1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quy trình kiếm toán vào kiếm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiếm toán BCTC do công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện.

69 476 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

MỤC LỤCDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU...1 PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIẾM TOÁN TNHH DELOITTE VIỆT

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến TS Tô Văn Nhật đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình hoàn thành Chuyên đề thực tập chuyên ngành Nhờ có sự giúp đỡ và tận tình chỉ bảo của thầy, em đã hoàn thành được Chuyên đề thực tập chuyên ngành này

Em cũng xin chân thành cảm ơn tập thể các anh chị trong Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, đặc biệt là các anh chị Kiểm toán viên đã hết lòng giúp đỡ, tạo mọi điều kiện và hướng dẫn em trong suốt thời gian qua

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2011

SV thực hiện

Hà Trọng Dũng

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIẾM TOÁN TNHH DELOITTE VIỆT NAM 2

1.1.ĐẶC ĐIỂM CỦA CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN CÓ ẢNH

HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 21.2.MỤC TIÊU KIẾM TOÁN KIẾM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIẾM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DELOITTE- VIỆT NAM THỰC HIỆN 31.3 QUY TRÌNH KIÊM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONGKIẾM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DELOITE-VIÊT

NAM THỰC HIỆN 4

1.3.1 Tổ chức cuộc kiểm toán BCTC tại công ty Deloitte VN 41.3.2 Khái quát trình tự lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán BCTC của

Công ty TNHH Deloitte Việt Nam 6

1.3.3 Xây dựng chương trình kiểm toán khoản mục lương tại công ty TNHH Deloitte VN 111.3.4 Mối quan hệ giữa kế hoạch kiểm toán tổng quát và chương trình kiểm toán khoản

mục lương 15

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIẾM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIẾM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN 16 2.1 Thực hiện kiểm toán khoản mục lương và các khoản mục có liên quan trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện tại công

ty khách hàng ABC 16

2.1.1 Kế hoạch kiểm toán tổng quát đối với Công ty khách hàng ABC 16

2.2 Thực hiện chương trình kiểm toán trong kiểm toán khoản mục lương và các khoản mục có liên quan trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt

Trang 3

Nam thực hiện tại công ty khách hàng ABC 22

2.2.1 Tìm hiểu về các hoạt động tiền lương và nhân viên của Công ty ABC 22

2.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích 26

2.2.3 Thực hiện kiểm tra chi tiết 30

2.2.4: Kết thúc kiếm toán 42

CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN MỤC CÓ LIÊN QUAN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN 43

3.1 Nhận xét chung về tổ chức cuộc kiểm toán tại công ty 43

3.1.1 Nhận xét về tổ chức đoàn kiểm toán 43

3.1.2 Nhận xét về tổ chức giám sát chất lượng kiểm toán 44

3.2 Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte VN thực hiện 45

3.2.1 Nhận xét về sử dụng giấy làm việc trong thực hiện kiểm toán 45

3.2.2 Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương do Công ty TNHH Deloitte VN thực hiện 45

3.3 Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản mục có liên quan do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện 48

3.3.1.Hoàn thiện sắp xếp nhân lực cho cuộc kiểm toán 48

3.3.2 Hoàn thiện việc tìm hiểu về HTKSNB của khách hàng 49

3.3.3 Hoàn thiện thủ tục phân tích 50

3.3.4 Hoàn thiện phương pháp chọn mẫu 51

3.4 Kiến nghị các giải pháp để thực hiện 52

3.4.1 Phân công công việc hợp lý 52

3.4.2 Kết hợp các kỹ thuật phân tích phục vụ cho quy trình kiểm toán khoản mục lương 52

3.4.3 Đào tạo nhân viên của công ty 53

3.4.4 Kiến nghị về phía cơ quan nhà nước 54

KẾT LUẬN 55

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AS/2 : Auditing System/2 – Phần mềm kiểm toán

BCTC : Báo cáo tài chính

BHXH : Bảo hiểm xã hội

BHYT : Bảo hiểm y tế

BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp

DTT : Deloitte Touche Tohmatsu

GTLV : Giấy tờ làm việc

HTKSNB : Hệ thống Kiểm soát nội bộ

KPCĐ : Kinh phí công đoàn

KSNB : Kiểm soát nội bộ

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phân chia phần hành trong một cuộc kiểm toán 6

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các loại đảm bảo kiểm toán 9

Hình 1.2: Mức độ trọng yếu của một cuộc kiểm toán 10

Bảng 1.2: Trích Bảng chọn mẫu theo cách tiếp cận kiểm toán của Deloitte 11

Bảng 1.3: GTLV số 8430 mẫu – Chương trình kiểm toán mẫu khoản mục lương của Công ty TNHH Deloitte VN 12

Bảng 1.4: GTLV 1210 – Danh sách nhóm KTV 16

Bảng 1.5: GTLV 1810 – Bảng xác định mức độ trọng yếu cho cuộc kiểm toán BCTC của Công ty ABC 20

Bảng 1.6: GTLV số 8430 – Chương trình kiểm toán khoản mục lương của Công ty ABC 21

Bảng 1.7: GTLV số 1530 – Tìm hiểu về các hoạt động tiền lương và nhân viên của Công ty ABC 23

Bảng 1.8: GTLV số 8440 bản 1– Tổng hợp khoản mục lương và 28

các khoản trích theo lương theo từng bộ phận làm việc của Công ty ABC 28

Bảng 1.9: GTLV số 8440 bản 2– Ghi chú về Tổng hợp khoản mục lương và các khoản trích theo lương theo từng bộ phận làm việc của Công ty ABC 29

Bảng 1.10: GTLV số 8441 kiếm tra chi phi lương 12 tháng 30

Bảng 1.11: GTLV số 8441 – Kiểm tra chi tiết phát sinh tăng trên tài khoản 334 của người Việt Nam 32

Bảng 1.12: GTLV số 8441 – Kiểm tra chi tiết phát sinh tăng trên tài khoản 334 của người nước ngoài 33

Bảng 1.13: GTLV 6150 – Tổng hợp số dư cuối kỳ TK 334 và kiểm tra việc thanh toán sau ngày khóa sổ cho số dư cuối kỳ TK 334 34

Bảng 1.14 : GTLV 8444 Tính toán lại các khoản trích theo lương 35

Bảng 1.15: GTLV 8442 – Tính toán lại thuế TNCN phát sinh trong năm đối với nhân viên Việt Nam 37

Bảng 1.16: GTLV 8442 – Tính toán lại thuế TNCN phát sinh trong năm đối với người nước ngoài 38

Bảng 1.17: GTLV 8443 – Kiểm tra chi tiết phát sinh bên Nợ TK 351 40

Bảng 1.18: GTLV 8443 Tính toán lại qũy trợ cấp mất việc làm TK 351 41

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Tiền lương là một trong những khoản mục chiếm vị trí vô cùng quan trọng đối vớikhông chỉ doanh nghiệp mà cả người lao đông Tiền lương là thù lao bằng tiền mà doanhnghiệp phải trả cho người lao động dựa trên thời gian làm việc, khối lượng cũng như chấtlượng công việc của người lao động Ngoài ra, tiền lương và các khoản trích theo lươngnhư bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN),kinh phí công đoàn (KPCĐ), … chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí của hầu hết các doanhnghiệp đặc biệt là các công ty sản xuất, xây dựng và dịch vụ Hơn nữa, Những nghiệp vụliên quan đến tiền lương và nhân viên rất dễ xảy ra sai phạm vì chỉ một sự sai lệch củakhoản mục này có thể làm ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn kho cũng như dẫn đến sai sóttrọng yếu về giá trị sản phẩm dở dang, từ đó tất yếu sẽ ảnh hưởng đến các khoản mụctrên báo cáo tài chính

Do đó, chu trình tiền lương và nhân viên là một nội dung được kiểm toán viên rấtquan tâm trong kiểm toán Báo cáo tài chính Vì vậy, qua thời gian thực tập tại Công tyTrách nhiệm hữu hạn Deloitte Việt Nam, em đã tìm hiểu và chọn đề tài : “Hoàn thiệnkiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiếm toán BCTC do Công ty TNHHDeloitte VN thực hiện” làm Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Chuyên đề thực tập tìm hiểu về thực tiễn kiểm toán khoản chu trình tiền lương vànhân viên cũng như mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, sự phù hợp giữa thực tiễn vàcác quy định chung của pháp luật nhằm đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện kiểm toánchu trình tiền lương và nhân viên trong kiếm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte VNthực hiện

Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Deloitte VN, trên cơ sở tìm hiểu thực

tế hoạt động của Công ty và vận dụng kiến thức được trang bị trong nhà trường vào thựctiễn em đã hoàn thành Chuyên đề thực tập với ba phần chính:

CHƯƠNG I: Đặc điểm hoạt động chu trình tiền lương và nhân viên có ảnh hưởng đến kiếm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam

CHƯƠNG II: Thực trạng vân dụng quy trình kiếm toán vào kiếm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiếm toán BCTC do công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện.

CHƯƠNG III: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiếm toán vào kiếm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiếm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Deloitte Việt Nam.

Em xin chân thành cám ơn thầy giáo - TS Tô Văn Nhật, cùng các anh chị tạiCông ty TNHH Deloitte Việt Nam đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ để em hoàn thành tốtChuyên đề thực tập chuyên ngành này

Sinh viên

Hà Trọng Dũng

Trang 8

PHẦN 1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIẾM TOÁN TNHH DELOITTE VIỆT NAM.

1.1.ĐẶC ĐIỂM CỦA CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.

Chi phí lương vừa là thu nhập của người lao động đồng thời nó cũng là khoản chiphí sản xuất chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm qua đó ảnh hưởng đến kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các nhà quản lý doanh nghiệp luôn cânnhắc hai vấn đề: một là, tiền lương phải đảm bảo yêu cầu của người lao động; hai là, chi phítiền lương phải phù hợp với chi phí sản xuất, đảm bảo đem lại lợi nhuận cho đơn vị

Chi phí tiền lương và các khoản mục trích theo lương luôn chiếm tỷ trọng lớn trong

cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên nó còn ảnh hưởng đến giá thànhsản phẩm và Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khi kiểmtoán tiền lương, KTV cần có sự kết hợp chặt chẽ với việc kiểm toán phần hành tiền –thanh toán và kiểm toán chi phí, giá thành sản xuất

Chi phí tiền lương luôn được đánh giá là khoản mục chứa đựng những rủi ro tiềmtàng cần phải thực hiện kết hợp nhiều thủ tục kiểm toán, đặc biệt là các thủ tục phân tíchphân tích, ước tính và kiểm tra chi tiết chi phí lương của doanh nghiệp

Có thể khái quát ngắn gọn mối quan hệ giữa khoản mục tiền lương với các khoảnmục khác như sau:

Khoản mục tiền lương có mối quan hệ mật thiết với các khoản mục trong các phầnhành khác như: mua hàng – thanh toán, hàng tồn kho - chi phí - giá thành, bán hàng - thutiền Sự chính xác của các khoản mục tiền lương và các khoản mục có liên quan có ảnhhưởng rất lớn tới tính chính xác của chi phí, giá thành cũng như lợi nhuận của doanhnghiệp

Khoản mục tiền lương có liên quan đến nhiều chỉ tiêu và thông tin tài chính trongcác BCTC hiện hành của doanh nghiệp Tiền lương và các khoản mục có liên quan là mộttrong những khoản chi phí quan trọng, chiếm tỷ trọng tương đối lớn ở đa số các doanhnghiệp Nó liên quan đến chi phí sản xuất dở dang, thành phẩm và nợ phải trả CNV trênBảng cân đối kế toán, có thể gây nên sai sót trọng yếu với các chỉ tiêu này Chi phí vềtiền lương và các khoản trích theo lương có liên quan đến giá vốn hàng bán (giá thànhsản phẩm), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, do đó nó cũng liên quanđến các chỉ tiêu chi phí và kết quả trên báo cáo kết quả kinh doanh Nếu tính và phân bổchi phí tiền lương và các khoản trích theo lương không đúng đắn có thể dẫn tới sai sóttrọng yếu đối với các chỉ tiêu chi phí và lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh Tiền lương và các khoản trích trên tiền lương là một khoản chi phí chủ yếu củadoanh nghiệp nhất là đối với đơn vị sản xuất, xây dựng và dịch vụ

Như vậy, tiền lương và các khoản trích theo lương có ảnh hưởng lớn tới BCTC nói

Trang 9

chung Khi tiến hành kiểm toán tiền lương, KTV cần thiết phải tiến hành kết hợp với cácKTV thực hiện các phần hành khác để đạt được hiệu quả kiểm toán cao nhất.

Có thể nói tiền lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN, thuế TNCN… là những chỉ tiêu rất được các KTV quan tâm trong quá trình kiểmtoán BCTC Kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản mục có liên quan có ý nghĩanhất định và là điều quan tâm của các KTV, điều đó xuất phát từ những lý do sau:

Thứ nhất, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương là một khoản chi phílớn trong hầu hết các doanh nghiệp và các tổ chức

Thứ hai, Chi phí tiền lương được xem là một khoản mục trọng yếu khi đánh giágiá trị hàng tồn kho của các công ty sản xuất hay xây dựng vì nếu việc phân loại và phân

bổ chi phí tiền lương mà không đúng đắn cho các đối tượng chịu chi phí thì sẽ dẫn đếnsai sót trọng yếu về giá trị sản phẩm dở dang và giá trị hàng tồn kho và tất nhiên ảnhhưởng tới doanh thu, lợi nhuận và tình hình hoạt động kinh doanh cũng như tình hình tàichính của doanh nghiệp

Thứ ba, Tiền lương là một lĩnh vực có thể xảy ra các hình thức gian lận của nhânviên làm cho một lượng tiền lớn của công ty bị sử dụng kém hiệu quả hoặc bị thất thoát

Thứ tư, Chi phí lương còn liên quan tới việc trích lập các khoản dự phòng như quỹ

dự phòng trợ cấp mất việc

Thứ năm, tiền lương chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền màdoanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng côngviệc của họ Về bản chất tiền lương tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sứclao động Mặt khác tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng háilao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của

họ Tổ chức tốt kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương là một trongnhững điều kiện để quản lí tốt quỹ lương và quỹ bảo hiểm đảm bảo cho việc trả lương vàbảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc, đúng chế độ, có tác dụng khuyến khích người lao độngnâng cao năng xuất lao động; đồng thời tạo điều kiện tính và phân bổ chi phí tiền lương

và các khoản trích theo lương vào giá thành sản phẩm chính xác

Do đó, kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản mục có liên quan thườngđược KTV chú trọng khi tiến hành các cuộc kiểm toán BCTC

1.2.MỤC TIÊU KIẾM TOÁN KIẾM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIẾM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DELOITTE- VIỆT NAM THỰC HIỆN.

Mục tiêu kiếm toán chung đối với chu trình kiếm toán này là KTV phải thu thập

đầy đủ các bắng chứng kiểm toán thích hợp để khẳng định tình trung thực và hợp lý củacác nghiệp vụ về tiển lương và nhân viên, tất cả các thông tin tài chính trọng yếu có liênquan tới chu trình đều được trình bày phù hợp với các nguyên tắc kế toán, chế độ kế toánhiện hành,

Để khẳng định tính trung thực và hợp lý của các thông tin tài chính thì mục tiêu hiệnhữu là cơ sở đầu tiên để khẳng đình rằng các nghiệp vụ đã được ghi chép đầy đủ Mục

Trang 10

tiêu hiện hữu đối với các nghiệp vụ tiền lương được hiểu là các nghiệp vụ tiền lương vànhân viên đã được ghi chép thì phải thực sự đã xảy ra và số dư các tài khoản tiền lương

và các khoản trích trên lương phải thực sự tồn tại

Phản ánh trung thực và hợp lý các thông tin tài chính đòi hỏi phải ghi chép 1 cáchđầy đủ các nghiệp vụ thực tế vào sổ sách Mục tiêu đầy đủ đối với các nghiệp vụ tiềnlương và nhân viên đòi hỏi tất cả các nghiệp vụ đã xảy ra thì đều được ghi chép đầy đủtrong số sách, báo cáo kế toán Nếu trong trường hợp một đơn vị vô tình hoặc cố tínhkhông ghi chép một khoản mục than toán cho nhân viên thì chi phí tiền lương và cáckhoản trích cũng như các tài sản có liên quan sẽ bị trình bày không đúng với thực tế Quyền lợi và nghĩa vụ đối với chu trình có nghĩa là đơn vị phải có nghĩa vụ thanhtoán tiền lương và các khoản trích có liên quan theo đúng chế độ tài chính kế toán theoquy định tài chính kế toán hiện hành

Mục tiêu tính giá đối với chu trình tiền lương và nhân viên yêu cầu những giá trị đãghi chép về các nghiệp vụ tiền lương hợp lệ là đúng Nhiều trường hợp các nghiệp vụ ghinhận về tiền lương được phản ánh và ghi chép 1 cách không chính xác do nguyên nhânnhư: do sư dụng mức lương sai để tính, hoặc tỷ lế khấu trừ không đúng với tỷ lệ quyđịnh, hoặc do sử dụng sai số thời gian lao động thực tế đã làm, hoặc có thế trong quá tínhtính toán tổng số tiền lương bị sai lệch do vô tinh Tất cả các sai phạm về tính giá trongcác nghiệp vụ tiền lương đều dẫn tới sự phán ánh và ghi chép sai lệch so với chi phí tiềnlương thực tế và số tiền lương phải thanh toán cho nhân viên và những tài sản khác Mục tiêu tính giá đối với các nghiệp vụ tiền lương cón ý quan trọng trong việc lậpcác bảng báo cáo cấc khoản thuế phải nộp cho nhà nước và các khoản phải nộp khác liênquan đến tiền lương

Theo cách phân chia theo tính chất công việc nhân viên được phân chia thành nhâncông trực tiếp sản xuất và nhân viên gián tiếp sản xuất Vì vậy mục tiêu phân loại và trìnhbày đối với , nghiệp vụ tiền lương đòi hỏi việc chi phí tiền lương và các khoản phải thanhtoán cho các công nhân viên phải được trình bày 1 cách hợp lý vào các khoản mục thíchhợp Nhiều tình huống, chi phí nhân công trực tiếp lại được phản anh trên tài khoản chiphí sản xuất chung hoặc chi phí quản lý doanh nghiệp hoặc chi phí bán hàng Những saiphạm như vậy sẽ dẫn đến những sai lệch trong các khoản mục chi phí liên quan và ảnhhưởng đến giá trị các khoản mục khác như hàng tồn kho cũng như các tài sản khác liênquan trên báo cáo tài chính

1.3 QUY TRÌNH KIÊM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIẾM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DELOITE- VIÊT NAM THỰC HIỆN.

1.3.1 Tổ chức cuộc kiểm toán BCTC tại công ty Deloitte VN

Với việc trở thành thành viên của hãng Deloitte Touche Tohmatsu, một trong bốnhãng kiểm toán lớn nhất thế giới (Big 4), Công ty TNHH Deloitte Việt Nam hiện naythực hiện công tác kiểm toán theo một quy trình kiểm toán chung được áp dụng trên toàncầu cho mọi thành viên của Hãng kiểm toán Deloitte Touche Tohmatsu.Do ở mỗi quốcgia, công tác kiểm toán sẽ có những đặc thù nhất định mang tính địa phương nên quytrình kiểm toán này chỉ là những bước chung nhất với tên gọi phổ biến là cách tiếp cậnkiểm toán Deloitte (Deloitte Audit Approach)

Trang 11

Cụ thể, tại Deloitte, một cuộc kiểm toán sẽ được chia ra làm nhiều giai đoạn (AuditPhrases), và kiểm toán viên sẽ đều phải thực hiện một bộ các thủ tục được áp dụng xuyênsuốt trong tất cả các giai đoạn đó để hoàn thành công việc kiểm toán nhằm đưa ra kếtluận cuối cùng về báo cáo tài chính của công ty khách hàng Nhìn chung, một quy trìnhkiểm toán BCTC áp dụng tại Deloitte Việt Nam được thực hiện qua sáu giai đoạn, baogồm:

Giai đoạn 1: Thực hiện các hoạt động trước khi ký kết hợp đồng kiểm toán

Giai đoạn 2: Lập kế hoạch tổng quát ban đầu cho cuộc kiểm toán

Giai đoạn 3: Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

Giai đoạn 4: Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Giai đoạn 5: Kết luận về cuộc kiểm toán và lập Báo cáo kiểm toán

Giai đoạn 6: Thực hiện các hoạt động sau kiểm toán

Trước hết, những công việc đánh giá, xử lý rủi ro cuộc kiểm toán và thiết lập cácđiều khoản hợp đồng kiểm toán là những công việc mà Ban Giám Đốc và các Chủ nhiệmkiểm toán (Manager) cần có sự tham mưu của các chuyên gia trước khi thực hiện kiểmtoán (vì lý do thời gian gần đây các công ty kiểm toán phải tham dự thầu để có được cáchợp đồng kiểm toán) Sau khi tiến hành lựa chọn nhóm kiểm toán, trên cơ sở phân côngcủa cấp trên, các Chủ nhiệm kiểm toán (Manager) và các kiểm toán viên có kinh nghiệm

sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và kế hoạch kiểm toán chi tiết

Tiếp đó, KTV chính (Senior in charge) cùng các trợ lý kiểm toán sẽ thực hiện kiểmtoán các BCTC để thu thập bằng chứng phục vụ cho việc đưa ra kết luận kiểm toán Côngviệc kiểm toán được KTV chính (Senior in charge) phân công phụ thuộc vào quy mô, đặcđiểm của khách hàng, chi phí và thời gian của cuộc kiểm toán, kinh nghiệm của các trợ lýKTV, nhằm đảm bảo tiến độ của cuộc kiểm toán Tùy thuộc vào đặc điểm của từngkhách hàng mà công việc kiểm toán có sự thay đổi linh hoạt cho phù hợp song về cơ bảnvẫn phải tuân theo quy trình cơ sở này

Cuối cùng, sau khi đã thu thập đầy đủ các bằng chứng, dựa trên những ghi chép vàphát hiện của KTV trên giấy tờ làm việc, KTV phải đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTCcủa công ty khách hàng trừ trường hợp phạm vi kiểm toán bị giới hạn, ảnh hưởng nghiêmtrọng tới việc thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán KTV phải lập báo cáo kiểm toánphù hợp với từng tình huống cụ thể và đúng với các chuẩn mực nghề nghiệp và các quyđịnh pháp luật Giám Đốc kiểm toán chịu trách nhiệm về nội dung và ngày phát hành báocáo kiểm toán Ngoài ra, căn cứ vào những phát hiện về những hạn chế phát hiện đượctrong hệ thống kế toán, cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB), Công ty kiểmtoán có thể phát hành thêm Thư quản lý Thư quản lý cung cấp một bảng tổng hợp các ýkiến đánh giá về các điểm còn yếu kém được lưu ý trong quá trình kiểm toán và giải phápcải thiện các vấn đề liên quan đến kế toán, đến các hoạt động của Công ty, hệ thốngthông tin và HTKSNB nhằm mục đích tư vấn, trợ giúp cho khách hàng được kiểm toán Đây là quy trình tổng quát áp dụng cho toàn bộ cuộc kiểm toán BCTC Trong đó,mỗi phần hành, mỗi khoản mục trên bảng cân đối kế toán hoặc các chỉ tiêu trên báo cáokết quả kinh doanh lại được xây dựng một quy trình tiếp cận riêng dựa trên đặc điểm, bảnchất của từng phần, cũng như khả năng các sai phạm có thể xảy ra đối với phần hành,

Trang 12

khoản mục hoặc chỉ tiêu đó.

Thông thường, một cuộc kiểm toán do Deloitte VN thực hiện thường được phânchia theo khoản mục Những khoản mục có liên quan đến nhau thường được gộp chungvào một phần hành nhằm và do một KTV thực hiện kiểm toán nhằm đảm bảo các khoảnmục được kết nối với nhau, giảm bớt công việc cho KTV Ví dụ như KTV được giaonhiệm vụ kiểm toán khoản mục tiền lương sẽ phải tiến hành kiểm toán không chỉ khoảnmục tiền lương (Phải trả công nhân viên – tài khoản 334) mà còn bao gồm tất cả cáckhoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội (BHXH – TK 3383), bảo hiểm y tế (BHYT –

TK 3384) kinh phí công đoàn (KPCĐ – TK 3382) hay bảo hiểm thất nghiệp (BHTN-TK3389) cùng các khoản mục có liên quan như thuế Thu nhập cá nhân (TK 3335) hay Quỹ

dự phòng Trợ cấp mất việc làm (TK 351); đồng thời KTV cũng phải quan tâm tới các TKchi phí có liên quan như “Chi phí nhân công trực tiếp – TK 622”, “Chi phí quản lý sảnxuất chung – TK 627”, “Chi phí bán hàng – TK 641” và “Chi phí quản lý doanh nghiệp –

TK 642”

Trong quá trình kiểm toán, các KTV trong nhóm kiểm toán thường xuyên trao đổi

về những khoản mục có liên quan, những phát hiện trong quá trình kiểm toán, phối hợpvới nhau nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong công việc Thông thường, một cuộc kiểm toánthường được chia thành các phần hành cơ bản với mối liên hệ như sau:

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phân chia phần hành trong một cuộc kiểm toán

(Nguồn: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam)

1.3.2 Khái quát trình tự lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán BCTC của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các KTV cần thực hiện trong mỗicuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cần thiết kháccho cuộc kiểm toán Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 về “Lập kế hoạch kiểmtoán” cũng đã nêu rõ “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán

để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả” Tại Deloitte VN, lập

kế hoạch kiểm toán do Chủ phần hùn (Partner) và Chủ nhiệm kiểm toán (Manager) phụ

Hàng tồn kho

Trang 13

trách khách hàng đó lập và dựa theo kế hoạch chuẩn trên phần mền AS/2 và thường thìbao gồm các bước công việc sau:

Trang 14

 Chuẩn bị kiểm toán :

Công việc đầu tiên trong bước này là đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, đốivới những khách hàng quen thuộc của công ty thì bước công việc này thường thực hiệnđơn giản Đối với khách hàng mới đây là một bước cực kì quan trọng đối với Deloitte

VN Chủ phần hùn (Partner) và Chủ nhiệm kiểm toán (Manager) sẽ đánh giá HTKSNB,

độ liêm chính của BGĐ, liên hệ với KTV tiền nhiệm để đánh giá xem việc chấp nhận haytiếp tục với khách hàng này có làm tăng rủi ro hoạt động của KTV hay làm hại đến uy tín

và hình ảnh của công ty hay không? Deloitte VN đang hướng tới những khách hàng ít

RR, công ty đang loại bỏ đần những khách hàng RR cao Tiếp theo, là nhận diện các lý

do kiểm toán thì Chủ phần hùn (Partner) và Chủ nhiệm kiểm toán (Manager) sẽ phỏngvấn trực tiếp BGĐ công ty khách hàng để biết rõ lý do kiểm toán, việc nhận diện lý dokiểm toán của khách hàng cũng giúp cho công ty ước lượng được quy mô phức tạp củacông việc kiểm toán cần thực hiện từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn đội ngũnhân viên kiểm toán thích hợp Việc lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán của Deloittetuân thủ theo đúng chuẩn mực chung được thừa nhận Khi đã quyết định chấp nhận kiểmtoán cho khách hàng thì công ty sẽ kí với khách hàng một hợp đồng về thực hiện kiểmtoán và các dịch vụ liên quan khác (ăn, ở, đi lại của KTV, )

 Đánh giá và xác định RR hợp đồng:

RR hợp đồng là yếu tố quyết định duy trì danh tiếng của công ty cũng như tốithiểu hoá chi phí Việc đánh giá RR hợp đồng giúp Chủ phần hùn quyết định có chấpnhận khách hàng mới hay duy trì quan hệ với khách hàng cũ hay không

Để đánh giá RR hợp đồng thì Chủ phần hùn (Partner) phụ trách phải dựa vào sựgiao kết với khách hàng, đánh giá các sai phạm do gian lận gây ra Để đánh giá Chủ phầnhùn cần xem xét các yếu tố có thể tạo ra gian lận, từ đó đánh giá RR hợp đồng ở mứcbình thường, lớn hơn bình thường hay lớn hơn nhiều so với bình thường để quyết định cóchấp nhận ký hợp đồng hay không Sau khi đánh giá RR hợp đồng Chủ phần hùn cần xácđịnh RR đó đối với các hợp đồng có RR cao hơn mức bình thường nhiều hoặc ít Cầnphải thu thập thêm và xem xét các thông tin cộng thêm có thể làm ảnh hưởng đến việcxác định RR hợp đồng, và có sự đánh giá RR do bộ máy quản lí của khách hàng gây ra

Sau khi ký hợp đồng kiểm toán thì Chủ phần hùn còn phải xem xét tính độc lập,quan hệ mâu thuẫn về lợi tức, … để xem xét tính phù hợp đồng thời phải tuân theo cácyêu cầu về chuyên gia (nếu có)

 Lựa chọn nhóm kiểm toán:

Nhóm kiểm toán được lựa chọn bởi Chủ phần hùn (Partner) và Chủ nhiệm kiểmtoán (Manager) phụ trách hợp đồng sao cho đảm bảo tính phù hợp với hợp đồng Nhómkiểm toán được lựa chọn phải đảm bảo tính độc lập, phù hợp về năng lực, số lượng đầy

đủ và đảm bảo về mặt thời gian phù hợp để thực hiện cuộc kiểm toán

 Thiết lập nhóm kiểm toán:

Sau khi lựa chon nhóm kiểm toán, đối với mỗi cuộc kiểm toán cho một năm tàichính công ty kiểm toán cần phải gửi danh sách nhóm kiểm toán cho khách hàng và thoảthuận với khách hàng về nhóm kiểm toán Nếu khách hàng không đồng ý cho nhóm hoặcmột thành viên trong nhóm kiểm toán thực hiện hợp đồng thì công ty kiểm toán phải thay

Trang 15

đổi nhóm kiểm toán để phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

 Thu thập thông tin cơ sở :

Tất cả các thành viên trong nhóm kiểm toán đều có trách nhiệm thu thập hiểu biết vềngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán, HTKSNB

và các bên liên quan để đánh giá RR và lên kế hoạch kiểm toán Đối với những khách hàngquen thuộc thì việc thu thông tin cơ sở về khách hàng chủ yếu sẽ ở hồ sơ kiểm toán nămngoái, còn với những khách hàng mới việc thu thập thông tin sẽ phải ở nhiều nguồn Tronggiai đoạn này KTV đánh giá khả năng có những sai sót trọng yếu, đưa ra đánh giá ban đầu vềmức trọng yếu và thực hiện các thủ tục phân tích để xác định thời gian cần thiết thực hiệncuộc kiểm toán và việc mở rộng các thủ tục kiểm toán cần thiết khác

KTV tiến hành thu thập thông tin về khách hàng bao gồm các thông tin như: Giấyphép thành lập và điều lệ công ty, các Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm toán, Biên bảnthanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước, Biên bản các cuộc họp

cổ đông, Hội đồng quản trị và BGĐ, các hợp đồng và cam kết quan trọng Công việc nàygiúp cho KTV nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặthoạt động kinh doanh của khách hàng, những thông tin này được thu thập trong quá trìnhtiếp xúc với BGĐ công ty khách hàng

Đối với kiểm toán tiền lương, KTV tìm hiểu về chính sách tiền lương của đơn vị,các Quyết định phê duyệt về thay đổi mức lương bậc lương, thưởng, các khoản phúc lợi,chính sách tuyển dụng, các quy chế chấm dứt hợp đồng lao động,… cũng như sự phântách trách nhiệm giữa các phòng ban đặc biệt là phòng tổ chức lao động và phòng kế toántại đơn vị khách hàng

 Đánh giá tính trọng yếu và RR :

Từ những thông tin đã thu thập ở trên, Chủ phần hùn (Partner) và Chủ nhiệm kiểmtoán (Manager) sẽ phân tích đánh giá nhận xét để đưa ra một kế hoạch kiểm toán phùhợp Việc đánh giá tính trọng yếu và RR trong quy trình kiểm toán của Deloitte đặc trưngtrong cách tiếp cận:

Một là, cách tiếp cận kiểm toán của hãng không thực hiện trên phương pháp đánhgiá RR mà dựa trên cơ sở xác lập mức độ đảm bảo Có ba loại mức độ đảm bảo cần xácđịnh, cụ thể như sau:

 Mức độ đảm bảo tiềm tàng (Inherent Assurance – IA): là mức độ đảm bảo được xác định tương ứng với RR tiềm tàng được nhận diện Mức độ đảm bảo tiềm tàng chỉ nhận duy nhất một trong hai giá trị 1,0 hoặc 0,0:

Chỉ tiêu Không có RR tiềm tàng Có RR tiềm tàng

(Nguồn: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam)

 Mức độ đảm bảo kiểm soát (Control Assurance – CR): là mức độ đảm bảo đượcxác định tương ứng với RR kiểm soát được nhận diện Mức độ đảm bảo tiềm tàng chỉ

nhận duy nhất một trong hai giá trị 0,0 hoặc 1,3:Chỉ tiêu Không tin cậy vào KSNB Tin cậy vào KSNB

Trang 16

CA 0,0 1,3

(Nguồn: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam)

 Mức độ đảm bảo chi tiết (Substantive Assurance – SA): là mức độ đảm bảo mà cácthủ tục kiểm tra chi tiết của KTV phải đạt tới được trên cơ sở mức độ đảm bảo tiềm tàng vàđảm bảo kiểm soát đã được xác lập ở trên

Mối quan hệ giữa các loại đảm bảo nói trên được thể hiện qua hình vẽ sau:

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các loại đảm bảo kiểm toán

(Nguồn: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam)Tổng của ba loại đảm bảo kiểm toán bao giờ cũng bằng 3,0, từ đó ta có thể xác định mức

độ đảm bảo chi tiết (SA) dựa trên mức độ đảm bảo tiềm tàng (IA) và mức độ đảm bảo kiểm soát (CA):

AA = IA + CA + SA = 3,0AA: mức độ đảm bảo kiểm toán (Audit Assurance)

(Nguồn: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam)

SA 0.7 Cơ bản – RR thấp

2.0

Cơ bản – RR bìnhthường

1.7Điều tiết Tập trung3.0

Mức độ đảm bảo tiềm

tàng

Mức độ đảm bảo kiểm soát Mức độ đảm bảo chi

tiết

Trang 17

Như vậy, có thể thấy cách tiếp cận kiểm toán của Deloitte được thực hiện dựa trên

cơ sở đảm bảo ngược lại so với cách tiếp cận thông thường trên lý thuyết (tiếp cận từ môhình RR kiểm toán) Song về bản chất, hai cách tiếp cận này đều là như nhau vì chúngđều được thực hiện trên cơ sở nhận diện và đánh giá các yếu tố về môi trường kinhdoanh, HTKSNB của khách hàng, từ đó thiết kế các thủ tục và mức độ kiểm tra chi tiếtcho phù hợp

Hai là, về việc xác định mức độ trọng yếu: công việc này được thực hiện trong giaiđoạn “Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát” Điểm khác biệt trong bản chất của mức độtrọng yếu được xác lập theo quan điểm của hãng và theo lý thuyết là ở chỗ: mức độ trọngyếu (M - Materiality) không dùng để phân bổ cho các khoản mục trên BCTC, mà mức độtrọng yếu ban đầu này sẽ được điều chỉnh để xác định mức độ trọng yếu thực hiện (PM –Performance materiality)

Hình 1.2: Mức độ trọng yếu của một cuộc kiểm toán

Mức trọng yếu ban đầu (M)

Mức trọng yếu chi tiết (PM)

Sai sót dự kiến chưa phát hiện

Trang 18

(Nguồn: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam)

Trang 19

Giá trị mức độ trọng yếu chi tiết (PM – Performance materiality) sẽ được dùngchung cho tất cả các khoản mục trên BCTC (có thể được điều chỉnh đối với một số khoảnmục có đặc điểm riêng biệt) và là cơ sở để xác định số mẫu trong kiểm tra chi tiết Đầutiên, KTV lấy giá trị tổng thể cần kiểm tra chi tiết chia cho giá trị mức độ trọng yếu chitiết PM rồi làm tròn:

N = Pop/PM Trong đó, Pop là giá trị của tổng thể cần kiểm tra và đánh giá

Sau đó, dựa vào mức độ đảm bảo chi tiết (Substantive Assurance – SA) đã xác định

và Bảng chọn mẫu, KTV xác định được số lượng phần tử của mẫu Cuối cùng, dưới sự

hỗ trợ của phần mềm kiếm toán AS/2, KTV tiến hành chạy chương trình hỗ trợ chọn mẫungẫu nhiên (MUS – Monetary Unit Sampling workbook) để lựa chọn những phần từ nào

sẽ được đưa vào mẫu để kiểm tra chi tiết

Bảng 1.2: Trích Bảng chọn mẫu theo cách tiếp cận kiểm toán của Deloitte

Số lần Pop/PM

Mức độ đảm bảo chi tiết (Substantive Assurance)

Cơ bản – RRthấp

Cơ bản – RRbình thường Điều tiết Tập trung

(Nguồn: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam)

Trên đây là một số điểm riêng biệt trong tiếp cận kiểm toán của hãng Deloitte Touche Tohmatsu mà sự tồn tại của nó chi phối tới quy trình kiểm toán đặc thù áp dụng cho các khoản mục

1.3.3 Xây dựng chương trình kiểm toán khoản mục lương tại công ty TNHH

Deloitte VN

Dựa vào việc đánh giá giá trị trọng yếu chi tiết PM sẽ được dùng chung cho các khoản mục cũng như cho khoản mục lương, KTV chính (Senior in charge) tiến hành lập chương trình kiểm toán dưới sự hỗ trợ của phần mềm AS/2 cũng như theo chương trình kiểm toán chuẩn của Deloitte toàn cầu

Trang 20

Bảng 1.3: GTLV số 8430 mẫu – Chương trình kiểm toán mẫu

khoản mục lương của Công ty TNHH Deloitte VNTài khoản: Lương

Giá trị trọng yếu của khoản mục (M) (GTLV số 1810)

Gía trị mức trọng yếu chi tiết PM ( Performance materiality) (GTLV số 1810)

Sự kiện quan trọng và các nghiệp vụ bất thường

Những sự kiện quan trọng và các nghiệp vụ bất thường ảnh hưởng tới số dư tàikhoản này được xác định trong suốt kế hoạch kiểm toán Xem xét ảnh hưởng (nếu có) khitiến hành các thủ tục kiểm toán cho tài khoản

Sự kiện quan trọng/ Các nghiệp vụ bất thường

Thủ tục kiểm toán căn bản

Thủ tục kiểm toán

Tham chiếu (Người thực hiện, GTLV)

1- Kiểm tra chi phí

Tiến hành phỏng vấn với bất kỳ thay đổi bấtthường nào của chi phí lương năm nay so vớinăm trước

1- Kiểm tra chi phí

lương – chi tiết

(tính hiện hữu, đầy

đủ, ghi chép, đúng

kỳ)

Thu thập bảng tính lương, kiểm tra thống nhấttổng chi phí lương, các chi phí bảo hiểm (baogồm cả trợ cấp), số dư lương phải trả đến Sổ cáiTiến hành kiểm tra chi tiết chi phí lương bằngcách chọn mẫu bên Nợ tài khoản chi phí lươngTiến hành phỏng vấn với bất kỳ thay đổi bấtthường nào của chi phí lương năm nay so vớinăm trước

1- Kiểm tra chi phí

lương – kết hợp Thu thập bảng tính lương, kiểm tra thống nhấttổng chi phí lương, các chi phí bảo hiểm (bao

Trang 21

(tính hiện hữu, đầy

đủ, ghi chép, đúng

kỳ)

gồm cả trợ cấp), số dư lương phải trả đến Sổ cáiTiến hành thủ tục phân tích cơ bản để phân tíchchi phí lương Tính ra số dư lương ước tính và sosánh với số ghi chép trên sổ

Tiến hành kiểm tra chi tiết trả lương bằng cáchchọn mẫu bên Nợ tài khoản chi phí lương

Tiến hành phỏng vấn với bất kỳ thay đổi bấtthường nào của chi phí lương năm nay so vớinăm trước

2 – Kiểm tra số dư

tài khoản chi phí

lương dồn tích

Đánh giá kết quả kiểm tra thanh toán tiền lươngcho số dư tài khoản phải trả công nhân viênPhỏng vấn/ xem xét GTLV năm trước và cácbằng chứng kiểm toán khác liên quan tới bản chấtcủa khoản chi phí lương dồn lại được ghi chép 3- Thủ tục kiểm tra

số dư trước ngày

Tiến hành thủ tục phân tích cơ bản để kiểm tra số

dư tài khoản thay đổi trong kỳ giữa (chẳng hạn từ

kỳ kiểm toán giữa niên độ tới ngày kết thúc niênđộ) Tính toán số ước tính của số dư tài khoản và

so sánh với số ghi chép

3- Thủ tục kiểm tra

số dư trước ngày

kết thúc niên độ kế

toán – chi tiết (tính

hiện hữu, đầy đủ,

ghi chép, đúng kỳ)

Tiến hành kiểm tra chi tiết số dư tài khoản thayđổi trong kỳ giữa (chẳng hạn từ kỳ kiểm toángiữa niên độ tới ngày kết thúc niên độ) bằng cáchkiểm tra các hoạt động hình thành nên số dư

5- Đánh giá lại

ngoại tệ Phỏng vấn và xem xét bằng chứng kiểm toán đểxác định số dư tài khoản hay nghiệp vụ nào có

đơn vị tiền tệ là ngoại tệ, đối chiếu các bút toánđiều chỉnh tiền có gốc ngoại tệ đến Sổ cái

Kiểm tra tỷ giá ngoại tệ được sử dụng đểghi chép và kiểm tra việc tính toán số ngoại tệnày

6 – Trình bày và

khai báo của các

bên có liên quan

(tính trình bày)

Thu thập thông tin từ nhà quản lý về bênliên quan, thông tin về số dư tài khoản và cácnghiệp vụ, đồng thời kiểm tra tính đầy đủ củathông tin

Kiểm tra các nghiệp vụ số dư của các bênliên quan, thu thập đẩy đủ bằng chứng kiểm toánthích hợp xem rằng các nghiệp vụ và số dư TK

Trang 22

đã được ghi chép và trình bày chính xác.

Kiểm tra tính thích hợp của việc ghi chép

sổ nhật ký chung hay sổ chi tiết tài khoản vànhững điều chỉnh khác được làm khi lập BCTC

Tìm hiểu các giao dịch quan trọng hay bấtthường ngoài các giao dịch thông thường

8 – Kiểm tra khai

được đã được tổng hợp trên GTLV số 2340

Dẫn chứng các phát hiện, các tính huống hay các thông tin khác liên quan tới số dư tài khoản này và chỉ ra rằng nó có được ghi trong Bản tổng hợp kết quả kiểm toán

Miêu tả

Không có thông tin nào cần phải được ghi trong Bản tổng hợp kết quả kiểm toán

Dẫn chứng bất kỳ khoản mục cần cân nhắc khi xem xét lại BCTC

Miêu tả

Không có bất kỳ khoản mục cần cân nhắc khi xem xét lại BCTC

(Nguồn: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam)Dưới sự hỗ trợ của phần mềm kiểm toán thông minh Audit System/2 (AS/2), mộtchương trình kiểm toán mẫu cho các khoản mục nói chung và khoản mục lương nói riêngtuy được lập theo chương trình kiểm toán chuẩn của Deloitte toàn cầu nhưng đã đượcđiều chỉnh phù hợp với các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và hệ thống kế toán áp dụngtại các loại hình doanh nghiệp khác nhau tại Việt Nam Từ đó cho phép nâng cao hiệuquả, giảm chi phí tới mức tối thiểu cho các hợp đồng kiểm toán

Một chương trình kiểm toán mẫu khoản mục lương bao gồm rất nhiều thủ tụckiểm toán chi tiết khác nhau Tuy nhiên không phải lúc nào Deloitte VN cũng áp dụngđẩy đủ tất cả các thủ tục Việc lựa chọn thủ tục kiểm toán nào phụ thuộc vào thời gian,chi phí của cuộc kiểm toán, đặc điểm riêng biệt của từng khách hàng Do đó, với mỗi

Trang 23

khách hàng, chương trình kiểm toán sẽ thay đổi phù hợp

1.3.4 Mối quan hệ giữa kế hoạch kiểm toán tổng quát và chương trình kiểm toán khoản mục lương

Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cầnthực hiện, thủ tục kiểm toán, thời gian tiến hành và sự phân công về lao động và các tàiliệu cần sử dụng phục vụ cho công việc kiểm toán Chương trình kiểm toán phải được lậpdựa trên kế hoạch tổng thể cho cuộc kiểm toán với nội dung lịch trình và phạm vi kiểmtoán của từng phần hành cũng như của khoản mục tiền lương

Chương trình kiểm toán phải được thiết kế để xác định các thủ tục kiểm toán, quy

mô chọn mẫu và thời gian thực hiện Các thủ tục kiểm toán là những hướng dẫn chi tiết

để thu thập bằng chứng kiểm toán đối với mỗi phần hành Dựa vào giá trị trọng yếu thựchiện (PM) được dùng chung cho mọi phần hành cũng như phần hành lương và mức độđảm bảo chi tiết (Substantive Assurance) của cuộc kiểm toán đã được xác định trong giaiđoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng quát, KTV xác định quy mô mẫu sao cho vẫn đảm bảomục tiêu kiểm toán với chi phí thấp nhất có thể Với qui mô mẫu đã được chọn, KTV xácđịnh sẽ lấy mẫu đó ở đâu và thời gian thực hiện các thủ tục kiểm toán đó

Chương trình kiểm toán thường được lập cho từng phần hành riêng biệt Khi tiếnhành kiểm toán, các KTV được giao phụ trách từng phần hành sẽ dựa trên chương trìnhkiểm toán để thực hiện kiểm toán Điều này giúp KTV kiểm soát được công việc và thờigian thực hiện để đem lại hiệu quả cao về mặt chất lượng kiểm toán và thời gian làm việctương ứng với phí kiểm toán Chương trình kiểm toán cũng là phương tiện cho KTVchính giám sát kiểm tra công việc của các KTV thực hiện hay trợ lí kiểm toán

Chương trình kiểm toán phù hợp sẽ đem lại rất nhiều lợi ích:

 Sắp xếp một cách có kế hoạch các công việc và nhân lực, đảm bảo sự phốihợp giữa các KTV cũng như hướng dẫn cho các KTV chưa có nhiều kinhnghiệm vì theo chương trình kiểm toán, các KTV này sẽ biết các thủ tục cụthể nào cần được thực hiện

 Đây là phương tiện để KTV chính (Senior in charge) quản lý, giám sát cuộckiểm toán thông qua việc xác định các bước công việc nào còn phải thựchiện; đồng thời cũng là phương tiện để Chủ nhiệm kiểm toán và Chủ phầnhùn sau này xem xét lại (review) các thủ tục kiểm toán đã được thực hiệndầy đủ và thể hiện trên GTLV chưa

 Bằng chứng để chứng minh các thủ tục kiểm toán đã thực hiện Thôngthường sau khi hoàn thành một cuộc kiểm toán, KTV ký tên (sign off) lênchương trình kiểm toán liền ngay với thủ tục kiểm toán vừa hoàn thành

Trang 24

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN

VÀO KIẾM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIẾM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY

TNHH DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN.

2.1 Thực hiện kiểm toán khoản mục lương và các khoản mục có liên quan trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện tại công ty khách hàng ABC

2.1.1 Kế hoạch kiểm toán tổng quát đối với Công ty khách hàng ABC

2.1.1.1 Thực hiện các hoạt động trước hợp đồng kiểm toán:

Đây là công việc được thực hiện bởi Chủ phần hùn (Partner) phụ trách hợp đồngkiểm toán và có thể được trợ giúp bởi Chủ nhiệm kiểm toán (Manager) Công việc trongbước này bao gồm ba phần chính như sau:

 Đánh giá và xác định rủi ro hợp đồng

 Lựa chọn nhóm kiểm toán

 Thiết lập nhóm kiểm toánNhìn chung, khách hàng ABC là khách hàng lâu năm của Công ty, vì vậy các côngviệc tiền hợp đồng kiểm toán thường được thực hiện khá đơn giản bằng cách cập nhật cácthông tin thay đổi với khách hàng tại năm tài chính hiện tại kết hợp với GTLV của năm

trước, rủi ro hợp đồng kiểm toán xác định là ở mức Bình thường Hợp đồng kiểm toán

được ký kết với phí kiểm toán là 6000 USD, được thực hiện từ 22/2/2010 đến 26/2/2010

Sau đó, Chủ phần hùn (Partner) tiến hành lựa chọn nhóm kiểm toán đảm bảo phùhợp với hợp đồng.về tính độc lập, phù hợp về năng lực, số lượng đầy đủ và đảm bảo vềmặt thời gian phù hợp để thực hiện cuộc kiểm toán Cụ thể trong lần kiểm toán BCTCnăm 2010 cho Công ty ABC, danh sách nhóm KTV được thể hiện trên GTLV số 1210bao gồm:

Bảng 1.4: GTLV 1210 – Danh sách nhóm KTV

Trương Anh Hùng Partner – Chủ phần hùn

Lê Anh Sơn Manager – Chủ nhiệm kiểm toán

Trần Tùng Senior – Kiểm toán viên chính

Trang 25

Hà Trọng Dũng Auditor – Trợ lý kiểm toán

Nguyễn Thị Mơ Auditor – Trợ lý kiểm toán

(Nguồn: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam)

Sau khi lựa chon nhóm kiểm toán, công ty gửi danh sách nhóm kiểm toán chokhách hàng và thoả thuận với khách hàng về nhóm kiểm toán

2.1.1.2 Thu thập hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng

Sau khi đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán, lựa chọn nhân sự chonhóm kiểm toán và đạt đến sự nhất trí cho các điều khoản của hợp đồng kiểm toán, ngườichịu trách nhiệm soát xét cuối cùng đối với hợp đồng kiểm toán Chủ phần hùn (Partner InCharge), người soát xét, kiểm soát trực tiếp Chủ nhiệm kiểm toán (Manager In Charge)

và người chịu trách nhiệm kiểm soát việc thực hiện kiểm toán KTV chính (Senior incharge) sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán chung (sơ bộ) cho toàn bộ cuộc kiểm toán vàcho từng khoản mục, từng phần hành cụ thể

Trước khi tiến hành bất kỳ một cuộc kiểm toán nào, nhóm kiểm toán đều phải cóđược sự hiểu biết chung về hoạt động kinh doanh của khách hàng tạo điều kiện thuận lợi

để nhận diện và hiểu được bản chất của các sự kiện, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh màtheo phân tích của nhóm kiểm toán chúng sẽ ảnh hưởng trọng yếu đến thông tin trình bàytrên báo cáo tài chính của khách hàng Do đó các thông tin quan trọng này cần phải đượcthu thập và ghi chép trong kế hoạch kiểm toán tổng quát (ban đầu)

Khái quát chung:

Công ty ABC (Việt Nam) Co, Ltd là một liên doanh được thành lập tại Việt Nam theo Giấy phép đầu tư số 628B/GP, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên 17 tháng sáu năm

2003 và sau đó được sửa đổi vào ngày 25 tháng 3 năm 2005

Các đối tác liên doanh ban đầu của công ty ABC (Việt Nam) Co, Ltd gồm công tyTNHH Phát triển ("nước ngoài đối tác") được thành lập ở Thái Lan, và Tổng công ty Điện tử Hà Nội, được thành lập ở Việt Nam

Ngày 25 tháng ba năm 2005, Công ty đã nhận được sửa đổi giấy phép đầu tư số 628B/GPDC1 để thay đổi đối tác nước ngoài từ Noble Công ty TNHH Phát triển Công đểNoble tài sản Pte Ltd (Singapore), được thành lập ở Singapore

Ngày 8 tháng 12 năm 2008, hai bên liên doanh (Noble tài sản Pte Ltd và Hanel) đã

ký Hiệp định chuyển giao vốn, trong đó Hanel chuyển tất cả vốn 30% của họ để Nobale tài sản

Ngày 22 Tháng 9 Năm 2009, Công ty đã hoàn thành quá trình đăng ký lại theo LuậtCông ty và chuyển sang một công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài

Các hoạt động chính của Công ty là phát triển và vận hành một sân golf với các phương tiện hỗ trợ như là một phạm vi lái xe, nhà ở một câu lạc bộ, nhà hàng, cửa hàng chuyên nghiệp, một hồ bơi

Trang 26

Theo giấy chứng nhận đầu tư mới 011043000620 ngày 22 tháng 9 Năm 2009 các hoạt động chủ yếu được thêm vào với:

- Bất động sản phát triển

- Cung cấp dịch vụ quản lý tài sản

Trụ sở đăng ký của Noble (Việt Nam) Co, Ltd là tại Tầng 2, Daeha Business

Center, 360 Kim Mã, Hà Nội, Việt Nam

Trang 27

Ngành nghề kinh doanh

Các hoạt động chính của Công ty là phát triển và vận hành một sân golf với cácphương tiện hỗ trợ như là một phạm vi lái xe, nhà ở một câu lạc bộ, nhà hàng, cửa hàngchuyên nghiệp, một hồ bơi tại Văn Trị Marsh, Đông Anh, Hà Nội, Việt Nam

Chính sách kế toán

BCTC của công ty được trình bày phù hợp với các Chuẩn mực kế toán Việt Nam,

Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành về kế toán Việt Nam Đơn vị tiền

tệ sử dụng trong báo cáo tài chính của công ty là đồng Đô la Mĩ (USD)

Hình thức sổ kế toán được áp dụng là Nhật ký chung

Kỳ kế toán của công bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12

Ban Giám Đốc

Các thành viên BGĐ điều hành công ty cho năm tài chính 2009 và đến ngày lậpBCTC bao gồm:

Ông Richard Blackie Tổng Giám Đốc

Không có thành viên nào trong BGĐ có lợi nhuận thu được từ vốn pháp định củaCông ty Công ty cũng không có bất cứ thỏa thuận nào khuyến khích các thành viên BGĐthu lợi nhuận từ Công ty hay bất kỳ một đơn vị có liên quan nào khác Ngoài lương vàcác khoản phụ cấp theo lương, không có thành viên nào trong BGĐ có bất cứ một khoảnlợi nào khác từ một hợp đồng ký với Công ty hay một bên liên quan

Tiếp theo, KTV tiến hành phân tích sơ bộ các chỉ tiêu trên BCTC, qua đó KTVkhông nhận thấy có những biến động lớn trong khoản mục tiền lương phải trả và cáckhoản trích theo lương Đồng thời, về nhân sự cũng không có sự thay đổi lớn hay bấtthường về việc tăng hoặc giảm số lao động trong kỳ

Trên cơ sở những hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng, KTV sẽ tiếnhành tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và thực hiện thủ tục phân tích đểlập kế hoạch kiểm toán

Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ

Vì công ty ABC là khách hàng thường xuyên của Deloitte VN nên KTV tìm hiểu

về HTKSNB của khách hàng thông qua hồ sơ kiểm toán năm trước Qua đó KTV nhậnthấy khoản mục tiền lương của Công ty không bị điều chỉnh đồng thời không có sự thayđổi nhân sự trong BGĐ và trong phòng kế toán nên KTV đưa ra nhận định ban đầu về

Trang 28

HTKSNB của Công ty ABC là tương đối tốt Đồng thời, KTV đánh giá mức độ đảm bảochi tiết (Substantive Assurace – SA) trên góc độ tổng thể năm tài chính ở mức độ trungbình (hay Rủi ro bình thường – Normal Risk).

2.1.1.3 Xác định mức độ trọng yếu

Bước tiếp theo đặc biệt quan trọng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán là xácđịnh mức độ trọng yếu Có hai cấp độ của mức trọng yếu cần xác lập: bao gồm mức trọngyếu ban đầu M (kế hoạch) và mức trọng yếu thực hiện (MP)

Do khách hàng ABC là khách hàng thường niên của công ty và không phải là công

ty đại chúng nên mức độ trọng yếu được xác lập sẽ dựa trên các chỉ dẫn sau (theo chuẩncủa Deloitte toàn cầu):

♦ 2% của tổng tài sản ngắn hạn hoặc vốn chủ sở hữu

♦ 10% lợi nhuận sau thuế (với điều kiện không có bất kỳ dấu hiệu nào về khả năngkhông duy trì tính hoạt động liên tục của khách hàng)

♦ Từ 0,5% đến 3% doanh thu trên cơ sở đối chiếu với tỉ lệ phần trăm trên thangchiếu

Tuy nhiên, những chỉ tiêu trên chỉ có tính chất tham khảo, còn việc tính toán mứctrọng yếu thực chất là một công việc đòi hỏi đến kinh nghiệm phán đoán nghề nghiệp dựatrên vào những hiểu biết về khách hàng, nhận diện và đánh giá rủi ro của hợp đồng kiểmtoán cũng như những yêu cầu mà kết quả kiếm toán phải đạt tới được

Đối với khách hàng ABC, chỉ tiêu được chọn để tính mức trọng yếu là chỉ tiêudoanh thu, do chỉ tiêu này thể hiện rõ nét nhất sự phát triển của công ty trong năm 2010

vì công ty đang lỗ do chi phí khấu hao tài sản rất lớn

Trang 29

Bảng 1.5: GTLV 1810 – Bảng xác định mức độ trọng yếu cho cuộc

kiểm toán BCTC của Công ty ABC

Con số này sẽ được đưa vào phần

“Mức trọng yếu” ở bên dưới.

Gía trị sai sót ước

Đây là giá trị kiểm toán viên giảm mứctrọng yếu xuống để điều chỉnh các sai sótước tính phát hiện ra trong quá trình kiểmtoán

(Nguồn: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam)

Mức trọng yếu thực hiện PM được xác định ở giai đoạn này sẽ được dùng chungcho tất cả các khoản mục mà không phân bổ cho từng khoản mục riêng lẻ Chỉ trong một

số trường hợp đặc biệt, mức trọng yếu thực hiện PM mới được điều chỉnh khi áp dụngvới một hay một vài khoản mục đơn lẻ Mức trọng yếu thực hiện PM sẽ là cơ sở để tínhtoán, phân bổ số mẫu cần kiểm tra chi tiết trong giai đoạn thực hiện kiểm toán (công thứcxác định số mẫu cần kiểm tra đã được giới thiệu ở phần trên)

Từ đó, KTV thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục lương và các khoản tríchtheo lương Tại Deloitte VN, chương trình kiểm toán được thiết kế bởi những người cótrình độ và kinh nghiệm cao, thường là các KTV chính (Senior in charge) của hợp đồng

đó Việc thiết kế chương trình dựa trên kết quả của những tìm hiểu về khách hàng, về cáchoạt động tiền lương và nhân viên của khách hàng

Trang 30

2.1.1.4 Chương trình kiểm toán khoản mục lương trong kiểm toán BCTC của công ty ABC do Công ty TNHH Deloitte VN thực hiện

Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cầnđược thực hiện, thời gian hoàn thành, phân công lao động giữa các KTV, dự kiến thôngtin cần thu thập Chương trình kiểm toán khoản mục lương được trình bày trên GTLV số8430

Bảng 1.6: GTLV số 8430 – Chương trình kiểm toán khoản mục

lương của Công ty ABC

Tài khoản: Lương

Giá trị trọng yếu của khoản mục (GTLV số 1810)

Giá trị trọng yếu thực hiện của khoản mục (GTLV số 1810)

Sự kiện quan trọng và các nghiệp vụ bất thường

Những sự kiện quan trọng và các nghiệp vụ bất thường ảnh hưởng tới số dư tài khoản này được xác định trong suốt kế hoạch kiểm toán Xem xét ảnh hưởng (nếu có) khi tiến hành các thủ tục kiểm toán cho tài khoản.

Sự kiện quan trọng/ Các nghiệp vụ bất thường

Không có

Thủ tục kiểm toán căn bản

Thủ tục kiểm toán Thủ tục kiểm toán chi tiết Tham chiếu

Trang 31

tổng quát hiện, GTLV)(Người thực1- Kiểm tra chi phí

lương – chi tiết (tính

hiện hữu, đầy đủ, ghi

chép, đúng kỳ)

Thu thập bảng tính lương, kiểm tra thốngnhất tổng chi phí lương, các chi phí bảohiểm (bao gồm cả trợ cấp), số dư lươngphải trả đến Sổ cái

Tiến hành kiểm tra chi tiết chi phí lươngbằng cách chọn mẫu bên Nợ tài khoản chiphí lương

2 – Kiểm tra số dư tài

khoản chi phí lương

dồn tích

Đánh giá kết quả kiểm tra thanh toán tiềnlương cho số dư tài khoản phải trả CNVPhỏng vấn/ xem xét GTLV năm trước vàcác bằng chứng kiểm toán khác liên quantới bản chất của khoản chi phí lương dồnlại được ghi chép

4 – Xem xét tính tuân

thủ chuẩn mực (tính

trình bày)

Xác định rằng thủ tục và chính sách kếtoán liên quan đến số dư tài khoản được

áp dụng thống nhất và phù hợpKết luận

Kết luận tổng quan về số dư tài khoản này

Kết luận

Các thủ tục kiểm toán được hình thành ở trên đã được hoàn thành và ghi nhận chínhxác vào GTLV và tất cả các sai phạm lớn hơn Giá trị sai phạm có thể chấp nhậnđược đã được tổng hợp trên GTLV số 2340

Dẫn chứng các phát hiện, các tính huống hay các thông tin khác liên quan tới số dư tài khoản này và chỉ ra rằng nó có được ghi trong Bản tổng hợp kết quả kiểm toán.

Miêu tả

Không có thông tin nào cần phải được ghi trong Bản tổng hợp kết quả kiểm toán

Dẫn chứng bất kỳ khoản mục cần cân nhắc khi xem xét lại BCTC

Miêu tả

Không có bất kỳ khoản mục cần cân nhắc khi xem xét lại BCTC

(Nguồn: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam)

Trang 32

2.2 Thực hiện chương trình kiểm toán trong kiểm toán khoản mục lương và các khoản mục có liên quan trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện tại công ty khách hàng ABC

2.2.1 Tìm hiểu về các hoạt động tiền lương và nhân viên của Công ty ABC

Công ty ABC là khách hàng thường xuyên của Deloitte VN nên KTV đã có nhữnghiểu biết nhất định về HTKSNB của Công ty khách hàng qua cuộc kiểm toán năm trước.KTV tiến hành phỏng vấn trực tiếp bà Lê Thị Hải – Trưởng phòng nhân sự và ÔngNguyễn Thanh Sơn – Kế toán trưởng về những thay đổi trong chính sách lương thưởng

để tiến hành cập nhật những thay đổi này vào GTLV 1530

Trang 33

Bảng 1.7: GTLV số 1530 – Tìm hiểu về các hoạt động tiền lương và nhân viên của Công ty ABC

Tuyển dụng

Mỗi khi có nhu cầu về nhân viên

Khi một bộ phận cần nhân viên cho một vị trí, Trưởng phòng bộ phận đó sẽ chuẩn bị 1 yêu cầu tuyển nhân viên, có xác nhận của bộ phận quản trị, Phó Tổng giám đốc phê duyệt

Sau khi chấp thuận của Phó Tổng Giám đốc, bộ phận tuyển dụng công khai thông tin và thực hiện quy trình tuyển dụng

Mỗi ứng viên phải kiểm tra và phỏng vấn bởi bộ phận quản trị

Sau khi kiểm tra / phỏng vấn, người đứng đầu bộ phận quản trị và yêu cầu bộ phận tuyển dụng đưa ra quyết định người được thuê và gửi kết quả cho Tổng giám đốc phê duyệt

Nhân viên được thuê đã ký hợp đồng thử việc trong 1 hoặc 2 tháng Sau thời gian này, người đứng đầu sẽ tiến hành đã thực hiện đánh giá nhân viên, và quyết định ký hợp đồng chính thức và gửi cho Tổng giám đốc

Tổng giám đốc sẽ quyết định thuể hay không, và ra quyết định kí hợp đồng

Chấm dứt hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động có thể được chấm dứt khi:

1) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc được giao 2) Công ty thay đổi công nghệ sản xuất hoặc cơ cấu

3) Người lao động bị kết án bị miễn nhiệm

4) Thời hạn hợp đồng kết thúc

Đối với hợp đồng xác định, khi thời hạn kết thúc hợp đồng, trưởng bộ phận đánh giá Công ty cần phải gia hạn hợp đồng hoặc không có mẫu của Công ty, có xác nhận của bộ phận quản trị, và gửi cho Tổng Giám đốc

Tổng Giám đốc và bộ phận quản trị xem xét nhu cầu về nhân viên của Công ty (tại

bộ phận hiện tại của nhân viên hoặc bộ phận khác) và quyết định chấm dứt hợp

Trang 34

đồng gia hạn hợp đồng

Nếu hợp đồng được chấm dứt, bộ phận quản trị thông báo cho nhân viên Nhân viênthực hiện bàn giao công việc, thống nhất, các công cụ cho công ty

Quản trị viên bộ phận tính lương, thưởng, trợ cấp thôi việc của người lao động

và gửi cho phòng kế toán để giải ngân tiền

Tính lương và Thanh toán lương cho người lao động

Phòng quản trị có một nhóm thực hiện chấm công của người lao động mỗi ngày, bao gồm bà Yên và bà Vân Anh Có một máy máy chấm công được sử dụng

để ghi lại thời gian tính bằng cách thu thập dấu vân tay của nhân viên khi họ đi làm việc mỗi ngày Các máy máy chấm công được kết nối với máy tính để tạo ra bảng chấm công vào cuối tháng

Cuối tháng, bộ phận quản trị gửi bảng chấm công của nhân viên bộ phận Thuy-kế toán để tính lương bà

Theo thời gian sẽ được ghi lại, phê duyệt Trưởng bộ phận và thêm vào bảng tính lương

Thanh toán lương

Bà Thủy tính toán tiền lương và gửi cho ông Sơn, phòng kế toán trưởng, phê duyệt biên chế tính bảng Biên chế tính bảng đã được hoàn thành vào tháng 24 mỗi Tất cả các hợp đồng được ký bằng tiền USD, vì vậy tiền lương được tính bằng tiền USD Khi trả tiền cho nhân viên, Công ty sử dụng tỷ giá của Viet Nam Foreign Bank

Hải dựa trên thông tin từ tờ thanh toán tiền lương Nếu có bất kỳ sự thay đổi trong tiền lương, bà Thủy chịu trách nhiệm thông báo cho ông Hải

Hàng tháng, lương sẽ được trả trực tiếp cho các tài khoản ngân hàng của ngườilao động hoặc bằng tiền mặt trong tay ở tháng thứ 25 mỗi Bà Thủy chịu trách nhiệm liên lạc với ngân hàng để xử lý và kiểm tra thanh toán

Bà Thúy sẽ đối chiếu giữa sổ cái và thanh toán

Nếu người lao động sẽ được yêu cầu về tiền lương của họ, họ có thể liên hệ trực tiếp với bà

Thủy và bộ phận quản trị (nếu tờ liên quan thời gian)

Ngày đăng: 26/03/2015, 23:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w