1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong Kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán AVICO thực hiện

53 1,6K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 154,09 KB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN CHƯƠNG I: Tổng quan đề tài nghiên cứu về kiểm toán khoản mục 1 tiền lương và các khoản trích theo lương trong Kiểm toán BCTC 1 do Công ty TNHH Kiểm toán AVICO thực hiện 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2 1.1.3 Phạm vi nghiên cứu đề tài 2 1.1.4 Phương pháp nghiên cứu. 2 1.1.5 Hạn chế nghiên cứu đề tài 3 1.1.6 Nội dung của đề tài gồm 4 chương: 3 1.2 Tổng quan nghiên cứu 4 CHƯƠNG II: Cơ sở lý luận của kiểm toán khoản mục tiền lương và 6 các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán AVICO thực hiện 6 2.1 Đặc điểm về khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương: 6 2.1.1 Đặc điểm ghi nhận trình bày khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương 6 2.1.2 Phân loại tiền lương: 7 2.1.3 Nguyên tắc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 9 2.1.4 Vai trò, chức năng của tiền lương và các khoản trích theo lương 11 2.1.5 Kiểm soát nội bộ khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương 16 2.1.6 Những khả năng sai phạm liên quan đến khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương 17 2.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương 17 2.3 Quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương: 18 2.3.1 Lập chương trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương: 18 2.3.2 Chương trình thực hiện kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương 24 2.3.3 Kết thúc kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương 28 CHƯƠNG III: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán AVICO thực hiện 30 3.1 Xây dựng chương trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC tại Công ty XYZ 30 3.1.1 Khái quát kế hoạch kiểm toán 30 3.1.2 Thiết kế chương trình kiểm toán 39 3.2 Thực hiện chương trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương 43 3.2.1 Thực hiện thủ tục kiểm tra hoạt động kiểm soát: 43 3.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích 48 3.2.3 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết 50 3.3 Kết thúc kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương 57 CHƯƠNG IV: Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán AVICO thực hiện 62 4.1 Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán AVICO thực hiện 62 4.1.1 Ưu điểm 62 4.1.2 Nhược điểm 66 4.2 Giải pháp và đề xuất phương hướng hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán AVICO thực hiện 67 KẾT LUẬN 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 PHỤ LỤC

Trang 1

MỤC LỤCDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 2

CHƯƠNG I: Tổng quan đề tài nghiên cứu về kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong Kiểm toán BCTC

do Công ty TNHH Kiểm toán AVICO thực hiện1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường

đã tạo ra những bước phát triển các dịch vụ về tài chính, đặc biệt là dịch vụ kiểmtoán, kế toán, tư vấn…Tuy mới chỉ xuất hiện vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XXvới sự ra đời của các công ty kiểm toán độc lập song kiểm toán đã nhanh chóngchứng tỏ được vai trò đặc biệt quan trọng của mình trong việc tăng cường, nâng caohiệu quả quản lí, lành mạnh hóa nền tài chính Việt Nam Với chức năng xác minh

và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động của đơn vị được kiểm toán, kiểm toán tạoniềm tin cho các nhà đầu tư, các nhà quản trị doanh nghiệp, khách hàng và nhữngngười quan tâm, góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt động tàichính, kế toán nói riêng và hoạt động quản lí nói chung Hơn hết, hoạt động kiểmtoán góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lí, từ đó đóng góp vào sự pháttriển lâu dài của doanh nghiệp

Công ty TNHH Kiểm toán AVICO là một trong những công ty kiểm toán có

uy tín trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn tài chính Tuy mới được thành lập nhưngcông ty TNHH Kiểm toán AVICO đã đạt được những thành tựu đáng kể và luôn nỗlực cố gắng cung cấp các dịch vụ kiểm toán, tư vấn chuyên nghiệp tới khách hàng,đội ngũ nhân viên luôn được bổ sung và đào tạo nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ Công ty cũng khẳng định được vị trí của mình trong giới doanh nghiệpkiểm toán và Hiệp Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)

Như chúng ta đã biết, trong mỗi doanh nghiệp, khoản mục tiền lương đóngmột vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ là một khoản chi phí lớn của doanhnghiệp mà nó còn là nguồn động lực khuyến khích người lao động làm việc Mỗidoanh nghiệp đều có chính sách tiền lương khác nhau, chính sách lương thể hiệnchính sách đãi ngộ của doanh nghiệp đối với người lao động và khuyến khích họgắn bó lâu dài với doanh nghiệp Làm thế nào để có một chính sách lương hợp lý đểkhuyến khích người lao động làm việc hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa cho

Trang 3

doanh nghiệp luôn là một câu hỏi lớn của các doanh nghiệp trên thị trường hiệnnay.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên sau một thời gian thực

tập tại công ty TNHH Kiểm toán AVICO em đã chọn đề tài: “Kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong Kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán AVICO thực hiện”.

1.1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

- Tìm hiểu tình hình thực hiện khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lươngtrong Kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán AVICO thực hiện

- Đề xuất những giải pháp hợp lý nhằm hoàn thiện khoản mục tiền lương và cáckhoản trích theo lương tại công ty

1.1.3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

- Nghiên cứu về khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toánBCTC

- Nghiên cứu tại Công ty TNHH Kiểm toán AVICO

- Thời gian nghiên cứu: năm 2013-2014

1.1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu có nhiều phương pháp để nghiên cứu khoản mụctiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Kiểm toán AVICO.Mỗi một phương pháp có cách thực hiện, ưu nhược điểm riêng cần phải xem xét đểlựa chọn phù hợp với từng đối tượng nghiên cứu Trong bản luận văn này đã sửdụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:

+ Phương pháp toán học: đây là phương pháp được dùng khá nhiều lần trongbản luận văn này Cách thực hiện phương pháp này là dùng các phép tính toán cộng,trừ, nhân, chia và sử dụng các biểu thức toán học để tính toán các số liệu đã thu thậpđược trong quá trình nghiên cứu

+ Phương pháp đồ thị: Là phương pháp dùng đồ thị để biểu diễn các số liệuthu thập được Từ đồ thị có thể chỉ ra được mối quan hệ giữa các số liệu đó và đồngthời cũng chỉ ra được sự biến động của đối tượng cần nói đến trong từng thời kỳ sosánh

Trang 4

+ Phương pháp thống kê toán: Các số liệu thu thập được sẽ được tổng hợp vàghi lại vào các mục cụ thể, tổng hợp thành bảng biểu cho phù hợp để làm cơ sở tiếnhành phân tính một cách thuận lợi.

+ Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, ghi chép: để thu thập số liệu về tiềnlương và các khoản trích theo lương, thu thập các thông tin cần thiết cho khóa luận

từ các tài liệu chuyên ngành, tài liệu từ văn phòng công ty và trên các phương tiệnthông tin đại chúng

1.1.5 Hạn chế nghiên cứu đề tài

Khi nghiên cứu khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công

ty TNHH Kiểm toán AVICO, do tính bảo mật về thông tin nên số liệu chưa đượcthống nhất trong toàn bộ khoản mục, số liệu được tập hợp từ nhiều nguồn khácnhau Hơn nữa, do thời gian nghiên cứu đề tài còn ngắn cũng như còn hạn chế vềkinh nghiệm và kiến thức của người viết nên việc đi sâu nghiên cứu thực tế cònnhiều bất cập

1.1.6 Nội dung của đề tài gồm 4 chương:

Chương I: Tổng quan đề tài nghiên cứu về kiểm toán khoản mục tiền lương

và các khoản trích theo lương trong Kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toánAVICO thực hiện

Chương II: Cơ sở lý luận của kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản

trích theo lương trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán AVICO thựchiện

Chương III: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các

khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toánAVICO thực hiện

Chương IV: Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục

tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHHKiểm toán AVICO thực hiện

Trang 5

1.2 Tổng quan nghiên cứu

Do tầm quan trọng của kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản tríchtheo lương ảnh hưởng đến kiểm toán Báo cáo tài chính nên có rất nhiều chuyên đềluận văn tốt nghiệp nghiên cứu và tìm hiểu về đề tài này như:

- Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toánbáo cáo tài chính do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện (Nguyễn NgọcAnh- ĐH Kinh tế quốc dân)

• Ưu điểm: trình bày đủ nội dung cơ bản của kiểm toán chu trình tiền lương và nhânviên, quá trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên được thực hiện tại 2công ty khách hàng rất cụ thể và chi tiết, thu thập được các mẫu giấy tờ làm việcđầy đủ, rõ ràng

• Nhược điểm: không có phần tổng quan nghiên cứu đề tài nên bố cục khóa luận chỉ

có 3 chương, đánh giá về ưu nhược điểm vẫn còn sơ sài

- Hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lươngtrong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC(Phạm Hùng Hiệp- Học viện tài chính)

• Ưu điểm: đủ nội dung cơ bản về quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản tríchtheo lương đặc biệt là phần cơ sở lý luận, thực trạng quy trình kiểm toán tiền lương

và các khoản trích theo lương nêu rõ ràng, thủ tục kiểm tra chi tiết đầy đủ

• Nhược điểm: không có tổng quan nghiên cứu đề tài, nêu quá nhiều ưu điểm màkhông tập trung vào hạn chế, tồn tại Phương hướng đề xuất giải pháp còn ít

- Quy trình kiểm toán tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tàichính được thực hiện bởi Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội (Bùi Bích Nga- ĐHKinh tế quốc dân)

• Ưu điểm: cơ bản nêu được nội dung quy trình kiểm toán tiền lương và các khoảntrích theo lương tại công ty khách hàng Đề xuất giải pháp khá đầy đủ, khắc phụcđược hạn chế tồn tại

• Nhược điểm: số liệu thu thập từ đơn vị khách hàng đã quá cũ, không được cập nhật,cách trình bày các ý còn chưa rõ ràng từng phần

Trang 6

- Hoàn thiện thủ tục kiểm tra chi tiết trong kiểm toán khoản mục tiền lương

và các khoản trích theo lương tại Công ty Dịch vụ tư vấn Tài chính kế toán và kiểmtoán (Phạm Thị Thanh- Học viện tài chính)

• Ưu điểm: tập trung trình bày thủ tục kiểm tra chi tiết chứ không phải cả quy trìnhkiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương, giấy tờ làm việc thểhiện rõ việc thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết, số liệu cập nhật, rõ ràng

• Nhược điểm: chưa nêu rõ được vấn đề để góp phần hoàn thiện thủ tục kiểm tra chitiết tại công ty khách hàng, giải pháp chưa phù hợp và cụ thể với tồn tại

- Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương

trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thựchiện (Phạm Thị Hồng Hạnh- ĐH Ngoại thương HN)

• Ưu điểm: trình bày đầy đủ nội dung kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoảntrích theo lương tại 2 công ty khách hàng, quy trình kiểm toán được thiết kế khoahọc, mẫu giấy tờ làm việc cụ thể, linh hoạt, có nhiều biểu đồ minh họa thể hiện rõviệc thực hiện các thủ tục kiểm soát, có sự so sánh và đưa ra kết luận chung sau khithực hiện kiểm toán tại 2 công ty khách hàng, phương hướng giải pháp chi tiết

• Nhược điểm: trình bày quá kỹ về thông tin của Công ty TNHH Ernst & Young ViệtNam mặc dù điều này là không cần thiết

Còn rất nhiều các đề tài khác cũng tham gia nghiên cứu về khoản mục tiềnlương và các khoản trích theo lương hay còn gọi là chu trình tiền lương- nhân viêntại các Công ty kiểm toán Nhà nước và Công ty kiểm toán độc lập mà em khôngliệt kê ra hết được Trên đây là những đề tài mà em sử dụng để tham khảo trong quátrình nghiên cứu Tất cả các đề tài này nhìn chung đều khẳng định vai trò quantrọng của kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong quátrình kiểm toán Báo cáo tài chính

CHƯƠNG II: Cơ sở lý luận của kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH

Kiểm toán AVICO thực hiện

Trang 7

2.1 Đặc điểm về khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương:

2.1.1 Đặc điểm ghi nhận trình bày khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương

Tiền lương bản chất là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền màdoanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượngcông việc mà người lao động thực hiện nhằm bù đắp hao phí về sức lao động đã bỏ

ra trong quá trình sản xuất kinh doanh Tiền lương còn là nguồn thu nhập chủ yếucủa người lao động, các doanh nghiệp sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế đểkhuyến khích tinh thần tích cực lao động, là nhân tố góp phần làm tăng năng suấtlao động

Tiền lương của một doanh nghiệp bao gồm lương nhân viên hành chính,lương hưởng theo giờ lao động/ sản lượng công việc thực tế, các khoản thưởng, hoahồng, các khoản phúc lợi và các khoản trích theo lương theo quy định hiện hành củapháp luật hoặc sự thỏa thuận của đôi bên như bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn,bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân

Các khoản trích theo lương này là các khoản được trích theo lương do đó tiềnlương là căn cứ để tính ra các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phícông đoàn theo tỷ lệ qui định trong qui chế quản lý tài chính kế toán Theo chế độhiện hành của Việt Nam năm 2015 thì:

* Bảo hiểm xã hội: được trích 26% tổng số tiền lương phải trả cho người lao

động, 18% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của đối tượng sử dụng laođộng, còn lại 8% người lao động nộp trực tiếp đóng góp (trừ vào lương khi thanhtoán tiền lương) Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành để trợ cấp cho người laođộng tham gia đóng góp bảo hiểm trong các trường hợp: trợ cấp ốm đau, thai sản;trợ cấp tai nạn lao động; trợ cấp bệnh nghề nghiệp; trợ cấp hưu trí, mất sức laođộng; trợ cập tiền mất khi người lao động bị chết và chỉ cho công tác quản lý bảohiểm xã hội Bảo hiểm xã hội sau khi trích phải nộp cho cơ quan quản lý quỹ cấptrên Doanh nghiệp chỉ được trả trực tiếp bảo hiểm xã hội cho người lao động trongthời gian nghỉ ốm đau, thai sản trên cơ sở các chứng từ hợp pháp, hợp lệ Cuốitháng doanh nghiệp giải quyết toán số đã chi với cơ quan cấp trên

Trang 8

* Bảo hiểm y tế: được hình thành từ việc trích 4,5 % tổng số tiền lương phải

trả để thanh toán cho người lao động các khoản tiền khám chữa bệnh, tiền thuốc vàviện phí khi họ bị dốm đau hoặc sinh đẻ, 3% được tính vào chi phí sản xuất kinhdoanh của đối tượng sử dụng lao động, 1,5% người lao động trực tiếp đóng góp (trừvào lương khi thanh toán tiền lương) Toàn bộ số tiền trích bảo hiểm y tế được nộpcho cơ quan quản lý quỹ để thanh toán cho người lao động thông qua mạng lưới y tế

cơ sở

* Kinh phí công đoàn: hình thành bằng việc trích 2% tổng số tiền lương phải

trả cho người lao động trong doanh nghiệp Toàn bộ số tiền trích lập quỹ công đoànđược tính vào chi phí sản xuất của các đối tượng sử dụng lao động Số tiền nộp quỹcông đoàn một phần được để lại cho doanh nghiệp chi tiêu các hoạt động công đoàn

và một phần được nộp vào quỹ công đoàn cấp trên

* Bảo hiểm thất nghiệp: hình thành bằng việc trích 1% tổng số tiền lương

phải trả cho người lao động trong doanh nghiệp, 1% tính vào chi phí sản xuất kinhdoanh của đối tượng sử dụng lao động

* Thuế thu nhập cá nhân: Theo luật thuế thu nhập cá nhân, các khoản thu

nhập phải khấu trừ tính thuế thu nhập cá nhân: thu nhập từ tiền lương, thu nhập từđầu tư vốn, từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập từ cáchình thức trúng thưởng, thu nhập từ bản quyền

2.1.2 Phân loại tiền lương:

2.1.2.1 Phân loại theo tính chất tiền lương:

Bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ và phụ cấp lương

- Tiền lương chính: tiền lương phải trả cho người lao động trong thời giantrực tiếp làm việc như tiền lương cấp bậc, thưởng

- Tiền lương phụ: tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tếkhông làm việc nhưng chế độ được hưởng lương quy định như nghỉ phép, lễ tết, hộihọp

- Phụ cấp lương: trả cho người lao động trong thời gian làm đếm, làm thêmgiờ hoặc làm trong môi trường độc hại

2.1.2.2 Phân loại theo chức năng tiền lương:

Trang 9

- Tiền lương trực tiếp: là tiền lương trả cho người lao động trực tiếp sản xuấthay cung ứng dịch vụ.

- Tiền lương gián tiếp: là tiền lương trả cho người lao động tham gia giántiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

2.1.2.3 Phân loại theo đối tượng trả lương:

- Tiền lương trực tiếp: là tiền lương trả cho công nhân viên đối tượng thựchiện chức năng trực tiếp sản xuất

- Tiền lương bán hàng: là tiền lương trả cho các đối tượng thực hiện chứcnăng bán hàng

- Tiền lương quản lý: là tiền lương trả cho các đối tượng thực hiện chứcnăng quản lý

2.1.2.4 Phân loại theo hình thức trả lương

+ Tiền lương trả theo thời gian: là tiền lương được trả căn cứ vào trình độ kỹthuật và thời gian làm việc của công nhân theo tháng, tuần, ngày, giờ Có hình thứctính tiền lương đơn giản theo suất lương cao hay thấp và thời gian làm dài hay ngắnquyết định; lại có hình thức tính tiền lương kết hợp giữa thời gian với tiền khenthưởng khi đạt hoặc vượt chỉ tiêu chất lượng và số lượng

+ Tiền lương trả theo sản phẩm: là việc trả lương cho công nhân (nhóm công

nhân) theo chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm sản xuất ra (đơn vị tính làchiếc, kg, tấn, mét ), khối lượng công việc hoặc dịch vụ đã hoàn thành

+ Tiền lương trả khoán: cũng là một trong những hình thức trả lương theosản phẩm, áp dụng cho những công việc không thể định mức cho từng chi tiết, bộphận công việc mà thường giao khối lượng công việc tổng hợp và phải hoàn thànhtrong một thời gian nhất định

2.1.3 Nguyên tắc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương

* Chứng từ hạch toán:

+ Chứng từ theo dõi thời gian lao động: Bảng chấm công

+ Chứng từ theo dõi kết quả lao động gồm : phiếu xác nhận sản phẩm hoặccông việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán sử dụng trong trường hợp giao khoáncông việc

Trang 10

+ Các chứng từ khác có liên quan như giấy nghỉ phép, biên bản ngừngviệc…

Tất cả các chứng từ này phải được kế toán kiểm tra trước khi tính lương,thưởng và phải đảm bảo được các yêu cầu của chứng từ kế toán

- Chứng từ để thanh toán lương và phụ cấp cho người lao động là : bảngthanh toán tiền lương và tương ứng với bảng chấm công

- Sổ cái các tài khoản 334, 338, 622, 627, 641, 642 là sổ kế toán tổng hợpdùng để theo dõi sự biến động của việc phát sinh lương và chi phí tiền lương củadoanh nghiệp

Trang 11

BHXH phải trả cho NLĐ Tiền thưởng từ quĩ khen thưởng phải trả cho NLĐ

Khấu trừ khoản phải thu khác

Khấu trừ khoản tạm ứng thừa

TL, thưởng phải trả cho NVQLDN

TL, thưởng phải trả cho NV bán hàng

TL, tiền thưởng phải trả cho NVPX

TL, thưởng phải trả cho LĐTT

TK 335

Thu hộ cho cơ quan khác hoặc giữ hộ NLĐ

Trích trướcTLNP TLNP thực tế phải trả cho LĐTT

Sơ đồ 2.1:Hạch toán tổng hợp thanh toán với người lao động

* Sơ đồ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương:

Trang 12

Nhận tiền cấp bù của BHXH Trích theo TL của NLĐ trừ vào thu nhập của họ

BHXH phải trả cho NLĐ trong doanh nghiệp

Chi tiêu KPCĐ tại doanh nghiệp

Trích theo TL của NVQLDN tính vào chi phí Trích theo TL của NV bán hàng tính vào chi phí Trích theo TL của NVPX tính vào chi phí

Trích theo TL của LĐTT tính vào chi phí

TK 3382,3383,3384

Sơ đồ 2.2: Hạch toán tổng hợp quĩ BHXH, BHYT, KPCĐ

2.1.4 Vai trò, chức năng của tiền lương và các khoản trích theo lương

Chức năng của chu trình tiền lương bao gồm thuê mướn và tuyển dụng nhânviên; phê duyệt mức lương, bậc lương và sự thay đổi trong mức lương và bậclương; theo dõi và tính toán thời gian lao động, khối lượng công việc, sản phấmhoàn thành của nhân viên; tính toán tiền lương và lập bảng thanh toán tiền lương;

Trang 13

ghi chép sổ sách tiền lương; thanh toán tiền lương và bảo đảm số lương chưa thanhtoán.

- Thuê mướn và tuyển dụng nhân viên: tuyển dụng và thuê mướn nhân viên

được thực hiện bởi bộ phận nhân sự Tất cả các trường hợp tuyển dụng và thuêmướn đều được ghi chép trên một bản báo cáo do Ban quản lý phê duyệt Báo cáonày cần chỉ rõ về phân công vị trí và trách nhiệm công việc, mức lương khởi điểm,các khoản thưởng, các khoản phúc lợi và các khoản khấu trừ Bản báo cáo này sẽđược lập thành hai bản, một bản dùng để vào sổ nhân sự và hồ sơ nhân viên và lưu

ở phòng nhân sự Bản còn lại được gửi xuống phòng kế toán để kế toán tiền lươnglàm căn cứ tính lương

Việc phân chia tách bạch giữa các chức năng nhân sự với các chức năngthanh toán tiền lương là hết sức cần thiết nhằm kiểm soát rủi ro trong việc thanhtoán cho những nhân viên khống Bởi vì chỉ có phòng nhân sự mới có điều kiện đểđưa thêm danh sách các nhân viên vào sổ nhân sự và chỉ có phòng kế toán tiềnlương mới có điều kiện tiến hành thanh toán lương cho người lao động Nên việctách bạch trách nhiệm này sẽ hạn chế nhân viên của bộ phận nhân sự làm các hồ sơnhân sự giả tạo, đồng thời các nhân viên của bộ phận tiền lương chỉ có thể thanhtoán cho những ai có tên trong danh sách của sổ nhân sự với các mức lương đãđược ấn định cụ thể Sự kết hợp của hai chức năng này lại một sẽ tạo điều kiện đểgian lận và sai phạm nảy sinh

- Phê duyệt thay đổi mức lương, bậc lương, thưởng và các khoản phúc lợi:

Những thay đổi mức lương, bậc lương và các khoản liên quan thường xảy ra khinhân viên được thăng chức, thuyên chuyển công tác hoặc tăng bậc tay nghề … Khi

đó quản đốc hoặc đốc công sẽ đề xuất với ban quản lý về sự thay đổi mức lươnghoặc bậc lương cho cấp dưới của họ Tuy nhiên tất cả các sự thay đổi đó đều phảiđược kí duyệt bới phòng nhân sự hoặc hoặc người có thẩm quyền trước khi ghi vào

sổ nhân sự Việc kiểm soát đối với những thay đổi này nhằm đảm bảo tính chínhxác về các khoản thanh toán lương

Trang 14

Bộ phận nhân sự cũng cần phải công bố những trường hợp đã mãn hạn hợpđồng hoặc bị đuổi việc hoặc thôi việc nhằm tránh tình trạng những nhân viên đã rờikhỏi công ty rồi nhưng vẫn được tính lương.

- Theo dõi và tính toán thời gian lao động và khối lượng công việc, sản

phẩm hoặc lao vụ hoàn thành: Việc ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác số ngày

công, giờ công làm việc thực tế hoặc ngừng sản xuất, nghỉ việc và số lượng côngviệc/ lao vụ hoàn thành của từng người lao động, từng đơn vị sản xuất, từng phòngban trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong quản lý lao động tiền lương Đâychính là căn cứ dùng để tính lương, thưởng và các khoản trích trên tiền lương chonhân viên

Đối với các doanh nghiệp áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam thì chứng từ banđầu được sử dụng để hạch toán thời gian lao động và khối lượng công việc/lao vụhoàn thành là Bảng chấm công ( Mẫu số 02-LĐTL-Chế độ chứng từ kế toán) vàphiếu xác nhận sản phẩm hoặc lao vụ hoàn thành ( Mẫu số 06-LĐTL-Chế độ chứng

từ kế toán), Hợp đồng giao khoán ( Mẫu số 08-LĐTL-Chế độ chứng từ kế toán).Ngoài ra, doanh nghiệp còn sử dụng các chứng từ khác có liên quan như thẻ thờigian, giấy chứng nhận nghỉ ốm, thai sản, hoặc nghỉ phép để làm căn cứ tính lương

và các khoản trích theo lương

Thông thường, bảng chấm công được lập riêng cho từng bộ phận ( sản xuất,phòng, ban, tổ, nhóm …) và dùng cho một kỳ thanh toán (thường là một tháng).Mọi thời gian thực tế làm việc, nghỉ việc, vắng mặt của người lao động đều đượcghi chép vào bảng chấm công Người giám sát ( đốc công, quản đốc, đội trưởng …)của bộ phận thực hiện công tác chấm công cho nhân viên của mình căn cứ vào sốlao động vắng mặt, có mặt đầu ngày làm việc ở đơn vị mình Bảng chấm công phải

để ở một địa điểm công khai để người lao động có thể giám sát thời gian lao độngcủa mình

Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc lao vụ hoàn thành là chứng từ xác nhận sốsản phẩm hoặc lao vụ hoàn thành của đơn vị, cá nhân người lao động Do ngườigiao việc lập, phải có đầy đủ chữ ký của người giao việc, người nhận việc và người

Trang 15

kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc lao vụ và người phê duyệt Phiếu được chuyểncho kế toán tiền lương để tính lương.

Hợp đồng giao khoán là bản ký kết giữa hai người giao khoán và người nhậnkhoán về một lượng công việc cụ thể, thời gian làm việc, trách nhiệm và quyền lợicủa mỗi bên khi thực hiện hợp đồng Chứng từ chính là cơ sở để thanh toán lương

Thẻ thời gian là hình thức được sử dụng phổ biến bởi doanh nghiệp ở cácnước phát triển nhằm ghi nhận thời gian từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc mỗi ngàycủa nhân viên Hình thức này cũng đã bắt đầu được vận dụng ở các doanh nghiệpliên doanh và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong những nămgần đây Tất cả các thẻ thời gian của các nhân viên phái được theo dõi giám sát bởimột nhân viên độc lập hoặc bằng hệ thống thông tin tự động và phải báo cáo tìnhhình thẻ theo tuần Để đo thời gian mà người lao động thực tế làm thì một số công

ty đã dùng đồng hồ điện tử tự động đo bằng việc khi nhân viên tới làm việc đầu giờphải đưa thẻ vào máy và khi kết thúc ra về thì rút thẻ ra Tuy nhiên với hình thứcnày thì có thể gây ra tình trạng gian lận thời gian bằng cách một nhân viên nào đóđưa thẻ váo máy đo thời gian nhưng lại không thực tế làm việc tại cơ quan mà lạilàm việc riêng của mình ở đâu đó, sau đó, cuối giờ làm việc thì đến rút thẻ ra chonên phải giám sát chặt chẽ thì mới kiểm soát được tình hình này Thẻ thời gian phảiđược kí duyệt bởi người giám sát tại bộ phận hoạt động trước khi gửi đi phòng kếtoán để tính lương

Tất cả các trường hợp ngừng sản xuất, ngừng việc đều phải có biên bảnngừng sản xuất, ngừng việc để phản ánh rõ tình thình về thời gian kéo dài, thiệt hạigây ra và những nguyên nhân để làm căn cứ tính lương và xử lý thiệt hại

Ngoài ra các trường hợp do đau ốm, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp đều cần phải có phiếu nghỉ ốm, phiếu nghỉ thai sản hoặc có phiếu xác nhậntai nạn lao động và được chứng nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền để làm căn cứghi vào bảng chấm công theo ký hiệu riêng

- Tính lương và lập bảng lương: Căn cứ vào các chứng từ theo dõi thời gian

lao động và kết quả công việc, sản phẩm hoặc lao vụ hoàn thành cũng như cácchứng từ liên quan gửi từ bộ phận hoạt động tới bộ phận kế toán tiền lương, kế toán

Trang 16

tiền lương kiểm tra tất cả các chứng từ thì kế toán tiến hành tính lương, thưởng, phụcấp và các khoản khấu trừ bằng việc bằng việc lấy số thời gian lao động thực tếhoặc khối lượng công việc, sản phấm hoặc lao vụ hoàn thành nhân với mức lươnghoặc bậc lương hoặc đơn giá đã được phê duyệt bởi phòng nhân sự cho từng ngườilao động, từng bộ phận Các khoản trích theo lương như bảo hiếm xã hội, bảo hiểm

y tế, kinh phí công đoàn và thuế thu nhập cá nhân… đều phải được tính dựa trên cácqui định của pháp luật hiện hành hoặc thỏa thuận giữa người sử dụng lao động vàngười lao động

Sau khi tính toán xong thì kế toán phải lập thành các bảng thanh toán tiềnlương, bảng thanh toán tiền thưởng ( mẫu số 02 và 03 – LĐTL – Chế độ chứng từ

kế toán) để làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp và thưởng cho người laođộng Bên cạnh đó kế toán cũng phải lập bảng kê khai các khoản phải trả phải nộp

về các khoản trích theo tiền lương Đồng thời nó cũng chính là cơ sở để kiểm traviệc thanh toán lương cho người lao động và thanh toán nghĩa vụ với các cơ quanchức năng

Trong quá trình lập các bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho ngườilao động thì kế toán phải tiến hành phân loại tiền lương, tiền thưởng phải trả chotừng nhóm người lao động theo bộ phận sử dụng lao động và chức năng của ngườilao động như lao động trực tiếp , lao động phục vụ quản lý ở bộ phận sản xuất, laođộng phục vụ bán hàng hay lao động phòng ban để làm căn cứ phân bổ tiền lương,thưởng vào chi phí kinh doanh một cách hợp lý và đúng đắn

- Ghi chép sổ sách: Trên cơ sở các bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng

và các chứng từ gốc đính kèm, kế toán tiến hành vào Sổ nhật ký tiền lương Định

kỳ, Sổ nhật ký tiền lương sẽ được kết chuyển sang Sổ Cái Đồng thời việc vào sổ,

kế toán tiền lương viết các phiếu chi hoặc séc chi lương dựa vào bảng thanh toántiền lương, tiền thưởng kèm theo và gửi các phiếu chi hoặc séc chi kèm theo bảngthanh toán tiền lương cho thủ quỹ sau khi đã được duyệt bởi người có thẩm quyền(kế toán trưởng, giám đốc tài chính …)

- Thanh toán tiền lương và đảm bảo những khoản lương chưa được thanh

toán: Khi thủ quĩ nhận được phiếu chi hoặc séc chi lương kèm theo bảng thanh toán

Trang 17

tiền lương, tiền thưởng Các phiếu chi hoặc séc chi lương phải được kí duyệt bởingười mà không trực tiếp tính toán tiền lương hay vào sổ sách kế toán tiền lương.Sau khi thủ quĩ kiểm tra xong phiếu chi hoặc séc chi lương thì tiến hành chi lươngcho nhân viên và yêu cầu người nhận kí nhận vào phiếu chi hoặc séc chi đồng thờithủ quĩ phải được đánh số theo thứ tự cho mỗi chu trình thanh toán

2.1.5 Kiểm soát nội bộ khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương

Kiểm soát nội bộ khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương nhằmngăn chặn các gian lận thường xảy ra như: thanh toán tiền lương cho nhân viênkhông có thực, vẫn thanh toán lương cho nhân viên khi nhân viên đã nghỉ việc; việcđảm bảo hoàn thành một khối lượng công việc ghi chép và tính toán rất lớn trongthời gian ngắn để có thể thanh toán kịp thời và chính xác tiền lương cho nhân viênhay như phải tuân thủ các văn bản pháp lý về lao động và tiền lương

Thủ tục kiểm soát nội bộ:

- Kiểm soát chi phí tiền lương bằng cách kế toán tổng hợp, so sánh chi phítiền lương thực với dự toán và báo cáo cho nhà quản lý dựa trên các dự toán chi phítiền lương của các bộ phận phòng ban đã lập

- Tổ chức nghiêm túc công tác ghi chép và lập báo cáo cho cơ quan chứcnăng của Nhà nước theo các quy định về lao động, tiền lương và các khoản tríchtheo lương

- Có sự phân công trách nhiệm giữa các chức năng để giảm bớt khả năng saiphạm như tuyển dụng nhân sự, theo dõi hợp đồng lao động; quản lý lao động vàchấm công; tính lương và các khoản khấu trừ lương; phát lương cho người laođộng

- Kiểm soát quá trình lập bảng chấm công và các tài liệu liên quan đến việctính lương: lập các chứng từ ban đầu: thẻ bấm giờ, bảng chấm công, bảng theo dõilao động; kiểm tra đầy đủ của các chứng từ về tiền lương

- Kiểm soát quá trình tính lương và các khoản khấu trừ: ban hành chính sáchlương rõ rang, phân công người có thẩm quyền phê duyệt các thay đổi trong chínhsách tính lương, phê duyệt bảng lương

Trang 18

- Kiểm tra độc lập các công việc thực hiện: kiểm tra quy trình tuyển dụng, kýhợp đồng lao động, chấm công, tính lương; đối chiếu số liệu giữa các phòng bannhằm phát hiện kịp thời các sai phạm.

Trang 19

2.1.6 Những khả năng sai phạm liên quan đến khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương

Tiền lương là một lĩnh vực có thể xảy ra các hình thức gian lận của nhân viênlàm cho một lượng tiền lớn của công ty bị sử dụng kém hiệu quả hoặc thất thoát như:

-Khai khống nhân viên: là hành vi thanh toán cho người lao động không làm việc ở đơn vị hoặc đã chấm dứt hợp đồng, không còn làm việc ở đơn vị nữa

-Khai khống thời gian làm việc: là hành vi ghi sổ số giờ làm việc nhiều hơn thực tế

-Hành vi tính toán bảng lương không chính xác nếu người lập bảng lương cũng phụ trách việc phát lương cho nhân viên

-Hành vi sai phạm về quy chế lao động và tiền lương như: quy trình tuyển dụng lao động không đúng, hợp đồng lao động ký sai, xác định mức lương, hệ số lương, đơn giá lương, thời điểm tăng lương không đúng quy định hoặc thay đổi các hình thức hợp đồng để trốn tránh các nghĩa vụ với người lao động được quy định tạicác văn bản luật như luật lao động, luật BHXH

-Bảng chấm công và bảng thanh toán lương không đầy đủ chữ ký của người nhận, của kế toán, có hiện tượng ký nhận hộ

-Quyết toán lương chưa kịp thời, thanh toán lương chậm, xuất hiện những bất thường về tiền lương của Ban lãnh đạo doanh nghiệp

2.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương

Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương làgiúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng khoảnmục tiền lương và các khoản trích theo lương trên Báo cáo tài chính có độc lập trên

cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủpháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính trên cáckhía cạnh trọng yếu hay không

Một số mục tiêu kiểm toán là: sự hiện hữu; quyền và nghĩa vụ; sự trọn vẹn(đầy đủ); sự đánh giá; phân loại và trình bày

Trang 20

- Mục tiêu hiện hữu, nghĩa vụ: là việc xác minh tính có thật của số tiền trên khoản

mục tiền lương và các khoản trích theo lương được ghi chép trong sổ sách và báocáo Có thể xem mục tiêu này là hướng tới tính đúng đắn về nội dung kinh tế của nótrong quan hệ với các nghiệp vụ, các bộ phận cấu thành

- Mục tiêu trọn vẹn: là hướng xác minh sự đầy đủ về thành phần (nội dung) cấu

thành số tiền ghi trên các khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương

- Mục tiêu đánh giá: là những giá trị đã ghi chép về các nghiệp vụ tiền lương hợp lệ

là đúng Nhiều khi giá trị của các nghiệp vụ về tiền lương được phản ánh, ghi chépmột cách không chính xác do một số nguyên nhân khác nhau Tất cả các sai phạm

về tính giá trong các nghiệp vụ tiền lương đều dẫn đến làm tăng hoặc làm giảm hơn

so với thực tế đối với số chi phí tiền lương và số tiền lương phải thanh toán chocông nhân viên và những tài sản khác

- Mục tiêu phân loại và trình bày: việc xác minh xem các khoản chi phí tiền lương

và thanh toán cho nhân viên được cộng dồn chính xác, thống nhất với sổ cái và các

sổ chi tiết với BCTC không

- Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: bổ sung cho cam kết về quyền và nghĩa vụ giữa người

sử dụng lao động và người lao động cũng như những quyền lợi và nghĩa vụ củadoanh nghiệp phải thực hiện đối với các cơ quan chức năng liên quan

2.3 Quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương: 2.3.1 Lập chương trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương:

Trước khi lập chương trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoảntrích theo lương, kiểm toán viên cần thực hiện các công việc: thu thập hiểu biết vềngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán, hệthống kiểm soát nội bộ và các bên liên quan để đánh giá rủi ro và lên kế hoạch kiểmtoán Trong giai đoạn này kiểm toán viên đánh giá khả năng có những sai sót trọngyếu, đưa ra đánh giá ban đầu về mức trọng yếu và thực hiện các thủ tục phân tích đểxác định thời gian cần thiết thực hiện cuộc kiểm toán và việc mở rộng các thủ tụckiểm toán cần thiết khác

Việc am hiểu về công việc kinh doanh, ngành kinh doanh của khách hàng vàkiến thức về các mặt hoạt động của công ty là cần thiết cho việc thực hiện kiểm

Trang 21

toán đầy đủ Sự thu thập thông tin cơ sở về khách hàng được thực hiện bằng nhiềucách trong đó có cách chủ yếu là thu thập kiến thức về ngành nghề kinh doanh vàcông việc kinh doanh của khách hàng, xem xét lại kết quả cuộc kiểm toán trước và

hồ sơ kiểm toán chung, tham quan nhà xưởng, nhận diện các bên hữu quan, đánhgiá nhu cầu chuyên gia bên ngoài

Đối với kiểm toán chu trình tiền lương kiểm toán viên tìm hiểu về chính sáchtiền lương của đơn vị, chính sách tuyển dụng, các quy chế lao động cũng như việcchấm dứt hợp đồng lao động của đơn vị khách hàng, mô tả chu trình tiền lương vàphải trả người lao động Bên cạnh đó, KTV cần chú trọng vào sự phê duyệt lương,quyết định tăng lương cũng như sự phân tách trách nhiệm giữa các phòng ban đặcbiệt là phòng tổ chức lao động và phòng kế toán

Thu thập thông tin nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Việc thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng giúp choKTV nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạtđộng kinh doanh của khách hàng, những thông tin này được thu thập trong quá trìnhtiếp xúc với Ban giám đốc công ty khách hàng bao gồm: giấy phép thành lập vàđiều lệ công ty, các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra củanăm hiện hành hay trong vài năm trước, biên bản các cuộc họp cổ động, Hội đồngquản trị và Ban giám đốc, các hợp đồng và cam kết quan trọng

Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính

Việc này giúp KTV phát hiện ra sự tồn tại của các sự kiện, hệ số tài chính và

xu hướng bất thường, giúp xác định được sai sót trọng yếu Phân tích báo cáo tàichính gồm: phân tích biến động bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinhdoanh trước kiểm toán, phân tích hệ số và đánh giá vùng có khả năng sai sót trọngyếu KTV thực hiện các thủ tục phân tích: phân tích ngang và phân tích dọc Cụ thể,

trong khoản mục tiền lương, mục tiêu của việc thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ lànhằm đảm bảo chi phí tiền lương là hợp lý

Khi phân tích và đánh giá tổng quát về khoản mục tiền lương, KTV có thểxây dựng và phân tích các mối quan hệ giữa các dữ liệu KTV lựa chọn ra một vàikhoản mục rồi đem so sánh với các khoản mục tương ứng từ những năm trước đó

Trang 22

hoặc so sánh với các khoản mục khác trong cùng kỳ hạch toán Để phát hiện nhữngsai phạm của các tài khoản chi tiền lương thông qua những biến động bất thường thìkiểm toán viên có thể tiến hành so sánh số liệu của các tài khoản chi phí liên quanđến tiền lương giữa kì này với kì kế toán trước.Tuy nhiên khi so sánh giữa các kì kếtoán, KTV cần phải tính đến sự thay đổi của khối lượng công việc hoàn thành vàcủa quĩ lương cho phép giữa các kỳ kế toán.

Việc so sánh số dư trên các tài khoản chi tiết về BHXH, BHYT, và KPCĐcủa kỳ này so với các kỳ trước sẽ giúp KTV phát hiện ra những sai phạm về khoảntrích theo tiền lương của doanh nghiệp Mặt khác, KTV cũng có thể xem xét và đem

so sánh giữa sự biến động của tiền lương và sự biến động của các khoản trích theoxem có hợp lý không

Đánh giá chung về hệ thống KSNB và trao đổi với Ban Giám đốc về gian lận

Kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của kháchhàng để lập kế hoạch tổng thể và chơng trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả.Kiểm toán viên phải sử dụng khả năng xét đoán chuyên môn của mình để đánh giárủi ro kiểm soát và xác định các thủ tục kiểm toán nhằm giảm rủi ro kiểm toánxuống mức thấp nhất có thể chấp nhận được Sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống kếtoán và hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ giúp cho kiểm toán viên xây dựng cách tiếpcận kiểm toán có hiệu quả Cụ thể, KTV cần tìm hiểu các thông tin về: môi trườngkiểm soát, yếu tố thông tin và truyền thông, các thủ tục kiểm soát, giám sát việcthực hiện các công việc từ khâu tuyển dụng, theo dõi lao động, ghi chép và tínhlương

Xác định mức trọng yếu và rủi ro

Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải xem xét đến các nhân tố có thể làmphát sinh những sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính Đánh giá của kiểm toánviên về mức trọng yếu liên quan đến số dư cuối kì của các khoản mục sẽ giúp kiểmtoán viên lựa chọn các thủ tục kiểm toán thích hợp

- Đánh giá tính trọng yếu: Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV

phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của báo cáo tài chính cóthể chấp nhận được Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu sẽ giúp cho kiểm

Trang 23

toán viên trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp hơn Nếu KTV xácđịnh mức trọng yếu là thấp nghĩa là mức sai sót có thể chấp nhận được phải thấpnhư vậy số lượng bằng chứng kiểm toán cần phải thu thập được sẽ nhiều hơn trongtrường hợp KTV xác định mức trọng yếu cao hơn.

Tiền lương và các khoản trích theo lương là khoản mục quan trọng trên báocáo tài chính, tùy từng đối tượng, kinh nghiệm phán xét nghề nghiệp của KTV màviệc đánh giá mức độ trọng yếu cho khoản mục tiền lương phụ thuộc vào:

+ Qui mô của tiền lương, các khoản trích theo lương và các tỷ trọng của nóchiếm trong tổng chi phí sản xuất

+ Sự xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên: thông thường, KTV phân bổmức trọng yếu cho khoản mục tiền lương theo doanh thu hoặc giá vốn

- Đánh giá rủi ro: Do sự giới hạn của chọn mẫu kiểm toán và việc phát hiện

ra các sai phạm cùng với những gian lận được che dấu kỹ là rất khó khăn nên kiểmtoán viên không thể phát hiện ra tất cả các sai sót trọng yếu trên Báo cáo tài chính

Vì vậy luôn có rủi ro kiểm toán ngay cả khi kiểm toán viên tuân thủ các chuẩn mựckiểm toán đã được chấp nhận chung Việc đưa ra mức rủi ro kiểm toán mong muốn

có ý nghĩa quan trọng đối với giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nói riêng và toàn bộcông tác kiểm toán nói chung

Trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và ngượcchiều nhau, nghĩa là mức trọng yếu càng cao thì mức rủi ro càng thấp và ngược lại.Nếu mức độ trọng yếu có thể chấp nhận được tăng lên thì mức rủi ro kiểm toán sẽgiảm xuống, vì khi giá trị sai sót có thể bỏ qua tăng lên thì khả năng xảy ra sai sót

đó sẽ giảm xuống Ngược lại, có thể giảm mức độ trọng yếu có thể chấp nhận, rủi rokiểm toán sẽ tăng lên Trọng yếu và rủi ro đều có tác động đến lượng bằng chứngcần thu thập Khi kiểm toán viên ước lượng mức độ trọng yếu càng thấp và rủi rocàng cao thì lượng bằng chứng cần thu thập càng nhiều và ngược lại

Thiết kế chương trình kiểm toán

KTV cần thiết kế chương trình kiểm toán của kiểm toán khoản mục tiềnlương bao gồm 3 phần: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích và trắc nghiệmtrực tiếp các số dư Việc thiết kế các loại hình trắc nghiệm này đều gồm bốn nội

Trang 24

dung: xác định thủ tục kiểm toán, qui mô mẫu chọn, khoản mục được chọn và thờigian thực hiện.

• Thiết kế trắc nghiệm công việc

Các thủ tục kiểm toán của trắc nghiệm công việc thường tuân theo phương

pháp luận bốn bước:

- Cụ thể hóa các mục tiêu KSNB cho khoản mục tiền lương

- Nhận diện các quá trình kiểm soán đặc thù có tác dụng làm giảm rủi ro kiểm soátcủa từng mục tiêu KSNB trong chu trình tiền lương

- Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát đối với từng quá trình kiểm soát đặc thù nói trên

- Thiết kế các trắc nghiệm công việc cho từng mục tiêu KSNB có xét đến nhược điểmcủa hệ thống KSNB và kết quả ước tính của thử nghiệm kiểm soát

Qui mô mẫu chọn trong trắc nghiệm này được xác định thông qua phương

pháp chọn mẫu thống kê được sử dụng để ước tính tỉ lệ của phần tử trong một tổngthể có chứa một đặc điểm hay thuộc tính được quan tâm

Khoản mục được chọn là phần tử mang tính đại diện cao ( như tiền lương của

một tháng nào đó hay tiền lương của một bộ phận nào đó)

Thời gian thực hiện được tiến hành vào thời điểm giữa năm hoặc cuối năm

tài chính

• Thiết kế trắc nghiệm phân tích

Các thủ tục kiểm toán của trắc nghiệm phân tích là:

- Xác định số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng cần được kiểm tra

- Tính toán giá trị ước tính chi phí lương thông qua số lượng nhân viên vàtiền lương trung bình của một công nhân theo hợp đồng lao động và chính sách trợcấp cho nhân viên

- Xác định giá trị chênh lệch trọng yếu

- Đánh giá kết quả kiểm tra

• Thiết kế trắc nghiệm trực tiếp số dư

Trước tiên là đánh giá tính trọng yếu và rủi ro cố hữu với khoản mục phải trảcông nhân viên: thông qua việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu và phân bổ ước

Trang 25

lượng này cho khoản mục phải trả công nhân viên trên Báo cáo tài chính, KTV sẽxác định được sai số có thể chấp nhận được cho khoản mục này Bên cạnh đó, rủi ro

cố hữu của khoản mục tiền lương là tương đối và phụ thuộc vào chính sách lương,bản chất kinh doanh của doanh nghiệp nên nếu rủi ro này cao thì số lượng bằngchứng thu thập càng nhiều và trắc nghiệm trực tiếp số dư càng được mở rộng Sau

đó là đánh giá rủi ro kiểm soát, xem xét tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộkhoản mục tiền lương

Dự đoán kết quả của trắc nghiệm công việc và trắc nghiệm phân tích để thiết

kế trắc nghiệm trực tiếp số dư

Các thủ tục kiểm toán trong phần này mang tính chủ quan và đòi hỏi những

phán xét nghề nghiệp quan trọng do đó tùy thuộc vào kết quả của trắc nghiệm côngviệc và trắc nghiệm phân tích và điều kiện cụ thể mà KTV thiết kế trắc nghiệm trựctiếp số dư của chu trình tiền lương

Qui mô mẫu chọn trong khảo sát chi tiết số dư được xác định theo phương

pháp chọn mẫu thống kê để ước tính sai số bằng tiền trong tổng thể đang được kiểmtoán từ đó chọn ra qui mô mẫu thích hợp

Khoản mục được chọn: Chọn ngẫu nhiên bằng bảng số ngẫu nhiên hoặc

chương trình máy tính hoặc phương pháp chọn mẫu hệ thống để được các phần tửđại diện

Thời gian thực hiện: vào thời điểm cuối kì ( kết thúc niên độ kế toán).

Trang 26

2.3.2 Chương trình thực hiện kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương

Thực hiện thử nghiệm kiểm soát khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương

Thực hiện thử nghiệm kiểm soát khoản mục tiền lương và nhân viên gồmkhảo sát tổng quan, khảo sát tiền lương khống, khảo sát việc phân bổ chi phí về tiềnlương và các đối tượng sử dụng lao động và khảo sát các khoản trích trên tiền

lương.

• Khảo sát tổng quan khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương

Bảng tính lương của đơn vị được kiểm toán chính là cơ sở để thanh toán tiềnlương, ghi chép vào sổ sách kế toán và phân bổ chi phí tiền lương do đó nó thường

là xuất phát điểm trong các cuộc khảo sát của KTV về tiền lương và các khoản tríchtheo lương

KTV chọn ra bảng tính lương của một kỳ nào đó ( hoặc một số kỳ) Sau đóKTV kiểm tra lại độ chính xác số học của việc tính toán Tiếp theo KTV chọn ramột bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và một bảng tổng hợp việc phân bổ chi phínhân công rồi thẩm tra độ chính xác số học của các bảng này Đồng thời con số tổnghợp này cũng được đối chiếu với sổ nhật ký tiền lương và Sổ Cái

Tính chính xác của tiền lương và việc phân bổ vào các tài khoản hợp lý làđiểm rất quan trọng đối với KTV vì sự ảnh hưởng đáng kể của tiền lương tới rấtnhiều khoản mục, chỉ tiêu trên báo cáo tài chính như sản phẩm dở dang, thànhphẩm, phải trả công nhân viên

Tiếp theo KTV chọn ra một mẫu ngẫu nhiên gồm một vài nhân viên từ bảngtính lương và lấy ra các hồ sơ nhân sự của mỗi nhân viên đó Sau đó KTV kiểm tracác hồ sơ và rà soát lại các báo cáo hoạt động nhân sự với các thông tin như vậytrên bảng tính lương để xác định xem công ty có thực hiện đúng với hợp đồng laođộng hay không

• Khảo sát tiền lương khống

Có một số cách để nhân viên có thể gian lận trong tiền lương trong đó có haihình thức phổ biến nhất là số nhân viên khống và số giờ làm việc khống

Ngày đăng: 24/06/2016, 21:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w