Mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy)

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ tổn thương của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 41)

b. Quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong

2.1.2.1 Mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy)

Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro (ví dụ như trong phạm vi một danh mục cho vay) thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn.

Vốn tự có của ngân hàng theo luật phải bằng ít nhất 6% tổng tiêu sản (liability) tức là cũng khoảng 600 tỉ. Như vậy ngân hàng phải nâng vốn tự có để đáp ứng được việc rút tiền của khách hàng. Chính vì thế hiện nay ngân hàng phải giảm mức cho vay, thu hồi các khoản vay ngắn hoặc trung hạn đã đến kỳ phải trả. Nền kinh tế do đóthiếu thanh khoản. Theo báo chí, hiện nay Mỹ có khoảng 6.000 tỉ USD cho vay địa ốc, trong đó 2.000 tỉ USD là dưới chuẩn. Khoảng 700 tỉ dưới chuẩn hiện là do hệ thống ngân hàng Mỹ nắm giữ trong tổng tích sản là 11 ngàn tỉ USD, phần còn lại là các quỹ đầu tư, các Công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí và nước ngoài nắm giữ. Riêng ngân hàng Mỹ nếu các khoản cho vay dưới chuẩn mất hết thì vốn tự có cũng sẽ gần bằng không.

Hiện các định chế tài chính Mỹ vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất là 31% trong tổng số 196.000 tỷ USD tài sảntài chính của thế giới. Theo tờ Financial Times, vào năm 1999, trong số 10 định chế tài chính hàng đầu thế giới xét về giá trị vốn hóa thị trường, có 6 ngân hàng của Mỹ. Trong đó, vị trí số 1 và số 2 thuộc về hai ngân hàng Mỹ là Citigroup và Bank of America. Tuy nhiên, hiện nay, các ngân hàng Mỹ chỉ còn nắm giữ 3 vị trí trong top 10 này, đồng thời, ba vị trí cao nhất thuộc về các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc.

Từ năm 1999 tới nay, tổng giá trị vốn hóa thị trường của các ngân hàng Mỹ có mặt trong top 10 sụt giảm từ mức 1.000 tỷ USD về mức 387 tỷ USD. Trong khi đó, giá trị vốn hóa thị trường của các ngân hàng Trung Quốc trong top 10 từ chỗ không có gìđã tăng lên mức 509 tỷ USD.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hôm 7/5/2009 đã công bố kết quả cuộc sát hạch 19 tổ chức tài chính –ngân hàng lớn nhất nước. Theo đó, 9 công ty có đủ "sức khoẻ" ổn định và không cần bổ sung thêm vốn. Trong danh sách này có JPMorgan Chase, Goldman Sachs, Công ty bảo hiểm MetLife Inc, Công ty thẻ tín dụng Capital One và American Express. Nếu họ không thể tự tăng vốn, chính quyền sẵn sàng ra tay giúp đỡ. 19 công ty thuộc diện sát hạch có tổng tài sản tính đến cuối năm 2008 trị giá 100 tỉ USD, chiếm 2/3 tổng tài sản và nắm giữ một nửa số khoản vay trong hệ thống ngân hàng Mỹ.Kết quả kiểm tra trên cho thấy, nếu cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ hơn, số lỗ của 19 ngân hàng lớn nhất Mỹ đến hết năm 2010 có thể lên tới 600 tỷ USD. Trong đó, 185,5 tỷ từ hoạt động vay thế chấp, 82,4 tỷ từ các hoạt động tín dụng và 53 tỷ USD từ các hoạt động cho vay bất động sản thương mại.

Bảng 2.2: Danh sách 10 công ty tài chính–ngân hàng lớn nhất Mỹ phải tăng vốn

STT Tên định chế Số vốn tối thiểu cần tăng thêm

1 Bank of America 33,9 tỉ USD

2 Wells Fargo 13,7 tỉ USD

3 Gmac LLC 11,5 tỉ USD

4 Citigroup 5,5 tỉ USD

5 Morgan Stanley 1,8 tỉ USD

6 Regions Financial 2,5 tỉ USD

7 SunTrust Banks 2,2 tỉ USD

8 KeyCorp 1,8 tỉ USD

9 Fifth Third Bancorp 1,1 tỉ USD

10 PNC Financial Services 0,6 tỉ USD

Nguồn: BBC News

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ tổn thương của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)