Chương 1: Lý luận chung về quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương do Công ty TNHH Tư vấn Kiểm toán SS thực hiện Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán Tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Tư vấn Kiểm toán SS thực hiện
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập
Tác giả luận văn tốt nghiệp
Hoàng Thị Hương Thảo
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
S&S Co., Ltd Công ty TNHH Tư vấn- Kiểm toán S&S
Trang 3BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm toán là quá trình các kiểm toán viên độc lập và có năng lực tiến hànhthu thập các bằng chứng kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến xác nhận về mức độ trungthực, hợp lý của thông tin được kiểm toán so với các chuẩn mực đã được thiết lập.Ngành kiểm toán trên thế giới chính thức ra đời từ sau cuộc khủng hoảng kinh
Trang 4tế,tài chính 1929-1933 Tại Việt Nam, kiểm toán độc lập xuất hiện từ năm 1991nhằm đáp ứng nhu cầu minh bạch hóa nền tài chính quốc gia Tuy còn non trẻnhưng trong thời gian qua, kiểm toán độc lập Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ cả
về số lượng và chất lượng, thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của mình Trong điềukiện phát triển của nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, kiểm toán độc lập ngàycàng đóng vai trò hết sức quan trọng Hoạt động kiểm toán Báo cáo Tài chính củacác công ty kiểm toán góp phần xác minh và đưa ra ý kiến về mức độ trung thực,hợp lý của các thông tin trên Báo cáo Tài chính giúp cho người đọc Báo cáo Tàichính đưa ra được những quyết định đúng đắn và chính xác
Trong các yếu tố trên BCTC thì tiền lương và các khoản trích theo lươngđược xem là một trong các yếu tố trọng yếu vì nó có ảnh hưởng lớn đến các khoảnmục khác trên BCTC như phải trả người lao động, phải trả, phải nộp khác trênBCĐKT, các loại chi phí trên BCKQHĐKD, nên thông tin liên quan đến tiềnlương và các khoản trích theo lương có thể bị sai lệch do vô tình hay cố ý, ảnhhưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC Đồng thời, lương và các khoảntrích theo lương là mối quan tâm hàng đầu của người lao động trong doanh nghiệp
vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ Nhận thức được vấn đề trên, vàqua quá trình thực tập cùng với việc được trực tiếp thực hiện phần hành Tiền lương
và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Tư Kiểm toán S&S, do đó em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện quy trình kiểm toán tiềnlương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Tưvấn- Kiểm toán S&S
Đề tài “ Hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theolương trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Tư vấn- Kiểm toánS&S” nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến quy trình
Trang 5kiểm toán tiền lương đồng thời nêu lên thực trạng kiểm toán quy trình này tại Công
ty TNHH Tư vấn- Kiểm toán S&S, từ đó đưa ra những giải pháp đề hoàn thiện quytrình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng của đề tài này là quy trình kiểm toán tiền lương và các khoảntrích theo lương tại Công ty TNHH Tư vấn- Kiểm toán S&S Phạm vi của đề tàichỉ giới hạn ở quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương doCông ty TNHH Tư vấn- Kiểm toán S&S thực hiện
Các phương pháp sử dụng để nghiên cứu đề tài là: Phương pháp duy vậtbiện chứng, phương phấp duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, dự báo, phươngpháp so sánh Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp riêng có của kiểm toánlà: phương pháp kiểm toán tuân thủ và phương pháp kiểm toán cơ bản
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 phần:
Chương 1: Lý luận chung về quy trình kiểm toán tiền lương và các khoảntrích theo lương trong kiểm toán BCTC
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản tríchtheo lương do Công ty TNHH Tư vấn- Kiểm toán S&S thực hiện
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán Tiềnlương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Tưvấn- Kiểm toán S&S thực hiện
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Thịnh VănVinh- Giảng viên Bộ môn Kiểm toán- Khoa kế toán- Học viện tài chính và sự giúp
đỡ của Ban Giám đốc, các anh chị kiểm toán viên thuộc phòng Kiểm toán cũng
Trang 6như các nhân viên hành chính trong Công ty TNHH Tư vấn- Kiểm toán S&S đãgiúp em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2014 Sinh viên
Hoàng Thị Hương Thảo
Trang 71.1.1 Khái niệm về tiền lương và các khoản trích theo lương
Tiền lương (hay tiền công) là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho ngườilao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệpnhằm đảm bảo cho người lao động đủ để tái sản xuất sức lao động và nâng cao, bồidưỡng sức lao động
Các khoản trích theo lương bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinhphí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp Trong đó:
- Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của ngườilao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp,thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹbảo hiểm xã hội (Trích khoản 1, điều 3- Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11)
- Bảo hiểm y tế: là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sứckhỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đốitượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật Bảo hiểm Y tế (Tríchkhoản 1, điều 2, Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12) Các đối tượng có tráchnhiệm tham gia Bảo hiểm y tế được quy định tại điều 12, Luật Bảo hiểm Y tế số25/2008/QH12
- Kinh phí công đoàn: là kinh phí được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền,trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn được quyđịnh theo Luật Công đoàn số 12/2012/QH13
- Bảo hiểm thất nghiệp: là sự bù đắp một phần thu nhập cho người lao động bị mấtviệc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìmđược việc làm
Trang 81.1.2. Kiểm soát nội bộ đối với tiền lương và các khoản trích theo lương
Kiểm soát nội bộ đối với tiền lương và các khoản trích theo lương bao gồmcác bước công việc chủ yếu: Tiếp nhận và quản lý lao động; Theo dõi và ghi nhậnthời gian lao động, khối lượng công việc, sản phẩm, lao vụ hoàn thành; Tínhlương, lập bảng lương và ghi chép số sách; Thanh toán lương và các khoản kháccho công nhân viên; Giải quyết chế độ về lương và chấm dứt hợp đồng lao động.Mỗi bước công việc đều cần có chức năng kiểm soát nội bộ độc lập và phù hợp
Để kiểm soát đơn vị phải tiến hành các công việc kiểm soát cụ thế gắn liềnvới từng khâu công việc nêu trên Nội dung công việc KSNB cụ thể là không nhưnhau đối với việc kiểm soát từng khâu hoạt động nhưng đều có thể khái quát ởnhững việc chính sau đây:
1/ Đơn vị xây dựng và ban hành các quy định về quản lý nói chung vàKSNB nói riêng cho từng khâu công việc cụ thể Những công việc này có thể chialàm 2 loại:
- Quy định về chức năng, trách nhiệm,quyền hạn và nghĩa vụ của người hay bộ phận
có liên quan đến xử lý công việc (như: Quy định về chức năng, quyền hạn, tráchnhiệm và nghĩa vụ của người được giao nhiệm vụ theo dõi và quản lý lao động;theo dõi chấm công; tính lương…) Những quy định này vừa thể hiện trách nhiệmcông việc chuyên môn nhưng đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm về góc độ kiểmsoát: kiểm soát khi tiếp nhận lao động; kiểm soát việc chấm công, kiểm soát việctính lương…
- Quy định về trình tự, thủ tục KSNB thông qua trình tự, thủ tục thực hiện,xử lýcông việc, như: trình tự,thủ tục tiếp nhận lao động; trình tự, thủ tục chấm công;trình tự, thủ tục tính lương…
2/ Đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các quy định về quản lý và kiểm soátnói trên: tổ chức phân công, bố trí nhân sự; phổ biến, quán triệt về chức năng,nhiệm vụ; kiểm tra đôn đốc thực hiện các quy định;…
Trang 91.1.3. Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
• Chứng từ, tài khoản, sổ kế toán sử dụng:
- Tài khoản kế toán sử dụng: TK 334, TK 3382, TK 3383, TK 3384, TK 3389, TK
335, TK 622, Tk 627, TK 641, TK 642, TK 3335, TK 111, 112, 138, 141…
- Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công; Phiếu nghỉ hưởng BHXH; Phiếu xác nhận sảnphẩm hoặc công việc hoàn thành; Phiếu báo làm đêm, làm thêm giờ; Hợp đồnggiao khoán; Biên bản điều tra tai nạn lao động…
- Sổ sách kế toán áp dụng: Các sổ kế toán thường được sử dụng là sổ cái các TK
Trang 10(4.2) Thực tế trả lương nghỉ phép cho công nhân
(5) Các khoản BHXH, BHYT, BHTN khấu trừ vào thu nhập của CBCNV
(6) Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ
(7) Thanh toán tiền lương cho cán bộ, công nhân viên
(8) Khấu trừ thuế Thu nhập cá nhân vào thu nhập của cán bộ, công nhân viên
Trang 11(9) Các khoản khấu trừ vào thu nhập của cán bộ, công nhân viên khác (phải thu khác, tạm ứng)
(10) Trả lương cho cán bộ, công nhân viên bằng sản phẩm, hàng hóa và thuế GTGT (nếu có)
(11) Thanh toán BHXH, BHYT, BHTN cho cán bộ, công nhân viên hoặc chi kinh phí công đoàn tại công đoàn đơn vị.
1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC
1.2.1 Vai trò của kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC
Kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương có vai trò quan trọng:
- Tiền lương và các khoản trích theo lương liên quan đến nhiều chỉ tiêu và thông tintài chính trong các BCTC hiện hành của doanh nghiệp Tiền lương và các khoảntrích theo lương là một trong những khoản chi quan trọng, chiếm tỷ trọng tươngđối lớn trong các doanh nghiệp Nó liên quan đến chi phí sản xuất dở dang, thànhphẩm và nợ phải trả công nhân viên trên BCDDKT, có thể gây nên sai sót trọngyếu đối với các chỉ tiêu này Chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương cóliên quan đến giá vốn hàng bán (giá thành sản phẩm), chi phí bán hàng và chi phíquản lý doanh nghiệp, do đó nó cũng liên quan đến các chỉ tiêu chi phí và kết quảtrên BCKQHĐKD Tiền lương và các khoản trích theo lương là một khoản chi phíchủ yếu nhất là đối với các đơn vị sản xuất và dịch vụ
- Chu kỳ về tiền lương và nhân sự có mối quan hệ mật thiết với các chu kỳ khácnhư: Mua hàng- Thanh toán, Hàng tồn kho- Chi phí, Bán hàng- Thu tiền Kết quảkiểm toán chu kỳ về tiền lương và các khoản trích theo lương có ảnh hưởng rất lớn,
và là căn cứ để thực hiện kiểm toán các chu kỳ khác
- Tiền lương và các khoản trích theo lương là một khoản liên quan đến thu nhập củangười lao động cũng như một khoản liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người
Trang 12lao động Do đó, nó không chỉ mang ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn mang ý nghĩa
về mặt xã hội
- Tiền lương của đơn vị có thể bị lãng phí do công tác quản lý không hiệu quả hoặc
do biển thủ thông qua các hình thức gian lận
- Việc chi trả tiền lương và các khoản trích theo lương có ảnh hưởng đến chỉ tiêutiền đã trả cho công nhân viên (đối với phương pháp trực tiếp) hoặc chỉ tiêu tăng,giảm các khoản phải trả (đối với phương pháp gián tiếp), từ đó ảnh hưởng đến chỉtiêu lưu chuyển thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên Báo cáo lưu chuyểntiền tệ
1.2.2 Mục tiêu, căn cứ kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương
- Mục tiêu kiểm toán đối với tiền lương và các khoản trích theo lương:
- Đánh giá mức độ hiệu lực của hệ thống KSNB đối với các hoạt động thuộc chu kỳtiền lương và các khoản trích theo lương
- Xác nhận độ tin cậy của các thông tin liên quan đến chu kỳ tiền lương- nhân sự,bao gồm:
+ Các thông tin liên quan đến các nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theolương trên các khía cạnh phát sinh, tính toán, đánh giá, ghi chép:
Phát sinh: Các nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương được ghi chépvào các sổ sách kế toán phải thực tế xáy ra và có căn cứ hợp lý cho việc ghi chép
Tính toán, đánh giá: Tiền lương và các khoản trích theo lương phải được tính toánđúng theo chế độ kế toán và các quy định pháp lý hiện hành Việc tính toán phảichính xác về mặt số học
Ghi chép: Các nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương thực tế phát sinhphải được ghi chép đầy đủ, hạch toán đúng tài khoản và phân loại đúng đắn
+ Các thông tin liên quan đến số dư tiền lương và các khoản trích theo lươngtrên các khía cạnh: hiện hữu, nghĩa vụ, cộng dồn và trình bà, công bố
Hiện hữu: Số dư tài khoản phải trả người lao động và tài khoản phải trả, phải nộpkhác trình bày trên BCTC phải tồn tại thực tế tại thời điểm báo cáo
Trang 13 Nghĩa vụ: Toàn bộ các khoản phải trả về tiền lương và các khoản trích theo lươngtrên thực tế doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả cho cán bộ, công nhân viên trongđơn vị.
Cộng dồn: Số liệu lũy kế trên các sổ chi tiết TK 334, 338 được xác định đúng đắn.Việc kết chuyển số liệu từ các sổ kế toán chi tiết sang các sổ kế toán tổng hợp và
sổ cái không có sai sót
Trình bày, công bố: Các chỉ tiêu liên quan đến tiền lương và các khoản trích theolương trên các báo cáo tài chính được xác định đúng theo các quy định của chuẩnmực và chế độ kế toán, đảm bảo không có sai sót
- Căn cứ kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
- Các quy định, quy chế và thủ tục KSNB như quy chế tuyển dụng và phân công laođộng; quy định về quản lý và sử dụng lao động; quy chế tiền lương, tiền thưởng,quy định về tiền lương, ghi chép lương và phát lương cho người lao động…
- Các văn bản pháp lý hiện hành liên quan đến tiền lương- lao động- công đoàn baogồm: Bộ luật Lao động và các thông tư hướng dẫn, Luật BHXH và các thông tưhướng dẫn, Luật BHYT, Luật Công đoàn…
- Các tài liệu làm căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ phát sinh: hợp đồng lao động,thanh lý hợp đồng lao động, các tài liệu về định mức lao động, tiền lương; kếhoạch, dự toán chi phí nhân công…
- Các chứng từ kế toán có liên quan như: Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩmhoặc công việc hoàn thành, Bảng thang toán lương, Bảng thanh toán BHXH, Bảngphân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, phiếu chi lương…
- Sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các TK có liên quan như: Sổ cái và sổ chi tiếtcác TK 334, TK 338 (3382, 3383, 3384, 3389), TK 622, TK 6271, TK 6411, TK
6421, TK 333 (3334, 3335), TK 111, TK 112, TK 138, TK 141, TK 335…
- Các báo cáo tài chính vầ báo cáo quản trị có liên quan
Trang 141.2.3 Những rủi ro kiểm toán thường gặp đối với tiền lương và các khoản trích theo lương
Rủi ro kiểm toán mà KTV phải đối mặt khi thực hiện kiểm toán tiền lương
và các khoản trích theo lương thường xảy ra theo 2 hướng: sai tăng hoặc sai giảm.Trên thực tế thì khả năng sai tăng về chi phí tiền lương thường xảy ra nhiều hơn vìchi phí tiền lương được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, việc khaikhống chi phí tiền lương khiến cho số thuế TNDN phải nộp ít hơn Việc đánh giárủi ro kiểm toán của lương và các khoản trích theo hướng nào phụ thuộc vào việcđánh giá rủi ro toàn bộ BCTC, và rủi ro kiểm toán đối với kết quả hoạt động kinhdoanh trong kỳ Tóm lại, các khả năng sai phạm đối với tiền lương và các khoảntrích theo lương có thể xảy ra:
- Tiền lương khai khống nhằm tăng chi phí, giảm lợi nhuận, giảm số thuế TNDNphải nộp
- Phân bổ chi phí tiền lương không đúng đắn hoặc không hợp lý nhằm làm cho cácchỉ tiêu khác như giá thành, giá vốn hàng bán, chi phí sản xuất kinh doanh dởdang…sai tăng hoặc giảm một cách có chủ ý
- Ngoài ra có thể xảy ra một số khả năng sai phạm khác như: tiền lương của bộ phậnBan Giám đốc sai giảm với mục đích trốn thuế TNCN, giảm số thuế TNCN phảinộp…
1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1.3.1 Chuẩn bị kiểm toán
1.3.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Ở khâu lập kế hoạch kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán phụ trách khách hàng
dự kiến về thời gian và nhân sự của cuộc kiểm toán, sau đó gửi bản kế hoạch kiểmtoán đến cho khách hàng sau đó tiến hành thống nhất với khách hàng về thời gian
và địa điểm tiến hành cuộc kiểm toán Đồng thời, trưởng nhóm kiểm toán phụ
Trang 15trách đoàn kiểm toán thực hiện phân công công việc, các phần hành cho các kiểmtoán viên và trợ lý kiểm toán viên trong đoàn để các kiểm toán và trợ lý kiểm toánthực hiện nghiên cứu tài liệu, hồ sơ kiểm toán của các năm trước (nếu thực hiệnkiểm toán không phải lần đầu) hoặc tham vấn các công ty kiểm toán khác về cácvấn đề đã phát sinh đối với khách hàng kiểm toán lần đầu tiên liên quan đến côngviệc, phần hành mà mình đã thực hiện Ở khâu này, các công tác chuẩn bị về tàiliệu, văn phòng phẩm, phương tiện đi lại, máy tính xách tay… cần phải được thựchiện nghiêm túc, chu đáo để đảm bảo cuộc kiểm toán được thực hiện hiệu quảnhất.
Khâu lập kế hoạch kiểm toán cũng cần đòi hỏi chủ nhiệm kiểm toán hoặctrưởng nhóm kiểm toán đánh giá rủi ro tiềm tang và xác định mức trọng yếu củatừng khoản mục Căn cứ vào mức trọng yếu, rủi ro tiềm tang của khoản mục tiềnlương và các khoản trích theo lương đã được đánh giá mà KTV thực hiện phầnhành này thực hiện các thủ tục thích hợp
1.3.1.2 Thiết kế chương trình kiểm toán
Căn cứ vào rủi ro tiềm tàng, mức trọng yếu đã được xác lập cho tiền lương
và các khoản trích theo lương mà KTV hoặc trợ lý KTV thực hiện phần hành nàythiết kế chương trình kiểm toán phù hợp Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian mà vẫnđảm bảo hiệu quả cho cuộc kiểm toán, chương trình kiểm toán tiền lương và cáckhoản trích theo lương thường được xây dựng chung cho tất cả các cuộc kiểm toán.Căn cứ vào chương trình kiểm toán đã có sẵn, KTV có thể thêm hoặc bớt các thủtục kiểm toán tùy theo đặc thù của từng khách hàng, của từng cuộc kiểm toán
1.3.2 Thực hiện kiểm toán
1.3.2.1 Thử nghiệm tuân thủ
Trang 16Thử nghiệm tuân thủ là quá trình mà KTV thực hiện thủ tục khảo sát vềkiểm soát nội bộ của đơn vị Đối với chu trình tiền lương và các khoản trích theolương, kiểm toán viên có thể thực hiện các bước khảo sát cụ thể như sau:
- Tìm hiểu, đánh giá tính đầy đủ, thích hợp của việc thiết kế các quy chế KSNB đốivới chu trình tiền lương và các khoản trích theo lương: Đọc các tài liệu quy định vềkiểm soát nội bộ áp dụng cho chu kỳ như quy chế tuyển dụng và phân công laođộng, quy định về quản lý nhân sự, quy định về trách nhiệm và phương pháp theodõi và xác định kết quả lao động…
- Tìm hiểu sự vận hành, tính hiệu lực, hiệu quả của các quy chế và thủ tục kiểm soát
đã được thiết kế:
+ Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn bằng cách sử dụng các bảng câu hỏi để thu thậpbằng chứng có liên quan đến việc phân công, phân nhiệm và tách biệt các chứcnăng quản lý nhân sự, theo dõi kết quả lao động, tính và trả lương của đơn vị cóđảm bảo thường xuyên hay không, việc thực hiện các quy chế tuyển dụng lao động
mà doanh nghiệp đã đặt ra có thường xuyên, liên tục đối với mọi trường hợp tuyểndụng lao động hay không, mọi sự biến động về lương có được lưu trữ đầy đủ trong
hồ sơ nhân viên và thông báo kịp thời cho người lao động và bộ phận tính lươnghay không?
+ Sử dụng kỹ thuật quan sát như quan sát việc chấm công hoặc quan sát việc
sử dụng máy ghi giờ, quan sát việc nghiệm thu sản phẩm hoàn thành, quan sát việcphát lương… để thu thập bằng chứng về việc thực hiện các quy chế và thủ tụckiểm soát
+ Kiểm tra tài liệu như kiểm tra hồ sơ nhân viên, kiểm tra bảng chấm công, thẻtính giờ… để thu thập được những bằng chứng xác đáng về tính thường xuyên, liêntục của việc thực hiện các quy chế
+ Yêu cầu đơn vị thực hiện lại một số quy trình để đánh giá, ví dự việc thựchiện trả lương, việc chấm công bằng máy…
Trang 17Dựa trên bằng chứng thu thập được về việc thiết kế và vận hành của các quychế và thủ tục kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên đưa ra kết luận về tính thích hợp vàhiệu lực, hiệu quả của KSNB đối với tiền lương và các khoản trích theo lương, từ
đó quyết định về mức độ rủi ro kiểm soát để thiết kế các thủ tục kiểm toán cơ bảnđối với nghiệp vụ tiền lương cho phù hợp
1.3.2.2 Thủ tục phân tích
Kiểm toán viên có thể áp dụng một số thủ tục phân tích như sau:
- So sánh giữa chi phí tiền lương kỳ này với các kỳ trước, kết hợp với so sánh sảnlượng sản xuất hoặc tiêu thu
- So sánh tỷ lệ chi phí nhân công trực tiếp trên giá vốn hàng bán của kỳ này với kỳtrước
- So sánh chi phí tiền lương giữa các tháng kết hợp so sánh với sản lượng sản xuấthoặc tiêu thụ
- So sánh tỷ lệ chi phí nhân viên bán hàng trên chi phí bán hàng của kỳ này với kỳtrước
- So sánh tỷ lệ chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp trên chi phí quản lý doanhnghiệp của kỳ này với kỳ trước
Nếu có biến động bất thường, kiểm toán viên phải tìm hiểu nguyên nhân
1.3.2.3 Thủ tục kiểm tra chi tiết
1.3.2.3.1 Các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với nghiệp vụ tiền lương
a Tính có căn cứ hợp lý
Kiểm toán viên chọn một số bảng thanh toán lương và thanh toán BHXH đểkiểm tra, đặc biệt đối với kỳ có số phát sinh lớn và bất thường Thủ tục kiểm toánthường là:
- Đối chiếu tên và mức lương của từng công nhân viên trên bảng lương với tên vàmức lương của công nhân viên đó trên hồ sơ nhân viên xem có phù hợp không?Thủ tục này giúp kiểm toán viên phát hiện khả năng khai khống nhân viên hay tăngmức lương
Trang 18- Đối chiếu số giờ công, ngày công dung để tính lương thời gian của từng công nhânviên trên bảng tính lương với số giờ công, ngày công của công nhân viên đó trênbảng chấm công, thẻ tính giờ Hoặc đối chiếu khối lượng sản phẩm, công việc hoànthành dung để tính lương sản phẩm cho từng công nhân (từng bộ phận) với khốilượng sản phẩm công việc hoàn thành của công nhân (hoặc bộ phận) đó trên phiếuxác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành hoặc trên sổ theo dõi sản xuất của bộphận đó xem có phù hợp không Thủ tục này giúp kiểm toán viên phát hiện sai sótnếu có trong việc tính lương và các khoản phải trả cho công nhân viên hoặc pháthiện ra khai khống giờ công, ngày công hay khối lượng sản phẩm hoàn thành đểkhai khống tiền lương phải trả.
- Đối chiếu số ngày, số tiền trên bảng thanh toán BHXH của từng công nhân viênvới số ngày, số tiền trên phiếu nghỉ hưởng BHXH của công nhân viên đó xem cóphù hợp không? Đối chiếu tên, mức lương cơ bản của công nhân viên trên phiếunghỉ hưởng BHXH với tên, mức lương của họ trên hồ sơ nhân viên xem có trườnghợp khai khống BHXH không
- So sánh tổng số tiền trên bảng thanh toán lương với tổng số tiền đã chi lương trênphiếu chi tiền mặt, séc trả lương… xem có trường hợp khai khống tiền lương đã trảkhông?
- Kiểm tra đối chiếu chữ ký của công nhân viên trên bảng thanh toán lương giữa các
kỳ xem có sự thay đổi không, có chữ ký trùng lặp không Trường hợp nghi ngờ cóthể so sánh với chữ ký trên hồ sơ gốc Thủ tục này nhằm phát hiện sự gian lận đểrút tiền của doanh nghiệp
b/ Sự phê chuẩn nghiệp vụ
Kiểm toán viên kiểm tra sự phê chuẩn về mức lương trên các quyết định tiếpnhận nhân sự hoặc hợp đồng lao động, sự phê chuẩn của người quản lý bộ phậntrên bảng chấm công, hay phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, sự phê chuẩn trêncác bảng thanh toán lương, bảng thanh toán BHXH xem có đầy đủ không? Ngườiphê chuẩn có đúng thẩm quyền hoặc ủy quyền không Thủ tục này nhằm kiểm tra
Trang 19xem các nghiệp vụ tiền lương có được phê chuẩn đúng đắn của người có thẩmquyền không.
c/ Sự tính toán, đánh giá
- Tính lại số giờ công, ngày công trên bảng chấm công, thẻ tính giờ hay khối lượngsản phẩm, công việc hoàn thành trên các bảng chấm công, thẻ tính giờ hay phiếubáo sản phẩm, công việc hoàn thành xem có đúng không Chú ý kiểm tra số liệucộng dồn cho từng nhân viên có đúng không
- So sánh mức lương, phụ cấp của từng công nhân viên trên bảng tính lương với mứclương, phụ cấp của công nhân viên đó trên hồ sợ nhân viên xem có phù hợpkhông?
- Kiểm tra lại việc tính các khoản khấu trừ lương và các khoản lương đã tạm ứngtrong kỳ, còn được lĩnh cuối kỳ của từng công nhân viên xem có đúng không?
d/ Ghi chép đầy đủ
- Đối chiếu số tiền ghi có TK 334, đối ứng nợ các TK 622, 6271, 6411, 6421… trên
sổ cái TK 334 và số tiền ghi Có TK 338 đối ứng nợ các TK 622, 6271, 6411,6421… trên sổ cái TK 338 với số liệu tương ứng trên bảng phân bổ tiền lương vàBHXH hàng tháng để kiểm tra xem việc ghi sổ các khoản tiền lương phải trả vàcác khoản trích theo lương có đầy đủ không?
- Đối chiếu số tiền ghi nợ TK 334 đối ứng có các TK 338, 138, 333, 111… trên sổcái TK 334 với các số liệu tương ứng trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH;bảng thanh toán BHXH; bảng thanh toán lương và các phiếu chi lương để kiểm traviệc ghi sổ các khoản đã thanh toán tiền lương và các khoản đã khấu trừ vào tiềnlương của công nhân viên có đầy đủ hay không?
e/ Sự phân loại và hạch toán đúng đắn
- Kiểm tra lại việc tính toán, phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương chocác đối tượng chịu chi phí bằng cách kiểm tra xem việc lựa chọn tiêu thức phân bổchi phí tiền lương có hợp lý, nhất quán không, kiểm tra việc tổng hợp các tiêu thứcphân bổ như thời gian làm việc, khối lượng sản phẩm hoàn thành… cho từng bộ
Trang 20phận (đối tượng) chịu chi phí xem có đầy đủ, đúng đắn không, phép tính phân bổ
có đúng không?
- Đối chiếu số tiền lương đã phân bổ cho từng bộ phận chịu chi phí trên bảng phân
bổ tiền lương và BHXH với tiền lương phải trả cho từng bộ phận tương ứng trênbảng tổng hợp lương hàng tháng xem có phù hợp không
- Đối chiếu số liệu chi tiết trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH với số liệu ghitrên các sổ kế toán các TK chi phí như TK 622, TK 6271, TK 6411, TK 6421 hoặc
sơ đồ tài khoản xem có phù hợp không?
f/ Ghi đúng kỳ
- So sánh ngày trên bảng kê thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm
xã hội với ngày ghi sổ nghiệp vụ thanh toán và phân bổ tiền lương và BHXH trên
sổ cái TK 334, sổ cái TK 338 hoặc nhật ký chung để kiểm tra việc ghi sổ nghiệp vụtính và phân bổ tiền lương và BHXH có kịp thời không?
- So sánh ngày trên các phiếu chi lương và ngày chi trên sổ cái, nhật ký để kiểm traviệc ghi sổ các nghiệp vụ chi lương và các khoản phải trả cho công nhân viên cóđúng kỳ không?
- So sánh ngày rút tiền ở ngân hàng và ngày chi lương được ghi trên sổ cái, nhật kýxem doanh nghiệp có thanh toán kịp thời lương và các khoản phải trả có kịp thờikhông?
g/ Tổng hợp và chuyển sổ
Kiểm toán viên kiểm tra xem việc tổng hợp và chuyển sổ các nghiệp vụ tiềnlương phải trả, chi lương và phân bổ chi phí tiền lương có hợp lý không
1.3.2.3.2 Kiểm tra chi tiết số dư tài khoản “phải trả người lao động”
Kiểm tra tiền lương và các khoản phải trả còn dư cuối kỳ cho công nhânviên trên những nội dung sau:
- Hiện hữu: Kiểm tra xem tiền lương và các khoản phải trả có phải đã được tính cho
số thời gian đã làm việc hoặc sản phẩm, công việc đã hoàn thành không hay cóhiện tượng đã kê khai khống tiền lương phải trả cuối kỳ
Trang 21- Tính toán, đánh giá: Kiểm tra việc tính tiền lương phải trả cuối kỳ có được tínhđúng trên cơ sở thời gian làm việc hoặc khối lượng công việc, sản phẩm hoànthành và định mức lương thời gian hoặc lương sản phẩm, phù hợp với chính sáchlương mà doanh nghiệp đã quy định hay không bằng cách chọn mẫu một số cánhân trên bảng lương để kiểm tra lại cách tính lương và các khoản phải trả chongười lao động, chú ý đến cả các khoản tính trừ vào lương.
- Ghi chép, cộng dồn: Kiểm tra việc ghi sổ các nghiệp vụ tiền lương và các khoảntrích theo lương cuối kỳ xem có đầy đủ và đúng đắn không Kiểm tra việc cộngdồn số liệu trên sổ chi tiết TK 334, 338 và đối chiếu số liệu với sổ kế toán tổng hợp
và sổ cái các tài khoản có đảm bảo chính xác không?
- Trình bày, công bố: Kiểm tra việc trình bày và báo cáo về các chỉ tiêu liên quanđến phải trả người lao động trên Bảng cân đối kế toán và Thuyết minh báo cáo tàichính có đúng đắn không?
1.3.2.3.3 Kiểm tra các tài khoản chi phí nhân công
Các tài khoản chi phí nhân công không có số dư cuối kỳ nên kiểm tra các tàikhoản này chính là kiểm tra số liệu hạch toán trong kỳ đối với các tài khoản nàythông qua kiểm tra các nghiệp vụ phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lươngxem có được tính toán và ghi sổ đúng đắn hay không Tuy nhiên, kiểm toán viênthường chỉ thực hiện kiểm tra mẫu một số nghiệp vụ mà không kiểm tra toàn bộcác nghiệp vụ Nội dung kiểm tra cụ thể là:
- Kiểm tra việc xác định các đối tượng phân bổ chi phí tiền lương và các khoản tríchtheo lương của doanh nghiệp xem có hợp lý và nhất quán không?
- Kiểm tra việc xác định và tổng hợp lương và các khoản trích theo lương cho từngđối tượng chịu chi phí có đúng đắn không?
- Kiểm tra việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương đã phân bổ chocác đối tượng xem có đầy đủ và đúng đắn không?
Trang 22Dựa trên kết quả của các thủ tục đã thực hiện, kiểm toán viên đánh giá tínhhợp lý, đúng đắn của số liệu đã hạch toán trên các tài khoản chi phí nhân công.
1.3.2.3.4 Kiểm tra các tài khoản phản ánh các khoản trích theo lương
- Kiểm tra xem tỷ lệ trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ mà doanh nghiệp áp dụngtrong kỳ có phù hợp với văn bản quy định hiện hành hay không?
- Xác định mức độ đúng đắn, hợp lý của tiền lương đã được dung làm cơ sở để tínhcác khoản trích theo lương
- Kiểm tra tính hợp lý của các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã trích theolương và phải nộp căn cứ vào kết quả phân tích sự biến động của tiền lương và cáckhoản trích theo lương xem có phù hợp không Thông thường, các khoản trích theolương có mức biến động tương ứng với tiền lương Do vậy nếu có sự chênh lệchtương đối lớn về mức biến động giữa hai số liệu đó thì kiểm toán viên phải tìmhiểu nguyên nhân xem có hợp lý không
- Kiểm tra chọn mẫu một số bảng tính lương và bảo hiểm xã hội để xem việc trích
và phân bổ các khoản trích theo lương và chi phí sản xuất, khấu trừ vào lương vàphải nộp cho các cơ quan hữu quan xem có đúng đắn không
- Kiểm tra việc ghi sổ kế toán các khoản trích theo lương có đầy đủ và đúng đắnkhông
- Kiểm tra việc thanh toán BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho các đơn vị liên quan
có đầy đủ, kịp thời hay không, đồng thời xem xét thủ tục quyết toán các khoản đógiữa doanh nghiệp và các tổ chức liên quan có đúng hay không?
1.3.3 Kết thúc kiểm toán
1.3.3.1 Tổng hợp kết quả kiểm toán
Khi kết thúc kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kiểm toánviên phải tổng hợp kết quả kiểm toán để làm cơ sở cho ý kiến kết luận về các chỉtiêu liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương, từ đó phục vụ cho việcđưa ra ý kiến nhận xét và lập báo cáo kiểm toán
1.3.3.2 Tổng hợp bút toán điều chỉnh
Trang 23Bất kỳ sai phạm nào phát hiện được, kiểm toán viên đều phải thông báo vớikhách hàng và soạn thảo bút toán điều chỉnh sai phạm đã tìm được yêu cầu kháchhàng điều chỉnh Tất cả các bút toán điều chỉnh liên quan đến tiền lương và cáckhoản trích theo lương cần phải lập để từ đó tổng hợp tất cả các bút toán điều chỉnhcủa tất cả các chu kỳ, khoản mục.
1.3.3.3 Lên biên bản kiểm toán
Biên bản kiểm toán là trang tổng hợp tất cả các vấn đề phát hiện được củacác chu kỳ, người thực hiện, tham chiếu và hướng xử lý cho những vấn đề pháthiện đó, từ đó làm căn cứ để đưa ra ý kiến nhận xét về từng chu kỳ, khoản mục vàtoàn bộ BCTC Biên bản kiểm toán đối với tiền lương và các khoản trích theolương thường gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Sai phạm đã tìm ra hoặc không có sai phạm khi kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dưtài khoản của tiền lương và các khoản trích theo lương
- Nguyên nhân của các sai lệch: hợp lý hay không hợp lý?
- Soạn thảo các bút toán điều chỉnh sai phạm đã tìm được
- Kết luận về việc đạt được mục tiêu kiểm toán tiền lương và các khoản trích theolương hay chưa và các vấn đề lưu ý khác
- Ngoài ra, kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến nhận xét về quá trình kiểm soát nội
bộ và các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
1.3.3.4. Lập và phát hành báo cáo
Sau khi lên biên bản kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán gửi biên bản kiêmtoán tổng hợp kết quả kiểm toán tất cả chu kỳ, khoản mục cho khách hàng Các saiphạm phát hiện được, kiểm toán viên thảo luận và đề nghị khách hàng điều chỉnh.Lúc này xảy ra 2 trường hợp: Khách hàng chấp nhận điều chỉnh hoặc không chấpnhận điều chỉnh Trường hợp khách hàng không chấp nhận điều chỉnh sai phạmphát hiện được, trưởng nhóm kiểm toán thực hiện đánh giá mức độ trọng yếu củasai phạm mà khách hàng không chấp nhận điều chỉnh, sau đó thảo luận với chủnhiệm kiểm toán hoặc cấp cao hơn tùy theo mức độ trọng yếu của sai phạm từ đó
Trang 24làm căn cứ để đưa ra một trong bốn loại ý kiến kiểm toán trên báo cáo kiểm toán(Ý kiến chấp nhận toàn phần, Ý kiến chấp nhận từng phần, Ý kiến từ chối, Ý kiến
trái ngược) (Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700).
Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính được phát hành thường đi kèm vớibáo cáo tài chính đã được kiểm toán và thư quản lý gửi cho khách hàng
Chương 2
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG DO CÔNG TY TNHH TƯ VẤN - KIỂM TOÁN
S&S THỰC HIỆN 2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
TƯ VẤN- KIỂM TOÁN S&S
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Tư vấn- Kiểm toán S&S
Công ty TNHH Tư vấn và kiểm toán S&S được Sở Kế hoạch đầu tư thànhphố Hồ Chí Minh cấp giấy phép Đăng ký kinh doanh lần đầu số 4102013654 vàongày 16/01/2003, và đăng ký thay đổi lần 3 vào ngày 29/07/2004
Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Tên gọi chính xác: “Công Ty TNHH Tư vấn – Kiểm toán S&S”
Tên quốc tế: “S&S Auditing and Consulting Co., LTD (S&S Co., Ltd)”.Trụ sở chính: Tầng 8, Tòa nhà Yoco, số 41 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1,Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 089.104.996
Fax: 089.104.998
Thêm vào đó, để đáp ứng yêu cầu Kiểm toán trên phạm vi cả nước, công ty
có mở thêm văn phòng đại diện tại thành phố Hà Nội, địa chỉ tại Phòng 1502, tòanhà 24T2, khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, đường Hoàng Đạo Thúy, quận CầuGiấy, thành phố Hà Nội
Trang 25Ngày 03/01/2003, công ty chính thức được Bộ Tài Chính cấp giấy chứngnhận đủ điều kiện hành nghề Kiểm toán số 091/KDKT.
Công ty TNHH Tư vấn – Kiểm toán S&S là công ty 100% vốn đầu tư nướcngoài, vốn điều lệ khi thành lập công ty là 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng)với người đại diện theo pháp luật của công ty là ông Lee Sam Han (Tổng giámđốc) – Chứng chỉ KTV số 1077/KTV
Ngành nghề kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
- Dịch vụ kiểm toán;
- Tư vấn về thuế;
- Tư vấn đầu tư;
- Tư vấn về tài chính kế toán;
- Cài đặt phần mềm kế toán, công nghệ thông tin
2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý bộ máy công ty
2.1.2.1 Tổ chức bộ máy của công ty
Công ty TNHH Tư vấn – Kiểm toán S&S là một công ty năng động nên tổchức bộ máy của công ty tương đối đơn giản, gọn nhẹ tùy theo các chức năngnhiệm vụ cụ thể Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và nghiệp vụ chuyên mônvững vàng cùng đội ngũ quản lý giỏi, công ty đã đáp ứng được nhu cầu cung cấpdịch vụ tốt nhất cho khách hàng Căn cứ vào chức năng và đặc điểm hoạt động củamình, công ty đã xây dựng bộ máy quản lý như sau:
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty TNHH Tư vấn- Kiểm toán S&S
Trang 26Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Hội đồng thành viên: Họp thường niên mỗi năm một lần, hội đồng thành viên
quyết định các vấn đề chiến lược như cơ cấu tổ chức, thành lập chi nhánh, văn
phòng đại diện, chiến lược phát triển kinh tế, kế hoạch kinh doanh hàng năm của
công ty, quyết định phương hướng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm tới của
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI HÀ NỘI
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
PHÒNG CÔNG NGHỆ, PHẦN MỀM
PHÒNG NGHIỆP VỤ
TƯ VẤN, KIỂM TOÁN VĂN PHÒNG
PHÒNG NGHIỆP VỤ 3
PHÒNG NGHIỆP VỤ 2
PHÒNG
NGHIỆP VỤ 1
CÁC NHÓM NGHIỆP VỤ
TRƯỞNG PHÒNG
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Trang 27công ty, đồng thời có thể bầu, miễn nhiệm Chủ tịch hội đồng thành viên, bổ nhiệmgiám đốc, Trưởng phòng kế toán của công ty.
- Tổng giám đốc: được Hội đồng thành viên bầu, có quyền chủ trì cuộc họp Hộiđồng thành viên, tổ chức và giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội Đồngthành viên, chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của Công ty
- Phó Tổng giám đốc: Giúp đỡ Tổng giám đốc trong công việc liên quan tới hoạtđộng của công ty
- Văn phòng: Nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức công ty, tuyển dụng, đào tạo,sắp xếp đội ngũ cán bộ nhân viên, giải quyết chế độ đào tạo lao động theo quyđịnh
- Phòng tài chính, kế toán: Tập hợp và xử lý các thông tin kế toán, hạch toán kết quảkinh doanh, lập báo cáo theo đúng quy định
- Phòng công nghệ - phần mềm: Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công nghệthông tin, cài đặt phần mềm kế toán cung cấp dịch vụ cho khách hàng
- Phòng nghiệp vụ kiểm toán – tư vấn: Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến Kếtoán – Kiểm toán – Tư vấn thuế cung cấp cho khách hàng Có 3 phòng nghiệp vụ,mỗi phòng có các nhóm nghiệp vụ thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng
- Văn phòng đại diện tại Hà Nội: Đại diện cho công ty ở Hà Nội, có nhiệm vụ thựchiện toàn bộ các chức năng về cung cấp các dịch vụ mà công ty cung cấp chonhóm khách hàng ở các tỉnh phía Bắc
- Trưởng phòng: Quản lý, điều hành tổ chức và các nhóm nghiệp vụ cung cấp cácdịch vụ cho khách hàng, chịu trách nhiệm trước công ty về họa động của vănphòng đại diện
- Các nhóm nghiệp vụ: Thực hiện cung cấp các dịch vụ cho khách hàng nằm trongkhu vực phía Bắc
• Tổ chức công tác kế toán của công ty
- Tổ chức bộ máy kế toán:
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty S&S là mô hình kế toán tậptrung, vì là một công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, kiểm toán và tưvấn nên nhìn chung công tác kế toán của công ty rất chuyên nghiệp Việc hạch toáncác nghiệp vụ phát sinh diễn ra rất nhịp nhàng và hiệu quả Qua đó, bộ máy kế toáncủa công ty đã báo cáo tình hình tài chính công khai, minh bạch, kịp thời đáp ứngyêu cầu quản lý của Ban lãnh đạo
Dưới đây là mô hình tổ chức bộ máy kế toán công ty TNHH Tư vấn – Kiểmtoán S&S
Trang 28Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH Tư vấn- Kiểm toán
S&S
Chức năng và nhiệm vụ của từng người trong phòng:
- Trưởng phòng kế toán: Tổ chức và kiểm tra công tác kế toán, chịu trách nhiệmtrước ban Giám đốc về công tác kế toán chung của toàn công ty;
- Kế toán tổng hợp: Làm kế toán kết quả, tính thuế và các khoản phải nộp ngân sáchnhà nước;
- Kế toán thanh toán: Theo dõi tình hình thu chi các khoản thanh toán với kháchhàng, với nhà cung cấp, các nhân viên trong công ty;
- Thủ quỹ: Quản lý dòng tiền thu chi tại quỹ;
- Kế toán tại văn phòng đại diện: Thực hiện việc hạch toán thu chi trực tiếp cácnghiệp vụ phát sinh tại các chi nhánh, nhân viên kế toán tại văn phòng có tráchnhiệm báo cáo số liệu cho phòng tài chính kế toán để tổng hợp
Với một bộ máy kế toán gọn nhẹ, chuyên nghiệp, công tác kế toán của công
ty luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và là một cánh tay đắc lực cho công tác quản
lý chung toàn công ty
• Các chính sách kế toán công ty áp dụng:
- Kỳ kế toán: Năm dương lịch (bắt đầu từ 1/1/N đến 31/12/N dương lịch)
- Đơn vị tiền tệ: đồng Việt Nam
- Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanhnghiệp ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006của bộ Tài chính và các Báo cáo tuân thủ Chuẩn mực kế toán Việt Nam
- Hình thức kế toán: Công ty đang áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính
TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN
THỦ QUỸ
KẾ TOÁN THANH TOÁN
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
KẾ TOÁN TẠI VĂN
PHÒNG ĐẠI DIỆN
Trang 29- Các chính sách kế toán áp dụng:
Ghi nhận Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định:
Tài sản cố định được ghi nhận theo nguyên giá Nguyên giá TSCĐ hữu hìnhmua sắm bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặcgiảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và cácchi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng,như: Chi phí chuẩn bị mặt bằng; Chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu; Chi phílắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); Chiphí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác Đối với tài sản vô hình,nguyên giá TSCĐ vô hình mua riêng biệt, bao gồm giá mua (trừ (-) các khoảnđược chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm cáckhoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sảnvào sử dụng theo dự tính
Giá trị khấu hao Tài sản cố định được phần bổ một cách có hệ thống trongthời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó Số khấu hao của từng kỳ được hạch toánvào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ Công ty áp dụng phương pháp khấu haođường thẳng, số khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụnghữu ích của tài sản đó
Ghi nhận doanh thu: Doanh thu được ghi nhận khi dịch vụ đã được thực
hiện cung cấp cho khách hàng, được khách hàng chấp nhận thanh toán bất kể đãthu được hay chưa thu được tiền
Ghi nhận nợ phải trả: Khoản mục nợ phải trả được ghi nhận trong bảng
cân đối kế toán khi đã đủ điều kiện ghi nhận nợ phải trả, tức là công ty chắc chắnphải dùng một lượng tiền chi ra hoặc để thực hiện dịch vụ trong tương lai để trangtrải cho những nghĩa vụ hiện tại của công ty như các khoản vay ngắn hạn, vay dàihạn, phải trả người bán, khách hàng ứng trước
Thuế:
+ Thuế Giá trị gia tăng: Công ty áp dụng việc tính thuế GTGT theo phươngpháp khấu trừ với thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%
Trang 30+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: Công ty chịu mức thuế suất là 25%
Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của công ty
Công ty S&S là một công ty mới thành lập không lâu, tôn chỉ hoạt động của
công ty là: “Cố gắng bằng mọi nỗ lực của chúng tôi để cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và để đạt được sự quý mến của khách hàng”
Với việc cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp về lĩnh vực kế toán, kiểm toán
và tư vấn, cài đặt phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự Mục tiêu củacông ty trong năm tiếp theo là sẽ tăng cường mở rộng ra các nước Đông Dương,tạo thành một mạng lưới cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất
Hoạt động với nguyên tắc trên và để đạt được mục tiêu này, hiện nay công tyđang cố gắng nỗ lực hết mình để phát triển công ty và nâng cao uy tín trên thịtrường và vươn tới cung cấp những dịch vụ có chất lượng cao cho khách hàng
2.1.3 Khách hàng và những loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp
2.1.3.1 Đặc điểm khách hàng
Khách hàng của công ty TNHH Tư vấn – Kiểm toán S&S chủ yếu là cácdoanh nghiệp FDI với vốn đầu tư 100% Hàn Quốc và tập trung chủ yếu ở các khucông nghiệp trọng điểm ở các tỉnh thành trên cả nước như: Ở thành phố Hồ ChíMinh, Bình Dương, Cần Thơ, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ Các doanhnghiệp này là các doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu cho công ty mẹ ở HànQuốc, thuộc loại hình công ty TNHH, ngoài ra còn có các doanh nghiệp liêndoanh, công ty cổ phần
Một số khách hàng kiểm toán BCTC chủ yếu của S&S chi nhánh Hà Nội đã
và đang thực hiện:
- Công ty TNHH Hà Nội Grand Plaza
- Công ty TNHH PNG Việt Nam
- Công ty TNHH sân gôn Phượng Hoàng
- Công ty TNHH Mobase Việt Nam
- Công ty TNHH cáp điện SH Vina
Trang 31- Công ty TNHH Heung Woo Vina
- Công Công ty TNHH Yongha Vina
- Công ty Cổ phần Maxton Special Vehicle
- Công ty TNHH tư vấn đầu tư South Glory
- Công ty TNHH SR Hà Nội DeaDong
- Công ty TNHH Ivory Việt Nam Thanh Hóa
- Công ty TNHH Instop Việt Nam
- Công ty TNHH 3H Vina Com
- Công ty TNHH 3H Vina
- Công ty TNHH Công nghệ và tư vấn Hàn
- Công ty TNHH Patron Vina
2.1.3.2 Các dịch vụ chủ yếu mà công ty cung cấp
Công ty TNHH Tư vấn – Kiểm toán S&S đăng ký kinh doanh và thực hiệncung cấp dịch vụ theo đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh theo quy định củapháp luật S&S hoạt động trên 3 lĩnh vực chính: Kiểm toán, kế toán, tư vấn
- Về kiểm toán:
Kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định
Kiểm toán và soát xét nội bộ theo yêu cầu quản lý
Kiểm toán vì các mục đích đặc biệt theo yêu cầu
- Về kế toán:
S&S cung cấp dịch vụ ghi chép, giữ sổ, lập báo cáo thuế, báo cáo tài chínhquý, năm theo yêu cầu của các tổ chức có nhu cầu Với đội ngũ nhân viên giàukinh nghiệm, S&S có thể giúp các doanh nghiệp, các dự án quốc tế có thể xâydựng hệ thống kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động
- Dịch vụ tư vấn:
Phòng tư vấn S&S đã tuyển dụng và xây dựng đội ngũ nhân viên chuyênnghiệp và có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên sâu với chuyên ngành kế toán, thuế,luật, đầu tư và ngân hàng Nhóm của công ty chuyên sâu trong hàng loạt các dịch
vụ toàn diện như: định giá tài sản, tư vấn tài chính doanh nghiệp, đánh giá soát xéthoạt động tài chính, nghiệp vụ IPO, thành lập liên doanh, tư vấn sát nhập và giảithể, tái đầu tư và xử lý nghiệp vụ kinh doanh
Trang 32 Cập nhật được nhiều dữ liệu phát sinh trên cùng một tài liệu chứng từ
Có thể sử dụng trên một máy tính đơn lẻ cũng như qua mạng nội bộ vớinhiều người sử dụng đồng thời đảm bảo tính bảo mật cao
Giao diện thân thiện, dễ sử dụng và kèm theo các dịch vụ đồng bộ vềhướng dẫn sử dụng, vận hàng và hướng dẫn bảo trì, bảo hành
- Dịch vụ đào tạo và tuyển chọn
Các khóa đào tạo chuyên sâu của công ty được xây dựng nhằm:
Nâng cao kỹ năng cho các nhân viên của khách hàng
Tạo cho các nhân viên có ý thức về trách nhiệm trong công tác kế toán vàluôn được hiệu chỉnh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Với dịch vụ khảo sát và tuyển chọn chuyên nghiệp của mình, S&S đặt mụctiêu sẽ trở thành nhà cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao tại Việt Nam, vìlợi ích của khách hàng, vì công ty, vì cộng đồng xã hội và vì sự phát triển của ViệtNam Công ty đảm bảo cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng với thời gian
Trang 33hợp lý nhất và giá cả cạnh tranh nhất, đảm bảo luôn đáp ứng được các yêu cầu củakhách hàng.
2.1.4 Mục tiêu hoạt động kinh doanh
Trong năm 2013, toàn bộ Ban giám đốc và nhân viên của công ty luôn hoạtđộng tích cực với ba mục tiêu cụ thể:
- Duy trì đội ngũ lãnh đạo năng động, sáng tạo, tài năng, trách nhiệm, uy tíncủa công ty để đảm bảo được sự ổn định và phát triển của công ty
- Tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển của S&S giai đoạn 2010-2015 Đổimới phương thức quản lý, điều hành kinh doanh, tạo động lực giúp công ty pháttriển trong một môi trường cạnh tranh ngày càng cao với sự tham gia của cácdoanh nghiệp thuộc đủ mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam
- Tạo môi trường làm việc có hiệu quả, gắn bó chặt chẽ người lao động vớicông ty nhằm duy trì, phát triển và thu hút nhân tài trên cơ sở đảm bảo lợi ích củanhân viên trong việc tăng thu nhập, tạo cơ hội học tập đào tạo và phát triển nghềnghiệp tại công ty
Có thể nói, cho đến nay, S&S đã khẳng định được vị thế của mình trên thịtrường kiểm toán, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong kiểm toán cácdoanh nghiệp có vốn Hàn Quốc bởi danh tiếng của Giám đốc Sam Han Lee nóiriêng (ông Lee có chứng chỉ CPA1 của California, Hoa Kỳ năm 2000 và là ngườiHàn Quốc đầu tiên có chứng chỉ CPA của Việt Nam vào năm 2005) và của công tynói chung đã được cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc biết đến và đánh giá cao
1 Certified public accountant: Kiểm toán công chứng
Trang 342.1.5 Quy trình chung kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Tư vấn- Kiểm toán S&S
Công ty TNHH Tư vấn- Kiểm toán S&S đã xây dựng nên một quy trình kiểm toán chung cho mọi cuộc kiểm toán BCTC Quy trình kiểm toán BCTC của Công ty được thực hiện theo chu trình sau:
SƠ ĐỒ 2.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH TƯ
VẤN-KIỂM TOÁN S&S
2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH ABC DO CÔNG TY TNHH
TƯ VẤN- KIỂM TOÁN S&S THỰC HIỆN
2.2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH ABC
Công ty TNHH ABC là Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài được thànhlập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư số 58/GP-HD ngày 21/12/2005 do UBND
KHẢO SÁT VÀ CHẤP NHẬN KHÁCH HÀNG
LẬP CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN
CHI TIẾT
HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN THỰC HIỆN KIỂM TOÁN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN
Trang 35tỉnh Hải Dương cấp và Giấy chứng nhận điều chỉnh giấy phép đầu tư lần 1 số58/GCNDDC1/04/1 ngày 10/11/2006, Giấy chứng nhận điều chỉnh giấy phép đầu
tư lần 2 số 04102300060 ngày 25/6/2008 do UBND tỉnh Hải Dương cấp Giấychứng nhận đầu tư thay đổi lần đầu ngày 05/05/2010
Các thành viên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc đã điều hành Công tytrong năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2013 và đến ngày lập Báo cáo này gồm:
Ông Cho K.H : Tổng Giám đốcÔng Park P.S : Phó Tổng Giám đốcTổng vốn đầu tư đăng ký kinh doanh của Công ty là 61,6 tỷ đồng, tươngđương 3,85 triệu USD Trong đó, vốn góp đăng ký là 16 tỷ đồng, tương đương 1triệu USD
Trụ sở chính của Công ty được đặt tại Km 52, Quốc lộ 5A, Cụm Côngnghiệp Cẩm Thượng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh chính: Sản xuất và gia công cácloại mũ và hàng may mặc để xuất khẩu
2.2.2 Quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công
ty TNHH ABC
2.2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán
2.2.2.1.1 Thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh và trách nhiệm pháp lý
Môi trường kinh doanh chung:
Công ty hoạt động trong môi trường nền kinh tế thế giới và kinh tế ViệtNam đang trong giai đoạn khủng hoảng GDP thấp, lạm phát cao
Các vấn đề về ngành nghề mà Doanh nghiệp kinh doanh và xu hướng của ngành nghề:
Trang 36Công ty hoạt động trong lĩnh vực may mặc, tuy nhiên Công ty chỉ thực hiệngia công cho Công ty mẹ ở nước ngoài và khách hàng của Công ty chủ yếu là Công
ty mẹ Do đó, Công ty hoạt động mà không vấp phải tính cạnh tranh cao
Sở hữu, các bên liên quan và cấu trúc tổ chức của Doanh nghiệp:
Sở hữu Doanh nghiệp:
1. Công ty TNHH PW XYZ Hàn Quốc
Các thay đổi lớn về quy mô hoạt động của Doanh nghiệp:
Trong năm 2013, Công ty không có sự mở rộng về phân xưởng sản xuất,nhưng có sự thay đổi và tăng về quy mô sản xuất
Trong năm 2012, Công ty chỉ tiến hành gia công một ít sản phẩm, tuy nhiêntrong năm 2013, Công ty có sự gia tăng lớn về sản lượng gia công Mặt khác từtháng 4 năm 2013, Công ty đã bắt đầu hoạt động sản xuất sản phẩm bên cạnh hoạtđộng gia công
Báo cáo tài chính của Công ty TNHH ABC năm 2012 được kiểm toán bởiCông ty TNHH Tư vấn – Kiểm toán S&S dạng chấp nhận toàn phần
2.2.2.1.2 Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ
Phân tích BCĐKT
BẢNG 2.1 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TRÊN BCĐKT NĂM 2013
Thu yÕt min h
Sè cuèi kú Sè ®Çu n¨m
Chênh lệch
Trang 37III- Các khoản phải thu 130 987.570.271 3.759.028.251 (2.771.457.980) -74%
1 Phải thu của khách hàng 131
2 Phải trả cho ngời bán 312 19.658.348.305 33.391.074.725 (13.732.726.420) -41%
3 Ngời mua trả tiền trớc 313 4.972.219.286 7.231.817.347 (2.259.598.061) -31%
4 Thuế và các khoản phải nộp
1 Vốn đầu t của chủ sở hữu 411 15 927 676 350 15 927 676 350 0 0.00%
10 Lợi nhuận sau thuế cha phân
phối 420 17.331.523.901 14.229.531.840 3.101.992.061 22%
II - Nguồn kinh phí và quỹ khác 430
1 Quỹ khen thơng, phúc lợi 431
2 Nguồn kinh phí 432 V.23
3 Nguồn kinh phí đã hình
Tổng cộng nguồn vốn 440 91.641.376.710 103.309.420.700 (11.668.043.990) -11%
Trang 38Qua phõn tớch Bảng cõn đối kế toỏn cho thấy tỡnh hỡnh tài chớnh của đơn vị
tại ngày 31/12/2013 so với thời điểm đầu năm 1/1/2013
Khoanh vựng rủi ro đối với một số khoản mục trọng yếu như sau:
- Hàng tồn kho: Cần tớnh toỏn lại giỏ thành
- Thuế và cỏc khoản phải nộp nhà nước: Cần kiểm tra, tớnh toỏn lại thuế để đảm bảo
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với cơ quan nhà nước
- Khoản người mua trả tiền trước: Cần kiểm tra chi tiết lại cỏc đối tượng cú số dư
Nợ TK 331 (trả tiền trước) để đảm bảo cỏc chi phớ trong kỳ đó được ghi nhận đầy
đủ
Phõn tớch BCKQHĐKD
BẢNG 2.2 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIấU TRấN BCKQHĐKD NĂM 2013
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp
3 Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 VI.27 175997151525 173969317135 2.027.834.390 1%
4 Giá vốn hàng bán 11 VI.28 155564348056 156207553139 (643.205.083) -0,41%
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 20.432.803.469 17.761.763.996 2.671.039.473 15%
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.29 310.684.806 3.046.968.907 (2.736.284.101) -90%
7 Chi phí tài chính 22 VI.30 962.258.963 1.021.469.913 (59.210.950) -6%
8 Chi phí bán hàng 24 VI.33 2.604.622.738 2.620.764.149 (16.141.411) 1%
Trang 399 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 VI.33 12.985.440.691 11.317.636.918 1.667.803.773 15%
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.31 735.253.044 783.566.487 (48.313.443) -6%
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.32
17 Lợi nhuận sau thuế TNDN
Kết luận:
Trong 2 năm 2012 và 2013 Cụng ty hoạt động hiệu quả; lợi nhuận cao ở
mức từ 4 tỷ và hơn 5,7 tỷ Xột doanh thu và giỏ vốn khỏ ổn định qua 2 năm Chỉ
tăng nhẹ 1%
Doanh thu tài chớnh giảm mạnh 90% so với 2012 Nguyờn nhõn chủ yếu do
biến động chờnh lệch tỷ giỏ Tuy nhiờn, chi phớ hoạt động lại cú chiều hướng tăng
nhưng tỷ lệ khụng cao Cụ thể, chi phớ quản lý tăng 15% Do đú lợi nhuận sau thuế
năm nay giảm 28% so với năm 2012
Nhỡn chung, tỡnh hỡnh kinh doanh của Cụng ty hoạt động cú hiệu quả
Khoanh vựng rủi ro:
- Doanh thu: Cần ước tớnh lại Doanh thu để đảm bảo Doanh thu đó được phản ỏnh là
Hiểu biết về hệ thống kế toỏn và hệ thống kiểm soỏt nội bộ: Cụng ty TNHH
ABC là khỏch hàng kiểm toỏn mà S&S đó thực hiện kiểm toỏn từ năm 2011 Qua
kinh nghiệm 2 năm kiểm toỏn tại Cụng ty TNHH ABC và thực hiện đỏnh giỏ hệ
thống KSNB thụng qua thu thập cỏc tài liệu, quy chế, phỏng vấn Ban giỏm đốc,kế
Trang 40toán trưởng, cho phép KTV có những hiểu biết về HTKSNB tại Công ty TNHHABC Về cơ bản, qua tìm hiểu và phỏng vấn các bộ phận liên quan, hệ thốngKSNB của Công ty TNHH ABC không thay đổi so với năm 2012, do đó KTVđánh giá hệ thống KSNB của Công ty TNHH ABC là tốt Ngoài ra KTV còn thựchiện phỏng vấn kế toán để tìm hiểu quy trình hạch toán tiền lương.
BẢNG 2.3 TÌM HIỂU HỆ THỐNG KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KSNB