Những mặt tồn tại trong thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Công ty TNHH Anh Dũng

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản của Công ty TNHH Anh Dũng (Trang 31 - 32)

I. Kết quả xuất khẩu thuỷ sản của Công ty giai đoạn 2001 – 2012 1 Giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Công ty

4. Những mặt tồn tại trong thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Công ty TNHH Anh Dũng

Anh Dũng

• Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao nhất

Tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng nhìn chung thay đổi qua các năm. Trong những năm 2001-2006, Công ty chú trọng xuất khẩu các mặt hàng cá và tôm. Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012, Công ty đã thay đổi mặt hàng xuất khẩu chính của mình là tôm và mực. Trong thời gian tiếp theo, Công ty sẽ tiếp tục xuất khẩu nhiều mặt hàng tôm và giảm bởt mặt hàng cá. Mẫu mã, bao bì sản phẩm sẽ ngày càng được cải tiến, chú trọng phát triển và quảng bá thương hiệu cho Công ty.

• Thị trường xuất khẩu ngày càng trở nên đa dạng hơn

Ban đầu thị trường xuất khẩu của Công ty là Mỹ và Trung Quốc. Kể từ năm 2007, thị trường được mở rộng sang EU. Và tới năm 2010, thị phần xuất khẩu của công ty được lan tới 2 thị trường châu Á là Singapore và Đài Loan. Trong tương lai, Công ty sẽ tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu, nhắm tới các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, và Úc.

• Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh qua các năm trong giai đoan 2007-2012 Nhờ có sự hỗ trợ về vốn và công nghệ, Công ty có thể tiếp tục mở rộng phạm vi và quy mô của mình. Trong vòng 5 năm, từ năm 2001 đến năm 2006, tổng giá trị xuất khẩu đã tăng gấp 1,7 lần tương đương với 14,031 USD. Trong giai đoạn vừa qua, Công ty đã mở rộng các chi nhanh tại các tỉnh thành phía Bắc. Công ty đã tạo thêm nhiều việc làm cho lao động, tăng thêm thu nhập, và thu lại nguồn ngoại tệ cho đất nước.

4. Những mặt tồn tại trong thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Công ty TNHH Anh Dũng TNHH Anh Dũng

Mặc dù đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể, song Công ty TNHH Anh Dũng vẫn mắc phải những hạn chế như:

Các mặt hàng mà công ty xuất khẩu, cá, tôm, và mực, chủ yếu dưới dạng thô, sơ chế. Cá, tôm, và mực chỉ phải trải qua quá trình xử lý thô sơ. Sau đó, hàng hoá, phân loại và đóng gói. Hàng hoá được vận chuyển ra kho bãi, và đưa ra xuống tàu xuất khẩu. Do còn là sơ chế, nên chất lượng các mặt hàng xuất khẩu của Công ty không cao. Điều này sẽ gây khó khăn cho Công ty khi muốn đưa mặt hàng thuỷ sản của mình vào các thị trường khó tính như Nhật Bản hay Hàn Quốc.

• Thị trường xuất khẩu còn hạn hẹp

Tới năm 2012, thị trường xuất khẩu của công ty là 5 thị trường là Trung Quốc, Mỹ, EU, Singapore, và Đài Loan. Công ty vẫn còn rất hạn chế trong việc tiếp cận thị trường khó tính khác tại châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc.

• Hoạt động marketing thương hiệu còn chưa được chú trọng

Hoạt động marketing sản phẩm của Công ty được thực hiện chủ yếu thông qua con đường truyền thống. Bạn hàng của Công ty được mở rộng thông qua các khách hàng đã có sẵn. Những đối tác của công ty chủ yếu là những bạn hàng, lâu năm, và thân cận. Hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại thông qua mạng Internet còn khá hạn chế. Website chính thức của công ty không được cập nhật thường xuyên. Các thông tin trên website không cụ thể.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản của Công ty TNHH Anh Dũng (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w