1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC trong công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện

115 863 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC trong công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Thập kỉ 90 đi qua đã chứng kiến bao đổi thay của nền kinh tế ViệtNam Từ nền kinh tế tập trung bao cấp, các nhà lãnh đạo đã mạnh dạntrong việc chuyển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa Việc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu nền kinhtế theo chiều hướng “mở cửa và hội nhập” đã thực sự thổi một luồng sinhkhí mới cho nền kinh tế Việt Nam.

Do yêu cầu khách quan của nền kinh tế, hoạt động kiểm toán ViệtNam ra đời và đang có những bước tiến đáng kể cũng như không ngừngnỗ lực để theo kịp với hoạt động kiểm toán quốc tế Với việc ra đời củachuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) và sự khuyến khích của chính phủđối với hoạt động kiểm toán, hoạt động kiểm toán Việt Nam đã có nhữngthuận lợi đáng kể.

Là đại diện của Ernst & Young toàn cầu – một trong bốn công tykiểm toán hàng đầu thế giới, công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Namđã trải qua chặng đường 16 năm phát triển Với cơ sở vật chất kĩ thuậthiện đại, đội ngũ nhân lực trình độ cao, trẻ và nhiệt tình, kĩ thuật kiểmtoán hiện đại, công ty Ernst & Young Việt Nam đã khẳng định được vịthế của mình trong thị trường kiểm toán cạnh tranh khốc liệt.

Trong các kĩ thuật kiểm toán, kĩ thuật phân tích có thể được xem làmột kĩ thuật kiểm toán có nhiều ưu điểm và hiệu quả, đóng vai trò quantrọng trong việc nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm toán Vì thế, vấn đềnghiên cứu và vận dụng phù hợp thủ tục phân tích nhằm nâng cao hiệuquả là hết sức cần thiết để nâng cao sự cạnh tranh trên thị trường kiểmtoán Việt Nam và xa hơn là đưa ngành kiểm toán Việt Nam theo kịp trìnhđộ hoạt động kiểm toán của khu vực và thế giới.

Qua thời gian thực tập tại công ty kiểm toán Ernst & Young ViệtNam, tìm hiểu quy trình và kĩ thuật kiểm toán tại công ty, nhận thấy tầm

Trang 2

quan trọng của thủ tục phân tích trong quá trình thực hiện các hợp đồngkiểm toán, đặc biệt là mật độ sử dụng thủ tục này với kiểm toán khoảnmục doanh thu, em đã quyết định chọn đề tài:

“VËn dông thñ tôc ph©n tÝch víi kiÓm to¸n kho¶n môc doanhthu trong kiÓm to¸n b¸o c¸o tµi chÝnh t¹i c¸c kh¸ch hµng do c«ng tyTNHH Ernst & Young ViÖt Nam thùc hiÖn”.

Nội dung của luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chínhChương 2: Thực tế vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục

doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHHErnst & Young Việt Nam thực hiện.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện việc vận dụng

thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trongkiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & YoungViệt Nam thực hiện

Em chân thành cảm ơn Ths Nguyễn Thị Mỹ đã giúp em hoànthành khóa luận tốt nghiệp này.

Trang 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCHTRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH

1.1 Lý luận chung về kiểm toán báo cáo tài chính và vị trí kiểm

toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán tài chính

1.1.1 Khái niệm và đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm toán tài chính – hay còn gọi là kiểm toán báo cáo tài chính,cùng với kiểm toán nghiệp vụ và kiểm toán tuân thủ, tạo thành ba loạihình đặc trưng của kiểm toán.

Tuy nhiên, kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trưng nhất củakiểm toán do loại hình kiểm toán này chứa đựng đầy đủ các sắc thái củakiểm toán ngay từ khi nó ra đời và xuyên suốt quá trình phát triển.

Mục tiêu của kiểm toán tài chính là xác định các bảng khai tàichính được trình bày một cách hợp lý theo các tiêu chuẩn được cụ thểhóa

Như vậy, có thể thấy về chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến, kiểmtoán tài chính hướng tới công khai tài chính giữa các bên có lợi ích khácnhau (chẳng hạn, một bên là các nhà đầu tư, nhân viên, cổ đông… vớimột bên là các nhà quản lý của doanh nghiệp) Trên cơ sở đó, kiểm toánviên thu thập các bằng chứng kiểm toán một cách đầy đủ và tin cậy nhưquá trình thực hiện chức năng chung của kiểm toán.

Về đối tượng kiểm toán, kiểm toán báo cáo tài chính hướng trựctiếp vào các bảng khai tài chính Bộ phận quan trọng trong các bảng khaitài chính này là các báo cáo tài chính Theo chuẩn mực 200 trong hệthống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam: “Báo cáo tài chính là hệ thống báocáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc đượcchấp nhận) phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị”.Thông thường doanh nghiệp phải công bố bốn loại báo cáo tài chính:

Trang 4

Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyểntiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính Ngoài ra, bảng khai tài chínhcòn bao gồm cả những bảng kê khai có tính pháp lý như các bảng dự toánvà quyết toán ngân sách nhà nước, các bảng dự toán và quyết toán cáccông trình xây dựng cơ bản, các bảng kê khai tài sản cá nhân, các bảngkhai theo yêu cầu riêng của nhà đầu tư

Về phương pháp kiểm toán, kiểm toán tài chính vận dụng tổng hợpcác phương pháp kiểm toán cơ bản kiểm toán chứng từ và kiểm toánngoài chứng từ để thiết kế các thử nghiệm kiểm toán nhằm tìm hiểu vàđánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, thuthập các bằng chứng kiểm toán.

Về quan hệ chủ thể - khách thể, kiểm toán tài chính thường đượcthực hiện bởi kiểm toán độc lập hoặc kiểm toán nhà nước và trong nhữngtrường hợp đặc biệt, kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp có quy mô lớnvới nhiều đơn vị thành viên cũng có thể là chủ thể của hoạt động củakiểm toán tài chính Với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, nhànước vừa là chủ sở hữu, vừa là nhà quản lý thì các báo cáo tài chính củacác doanh nghiệp này do kiểm toán nhà nước thực hiện Trong nhữngtrường hợp còn lại, đối tượng quan tâm bảng khai tài chính đa dạng, baogốm nhà đầu tư, khách hàng, cơ quan thuế… nên việc kiểm toán báo cáotài chính này do kiểm toán viên độc lập thực hiện Nếu chỉ có các nhàquản lý ở đơn vị kiểm toán quan tâm thì công việc này có thể do kiểmtoán nội bộ thực hiện Trong mọi trường hợp, quan hệ giữa chủ thể vàkhách thể kiểm toán đều mang đặc tính của quan hệ ngoại kiểm với nộikiểm Do đó, việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là một khâu cơ bảncủa quy trình kiểm toán tài chính.

Trang 5

1.1.2 Phương pháp kiểm toán báo cáo tài chính và quan hệ với thủ tụcphân tích

Kiểm toán tài chính là một hoạt động đặc trưng trong hệ thốngkiểm toán nói chung Để thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến,kiểm toán tài chính cũng sử dụng các phương pháp kiểm toán chứng từ vàkiểm toán ngoài chứng từ.

Các phương pháp kiểm toán chứng từ bao gồm:

Kiểm toán các cân đối kế toán: phương pháp dựa trên các

phương trình kế toán và các cân đối khác để kiểm toán cácquan hệ nội tại của các yếu tố cấu thành các quan hệ cân đốiđó.

Đối chiếu trực tiếp: đối chiếu một chỉ tiêu trên các nguồn

tài liệu khác nhau.

Đối chiếu logic: nghiên cứu các mối liên hệ giữa các chỉ tiêu

có quan hệ với nhau.

Các phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ bao gồm: Kiểm kê: kiểm tra tại chỗ các đối tượng kiểm toán.

Điều tra: dùng các cách khác nhau để tiếp cận và đánh giá

đối tượng kiểm toán.

Trắc nghiệm: tái diễn các hoạt động, nghiệp vụ để xác minh

lại kết quả của một quá trình, một sự việc đã qua.

Do mỗi loại kiểm toán có chức năng cụ thể, đối tượng cụ thể vàkhách thể kiểm toán khác nhau nên trong kiểm toán tài chính, cách thứckết hợp các phương pháp cơ bản trên có những nét đặc thù.

Trước hết, xét về mặt thực hiện chức năng chung của kiểm toán,kiểm toán tài chính hướng tới việc bày tỏ ý kiến trên cơ sở các bằngchứng kiểm toán Để có được những bằng chứng này, kiểm toán tàichính triển khai các phương pháp cơ bản trên theo từng tình huống cụthể Trong chuẩn mực kiểm toán quốc tế 8500 và chuẩn mực kiểm toán

Trang 6

Việt Nam số 500, những cách thức cụ thể này được gọi là phương phápthu thập bằng chứng kiểm toán Có thể triển khai các phương pháp kiểmtoán cơ bản theo hướng kết hợp hoặc chi tiết thành các cách kiểm toáncụ thể tùy từng tình huống cụ thể trong suốt quá trình kiểm toán Theohướng chi tiết, các phương pháp điều tra cơ bản vẫn có thể thực hiệnthông qua các cách thức như quan sát, trao đổi hoặc phỏng vấn, gửi thưxác nhận…Ngược lại, theo hướng tổng hợp, các phương pháp đối chiếulogic, đối chiếu trực tiếp, cân đối…có thể được thực hiện thông qua cácthủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán

Thêm vào đó, xét về đối tượng cụ thể của kiểm toán tài chính làcác báo cáo kế toán và các bảng tổng hợp tài chính đặc biệt khác Cácbảng tổng hợp này vừa chứa đựng những mối quan hệ kinh tế rộng rãitổng quát, vừa phản ảnh cụ thể tưng loại tài sản, nguồn vốn với nhữngbiểu hiện về kinh tế, pháp lý và được lập ra theo những trình tự xác địnhvới những chuẩn mực cụ thể trong quan hệ với các nghiệp vụ phát sinh.Do vậy, kiểm toán tài chính thường là kiểm toán liên kết và hình thànhcàc loại thử nghiệm (tests) với việc sử dụng liên hoàn các phương phápkiểm toán cơ bản để đưa ra ý kiến đúng đắn về các bảng tổng hợp tàichính này.

Chi phối kĩ thuật kiểm toán tài chính còn có mối liên hệ nội kiểmvà ngoại kiểm trên quan điểm hiệu quả Về nguyên tắc, để bày tỏ ý kiếnvề các bảng khai tài chính, trong mọi trường hợp, việc xác định mức độtin cậy của các số liệu và mức độ tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mựcphải được thực hiện trong mọi cuộc kiểm toán Trình tự phổ biến để thựchiện các cuộc kiểm toán tài chính ngược với trình tự kế toán Cụ thể, cáctrình tự này có thể khái quát trên bảng sau:

Trang 7

bước cơbản

từ kếtoán

tiết và sốphụ

tổnghợp kế

tự kếtoán

Trìnhtự kiểm

Trong thực tế, trình tự kiểm toán rất đa dạng cho từng loại kháchthể và từng loại đối tượng kiểm toán Tuy nhiên, nguyên tắc chung củamọi cuộc kiểm toán tài chính là phải thẩm tra lại thông tin biểu hiện bằngtiền phản ánh trên các bảng tổng hợp bằng việc kết hợp các phương phápkiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ Cách thức xác định trong việc kếthợp như trên trong kiểm toán tài chính gọi là thử nghiệm.

Có hai loại thử nghiệm trong kiểm toán tài chính:- Thử nghiệm kiểm soát

- Thử nghiệm cơ bản

Thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm kiểm soát bao gồm các thủ tục hướng tới việc đánh giáhiệu quả của việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm soát nội bộ tạidoanh nghiệp khách hàng Khi thử nghiệm kiểm soát hướng tới vấn đềthiết kế, kiểm toán viên đánh giá các thủ tục kiểm soát nội bộ đã đượcthiết kế hợp lý để ngăn ngừa hoặc phát hiện những sai phạm trọng yếuchưa Hướng tới vấn đề đánh giá hiệu quả thực hiện các thủ tục kiểm soátnội bộ, kiểm toán viên quan tâm xem trong thực tế các thủ tục kiểm soátđang hoạt động hiệu quả hay không Dưới đây là các ví dụ về các thửnghiệm kiểm soát:

- Phỏng vấn Ban quản lý, người giám sát và nhân viên.- Điều tra các chứng từ, báo cáo và các file dữ liệu điện tử.

Trang 8

- Quan sát việc áp dụng các kiểm soát cụ thể,

- Thử nghiệm xuyên suốt, liên quan tới lần theo một nghiệp vụ từlúc bắt đầu xảy ra cho tới khi kết thúc thông qua sự kết hợp cácthủ tục kiểm toán Phỏng vấn, Quan sát và Điều tra.

Thử nghiệm cơ bản

Các thử nghiệm cơ bản phát hiện những sai phạm trọng yếu (liênquan tới số tiền) trong một tài khoản, lớp nghiệp vụ và khoản mục trình

bày trên báo cáo tài chính Có ba loại thử nghiệm cơ bản: thử nghiệm cơ

bản nghiệp vụ, thủ tục phân tích và thử nghiệm cơ bản số dư tài khoản.

Vì vậy, thủ tục phân tích là một loại thử nghiệm cơ bản.

Thử nghiệm cơ bản nghiệp vụ: Loại thử nghiệm cơ bản này nhằm

phát hiện sai sót hoặc gian lận trong từng lớp nghiệp vụ đơn lẻ Việc kiểmtra các lớp nghiệp vụ cơ bản cung cấp cho kiểm toán viên bằng chứng vềcác mục tiêu Tính hiệu lực, Tính trọn vẹn, Tính giá, Chính xác số học vàHạch toán đúng kì.

Thủ tục phân tích: là cách thức xem xét các mối quan hệ kinh tế

và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế thông qua việc kết hợp cácphương pháp: đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic, cân đối… giữa các trịsố của cùng một chỉ tiêu hoặc của các chỉ tiêu có quan hệ với nhau hoặccủa các bộ phận cấu thành chỉ tiêu Tùy đối tượng và yêu cầu kiểm toán,các hướng kiểm toán có thể khác nhau và hình thành ba loại hình phântích chủ yếu: đánh giá tính hợp lí, phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất

Thử nghiệm cơ bản số dư tài khoản: các thử nghiệm này tập

trung vào chi tiết các khoản mục tiền cấu thành nên số dư cuối kì của mộttài khoản Những thử nghiệm quan trọng này xác định liệu có sai phạmtrọng yếu nào trong các tài khoản trình bày trên các báo cáo tài chính.

1.1.3 Vị trí kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán tài chính

Trang 9

Doanh thu là một loại chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh –một bộ phận rất quan trọng hợp thành báo cáo tài chính của doanhnghiệp.

Các tài khoản doanh thu nói chung thuộc loại tài khoản quan trọngvì:

 Tần số các nghiệp vụ chạy qua tài khoản này cao, điều nàycó thể làm cho các tài khoản doanh thu chứa đựng rủi ro caohơn.

 Tổng doanh thu của một doanh nghiệp nói chung trọng yếuvới các báo cáo tài chính của doanh nghiệp (nghĩa là, doanhthu có thể cao hơn tổng sai sót các tài khoản chủ yếu –tolerable error).

Ngoài ra, các chỉ tiêu về doanh thu, thu nhập có quan hệ rất chặtchẽ với các chỉ tiêu phản ảnh trên bảng cân đối kế toán Cụ thể, các chỉtiêu doanh thu, thu nhập có liên hệ chặt chẽ với các chỉ tiêu tiền mặt, tiềngửi ngân hàng, các khoản phải thu, thuế và các khoản phải nộp nhànước…Thông qua việc kiểm tra các tài khoản này, kiểm toán viên có thểphát hiện ra các sai phạm về các chỉ tiêu phản ánh trên bảng cân đối kếtoán, và ngược lại

Việc quản lý doanh thu có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại củamột doanh nghiệp Thêm vào đó, các sai phạm trọng yếu do báo cáo tàichính gian lận thường dẫn đến một sự khai khống doanh thu (ghi nhậndoanh thu ảo hoặc ghi nhận doanh thu trước kì) hoặc khai giảm doanh thu(doanh thu được ghi nhận vào kì sau) Do đó, kiểm toán khoản mụcdoanh thu có vai trò rất quan trọng trong kiểm toán tài chính.

Trang 10

1.2 Lý luận chung về thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài

1.2.1 Bản chất và vai trò của thủ tục phân tích

Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế 520 về thủ tục phân tích (ISA520), các thủ tục phân tích bao gồm việc so sánh các thông tin tài chínhvới, chẳng hạn:

- Thông tin so sánh tương ứng trong các kì trước.

- Dự toán của doanh nghiệp, chẳng hạn Dự báo, Lập ngân sách,hoặc Ước tính của kiểm toán viên (ước tính khấu hao).

- Dữ liệu bình quân ngành, chẳng hạn so sánh tỷ suất doanh thutrên Phải thu của doanh nghiệp với số liệu bình quân ngànhhoặc với các doanh nghiệp khác có cùng quy mô hoạt độngtrong cùng ngành nghề.

Thủ tục phân tích ngoài ra bao gồm sự xem xét các quan hệ sau:- Quan hệ giữa các thông tin tài chính

- Quan hệ giữa các thông tin tài chính với các thông tin phi tàichính có liên quan, chẳng hạn giữa chi phí lương và tổng sốnhân viên.

- Các phương pháp khác nhau được sử dụng để thực hiện các thủtục trên Các phương pháp đó bao gồm các so sánh đơn giản chotới các phân tích phức tạp sử dụng kĩ thuật thống kê tiến bộ Cácthủ tục phân tích có thể được áp dụng đối với các báo cáo tàichính hợp nhất, báo cáo tài chính của đơn vị thành viên (chinhánh, bộ phận,…) và các khoản mục riêng lẻ của thông tin tàichính Sự lựa chọn của kiểm toán viên về thủ tục phân tích,phương pháp và mức độ áp dụng tùy thuộc vào phán xét nghềnghiệp.

Thủ tục phân tích được sử dụng nhằm các mục đích sau:

Trang 11

- Hỗ trợ kiểm toán viên trong việc xác lập tính chất, thời gian,quy mô của các thủ tục kiểm toán khác.

- Là thử nghiệm cơ bản khi việc sử dụng các thủ tục phân tíchnày hiệu quả hơn thủ tục chi tiết trong việc giảm rủi ro pháthiện.

- Rà soát lại toàn bộ các báo cáo tài chính trong giai đoạn soát xétcuối cùng của cuộc kiểm toán.

1.2.2 Nội dung và các loại hình thủ tục phân tích

a) Nội dung của thủ tục phân tích

Một thủ tục phân tích gồm 3 yếu tố: Dự đoán, So sánh, và Đánhgiá.

Dự đoán : bao gồm các bước sau:

- Đưa ra mô hình để dự đoán:

Xác định những biến tài chính và những biến hoạt động có liên quan cũngnhư quan hệ giữa hai loại biến này Việc xác định được mối quan hệ giữacác biến tài chính và các biến hoạt động có liên quan là rất quan trọngtrong việc xây dựng một mô hình để dự đoán.

Trong một vài trường hợp, việc xác định mối quan hệ giữa các dữliệu không phải đơn giản Nó đòi hỏi một sự sáng tạo, chọn lựa và xâydựng các giả định của người phân tích.

- Xây dựng một mô hình để kết hợp những thông tin:

Thường khi đã xác định được mối quan hệ giữa các biến, phải cố gắngbiến đổi mối quan hệ đó thành quan hệ số học (một công thức, một môhình).

Khi một biến chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, phải đảm bảo đưavào mô hình tất cả những nhân tố này hoặc tối thiểu là những ảnh hưởngquan trọng Nếu không, kết quả nhận được của thủ tục sẽ thiếu chính xác.

Trang 12

Số liệu thể hiện một sự kết hợp những ảnh hưởng và kết quả củakhá nhiều mối liên hệ và những sự kiện về hoạt động và tài chính Thủtục này càng chi tiết thì những mối quan hệ và những sự kiện này càng ítphức tạp, thủ tục càng có khả năng cung cấp một dự đoán chính xác.

- Dự đoán dựa vào mô hình đã xây dựng

Bổ sung vào mô hình các biến số thu thập được để tìm ra một kết quả dựđoán theo mô hình đã xây dựng.

- Xác định mức sai lệch cho phép

Việc sử dụng một mô hình để dự đoán chắc chắn sẽ có sai số là do:o Bản thân các hệ số được sử dụng trong mô hình chưa phản

ảnh đầy đủ thực sự các nhân tố ảnh hưởng.

o Thu thập số liệu thế vào các biến chưa chính xác, nghĩa làbản thân các số liệu đóng vai trò biến số được thu thập chưachính xác Do đó, trước khi so sánh số liệu dự đoán với sốliệu khách hàng cung cấp, cần xác định mức ngưỡng sai lệchcho phép Nếu việc so sánh cho một kết quả vượt quá mứcngưỡng này, sự chênh lệch được xem là đáng kể và có sự bấthợp lý trong số liệu khách hàng cung cấp.

- So sánh số liệu dự đoán với số liệu khách hàng cung cấp.

- Trình bày với khách hàng về các chênh lệch và yêu cầu giảithích.

Qua trình bày với khách hàng về những chênh lệch, khách hàng có thể cónhiều giải thích mà kiểm toán viên phải thận trọng trước những lời giảithích này và tìm ra lời giải thích phù hợp nhất Để xác định được lời giảithích phù hợp, kiểm toán viên cần chứng thực những lời giải thích Việcnày có thể thực hiện bằng cách phỏng vấn với nhiều hơn một nhân viênvà xem xét đến tính nhất quán của chúng hoặc cũng có thể bằng những

Trang 13

bằng chứng khác mà khách hàng cung cấp như các hợp đồng, biên bảnhọp với các bên hữu quan…

Bước này đòi hỏi sự linh hoạt của kiểm toán viên Đánh giá ở đâykhông chỉ đơn thuần dựa trên những so sánh toán học mà dựa trên nhữngxét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên.

Với những giải thích được chấp nhận (nếu có) cho những chênhlệch (nếu có) mà kết quả cúa sự so sánh:

- Vẫn có những bất hợp lý (những chênh lệch đáng kể), nghĩa làkiểm toán viên đã không thu thập được một bằng chứng kiểmtoán và kiểm toán viên nên cân nhắc xem liệu có nên tiến hànhnhững thủ tục thay thế Trong một vài trường hợp, kiểm toánviên nên xem xét khả năng có cần thiết xây dựng lại mô hình dựđoán và giảm chênh lệch Nếu vẫn không thể giải thích đượcnhững chênh lệch này, kiểm toán viên sẽ đưa chênh lệch nàyvào Bảng tóm tắt những chênh lệch chưa điều chỉnh.

- Đã ở mức độ hợp lý: tùy mức độ trọng yếu của khoản mục đểquyết định xem có nên:

o Chấp nhận như một bằng chứng kiểm toán.

o Thận trọng hơn: hoàn thiện mô hình dự đoán để có kếtquả so sánh chính xác hơn.

o Thận trọng hơn nữa: tiến hành các thủ tục kiểm trachitiết.

Trang 14

Việc đánh giá một xu hướng có bất thường hay không được đặttrong mối quan hệ với các thông tin khác như tính chu kì, tính thời vụ,tác nhân ảnh hưởng bất thường…

Khi phân tích xu hướng, kiểm toán viên cần luôn nhận thức đượcrằng những xu hướng trước kia có thể không liên quan đến xu hướnghiện tại và trong thực tế chúng có thể làm kiểm toán viên mắc sai sót.Phân tích xu hướng chỉ được xem xét khi kiểm toán viên đánh giá rằngnhững xu hướng trước kia thực sự có liên quan tới hiện tại.

Các kĩ thuật được sử dụng trong phân tích xu hướng:

- Đồ thị: số liệu được đưa ra trên đồ thị giúp kiểm toán viên có

thể đánh giá đúng về xu hướng diễn ra trong thời gian trước.Khi kết hợp các thông tin hiện tại và phác họa trên đồ thị, kiểmtoán viên có được dự đoán về chiều hướng phát triển của đốitượng phân tích và sau đó so sánh dự đoán này với thực tế.

- Các tính toán đơn giản: dựa vào các xu hướng trong quá khứ,

kiểm toán viên áp dụng để dự đoán cho hiện tại Kĩ thuật này ápdụng cho trường hợp không có những tác động đáng kể với đốitượng phân tích

- Các tính toán phức tạp: được sử dụng trong trường hợp xu

hướng biến động phức tạp Việc đưa ra các phép tính phức tạpnhằm loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố phụ.

Phân tích tỷ suất

Là sự so sánh giữa các thương số cũng được tính ra trên cơ sở của2 chỉ tiêu có liên quan Khái niệm “tỷ suất” ở đây được hiểu theo nghĩarộng, bao gồm cả tỷ lệ %, hệ số (số lần), mức bình quân của một loạinghiệp vụ so với một số dư xác định Cụ thể, trong kiểm toán, tỷ suấtthường được sử dụng trong những trường hợp sau đây:

Trang 15

- Tỷ suất giữa loại nghiệp vụ với số dư một tài khoản Chẳng hạn,tỷ suất giữa chi phí khấu hao với tổng tài sản được tính khấuhao (mức khấu hao bình quân).

- Tỷ suất giữa loại nghiệp vụ này với loại nghiệp vụ khác có liênquan Chẳng hạn, tỷ suất giữa lợi nhuận (hoặc chiết khấu bánhàng) với doanh thu.

- Tỷ suất giữa số dư một tài khoản với số dư tài khoản khác cóliên quan Chẳng hạn, tỷ suất giữa dự phòng lỗi thời hàng tồnkho với tổng giá trị hàng tồn kho.

- Tỷ suất giữa chỉ tiêu tài chính với các chỉ tiêu có liên quan khácvề hoạt động Chẳng hạn, tỷ suất giữa tổng hàng hóa bán ra vớidiện tích bán hàng.

Phân tích tính hợp lý (phân tích dự báo)

Là phân tích tổng quát trên cơ sở so sánh giá trị sổ sách với giá trịước tính của kiểm toán viên Ví dụ: so sánh giữa tiền lương ghi sổ vớiước tính về tiền lương của kiểm toán viên theo số lượng lao động hoặc sốlượng sản phẩm và mức lương bình quân.

Trong phân tích dự báo, việc đưa ra một công thức ước tính đượcxem là bước quan trọng nhất Công thức ước tính phù hợp thì kết quả dựbáo sẽ chính xác và ngược lại.

Chẳng hạn, khi ước tính chi phí lãi vay, nếu có nhiều khoản vayvới lãi suất khác nhau, kiểm toán viên có thể sử dụng công thức ước tínhchi phí lãi vay như sau:

Chi phí lãi vay = Tổng (Số dư nợ vay bình quân i * lãi suấtbình quân khoản vay i)

Số dư nợ bình quân khoản vay i = Tổng số dư nọ vay 12tháng khoản vay i / 12

Các tỷ suất trên có thể được phân tích theo thời gian hoặc sosánh giữa các đơn vị hay bộ phận khác nhau có điều kiện tương tự.

Trang 16

1.2.3 Quy trình thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính

Để thực hiện một thủ tục phân tích, kiểm toán viên cần thực hiệncác bước sau:

 Xác định số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng cần kiểm tra Xây dựng số ước tính với các tài khoản đó.

 Lập tài liệu cho những khoản mục vừa phân tích.

a) Xác định số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng cần kiểm tra

Đây là mục tiêu của thủ tục phân tích, cũng là cơ sở để lựa chọnmột thủ tục phân tích phù hợp.

Để xác định số dư các tài khoản cũng như những sai sót tiềm tàngcần kiểm tra, kiểm toán viên cần có những xét đoán riêng mang tính nghềnghiệp để việc thực hiện thủ tục phân tích đạt kết quả như mong muốn

b) Xây dựng số ước tính với các tài khoản đó

Để xây dựng số ước tính, kiểm toán viên cần thu thập các thông tincó liên quan Nguồn thông tin này có thể do khách hàng cung cấp hoặcnguồn độc lập kiểm toán viên tự thu thập được.

Ngoài ra, kiểm toán viên cần quan tâm: mối quan hệ giữa các tàikhoản, số liệu các năm trước, số liệu dự toán (kế hoạch), các thông tinphi tài chính có liên quan đến tài khoản kiểm tra để qua đó xây dựng môhình phục vụ cho việc ước tính Việc kết hợp các thông tin một cách phùhợp theo phương pháp phân tích đã lựa chọn sẽ xây dựng được một sốliệu ước tính với tài khoản đó Mức độ chính xác của số liệu ước tính vìthế phụ thuộc vào hai yếu tố:

Trang 17

Kiểm toán viên thường xác định mức độ sai sót cho phép dựa vào:- Độ lớn của khoản mục kiểm tra.

- Mức trọng yếu.

- Mức độ rủi ro tài khoản.

- Xét đoán khác của kiểm toán viên dựa vào kinh nghiệm.

d) Xác định các tài khoản có sự chênh lệch vượt quá mức sai sótcho phép để tiến hành kiểm tra

Về nguyên tắc, kiểm toán viên chỉ xem xét những tài khoản có sựchênh lệch giữa số liệu ước tính với số liệu khách hàng cung cấp lớn hơnmức sai sót cho phép mà kiểm toán viên vừa xác định ở bước trên.

e) Xem xét và giải thích tính hợp lý của các chênh lệch

Tìm ra sự giải thích cho chênh lệch: để tìm ra những giải thích cho sự

chênh lệch, kiểm toán viên phải tiến hành phỏng vấn các nhân viên thíchhợp của khách hàng Đồng thời với quá trình tìm lời giải thích cho nhữngchênh lệch này, kiểm toán viên phải theo dõi, kiểm tra tính hợp lý củanhững giải thích này.

Củng cố sự giải thích với bằng chứng: tất cả những giải thích này phải

được chứng thực bằng bằng chứng độc lập Kiểm toán viên có thể làmđược điều này bằng cách thảo luận với nhiều hơn một nhân viên trongcông ty, điều tra những chứng từ liên quan (như biên bản họp của Hội

Trang 18

đồng quản trị) và kiểm tra tính thống nhất của những lời giải thích trongmối quan hệ với các bằng chứng có liên quan.

Giải thích bằng số liệu: Kết hợp các thông tin thu thập thêm được kèm

các bằng chứng độc lập, trên cơ sở tính toán lại và chứng minh bằng sốliệu, kiểm toán viên thực hiện đánh giá xem các thông tin giải thích chocác chênh lệch đã hợp lý chưa.

f) Đánh giá kết quả kiểm tra

Đánh giá về mức độ đảm bảo hợp lý đã đạt được: Việc đi tìm lời giải

thích hợp lý cho sự chênh lệch không phải lúc nào cũng mang lại kết quảlà sự chênh lệch đã được điều chỉnh lại và phù hợp với mức sai sót chophép Đối với những tài khoản sau khi thu thập được thông tin cho thấytài khoản có số dư hợp lý thì xem như kiểm toán viên đã có được bằngchứng thích hợp và thủ tục phân tích đã mục tiêu của nó.

Xem xét và đánh giá các chênh lệch không giải thích được: Khi không

xác định được nguyên nhân gây ra chênh lệch (không tìm được lời giảithích phù hợp cho sự chênh lệch) hoặc mức chênh lệch sau khi điều chỉnhvẫn lớn hơn mức sai sót cho phép, kiểm toán viên đã không thu thập đượcbằng chứng kiểm toán theo dự tính và sẽ phải cân nhắc liệu có nên tiếnhành một thủ tục khác thay thế hay không Kiểm toán viên nghi ngờ vềkhả năng xảy ra sai sót, gian lận ở khoản mục này và tập trung thực hiệncác thủ tục kiểm tra chi tiết.

g) Lập tài liệu cho những khoản mục vừa phân tích

Việc lập tài liệu cho những khoản mực đã được phân tích là việc trìnhbày lại một cách hệ thống các công việc đã được thực hiện bởi kiểm toánviên phụ trách trong hồ sơ kiểm toán, tạo thuận lợi cho công tác soát xétcủa các kiểm toán viên cấp cao.

Trang 19

Giấy tờ làm việc cho thấy các công việc đã được thực hiện, ngườithực hiện, thời gian và kết luận Ngoài ra, đối với một thủ tục phân tíchthì thời gian làm việc cần có thêm các nội dung:

- Các mô tả về những giả định để đưa ra dự đoán.

- Các số liệu mốc được sử dụng cho dự đoán đã được thu thập vàchứng thực như thế nào.

- Những giải thích thu được cho sự chênh lệch và những kiểm tracủa kiểm toán viên.

- Phương thức tính toán và tài liệu kiểm toán viên đã căn cứ đểtính toán.

1.3 Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh

1.3.1 Vai trò thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu

Thủ tục phân tích có thể được áp dụng với bất kì khoản mục nàonhưng xét về hiệu quả thì thủ tục phân tích hiệu quả hơn với các khoảnmục trên Báo cáo kết quả kinh doanh, trong đó có khoản mục doanh thu.

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tích tổng

thể các khoản mục liên quan tới doanh thu trên bảng cân đối kế toán vàbáo cáo kết quả kinh nhằm:

- Thu thập hiểu biết về nội dung của báo cáo tài chính và nhữngbiến đổi quan trọng về kế toán và hoạt động kinh doanh củakhách hàng vừa diễn ra từ lần kiểm toán trước.

- Tăng cường sự hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt động kinhdoanh của khách hàng và giúp kiểm toán viên xác định các vấnđề nghi vấn về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng.

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, dựa trên những vùng rủi ro

đã được xác định bởi thủ tục phân tích tổng thể khoản mục trong giaiđoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên phụ trách thực hiện phân tích chi tiết

Trang 20

sự biến động của doanh thu theo các tháng/quý, theo dòng sản phẩm, biếnđộng so với ước tính của kiểm toán viên để phát hiện chênh lệch kiểmtoán trọng yếu nếu có.

Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, dựa vào các thủ tục phân tích

đã được thực hiện, kiểm toán viên đưa ra kết luận cuối cùng về tính hợplý của toàn bộ các vấn đề liên quan tới doanh thu đã được đặt ra trong giaiđoạn lập kế hoạch.

1.3.2 Đặc điểm khoản mục doanh thu ảnh hưởng tới thủ tục phân tích

Khoản mục doanh thu ảnh hưởng tới hai tài khoản chính: tài khoảndoanh thu hàng bán và cung cấp dịch vụ và tài khoản phải thu kháchhàng Kiểm toán viên được yêu cầu kiểm tra và đưa ra ý kiến theo hướngsố dư của các tài khoản này có sai sót trọng yếu hay không Nói chung,đối với cả hai loại tài khoản tạo ra doanh thu trên, kiểm toán viên cần loạibỏ những sai sót tiềm tàng sau:

Tính đầy đủ: các nghiệp vụ tạo ra doanh thu không đuợc ghi nhận

đầy đủ (Cơ sở dẫn liệu: Quyền và nghĩa vụ)

Tính hiệu lực: các nghiệp vụ xảy ra không có thực (Cơ sở dẫn liệu

Tồn tại/Hiện hữu)

Ghi chép: các nghiệp vụ bị ghi chép nhầm về mặt số học (Cơ sở

dẫn liệu Đo lường)

Tính đúng kì: các nghiệp vụ được hạch toán không đúng kì (Cơ sở

dẫn liệu Hiện hữu)

Tính giá: áp dụng sai phương pháp định giá tài sản hoặc nguồn

vốn (Cơ sở dẫn liệu Định giá).

Trình bày: số dư các tài khoản được trình bày không đúng cách

(Cơ sở dẫn liệu Trình bày).

Có thể tóm tắt một vài sai sót tiềm tàng cụ thể (liên quan đến tài khoảndoanh thu và tài khoản phải thu) có thể được loại bỏ bởi thủ tục phân tích

Các sai sót tiềm tàng có thể làm giảmThủ tục phân tích cơ bản có thể

Trang 21

doanh thuđược sử dụng để loại bỏ rủi ro

Doanh thu (hàng tồn kho hoặc dịch vụ)bị đánh giá giảm.

Tính đầy đủ: hàng hóa đã được chuyểngiao hoặc dịch vụ đã được thực hiệnnhưng doanh thu chưa được ghi nhận.

Ghi chép: Doanh thu bị ghi sai (giảm)

Tính đúng kì: hàng hóa đã đượcchuyển giao hoặc dịch vụ đã được thựchiện trong kì này nhưng doanh thuđược ghi nhận vào kì tiếp theo

Các sai sót tiềm tàng có thể làm tăngdoanh thu

Các thủ tục phân tích có thể đượcsử dụng để loại bỏ rủi ro

Doanh thu bị khai tăng

Tính hiệu lực: Doanh thu được ghinhận trước khi hàng hóa được chuyểngiao hoặc dịch vụ được cung cấp

Trang 22

1.3.3 Quy trình vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoảnmục doanh thu

Đối với doanh nghiệp thương mại và sản xuất, doanh thu chủ yếulà doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Trong khi đối với ngân hàngvà các định chế tài chính, doanh thu hoạt động tài chính mới là doanh thuchiếm tỷ trọng lớn

Thông thường, việc thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toánkhoản mục doanh thu trải qua những bước sau:

a) Phát triển một mô hình: kết hợp các biến tài chính và các biếnhoạt động

Khi phát triển mô hình doanh thu, chúng ta xác định các biến tàichính hoặc hoạt động và mối quan hệ giữa chúng.

b) Xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ

Tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ trong môhình càng cao thì tính chính xác của dự đoán càng lớn.

Để đánh giá tính tin cậy của dữ liệu cần xem xét trên nhiều mặt như:- Nguồn của dữ liệu: dữ liệu có nguồn độc lập từ bên ngoài có độ

tin cậy cao hơn nguồn từ bên trong Với nguồn dữ liệu từ bêntrong, độ tin cậy sẽ cao hơn nếu chúng độc lập với người chịutrách nhiệm cho giá trị được kiểm toán.

- Tính kế thừa và phát triển của thủ tục kiểm toán dữ liệu từnhững năm trước.

Trang 23

kiểm toán có tính thuyết phục cao hơn việc đơn thuần phân tíchbiến động này theo năm.

- Tính biến động tất yếu và biến động bất thường: Khi so sánhdoanh thu hàng tháng với nhau, chênh lệch phát sinh có thể làbiến động tất yếu theo mùa và theo đó không thể có giá trị bấtbiến hàng tháng Để có được chênh lệch, cần so sanh với thángcùng kì năm trước hoặc số tổng cộng trong cả năm.

d) Phân tích nguyên nhân chênh lệch

Chênh lệch phát sinh có thể do loại nghiệp vụ được kiểm toán chứađựng sai sót những cũng có thể chênh lệch được hình thành từ chính ướctính trong phân tích Do đó, lời giải thích cần được tìm hiểu từ nhữngnhân viên của khách thể kiểm toán, ít nhất là chứng minh cho những vấnđề quan trọng Nếu qua tiếp xúc vẫn không có được lời giải thích hợp lýthì cần xem xét lại giả định và dữ liệu đã sử dụng để ước tính Nếu vẫncòn chênh lệch qua xem xét quá trình triển khai thủ tục phân tích thì lờigiải và bằng chứng cần được giải quyết qua thủ tục kiểm tra chi tiết.

e) Xem xét những phát hiện qua kiểm toán

Bằng chứng kiểm toán thu nhận được từ thủ tục phân tích cần đượcđánh giá do phát hiện qua kiểm toán không chỉ bao gồm những sai sóttrong tài khoản mà cả những quan sát hệ thống KSNB, hệ thống thông tinvà những vấn đề khác Do vậy, mọi chênh lệch được phát hiện trong kiểmtoán cần được điều tra về tính chất và nguyên nhân cả về cơ sở dẫn liệu,mục tiêu kiểm toán và tình hình kinh doanh của khách hàng.

Trang 24

Chương 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂNTÍCH VỚI KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THUTRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG

TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN2.1 Tổng quan về công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Ernst &Young Việt Nam

2.1.1.1 Khái quát về Ernst & Young toàn cầu

Ernst & Young toàn cầu là một trong những hãng cung cấp dịch vụchuyên nghiệp lớn nhất trên thế giới, và là một trong bốn công ty kiểmtoán lớn nhất, cùng với PricewaterhouseCoopers (PwC), Deloitte ToucheTohmatsu (Deloitte) và KPMG, tạo thành Big 4

Các công ty thành viên của Ernst & Young toàn cầu thuộc mộttrong bảy khu vực sau:

Với gần 125.000 nhân viên tại hơn 700 thành phố trên 140 quốc giatrên thế giới, công ty mang đến bề dày kinh nghiệm và chuyên môn, đápứng các nhu cầu chuyên sâu của khách hàng

Trang 25

Công ty có:

Trụ sở chính đặt tại: lầu 8, trung tâm Sài Gòn Riverside office – 2A TônĐức Thắng - quận 1 - TP.Hồ Chí Minh

Trang 26

Chi nhánh tại Hà Nội: Tầng 15, Daeha Business Centre – 360 Kim Mã.Website: http:// www.ey.com/vn

Quá trình phát triển của công ty Ernst & Young Việt Nam cũnggắn với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung Trong nhữngnăm đầu mới thành lập, tổng số nhân viên của công ty chỉ có 10 người(năm 1992), năm 1995 là 12 người Tuy nhiên, từ 7 năm trở lại đây, nềnkinh tế Việt Nam đã phát triển vượt bậc, hàng loạt các ngân hàng, công tycổ phần, công ty chứng khoán ra đời, nhu cầu kiểm toán tăng lên đã tạocơ hội để Ernst & Young Việt Nam phát triển mạnh mẽ Hiện nay, qui môcủa công ty đã được mở rộng hơn rất nhiều Không những số lượng kháchhàng tăng lên mà số lượng nhân viên kiểm toán vững vàng chuyên môncũng tăng lên đáng kể với hơn 280 kiểm toán viên chuyên nghiệp và 4chủ phần hùn (Partners) Đặc biệt trong năm 2007 vừa qua, công ty Ernst& Young Việt Nam đã thành lập thêm chi nhánh tại Lào.

Trải qua 16 năm hoạt động, công ty Ernst & Young Việt Namngày càng khẳng định được uy tín của mình trong việc cung cấp các dịchvụ cho khách hàng Các báo cáo của công ty trong các dự án tư vấn, kiểmtoán đã được các bên tham gia (bao gồm các bên trong nước như các bộ,các bên nước ngoài như Quĩ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới, Ngânhàng phát triển châu Á, công ty tài chính quốc tế, và các cơ quan chínhphủ các nước như Mỹ, Anh, Đan Mạch, Pháp, Nhật, Hà Lan, Nauy, ThụyĐiển…) đánh giá cao.

Với mạng lưới khách hàng ổn định, đa dạng và ngày càng mởrộng, công ty Ernst & Young Việt Nam có sự tăng trưởng nhanh chóng.Tốc độ tăng doanh thu hàng năm đạt 10%, luôn trong tốp dẫn đầu trongcác công ty kiểm toán tại Việt Nam: doanh thu năm 2005 là 80 tỷ, năm2006 đạt gần 90 tỷ đồng, là công ty kiểm toán có doanh thu cao nhất tạiViệt Nam.

- Các khách hàng quốc tế như: Harley Davidson, Fedex, Eli Lilly…

Trang 27

- Các khách hàng trong nước như: Ngân hàng nhà nước Việt Nam,

Vietcombank, BIDV, ICB, Bảo hiểm Bảo Việt, Phở 24, Công ty KinhĐô, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai…

Với những thành tích đã đạt được, công ty Ernst & Young ViệtNam đã được trao tặng nhiều giải thưởng:

- Ngày 23/4/2007, Tổng cục thuế ra quyết định số 412/QĐ-TCT về việckhen thưởng thành tích chấp hành tốt các chính sách thuế cho công tyErnst & Young Việt Nam

- Giải thưỏng Kinh doanh Úc của hiệp hội thương mại Úc (1/12/2006); - Giải thưởng Rồng vàng (5/2/2007)

2.1.2 Mô hình tổ chức quản lý của công ty TNHH Ernst & Young ViệtNam

Công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam được tổ chức theo môhình của công ty Ernst & Young toàn cầu, có thay đổi để phù hợp vớiđiều kiện của Việt Nam.

Phó tổng giám đốc(Partner)

Tổng giám đốc(partner)

Trang 28

Tổng giám đốc : Chịu trách nhiệm quản lý toàn diện các mặt hoạt

động của công ty tại Việt Nam Tổng giám đốc trực tiếp quản lý hoạtđộng tại trụ sở chính ở TP.Hồ Chí Minh và gián tiếp quản lý các hoạtđộng của văn phòng Hà Nội thông qua Phó tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc: chịu trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động của

văn phòng Hà Nội, tổ chức chỉ đạo và thực hiện các kế hoạch theo chiếnlược phát triển chung của công ty.

Ngoài tổng giám đốc và phó tổng giám đốc, trong ban quản trị cấpcao của công ty còn có năm giám đốc khác Tất cả các thành viên trongban quản trị cấp cao này đều có quyền kí kết hợp đồng kiểm toán, thựchiện việc soát xét cuối cùng đối với hồ sơ kiểm toán, và là người đại diệncông ty kí và ban hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý cho khách hàng.

Giúp việc cho ban giám đốc là các phòng ban chức năng, được chiathành hai bộ phận chính là bộ phận hành chính và bộ phận nghiệp vụ.

2.1.2.1 Bộ phận hành chínhBộ phận nhân sự:

Phụ trách vấn đề tuyển nhân sự, chính sách lương và thưởng, đánhgiá kết quả hoạt động qua chương trình PMDP (PerformanceManagement and Development Process).

Trang 29

Bộ phận tin học ( IT):

Quản lí toàn bộ các vấn đề liên quan tới công nghệ thông tin trongcông ty như cài đặt các phần mềm cho hệ thống máy tính, đảm bảo sựhoạt động của mạng nội bộ, bảo mật cho các thông tin được lưu trữ trênhệ thống máy tính, trợ giúp sửa chữa máy tính.

Bộ phận kế toán:

Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinhhằng ngày một cách đầy đủ, kịp thời, xây dựng kế hoạch thu– chi, đồngthời thực hiện bổ sung qui chế tài chính, đề xuất biện pháp cho lãnh đạo,phục vụ công tác quản trị.

Bộ phận văn phòng:

Có chức năng quản lý công văn, các văn bản hành chính, quyếtđịnh quản lý, phối hợp với bên kế toán về vấn đề nhân sự, chuẩn bị chonhân viên công ty các văn phòng phẩm cần thiết.

2.1.2.2 Bộ phận nghiệp vụ

Hiện nay, bộ phận nghiệp vụ được chia thành 3 bộ phận khác nhau,tương ứng với ba loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp là bộ phận kiểmtoán, bộ phận tư vấn doanh nghiệp, bộ phận tư vấn thuế.

Bộ phận kiểm toán:

Thực hiện cung cấp dịch vụ bảo đảm cho một lượng lớn kháchhàng hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau Hiện tại, đây là bộ phậnchiếm số lượng nhân viên lớn nhất toàn công ty Bộ phận này lại đượcchia thành hai mảng khác nhau: mảng kiểm toán ngân hàng (Banking) vàmảng kiểm toán sản xuất (Non – Banking).

Trang 30

Thực hiện tư vấn kế toán và tài chính doanh nghiệp, kiểm soát nộibộ doanh nghiệp, các dịch vụ liên quan tài chính…

Cơ cấu tổ chức của từng bộ phận nghiệp vụ dựa trên trình độ chuyênmôn và kinh nghiệm của các kiểm toán viên

- Đứng đầu là giám đốc bộ phận (Director) Giám đốc bộ phậncùng với tổng giám đốc (hoặc phó tổng giám đốc) là những người ký vàphát hành báo cáo kiểm toán hay thư quản lý

- Dưới giám đốc bộ phận là quản lý cấp cao (Senior manager) Mỗiquản lý cấp cao được giao phụ trách một số khách hàng lớn trong nhiều năm - Tiếp đến là kiểm toán viên cao cấp (Manager) Kiểm toán viêncấp cao thường được giao phụ trách một hợp đồng kiểm toán nhất định.Manager có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện cuộc kiểm toán choSenior manager.

- Kiểm toán viên kinh nghiệm (Senior): Senior sẽ trực tiếp theodõi, phân công công việc, điều hành cuộc kiểm toán tại khách hàng vàbáo cáo cho Manager hoặc Senior manager Trong bậc senior được chiara thành ba cấp độ : Senior 1, Senior 2 và Senior 3.

- Trợ lý kiểm toán viên (Staff): là những người thực hiện cuộckiểm toán theo kế hoạch đã đề ra dưới sự giám sát của Senior vàManager Trợ lý kiểm toán viên cũng được chia thành hai cấp bậc: Trợ lýkiểm toán viên cấp 1, Trợ lý kiểm toán viên cấp 2.

Trang 31

2.1.3 Đặc điểm kinh doanh và kết quả kinh doanh của công ty TNHHErnst & Young Việt Nam

Công ty Ernst & Young Việt Nam cung cấp 3 dòng dịch vụ chính:dịch vụ kiểm toán (AABS), dịch vụ tư vấn thuế (TAX) và dịch vụ tư vấndoanh nghiệp (TAS).

Dịch vụ kiểm toán chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất (từ 65-70%

tổng doanh thu toàn công ty) Các cuộc kiểm toán đều được thực hiệntuân theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế và chuẩn mực kiểm toán ViệtNam, bao gồm các loại hình dịch vụ đảm bảo sau:

- Kiểm toán độc lập:

Kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định

Kiểm toán báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệtSoát xét thông tin trên báo cáo tài chính

Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuậntrước

- Các dịch vụ kiểm soát rủi ro doanh nghiệp:Soát xét và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộKiểm toán nội bộ

Kiểm soát và đánh giá rủi ro hệ thống công nghệ thông tin,Các dịch vụ kiểm soát và tư vấn rủi ro khác.

Dịch vụ tư vấn thuế bao gồm:

- Phân tích các vấn đề về thuế

- Hỗ trợ nhà đầu tư tham gia thị trường.

- Cơ cấu kinh doanh có hiệu quả cho mục đích tính thuế.- Soát xét tính tuân thủ luật thuế của doanh nghiệp.- Tính và kê khai thuế.

- Tư vấn thuế cho chuyên gia nước ngoài.- Tư vấn cơ cấu tối ưu hóa thuế đa quốc gia

- Tư vấn thuế cho nghiệp vụ mua bán doanh nghiệp.

Trang 32

Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp (TAS) bao gồm:

- Tư vấn nghiên cứu thị trường.

Hình 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty Ernst & Young Việt Namtrong 3 năm qua

Đơn vị: triệu VND

Chỉ tiêu

Năm 2005Năm 2006Năm 2007

Số tiền%Số tiền % Số tiền%

Trang 33

2.1.4 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst &Young Việt Nam

Qui trình kiểm toán của công ty Ernst & Young Việt Nam đượcthực hiện theo qui trình chuẩn của Ernst & Young toàn cầu (Ernst &Young Global Audit Methodology – EY GAM) Căn cứ vào đặc điểmriêng của mỗi nước cũng như qui mô, ngành nghề của công ty kháchhàng, các kiểm toán viên sẽ xây dựng nên những chương trình kiểm toánphù hợp cho công ty được kiểm toán Qui trình kiểm toán được chiathành 4 giai đoạn cụ thể.

2.1.4.1 Giai đoạn lập kế hoạch và nhận diện rủi ro (Planning and riskidentification)

Trong giai đoạn này, công ty Ernst & Young Việt Nam cân nhắcviệc có chấp nhận khách hàng mới hay duy trì cung cấp dịch vụ vớikhách hàng hiện tại hay không

Từ mục đích kiểm toán của khách hàng, công ty Ernst & YoungViệt Nam xác định phạm vi của dịch vụ sẽ cung cấp và lập nhóm kiểmtoán.

Công ty tìm hiểu đặc điểm ngành nghề kinh doanh của khách hàng,hoạt động chính của khách hàng, các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả kinhdoanh, đối thủ cạnh tranh, cổ đông chủ chốt, khách hàng mục tiêu Từ đóđánh giá được các Significant risks (là các rủi ro hình thành từ các hoạtđộng, sự kiện bất thường có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính Đây là mộtdạng của rủi ro tiềm tàng nhưng khả năng xảy ra cũng như mức độ ảnhhưởng lớn hơn các loại rủi ro tiềm tàng khác).

Tìm hiểu môi trường công nghệ thông tin (IT) của khách hàng: Môitrường IT của khách hàng có ảnh hưởng lớn đến rủi ro kinh doanh và rủiro trên báo cáo tài chính Vì vậy cần cân nhắc mức độ phức tạp của hệthống IT, từ đó quyết định nhu cầu trợ giúp của chuyên gia IT Tại công

Trang 34

ty Ernst & Young Việt Nam, bộ phận thực hiện đánh giá môi trường ITcủa khách hàng gọi là TSRS.

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng bao gồm sựphù hợp của các thủ tục kiểm soát và sự hoạt động hiệu quả của chúng.

Xác định PM – Mức trọng yếu kế hoạch, TE – Tổng sai sót các tàikhoản chủ yếu, SAD- Mức chênh lệch kiểm toán, Nominal amount CảPM và TE đều được sử dụng để cân nhắc tính trọng yếu nhưng PM liênquan đến toán bộ Báo cáo tài chính trong khi TE xét cho cấp độ cáckhoản mục Thông thường, PM bằng 5% thu nhập trước thuế và TE bằng50% - 75% PM Khi tiến hành kiểm toán Nếu phát hiện có chênh lệch,kiểm toán viên yêu cầu khách hàng điều chỉnh Nếu khách hàng khôngchấp nhận điều chỉnh chênh lệch và chênh lệch vượt quá mức NominalAmount thì kiểm toán viên sẽ đưa chênh lệch này vào SAD (Summary ofaudit differences) Nominal amount thường bằng 1% - 5% của PM.

Xác định khoản mục trọng yếu: Về mặt định lượng, thông thường,các khoản mục có số dư lớn hơn TE đều được coi là trọng yếu Ngoài ra,về mặt định tính, kiểm toán viên còn phải cân nhắc đến các khoản mụcmặc dù số dư nhỏ hơn TE nhưng rủi ro tiềm tàng rất cao.

2.1.4.2 Xây dựng chiến lược kiểm toán và đánh giá rủi ro

Trước khi tiến hành bất cứ cuộc kiểm toán nào, các kiểm toánviên phụ trách hoặc kiểm toán viên cấp cao sẽ tổ chức buổi họp (gọi làTPE) để phổ biến cho tất cả các thành viên trong nhóm về chương trìnhkiểm toán, nhiệm vụ của từng thành viên, đặc biệt giúp cho kiểm toánviên có cái nhìn bao quát về khách hàng, các rủi ro tiềm tàng, các vấn đềđã được phát hiện năm ngoái…

Nhận diện các nghiệp vụ trọng yếu (Significant classes of transactions)là nhận diện các nghiệp vụ có ảnh hưởng lớn đến khoản mục trọng yếu vàcơ sở dẫn liệu có liên quan Sau đó, kiểm toán viên phải tìm hiểu về qui

Trang 35

trình diễn ra nghiệp vụ trọng yếu (các khâu nào, giấy tờ, phần mềm ápdụng…) Từ đó, nhận diện những sai sót có thể xảy ra trong qui trình đó(What could go wrongs – WCGWs) và những thủ tục kiểm soát khách hàngđã áp dụng để ngăn ngừa và phát hiện những sai sót đó

Kiểm toán viên thực hiện thử nghiệm xuyên suốt (Walkthroughs)đối với các nghiệp vụ trọng yếu để khẳng định sự hiểu biết về quá trìnhdiễn ra nghiệp vụ và khẳng định các kiểm soát có được thực hiện trênthực tế không

Bên cạnh việc tìm hiểu về qui trình nghiệp vụ và các thủ tục kiểmsoát có liên quan, kiểm toán viên phải tìm hiểu và đánh giá về FSCP(Financial statement close process), tức là quá trình tổng hợp, tính toán,ghi chép các nghiệp vụ vào sổ sách kế toán và lên các báo cáo tài chính.

Giai đoạn này còn bao gồm công việc tìm hiểu và đánh giá hệthống kiểm soát bằng phần mềm công nghệ thông tin (ITGCs - IT generalcontrols) (trong trường hợp việc thực hiện nghiệp vụ phần lớn dựa vào hệthống máy tính); đánh giá rủi ro kết hợp (sử dụng bảng đánh giá rủi ro kếthợp); thiết kế thử nghiệm kiểm soát (Test of control), thiết kế trắc nghiệmvề ghi chép kế toán

Cuối giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên lập Bảntóm tắt chiến lược kiểm toán (Audit Strategies Memorandom – ASM)trong đó tóm tắt kết quả của quá trình lập kế hoạch, đặc biệt nhấn mạnhvào những thay đổi trọng yếu trong hoạt động của khách hàng tạo ra sự thayđổi trong chiến lược kiểm toán so với năm trước.

2.1.4.3 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Trước tiên, kiểm toán viên xem xét kết quả kiểm toán giữa năm(Interim Audit) để quyết định liệu chiến lược kiểm toán ban đầu còn phùhợp hay cần bổ sung thêm các thủ tục kiểm toán cơ bản khác Trên cơ sởkế hoạch về thời gian, phạm vi, thủ tục kiểm toán đã được xây dựng sẵn,

Trang 36

kiểm toán viên tiến hành thực hiện các thử nghiệm kiểm soát (Test ofcontrol), kiểm tra chi tiết việc ghi chép kế toán, thực hiện thử nghiệm cơbản bao gồm thủ tục phân tích và các thủ tục kiểm tra chi tiết Trong quátrình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên vừa nghiên cứu tổng quan, vừađi sâu điều tra chọn mẫu, khai thác tối đa những kết luận có sẵn và cáckết quả kiểm toán năm trước.

2.1.4.4 Giai đoạn kết luận và phát hành báo cáo kiểm toán

Sau khi hoàn thành tất cả các thử nghiệm kiểm toán, nhóm kiểmtoán sẽ mở cuộc họp (gọi là Wrap-up the Engagement) để đánh giá lại cácvấn đề đã đề đã được phát hiện trong cuộc kiểm toán.

Tổng cộng các chênh lệch kiểm toán trong cuộc kiểm toán màkhách hàng từ chối điều chỉnh (SAD), so sánh với TE và PM để ra quyếtđịnh liệu sai sót tổng hợp có trọng yếu và có ảnh hưởng đến ý kiến trênbáo cáo kiểm toán không Sau đó kiểm toán viên lập Biên bản hoàn tấthợp đồng kiểm toán (Summary Review Memoradom) Kết quả kiểm toánđược sẽ được kiểm tra lại bởi các quản lý cấp cao để đảm bảo sự chínhxác của thông tin Cuối cùng, kiểm toán viên họp chính thức với ban giámđốc của khách hàng và phát hành ý kiến kiểm toán.

2.2 Thực tế vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mụcdoanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các khách hàng docông ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện

2.2.1 Vận dụng thủ tục phân tích vói kiểm toán khoản mục doanh thutại công ty TNHH Smiledi Việt Nam

2.2.1.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, theo chuẩn mực kiểm toánISA 520 và VSA 520, kiểm toán viên phải áp dụng thủ tục phân tích đểhiểu rõ hơn về đặc điểm, tình hình kinh doanh của đơn vị cũng như xácđịnh được vùng rủi ro Qua đó, kiểm toán viên có thể nhận thức được rõ

Trang 37

hơn về những vấn đề nảy sinh và có thể xác định được nội dung, lịchtrình và phạm vi của các thủ tục khác.

Trong phạm vi đề tài khóa luận, phần dưới đây sẽ chỉ giới thiệu sơ qua một số thông tin chính về khách hàng Smiledi.

Với tư cách là công ty quốc tế đi đầu trong công nghệ hình ảnh,Smiledi phát triển và sản xuất các thiết bị chụp ảnh, máy móc thương mạivà các sản phẩm quang học khác Smiledi ra đời năm 1937, với thamvọng tạo ra những loại máy quay phim chất lượng tốt nhất Với trên 70năm kinh nghiệm, Smiledi luôn đi đầu trong việc phát triển sản phẩmmới Các dòng sản phẩm chủ yếu của Smiledi bao gồm: các sản phẩm cánhân, thiết bị thương mại và các sản phẩm công nghiệp.

Các sản phẩm cá nhân

Máy ảnh kĩ thuật số, máy ảnh SLR, máy ảnh Compact, FascimileMachines, máy Scan, máy photocopy, thấu kính, máy ghi hình, ốngnhóm, máy in Jet, thiết bị ngoại vi đa chức năng và các sản phẩm thôngtin cá nhân.

Máy móc thương mại

Full-Color Copying Machines, Color/Monochrome NetworkDigital MFDs, Laser Beam Printers, Large-Format Printers, High-SpeedColor Printers, Visual Communication Products, Multimedia Projectors,Toners and Photosensitive Drums & Toner Cartridges.

Trang 38

tiếp cận thị trường trực tiếp, hỗ trợ các dịch vụ đào tạo Smiledi có một hệthống các nhà phân phối được ủy quyền và nhà cung cấp dịch vụ trênkhắp cả nước Công ty thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạocho nhân viên về dịch vụ trước và sau bán hàng để nâng cao kiến thức vềsản phẩm và dịch vụ.

Các phòng trưng bầy của Smiledi, trung tâm giải pháp hình ảnh tạiThành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là nơi trưng bầy những công nghệmới nhất của Smiledi và là nơi khách hàng có thể tìm hiểu mọi thông tinvề sản phẩm.

Sản xuất

Tháng 5/2002, Smiledi đã thành lập một nhà máy sản xuất mới tạiKhu công nghiệp Hà Nội trên diện tích 225,000 m2 Là một trong 18 nhàmáy sản xuất được đặt tại Châu Á, ngoài Nhật Bản, Cty TNHH Smiledichuyên sản xuất dòng máy in Double Jet Printer Công ty đóng góp vào25% tổng sản lượng sản xuất máy in phun Double Jet Printer và hiện naylà nhà xuất khẩu lớn nhất Hà Nội với tổng sản lượng xuất khẩu chiếm53% tổng giá trị xuất khẩu khu vực nước ngoài của Thủ đô, lợi nhuậntrên 200 triệu USD Ngoài việc phục vụ thị trường nội địa Việt Nam, máyin phun Double Jet được xuất khẩu tới các thị trường Châu Á, Châu Âuvà Mỹ.

Nổi tiếng với triết lý kinh doanh “Kyosei”: “ Tất cả mọi ngườikhông phân biệt chủng tộc, tôn giáo hay nền văn hóa, sống hòa thuận vàlàm việc cùng nhau cho tương lai”, công ty sử dụng những sản phẩm antoàn cho môi trường, chẳng hạn như các sản phẩm giá đỡ bằng tre củaViệt Nam, đảm bảo nhẹ, dai, và tiết kiệm.

Trang 39

Cộng tài sản lưu động42,111,223108,018,73565,907,512 257%TSCĐHH-Nguyên giá21,980,12324,213,9922,233,869 110%TSCĐHH-GT hao mòn lũy kế -2,326,786-5,129,245-2,802,459 220%TSCĐVH-Nguyên giá487,8942,561,7022,073,808 525%TSCĐVH-GT hao mòn lũy kế -48,785-262,075-213,290 537%Chi phí XDCB dở dang1,211,749585,255-626,49448%Cộng tài sản146,245,924236,154,83189,908,907 161%

II NGUỒN VỐN

Phải trả người bán4,786,0127,608,7363,822,724 186%Thuế và các khoản phải nộp nhà

Phải trả khác22,569,99829,664,5697,094,571 131%Cộng Nợ ngắn hạn28,536,88248,236,55419,699,672 169%Nguồn vốn kinh doanh41,385,80660,381,94818,996,142 146%Các quỹ DN

Cộng nguồn vốn-quỹ34,878,53661,752,87826,874,342 177%Cộng nguồn vốn146,245,924236,154,83189,908,907 161%

III BÁO CẢO KQKD

Tổng doanh thu178,587,205198,431,40119,844,196 111%

Giá vốn hàng bán121,948,006139,796,48917,848,483 115%

Lợi nhuận gộp56,639,199 58,634,912 1,995,713 104%Tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu32%30%

Chi phí bán hàng8,905,1199,406,507501,388 106%Chi phí quản lý doanh nghiệp8,894,9589,049,495154,537 102%Lợi nhuận thuần từ HĐKD 38,839,12240,178,9101,339,788 103%

Trang 40

Lợi nhuận bất thường00

Tổng lợi nhuận trước thuế38,839,122 40,178,910.01,339,788 103%Thuế thu nhập doanh nghiệp10,874,954 11,250,094.8375,141 103%Lợi nhuận sau thuế27,964,16828,928,815964,647 103%

IV TỶ SUẤT TÀI CHÍNH1 Khả năng thanh toán

Hệ số thanh toàn hiện thời1,481,78

2 Khả năng luân chuyển

Ngày đăng: 15/11/2012, 10:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam - Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC trong công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện
2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (Trang 25)
2.1.2. Mô hình tổ chức quản lý của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam - Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC trong công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện
2.1.2. Mô hình tổ chức quản lý của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (Trang 27)
Hình 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty Ernst & Young Việt Nam trong 3 năm qua - Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC trong công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện
Hình 2.1 Kết quả kinh doanh của công ty Ernst & Young Việt Nam trong 3 năm qua (Trang 32)
Hình 2.1: Bảng phân tích tổng thể các khoản mục - Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC trong công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện
Hình 2.1 Bảng phân tích tổng thể các khoản mục (Trang 39)
Trong bảng số liệu trên, số liệu năm 2004 là số liệu đã được kiểm toán. Số liệu năm 2005 chưa được kiểm toán - Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC trong công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện
rong bảng số liệu trên, số liệu năm 2004 là số liệu đã được kiểm toán. Số liệu năm 2005 chưa được kiểm toán (Trang 40)
Hình 2.2: Workingpaper về so sánh tỷ lệ lãi gộp theo dòng sản phẩm với số liệu năm trước tại công ty Smiledi Việt Nam. - Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC trong công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện
Hình 2.2 Workingpaper về so sánh tỷ lệ lãi gộp theo dòng sản phẩm với số liệu năm trước tại công ty Smiledi Việt Nam (Trang 44)
Hình 2.3: So sánh doanh thu thực tế với doanh thu dự kiến - Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC trong công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện
Hình 2.3 So sánh doanh thu thực tế với doanh thu dự kiến (Trang 46)
Hình 2.4: Phân tích doanh thu theo tháng ở công ty Smiledi Việt Nam - Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC trong công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện
Hình 2.4 Phân tích doanh thu theo tháng ở công ty Smiledi Việt Nam (Trang 48)
Bảng phân tích Doanh thu được ghi nhận và số lượng sản phẩm DQJ_A10 được chuyển giao - Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC trong công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện
Bảng ph ân tích Doanh thu được ghi nhận và số lượng sản phẩm DQJ_A10 được chuyển giao (Trang 52)
Hình 2.6: Minh họa mô hình đưa ra doanh thu ước tính - Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC trong công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện
Hình 2.6 Minh họa mô hình đưa ra doanh thu ước tính (Trang 55)
{b} Giá thu được từ bảng giá bán được ban giám đốc chấp thuận hoặc được ghi trên hợp đồng kinh tế. - Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC trong công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện
b } Giá thu được từ bảng giá bán được ban giám đốc chấp thuận hoặc được ghi trên hợp đồng kinh tế (Trang 56)
Hình 2.7: Minh họa thủ tục phân tích tổng thể khoản mục doanh thu - Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC trong công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện
Hình 2.7 Minh họa thủ tục phân tích tổng thể khoản mục doanh thu (Trang 59)
Kiểm toán viên lập bảng phân tích doanh thu lãi theo tháng, đơn vị tiền quy đổi ra KIP (đơn vị tiền tệ của Lào), kiểm tra đối với từng đầu tài  khoản - Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC trong công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện
i ểm toán viên lập bảng phân tích doanh thu lãi theo tháng, đơn vị tiền quy đổi ra KIP (đơn vị tiền tệ của Lào), kiểm tra đối với từng đầu tài khoản (Trang 65)
Hình 2.9: (Trích) Tính lại lãi từ dịch vụ chấp thuận cho khách hàng thấu chi và so sánh với lãi thực thu - Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC trong công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện
Hình 2.9 (Trích) Tính lại lãi từ dịch vụ chấp thuận cho khách hàng thấu chi và so sánh với lãi thực thu (Trang 68)
Hình 2.10: So sánh lãi thực thu liên quan đến TK 1841 và ước tính của kiểm toán viên - Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC trong công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện
Hình 2.10 So sánh lãi thực thu liên quan đến TK 1841 và ước tính của kiểm toán viên (Trang 68)
Hình 2.11: Minh họa thủ tục phân tích đối với các khoản doanh thu từ phí và hoa hồng - Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC trong công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện
Hình 2.11 Minh họa thủ tục phân tích đối với các khoản doanh thu từ phí và hoa hồng (Trang 70)
Tuy nhiên, như có thể quan sát từ đồ thị và bảng số liệu, ngân hàng bị lỗ từ các nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ trong năm 2006 - Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC trong công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện
uy nhiên, như có thể quan sát từ đồ thị và bảng số liệu, ngân hàng bị lỗ từ các nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ trong năm 2006 (Trang 72)
Hình 2.14: Tỷ giá hối đoái giữa đồng THB và đồng USD so với đồng KIP cuối năm 2006 - Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC trong công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện
Hình 2.14 Tỷ giá hối đoái giữa đồng THB và đồng USD so với đồng KIP cuối năm 2006 (Trang 73)
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU - Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC trong công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU (Trang 107)
Bảng phân tích Doanh thu được ghi nhận và số sản phẩm DQJ_B14 được chuyển giao - Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC trong công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện
Bảng ph ân tích Doanh thu được ghi nhận và số sản phẩm DQJ_B14 được chuyển giao (Trang 111)
Hình 2.1: Phân tích doanh thu được ghi nhận và lượng hàng được chuyển giao của sản phẩm DQJ_B14 - Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC trong công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện
Hình 2.1 Phân tích doanh thu được ghi nhận và lượng hàng được chuyển giao của sản phẩm DQJ_B14 (Trang 111)
Bảng phân tích Doanh thu được ghi nhận và số sản phẩm DQJ_D12 được chuyển giao - Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC trong công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện
Bảng ph ân tích Doanh thu được ghi nhận và số sản phẩm DQJ_D12 được chuyển giao (Trang 112)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w