Áp dụng các tiêu chuẩn trong Hiệp ước Basel II tại Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ tổn thương của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 51)

b. Quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong

2.2.1 Áp dụng các tiêu chuẩn trong Hiệp ước Basel II tại Hàn Quốc

Có thể nói, áp dụng Basel II là một biện pháp cực kỳ hiệu quả trong công tác hạn chế tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại của chính bản thân các ngân hàng. Về thực nghiệm áp dụng Basel II, Hàn Quốc là một điển hình rõ nét.

Tại Hàn Quốc, các ngân hàng thương mại của Hàn Quốc có kế hoạch thực hiện lộ trình ứng dụng Basel II bắt đầu từ tháng 1 năm 2002 và hi vọng sẽ thực hiện thành công vào 1/1/2008 (theo báo cáo của Goo Yong Ahn – Phó Vụ trưởng Vụ ổn định hệ thống tài chính thuộc Ngân hàng trung ương Hàn Quốc). Trong khảo sát của Goo Yong Ahn có đưa ra tình trạng áp dụng phương pháp IRB để xác định đúng thực tế mức độ rủi ro của từng trạng thái rủi ro gồm các khoản cho vay doanh nghiệp, chovay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay bán lẻ, cho vay thế chấp bất động sản, chứng khoán hoá, góp vốn cổ phần và các trạng thái không cân bằng khác.

Khi áp dụng phương pháp mới trong Hiệp ước Basel II, hệ số rủi ro của các khoản vay có tính thay đổi linh động và phù hợp hơn với thực tế chứ không còn cố định như các phương pháp hiện tại, nó giúp việc đánh giá rủi ro được tốt hơn tùy theo từng mức độ rủi ro của từng khoản vay.

Bảng 2.4: So sánh hệsố rủi ro của các khoản vay tại Hàn Quốc (%)

Hiện tại SA IRB

Cho vay thế chấp nhà 50 35 3 - 48

Cho vay bán lẻ 100 75 5 - 52

Bảng 2.5:Ảnh hưởng của phương pháp Basel II đến hệ số rủi ro quy đổi

Rủi ro Trạng thái rủi ro SA F - IRB A - IRB

Hệ số rủi rotín dụng Cho vay doanh nghiệp Tăng Tăng -

Cho vay SMEs Tăng - Giảm

Cho vay bán lẻ Giảm Giảm Giảm

Cho vay thế chấp bất động sản Giảm Giảm Giảm

Chứng khoán hoá Tăng Tăng Tăng

Góp vốn cổ phần Tăng Tăng Tăng

Các tài sản trạng thái rủi ro không được cân bằng

Trong đó:

SA : phương pháp chuẩn hóa.

F-IRB : phương pháp cơ sở dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ. A-IRB : phương pháp nâng cao dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ tổn thương của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)