Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản của Công ty TNHH Anh Dũng (Trang 25)

I. Kết quả xuất khẩu thuỷ sản của Công ty giai đoạn 2001 – 2012 1 Giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Công ty

2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty

2.1. Đánh giá cơ cấu chung

Mặt hàng của công ty khá đa dang, bao gồm cá, tôm, và mực. Các sản phẩm xuất khẩu dựa trên nguồn nguyên có sẵn, được chế biến tại nhà máy của Công ty, và xuất khẩu qua văn phòng chính thức của Công ty. Trong những năm gần đây, Công ty đã mở rộng nguyên liệu sản xuất, tiếp cận nhiều thị trường hơn, và đa dạng hoá chủng loại bao bì cho từng mặt hàng.

Bảng 2.2: Cơ cấu các loại mặt hàng của Công ty giai đoạn 2007- 2012 ĐVT: % Năm Cá Tôm Mực 2007 35,3 32,60 32,10 2008 27,87 42,10 30,13 2009 23,3 43,65 33,05 2010 20,85 49,33 29,82 2011 16,57 50,36 30,63 2012 15,40 52,78 32,18

Nguồn: Báo cáo của phòng kinh doanh NXK của Công ty

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu các loại mặt hàng chính của Công ty giai đoạn 2007-2012

ĐVT: %

của doanh nghiệp. Qua các năm, cơ cấu của mặt hàng này đều lớn hơn 30%. Năm cao nhất là năm 2012 đạt 52.78%. Mặt hàng chiếm cơ cấu nhiều thứ hai là mặt hàng mực. Tỷ trọng mặt hàng này dao động nhẹ qua các năm. Mặt hàng cuối cùng là cá, có tỷ trọng giảm mạnh qua các năm. Đặc biệt đến năm 2012, mặt hàng cá xuất khẩu chỉ chiếm 15.4% tỷ trọng xuất khẩu trong Công ty.

• Cơ cấu mặt hàng cá

Mặt hàng cá là mặt hàng đầu tiên Công ty xuất khẩu. Mặt hàng này có ưu điểm là nguồn nguyên liệu dễ thu mua và dễ chế biến. Tuy nhiên, khi mặt hàng cá chỉ có thể xuất khẩu sang các nước có thu nhập thấp, các nước đang phát triển, nguồn thu lợi nhuận từ mặt hàng này giảm đáng kể. Từ năm 2008, Công ty đã không còn quá chú trọng phát triển xuất khẩu cá. Thay vào đó, Công ty đẩy mạnh các mặt hàng khác có lợi nhuận cao hơn.

Nguyên nhân của việc giảm sút đáng kể của mặt hàng này, là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và những rào cản kỹ thuật. Bạn hàng xuất khẩu mặt hàng cá giảm sút đi rất nhiều.

• Cơ cấu mặt hàng tôm

Tôm được ưu đãi xuất khẩu rất lớn. Như đã phân tích ở trên, các nước phát triển và thị trường có thu nhập cao đòi hỏi mặt hàng tôm rất đa dạng. Sản lượng xuất khẩu tôm của Công ty vẫn tăng mạnh trong giai đoạn 2007 – 2012. Nguồn nguyên liệu đầu vào được cung cấp từ các trại chăn nuôi tôm tại Hải Phòng và Quảng Ninh.. Hơn nữa, Công ty đẩy mạnh việc ký kết được nhiều hợp đồng dài hạn với các thị trường như Mỹ và EU. Mở rộng quy mô công ty làm cho nguồn cung nguyên liệu và nguồn lao động tăng lên. Kim ngạch xuất khẩu tôm ngày một lớn mạnh.

• Cơ cấu các loại mặt hàng mực

Mực được Công ty thu mua chủ yếu từ các hộ gia đình sản xuất.Công ty TNHH Anh Dũng góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân, và vừa nâng

cao giá trị xuất khẩu của mình. Năm 2011 mặt hàng mực của Công ty chiếm 30,6% tổng giá trị xuất khẩu của toàn doanh nghiệp. Dự kiến rằng đến hết năm 2013, con số này tăng thêm đến 33%.

2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Công ty

Đánh giá chung về cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty

Trong những năm qua, Công ty TNHH Anh Dũng luôn đẩy mạnh việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá thuỷ sản. Thị trường xuất khẩu của Công ty khá bao gồm thị trường Singapore, Trung Quốc, EU, Mỹ, và Đài Loan.

Bảng 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2007-2012

ĐVT: %

Nguồn: Báo cáo kim ngạch XNK năm 2007-2011 của Phòng kinh doanh-XNK

Chỉ tiêu Tổng KNXK Mỹ Trung Quốc EU Singapore Đài Loan Giá trị(USD) 52.254 30.715 14.831 4.713 1.358 1.113 Tỷ trọng 100 58,78 27,47 9,02 2,6 2,13

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2007-2012

ĐVT: %

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2007-2012, Phòng kinh doanh

Từ bảng số liệu trên, ta có thể nhận ra rằng:

Thị trường xuất khẩu chính của công ty là 5 nước Mỹ, Trung Quốc, EU, Đài Loan, và Singapore. Công ty lựa chọn thị trường xuất khẩu phù hợp, có uy tín, và không quá khắt khe. Xuất khẩu sang các nước này rất thuận tiện, do việc vận chuyển bằng đường biển được thực hiện qua cảng Hải Phòng. Hàng hóa của Công ty, sau khi được sản xuất tại Hà Nội, Nam Định, và Quảng Ninh, được vận chuyển từ các chi nhánh về kho của Cảng Hải Phòng, chơ xuất khẩu.

− Mỹ là thị trường xuất khẩu chính của công ty chiếm gần 60% tỷ trọng thị phần xuất khẩu của Công ty. Giá trị tuyệt đối của xuất khẩu sang Mỹ là 30.715 USD/52.254 USD.

− Thị trường Trung Quốc với 27,47%, với giá trị tuyệt đối là 13.831 USD. − Tỷ trọng 10,02%, kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt 4.713USD tại thị

trường EU.

− Hai thị trường còn lại là Singapore và ĐÀi Loan còn rất mới. Tỷ trọng thị trường xuất khẩu tại 2 thị trường này chỉ đạt được gần 5% .

Hình thức xuất khẩu thuỷ sản của Công ty

Công ty sử dụng chủ yếu hình thức xuất khẩu trực tiếp. Hình thức này chiếm khoảng chiếm 75%. Ngoài ra, xuất khẩu hàng hoá ủy thác cũng chiếm khoảng 20%. Chuyển khẩu chiếm khoảng 5%.

Hình thức mà Công ty sử dụng để xuât khẩu thuỷ sản qua đường biển là FOB qua cảng Hải Phòng. Theo Incoterms 2000, bán hàng theo điều kiện FOB (free on board) được định nghĩa là: Người bán giao hàng đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng qui định. Người bán phải chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hoá cho đến khi hàng thực sự được giao qua lan can tầu. Người mua chịu mọi chi phí, rủi ro, mất mát, hoặc hư hại đối với hàng hoá kể từ sau thời điểm chuyển giao. Khi xuất khẩu hàng theo điều kiện FOB, Công ty TNHH Anh Dũng có những lợi thế như sau:

− Không phải chịu tổn thất về hàng hoá kể từ khi hàng đã qua hẳn lan can tàu ở cảng Hải Phòng.

− Không phải viết và xuất vận đơn L/C tại Ngân hàng. − Chi phí bốc, dỡ, hàng được bên mua thanh toán − Giảm tối đa chi phí bôi trơn cho quy trình xuất khẩu

Quy trình xuất-nhập khẩu hàng hóa của Công ty được xây dựng, và phát triển, lâu dài. Trải qua nhiều năm phát triển, quy trình này được đổi thay, sửa đổi, và bổ sung. Đến năm, hơn 10 năm xuất khẩu thủy sản qua cảng Hải Phòng, Công ty TNHH Anh Dũng đã có rất nhiều kinh nghiệm quý báu.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản của Công ty TNHH Anh Dũng (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w