1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam Việt Nam

68 686 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC
Tác giả Ngô Trường Giang
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Kiểm toán
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 815,5 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÂN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DELOITTE THỰC HIỆN TẠI KHÁCH HÀNG CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Hà Nội, ngày tháng năm 2013

Sinh viên

Ngô Trường Giang

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU 2

MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 6

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HÀNG TỒN KHO 6

1.1.1 Khái niệm hàng tồn kho 6

1.1.2 Vai trò của khoản mục Hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính 6

1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BCTC 7

1.2.1 Mục tiêu kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC 7

1.2.2 Căn cứ kiểm toán hàng tồn kho 9

1.2.3 Quá trình kiểm soát nội bộ HTK 9

1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 11

1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán 11

1.3.2 Thực hiện kiểm toán 14

1.3.3 Kết thúc kiểm toán HTK 18

1.4 MỘT SỐ SAI SÓT THƯỜNG GẶP KHI KIỂM TOÁN HTK TRONG KIỂM TOÁN BCTC 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM VIỆT NAM 20

Trang 3

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM VIỆT

NAM 20

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 20

2.1.1.1 Giai đoạn 1991 – 2007 20

2.1.1.2 Giai đoạn từ 2007 đến nay 20

2.1.2 Đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH kiểm toán Deloitte 20

2.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán 21

2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM 23

2.2.1 Một số điểm đặc trưng của chủ thể kiểm toán ảnh hưởng đến kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam 23

2.2.2 Bước 1- Lập kế hoạch kiểm toán: 25

2.2.3 Bước 2- Thực hiện kiểm toán: 35

2.2.4 Bước 3- Kết thúc kiểm toán: 47

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM 48

3.1 NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM 48

3.1.1 Những ưu điểm trong kiểm toán khoản mục hàng tồn kho tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam 48

3.1.2 Những tồn tại trong quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam 51

3.1.3 Nguyên nhân của thực trạng 53

3.1.4 Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực trạng quy trình kiểm toán HTK tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam 54

Trang 4

3.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN

KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI

CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM 55

3.3 NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN 56

3.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN 57

3.4.1 Hoàn thiện việc thiết kế và thực hiện thủ tục kiểm soát ở cấp độ 2 .58 3.4.2 Hoàn thiện kiểm toán các nghiệp vụ phát sinh trong năm 60

3.5 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 61

3.5.1 Về phía Nhà nước 61

3.5.2 Về phía hiệp hội nghề nghiệp 62

3.5.3 Về phía các trường đại học và các tổ chức đào tạo về kế toán – kiểm toán 62

3.5.4 Về phía các doanh nghiệp được kiểm toán 62

3.5.5 Về phía các công ty kiểm toán nói chung và Công ty TNHH Deloitte Việt Nam nói riêng 63

3.5.6 Về phía kiểm toán viên 63

KẾT LUẬN 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AS2 Auditing system 2 - Phần mềm kiểm toán 2

BCTC Báo cáo tài chính

HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ

MAP Model Audit Programs - Chương trình kiểm toán

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Mục tiêu kiểm toán HTK

Bảng 2 Các thủ tục KSNB cơ bản đối với HTK

Bảng 3 Cơ sơ đánh giá mức trọng yếu

Bảng 4 Bảng mức độ đảm bảo kiểm toán - R

Bảng 5 Trích Giấy tờ làm việc số 4314 “Thử nghiệm kiểm soát HTKSNB

đối với HTK”

Bảng 6 Trích Giấy tờ làm việc số 5410 “Bảng tổng hợp số dư khoản mục

HTK”

Bảng 7 Trích Giấy tờ kiểm toán số 5420 “Kế hoạch kiểm kê”

Bảng 8 Trích Giấy tờ làm việc số 5442 “Đối chiếu tổng hợp số dư HTK ngày

31/12/2012”

Bảng 9 Trích Giấy tờ làm việc số 5443 “Kiểm tra phân bổ chi phí sản xuất

Bảng 10 Trích Giấy tờ làm việc số 5440 “Bảng tổng hợp số dư HTK cuối kỳ”

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đang trên đường hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực vàtrên thế giới Để khẳng định vị thế kinh tế của mình cũng như tạo niềm tin chocác nhà đầu tư trong và ngoài nước, Việt Nam đang cố gắng để ngày càng hoànthiện thể chế kinh tế Một trong những yêu cầu về quản lý kinh tế là đảm bảominh bạch hóa tình hình tài chính Xuất phát từ yêu cầu đó ngành kiểm toán tạiViệt Nam đang phát triển hết sức mạnh mẽ không chỉ về quy mô mà cả loại hìnhdịch vụ cung cấp Trong đó, loại hình kiểm toán độc lập ngày càng khẳng địnhđược vai trò của mình

Một trong những hoạt động chủ yếu của kiểm toán độc lập là kiểm toán báocáo tài chính Trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, hàng tồn kho thường

là một khoản mục có giá trị lớn, các nghiệp vụ phát sinh xoay quanh hàng tồnkho rất phức tạp Sự phức tạp này ảnh hưởng đến công tác tổ chức hạch toáncũng như việc ghi chép hàng ngày, làm tăng khả năng sai phạm đối với hàng tồnkho Thêm vào đó, các nhà quản trị doanh nghiệp thường có xu hướng phản ánhtăng giá trị hàng tồn kho với thực tế nhằm mục đích tăng giá trị tài sản củadoanh nghiệp, minh chứng cho việc mở rộng quy mô sản xuấ hay tiềm năng sảnxuất trong tương lai… Các sai phạm xảy ra đối với hàng tồn kho có ảnh hưởngtới rất nhiều chỉ tiêu khác trên BCTC của doanh nghiệp, Chính vì vậy, kiểm toánhàng tồn kho được đánh giá là một trong những phần hành quan trọng nhất trongkiểm toán báo cáo tài chính

Nhận thức được vấn đề này, bằng những kiến thức đã được học tại Học viện

và quá trình thực tập tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam Việt Nam, em đã tìm

hiểu và nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam Việt Nam”.

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 8

Đề tài nghiên cứu với 3 mục đích:

- Hệ thống hóa làm rõ những vấn đề lý luận về quy trình kiểm toán hàng tồnkho trong kiểm toán BCTC

- Làm rõ thực trạng quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong BCTC củaCông ty TNHH Deloitte Việt Nam Việt Nam Qua đó làm rõ những ưu, nhượcđiểm và tìm ra nguyên nhân của thực trạng

- Thông qua lý luận và thực trạng quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại Công

ty TNHH Deloitte Việt Nam Việt Nam để đưa ra những giải pháp khắc phụcnhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC choCông ty TNHH Deloitte Việt Nam Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

 Đối tượng nghiên cứu: Là quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểmtoán BCTC

 Phạm vi nghiên cứu: Là quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại Công tyTNHH Deloitte Việt Nam Việt Nam với tư cách là một khoản mục trongmột cuộc kiểm toán BCTC

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp sau:

- Phương pháp khảo sát thực tiễn;…

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Danh mục từ viết tắt và Danhmục tài liệu tham khảo thì nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:

Trang 9

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHOẢN MỤC

HÀNG TỒN KHO TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÂN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN

VÀO KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁNBÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DELOITTE THỰC HIỆN TẠIKHÁCH HÀNG

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VẬN

DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNGTỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TYTNHH DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo - PGS.TS Thịnh Văn Vinh và Banlãnh đạo công ty cùng tất cả các anh chị kiểm toán viên trong Công ty TNHHDeloitte Việt Nam Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập

và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này Do thời gian thực tập có hạn, kiến thứcthực tế chưa nhiều nên bài viết của em khó tránh khỏi những thiếu sót Em rấtmong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 10

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HÀNG TỒN KHO

1.1.1 Khái niệm hàng tồn kho

Theo Chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho (IAS 02) và Chuẩn mực

kế toán Việt Nam số 02 “ Hàng tồn kho” thì:

1.1.2 Vai trò của khoản mục Hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính

Khái niệm về HTK cho thấy, HTK trong doanh nghiệp đa dạng và phongphú, có vai trò và công dụng không giống nhau, chiếm tỉ trọng tương đối lớntrong BCTC Như vậy, HTK liên quan từ khi phát sinh mua NVL, CCDC đưavào sản xuất, tạo ra sản phẩm hoàn thành hoặc sản phẩm dở dang cuối kỳ Vìthế, quá trình đó liên quan đến khá nhiều khoản mục trên BCTC

HTK luôn là trung tâm của sự chú ý trong cả lĩnh vực kế toán và kiểm toán.Các lý do khiến cho HTK trở nên đặc biệt quan trọng chính là đặc điểm riêngbiệt của nó:

Một là, HTK thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số tài sản lưu động củamột doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại, rất dễ bị xảy ra cácsai sót và gian lận lớn

Hai là, trong kế toán có rất nhiều phương pháp lựa chọn để định giá HTK

và đối với mỗi loại HTK doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương pháp khác

Trang 11

nhau Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đảm bảo tính thống nhất trong việc sử dụngphương pháp định giá HTK giữa các kỳ.

Ba là, việc xác định giá trị HTK ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán

và do vậy ảnh hưởng tới lợi nhuận thuần trong năm

Bốn là, công việc xác định chất lượng, tình hình và giá trị HTK luôn làcông việc khó khăn và phức tạp hơn hầu hết các tài sản khác Có rất nhiều khoảnmục HTK rất khó phân loại và định giá ví như các linh kiện điện tử phức tạp,các công trình xây dựng dở dang hay các tác phẩm nghệ thuật hoặc kim khí, đáquý…

Năm là, HTK được bảo quản, cất trữ ở nhiều nơi khác nhau, lại do nhiềungười quản lý Mặt khác do tính đa dạng của HTK nên điều kiện bảo quản cũngrất khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của từng loại

Cuối cùng, các khoản mục HTK thường đa dạng và có thể chịu ảnh hưởnglớn bởi hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình thông qua các biểu hiện như bị

hư hỏng trong thời gian nhất định, dễ bị lỗi thời… Do đó, kiểm toán viên khikiểm toán phải có sự hiểu biết về đặc điểm từng loại HTK, xu hướng biến độngcủa nó trên bình diện ngành để có thể xác định chính xác hao mòn hữu hìnhhoặc hao mòn vô hình

1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BCTC

1.2.1 Mục tiêu kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC

Mục tiêu kiểm toán chung: Mục tiêu kiểm toán HTK là nhằm đánh giá hệ

thống kiểm soát nội bộ đối với HTK và nhằm xác định tính hiện hữu của HTK,tính đầy đủ của HTK, quyền của khách hàng đối với HTK đã ghi sổ cũng nhưkhẳng định tính chính xác và đúng đắn của các con số trên sổ sách kế toán vềHTK và bảo đảm sự trình bày, khai báo về HTK là hợp lý

Trang 12

Mục tiêu kiểm toán đặc thù:

Tất cả HTK được doanh nghiệp trình bày trên BCTC phải tồn tại thực tế tại thời điểm báo cáo Số liệu trên BCTC phải khớp đúng với số liệu được kiểm

kê thực tế của doanh nghiệp.

Quyền và

nghĩa vụ

Toàn bộ HTK được báo cáo phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, không có một bộ phận HTK mà doanh nghiệp chỉ có quyền quản lý mà không

Tính đầy

đủ

Các nghiệp vụ HTK phát sinh trong kỳ đều được phản ánh, theo dõi đầy đủ trên các sổ kế toán.

Toàn bộ HTK cuối kỳ được trình bày đầy đủ trên BCTC.

Tính đúng

đắn

Các nghiệp vụ HTK phát sinh trong kỳ đều đươc phân loại đúng đắn theo quy định của các Chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan và quy định đặc thù của doanh nghiệp; các nghiệp vụ này được hạch toán theo đúng trình tự và phương pháp kế toán.

Tính đúng

kỳ

Các nghiệp vụ nhập xuất HTK, chi phí giá thành đều được hạch toán đúng kỳ phát sinh theo nguyên tắc dồn tích đặc biệt với các khoản chi phí trả trước và chi phí phải trả…

Cộng dồn

và báo cáo

Số liệu lũy kế tính dồn trên các Sổ chi tiết HTK được xác định đúng đắn Việc kết chuyển số liệu từ các sổ kế toán chi tiết sang sổ kế toán tổng hợp

và sổ cái không có sai sót Các chỉ tiêu liên quan đến HTK trên BCTC được xác định đúng theo quy định của Chuẩn mực, chế độ kế toán và không

có sai sót.

Trang 13

Bảng 1: Mục tiêu kiểm toán HTK

1.2.2 Căn cứ kiểm toán hàng tồn kho

Để có thể tiến hành kiểm toán khoản mục HTK, kiểm toán viên phải dựavào các thông tin và tài liệu sau:

- Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến quản lý HTK

- Các tài liệu là căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ HTK, chi phí, giá thànhnhư: các hợp đồng mua bán, các kế hoạch sản xuất kế hoạch tiêu thụ sảnphẩm…

- Các tài liệu kiểm kê thực tế, các bảng kê Các tài liệu trích lập và hoànnhập dự phòng nợ phải thu khó đòi…

- Các chứng từ phát sinh liên quan tới HTK như: hóa đơn mua bán, cácchứng từ nhập xuất kho, lắp đặt, các chứng từ thanh toán có liên quan (phiếuchi, giấy báo nợ, phiếu thu, giấy báo có…)

- Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản liên quan như: Sổchi tiết các tài khoản HTK, thẻ và sổ kho

- Các báo cáo kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên quannhư: Báo cáo HTK, báo cáo sản xuất, báo cáo tiêu thụ, báo cáo sản phẩm hoànthành…

1.2.3 Quá trình kiểm soát nội bộ HTK

Để thực hiện tốt các bước công việc phải tiến hành đối với nghiệp vụHTK thì hệ thống KSNB của đơn vị khi xây dựng phải tuân thủ theo các nguyêntắc cơ bản sau:

+ Nguyên tắc phân công, phân nhiệm+ Nguyên tắc bất kiêm nhiệm

+ Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩnHoạt động KSNB nhằm đảm bảo cho các bước công việc trong việc xử lýcác nghiệp vụ HTK được thực thi đúng và có hiệu quả Mục tiêu kiểm soát chủyếu, nội dung và các thủ tục kiểm soát được khái quát qua bảng sau:

Trang 14

Mục tiêu KSNB Nội dung và thể thức thủ tục kiểm soát

tại thực tế tại đơn vị

- Quy trình kiểm soát để đảm bảo các nghiệp vụ HTK được người

có đầy đủ thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với hoạt động của đơn vị;

- Có đầy đủ chứng từ và tài liệu liên quan đến nghiệp vụ như: hợp đồng mua bán, biên bản giao nhận, hóa đơn mua hàng, các chứng

từ liên quan đến vận chuyển, các phiếu nhập – xuất kho…

- Các chứng từ phải hợp pháp, hợp lệ, không bị tẩy xóa sửa chữa

và đã được kiểm soát nội bộ;

- Các chứng từ và tài liệu liên quan phải được đánh số và quản lý theo số trên các sổ chi tiết;

- Có các quy định, quy trình kiểm kê đầy đủ, phù hợp và thực hiện đúng các quy trình này, đảm bảo cho HTK được kiểm kê ít nhất 1 lần trong một niên độ kế toán.

- Kiểm tra việc sử dụng tỷ giá ngoại tệ để quy đổi với các nghiệp

- Đảm bảo cho việc

phân loại và hạch toán

đúng đắn các nghiệp vụ

HTK

- Có chính sách phân loại HTK, chi phí phù hợp với các quy định

có liên quan và đặc điểm quản lý của đơn vị;

- Có đầy đủ sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ HTK, chi phí, kết chuyển giá thành sản phẩm và giá vốn của sản phẩm tiêu thụ…

- Có đầy đủ các quy định về trình tự ghi sổ các nghiệp vụ có liên quan đến HTK từ các sổ kế toán chi tiết đến các sổ kế toán tổng hợp.

- Đảm bảo cho việc

hạch toán đầy đủ, đúng

kỳ các nghiệp vụ HTK

- Mỗi tài liệu, chứng từ liên quan tới HTK đều phải được đánh số

và theo dõi chăt chẽ;

- Việc ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh phải được thực hiện kịp thời ngay sau khi các nghiệp vụ xảy ra và hoàn thành

- Đảm bảo sự cộng dồn

(tính toán tổng hợp)

- Số liệu phải được tính toán tổng hợp đầy đủ, chính xác;

- Có quá trình KSNB các kết quả tính toán;

Trang 15

đúng đắn - So sánh số liệu tổng hợp từ các sổ chi tiết với sổ tổng hợp.

Bảng 2: Các thủ tục KSNB cơ bản đối với HTK

1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Thứ nhất: Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng liên quan đến HTK

Thứ hai: Thực hiện các thủ tục phân tích đối với HTK

Theo VAS 520 – Quy trình phân tích quy định: “ Thủ tục phân tích là việcphân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra xu hướngbiến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quankhác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến”

Đối với khoản mục HTK, KTV thường tiến hành:

- So sánh số liệu về mức độ biến động số dư HTK cuối niên độ này vớicuối niên độ trước cả về tuyệt đối lẫn tương đối

- So sánh số liệu thực tế của khách hàng và số liệu kế hoạch đã đặt ra

- So sánh giá bán bình quân sản phẩm của công ty với giá bán bình quâncủa ngành

- So sánh dự trữ HTK bình quân của công ty với các công ty cùng ngành cócùng điều kiện kinh doanh cũng như quy mô sản xuất hay công nghệ sản xuất

Trang 16

Qua việc thực hiện các thủ tục phân tích trong giai đoạn này KTV sẽ pháthiện ra các biến động bất thường của khoản mục này Từ đó, xác định các khoảnmục phải tiến hành các thủ tục kiểm toán khác nhằm phát hiện ra các sai sót.

Thứ ba: Đánh giá trọng yếu và rủi ro tiềm tàng đối với HTK

Đánh giá trọng yếu

Theo VAS 320 về tính trọng yếu trong kiểm toán: “ khi lập kế hoạch kiểmtoán, KTV phải xác định mức trọng yếu có thể chấp nhận được để làm tiêuchuẩn phát hiện ra những sai sót trọng yếu về mặt định lượng”

Về mặt định lượng: trọng yếu thường được đánh giá trong một giới hạn nằm giữa mức tối thiểu và mức tối đa Khi đó mức trọng yếu của một sai phạm được đánh giá như sau:

Sai phạm < Giới hạn tối thiểu Giới hạn tối thiểu < Sai

phạm < Giới hạn tối đa

Sai phạm > Giới hạn

tối đa

Bảng 3: Cơ sơ đánh giá mức trọng yếu

Về mặt định tính, những sai phạm luôn được coi là trọng yếu gồm: Mọihành vi gian lận, các sai sót có quy mô nhỏ nhưng mang tính hệ thống, các saiphạm làm ảnh hưởng đến thu nhập

Đánh giá rủi ro tiềm tàng

Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từngkhoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tínhgộp, mặc dù có hay không hệ thống KSNB

Thứ tư: Đánh giá hệ thống KSNB đối với HTK

Quá trình đánh giá hệ thống KSNB gồm 2 bước sau:

Bước 1: Thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB đối với HTK

KTV cần phải tìm hiểu các khía cạnh sau:

Một là, môi trường kiểm soát HTK KTV cần xem xét các thủ tục, quy địnhban giám đốc đặt ra đối với chức năng mua hàng, nhận hàng, lưu trữ hàng, xuấthàng cũng như việc kiểm soát đối với sản xuất Đối với cơ cấu tổ chức có liênquan tới HTK, KTV tiến hành thông qua các câu hỏi để xem trong việc ban hành

Trang 17

quyết định, triển khai, giám sát và kiểm tra việc thực hiện có được hệ thốngxuyên suốt từ trên xuống dưới.

Hai là, hệ thống kế toán HTK Hệ thống kế toán HTK của khách hàng đượcđánh giá là hữu hiệu nếu đảm bảo các vấn đề sau: Xác định và ghi sổ tất cả cácnghiệp vụ về HTK là có thật; phản ánh các nghiệp vụ HTK một cách kịp thời và

đủ chi tiết để phục vụ cho việc lập báo cáo; định giá các nghiệp vụ sao chúngphản ánh đúng giá trị HTK trên BCTC; xác định đúng thời điểm phát sinhnghiệp vụ và ghi chép đúng kỳ; trình bày các nghiệp vụ HTK và các khoản khaibáo liên quan một cách chính xác trên BCTC

Ba là, thủ tục kiểm soát HTK KTV kiểm tra và đánh giá mức độ phù hợp,đầy đủ của các quy chế kiểm soát đặt ra cho khoản mục HTK

Bốn là, kiểm toán nội bộ KTV xem xét công ty khách hàng có tổ chức bộphận kiểm toán nội bộ không Nếu có, bộ phận này có nhiệm vụ gì về kiểm soátnói chung và kiểm soát về HTK nói riêng, xem xét kiểm toán nội bộ có tiến hànhcác cuộc kiểm toán nội bộ thường hoặc bất thường đối với HTK của công ty

Bước 2: Mô tả hệ thống KSNB và áp dụng cho khoản mục

Sự hiểu biết về hệ thống KSNB đối với HTK là cơ sở để KTV tiến hànhđánh giá sơ bộ cho từng khoản mục cụ thể Nếu hệ thống KSNB được thiết kế

và vận hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp và ngược lại.Rủi ro kiểm soát được đánh giá là cơ sở để KTV lập kế hoạch kiểm toán chotừng khoản mục nhỏ

Dựa vào các thông tin thu thập được trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV sẽthiết kế và lập chương trình kiểm toán Thiết kế chương trình kiểm toán thựcchất là thiết kế trắc nghiệm kiểm toán Trong kiểm toán HTK cũng vậy, KTVcần phải thiết kế cụ thể các trắc nghiệm kiểm toán bao gồm: trắc nghiệm côngviệc, trắc nghiệm phân tích và trắc nghiệm trực tiếp số dư KTV cần phải thiết

kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư sao cho đánh giá được tính trọng yếu và rủi rođối với khoản mục HTK

Trang 18

1.3.2 Thực hiện kiểm toán

Căn cứ vào kết quả đánh giá của hệ thống KSNB ở các cấp độ khác nhau sẽquyết định các thủ tục kiểm toán được sử dụng

1.3.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện khi hệ thống KSNB được đánhgiá là hoạt động có hiệu lực Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 quy định: “Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm soát về sựthiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống KSNB” Như vậy các thửnghiệm kiểm soát được thực hiện nhằm giúp KTV khẳng định lại mức rủi rokiểm soát ban đầu mà họ đã đưa ra đối với các cơ sở dẫn liệu về HTK

Thử nghiệm kiểm soát đối với quá trình mua hàng

KTV kiểm tra dấu hiệu của KSNB đối với quá trình này bằng cách:

- Quan sát quá trình lập phiếu yêu cầu mua, kiểm tra chữ ký trên các phiếuyêu cầu mua và đơn đặt hàng

- Thực hiện phỏng vấn các nhân viên khách hàng để nhận định tính độc lậpcủa các bộ phận như người mua hàng với người nhận hàng, thủ kho…

Thử nghiệm kiểm soát đối với quá trình nhập – xuất kho

KTV thực hiện việc quan sát cũng như trực tiếp tiếp cận với nhân viên làmcông tác kiểm nhận, nhập kho và kiểm tra chất lượng để xem xét, đánh giá cáckhía cạnh chủ yếu sau:

- Thủ tục duyệt nhập – xuất kho

- Tính có thật của các nghiệp vụ nhập – xuất kho

- Tính độc lập của người thủ kho với người giao nhận hàng và các nhânviên kế toán có liên quan

- Dấu hiệu kiểm tra đối chiếu nội bộ về hàng nhập – xuất kho

Thử nghiệm kiểm soát đối với quá trình sản xuất

Đối với quá trình này, KTV phải thiết kế các trắc nghiệm kiểm soát về sốlượng nhiều hơn Các thử nghiệm này nhằm mục đích đánh giá:

Trang 19

- Việc tổ chức quản lý ở các phân xưởng, tổ đội của quản đốc phân xưởnghay tổ trưởng.

- Quy trình làm việc của bộ phận kiểm tra chất lượng và tính độc lập của bộphận này

- Việc tuân thủ các định mức đã đề ra, các chính sách đã thiết lập, cácchuẩn mực kỹ thuật

- Quá trình kiểm soát công tác kế toán chi phí

- Công tác bảo quản vật liệu và sản phẩm dở dang ở các bộ phận sản xuất

- Quy trình, thủ tục kiểm kê sản phẩm và đánh giá sản phẩm dở dang

Thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với quá trình lưu kho

sơ lược về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, xu hướng phát triển củangành Nếu kết quả phân tích không như KTV dự kiến, KTV phải điều tra làm

rõ nguyên nhân Thủ tục phân tích trong chu trình HTK thường gồm:

Phân tích ngang

- So sánh số dư HTK năm nay với năm trước, số dư HTK thực tế so vớiđịnh mức trong đơn vị

Trang 20

- Rà soát mối quan hệ giữa số dư HTK với số hàng mua trong kỳ, lượng sảnxuất ra, số lượng hàng tiêu thụ trong kỳ nhằm đánh giá chính xác sự thay đổiHTK

- So sánh giá thành đơn vị thực tế của kỳ này với kỳ trước, so sánh giáthành thực tế và giá thành kế hoạch Thủ tục này giúp kiểm toán viên phát hiệnnhững sự tăng giảm bất thường của giá thành sản phẩm sau khi đã loại bỏ sự ảnhhưởng của biến động giá cả nhằm tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó

ép bất thường…) cũng có thể giúp KTV kiểm tra sự hợp lý của HTK

Căn cứ vào những bằng chứng thu được thông qua thủ tục phân tích, KTV

sẽ định hướng những thủ tục kiểm tra chi tiết đối với HTK cần thực hiện

Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ HTK

Khi kiểm tra chi tiêt các nghiệp vụ HTK, KTV cần thực hiện các kỹ thuậtkiểm toán sau đây:

Kiểm tra cơ sở dẫn liệu “ Sự phát sinh” của nghiệp vụ

- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ liên quan

- Kiểm tra đối chiếu các chứng từ của HTK với các ghi chép của các bộphận liên quan

Trang 21

- Kiểm tra thủ tục và thẩm quyền phê chuẩn cũng như dấu hiệu của quátrình kiểm soát nội bộ được để lại trên các chứng từ nhập, xuất HTK.

Kiểm tra cơ sở dẫn liệu “ Sự tính toán và đánh giá” của nghiệp vụ

- Kiểm tra tính đúng đắn, phù hợp và nhất quán của các chính sách xác địnhgiá trị HTK nhập, xuất trong kỳ của đơn vị

- Đối chiếu số chiếu trên các chứng từ pháp lý liên quan đến tăng, giảm HTK

- Chọn mẫu một số nghiệp vụ để tính toán lại trên cơ sở các chứng từ đãkiểm tra…

Kiểm tra cơ sở dẫn liệu “ Sự phân loại và hạch toán” của nghiệp vụ

Đối với sự phân loại và hạch toán đúng đắn:

- Kiểm tra chính sách phân loại và sơ đồ hạch toán tăng, giảm HTK củađơn vị, đảm bảo sự hợp lý và phù hợp với các quy định hiện hành

- Chọn mẫu các nghiệp vụ tăng, giảm HTK để kiểm tra việc phân loại, xemxét bút toán ghi sổ và các sổ kế toán

Đối với sự phân loại và hạch toán đầy đủ, đúng kỳ:

- Đối chiếu số lượng các chứng từ tăng, giảm HTK với số lượng các bút toánghi sổ kế toán chi tiết HTK và kiểm tra tính liên tục của các chứng từ đã ghi sổ

- Kiểm tra đối chiếu ngày, tháng các chứng từ tăng, giảm HTK với ngàytháng ghi sổ các nghiệp vụ này

Kiểm tra cơ sở dẫn liệu “ Sự cộng dồn và công bố” của nghiệp vụ

- Cộng tổng các Sổ chi tiết HTK trong kỳ

- Đối chiếu số liệu giữa các Sổ chi tiết, Sổ tổng hợp, các bảng kê với nhau

và với Sổ cái tổng hợp

- Đối chiếu số liệu trên các sổ kế toán HTK với kết quả kiểm kê thực tế

Kiểm toán số dư HTK

Khi kiểm toán số dư HTK, KTV tiến hành các thủ tục sau:

Thủ tục kiểm kê HTK

Trang 22

- Tham gia kiểm kê: Trách nhiệm của KTV là kiểm tra và quan sát quátrình thực hiện kiểm kê của đơn vị, trong trường hợp cần thiết KTV có thể thamgia trực tiếp kiểm kê chọn mẫu HTK để thu thập bằng chứng về sự tuân thủ cácthủ tục kiểm kê và kiểm tra độ tin cậy của các thủ tục này.

- Tổ chức tái kiểm kê: Trong trường hợp cần thiết, KTV tố chức tái kiểm kêchọn mẫu, thực hiện đúng quy trình, phương pháp và kết hợp với số liệu nhập –xuất kho từ sau ngày kết thúc niên độ kế toán đến ngày tái kiểm kê

Kiểm tra số dư HTK được nắm giữ bởi bên thứ ba

- Kiểm tra các hợp đồng gửi bán đại lý, các hợp đồng gia công chế biến,các hợp đồng khế ước tín dụng, vay nợ

- Đối chiếu số liệu tính toán của KTV với số dư HTK cuối kỳ của đơn vị

- Gửi thư yêu cầu xác nhận HTK được nắm giữ bởi bên thứ ba đối với cácbên có liên quan

Kiểm tra số dư hàng mua đang đi đường:

- Kiểm tra các hợp đồng mua bán HTK phát sinh vào cuối niên độ, kiểm tracác chứng từ có liên quan, kiểm tra thời điểm ghi sổ của các nghiệp vụ này

- Kiểm tra việc ghi sổ các nghiệp vụ để xác định số lượng hàng mua đang

- Tính chính xác về tính toán số học trị giá của từng loại HTK và toàn bộ HTK

- Nếu thấy cần thiết, KTV có thể tính toán lại để so sánh, đối chiếu

1.3.3 Kết thúc kiểm toán HTK

Thứ nhất: Đánh giá các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán liên quan tới HTK.

Trang 23

Đánh giá sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ liên quan tới HTK làthủ tục cần thiết trước khi KTV đưa ra ý kiến nhận xét về kiểm toán HTK Việcđánh giá này nhằm mục đích khẳng định lại sự tin cậy của các bằng chứng kiểmtoán về HTK đã thu thập được

Thứ hai: Đánh giá tính hoạt động liên tục

Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung, nếu KTV cho rằng tínhhoạt động liên tục là có cơ sở thì KTV có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộđối với HTK

Thứ ba: Tổng hợp các kết quả kiểm toán HTK

Sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, trưởng nhóm kiểmtoán sẽ tổng hợp kết quả liên quan tới HTK và tiến hành thảo luận với ban giámđốc của khách hàng để thống nhất bút toán điều chỉnh Nếu khách hàng đồng ý vớibút toán điều chỉnh của KTV thì các bút toán này sẽ được tổng hợp trên giấy tờ làmviệc và tính số dư các khoản mục HTK trên BCTC Ngược lại, nếu khách hàngkhông đồng ý và chủ nhiệm kiểm toán cho rằng các sai lệch đó ảnh hưởng trọngyếu tới BCTC thì công ty kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến từ chối về khoản mục HTK

1.4 MỘT SỐ SAI SÓT THƯỜNG GẶP KHI KIỂM TOÁN HTK TRONG KIỂM TOÁN BCTC

- Không tiến hành kiểm kê tại thời điểm 31/12 năm tài chính

- Xác định và ghi nhận sai giá gốc HTK

- Ghi nhận HTK không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ

- Phương pháp tính giá xuất kho, xác định giá trị sản phẩm làm dở chưaphù hợp hoặc không nhất quán

- Không trích lập dự phòng giảm giá HTK hoặc trích lập không dựa trên cơ

sở giá thị trường, không đủ hồ sơ hợp lệ

- Chưa xử lý vật tư, hàng hóa phát hiện thừa, thiếu khi kiểm kê

- Hạch toán nhập – xuất HTK không đúng kỳ

Trang 24

- Có sự chênh lệch giữa số liệu kiểm kê thực tế với số liệu trên số kế toán,thẻ kho; giữa sổ chi tiết, sổ cái với bảng cân đối kế toán.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE

VIỆT NAM VIỆT NAM

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM VIỆT NAM

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1.1 Giai đoạn 1991 – 2007

Sau khi nền kinh tế thị trường bắt đầu được hình thành tại Việt Nam, xuất phát

từ nhu cầu thực tiễn, Công ty kiểm toán VACO (tiền thân của Deloitte Vietnambây giờ) được thành lập theo quyết định số 165 TC/QĐ – TCB của Bộ Tài chínhngày 13/05/1991 Sang năm 1992, Công ty bắt đầu hợp tác với Deloitte, một trongnăm hãng kiểm toán lớn nhất thế giới lúc bấy giờ để thành lập Liên doanh kiểmtoán với Deloitte Touche Tohmatsu quốc tế ( liên doanh VACO-DTT)

Ngày 07/5/2007, công ty hoàn thành quá trình chuyển đổi sở hữu Công ty

đã chính thức đổi tên từ “Công ty Kiểm toán Việt Nam TNHH” thành “Công ty TNHH Deloitte Việt Nam” từ ngày 01/11/2007.

2.1.1.2 Giai đoạn từ 2007 đến nay

Tên gọi đầy đủ: - Công ty TNHH Deloitte Việt nam

Trụ sở công ty: -Tầng 12A,12B,15,16 Tòa nhà Vinaconex, số 34 Láng Hạ,

Đống Đa, Hà Nội -Tầng 18 Tòa nhà Times Square,số 22-36 phố Nguyễn Huệ,Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.2 Đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH kiểm toán Deloitte

Thứ nhất, Dịch vụ kiểm toán

Deloitte Việt Nam là công ty kiểm toán giữ thị phần kiểm toán lớn nhất chocác doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các Tổng công ty 90-91 Với hơn 10

Trang 25

năm cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các Tổng công ty hàng đầu tại Việt Namnhư: Tập đoàn Điện lực, Tổng Công ty Dầu khí, Tổng Công ty Hàng không, Tậpđoàn Than và Khoáng sản, Tổng Công ty xi măng, , Deloitte Việt Nam là công

ty kiểm toán mạnh nhất trong các công ty kiểm toán đang hoạt động tại Việt Namtrong lĩnh vực kiểm toán Doanh nghiệp Nhà nước nói chung và các Tổng công ty Nhànước nói riêng

Thứ hai, Dịch vụ tư vấn thuế

Giải pháp thuế luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp,đặc biệt trong một thị trường đang phát triển như Việt Nam, nơi các quy định vàcác chính sách thuế đang liên tục được hoàn thiện

Thứ ba, Dịch vụ tư vấn và Giải pháp doanh nghiệp

Ngoài hai lĩnh vực mũi nhọn là kiểm toán báo cáo tài chính và tư vấn thuế,Deloitte còn cung cấp cho khách hàng dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp Vớiđội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực tài chính và quản trị, công ty cóthể giải quyết rất nhiều vấn đề mà các doanh nghiệp trong phần lớn các ngànhcông nghiệp gặp phải

Thứ tư, Dịch vụ đào tạo và quản lý nguồn nhân lực

Chương trình đào tạo của Deloitte Việt Nam bao gồm nhiều lĩnh vực: kếtoán, kiểm toán, thuế và quản trị kinh doanh, không những giúp khách hàng ápdụng đầy đủ theo chuẩn mực kế toán và kiểm toán mà còn giới thiệu với kháchhàng các kỹ năng quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế và cập nhật các chế độ chínhsách của nhà nước

Tóm lại, trong số bốn loại hình dịch vụ của Deloitte VN kể trên, kiểm toán

vẫn là loại hình dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất và là thế mạnh của Deloitte ViệtNam Tuy nhiên trong những năm gần đây, Deloitte VN đang có định hướng pháttriển theo hướng tăng tỉ trọng các loại hình dịch vụ tư vấn, thuế…

2.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán

Trang 26

Deloitte Việt Nam đã được trang bị phần mềm kiểm toán hiện đại AuditSystem /2 (AS/2) Đây là phần mềm kiểm toán được Microsoft thiết kế riêngcho Deloitte dựa trên số liệu thống kê của hàng nghìn cuộc kiểm toán Hệ thốngphương pháp kiểm toán của AS/2 đã được điểu chỉnh phù hợp với chuẩn mựckiểm toán Việt Nam và hệ thống kế toán áp dụng tại các loại hình doanh nghiệpkhác nhau tại Việt Nam Theo chuẩn quốc tế, quy trình kiểm toán hoàn chỉnhtheo A/S 2 bao gồm 6 bước sau:

Bước 1:Những công việc

trước khi thực hiện hợp

kiểm toán tổng quát

Kế hoạch kiểm toán chiến lược Tìm hiểu KH và môi trường hoạt động kinh doanh Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ

Tìm hiểu chu trình kế toán Thực hiện những thủ tục phân tích sơ bộ Xác lập mức trọng yếu

Bước 3: Lập kế hoạch

kiểm toán chi tiết

Đánh giá mức độ rủi ro của các sai sót tiềm tàng Lập kế hoạch quy trình kiểm toán

Lập kế hoạch các thủ tục kiểm tra hoạt động hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ

Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết Tổng hợp và trao đổi, thảo luận về kế hoạch kiểm toán

Bước 4: Thực hiện kế

hoạch kiểm toán

- Thực hiện các thủ tục kiểm tra hoạt động hiệu quả của hệ thống kiểm soát

Thực hiện các quy trình phân tích và kiểm tra chi tiết Đánh giá khái quát các sai phạm và phạm vi kiểm toán Thực hiện xem xét lại BCTC

Bước 5: Kết thúc công

việc kiểm toán và lập

báo cáo kiểm toán

- Xem xét lại những sự kiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán

- Thu thập thư giải trình của Ban Giám đốc

Trang 27

2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM

2.2.1 Một số điểm đặc trưng của chủ thể kiểm toán ảnh hưởng đến kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

DTT cung cấp cho các công ty thành viên những bản hướng dẫn phươngpháp kiểm toán tổng thể nói chung và những hướng dẫn cụ thể nói riêng chokiểm toán từng đối tượng cụ thể trong Phương pháp tiếp cận kiểm toán củaDTT Những bản hướng dẫn cho từng đối tượng kiểm toán cụ thể được tổnghợp trong Chương trình kiểm toán mẫu (Model Audit Programs – gọi tắt làMAP), trong đó nêu ra phương hướng kiểm toán và các thủ tục kiểm toán cơbản cần thực hiện với đối tượng kiểm toán

Với đối tượng kiểm toán là khoản mục HTK nằm trên Bảng cân đối kếtoán, có mối liên hệ trực tiếp đối với yếu tố Giá vốn trên Báo cáo Kết quảkinh doanh, khoản mục HTK luôn là đối tượng kiểm toán chiếm sự quan tâmhàng đầu của các KTV

Quy trình kiểm toán mẫu khoản mục HTK của Deloitte Việt Nam như sau:

Bước thứ nhất: Lập kế hoạch kiểm toán

Thứ nhất, KTV tiến hành thu thập thông tin chung về khách hàng.

Công việc này được thực hiện chủ yếu bởi KTV chính KTV chính tổnghợp thông tin, trình bày và hoàn thành vào Giấy tờ kiểm toán số 1410 “Tìm hiểu

về khách hàng và môi trường kinh doanh của khách hàng” và lưu trong hồ sơkiểm toán và phần mềm kiểm toán (Auditing System 2 - AS2)

Thứ hai KTV xác định mức độ rủi ro và mức độ trọng yếu.

Trang 28

Deloitte VN có đưa ra hướng dẫn giúp KTV hiểu cách tính PM nóichung dựa trên cơ sở tính trọng yếu và tỷ lệ phần trăm (%) thích hợp Cáckhoản mục có giá trị lớn, quan trọng và có tính ổn định tương đối cao trênBCTC là các đối tượng có khả năng được lựa chọn cao hơn

Sau khi tính toán mức trọng yếu, việc đánh giá rủi ro trong kiểm toán báocáo tài chính là vô cùng quan trọng Các KTV sẽ dựa vào kinh nghiệm của mình

để xác định một giá trị an toàn (chỉ số R), chỉ số này càng cao thì mức độ rủi rocàng thấp Thông qua HTKSNB, hệ thống kế toán, các KTV xác định rủi ro liênquan đến các số dư và khoản mục trình bày trên BCTC

Bảng 4: Bảng mức độ đảm bảo kiểm toán (R)

Nguồn đảm bảo Không có rủi ro

hiện hữu Có rủi ro hiện hữu

KTV dựa vào PM và mức độ đảm bảo để xác định độ lớn của bước nhảy (J) trong chỉ dẫn về chọn mẫu theo công thức:

Bước nhảy (J) = Giá trị trọng yếu (MP) Chỉ số của độ tin cậy kiểm tra chi tiết (R)

Dựa vào bước chọn mẫu (J), KTV xác định số mẫu cần kiểm tra bằng cách tính:

Số mẫu cần kiểm tra (n) = Giá trị của khoản mục cần kiểm tra Bước nhảy (J)

Thứ ba, sau khi tìm hiểu về khách thể và đối tượng kiểm toán, KTV thực hiện các thử nghiệm kiểm soát.

Mức độ 1: thử nghiệm về tính tồn tại và hoạt động của hệ thống kiểm soát Mức độ 2: thử nghiệm về tính hoạt động hiệu quả của hệ thống kiểm soát

Bước thứ hai: Thực hiện kiểm toán:

Theo AS/2 có hai phương pháp có thể áp dụng để kiểm tra chi tiết đó là xõydựng mô hình ước tính (SAP) và chọn mẫu kiểm tra chi tiết (TOD)

Trang 29

SAP là phương pháp không tiến hành trực tiếp trên chứng từ hay các ghichép của bộ phận kế toán hay bộ phận trực tiếp lập Báo cáo tài chính KTV sửdụng các nguồn số liệu độc lập để xây dựng một mô hình ước tính số dư cáckhoản mục mà KTV định kiểm tra Kết quả quá trình này là KTV có một ướctính số dư hay số phát sinh kì vọng, từ đó đem so sánh với số dư các khoản mụctương ứng trên báo cáo Các chênh lệch phải được tìm hiểu và giải trình Nếu sốchênh lệch này nhỏ hơn mức độ chênh lệch cho phép thì KTV có thể bỏ qua.

TOD gồm các thủ tục được lựa chọn từ các thủ tục kiểm tra chi tiết đầy đủ

trong Mô hình thủ tục kiểm toán của Deloitte VN để đảm bảo mức độ thích hợpvới từng đối tượng khách hàng cụ thể

Bước thứ ba: Kết thúc kiểm toán.

KTV sau khi thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết như trên cần đưa rađược ý kiến kiểm toán về khoản mục HTK và ghi chú lại những phát hiện quantrọng của mình trong suốt quá trình kiểm toán

Đây là giai đoạn cuối cùng của một cuộc kiểm toán, KTV phát hành báocáo kiểm toán đưa ra ý kiến của mình về BCTC Trước khi phát hành báo cáokiểm toán, KTV cần tổng hợp các kết quả thu thập được và thực hiện một số thửnghiệm bổ sung có tính chất tổng quát như xem xét giả định hoạt động liên tục

và đánh giá tổng kết kết quả Giấy tờ làm việc của KTV sẽ được kiểm tra vàđánh giá bởi cấp trên trước khi được phê duyệt và đưa ra kết luận cuối cùng.Sau khi đã hoàn thành tất cả các thử nghiệm bổ sung trên, báo cáo kiểmtoán sẽ được phát hành theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700

Để thấy rõ được quá trình các KTV áp dụng quy trình kiểm toán mẫu khoảnmục HTK, dưới đây là ví dụ minh họa quy trình trình thực hiện kiểm toán khoảnmục HTK của khách hàng A do Deloitte VN thực hiện

2.2.2 Bước 1- Lập kế hoạch kiểm toán:

Thứ nhất, thu thập thông tin về khách hàng kiểm toán.

Trang 30

Công ty A là khách hàng lâu năm của Deloitte VN, là DN sản xuất với hoạtđộng chinh là sản xuất và tiêu thụ xi măng ở Việt Nam và xuất khẩu, thuộc vàogói kiểm toán các DN sản xuất.

Báo cáo tài chính của công ty A được trình bày bằng Đô la Mỹ (USD),theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệthống kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại ViệtNam Việc trình bày báo cáo tài chính bằng Đô la Mỹ đã được đăng ký và được

Bộ Tài chính chấp thuận tại văn bản số 567/TC-CĐKT ngày 22/12/2000

Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày

31 tháng 12

Công ty có 2 nhà máy sản xuất là Nhà máy Tràng Kênh và nhà máy HiệpPhước, các chi nhánh tiêu thụ chính ở Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng và Thànhphố Hồ Chí Minh

Hoạt động chính của công ty bao gồm sản xuất và bán xi măng tại thịtrường Việt Nam và nước ngoài Công ty có 2 loại sản phẩm chính (PC30 vàPC40 trong túi nhỏ, PCB 40 trong túi lớn và thùng) được đưa tới khách hàngthông qua chi nhánh hoặc bán trực tiếp cho người mua với số lượng lớn

Tìm hiểu về quy trình sản xuất của công ty gồm 2 bước:

Bước 1: Sản xuất bột xi măng – NVL chớnh (đỏ, sỏi, silica, quặng sắt)được đưa vào lò nung Những NVL này sẽ được nung nóng bằng than trong lò.Sau đó được qua lò nung silo, nhào với nước và làm khô để trở thành bột Bột ximăng sau đó được chuyển tới các lò nung silo bột xi măng

Bước 2: Sản xuất xi măng – Bột xi măng được mua về hoặc sản xuất đượcchuyển tới lò xay trước để nghiền trước khi đưa vào máy xi măng để nghiền lầnnữa Xi măng nghiền cuối cùng được cho vào lò silo xi măng để đóng gói

Yếu tố cấu thành giá của Công ty A được xác định như sau:

Nhà máy sán xuất theo dây chuyền hoạt động liên tục

Trang 31

Công ty có nhà máy sản xuất bột xi măng riêng và cũng nhập khẩu bột ximăng Những NVL chính dùng cho sản xuất được mua trong nước Với nhà máytại Hiệp Phước, bộ xi măng được nhập khẩu để sản xuất xi măng Trong năm, vìkhông có biến động trong giá NVL, nên không có thay đổi trong việc tính giáđầu vào của sản phẩm.

Hợp đồng đặt mua hàng dài hạn:

Với mục đích ổn định giá cả, công ty ký kết hợp đồng dài hạn với các nhàcung cấp những NVL chính như than, đá trắng, đá đen, pozzolana, túi ximăng, Những hợp đồng này thường có thời hạn 1 năm

Công ty không đặt ra giới hạn về phạm vi biến động của NVL và thànhphẩm giữa năm này với năm khác

Xi măng sau khi sản xuất được đóng gói trong túi hoặc thùng Sản phẩmđược bán trực tiếp cho người bán ở Hải Phòng hoặc thông qua chi nhánh củaCông ty ở Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng Doanh thu được dựa trên tổng giátrị hàng bán tại các chi nhánh, nhà máy ở Hải Phòng và Hiệp Phước

Nhà cung cấp quan trọng:

Vì đặc điểm hoạt động liên tục, công ty có danh mục những cung cấp chiếnlược, đa số là tập đoàn công ty nhà nước Riêng bột xi măng được công ty nhậpkhẩu từ Công ty Matsuo của Nhật

Những thông tin cần thiết được KTV thu thập và tổng hợp trong giấy tờlàm việc số 1410 “Hiểu biết về Công ty và Môi trường kinh doanh”, trong đógồm có thông tin về đặc điểm hoạt động sản xuất, đặc điểm sở hữu và quản lýcủa Công ty khách hàng, cỏc bờn liên quan, tình hình tài chính; các yếu tố bênngoài ảnh hưởng…

Thứ hai, thu thập thông tin và đánh giá về HTKSNB.

Với trọng tâm là kiểm toán khoản mục HTK, KTV chú ý tới một số đặcđiểm về HTKSNB của Công ty A với HTK

Trang 32

HTK được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần cóthể thực hiện được Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí nguyên vật liệutrực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung để có được hàngtồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại Giá gốc của hàng tồn kho được xácđịnh theo phương pháp bình quân gia quyền

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho của Công ty được trích lập theo các quyđịnh kế toán hiện hành Theo đó, Công ty trích lập dự phòng giảm giá hàng tồnkho trong trường hợp giá trị thực tế của hàng tồn kho cao hơn giá thị trường tạithời điểm kết thúc niên độ kế toán

Các tài khoản để theo dõi HTK sẽ được đưa ra trong phần thực hiện kiểmtoán

Về quản lý HTK của Công ty A:

Về lưu trữ và bảo quản HTK ở Nhà máy Tràng Kênh và Hiệp Phước có những đặc điểm như sau:

NVL đầu vào và thành phẩm xuất ra của nhà máy phải được kiểm tra quahai bước, một là qua dây chuyền sản xuỏt và một qua cổng bảo vệ có trang bịthiết bị rà soát và cân hiện đại của nhà máy

Các nhà kho đều được trang bị camera để theo dõi HTK

Kế toán HTK, kế toán trưởng và giám đốc phải kiểm soát sổ kho, và số liệutrên sổ kho phải khớp với các báo cáo gửi từ Phòng Sản xuất và Phòng Đóng gói

và hoàn thành sản phẩm

Các báo cáo theo dõi biến động của HTK gồm có:

Một là Báo cáo sản xuất hàng ngày, được chuẩn bị bởi phòng Sản xuất,theo dõi số lượng NVL và sản phẩm dở dang

Hai là Báo cáo hàng ngày về sản phẩm hoàn thành, được chuẩn bị bởiphòng Đóng gói và hoàn thành sản phẩm, phòng Quản lý số lượng thành phẩm

Ba là Báo cáo biến động NVL, sản phẩm dở dang được lập bởi phòng Kếtoán

Trang 33

Bốn là Báo cáo phân tích giá thành sản xuất cho từng loại sản phẩm đượclập bởi phòng Sản xuất và thông báo tới phòng Kế toán để hạch toán.

Các thủ tục kiểm kê HTK được công ty A quy định như sau:

Thủ tục kiểm kê được quy định theo Chính sách của công ty Đoàn kiểm kê

có bao gồm thủ kho và kế toán trường Danh sách hàng tồn kho với số lượngthành phẩm tại ngày kiểm kê được in Sau đó thủ kho đếm số lượng mỗi loạiHTK và 2 nhân viên sẽ ghi lại số lượng thực tế

Sau khi kiểm kê xong, 2 nhân viên sẽ tra số lượng trên Biên bản kiểm kêvới nhau Bất cứ sự khác biệt nào giữa 2 biên bản này hoặc với số liệu trên sổsách với số liệu thực tế kiểm kê đều được đánh dấu, kiểm kê lại và giải thích.Công ty xác định, phân loại HTK để thực hiện kiểm kê

Với các đối tượng là thành phẩm gồm có bao xi măng trong kho và bao ximăng gửi bán (từ nhỏ mỏy đến các chi nhánh) Công ty không thực hiện kiểm kêhàng đang đi đường mà dựa vào Biên bản giao nhận được phê duyệt

Với đối tượng là sản phẩm dở dang, công ty phân loại theo khu vưc để xác định:

Tại Nhà máy Tràng Kênh gồm có:

Đá hộc đang xử lý: được đo lường theo số lượng và quy đổi thành khốilượng bới phòng Định giá

Các bao bột phối liệu được nhập khẩu

Xi măng trong bao (PC30 và PC40, PCB40): ba loại sản phẩm dở dangđược đo lường theo chiều cao của 6 silo (2 cho bột phối liệu và 4 cho xi măng)sau đó được quy đổi sang khối lượng

Tại Nhà máy Hiệp Phước:

Sản phẩm dở dang tại nhà máy Hiệp Phước chỉ bao gồm xi măng loạiPC40, vì Hiệp Phước là nhà máy nghiền xi măng, chỉ nhập khẩu bột phối liệu đểsản xuất PC40 Cỏch tớnh sản phẩm dở dang tại đây giống như cỏch tớnh tại nhàmáy Tràng Kênh

Trang 34

Với đối tượng kiểm kê là NVL:

Tại Nhà máy Tràng Kênh gồm có:

Thạch cao, đá trầm tích, quặng sắt, đá trắng, đá đen, than: sẽ được tính toándựa vào số lượng và quy đồi sang khối lượng

Dầu nặng, dầu diesel, dầu nhớt: được tính toán theo chiều cao của 6 silo vàquy đổi sang khối lượng

Túi giấy: được tính toán theo gói (được đóng gói bởi nhà cung cấp – 1 góibao gồm 1 số lượng nhất định cỏc tỳi), sau đó chọn 1 gói ngẫu nhiên để kiểm tra

số lượng

Tại Nhà máy Hiệp Phước:

Tại Hiệp Phước, có 5 loại NVL thô: bột phối liệu, pozzolana, than đá, đátrắng, túi giấy vì ở đây chỉ có quá trình nghiền trong sản xuất (nghiền từ bộtphối liệu thành xi măng như nói trên) Phương pháp để tính toán NVL cũngtương tự như ở nhà máy Tràng Kênh

Với đối tượng kiểm kê là Công cụ dụng cụ:

Tại Nhà máy Tràng Kênh:

Công ty kiểm kê theo mẫu vì có rất nhiều danh mục CCDC ở đây Kiểm kê

sẽ tập trung tại kho loại A có giá trị cao

Nhập và lưu trữ NVL đầu vào:

Thủ tục nhập NVL được lập theo tiêu chuẩn ISO các quy trình như sau:Thủ tục nhập đá hộc và thạch cao

Thủ tục nhập kho NVL nhập khẩu

Nhận NVL bằng xe tải

Quản lý các loại NVL khác

Quản lý các bao xi măng

Các NVL chính cho quá trình sản xuất được mua theo định mức ngânsách hàng tháng do Phòng Lưu kho và phòng Sản xuất và mức lưu kho được

Ngày đăng: 14/03/2016, 14:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình “ Lý thuyết kiểm toán”: Chủ biên T.S Nguyễn Viết Lợi, Th.S Đậu Ngọc Châu – NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết kiểm toán
Nhà XB: NXB Tài chính
2. Giáo trình “ Kiểm toán Báo cáo tài chính”: Chủ biên Th.S Đậu Ngọc Châu, T.S Nguyễn Viết Lợi – NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán Báo cáo tài chính
Nhà XB: NXB Tài chính
4. Giáo trình “ Kiểm toán Báo cáo tài chính” Đại học Kinh tế quốc dân 5. File tài liệu kiểm toán BCTC tại Công ty DELOITTE VIỆT NAM 6. Trang web: www.kiemtoan.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán Báo cáo tài chính
3. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam: Vụ chế độ kế toán, Bộ tài chính – NXB Tài chính Khác
7. Trang web: www.vacpa.gov.org 8. Các luận văn khóa trước Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w