1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008

92 617 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Hoà cùng xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang chuyển mình đổi thay và đã thu được những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng và hết sức đáng mừng, được cả cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao Trong bối cảnh đó, hoạt động kiểm toán đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với các cơ quan quản lý chức năng mà còn đối với cả doanh nghiệp được kiểm toán và là nhu cầu tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường Một nền kinh tế phát triển lành mạnh và an toàn đòi hỏi phải được cung cấp các dịch vụ kiểm toán hoàn hảo có chất lượng cao Hoạt động của các công ty kiểm toán rất phát triển ở các nước có nền kinh tế phát triển Ở Việt Nam, kiểm toán độc lập chính thức xuất hiện vào năm 1991 với sự ra đời của hai công ty kiểm toán là công ty VACO (nay là Deloitte Vietnam) và công ty AASC Đến nay, kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã phát triển nhanh tróng bằng việc hình thành một hệ thống các công ty kiểm toán độc lập với đầy đủ hình thức sở hữu (Nhà nước , TNHH, 100% vốn nước ngoài, liên doanh…).

Hiện nay, dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính rất phát triển do nhu cầu được kiểm toán Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp là rất lớn Một phần vì Báo cáo tài chính giống như tấm gương phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng Khoản mục Tài sản cố định thường đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp Vì vậy, việc hạch toán tài sản cố định cũng như việc trích lập chi phí khấu hao cần phải được tính toán chính xác Bên cạnh đó, tài sản cố định thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản nên những sai sót sẽ có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính của

Trang 2

doanh nghiệp Với những lý do đú cho thấy kiểm toỏn khoản mục tài sản cố định cú vai trũ hết sức quan trọng trong kiểm toỏn bỏo cỏo tài chớnh.

Xuất phỏt từ tầm quan trọng của việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, trong thời gian thực tập từ ngày 1/1/2008 đến 15/4/2008, em đó được tỡm hiểu hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm toỏn núi chung và kiểm toỏn khoản mục tài sản cố định núi riờng tại Cụng ty TNHH Deloitte Vietnam.

Bỏo cỏo chuyờn đề thực tập tốt nghiệp của em được chia làm ba phần với nội dung khỏi quỏt như sau:

Chương I: Tổng quan về Cụng ty TNHH Deloitte Vietnam.

Chương II: Thực hiện quy trỡnh kiểm toỏn khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toỏn bỏo cỏo tài chớnh do cụng ty TNHH Deloitte Vietnam thực hiện.

Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Deloitte Vietnam

Trong thời gian thực tập tại Cụng ty TNHH Deloitte Vietnam, em đó nhận được sự giỳp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tận tỡnh của cỏc anh chị trong cụng ty và cụ giỏo Th.s Nguyễn Thị Mỹ cựng với sự cố gắng của bản thõn để hoàn thành Bỏo cỏo chuyờn đề này Em xin gửi lời cảm ơn chõn thành tới cỏc anh chị trong cụng ty và cụ giỏo Th.s Nguyễn Thị Mỹ đó giỳp em hoàn thành bỏo cỏo này.

Em xin chõn thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHHDELOITTE VIETNAM

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:

Công ty TNHH Deloitte Vietnam mà tiền thân là Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) có lịch sử phát triển lâu đời nhất trong các công ty kiểm toán tại Việt Nam Quá trình phát triển của công ty có một số mốc quan trọng có thể được khái quát như sau

Công ty kiểm toán Việt Nam – VACO được thành lập theo Quyết định số 165/TC/QĐ-TCCB ngày 13/5/1991 của Bộ Tài chính, là công ty kiểm toán độc lập đầu tiên được thành lập tại Việt Nam Công ty Kiểm toán Việt Nam được chuyển đổi từ hình thức doanh nghiệp nhà nước sang hình thức công ty TNHH một thành viên theo Quyết định số 1297/QĐ/TC/BTC ngày 30/6/2003 của Bộ Tài chính về việc “chuyển đổi Công ty Kiểm toán Việt Nam thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán Việt Nam” Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH một thành viên số 0104000112 ngày 19 tháng 01 năm 2004 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp Dưới đây là một số thông tin chính về công ty VACO.

Từ khi ra đời, VACO đã có những bước phát triển mạnh mẽ Chứng minh cho điều đó là sự thành lập ba chi nhánh tại ba thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phòng Từ năm 1992, VACO bắt đầu hợp tác với hãng Deloitte Touche Tohmatsu và tháng 4 năm 1994 liên doanh VACO – DTT chính thức được thành lập Ngày 01 tháng 10 năm 1997, VACO đã chính thức được công nhận là thành viên của hãng kiểm toán quốc tế Deloitte Touche Tohmatsu

Trang 4

với sự đại diện của phòng dịch vụ quốc tế (ISD) Kể từ đó, VACO – ISD là đại diện hợp pháp của Deloitte Touche Tohmatsu tại Việt Nam Đây là một bước ngoặt lớn mở ra một thời kỳ phát triển vượt bậc về chuyên môn nghề nghiệp để VACO có thể sánh với các hàng kiểm toán lớn trên thế giới Như vậy, VACO là công ty kiểm toán đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế và trở thành thành viên của một hãng kiểm toán và tư vấn hàng đầu thế giới Với sự kết hợp giữa uy tín và kinh nghiệm của một công ty kiểm toán hàng đầu Việt Nam với kinh nghiệm và uy tín của hãng kiểm toán quốc tế lớn đã tạo cho VACO một sức mạnh riêng hơn hẳn tất cả các công ty kiểm toán khác tại Việt Nam.

Gần đây nhất, ngày 7/5/2007, Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) đã chính thức công bố hoàn thành việc chuyển đổi sở hữu và trở thành thành viên đầy đủ của Deloitte Touche Tohmatsu - một trong bốn hãng kiểm toán lớn nhất thế giới Nhân dịp này, VACO cũng công bố chính thức đổi tên thành Deloitte

Vietnam, tên đầy đủ là Công ty TNHH Deloitte Vietnam, hiện diện đầy đủ của

một hãng kiểm toán danh tiếng nhất trên thế giới tại Việt Nam Một số thông tin thêm về Deloitte Vietnam:

 Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0102030181 ngày 18/10/2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp

 Tên giao dịch: Deloitte Vietnam Company Limited  Tên viết tắt: Deloitte Vietnam Co., Ltd

 Vốn điều lệ: 9.077.000.000 VNĐ  Logo công ty:

Chính thức hoàn thành hoàn thành quá trình chuyển đổi sở hữu từ công ty TNHH một thành viên trực thuộc bộ tài chính trở thành công ty TNHH hai thành viên trở lên theo đúng quy định của Nhà nước về kiểm toán độc lập và độc lập

Trang 5

hoàn toàn với Bộ Tài chính Theo quy định tại Nghị định 105/2004NĐ-CP ngày 30/3/2004 và Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ về kiểm toán độc lập, tất cả các công ty kiểm toán có sở hữu nhà nước phải chuyển đổi sở hữu sang các mô hình khác có thể là mô hình công ty TNHH hoặc công ty hợp danh Quá trình chuyển đổi sở hữu thành công cùng với việc độc lập hoàn toàn với Bộ Tài chính là những điều kiện tiên quyết để VACO chính thức trở thành hiện diện đầy đủ của Deloitte Touche Tohmatsu tại Việt Nam.

Trải qua 17 năm hình thành và phát triển, Deloitte Vietnam đã có những bước tiến vượt bậc, đạt được nhiều thành tích cao và luôn là lá cờ đầu trong ngành kiểm toán ở Việt Nam Với những kết quả đạt được, Deloitte Vietnam (trước đây là VACO) đã nhận được một số danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng.

Những kết quả mà Deloitte Vietnam đạt được là không thể phủ nhận Để minh họa cho kết quả đó có thể theo dõi số liệu được phản ánh ở bảng 1.1.

Bảng 1.1: Tốc độ phát triển của Deloitte Vietnam qua ba năm gần đây

STTNỘI DUNGNĂM 2005

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

Trước hết cần phải biết rằng chế độ kế toán của công ty có thay đổi Trước kia Deloitte Vietnam (VACO) hạch toán theo năm tài chính kết thúc ngày 30/9 Sau khi trở thành thành viên của Deloitte quốc tế, năm tài chính của Deloitte

Trang 6

Vietnam đã có sự thay đổi để phù hợp với Deloitte quốc tế, kể từ đó (năm 2007) công ty lấy ngày 30/6 hàng năm để kết thúc năm tài chính Như vậy, trong bảng 1.1 có sự chênh lệch nhỏ về thời gian giữa các năm Trong năm 2005 và 2007 tính đủ trong 12 tháng nhưng trong năm 2006 chỉ tính trong 9 tháng, nguyên nhân là do có sự thay đổi ở trên Nhìn tổng quan thì các chỉ tiêu về doanh thu đều tăng mạnh qua 3 năm Năm 2006 tuy chỉ tính cho 9 tháng nhưng doanh thu cung xấp xỉ bằng cả năm 2005 Nộp ngân sách cũng chỉ kém hơn 359.474 (1000VNĐ) Đến năm 2007 cho thấy một sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu cung như nộp ngân sách So với năm 2005, doanh thu bằng 1,52 lần, nộp ngân sách bằng 1,63 lần Với đà phát triển này thì công ty sẽ dễ dàng vượt mức doanh thu 100 tỷ đồng trong năm 2008 Cần phải lưu ý rằng Deloitte Vietnam là công ty đầu tiên của Việt Nam đạt doanh thu 1 triệu USD/năm vào năm 1996 Chỉ số Doanh thu/lao động càng phản ánh rõ nét mức tăng trưởng của công ty, trong 2 năm 2005 và 2006 chỉ ở tầm 150 đến 200 triệu đồng/người thì đến năm 2007 là 337 triệu đồng/người, đó là một sự bứt phá mạnh mẽ Hầu như các chỉ tiêu về doanh thu đều tăng nhưng chỉ tiêu về số nhân công lại giảm trong ba năm trở lại đây Để thấy rõ được sự biến động này có thể theo dõi Hình 1.1.

Hình 1.1: Số lượng lao động qua các năm (người)

2001200220032004200520062007

Trang 7

(Nguồn: Phòng nhân sự công ty)

Sự biến động về số lao động trong công ty do nhiều nguyên nhân gây ra Từ năm 2001 đến năm 2005 tăng lên đều đặn và đạt đỉnh điểm vào năm 2005 Trong những năm này, thị trường kiểm toán ở Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh, tuy nhiên các công ty kiểm toán chưa xuất hiện nhiều, nhân lực còn hạn chế, với uy tín của công ty nên đã thu hút một lượng lớn lao động trong ngành kiểm toán Đặc biệt tăng mạnh trong năm 2004 tăng 52 người, năm 2005 tăng 30 người Tuy nhiên, đến năm 2006 lại giảm mạnh và chỉ còn 345 người, giảm 64 người Tiếp đến năm 2007 giảm tiếp 52 người Nguyên nhân có thể do chính sách phát triển của công ty cho phù hợp với Deloitte thế giới, công ty chỉ tuyển những lao động thực sự có chất lượng Một nguyên nhân nữa là do thị tường kiểm toán ở Việt Nam đang phát triển rất mạnh, nhiều các công ty kiểm toán được thành lập, nhưng số lượng nhân công được đào tạo hàng năm tăng không đáng kể, do đó có một số lao động của công ty đã chuyển đi Ngoài ra còn nhiều các nguyên nhân chủ quan và khách quan khác Nhưng nhìn tổng thể thì sự thay đổi đó không đáng lo ngại, vì số lượng lao động trong mấy năm gần đây có giảm nhưng doanh thu của công ty vẫn tăng đều, điều đó khẳng định được chất lượng của các Kiểm toán viên cũng như uy tín của công ty Hiện nay, công ty vẫn đang dẫn đầu trong cả nước về số lượng Kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề, khả năng thành thạo tiếng anh trong công ty đạt 90%, các nhân viên trong công ty đều được đào tạo rất đầy đủ, một số có bằng thạc sĩ, chứng chỉ đào tạo nước ngoài Đây là những điểm đáng tự hào của công ty.

Một điểm cần chú ý nữa là khách hàng của công ty Với uy tín ngày càng được khẳng định nên số lượng khách hàng của công ty ngày càng tăng Cơ cấu doanh thu theo đó cũng có sự thay đổi, có thể theo dõi hình 1.2.

Hình 1.2: Doanh thu theo loại hình khách hàng năm 2007

Trang 8

DN vốn ĐT nước ngoàiDNNN

Dự án quốc tếHCSN, Cty CP, khác

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

Nhìn vào hình trên có thể thấy rõ được loại hình khách hàng chính mà công ty cung cấp dịch vụ Với 57% trong tổng số doanh thu năm 2007, doanh thu có được từ khách hàng là DN vố ĐT nước ngoài luôn chiếm vị trí cao nhất Đứng ngày sau thuộc về khách hàng là những DNNN với 22% nhưng chi bằng một nửa của DN vốn ĐT nước ngoài Hai loại hình khách hàng còn lại là các Dự án quốc tế và Đơn vị HCSN và các công ty CP khác có tỷ lệ ngang nhau chiếm tổng số 21% Con số này mới chỉ xấp xỉ bằng DNNN

Nhìn trên một khía cạnh khác, doanh thu được phân loại theo các loại hình dịch vụ cung cấp.

Hình 1.3: Doanh thu theo loại hình dịch vụ năm 2007

Trang 9

Kiểm toán BCTCTư vấn thuế TCKiểm toán XDCBKiểm toán DADịch vụ khác

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

Kiểm toán BCTC luôn là loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp nhiều nhất Chiếm đến 64% trong tổng số doanh thu là một con số không nhỏ, có thể dễ dàng hiểu được điều này do đặc điểm khách hàng ở thị trường kiểm toán Việt Nam Phần lớn các khách hàng đều có xu hướng kiểm toán BCTC, đặc biệt là đối với các công ty chứng khoán thì BCTC được kiểm toán là điều bắt buộc Trái lại, dịch vụ kiểm toán XDCB đang còn chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ với 2% Hiện tại, công ty đang củng cố hoàn thiện dần việc cung cấp dịch vụ kiểm toán XDCB Điều này thể hiện rõ qua việc công ty thành lập công ty con VACO chuyên về kiểm toán XDCB Tư vấn thuế TC luôn là dịch vụ đem lại doanh thu đứng thứ hai sau kiểm toán BCTC Tuy nhiên, với 21% vẫn chỉ bằng 1/3 so với kiểm toán BCTC Kiểm toán DA cũng chiếm một tỷ lệ nhất định với 11% Còn lại là các dịch vụ khác với 2% trong tổng doanh thu

Cơ cấu doanh thu theo loại hình khách hàng cũng như loại hình dịch vụ được dự đoán sẽ không có sự thay đổi lớn trong thời gian tới Kiểm toán BCTC, và khách hàng là DN vốn ĐT nước ngoài vẫn luôn đứng vị trí hàng đầu trong tổng doanh thu của công ty Nhìn tổng thể, công ty đang đứng trước nhưng thuận lợi và khó khăn nhất định Đang trong giai đoạn hoà nhập với Deloitte thới giới,

Trang 10

Deloitte Vietnam vẫn còn nhiều công việc phải làm cho phù hợp với Deloitte thế giới Nhưng mặt khác, thị trường kiểm toán ở Việt Nam đang rất phát triển, các công ty và doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều, nguồn nhân lực cũng đang được đào tạo đầy đủ tại các trường đại học, và điều thuận lợi nhất là uy tín của công ty được khẳng định trên toàn cầu Với những gì đã phân tích ở trên cho thấy những thành công lớn đang chào đón công ty phía trước.

1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, hoạt động:

Hiện nay, Deloitte Vietnam đang trong giai đoạn chuyển đổi dần cơ cấu bộ máy tổ chức cho phù hợp với Deloitte quốc tế Do đó mà cơ cấu tổ chức bộ máy cũng có thay đổi so với năm trước Có thể khái quát bộ máy quản lý và hoạt động qua hai sơ đồ sau.

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Trang 11

Đứng đầu là ban lãnh đạo của tổ chức Deloitte Đông Nam Á, có nhiệm vụ điều hành hoạt động của 7 thành viên là Deloitte các nước Trong ban lãnh đạo được phân ra tương ứng với bốn loại hình dịch vụ chính mà Deloitte cung cấp Tương ứng bốn lĩnh vực này là bốn người đứng đầu, họ có trách nhiệm liên lạc và phối hợp hoạt động với các bộ phận tưng ứng và TGĐ ở Deloitte các nước Tại Deloitte Vietnam, trưởng các bộ phận có nhiệm vụ phối hợp với Deloitte Đông Nam Á và trợ giúp lẫn nhau Mọi hoạt động đều được thông qua TGĐ - Md Thanh Để nâng cao chất lượng hoạt động, Deloitte Vietnam còn có các bộ phận trợ giúp cho các trưởng bộ phận và TGĐ về DRR, nhân lực và đào tạo, kế toán - kiểm toán, công nghệ thông tin.

Ban lãnh đạo Deloitte Southeast Asia

Lĩnh vực kiểm toán

Lĩnh vực thuế

Lĩnh vực tư vấn

CHEE CHONG

Kiểm soát rủi ro

UARTCHERNChủ tịch/TGĐ

Md Thanh

Trưởng bộ phận kiểm toán

Ngoc Tran

Trưởng bộ phậntý vấn

Md Thanh

Trưởng bộ phận thuế

Richard B.

Trưởng bộ phận kiểm soát

rủi ro

Nam T

Bộ phận trợ giúp

Nhân sự và đào tạo: NGOC TRAN

Kế toán & Kiểm toán:HAI HUNG

Công nghệ thông tin: THANH DO

Trang 12

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động

PhòngKiểmToán1; 2

Tư vấnTC và

Chủ tịch kiêm TGĐ

Đội ngũ chuyêngia nước ngoài

Ban giám đốc

Trang 13

Về cơ bản, bộ máy hoạt động của công ty cũng không có sự thay đổi lớn Đứng đầu điều hành toàn công ty là Chủ tịch kiêm TGĐ Md Thanh Có trách nhiệm điều hành, tổ chức và quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.

Ban giám đốc bao gồm các giám đốc, phó giám đốc có trách nhiệm giúp việc

cho TGĐ trong việc điều hành công ty theo sự phân công và uỷ quyền của TGĐ từng thời kỳ, chịu trách nhiệm trước TGĐ về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền Thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo phân công trách nhiệm trong Ban giám đốc trong từng thời kỳ Chịu trách nhiệm duy trì và phát triển kinh doanh của công ty theo mảng dịch vụ được phân công phụ trách, chịu trách nhiệm phát triển khách hàng, đảm bảo kế hoạch doanh thu và tăng trưởng kế hoạch doanh thu do TGĐ công ty giao cho từng năm, từng thời kỳ.

Đội ngũ chuyên gia nước ngoài có nhiệm vụ trợ giúp cho TGĐ và các phòng

ban về mặt nghiệp vụ và các hợp đồng kiểm toán của công ty Đóng góp cho sự phát triển của công ty trong tương lai bằng việc sử dụng kinh nghiệm có được từ làm việc tại Deloitte quốc tế.

Các khối phòng nghiệp vụ bao gồm phòng Kiểm toán 1; 2, phòng Dịch vụ

quốc tế, phòng quản lý rủi ro, phòng tư vấn tài chính và giải pháp doanh nghiệp, phòng tư vấn thuế thực hiện những chức năng chính trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng Số lượng nhân viên trong phòng kiểm toán luôn chiếm đa số trong tổng nhân viên trong công ty Điều đó cho thấy công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán là chủ yếu Giữa hai phòng luôn có sự phối hợp và sử dụng nhân viên giữ hai bên để thực hiện tốt nhất công việc được giao.

Khối hành chính bao gồm các phòng IT, phòng kế toán, phòng nhân sự,

phòng hành chính Đứng đầu các phòng này là các trưởng phòng Các trưởng phòng có trách nhiệm thực hiện công việc được giao và báo cáo lên Ban giám đốc, điều hành công việc của phòng để đạt được kết quả tốt nhất Nhiệm vụ chính của các phòng này là hỗ trợ về mặt hành chính cho Ban giám đốc, các phòng nghiệp vụ để thực hiện tốt công việc được giao.

Trang 14

Khối các chi nhánh, công ty bao gồm ba chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí

Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng Đứng đầu các chi nhánh là các Giám đốc chi nhánh Các chi nhánh có trách nhiệm đại diện cho tổng công ty kí kết các văn bản trong khả năng cho phép và cung cấp những dịch vụ cơ bản Hoạt động của ba chi nhánh cho thấy được quy mô hoạt động của công ty rất rộng, trải dài từ Bắc vào Nam Đặc biệt phải kể đến chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động của chi nhánh này rất mạnh với khoảng 50 nhân viên.

Giữa các phòng ban trong công ty luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với nhau để hoàn thành tốt nhất công việc được giao và trở thành một tổng công ty vững mạnh trong cung cấp dịch vụ kiểm toán.

1.3 Hoạt động cung cấp dịch vụ của công ty:

1.3.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh:

Sau khi trở thành Deloitte quốc tế, các dịch vụ của Deloitte Vietnam vẫn được cung cấp đầy đủ như trước và dần hoàn thiện những dịch vụ mới để phù hợp với Deloitte quốc tế Dưới đây là các dịch vụ mà Deloitte Vietnam cung cấp:

 Dịch vụ Kiểm toán.

 Dịch vụ tư vấn và giải pháp doanh nghiệp. Dịch vụ tư vấn thuế.

 Dịch vụ Đào tạo và Quản lý nguồn nhân lực.

Deloitte Vietnam là Công ty kiểm toán đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam cung cấp các dịch vụ chuyên ngành cho nhiều khách hàng lớn thuộc mọi thành phần kinh tế như các doanh nghiệp sở hữu nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các dự án quốc tế Đặc biệt là kể từ sau khi trở thành thành viên chính thức của DTT từ năm 1997, Deloitte Vietnam luôn nhận được sự hỗ trợ cũng như sự hợp tác về nhiều mặt của các văn phòng DTT trên toàn cầu Vì vậy, các loại hình dịch vụ Công ty cung cấp cũng ngày càng được mở rộng và có chất lượng ngày càng cao.

Trang 15

So với các công ty kiểm toán nói chung và ngoài Big 4 nói riêng, Deloitte Vietnam vẫn giữ được vị trí hàng đầu ở Việt Nam, đặc biệt là vẫn có được những khách hàng là các tập đoàn lớn ở Việt Nam như: Tập đoàn than, tập đoàn dầu khí, điện lực, hàng không

Hình 1.4: Tình hình biến động khách hàng của công ty

Khách hàng

Năm 2005Năm 2006Năm 2007

Số lượng khách hàng của công ty tăng liên tục trong ba năm gần đây Năm 2006 tăng lên 51 khách hàng và năm 2007 là 48 khách hàng Đây là một tín hiệu rất tốt cho sự phát triển của công ty trong tương lai Với mục tiêu đạt được hơn 800 khách hàng trong năm 2008 là hoàn toàn có thể thực hiện được Một điều đáng chú ý là nghề kiểm toán làm việc theo tính chất mùa vụ Mùa bận rộn nhất vào kéo dài từ tháng 1 đến tháng 6 Tuy nhiên, công ty có chính sách làm việc cho nhân viên rất rõ ràng Vào mùa bận rộn thời gian làm việc được quy định 44h/1tuần, còn bình thường là 40h/tuần Trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 12, nhân viên công ty sẽ được tham gia vào các khóa học đê nâng cao kiến thức, đi du lịch nghỉ ngơi Có thể nói công ty có chính sách đãi ngộ nhân viên, phân phối thời gian rất hợp lý.

Tại Việt Nam, kiểm toán độc lập đang có những bước phát triển mạnh mẽ, nhu cầu kiểm toán ngày càng cao và đặc biệt là chất lượng kiểm toán ngày càng phải đáp ứng Với xu hướng phát triển đó đang hứa hẹn một tương lai sáng cho các công ty kiểm toán nói chung và Deloitte Vietnam nói riêng Với vị thế là một Big 4, Deloitte Vietnam sẽ ngày càng vươn xa hơn trong quá trình phát triển của kiểm toán độc lập Việt Nam.

Trang 16

1.3.2 Các loại hình dịch vụ công ty cung cấp:

Dịch vụ Kiểm toán: Với đội ngũ kiểm toán viên quốc gia nhiều nhất so với

các công ty kiểm toán khác ở Việt Nam, bao gồm các kiểm toán viên xuất sắc nhất của ngành kiểm toán Việt Nam, dịch vụ kiểm toán là dịch vụ được cung cấp chủ yếu và có chất lượng cao của Deloitte Vietnam.

Hai mảng dịch vụ kiểm toán mà công ty cung cấp là Kiểm toán độc lập và Kiểm soát rủi ro doanh nghiệp (ERS) So với kiểm toán độc lập thì ERS mới ra đời chưa được lâu nên kinh nghiệm trong lĩnh vực này còn hạn chế và dịch vụ được cung cấp chưa nhiều, thị trường kiểm toán tại Việt Nam cũng chưa tiếp cận nhiều với loại hình này Dịch vụ mà công ty cung cấp chủ yếu là kiểm toán Báo cáo tài chính theo luật định.

Bên cạch việc cung cấp các dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm, Deloitte Vietnam có thể cung cấp các dịch vụ như thực hiện việc soát xét khả năng sáp nhập và mua bán doanh nghiệp, hay cung cấp dịch vụ kiểm toán như kiểm toán báo cáo tài chính theo năm luật định, soát xét báo cáo tài chính hàng quý hoặc sáu tháng, thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính trong tập đoàn quốc tế.

Các kiểm toán viên của Deloitte Vietnam đều nắm vững các quy định về kế toán, thuế, luật pháp hiện hành tại Việt Nam, cũng như nắm vững các chuẩn mực kế toán quốc tế và yêu cầu lập báo cáo tài chính của các nước trên thế giới Qua đó, việc tư vấn thông qua quá trình kiểm toán sẽ mang lại hiệu quả rất cao cho các doanh nghiệp.

Deloitte Vietnam cũng thường xuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công ty đa quốc gia, đặc biệt trong các ngành sản xuất, khai thác mỏ dầu lửa, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, khách sạn và dịch vụ phần mềm, dịch vụ công cộng

Theo quy định của nhà nước về quyết toán đầu tư hoàn thành cho các doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Deloitte Vietnam còn cung cấp dịch vụ kiểm toán vốn đầu tư cho các dự án đầu tư hoàn thành, góp

Trang 17

phần giúp các doanh nghiệp đánh giá phân loại đúng đắn tài sản của doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động kinh doanh.

Dịch vụ tư vấn và giải pháp doanh nghiệp: Deloitte nổi tiếng về khả năng

cung cấp dịch vụ tài chính doanh nghiệp có chất lượng cao Đội ngũ nhân viên tư vấn giàu kinh nghiệm có khả năng nhanh chóng đánh giá hiện trạng doanh nghiệp, làm rõ mọi vấn đề tồn tại và đem đến niềm tin về triển vọng phát triển cho khách hàng.

Các dịch vụ về tư vấn được cung cấp cho hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cần hướng dẫn các thủ tục như thành lập, thuê văn phòng, tuyển nhân viên, tìm kiếm đối tác, thiết lập quan hệ với các cơ quan chức năng và các cơ quan của Chính phủ Với những mối quan hệ sẵn có, Công ty kiểm toán Việt Nam cung cấp cho các khách hàng của mình các dịch vụ tư vấn có liên quan Cụ thể như: Tư vấn huy động vốn; tư vấn doanh nghiệp; soát xét toàn diện hoạt động doanh nghiệp; tư vấn tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp; tư vấn mua bán, tách, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp; tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp; tư vấn nghiên cứu thị trường.

Các dịch vụ tư vấn được Phòng tư vấn và giải pháp của Công ty cung cấp cho khách hàng là chủ yếu Đây là dịch vụ còn rất mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã mở ra những triển vọng trong tương lai do sự mở rộng các quan hệ hợp tác, đầu tư kinh doanh trong khu vực và thế giới.

Dịch vụ tư vấn thuế: Giải pháp thuế luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu đối

với mọi doanh nghiệp, đặc biệt trong một thị trường đang phát triển như Việt Nam, nơi các quy định và các chính sách thuế đang liên tục được hoàn thiện.

Do môi trường kinh doanh ở Việt Nam còn chưa được hoàn thiện và các chính sách thuế còn chồng chéo hoặc chưa bao phủ hết các quan hệ kinh tế Mặt khác, các quy định về thuế còn nhiều mâu thuẫn với các quy định trong kế toán Ngoài ra, bất cứ doanh nghiệp nào khi sản xuất kinh doanh trên thị trường cũng đều liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế Do đó, các doanh nghiệp rất cần các nhà tư

Trang 18

vấn cho họ Nắm bắt được điều đó, Công ty Kiểm toán Việt Nam đã cung cấp dịch vụ về thuế cho các khách hàng của mình Công ty luôn mang lại hiệu quả cao cho các khách hàng của mình do có đội ngũ chuyên gia tư vấn Việt Nam am hiểu về luật pháp và chế độ thuế của Việt Nam, đồng thời có quan hệ chặt chẽ với Tổng cục thuế, cơ quan thuế địa phương và các chuyên gia tư vấn thuế toàn cầu của Deloitte

Mặc dù đây là một loại hình còn khá mới mẻ và vẫn chiếm một tỷ trọng thấp trong doanh thu nhưng Công ty luôn coi việc cung cấp loại hình dịch vụ này là hoạt động lâu dài của mình và mang lại hiệu quả cao trong tương lai.

Tóm lại, các dịch vụ mà Công ty Kiểm toán Việt Nam cung cấp cho khách hàng là tương đối đa dạng và có chất lượng cao Trong thời gian tới, Công ty có dự định sẽ mở rộng hơn nữa các dịch vụ của mình tới mọi thành phần khách hàng.

Dịch vụ Đào tạo và Quản lý nguồn nhân lực: Đội ngũ các chuyên gia đào

tạo của Deloitte Vietnam bao gồm những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu và thực hành kế toán, kiểm toán ở Việt Nam và các chuyên gia của Deloitte thế giới.

Những chương trình đào tạo của Deloitte Vietnam bao gồm kế toán, kiểm toán và quản trị kinh doanh đã đem lại những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp về nội dung các Chuẩn mực Kế toán, Kiểm toán Quốc tế, Chế độ Kế toán và Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Các thông tin này cũng bao gồm cả nội dung các chế độ, chính sách hiện hành tại Việt Nam, được vận dụng cụ thể cho từng loại hình doanh nghiệp, từng ngành kinh doanh hoặc từng doanh nghiệp cụ thể.

Việc đào tạo và cung cấp, cập nhật thông tin cho các khách hàng còn được thực hiện thông qua các hội thảo chuyên đề do Deloitte Vietnam thường xuyên tổ chức.

1.4 Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Deloitte Vietnam theo phần mềm AS/2:

Dịch vụ kiểm toán mà Công ty cung cấp cho khách hàng có chất lượng cao

Trang 19

quy trình kiểm toán và là quy trình kiểm toán đầu tiên có ở Việt Nam Tuy nhiên, quy trình kiểm toán này chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập Trở thành thành viên của Deloitte, Công ty Kiểm toán Việt Nam nhận được nhiều sự giúp đỡ từ phía Deloitte, đặc biệt với sự trợ giúp của phần mềm kiểm toán AS/2 Đây là một chương trình kiểm toán hoàn hảo của Deloitte Hệ thống này chính thức được Deloitte chuyển giao và áp dụng ở Công ty từ ngày 01/05/1998 Mọi nhân viên trong Công ty đều được tham dự các khoá đào tạo và trực tiếp thực hành, làm việc với AS/2 do các chuyên gia của Deloitte hướng dẫn Tuy nhiên, để AS/2 thực sự phù hợp với điều kiện luật pháp và môi trường kinh doanh Việt Nam thì các cán bộ, nhân viên của Công ty còn phải góp ý, điều chỉnh rất nhiều Đến nay có thể nói AS/2 đã thực sự là công cụ trợ giúp cho các kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán Nhờ đó mà dịch vụ kiểm toán do Công ty cung cấp tới khách hàng có chất lượng cao hơn

Hình 1.5: Quy trình kiểm toán tại Deloitte Vietnam theo AS/2

Trang 20

Phầm mềm kiểm toán AS/2 là một công cụ hết sức hiệu quả giúp cho cuộc kiểm toán luôn đạt hiệu quả cao nhất Trong phần mềm là những hướng dẫn kiểm toán cụ thể cho các quy trình kiểm toán được Deloitte xây dựng theo tiêu chuẩn toàn cầu Nhờ áp dụng phần mềm kiểm toán thông minh này mà công việc kiểm toán ngày càng được nâng cao chất lượng.

Trang 21

Thông thường quy trình kiểm toán AS/2 được thực hiện theo sáu bước công việc chính sau:

- Bước 1: Những công việc trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán- Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát

- Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể- Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm toán

- Bước 5: Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán- Bước 6: Những công việc thực hiện sau kiểm toán

Sáu bước công việc trên được được chi tiết thành những công việc cụ thể từ khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán đến khi kết thúc kiểm toán và được thể hiện qua sơ đồ trên.

Việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại Deloitte cũng được thực hiện bởi phần mềm kiểm toán AS/2 kết hợp với sự đánh giá của các kiểm toán viên giàu kinh nghiệm Nhìn vào sơ đồ ta có thể thấy rõ công việc này được thực hiện ở bước 1, bước 2 và bước 3 của quy trình.

Nhìn chung, việc sử dụng phần mềm kiểm toán AS/2 đã tạo nên cho Deloitte một sự khác biệt Phần mềm này vẫn đang ngày càng được hoàn thiện để phục vụ kiểm toán được tốt hơn Tại Việt Nam, các nhân viên trong công ty cũng đang đóng góp xây dựng để AS/2 ngày càng phù hợp với thị trường kiểm toán tại Việt Nam.

CHƯƠNG II: THỰC HIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁNKHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN

BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHHDELOITTE VIETNAM THỰC HIỆN

Trang 22

2.1 Quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Deloitte Vietnam:

2.1.1 Khái quát chung quy trình kiểm toán Tài sản cố định:

Tổ chức công tác kiểm toán là một vấn đề cơ bản, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công và hiệu quả thực hiện một cuộc kiểm toán Khi tiến hành bất kỳ một cuộc kiểm toán nào, công tác tổ chức kiểm toán cũng đều được thực hiện theo quy trình chung gồm ba bước cơ bản: Chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán Đối với kiểm toán tài sản cố định cũng vậy Tính quy luật chung của trình tự kiểm toán cũng không bao gồm toàn bộ “cái riêng”: tùy phạm vi kiểm toán và quan hệ giữa chủ thể với khách thể kiểm toán, trình tự chung của kiểm toán cũng thay đổi với mục tiêu bảo đảm hiệu quả kiểm toán

Sơ đồ 2.1: Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính

Giai đoạn 1:Chuẩn bị kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán

Xây dựng chương trình kiểm toán và thiết kế các thử nghiệm cơ bản

Giai đoạn 2:Thực hiện kiểm toán

Thực hiện thủ tục kiểm soátThực hiện các thử nghiệm cơ bản

Giai đoạn 3:Kết thúc kiểm toán

Hoàn thiện kiểm toán

Công bố Báo cáo kiểm toán

2.1.1.1 Chuẩn bị kiểm toán:

Chuẩn bị kiểm toán là bước công việc đầu tiên của tổ chức công tác kiểm toán nhằm tạo ra tất cả tiền đề và điều kiện cụ thể trước khi thực hành kiểm toán Đây là công việc có ý nghĩa quyết định chất lượng kiểm toán Các tiền đề và điều

Trang 23

với kiểm toán Báo cáo tài chính Các vấn đề cần giải quyết trong giai đoạn này như: Xác định phạm vi mục tiêu kiểm toán, lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên, thu thập thông tin, ký kết hợp đồng kiểm toán và quan trọng là lập ra một kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán cụ thể để phục vụ cho các giai đoạn tiếp theo của cuộc kiểm toán.

a) Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát:

* Thu thập thông tin về khách hàng:

Để đảm bảo hiệu quả cuộc kiểm toán, Kiểm toán viên cần thực hiện thu thập thông tin về khách hàng nhằm có được những hiểu biết đầy đủ về hoạt động của đơn vị, hệ thống kế toán, ngành nghề kinh doanh và hệ thống KSNB cũng như các vấn đề khác Từ đó, xác định được trọng tâm cuộc kiểm toán và từng phần hành kiểm toán.

Trước hết là quá trình thu thập thông tin, nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Với kiểm toán TSCĐ cần phải thu thập các chứng từ pháp lý, sổ sách như: biên bản gốp vốn, biên bản bàn giao vốn, giấy chứng nhận về liên doanh, liên kết, tuyên bố hợp nhất…

Thứ hai là tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng Việc nắm rõ đặc điểm ngành nghề kinh doanh của khách hàng rất quan trọng, điều này đảm bảo cho Kiểm toán viên có được cái nhìn nhận đầy đủ về khách hàng từ đó xác định được trọng tâm của công việc đáp ưng cho yêu cầu công việc sau này Một ví dụ đơn giản như kiểm toán TSCĐ cho một công ty chuyên về than sẽ khác với một công ty kinh doanh khách sạn Trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 310

có quy định: “để thực hiện kiểm toán BCTC, KTV phải có hiểu biết cần thiết, đầy

đủ về hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo KTV thì có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đến việc kiểm tra của KTV hoặc tới BCTC”

Thông thường, các thông tin về khách hàng cần được thu thập cụ thể như sau:

- Thu thập chứng từ pháp lý, sổ sách.

Trang 24

- Xác định quy mô TSCĐ, nắm bắt cơ cấu đầu tư vào TSCĐ, cơ cấu vốn của doanh nghiệp và xu hướng phát triển của khách hàng.

- Xem xét những khía cạnh đặc thù của khách hàng: ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức, dây chuyền sản xuất… để tìm hiểu những sự kiện, các nghiệp vụ có ảnh hưởng đến TSCĐ nói riêng và BCTC nói chung.

- Tham quan nhà xưởng, xác minh TSCĐ, phát hiện những vấn đề cần quan tâm: máy móc cũ, lạc hậu, sản xuất trì trệ, sản phẩm ứ đọng…

- Trao đổi với Ban giám đốc, kế toán trưởng hoặc kế toán TSCĐ và cán bộ nhân viên khác trong đơn vị về tình hình biến động TSCĐ trong công ty và việc sử dụng có hợp lý.

- Tìm hiểu mục tiêu, chiến lược kinh doanh của khách hàng, các mục tiêu đó có liên quan gì đến biến động TSCĐ.

- Tìm hiểu về môi trường kinh doanh, các yếu tố bền ngoài tác động đến khách hàng: pháp luật, khoa học kỹ thuật…

- Trao đổi với KTV nội bộ (nếu có) về TSCĐ, trích khấu hao và xem xét Báo cáo kiểm toán nội bộ.

- KTV cần xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán Tìm hiểu những thông tin quan trọng như: chính sách tài chính, các sai phạm liên quan đến khoản mục TSCĐ năm trước…

* Thực hiện các thủ tục phân tích:

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520: “Phân tích là việc phân tích

các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra những mối liên hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến”

Thủ tục phân tích mà KTV thường áp dụng trong giai đoạn này gồm hai loại cơ bản sau:

 Phân tích ngang (phân tích xu hướng): với khoản mục TSCĐ, KTV tiến hành so sánh số liệu năm trước với năm nay, qua đó thấy được những biến

Trang 25

động bất thường và tìm ra nguyên nhân Đồng thời, có thể so sánh số liệu của khách hàng với số liệu của ngành.

 Phân tích dọc (phân tích các tỷ suất): là việc phân tích dựa trên việc tính ra và so sánh các chỉ số liên quan Với TSCĐ, KTV có thể sử dụng tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất đầu tư…

* Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát:

Nghiên cứu hệ thống KSNB của khách hàng và đánh giá được rủi ro kiểm soát giúp cho KTV thiết kế được những thủ tục kiểm toán thích hợp cho khoản mục TSCĐ, từ đó đánh giá được khối lượng và độ phức tạp của cuộc kiểm toán, ước tính được thời gian và xác định được trọng tâm của cuộc kiểm toán Trong

chuẩn mực thực hành kiểm toán số 2 có nêu: “KTV phải có đủ hiểu biết về hệ

thống kế toán và hệ thống KSNB của khách hàng để lập kế hoạch và xây dựng cách tiếp cận có hiệu quả KTV phải sử dụng đến xét đoán chuyên môn để đánh giá về rủi ro kiểm toán và xác định các thủ tục kiểm toán nhằm giảm các rủi ro này xuống một mức chấp nhận được” Hệ thống KSNB càng hiệu quả thì rủi ro

kiểm soát càng nhỏ và ngược lại, rủi ro kiểm soát càng cao khi hệ thống KSNB hoạt động yếu kém KTV cần quan tâm đến hệ thống KSNB trên hai phương diện:

- Cách thiết kế: KSNB đối với khoản mục TSCĐ được thiết như thế nào?- Sự vận hành: KSNB đối với khoản mục TSCĐ được tiến hành ra sao?

Để tiến hành khảo sát hệ thống KSNB của khách hàng, KTV có thể tiến hành công việc sau:

 Kiểm tra chứng từ sổ sách liên quan đến TSCĐ. Tham quan thực tế TSCĐ của khách hàng. Phỏng vấn các nhân viên của công ty. Lấy xác nhận của bên thứ 3.

 Quan sát các thủ tục KSNB với TSCĐ.

 Thực hiện lại các thủ tục kiểm soát (nếu cần).

Trang 26

Sau khi tiến hành các bước công việc trên, KTV cần đánh giá rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát:

 Xác định các loại gian lận có thể có đối với khoản mục TSCĐ.

 Đánh giá tính hiện hữu của hệ thống KSNB trong việc phát hiện và ngăn chặn các gian lận và sai sót đó.

 Tùy vào mức độ rủi ro kiểm soát được đánh giá mà KTV có thể tiếp tục tiến hành các thử nghiệm kiểm soát hoặc các thử nghiệm cơ bản ở mức độ hợp lý.

Khi tiến hành thu thập thông tin của khách hàng, KTV có thể đặt ra những câu hỏi về các vấn đề cần quan tâm như sau:

 Có tiến hành kiểm kê định kỳ tài sản và đối chiếu với sổ kế toán? Có thường xuyên đối chiếu số liệu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp? Khi tiến hành mua sắm TSCĐ có tiến hành lập kế hoạch và dự toán? Chêch lệch giữa giá thực tế và dự toán có được phê duyệt đầy đủ?

 Chính sách ghi nhận TSCĐ và việc trích khấu hao có hợp lý, phương pháp tính khấu hao có phù hợp?

 Khi tiến hành thanh lý, nhượng bán TSCĐ có thành lập hội đồng gồm các thành viên theo quy định?

 Công tác quản lý bảo quản TSCĐ có được thực hiện theo đúng quy định, nguyên tắc?

 …

* Đánh giá trọng yếu:

Định nghĩa trọng yếu theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 “là thuật

ngữ chỉ tầm quan trọng của thông tin (một số liệu kế toán) trong BCTC…” có

nghĩa là “thông tin là trọng yếu nếu việc bỏ sót hoặc sai sót của thông tin đó có

thể ảnh hưởng tới quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC…” Điều đó cho

thấy trách nhiệm của KTV là xác định xem các BCTC có chứa đựng cac sai

Trang 27

phạm trọng yếu không Từ đó đưa ra kiến nghị thích hợp về BCTC với Ban giám đốc.

Việc tiến hành đánh giá mức trọng yếu với khoản mục TSCĐ có thể khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2: Đánh giá mức độ trọng yếu đối với khoản mục TSCĐ

Ban đầu KTV ước tính về tính trọng yếu căn cứ vào tỷ lệ % các chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, tài sản… cho toàn bộ BCTC Tiếp đó tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC Thông qua các biện pháp kiểm toán, KTV đánh giá mức độ sai sót thực tế của TSCĐ và so sánh với mức có thể chấp nhận được đã xác định từ trước để từ đó đưa ra ý kiến của KTV.

* Đánh giá rủi ro:

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400: “Rủi ro kiểm toán (AR) là rủi

ro KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn những sai sót trọng yếu”.

Bước 2 Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mục TSCĐ

Bước 1 Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu

Bước 5 So sánh sai số tổng hợp ước tính với ước lượng ban đầu hoặc xem xét lại ước lượng ban đầu về tính trọng yếuBước 3 Ước tính tổng sai phạm trong khoản mục TSCĐ

Bước 4 Ước tính sai số kết hợp

Trang 28

Để đánh giá rủi ro kiểm toán có thể tiến hành đánh giá ba loại rủi ro: Rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR) và rủi ro phát hiện (DR) Đây là ba bộ phận cấu thành của rủi ro kiểm toán Điều này được thể hiện rõ qua mô hình sau:

Với mô hình này, KTV có thể sử dụng nó để điều chỉnh rủi ro phát hiện dựa trên các loại rủi ro khác đã được đánh giá nhằm đạt được rủi ro kiểm toán ở mức thấp như mong muốn.

Rủi ro kiểm toán và tính trọng yếu luôn đi cùng với nhau và có mối quan hệ khắng khít Nếu mức trọng yếu được đánh giá cao (mức sai sót chấp nhận được) thì rủi ro kiểm toán giảm xuống và ngược lại thì rủi ro kiểm toán tăng lên, bằng chứng kiểm toán phải được thu thập rộng hơn.

Khi tiến hành kiểm toán TSCĐ cần chú ý những rủi ro sau có thể xảy ra:- Liên quan đến nguyên giá TSCĐ: có thể bị phản ánh sai lệch với thực tế

Ghi nhận không đúng giá trị tài sản tăng giảm, kết chuyển nguồn không đúng.

- Liên quan đến khấu hao TSCĐ: phương pháp tính khấu hao không phù hợp, cách tính và phân bổ không hợp lý, không phù hợp với quy định hiện hành.

- Liên quan đến sửa chữa nâng cấp TSCĐ: nghiệp vụ sửa chữa có thể bị hiểu lầm về bản chất với nghiệp vụ nâng cấp và ngược lại Do đó, việc ghi nhận tăng TSCĐ không đúng.

- Liên quan đến hoạt động thanh lý: xác định nhầm giá trị còn lại của tài sản mang thanh lý Tài sản đã hết giá trị khấu hao nhưng vẫn tiếp tục trích khấu hao.

- Đối với hoạt động cho thuê và đi thuê TSCĐ: nhiều nghiệp vụ đi thuê không được phân loại đúng hình thức thuê cũng như những tài sản cho thuê không được ghi nhận đúng như nội hợp đồng cho thuê.

Trang 29

Trên đây chỉ là một số sai sót tiềm tàng hay gặp phải khi kiểm toán TSCĐ mà KTV cần phải lưu ý Trong quá trình tiến hành kiểm toán, KTV sử dụng các biện pháp kỹ thuật kiểm toán để phát hiện những sai sót tiềm tang và hạn chế tối đa rủi ro này.

* Phối hợp chỉ đạo, phân công công việc, giám sát và đánh giá:

Việc thực hành kiểm toán và lập Báo cáo kiểm toán phải được tiến hành một cách thận trọng theo yêu cầu nghề nghiệp và trình độ kiểm toán thực hiện Do đó, việc bố trí nhân sự thực hiện kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán TSCĐ nói riêng phải được thích hợp thỏa mãn các chuẩn mực kiểm toán được thừa nhận và mang lại hiệu quả cao cho cuộc kiểm toán Thông thường, kiểm toán khoản mục TSCĐ thường do các KTV có trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm thực hiện.

b) Thiết kế các thử nghiệm kiểm toán:

Bước tiếp theo sau khi lập kế hoạch kiểm toán là thiết kế các thử nghiệm kiểm toán cho phần hành TSCĐ thích hợp Điều này giúp KTV rất nhiều trong công việc:

 Giúp chủ nhiệm kiểm toán quản lý, giám sát cuộc kiểm toán.

 Sắp xếp một cách có kế hoạch các công việc và nhân lực, đảm bảo sự phối hợp giữa các KTV.

 Là bằng chứng chứng minh cho cuộc kiểm toán đã được thực hiện.Quy trình thiết kế thủ tục kiểm toán TSCĐ được thể hiện qua sơ đồ sau.

Sơ đồ 2.3: Thiết kế các thủ tục kiểm toán với khoản mục TSCĐ

Trang 30

2.1.1.2 Thực hiện kiểm toán:

Đây là giai đoạn chủ yếu và quan trọng nhất trong cuộc kiểm toán Thực chất của giai đoạn này là việc KTV áp dụng các phương pháp kỹ thuật và nghiệp vụ đã xác định trong chương trình kiểm toán để thu thập những thông tin tài liệu cần thiết làm cơ sở cho những nhận xét của mình trong Báo cáo kiểm toán.

a) Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát:

Theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500: “Thử nghiệm

kiểm soát (kiểm tra hệ thống kiểm soát) là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thông kế toán và hệ thống KSNB” Thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện khi hệ thống KSNB

được đánh giá là có hiệu lực Khi đó, thử nghiệm kiểm soát được triển khai nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về thiết kế và hoạt động của hệ thống KSNB.

KTV thực hiện thử nghiệm kiểm soát với khoản mục TSCĐ thông qua các phương thức chủ yếu là quan sát việc quản lý sử dụng TSCĐ ở đơn vị, phỏng vấn những người có liên quan, kiểm tra các chứng từ sổ sách, làm lại thủ tục kiểm soát TSCĐ của đơn vị Các nghiệp vụ TSCĐ phải được ghi sổ một cách đúng

Xác định trọng yếu và rủi ro có thể chấp nhận được

Thiết kế và thực hiện các thủ tục phân tích đối với phần hành TSCĐThực hiện đánh giá với rủi ro kiểm soát của phần hành TSCĐ

Thiết kế và thực hiện các thủ tục khảo sát thực hiện

Quy mô kiểm toánThời gian thực hiệnPhần tử được chọnCác thủ tục kiểm toánThiết kế các thử nghiệm kiểm tra

Đối với phần hành TSCĐ(nhằm thỏa mãn các mục tiêu đặt ra)

Trang 31

đắn KTV phải kiểm tra toàn bộ quá trình nêu trên để xem xét hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán.

Ngoài ra, căn cứ vào mục tiêu kiểm toán và quá trình khảo sát nghiệp vụ chủ yếu, KTV cũng thực hiện các khảo sát kiểm soát Có thể khái quát các khảo sát phổ biến đối với TSCĐ qua bảng sau:

Bảng 2.1: Các khảo sát kiểm soát (thử nghiệm kiểm soát)Mục

tiêu KSNB

Quá trình kiểm soát nội bộchủ yếu

Các khảo sát kiểm soátphổ biến

Tính hiệu lực

- TSCĐ ghi trong sổ sách hiện do doanh nghiệp (DN) quản lý sử dụng Tính độc lập bộ phận quản lý TSCĐ và việc tách biệt bộ phận này với bộ phận ghi sổ.

- Sự có thật của công văn xin đề nghị mua TSCĐ, công văn duyệt mua, hợp đồng mua, biên bản bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng và thẻ TSCĐ.

- Các chứng từ thanh lý nhượng bán TSCĐ được hủy bỏ, tránh việc sử dụng lại.

- Quan sát TSCĐ ở đơn vị và xem xét sự tách biệt giữa các chức năng quản lý và ghi sổ với bộ phận bảo quản TSCĐ.- Kiểm tra chứng từ, sự luân chuyển chứng từ và dấu hiệu của KSNB.

- Kiểm tra dấu hiệu của sự hủy bỏ.

Tính đầy đủ

Mỗi TSCĐ có một bộ hồ sơ, được ghi chép từ khi mua, nhận TSCĐ về đơn vị cho tới khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ Việc ghi chép, tính nguyên giá TSCĐ đều dựa trên chứng từ hợp lệ nêu trên.

Kiểm tra tính đầy đủ của chứng từ có liên quan đến TSCĐ.

Quyền và nghĩa

TSCĐ thuộc sở hữu của đơn vị được ghi chép vào khoản mục TSCĐ, được doanh nghiệp quản lý và sử dụng Những TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì được ghi chép ngoài Bảng cân đối kế toán.

Kết hợp giữa việc kiểm tra vật chất (kiểm kê TSCĐ) với việc kiểm tra chứng từ, hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu của tài sản.

Sự phê chuẩn

Phê chuẩn các nghiệp vụ tăng, giảm, trích khấu hao TSCĐ được phân cấp đối với các nhà quản lý doanh nghiệp.

- Phỏng vấn những người có liên quan.

- Kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn.

Trang 32

Chính xác máy

- Tất cả các chứng từ liên quan tới việc mua, thanh lý…TSCĐ ở đơn vị đều được phòng kế toán tập hợp và tính toán đúng đắn.

- Việc công bố sổ chi tiết và sổ tổng hợp TSCĐ là chính xác và được kiểm tra đầy đủ.

- Xem xét dấu hiệu kiểm tra của hệ thống KSNB.

- Cộng lại một số chứng từ phát sinh của TSCĐ.

Tính kịp thời

Việc ghi sổ và cộng sổ TSCĐ được thực hiện kịp thời ngay khi có nghiệp vụ phát sinh và đáp ứng yêu cầu lập Báo cáo kế toán của doanh nghiệp.

Kiểm tra tính đầy đủ và kịp thời của việc ghi chép.

Phân loại và

trình bày

- DN có phân loại chi tiết TSCĐ phù hợp với yêu cầu quản lý.

- Các quy định về trình tự ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ từ sổ chi tiết đến sổ tổng hợp.

- Phỏng vấn những người có trách nhiệm để tìm hiểu quy định phân loại TSCĐ trong DN.

- Kiểm tra hệ thống tài khoản và sự phân loại sổ sách kế toán.

- Xem xét trình tự ghi sổ và dấu hiệu của KSNB.

b) Thực hiện các thủ tục phân tích:

Trước khi tiến hành kiểm tra chi tiết số dư, tình hình tăng giảm trong kỳ, KTV cần đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết và sổ cái, các bảng tổng hợp, chi tiết để đảm bảo sự khớp đúng của sổ liệu ghi trên sổ Sau đó, KTV cần thu thập lập ra một bảng phân tích trong đó liệt kê số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng giảm trong năm để từ đó tính ra số dư cuối kỳ Số dư cuối kỳ sẽ được kiểm tra thông qua việc đối chiếu với các tài liệu kiểm toán năm trước Đối với các tài sản tăng giảm trong năm, KTV sẽ thu thập thêm bằng chứng chi tiết về các khoản tăng giảm này.

Việc thực hiện thủ tục phân tích với TSCĐ thông thường cũng được thực hiện thông qua việc tính toán và phân tích một số tỷ suất tài chính sau:

 Tỷ trọng giữa TSCĐ và tổng tài sản nhằm so sánh với số liệu chung của ngành, phát hiện những biến động bất thường cần được giải thích.

Trang 33

 So sánh tỷ lệ tổng chi phí khấu hao với tổng nguyên giá TSCĐ năm nay với năm trước nhằm nhận định, tìm hiểu sai sót có thể có khi tiến hành trích lập khấu hao.

 So sánh tỷ lệ khấu hao lũy kế với tổng nguyên giá TSCĐ năm nay với năm trước nhằm phát hiện ra khả năng khấu hao lũy kế của đơn vị phản ánh không chính xác.

 So sánh tổng giá trị tài sản tăng (giảm) năm nay với năm trước, xem có sự chênh lệch lớn, tìm ra nguyên nhân.

 So sánh tỷ lệ Tổng nguyên giá TSCĐ với giá trị tổng sản lượng các năm trước để tìm kiếm các TSCĐ không sử dụng vào sản xuất kinh doanh hoặc đã được thanh lý nhượng bán nhưng chưa ghi sổ.

 So sánh tỷ lệ Tổng chi phí sửa chữa lớn với tổng nguyên giá TSCĐ hoặc với các năm trước để tìm kiếm các chi phí sản xuất kinh doanh bị vốn hóa hoặc các chi phí đầu tư xây dựng cơ bản bị phản ánh sai lệch vào chi phí sản xuất kinh doanh.

c) Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết:

Việc kiểm tra chi tiết khoản mục TSCĐ chủ yếu tập chung vào những nghiệp vụ có nhiều nghi vấn như: giá trị nghiệp vụ lớn, so sánh số liệu không phù hợp với thực tế, thiếu các chứng từ liên quan Mục tiêu của thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ TSCĐ là tìm ra những điểm bất hợp lý, sai số trong tính toán, hạch toán sai quy định…

* Kiểm tra chi tiết với các khoản mục tăng TSCĐ:

Việc ghi sổ một cách đúng đắn các nghiệp vụ tăng TSCĐ có tác động và ảnh hưởng lâu dài đến BCTC của doanh nghiệp Việc quên không ghi hoặc ghi nhận sai giá trị TSCĐ tăng lên trong kỳ có ảnh hưởng đến Bảng cân đối kế toán cho đến khi nhượng bán thanh lý tài sản đó Việc kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐ trong kỳ thường được chú trọng vào các khoản đầu tư XDCB đã hoàn thành, các nghiệp vụ mua sắm trong kỳ và thường được kết hợp với các khảo sát chi tiết số

Trang 34

dư các trường hợp tăng TSCĐ Việc kiểm tra các nghiệp tăng TSCĐ được thực hiện theo từng mục tiêu nhất định.

Bảng 2.2: Thủ tục kiểm tra chi tiết với nghiệp vụ tăng TSCĐMục tiêu

kiểm toánThủ tục kiểm tra chi tiết

Các vấn đề cần chú ý

1 Tính hợp lý chung:

Các nghiệp vụ tăng TSCĐ trong năm đều được ghi chép hợp lý

- So sánh số phát sinh tăng TSCĐ với tổng số nguyên giá TSCĐ tăng năm trước.

- Đánh giá các khoản tăng TSCĐ (đặc biệt là các nghiệp vụ có giá trị lớn) có hợp lý với công việc kinh doanh của DN không?- Đánh giá tổng các khoản mua vào, đầu tư, tiếp nhận… nhận xét biến động về kinh doanh và các điều kiện kinh tế.

KTV cần phải có những hiểu biết đầy đủ và sâu sắc công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2 Tính giá:

Nguyên giá của TSCĐ được tính toán và ghi sổ đúng đắn

- Kiểm tra hóa đơn của người bán và chứng từ gốc liên quan đến tăng TSCĐ (biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng).- Kiểm tra các điều khoản của hợp đồng thuê tài chính liên quan đến xác đinh nguyên giá TSCĐ đi thuê.

- Đối chiếu từng trường hợp tăng với sổ chi tiết TSCĐ.

- Cần nắm vững những nguyên tắc, quy đinh hiện hành về đánh giá TSCĐ.

- Các cuộc khảo sát này cần được cân nhắc tùy thuộc vào mức rủi ro kiểm soát của khoản mục TSCĐ trong BCTC.

3 Tính hiện hữu:

Các trường hợp tăng TSCĐ đều có thật

- Kiểm tra các hóa đơn của người bán, các biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản giao nhận vốn bản quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản, biên bản liên doanh, liên kết…

- Kiểm kê cụ thể các TSCĐ hữu hình.- Kiểm tra quá trình mua sắm, chi phí để hình thành TSCĐ.

4 Tính đầy đủ:

Các trường hợp tăng TSCĐ đều được ghi chép đầy đủ

- Xem xét các hóa đơn của người bán, các chứng từ tăng TSCĐ, các chi phí sửa chữa TSCĐ để phát hiện ra trường hợp quên không ghi sổ hoặc ghi TSCĐ thành chi sản xuất kinh doanh.

- Kiểm tra lại các hợp đồng thuê TSCĐ.

Đây là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của kiểm toán TSCĐ.

5 Quyền và - Kiểm tra các hóa đơn của người bán và - Cần chú ý nhiều

Trang 35

nghĩa vụ:

Các TSCĐ thể hiện trên Bảng cân đối kế toán đều thuộc sở hữu hoặc quyền kiểm soát sử dụng lâu dài của đơn vị

các chứng từ liên quan đến tăng TSCĐ.- Kiểm tra các điều khoản của hợp đồng thuê tài chính.

- xen xét các TSCĐ có được hình thành bằng tiền của DN hoặc DN có phải bỏ chi phí ra để mua TSCĐ đó hay không?

đến máy móc, thiết bị sản xuất.- Cần kiểm tra thường xuyên đối với đất đai, nhà xưởng chủ yếu và TSCĐ vô hình.

6 Tính chính xác máy móc:

Các nghiệp vụ tăng TSCĐ đều được tính toán đúng

- Cộng bảng liệt kê mua sắm, đầu tư, cấp phát…

- Đối chiếu số tổng cộng trong sổ cái tổng hợp.

- Mức độ và phạm vi kiểm tra phụ thuộc vào tính hiệu lực của hệ thống KSNB.

7 Phân loại và trình bày:

Các trường hợp tăng TSCĐ được ghi chép theo đúng sự phân loại TSCĐ

Kiểm tra các chứng từ tăng TSCĐ và các bút toán trong sổ kế toán căn cứ vào các quy định hạch toán của hệ thống kế toán hiện hành.

8 Tính đúng kỳ:

Các trường hợp tăng TSCĐ phải được ghi sổ kịp thời, đúng kỳ

Kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐ vào gần ngày lập báo cáo kế toán để kiểm tra việc ghi sổ có đúng kỳ không.

Mục tiêu này được kết hợp chặt chẽ với việc ghi sổ đầy đủ các trường hợp tăng TSCĐ và cách tính giá TSCĐ Chú ý thời gian ghi sổ TSCĐ.

Để có thể thu thập được những bằng chứng kiểm toán có hiệu lực thì KTV có thể tiến hành quan sát trực tiếp các nghiệp vụ tăng lên trong kỳ KTV thường tiến hành quan sát trực tiếp các nghiệp mua trong năm kiểm toán Công việc này sẽ giúp KTV hiểu được đặc điểm kinh doanh của DN cũng như hiểu được các bút toán ghi tăng TSCĐ trong kỳ Việc quan sát này thường được KTV sử dụng khi đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng hoạt động không tốt.

* Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ giảm TSCĐ:

Trang 36

Kiểm toán viên tiến hành xem xét các quyết định của công ty về việc nhượng bán, thanh lý, góp vốn liên doanh bằng TSCĐ, cho thuê tài chính, đánh giá lại tài sản hoặc bị thiếu, mất… có được phê duyệt và phù hợp với các quy định của chế độ tài chính hiện hành hay không Đồng thời phải tiến hành kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐ để đảm bảo rằng các tài sản đã được ghi giảm một cách đúng đắn.

Hai mục tiêu quan trọng nhất trong kiểm toán các nghiệp vụ giảm TSCĐ là: Các nghiệp vụ giảm TSCĐ đã xảy ra đều đã được ghi sổ.

 Các nghiệp vụ giảm TSCĐ đều được phê duyệt đầy đủ.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, KTV có thể xây dựng bảng kê các nghiệp vụ giảm TSCĐ trong năm kiểm toán Sau đó tiến hành đối chiếu các số liệu trên bảng kê với các nghiệp vụ giảm TSCĐ đã ghi sổ Đối chiếu mức khấu hao, các giá trị còn lại của tài sản, chi phí, thu nhập liên quan đến giảm TSCĐ trong sổ chi tiết TSCĐ Cụ thể các công việc cần làm khi tiến hành kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ giảm TSCĐ như sau:

- Nếu mua tài sản mới trong năm thì phải xem xét các tài sản cũ có bị mang đi trao đổi hay bị thanh lý hay không?

- Việc ngừng sản xuất một loại sản phẩm có liên quan gì đến máy móc bị hỏng?

- Phân tích các khoản thu nhập khác để xác định khoản nào có được từ hoạt động thanh lý, trao đổi tài sản.

- Điều tra các khoản giảm về bảo hiểm tài sản xem liệu có phải bắt nguồn từ việc giảm tài sản.

- Phỏng vấn nhân viên về các nghiệp vụ ghi giảm tài sản trong năm.

- Đối chiếu số liệu sổ sách với số liệu kiểm kê xem có bị mất mát thiếu hụt hay không?

- …

* Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản TSCĐ:

Trang 37

Với số dư đầu kỳ: nếu khoản mục TSCĐ đã được kiểm toán năm trước hoặc đã khẳng định là chính xác thì không phải kiểm tra Trong trường hợp ngược lại, KTV phải chia số dư đầu kỳ thành các bộ phận nhỏ chi tiết ứng với từng loại TSCĐ và đối chiếu sổ chi tiết với sổ tổng hợp để xem xét tính chính xác của các số dư.

Với số dư cuối kỳ: dựa trên cơ sở kết quả của số dư đầu kỳ và nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong kỳ để xác định, đồng thời cần kiểm tra, đánh giá kết quả kiểm kê TSCĐ của doanh nghiệp Trong quá trình kiểm kê cần chọn mẫu một vài TSCĐ ở sổ chi tiết để đối chiếu với TSCĐ trong thực tế.

* Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ:

Chi phí khấu hao là một loại chi phí ước tính, nghĩa là việc xác định chi phí phải trích hàng năm là một sự ước tính chứ không phải là chi phí thực tế phát sinh Mức khấu hao phụ thuộc vào hai nhân tố là nguyên giá và thời gian trích

khấu hao Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 540: “KTV phải thu thập đầy

đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về các ước tính kế toán trong báo cáo tài chính Trích khấu hao TSCĐ là một trong những ước tính kế toán cần được kiểm tra”.

Mục tiêu chủ yếu của kiểm toán khấu hao là xem xét việc đánh giá, phân bổ khấu hao của đơn vị đã hợp lý và theo đúng quy định chưa Để đáp ứng mục tiêu này, KTV cần xem xét phương pháp tính khấu hao và mức khấu hao đã trích để xác định xem:

 Phương pháp và thời gian tính khấu hao có tuân thủ theo quy đinh hiện hành không?

 Thời gian tính khấu hao đã đăng ký có được áp dụng nhất quán hay không? Việc tính khấu hao có chính xác?

Chương trình kiểm toán chi tiết chi phí khấu hao có thể khái quát qua bảng sau:

Bảng 2.3: Thực hiện kiểm tra chi tiết với chi phí khấu hao TSCĐ

Trang 38

Bước công việcPhương thức thực hiện

1 Kiểm tra lại các chính sách về khấu hao mà đơn vị đang áp dụng

- Xem xét các phương pháp sử dụng có phù hợp với các quy định hay không?

- Bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp có sự xét duyệt của cấp có thẩm quyền hay không?

2 Thu thập, xây dựng bảng phân tích tổng quát về khấu hao

- So sánh số dư đầu kỳ với số liệu kiểm toán năm trước.- So sánh tổng số khấu khao tăng, giảm với số ghi trên sổ cái.

- So sánh tổng số dư cuối kỳ trên sổ chi tiết và trên sổ cái.

3 Kiểm tra mức khấu hao

- So sánh tỷ lệ khấu hao của năm hiện hành với năm trước.- So sánh số phát sinh có của TK 214 với chi phí khấu hao ghi trên các tài khoản chi phí.

- Xem xét phương pháp tính khấu hao mà đơn vị đang sử dụng, tính nhất quán trong viếc áp dụng phương pháp tính khấu hao.

- Chú ý đến những nghiệp vụ mà thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi DN cần phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình trên cơ sở giá trị còn lại của TSCĐ và thời gian còn lại.

4 Xem xét lại các văn bản mới nhất có liên quan đến việc điều chỉnh mức khấu hao Qua đó xem xét lại việc áp dụng tỷ lệ và mức khấu hao cho phù hợp.

* Kiểm tra các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu :

Mục tiêu của việc kiểm tra này nhằm xác định các khoản chi phí nào sẽ ghi tăng nguyên giá TSCĐ hoặc tính vào chi phí của niên độ KTV tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của việc ghi nhận chi phí thông qua việc xác định xem các khoản chi phí này có chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó hay không? Nếu phát hiện các chi phí phát sinh không thỏa mãn điều kiện này thì phải được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Đối với nguồn chi cho sửa chữa lớn cần xem xét đến hai loại hình sau:

 Sửa chữa lớn nhằm cải tạo, nâng cấp nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ cho TSCĐ Với loại hình này, phát sinh được vốn hóa tức là được ghi tăng nguyên giá TSCĐ.

 Sửa chữa lớn nhằm phục hồi năng lực hoạt động của TSCĐ Chi phí loại này sẽ được hạch toán vào chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 39

Trong loại chi phí này lại được chia thành hai loại nhỏ: Sửa chữa lớn theo kế hoạch và sửa chữa lớn ngoài kế hoạch.

KTV tiến hành xem xét việc quyết toán chi phí sửa chữa lớn theo chế độ quy định Kiểm tra việc hạch toán chi phí sửa chữa lớn thuần và chi phí sửa chữa lớn nâng cấp TSCĐ Cuối cùng có thể lập ra một bảng phân tích chi phí phát sinh hàng tháng rồi đối chiếu với số phát sinh năm trước Bất cứ chênh lệch trọng yếu nào giữa số liệu của các tháng trong 2 năm đều cần được làm rõ.

2.1.1.3 Kết thúc kiểm toán:

Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán Sau khi hoàn thành hai giai đoạn trên, KTV tiến hành tổng hợp và công bố Báo cáo kiểm toán.

a) Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ:

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 560, KTV phải xem xét ảnh hưởng của những sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán Các sự kiện này có ảnh hưởng đến BCTC phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC để kiểm toán đến ngày ký Báo cáo kiểm toán và những sự kiện được phát hiện sau ngày ký Báo cáo kiểm toán.

Các sự kiện thường xảy ra với khoản mục TSCĐ như: TSCĐ trong kho bị mất không rõ nguyên nhân, nghiệp vụ thanh lý nhượng bán hoặc chuyển nhượng tài sản phát sinh sau ngày khóa sổ… Để kiểm tra các khoản mục này, KTV có thể tiến hành các thủ tục kiểm toán sau:

 Xem xét lại báo cáo nội bộ lập sau ngày lập BCTC. Thẩm vấn hội đồng quản trị hoặc ban giám đốc. Kiểm tra biên bản phát hành sau ngày lập BCTC.

b) Đánh giá kết quả kiểm toán:

Kiểm toán viên cần đánh giá tổng hợp các sai sót không trọng yếu cần lập các bút toán điều chỉnh và tổng hợp các sai sót dự kiến về TSCĐ rồi so sánh với mức sai sót có thể bỏ qua để xem xét có thể chấp nhận được khoản mục TSCĐ hay không Sau đó, KTV tổng hợp các sai sót của khoản mục TSCĐ để xem

Trang 40

chúng có vượt quá mức trọng yếu của BCTC hay không, đồng thời KTV phải đảm bảo các giải trình kèm theo được thực hiện cho từng loại TSCĐ:

 Phương pháp khấu hao đã áp dụng. Thời gian sử dụng và tỷ lệ khấu hao. Tổng TSCĐ và khấu hao lũy kế. …

Trên cơ sở tổng hợp kết luận về tất cả các phần hành kiểm toán cụ thể, KTV lập Báo cáo kiểm toán trong đó đưa ra ý kiến của mình về sự trung thực và hợp lý của BCTC của đơn vị được kiểm toán.

c) Lập và công bố Báo cáo kiểm toán:

Lập và công bố Báo cáo kiểm toánlà bước công việc cuối cùng của một cuộc kiểm toán BCTC Trong Báo cáo kiểm toán, KTV đưa ra ý kiến về khoản mục

TSCĐ đã được kiểm tra Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700: “Trong ý

kiến đánh giá của kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải xác định mức độ phù hợp của BCTC với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, cũng xác định sự tuân thủ theo các quy định pháp lý có liên quan khi lập BCTC”.

KTV có thể đưa ra các kiến nghị đóng góp mang tính xây dựng nhằm cải tiến công việc kinh doanh của khách hàng qua Thư quản lý Thư quản lý không mang tính bắt buộc mà nhằm mục đích giúp khách hàng điều hành công việc kinh doanh hiệu quả hơn Ngoài ra, thư quản lý cũng nhằm mục đích cải tiến mối quan hệ giữa công ty kiểm toán với khách hàng Với khoản mục TSCĐ, ý kiến đóng góp trong thư quản lý có thể là vấn đề bảo toàn và sử dụng có hiệu quả hơn TSCĐ cho DN, các yếu tố của hệ thống KSNB…

Trước khi Báo cáo kiểm toán được công bố, công ty kiểm toán phải thông báo cho khách hàng về kết luận của cuộc kiểm toán Công việc cuối cùng của một cuộc kiểm toán là công bố Báo cáo kiểm toán theo đúng điều lệ hợp đồng kiểm toán và tiến hành các thủ tục còn lại để hoàn tất cuộc kiểm toán.

Trên đây là các giai đoạn của một cuộc kiểm toán nói chung và kiểm toán

Ngày đăng: 15/11/2012, 10:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Tốc độ phỏt triển của Deloitte Vietnam qua ba năm gần đõy - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Bảng 1.1 Tốc độ phỏt triển của Deloitte Vietnam qua ba năm gần đõy (Trang 5)
Hình 1.1: Số lượng lao động qua các năm (người) - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Hình 1.1 Số lượng lao động qua các năm (người) (Trang 6)
Hình 1.3: Doanh thu theo loại hình dịch vụ năm 2007 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Hình 1.3 Doanh thu theo loại hình dịch vụ năm 2007 (Trang 8)
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động (Trang 12)
Hình 1.4: Tình hình biến động khách hàng của công ty - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Hình 1.4 Tình hình biến động khách hàng của công ty (Trang 15)
Sơ đồ 2.1: Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Sơ đồ 2.1 Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính (Trang 22)
Sơ đồ 2.2: Đánh giá mức độ trọng yếu đối với khoản mục TSCĐ - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Sơ đồ 2.2 Đánh giá mức độ trọng yếu đối với khoản mục TSCĐ (Trang 27)
Bảng 2.1: Cỏc khảo sỏt kiểm soỏt (thử nghiệm kiểm soỏt) - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Bảng 2.1 Cỏc khảo sỏt kiểm soỏt (thử nghiệm kiểm soỏt) (Trang 31)
Bảng 2.1: Các khảo sát kiểm soát (thử nghiệm kiểm soát) Mục - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Bảng 2.1 Các khảo sát kiểm soát (thử nghiệm kiểm soát) Mục (Trang 31)
Bảng 2.2: Thủ tục kiểm tra chi tiết với nghiệp vụ tăng TSCĐ Mục tiờu  - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Bảng 2.2 Thủ tục kiểm tra chi tiết với nghiệp vụ tăng TSCĐ Mục tiờu (Trang 34)
Bảng 2.2: Thủ tục kiểm tra chi tiết với nghiệp vụ tăng TSCĐ Mục tiêu - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Bảng 2.2 Thủ tục kiểm tra chi tiết với nghiệp vụ tăng TSCĐ Mục tiêu (Trang 34)
- Cộng bảng liệt kờ mua sắm, đầu tư, cấp phỏt… - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
ng bảng liệt kờ mua sắm, đầu tư, cấp phỏt… (Trang 35)
- Bảng đăng ký trớch khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp cú sự xột duyệt của cấp cú thẩm quyền hay khụng? - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
ng đăng ký trớch khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp cú sự xột duyệt của cấp cú thẩm quyền hay khụng? (Trang 38)
- Nhà mỏy Vật liệu chịu lửa kiềm tớnh Việt Nam tại xó Đỡnh Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
h à mỏy Vật liệu chịu lửa kiềm tớnh Việt Nam tại xó Đỡnh Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; (Trang 56)
Sơ đồ 2.5: Tổ chức bộ máy công ty xi măng XYZ - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Sơ đồ 2.5 Tổ chức bộ máy công ty xi măng XYZ (Trang 56)
Thủ tục phõn tớch chủ yếu được KTV sử dụng là so sỏnh dữ liệu trờn Bảng cõn đối kế toỏn và Bỏo cỏo kết quả kinh doanh giữa năm kiểm toỏn với năm  trước đú - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
h ủ tục phõn tớch chủ yếu được KTV sử dụng là so sỏnh dữ liệu trờn Bảng cõn đối kế toỏn và Bỏo cỏo kết quả kinh doanh giữa năm kiểm toỏn với năm trước đú (Trang 62)
Bảng 2.4: Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán tại Công ty ABC Mục đích: Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán Người lập: PTL 28/3/2007 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Bảng 2.4 Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán tại Công ty ABC Mục đích: Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán Người lập: PTL 28/3/2007 (Trang 62)
Bảng 2.5: Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán tại Công ty XYZ Mục đích: Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán Người lập: NTTH 6/4/2007 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Bảng 2.5 Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán tại Công ty XYZ Mục đích: Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán Người lập: NTTH 6/4/2007 (Trang 63)
Bảng 2.6: Phõn tớch sơ bộ Bỏo cỏo kết quả kinh doanh tại Cụng ty XYZ Mục đớch: Phõn tớch sơ bộ Bảng cõn đối kế toỏn Người lập: NTTH 6/4/2007 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Bảng 2.6 Phõn tớch sơ bộ Bỏo cỏo kết quả kinh doanh tại Cụng ty XYZ Mục đớch: Phõn tớch sơ bộ Bảng cõn đối kế toỏn Người lập: NTTH 6/4/2007 (Trang 64)
Bảng 2.6: Phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty XYZ Mục đích: Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán Người lập: NTTH 6/4/2007 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Bảng 2.6 Phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty XYZ Mục đích: Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán Người lập: NTTH 6/4/2007 (Trang 64)
Bảng 2.7: Tỷ lệ tính PM theo doanh thu - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Bảng 2.7 Tỷ lệ tính PM theo doanh thu (Trang 67)
8 5710 Bảng tổng hợp - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
8 5710 Bảng tổng hợp (Trang 69)
2 5610 Bảng tổng hợp - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
2 5610 Bảng tổng hợp (Trang 69)
Bảng 2.9: Tổng hợp TSCĐ hữu hình tại công ty ABC - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Bảng 2.9 Tổng hợp TSCĐ hữu hình tại công ty ABC (Trang 69)
Bảng 2.10: Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ hữu hỡnh tại cụng ty ABC Mục đớch: Kiểm tra TOD tăng TSCĐ HH Người lập: PTL 28/3/2007 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Bảng 2.10 Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ hữu hỡnh tại cụng ty ABC Mục đớch: Kiểm tra TOD tăng TSCĐ HH Người lập: PTL 28/3/2007 (Trang 70)
Cụng việc: lập bảng kiểm tra, thu thõp bằng chứng Người soỏt sột: 30/3/2007 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
ng việc: lập bảng kiểm tra, thu thõp bằng chứng Người soỏt sột: 30/3/2007 (Trang 70)
Bảng 2.10: Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ hữu hình tại công ty ABC Mục đích: Kiểm tra TOD tăng TSCĐ HH Người lập: PTL 28/3/2007 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Bảng 2.10 Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ hữu hình tại công ty ABC Mục đích: Kiểm tra TOD tăng TSCĐ HH Người lập: PTL 28/3/2007 (Trang 70)
Bảng 2.11: Kiểm tra chi tiết giảm TSCĐ hữu hình tại công ty ABC Mục đích: Kiểm tra TOD giảm TSCĐ HH Người lập: PTL 28/3/2007 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Bảng 2.11 Kiểm tra chi tiết giảm TSCĐ hữu hình tại công ty ABC Mục đích: Kiểm tra TOD giảm TSCĐ HH Người lập: PTL 28/3/2007 (Trang 70)
Bảng 2.12: Tổng hợp TSCĐ hữu hỡnh tại cụng ty XYZ - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Bảng 2.12 Tổng hợp TSCĐ hữu hỡnh tại cụng ty XYZ (Trang 71)
Bảng 2.12: Tổng hợp TSCĐ hữu hình tại công ty XYZ - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Bảng 2.12 Tổng hợp TSCĐ hữu hình tại công ty XYZ (Trang 71)
Bảng 2.13: Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ hữu hỡnh do mua sắm và XDCB bàn giao tại cụng ty XYZ - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Bảng 2.13 Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ hữu hỡnh do mua sắm và XDCB bàn giao tại cụng ty XYZ (Trang 73)
Bảng 2.13: Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ hữu hình do mua sắm và  XDCB bàn giao tại công ty XYZ - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Bảng 2.13 Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ hữu hình do mua sắm và XDCB bàn giao tại công ty XYZ (Trang 73)
Nguồn dữ liệu: Bảng tổng hợp tài sản giảm Kỳ kế toỏn: 31/12/2006 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
gu ồn dữ liệu: Bảng tổng hợp tài sản giảm Kỳ kế toỏn: 31/12/2006 (Trang 75)
Bảng 2.14: Kiểm tra chi tiết giảm TSCĐ hữu hỡnh do điều chỉnh quyết toỏn tại cụng ty XYZ - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Bảng 2.14 Kiểm tra chi tiết giảm TSCĐ hữu hỡnh do điều chỉnh quyết toỏn tại cụng ty XYZ (Trang 75)
Bảng 2.14: Kiểm tra chi tiết giảm TSCĐ hữu hình do điều chỉnh quyết toán  tại công ty XYZ - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Bảng 2.14 Kiểm tra chi tiết giảm TSCĐ hữu hình do điều chỉnh quyết toán tại công ty XYZ (Trang 75)
Bảng 2.15: Tổng hợp đối ứng khấu hao tại cụng ty XYZ Mục đớch: Khớp số liệu cỏc phần hành Người lập: NTTH 6/4/2007 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Bảng 2.15 Tổng hợp đối ứng khấu hao tại cụng ty XYZ Mục đớch: Khớp số liệu cỏc phần hành Người lập: NTTH 6/4/2007 (Trang 76)
Bảng 2.15: Tổng hợp đối ứng khấu hao tại công ty XYZ Mục đích: Khớp số liệu các phần hành Người lập: NTTH 6/4/2007 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Bảng 2.15 Tổng hợp đối ứng khấu hao tại công ty XYZ Mục đích: Khớp số liệu các phần hành Người lập: NTTH 6/4/2007 (Trang 76)
Bảng 2.16: Kiểm tra chi tiết CP XDCB dở dang tại cụng ty ABC Mục đớch:  Đảm bảo cỏc khoản CP XDCB DD  - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Bảng 2.16 Kiểm tra chi tiết CP XDCB dở dang tại cụng ty ABC Mục đớch: Đảm bảo cỏc khoản CP XDCB DD (Trang 77)
Bảng 2.16: Kiểm tra chi tiết CP XDCB dở dang tại công ty ABC Mục đích:  Đảm bảo các khoản CP XDCB DD - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Bảng 2.16 Kiểm tra chi tiết CP XDCB dở dang tại công ty ABC Mục đích: Đảm bảo các khoản CP XDCB DD (Trang 77)
Bảng 2.17: Tổng hợp chi phớ sửa chữa lớn TSCĐ tại cụng ty XYZ Mục đớch: Khớp số liệu sổ chi tiết Người lập: NTTH 6/4/2007 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Bảng 2.17 Tổng hợp chi phớ sửa chữa lớn TSCĐ tại cụng ty XYZ Mục đớch: Khớp số liệu sổ chi tiết Người lập: NTTH 6/4/2007 (Trang 78)
Bảng 2.17: Tổng hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tại công ty XYZ Mục đích: Khớp số liệu sổ chi tiết Người lập: NTTH 6/4/2007 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Vietnam(2008
Bảng 2.17 Tổng hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tại công ty XYZ Mục đích: Khớp số liệu sổ chi tiết Người lập: NTTH 6/4/2007 (Trang 78)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w