Đối với chính phủ

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ tổn thương của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 74 - 77)

b. Quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong

4.1.1 Đối với chính phủ

- Chính phủ cần đưa ra các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, tập trung thúc đẩy hoạt động đầu

tư, củngcố và phát triển hệ thống tài chính, thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng nhằm để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các ngân hàng phát triển trong sự ổn định.

- Bên cạnh việc nâng đủ mạnh tính độc lập cũng như tăng cường quyền hạn quản lý nhà nước

về hoạt động tiền tệ cho NHNN, thì chính phủ cũng cần phải tăng cường giám sát đối với hoạt động quản lý của NHNN để làm tăng trách nhiệm của các nhà quản lý và tạo công bằng cho hoạt động của cácNHTM.

- Cải thiện môi trường thu hút đầu tư, bao gồm cả đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế và khu

vực ngân hàng sao cho phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng tài chính trong nước để tạo điều kiện cho các ngân hàng tăng nguồn vốn, tăng tỷ lệ dự trữ để đảm bảo tính thanh khoản, làm tăng lòng tin của người gửi tiền, làm cho hoạt động của hệ thống ngân hàng an toàn vàổn định hơn.

- Hiện nay hệ thống văn bản pháp luật quy định, hướng dẫn về hoạt động của các NHTM, các tổ chức tài chính chưa đáp ứng kịp với sự tăng trưởng và sự mở rộng ngày càng phức tạp trong hoạt động của cácNHTM và các tổ chức tài chính. Do đó chính phủ cần hoàn thiện các văn bản pháp luật

hiện tại, kiểm tra thực trạng hoạt động tại các NHTMđể từ đó hạn chế những hoạt động tăng rủi ro của các ngân hàng và hướng hoạt động của các ngân hàng vào sự phát triển mang tính chất ổn định cao và bền vững. Và điều quan trọng nữa đó là các nhà làm luật Việt nam cần có những văn bản pháp luật quy định, hướng dẫn ứng dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế để nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin của các tổ chức tín dụng làm cho nhà đầu tư cũng như khách hàng của ngân hàng có những đánh giá công bằng và chính xác hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Từ đó làm tăng tính an toàn trong hoạt động của các ngân hàng.

- Chính phủ cần có sự kết hợp chặt chẽ trong chính sách phát triển nền kinh tế và các chính

sách phát triển của hệ thống ngân hàng. Để đảm bảo sự lành mạnh cho hoạt động của hệ thống ngân hàng, chính phủ cần xác định một số phù hợp cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng, một mặt vẫn đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế nhưng một mặt không làm tăng tính bất ổn, rủi ro thanh khoản của ngân hàng khi các ngân hàng chạy theo mục tiêu lợi nhuận mà không quan tâm đến các rủi ro có thể làm cho nó gặp phải.

4.1.2 Đối với NHNN Việt Nam

- Sau khủng hoảng tài chính lần này có lẽ đã đến lúc cần phân loại những tổ chức tài chính hoạt động trong nền kinh tế và tái cấu trúc thực sự hệ thống ngân hàng. Và tái cấu trúc có lẽ phải bắt đầu từ cách tiếp cận trong quản lý của NHNN và bắt đầu từ những việc tưởng chừng đơn giản nhưng mãi vẫn chưa được thực hiện một cách phù hợp, ví dụ như một mức xếp hạng toàn diện về năng lực của các ngân hàng Việt Nam để có thể tùy vào nhóm ngân hàng mà quản lý. Đồng thời, cần phải làm giảm đi tâm lý ỷ lại của NHTM và người dân vào NHNN. Vì khi người ta thật sự ý thức rằng tình hình có thể bất ổn hơn và không còn dựa dẫm, người ta mới thật sự thận trọng. Khi các ngân hàng ý thức được rằng không thể dựa dẫm mãi vào NHNN nữa thìđó mới là nền tảng của ổn định thật sự trong hoạt động của ngân hàng.

- Giải quyết vấn đề vốn cho ngân hàng, bảo đảm tiềmlực tài chính thật sự cho các NHTM nhà nước, xứng đáng là trụ cột trong hệ thống NHTMnước ta; tiến hành cổ phần hóa các NHTM Nhà nước để tăng vốn cho các ngân hàng này, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh và cải thiệntổ chức quản lý. Buộc các NHTM cổ phần nhanh chóng đáp ứng các tiêu chuẩn về vốn thông qua tăng vốn cổ phần, tổ chức lại các ngân hàng yếu kém, tiến hành sáp nhập, hợp nhất các NHTMCP nhỏ. NHNN cần thực hiện một cách quyết đoán và kiên định các hình thức sắp xếp lại, đóng cửa, hợp nhất, sáp nhập cácNHTMđể làm cho hệ thống ngân hàngtrong nướcvững mạnh hơn, an toàn hơn.

- NHNN cần xây dựng hệ thống và các biện pháp kiểm soát luồng vốn quốc tế và nợ nước

rủi ro về tỷ giá, ngoại hối kỳ hạn, qua đó có những cảnh báo sớm cho các NHTM đảm bảo an toàn cho các ngân hàng.

- NHNN cần xây dựng hệ thống báo cáo đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế để giảm thiểu khối

lượng rủi ro và nâng cao chất lượng thông tin của cácNHTMđể hệ thống báo cáo trở thành cơ sở so sánh hiệu quả hoạt động giữa các ngân hàng làm lành mạnh, vững mạnh hơn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

- Để nâng cao tính an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thì NHNN cần nâng cao tiêu chí trong việc cấp giấy phép và đòi hỏi kỹ thuật đối với các TCTD dựa trên những tiêu chuẩn về độvững chắc tài chính và các chỉ số an toàn trong hoạt động của các TCTD.

- Để nâng cao hiệu quả của việc giám sát hoạt động của các NHTM, đảm bảo hoạt động của các ngân hàng là an toàn, không có sự bất ổn thì NHNN cần hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ Trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy củaNHNN.

- Trước đây và hiện nay hoạt động kiểm tra, giám sát của NHNN đối với hoạt động của các NHTM còn rất lỏng lẻo, không kiên quyết xử lý các sai phạm. Vì thếNHNN cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng thường xuyên, chặt chẽ và kiên quyết hơn để đảm bảo an toàn cho hoạt động của các ngân hàng và hoạt động của hệ thống ngân hàng thậtsự là mạchmáu của nền kinh tế.

- NHNN cần đưa ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo các hướng cơ

bản sau để nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát làm giảm tối thiểu hóa rủi ro mà các ngân hàng có thể gặp phải:

 Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD bao gồm việc phân tích báo cáo tài chính và xác định các “điểm” nhạy cảm.

 Phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn.

 Xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lượng điều hành rủi ro trong nội bộ các TCTD.

 Nâng cao đòi hỏi kỹ thuật trong việc trích lập dự phòng rủi ro.

- Hiện tại NHNN Việt Nam có đã thành lập và đã đi vào hoạt động trung tâm thông tin tín dụng – CIC. Nhưng thông tin tín dụng của các doanh nghiệp chưa được bổ sung đầy đủ trên trang thông tin của CIC vì nhiều lý do khách quan. Một trong những lý do đó là các ngân hàng đã không báo cáo thường xuyên và đầy đủ thông tin tín dụng của các doanh nghiệp về cho trung tâm. Do đó

CIC cần nâng cao chất lượng hoạt động thông qua việc quản lý chặt chẽ hoạt động báo cáo về tín dụng của các doanh nghiệp tại các ngân hàng. Vì hoạt động tốt và hiệu quả vai trò của mình thì CIC sẽ làm giảm thiểu rủi ro tín dụng cho hoạt động của các ngân hàng, hạn chế được sự bất ổn, đảm bảo ổn định trong hoạt động.

4.2 Bên trong các ngân hàng - Tái cấu trúc hoạt động của ngân hàng thương mại

Trong cuộc khủng hoảngtài chính toàn cầu vừa qua, hầu hết các nước phát triển trên thế giới đều bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt hệ thống tài chính–ngân hàng của các nước. Trong đó, chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính không ai khác đó chính là Mỹ, trung tâm tài chính lớn nhất của thế giới. Thế nhưng trong hoàn cảnh đó, các ngân hàng Việt Nam vẫn rất an toàn vượt qua cơn bão tài chính, vì rất may mắn từ cuối năm 2008, Chính phủ Việt Nam đã triển khai kịp thời các biện pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế thông qua 8 gói kích cầu, và cũng do mức độ hội nhập tài chính của các ngân hàng nước ta vào hệ thống tài chính thế giới chưa đáng kể so với mức độ hội nhập thương mại. Do đó, trước cơn bão tài chính với những chính sách điều hành linh hoạt, chẳng hạn chính sách tiền tệ, Ngân hàng Trung ương nước ta đã giảm thiểu được tác động của các cú sốc từ biến động về giá cả trên thế giới và nhu cầu xuất khẩu, tránh được quả bong bóng nhà đất nên đã giúp cho các ngân hàng trong nước tiếp tục ổn định, hoạt động, phát triển và cho đến nay không có ngân hàng nào bị phá sản, thậm chí vẫn có lợi nhuận tăng cao. Ở trên bình diện quốc tế và từng nước, một nhiệm vụ hàng đầu được đặt ra sau cuộc khủng hoảng tài chính đó là công cuộc cải tổ hệ thống tài chính và ngân hàng. Thực tế ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng có những nét đặc thù hơn so với những nước trong khu vực do thị trường vốn và chứng khoán chưa phát triển, tiềm lực tài chính của đa số các ngân hàng còn thấp, hầu hết các ngân hàng chưa quan tâm và thực hiện vấn đề quản trị rủi ro tại các ngân hàng. Vì nếu chúng ta không làm tốt nhiệm vụ cấp bách này thì nó có thể sẽ là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chínhở Việt Nam. Cho nên chúng ta cần phải tiến hành mạnh mẽ, nhanh chóng việc tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam. Sau đây là các giải pháp được đưa ra để thực hiện được việc tái cấu trúc hệ thống NHTM một cách thành công, nhằm xây dựng mạng lưới an toàn tài chính quốc gia, đồng thời ngăn ngừa và kiểm soát khủng hoảng ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ tổn thương của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)