trình phântích được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi việc sử dụng thủ tụcnày có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro pháthiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính”

Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tích nếuđược thiết kế và sử dụng một cách hiệu quả sẽ đạt được mục tiêu kiểm toán vàkhi đó có thể thay thế hoặc giảm bớt việc sử dụng các thủ tục kiểm tra chi tiết.Thủ tục phân tích có thể xác định những vấn đề khó có thể phát hiện khi thựchiện thủ tục kiểm tra chi tiết, hướng kiểm toán viên đến những vấn đề cầnquan tâm nhiều hơn Khi một thể thức phân tích không làm nổi bật lên cácgiao động bất thường thì khả năng sai số hoặc sai quy tắc là rất nhỏ KTV sẽtập trung vào các sai sót trọng yếu, những dấu hiệu bất thường giảm bớt thờigian, chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả cho cuộc kiểm toán Ngoài ra thủ tụcphân tích còn giúp KTV có thể xác định được rủi ro hoặc sự kém hiệu quả củahệ thống kiểm soát nội bộ mà trước đó chưa được phát hiện.

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, thủ tục phân tích được vận dụngcho tất cả các khoản mục, số dư, nghiệp vụ trọng yếu Thủ tục phân tích nênđược thực hiện trước thủ tục kiểm tra chi tiết do kết quả của thủ tục phân tíchsẽ xác định nội dung và quy mô của thủ tục kiểm tra chi tiết

Nhìn chung các bước vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thựchiện kiểm toán phải được thực hiện quy củ và chặt chẽ hơn so với việc vậndụng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Thủ tục kiểm toán bao gồm sosánh giá trị ghi sổ với số dự toán để nhằm đưa ra kết luận xem giá trị ghi sổcó trung thực hợp lý hay không? Thủ tục phân tích được áp dụng trong giaiđoạn thực hiện kiểm toán được thực hiện theo trình tự sau:

Trang 20

Bước 1: Phát triển mô hình phân tích

Khi phát triển mô hình chúng ta cần xác định các biến tài chính hoặchoạt động và mối quan hệ giữa chúng Việc lựa chọn biến cụ thể cần căn cứvào mục đích của việc vận dụng thủ tục phân tích và nguồn thông tin về cácdữ liệu Như vậy với mỗi mô hình cần xác định rõ việc phát triển mô hình làđể dự đoán số dư tài khoản hiện tại hay để dự đoán thay đổi so với số dư nămtrước Cần chú ý là việc dự đoán thay đổi so với năm trước sẽ có hiệu quả khisố dư năm trước đã được kiểm toán Khi kết hợp được những biến độc lập cóliên quan sẽ cho ta nhiều thông tin hơn và vì vậy dự đoán chính xác hơn.Ngược lại nếu mô hình dự đoán quá đơn giản sẽ đồng nghĩa với đơn giản hoácác phép so sánh và mức hạn của bằng chứng kiểm toán Để có thể tăng tínhchính xác cho dự toán bằng cách phát triển mô hình theo hướng chi tiết hoádữ liệu thậm chí chi tiết thành nhiều mô hình nhỏ hơn

Bước 2: Xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính vànghiệp vụ

Tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ sử dụng trongmô hình phân tích có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác của bằng chứngkiểm toán thu được từ thủ tục phân tích Các dự tính càng chi tiết thì độ tincậy càng cao do tính độc lập với tài khoản được dự tính tăng lên ví dụ doanhthu theo tháng với năm.

Độ tin cậy của dữ liệu được đánh giá trên nhiều mặt như: nguồn của dữliệu ( nguồn dữ liệu bên ngoài có độ tin cậy cao hơn nguồn dữ liệu bên trong,nguồn dữ liệu được kiểm toán tin cậy hơn nguồn dữ liệu chưa được kiểmtoán…), tính kế thừa và phát triển của thủ tục kiểm toán dữ liệu từ nhữngnăm trước, mở rộng phạm vi sử dụng dữ liệu.

Trang 21

Bước 3: Ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ

Khi so sánh số ước tính với số ghi sổ cần chú ý tới các xu hướng: Tínhthường xuyên của việc đánh giá mối quan hệ đang được nghiên cứu (mốiquan hệ này càng được đánh thường xuyên thì tính nhất quán cũng như độ tincậy của mối quan hệ trong phân tích càng cao), tính bíên động tất yếu và biếnđộng bất thường (thông thường đây là kết quả của quá trình ci tiết hoá số ướctính và cả quá trình tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng trong bướclập kế hoạch kiểm toán), sự vắng mặt của những biến động mong đợi cũngcần được KTV tìm hiểu nguyên nhân.

Bước 4: Phân tích nguyên nhân chênh lệch

Mỗi khoản mục trên BCTC có một mức chênh lệch có thể chấp nhậnđược Nếu chênh lệch cao hơn mức này được đánh giá là trọng yếu Thôngthường nếu số liệu trên sổ hay tỷ suất tính toán là phù hợp với những tính toáncủa KTV thì sẽ không cần tiến hành điều tra thêm và chấp nhận số liệu củakhách hàng Nếu chênh lệch là trọng yếu thì cần thực hiện thủ tục kiểm toánkhác để phân tích nguyên nhân chênh lệch.

Chênh lệch có thể do số dư khoản mục hay loại nghiệp vụ được kiểmtoán chứa đựng sai sót nhưng cũng có thể do chính bản thân ước tính củaKTV có sai sót Do đó cần tìm hiểu lời giải thích từ nhân viên của khách thểkiểm toán đồng thời xem xét lại giả định và dữ liệu sử dụng để ước tính Nếuvẫn còn chênh lệch qua xem xét quá trình triển khai thủ tục phân tích thì lờigiải thích và bằng chứng cần thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết.

Bước 5: Xem xét những phát hiện qua kiểm toán

Sau khi tìm hiểu, so sánh, phân tích số liệu của khách hàng, tìm lời giảithích cho các nghi vấn KTV đánh giá khái quát lại một lần nữa các kết quảthu được Nếu sai những sai sót trọng yếu đã tìm ra nguyên nhân mà vẫn cóảnh hưởng nghiêm trọng đến BCTC thì KTV cần thảo luận với khách hàng,

Trang 22

yêu cầu khách hàng điều chỉnh Nếu khách hàng không đồng ý sẽ đưa ra ýkiến chấp nhận từng phần hoặc từ chối đưa ra ý kiến “ Trường hợp quy trìnhphân tích phát hiện những chênh lệch trọng yếu hoặc mối liên hệ không hợplý giữa các thông tin tương ứng hoặc có chênh lệch lớn hơn so với dự kiến,KTV phải thực hiện các thủ tục điều tra để thu thập đầy đủ bằng chứng thíchhợp” (chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520)

1.3.3 Kết thúc kiểm toán

Giai đoạn kết thúc kiểm toán có vai trò rất quan trọng trong mọi cuộckiểm toán vì ngay cả khi các giai đoạn khác của cuộc kiểm toán được thựchiện tốt mà giai đoạn kết thúc thực hiện sơ sài thì chất lượng kiểm toán cũngkhông cao Do vậy chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 quy định “ Kiểmtoán viên phải thực hiện quy trình phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán vàgiai đoạn soát xét tổng thể về cuộc kiểm toán”

Mục tiêu cơ bản của thủ tục phân tích trong giai đoạn này là đánh giálại các thông tin trình bày trên BCTC một cách tổng thể và phát hiện sai sótchưa được phát hiện trong các giai đoạn trước, nó đảm bảo rằng tất cả chênhlệch lớn và các khoản mục bất thường đã được giải thích một cách đầy đủ vàđánh giá khả năng tiếp tục hoạt động của khách hàng.

Thủ tục phân tích trong giai đoạn soát xét được thực hiện theo các bướcsau:

Bước 1: Thu thập thông tin và so sánh kết quả

Trong giai đoạn này để phục vụ cho việc phân tích KTV sử dụngBCTC đã điều chỉnh để so sánh với kỳ trước hay số liệu dự toán… trong đócó tính đến mối quan hệ của các yếu tố, kinh nghiệm của đơn vị và tình hìnhthực tế của ngành.

Trang 23

Bước 2: Phân tích kết quả

Trong giai đoạn này KTV soát xét lại bảng cân đối thử, BCTC và cácthuyết minh kèm theo để xét đoán sự đầy đủ của bằng chứng thu được để lýgiải cho những biến động bất thường hoặc những biến động không mong đợivà đánh giá lại xem có mối quan hệ bất thường nào chưa được điều tra haykhông Nếu khi soát xét phát hiện một vài số dư, khoản mục bất thường màchua được lý giải hợp lý có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của kháchhàng thì KTV phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung trước khi đưa ra ýkiến kiểm toán ( KTV có thể yêu cầu thông tin về quyết định của hội đồng cổđông, của cuộc họp hội đồng quản trị, ban giám đốc…có thể ảnh hưởng đếnBCTC)

Thủ tục phân tích được sử dụng trong giai đoạn kết thúc kiểm toán cònrất hiệu quả trong việc đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng.Việc thảo luận với ban giám đốc và xem xét kế hoạch hoạt động trong tươnglai của khách hàng là rất quan trọng trong việc đánh giá các thủ tục phân tích.Có một số dấu hiệu dẫn đến sự nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục củakhách hàng như các tỷ suất thanh toán của khách hàng thấp, tỷ suất khả năngsinh lời kém, luồng tiền âm, doanh nghiệp bị mất thị trường và mất nhà cungcấp…

Một số tỷ suất thường sử dụng để đánh giá khả năng hoạt động liên tụccủa khách hàng như:

- Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh- Tỷ suất khả năng thanh toán tức thời- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu- Tỷ suất nợ

Trang 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCHTRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH

KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN NEXIA ACPA

2.1 Tổng quan về công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn Nexia ACPA2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm Toán vàTư Vấn NEXIA ACPA

Nền kinh tế Vịêt Nam đang có sự chuyển mình đáng kể với tốc độ tăngtrưởng nhanh Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển và đanghoà nhập cùng nền kinh tế thế giới Trong điều kiện đó sự cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp ngày càng gay gắt đòi hỏi một thị trường tài chính minh bạch,tạo điều kiện cho sự ra đời của các công ty kiểm toán Để đáp ứng nhu cầucủa thị trường cũng như xu thế phát triển chung cả về số lượng và chất lượngcủa các công ty kiểm toán, công ty TNHH kiểm toán và tư vấn ACPA ra đời.Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn ACPA chính thức đi vào hoạt động từngày 4/4/2004, theo giấy phép kinh doanh số 1002012231 do sở kế hoạch vàđầu tư thành phố Hà Nội cấp Công ty có vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ đồngnhưng hiện nay đã tăng lên là 3 tỷ đồng chỉ sau hơn 3 năm đi vào hoạt động,đó là một con số khá ấn tượng Công ty có tư cách pháp nhân, có tài khoảngiao dịch tại ngân hàng Vietcombank, có quyền ký và phát hành báo cáo kiểmtoán Trụ sở chính của công ty tại tầng 18, tháp quốc tế Hoà Bình, 106 HoàngQuốc Việt, Hà Nội, Việt Nam (trước đây là tầng 7, toà nhà Đồng Tâm, 29Hàn Thuyên, Hà Nội, Việt Nam.)

Công ty được thành lập bởi các kiểm toán viên ưu tú với hơn 10 nămkinh nghiệm làm việc tại các công ty lớn trên thế giới như công ty ArthurAndersen Việt Nam và công ty TNHH KPMG Việt Nam Với đội ngũ nhânviên lành nghề, áp dụng phương pháp kiểm toán tiên tiến nhất nên chỉ trong

Trang 25

thời gian ngắn, công ty nhanh chóng nổi lên như một trong những hãng kiểmtoán hàng đầu Việt Nam.

Đến ngày 10/06/06, công ty đã mở rộng văn phòng chi nhánh tại TP HồChí Minh, địa chỉ tầng 5, toà nhà Starview, 63A, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa,quận 1, TP HCM để có thể tiếp cận với khách hàng ở Miền Nam, tạo điềukiện mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động của công ty.

Năm 2006 công ty đã trở thành thành viên chính thức của tập đoànkiểm toán quốc tế Nexia International Nexia International là tập đoàn chuyênkinh doanh trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ kế toán- kiểm toán và tư vấntrên toàn thế giới Được thành lập từ năm 1971 bởi hai hãng nổi tiếng ở LuônĐôn và NewYork, đó là Oppenhenin Appel Dixon & Associates USD vàSpicer & Pegles UK Hiện nay, Nexia là một tập đoàn đứng trong tốp 10 tậpđoàn lớn mạnh nhất thế giới với 334 văn phòng đại diện trên 92quốc gia Gianhập Nexia là cơ hội phát triển mới cho ACPA, không những nâng cao đượcchất lượng dịch vụ mà còn quảng bá được tên tuổi cũng như vị thế của côngty trên thị trường thế giới Nhân viên của công ty có cơ hội được đào tạo nângcao về chuyên môn, nghiệp vụ bằng cách tiếp cận với các phương pháp kiểmtoán đa dạng của nhiều công ty ở các quốc gia khác nhau, trao đổi nhữngthông tin hữu ích về chuyên ngành kế toán, kiểm toán…từ các thành viên củaNexia Tháng 12/2007 công ty chính thức đổi tên thành công ty TNHHNEXIA ACPA.

Một sự kiện đáng ghi nhận là NEXIA ACPA đã được trao giải “Thương mại dịch vụ Việt Nam-Top trade service 2007” do Bộ Công Thươngtổ chức nhằm tôn vinh những thành tựu đạt được của các doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực thương mại dịch vụ tại Việt Nam sau năm gia nhập tổchức thương mại thế giới và đầu năm 2008 được chấp nhận kiểm toán các

Trang 26

công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, đó là một nguồn động lực quantrọng đối với toàn thể nhân viên trong công ty.

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty:

2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh và thị trường của Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA:

Hoạt động chính của công ty là cung cấp các dịch vụ về kiểm toán vàtư vấn tài chính kế toán, ngân hàng, nguồn nhân lực… cho các doanh nghiệpvới chi phí hợp lí và chất lượng dịch vụ tốt nhất

Dịch vụ chủ yếu mà công ty cung cấp là:

- Dịch vụ kế toán, kiểm toán:

+ Kiểm toán , rà soát Báo cáo tài chính+ Kiểm toán hoạt động

+ Đánh giá và rà soát nghĩa vụ thuế thực hiện với nhà nước

- Các dịch vụ về tư vấn doanh nghiệp

Trang 27

nước Tuy nhiên chủ yếu là các khách hàng nước ngoài với tỉ trọng khoảng99% mà trong đó 90% là các khách hàng Nhật Bản, đây là các khách hàng cótiềm năng và có đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng dịch vụ mà công ty cungcấp, đó cũng chính là cơ hội để công ty hoàn thiện và nâng cao chất lượngdịch vụ của mình

2.1.2.2 Khái quát tình hình kinh doanh của công ty những năm gần đây:

Với đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tuân thủ nghiêmngặt các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và đầy nhiệt huyết, chất lượng dịchvụ được cung cấp bởi Công ty ngày càng được nâng cao Vì thế, số lượngkhách hàng tin tưởng và sử dụng dịch vụ của NEXIA ACPA không ngừngtăng lên Theo thống kê của công ty thì số lượng khách hàng tính đến năm2006 là 100, đến cuối năm 2007 đã là 168 khách hàng và con số này vẫn tiếptục tăng Bắt đầu đi vào hoạt động chính thức từ tháng 4 năm 2004, tuy thờigian hoạt động chưa lâu nhưng vói sự nỗ lực của cả bộ máy hoạt động,NEXIA ACPA đã thu được những thành tựu đáng kể Theo chế độ kế toán ápdụng tại công ty, năm tài khoá của công ty kết thúc vào ngày 30 tháng 6 hàngnăm Kết quả hoạt động của công ty được thể hiện như bảng sau

Chỉ tiêu

Doanh thu

Lợi nhuận(triệu VNĐ)

Tổng(triệu VNĐ)

DTtừ dịch vụkiểm toán (%)

DT từ dịch vụtư vấn (%)30/06/04-30/06/05

4000 6800 12410

5001300 1504

Trang 28

Mặc dù mới hoạt động được hơn ba năm nhưng NEXIA ACPA đã đạtđược nhiều thành tích đáng kể cả về thu nhập cũng như uy tín nghề nghiệp.Doanh thu hoạt động không ngừng tăng lên trong năm tài chính kết thúc ngày30/6/2007 vừa qua công ty đạt mức doanh thu 12,41 tỉ VND tăng gấp 2 doanhthu năm 2006, gấp 3 lần doanh thu năm 2005 (trong đó doanh thu từ dịch vụkiểm toán chiểm khoảng 70% , doanh thu từ dịch vụ tư vấn thuế ước đạt 30%tổng doanh số) Lợi nhuận ước tính của công ty trong năm đạt khoảng 13%tổng doanh thu

Với tốc độ phát triển nhanh chóng chỉ sau hơn 3 năm hoạt động Côngty đã đạt được những thành tựu đáng kể như trở thành thành viên chính thứccủa tập toàn NEXIA và được nhận giải “Top Trade service” do Bộ CôngThương tổ chức và được chấp nhận đủ điều kiện kiểm toán các công ty niêmyết trên thị trường chứng khoán, đó là một niềm tự hào đối với một công ty cóquy mô nhỏ lại mới thành lập nhưng đã vượt qua hàng loạt các công ty kiểmtoán nổi tiếng khác.

Nói đến sự phát triển của công ty không thể không nói đến sự thay đổivề số lượng nhân viên của công ty.Chiến lược của công ty về nhân lực là mởrộng đội ngũ công nhân viên cả về chiều rộng và chiều sâu Bắt đầu hoạt độngvới 6 thành viên sáng lập, chỉ sau hơn 3 năm hoạt động công ty có 70 người.Bên cạnh đó chất lượng nhân viên không được nâng cao bằng nhiều hình thứckhác nhau Công ty luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên thamgia các chương trình đào tạo do chính công ty tổ chức, các khoá học do Nexiacung cấp hay các khoá học IBA Marter hoặc ACCA.

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty:

Bộ máy tổ chức của công ty được thiết lập một cách gọn nhẹ, khoa họcvà năng động phù hợp với qui mô hoạt động nhỏ và vừa của công ty Cơ cấutổ chức bộ máy của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 29

Sơ đồ 1 Bộ máy tổ chức của công ty

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng,gồm có Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và 4 phòng chính:

Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Chí Trung phụ trách việc điều hành mọi

hoạt động của doanh nghiệp và là đại diện pháp lý của công ty trong các giaodịch với khách hàng cũng như với Nhà nước Tổng giám đốc trực tiếp quản lýhoạt động của các phòng Hành chính tổng hợp, phòng Kiểm toán, bộ phậnsoát xét chất lượng đồng thời đánh giá hiệu quả của bộ phận tư vấn thông quaphó giám đốc.

Phó Tổng Giám đốc: Gồm ba người đó là ông Hoàng Khôi, ông Ngụy

Quốc Tuấn, và ông Phạm Quốc Hưng quản lý các hoạt động chung của phòngtư vấn và trực tiếp điều hành hoạt động của bộ phận tư vấn thuế thuộc phòng

Phòng HC- THPhòng

Bộ phận tư vấn Tài chính – Ngân hàngBộ phận

soát xét chất lượng

Chi nhánh TP.HCM

Trang 30

tư vấn, đồng thời là người soát xét cuối cùng chất lượng hoạt động tư vấnthuế.

Phòng tư vấn: Thực hiện những công việc liên quan đến dịch vụ tư vấn

thuế, tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, tư vấn lựa chọn và triển khai phần mềmquản lý, tư vấn đánh giá giá trị doanh nghiệp trước khi niêm yết trên thịtrường chứng khoán cho khách hàng.

Phòng kiểm toán: Thực hiện toàn bộ những hoạt động liên quan đến

việc cung cấp dịch vụ kiểm toán, kế toán cho các khách hàng Phòng kiểmtoán có ba trưởng phòng là ông Nguyễn Mạnh Tuấn, ông Lê Thế Việt và ôngNguyễn Tuấn Nam quản lý và điều hành mọi hoạt động tại phòng kiểm toánđồng thời chịu trách nhiệm báo cáo lên giám đốc về kết quả hoạt động củaphòng kiểm toán

Bộ phận soát xét chất lượng: Thực hiện việc rà soát kết quả cung cấp

dịch vụ kiểm toán cũng như tư vấn một cách độc đối với tất cả các nhân viênđã trực tiếp tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán, thuế chokhách hàng Bộ phận này do ông Nguyễn Minh Thắng phụ trách.

Phòng Hành chính-Tổng hợp: Thực hiện công việc kế toán cũng như

các công việc văn phòng khác tại công ty.

Với cách thức tổ chức như trên, bộ máy quản lý của Công ty NEXIAACPA đã tạo ra được môi trường làm việc hiệu quả và có năng suất cao phùhợp với mô hình hoạt động nhỏ vừa tại công ty.

Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: Thực hiện toàn bộ các hoạt động

liên quan chủ yếu tới cung cấp dịch vụ kiểm toán và kế toán, do ông NgụyQuốc Tuấn điều hành và chịu trách nhiệm báo cáo lên giám đốc về kết quảhoạt động của Công ty

Trang 31

2.1.3.2 Tổ chức kế toán:

Để phù hợp với qui mô nhỏ, số lượng nhân viên ít cũng như để tiếtkiệm chi phí nên bộ máy được thiết kế chỉ bao gồm 2 nhân viên là kế toántrưởng và kế toán viên Kế toán trưởng là ông Lê Thế Việt phụ trách chungmọi công việc kế toán và giám sát thực hiện công việc của kế toán viên Kếtoán viên là bà Vũ Thị Hà, người thực hiện mọi công việc ghi chép sổ sách kếtoán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Là một công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn mang những đặcđiểm chung của ngành: công việc bận rộn theo mùa, do đó để phù hợp vớicông việc niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ 1/7 đến 30/6 hàng năm Hiệnnay do qui trình kế toán đơn giản nên công ty đang áp dụng hình thức nhật kíchung trong ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Việc hạch toán kế toánđược thực hiện dựa trên phần mềm kế toán AFSYS do công ty ESOFT xâydựng Đây là phần mềm thiết kế cho hệ thống đa người sử dụng và có tính bảomật cao, thích hợp với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán, kế toán vàtư vấn như Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIAACPA.

Sơ đồ 2: Bộ máy kế toán của công ty

Hành chính - Tổng hợp

Kế toán trưởng

Kế toán viên

Trang 32

2.1.4 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toánvà tư vấn NEXIA ACPA

Tại công ty kiểm toán NEXIA ACPA, qui trình kiểm toán được thiếtlập dựa trên một hướng tiếp cận mới dựa trên việc đánh giá rủi ro “risk- basedaudit” mang những nét riêng biệt so với cách tiếp cận truyền thống Theo cáchtiếp cận rủi ro, kiểm toán viên không chỉ quan tâm tới các rủi ro kiểm toán màcòn quan tâm tới rủi ro kinh doanh của khách hàng- những rủi ro ảnh hưởngtrực tiếp tới lợi nhuận của công ty cũng như nắm giữ chìa khoá quyết địnhcho sự tồn tại của nó

Quy trình kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư VấnNEXIA ACPA được chia thành các bước rõ rệt và được minh hoạ theo sơ đồ

Sơ đồ 3: Quy trình kiểm toán chung

Việc thực hiện qui trình kiểm toán theo cách tiếp cận như trên được thực hiệnqua bốn bước chính:

Trang 33

- Tìm hiểu qui trình hoạt động kinh doanh của khách hàng- Thực hiện trắc nghiệm kiểm soát

- Thực hiện trắc nghiệm cơ bản

- Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợCác công việc chính của mỗi bước như sau:

Sơ đồ 4: Quy trình kiểm toán chi tiết

(1) Liên hệ các rủi ro được phát hiện với các thủ tục kiểm soát chính(2) Đánh giá sự thiết kế phù hợp của các thủ tục kiểm soát

(3) Kiểm tra sự hoạt động hữu hiệu của các thủ tục kiểm soátĐánh giá tính

trọng yếu

Đánh giá ban đầu về rủi ro

Phân tích kinh doanh

Thủ tục kiểm soát tầm cao

Thủ tục kiểm soátđặc biệt

Xác định và tìm nguyên nhân rủi ro Đối chiếu với BCTC

Xác định các rủi ro còn lạiXác định và thực hiện các TN cơ bảnKiến nghị

Các yêu cầu và quy định trong giai đoạn lập BC

Các y/c chuyên môn

Trang 34

(4) Rủi ro được giảm đến mức chấp nhận được

2.1.4.1 Tìm hiểu qui trình hoạt động kinh doanh của khách hàng

Kiểm toán viên thu thập những dữ liệu cơ bản cho việc đánh giá tínhhiệu quả của hoạt động quản lý rủi ro, phân tích điều kiện kinh doanh cũngnhư quá trình xử lý thông tin của khách hàng giúp xác định và khoanh vùngđược những gian lận, sai sót trọng yếu và rủi ro trong hoạt động kinh doanhcó khả năng ảnh hưởng tới hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính cũng nhưảnh hưởng tới các biện pháp đưa ra nhằm cải thiện tình trạng kinh doanh củakhách hàng Giai đoạn đầu tiên này cũng cho phép kiểm toán viên xác địnhđược các tài khoản chứa đựng các rủi ro trọng yếu căn cứ vào đó kiểm toánviên sẽ đưa ra các thử nghiệm cơ bản cần thực hiện trên cơ sở tuân thủ theocác chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận rộng rãi (GAAS) Giai đoạn nàyđược chia thành các bước nhỏ như sau:

Đánh giá tính trọng yếu: Đánh giá tính trọng yếu và sai sót có thể chấp

nhận được từ đó xác định các công việc cần thiết nhằm xác định rủi ro cũngnhư các công việc thực hiện xuyên suốt cuộc kiểm toán.

Xác định rủi ro ban đầu: Kiểm toán viên đưa ra đánh giá, nhận xét ban

đầu về mức rủi ro có thể xuất hiện trong công ty của khách hàng dựa trên việcsử dụng mẫu đánh giá ban đầu về rủi ro để lập kế hoạch cho toàn cuộc kiểmtoán Phục vụ cho việc đánh giá rủi ro, kiểm toán viên cần phải xem xétnhững vấn đề quan trọng của kỳ trước hoặc kỳ này có khả năng ảnh hưởngđến việc xác định rủi ro của kỳ này (các rủi ro gian lận và sai sót, những thiếusót về thủ tục kiểm soát, những sai phạm và những điều chỉnh và các hoạtđộng bất hợp pháp) Ngoài ra, kiểm toán viên cần phải quan tâm tới nhữngthay đổi quan trọng trong kì có khả năng dẫn tới rủi ro; cũng như tính phứctạp trong hoạt động kinh doanh của khách hàng để cân nhắc cho việc thamkhảo ý kiến của các chuyên gia trong đánh giá.

Trang 35

Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng: Tìm hiểu về

chiến lược kinh doanh và những ưu điểm trong quá trình điều hành thông quaquá trình phân tích cơ bản về hoạt động kinh doanh (Business AnalysisFramework )

Sơ đồ 5: Bảng phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng

Bảng phân tích này thể hiện rõ nét mối quan hệ cũng như tác động qualại giữa chín yếu tố cơ bản của hoạt động kinh doanh.Qua đó kiểm toán viêncó thể có được những hiểu biết sâu hơn về chiến lược, quá trình và hoạt độngcủa khách hàng Bên cạnh hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng,nhóm kiểm toán cũng cần tìm hiểu cách nhà quản lý cấp cao đánh giá kết quả

Trang 36

hoạt động của công ty cũng như sự đầy đủ của hoạt động kiểm soát của nhàquản lý Kết quả hoạt động được thể hiện qua các bảng phân tích thông tin(BIF) và bảng đánh giá kết quả hoạt động (BPR) cho thấy kết quả kinh doanhhiện tại (thông qua các tỉ suất tài chính: ROA,ROE ) và dự đoán khả nănghoạt động trong tương lai (thông qua các đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời,đòn bẩy tài chính, giá trị thị trường, quản lý tài sản ) Tìm hiểu về tính liêmchính của ban giám đốc cũng như các áp lực và cơ hội thực hiện hành vi gianlận, lưu ý đến những khó khăn và thay đổi trong môi trường kinh doanh trêncơ sở có quan tâm đến ý kiến của các chuyên gia.

Xác định và khoanh vùng rủi ro: Kiểm toán viên xác định các rủi ro

về khả năng xảy ra sai sót và gian lận trong hoạt động kinh doanh của kháchhàng Đồng thời thông qua đó, kiểm toán viên chú ý tới những yếu tố, nguyênnhân chính dẫn tới các rủi ro đó

Đối chiếu với báo cáo tài chính: Việc đối chiếu này sẽ giúp đoàn kiểm

toán liên kết, đánh giá sự ảnh hưởng của các rủi ro đã xác định được với cáctài khoản tương ứng trên báo cáo tài chính Điều này giúp kiểm toán viên xácđịnh được các tài khoản quan trọng có mức rủi ro cao phải áp dụng kiểm tratoàn diện đồng thời xác định được các tài khoản trọng yếu có rủi ro thấp để ápdụng các thủ tục kiểm toán bổ sung.

2.1.4.2 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Trong bước này, kiểm toán viên sẽ tìm hiểu đánh giá hệ thống kiểmsoát nội bộ, cách thức hệ thống kế toán và ban quản lý công ty có thể kiểmsoát, phát hiện và sửa chữa kịp thời các sai sót liên quan đến hệ thống thôngtin cũng như các ước tính kế toán Giai đoạn này giúp cho kiểm toán viên hiểurõ sự phù hợp cũng như hiệu quả của các thủ tục kiểm soát được thiết kế trongdoanh nghiệp phục vụ cho việc đưa ra các ý kiến nhằm cải thiện hệ thống nội

Trang 37

bộ được trình bày trên thư quản lý của kiểm toán viên Bước này giúp kiểmtoán viên hiểu rõ được có hay không hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.Giai đoạn này được cụ thể hoá thành các công việc chi tiết sau:

Xác định rủi ro dựa trên hiểu biết về hoạt động kinh doanh củakhách hàng: Thông qua phỏng vấn chủ sở hữu của doanh nghiệp, xem xét

biên bản ghi chép của công ty và thu thập các thông tin khác trong suốt quátrình tìm hiểu về hoạt động kinh doanh, để tìm hiểu về các chính sách và cácthủ tục kiểm soát đang được áp dụng tại công ty Đồng thời, kiểm toán viên sẽthực hiện việc kiểm tra từ đầu tới cuối với các nhân viên thực hiện kiểm soátđể đảm bảo họ thực hiện đúng trách nhiệm của mình.

Xác định sự thiết kế phù hợp của các thủ tục kiểm soát: Các thủ tục

kiểm soát được đánh giá hiệu quả khi nó có khả năng ngăn ngừa, phát hiện vàsửa chữa các sai phạm tồn tại để giảm các sai phạm đến mức có thể chấp nhậnđược.

Đánh giá hiệu quả của các thủ tục kiểm soát: Xem xét tính liên tục,

nhất quán trong việc áp dụng các thủ tục kiểm soát cũng như việc tuân thủ cácquy định của công ty và nhà quản lý.

Căn cứ vào kết quả thu được từ các bước trên kiểm toán viên sẽ xácđịnh xem rủi ro kiểm soát có thể giảm đến mức chấp nhận được hay không.Nếu rủi ro kiểm soát không thể giảm đến giới hạn chấp nhận hay các thủ tụckiểm soát được thiết kế không phù hợp cũng như không hiệu quả trong việcgiảm thiểu các rủi ro thì kiểm toán viên không thể dựa vào các thủ tục kiểmsoát và phải thực hiện các thử nghiệm kiểm tra chi tiết.

Trang 38

2.1.4.3.Thực hiện các thử nghiệm cơ bản

Bước này đòi hỏi kiểm toán viên phải sử dụng những phán đoánchuyên môn của mình trong việc xác định các khoản mục mà các thủ tục kiểmsoát nội bộ không hiệu quả trong việc giảm rủi ro xuống mức có thể chấpnhận được, tạo ra rủi ro kiểm toán còn lại Các bước công việc bao gồm:

Thực hiện thủ tục phân tích: Kiểm toán viên phân tích sự biến động

(so sánh số dư tài khoản giữa các kì với nhau, so với số dự toán và so vớichuẩn chung của ngành, so sánh các tỉ suất tài chính như tỉ suất khả năngthanh toán, tỉ suất thể hiện cơ cấu vốn…), trắc nghiệm sự hợp lý (so sánh giátrị thực tế với giá trị dự toán) từ đó tìm ra các xu hướng biến động và tìm racác mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin có liên quan khác.

Thực hiện trắc nghiệm trực tiếp số dư: Kiểm toán viên kết hợp kiểm

tra giữa việc sử dụng các phương pháp cân đối, phân tích và đối chiếu trựctiếp với kiểm kê hàng tồn kho và điều tra thực tế nhằm xác định lại độ tin cậycủa các số dư hàng tồn kho tại thời điểm cuối kì

Phân bổ lại các giá trị chênh lệch lên các tài khoản tương ứng vàtính toán lại số dư cuối kỳ.

2.1.4.4 Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợ

Bước thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợ này thường được thực hiệnvới những tài khoản trọng yếu nhưng có mức rủi ro thấp Ngoài ra các thủ tụckiểm toán bổ trợ còn được thực hiện để đáp ứng các yêu cầu chuyên môn vàcác quy định trong chuẩn mực trong giai đoạn báo cáo.Các công việc thườngđược thực hiện trong giai đoạn này bao gồm:

Đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động trong tương lai của khách hàng:

Kiểm toán viên xem xét các hoạt động có khả năng ảnh hưởng đến tình hình

Trang 39

hoạt động tương lai của khách hàng thông qua việc lập bảng hỏi về các giảđịnh hoạt động liên tục.

Tìm hiểu các bên thứ ba có liên quan đến hoạt động của khách hàng:

Kiểm toán viên có thể hiểu kĩ lưỡng hơn về hoạt động của công ty thông quaviệc gửi thư xác nhận đến bên thứ ba đối với các nghiệp vụ có liên quan.

Đánh giá rủi ro gian lận

Xem xét lại các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo tài chính củakhách hàng

2.2 Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các kháchhàng do công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn NEXIA ACPA thực hiện

2.2.1 Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tạikhách hàng A

2.2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Công việc đầu tiên của mỗi cuộc kiểm toán là KTV tiến hành thu thậpnhững thông tin chung về khách hàng Những thông tin chung này được lưutrong hồ sơ kiểm toán chung (PAF) và hàng năm được cập nhật thêm Nhữngthông tin có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng trong nămtài chính được trình bày trên giấy tờ làm việc lưu trong hồ sơ kiểm toán năm.Đây là năm đầu tiên công ty tiến hành kiểm toán khách hàng A.

Trang 40

Bảng1:Bảng những hiểu biết chung về khách hàng A

Công ty CP A Tham chiếu: D300Kỳ kế toán:31/12/07 Người thực hiện: LTTTìm hiểu hoạt động kinh doanh Ngày thực hiện :3/2008

* Loại hình công ty:

Công ty xi măng A là công ty nhà nước được thành lập năm 1977 Theoquyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa số 514/QĐ-UB ngày 25/3/2005 và quyếtđịnh số 559/QĐ-UB ngày 12/4/2005 của UBND tỉnh Thanh Hoá, công ty chuyển đổithành công ty cổ phần từ tháng 6 năm 2005.

* Vốn điều lệ : 17.517.410.000 đồng trong đó vốn góp của chủ đầu tư nước ngoài

Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:

Kỳ kế toán của công ty áp dụng từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng nămĐơn vị tiền tệ áp sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam

Ngày đăng: 07/12/2012, 11:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.2.2. Khái quát tình hình kinh doanh của công ty những năm gần đây: - Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA
2.1.2.2. Khái quát tình hình kinh doanh của công ty những năm gần đây: (Trang 27)
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, gồm có Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và  4 phòng chính: - Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA
m áy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, gồm có Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và 4 phòng chính: (Trang 29)
Sơ đồ 4: Quy trình kiểm toán chi tiết - Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA
Sơ đồ 4 Quy trình kiểm toán chi tiết (Trang 33)
Sơ đồ 5: Bảng phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng - Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA
Sơ đồ 5 Bảng phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng (Trang 35)
Sơ đồ 5: Bảng phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng - Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA
Sơ đồ 5 Bảng phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng (Trang 35)
Bảng 3:Rà soát hoạt động kinh doanh- các tỷ suất tài chính khách hàn gA - Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA
Bảng 3 Rà soát hoạt động kinh doanh- các tỷ suất tài chính khách hàn gA (Trang 44)
Bảng 3:Rà soát hoạt động kinh doanh- các tỷ suất tài chính khách hàng A - Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA
Bảng 3 Rà soát hoạt động kinh doanh- các tỷ suất tài chính khách hàng A (Trang 44)
- Phân tích những biến động của doanh thu bằng hệ thống đồ thị, bảng biểu - Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA
h ân tích những biến động của doanh thu bằng hệ thống đồ thị, bảng biểu (Trang 48)
Bảng 5: Bảng soát xét BCKQKD khách hàn gA - Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA
Bảng 5 Bảng soát xét BCKQKD khách hàn gA (Trang 55)
Bảng 5: Bảng soát xét BCKQKD khách hàng A - Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA
Bảng 5 Bảng soát xét BCKQKD khách hàng A (Trang 55)
TSCĐ hữu hình 408.788 426.251 17.463 4,27% [4] - Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA
h ữu hình 408.788 426.251 17.463 4,27% [4] (Trang 59)
TSCĐ hữu hình 408,788 387,924 (20,864) 5% - Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA
h ữu hình 408,788 387,924 (20,864) 5% (Trang 68)
Phụ lục 6: Bảng phân tích nhân tố chi phí cấu tạo nên giá thành sản phẩm theo tháng của khách hàng B - Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA
h ụ lục 6: Bảng phân tích nhân tố chi phí cấu tạo nên giá thành sản phẩm theo tháng của khách hàng B (Trang 98)
Phụ lục 6: Bảng phân tích nhân tố chi phí cấu tạo nên giá thành sản phẩm theo tháng của khách hàng B - Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA
h ụ lục 6: Bảng phân tích nhân tố chi phí cấu tạo nên giá thành sản phẩm theo tháng của khách hàng B (Trang 98)
TSCĐ hữu hình 3.316.658.199 2.038.603.870 (1.278.054.329) 38.53% [5] - Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA
h ữu hình 3.316.658.199 2.038.603.870 (1.278.054.329) 38.53% [5] (Trang 105)
TSCĐ hữu hình 3.316.658.199 2.051.041.370 (1.265.616.829) 38.16% D - Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA
h ữu hình 3.316.658.199 2.051.041.370 (1.265.616.829) 38.16% D (Trang 108)
Bảng1 Bảng những hiểu biết chung về khách hàn gA Bảng 2 Bảng rà soát sơ bộ BCKQKD của khách hàng A - Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA
Bảng 1 Bảng những hiểu biết chung về khách hàn gA Bảng 2 Bảng rà soát sơ bộ BCKQKD của khách hàng A (Trang 116)
Bảng 1 Bảng những hiểu biết chung về khách hàng A Bảng 2 Bảng rà soát sơ bộ BCKQKD của khách hàng A - Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA
Bảng 1 Bảng những hiểu biết chung về khách hàng A Bảng 2 Bảng rà soát sơ bộ BCKQKD của khách hàng A (Trang 116)
BCĐKT Bảng cân đối kế toán - Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA
Bảng c ân đối kế toán (Trang 118)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w