I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2020 1 Phương hướng phát triển kinh doanh của Công ty TNHH
3. Giải pháp phát triển hoạt động của công ty đến năm
3.1. Tăng hàm lượng chế biến cho các mặt hàng chủ đạo
Các mặt hàng xuất khẩu như cá, tôm, và mực có thiết kế, mẫu mã đơn giản, chưa theo kịp được thị hiếu của người tiêu dùng. Chính vì thế, các lô hàng xuất khẩu của Công ty chưa đạt được giá trị cao để có thể đem lại nguồn lợi nhuận tối ưu. Muốn thu được lợi nhuận cao hơn, Công ty cần có thay đổi mẫu mã, bao bì, của mình. Ngoài ra, dây chuyền sản xuất, phương pháp chế biến, và trình độ tay nghề của người lao động, cũng là những yếu tố ảnh hướng quyết định đến chất lượng hàng hoá. Việc tổ chức quản lý sản xuất, bảo quản, và vận chuyển hàng thuỷ sản cũng là những nhân tốt bổ sung, giúp cho sản phẩm của Công ty có chất lượng tốt nhất.
− Đảm bảo hỗ trợ vốn, công nghệ, để người lao động có thể duy trì tốt mức sản lượng cần thiết. Khi mức sản xuất của doanh nghiệp không đủ cho nhu cầu xuất khẩu, Công ty cần thu mua thuỷ sản tại các doanh nghiệp, hộ gia đình, có sản phẩm đáp ứng nhu cầu.
− Trong quá trình sản xuất, thu mua, Công ty cần phải kiểm tra chất lượng sản phẩm một cách nghiêm túc. Từng loại sản phẩm có những tiêu chuẩn kiểm tra khác nhau. Công ty cần thực hiện quá trình kiểm tra sản phẩm khác nhau với những loại sản phẩm khác nhau.
− Quá trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa cần được giám sát chặt chẽ. Những trường hợp hàng bị thiếu hụt trong khi vận chuyển cần được xử lý kịp thời và hiệu quả.
3.3. Cải thiện dây chuyền sản xuất của Công ty
Để đạt được mục tiêu kinh doanh trong giai đoạn 2013 – 2020, Công ty TNHH Anh Dũng có thể sử dụng các biện pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất:
− Nhập khẩu dây chuyền sản xuất thuỷ sản với công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển.
− Cử nhân viên tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn tại các nước phát triển để tích luỹ kinh nghiệm và kiến thức.
− Kiểm tra, sửa chữa, giám sát dây chuyền sản xuất
− Thường xuyên tham khảo và nâng cấp cách sử dụng máy móc, dây chuyền sản xuất.
3.4. Tăng cường năng lực quản lý và làm việc của cán bộ công nhân viên viên
− Luôn luôn đào tạo, và bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chuyên môn cho cán bộ công nhân viên
− Đổi mới công tác tuyển dụng, nhân sự, tăng thêm tính thực tế trong các buổi thi tuyển và phỏng vấn
từng nhân viên
− Chăm lo đến đời sống hàng ngày của các công nhân làm việc tại các chi nhánh
3.5. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại
− Theo dõi, nắm bắt thông tin thị trường trong nước và nước ngoài hàng ngày. Các kênh thông tin cần được sử dụng là báo chí, truyền hình, và Internet.
− Tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Công ty có thể tìm kiếm đối tác, học hỏi kinh nghiệm, và theo dõi thông tin của đối thủ cạnh tranh.
− Thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường riêng biệt. Nhiệm vụ chính của bộ phận này là thu thập thông tin, nghiên cứu khả năng xuất khẩu sang thị trường mới.
− Mở các văn phòng đại diện tại những thành phố được xem là thị trường trọng điểm như tại Singapore và Trung Quốc nhằm thu thập thông tin về thị trường.
− Cập nhật thường xuyên thông tin thay đổi của thị trường đang nhắm đến; Hàn Quốc, Nhật Bản, và Úc.