Quản lý (Management)

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ tổn thương của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 43 - 44)

b. Quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong

2.1.2.3 Quản lý (Management)

Nhiều nhà phân tích chuyên nghiệp coi quản lý là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống phân tích CAMELS, bởi vì quản lý đóng vai trò quyết định đến thành công trong hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, các quyết định của người quản lý sẽ ảnh hưởngtrực tiếp đến những yếu tố như: Chất lượng tài sản có, Mức độ tăng trưởng của tài sản có, Mức độ thu nhập.

Đặc điểm của việc quản lý ngân hàng thành công: năng lực, lãnhđạo, tuân thủ các quy định, khả năng lập kế hoạch, khả năng ứng phó với những thay đổi về môi trường xung quanh, chất lượng của các chính sách và khả năng kiểm soát việc tuân thủ các chính sách.

Trong thời gian qua, các tổ hợp tài chính –ngân hàng tại Mỹ đã vàđang mở rộng các hoạt động để trở thành các ngân hàng toàn cầu. Các ngân hàng đã đang bị lôi cuốn hoàn toàn vào hoạt động của thị trường tài chính. Họ thường thu hút hầu hết số vốn của họ bằng cách bán những chứng khoán nợ ngắn hạn có giá trị cố định (các khoản tiền gửi). Ngân hàng lại đầu tư số vốn họ huy động được vào các loại chứng khoán, thường không có giá trị cố định và tính thanh khoản của các khoản đầu tư này không cao. Như vậy, ngân hàng phải gánh chịu rủi ro khi giá trị thị trường của các tài sản của họ có thể giảm xuống bằng hoặc thấp hơn giá trị các khoản nợ tiền gửi của ngân hàng đối với người gửi tiền do những thay đổi không mong đợi từ tỉ lệ lãi suất, vỡ nợ, tỉ giá hối đoái, thay đổi về quy chế, những sai phạm... Họ đã đi quá xa cái chức năng chính yếu của mình mà lần bước sang những lĩnh vực khác. Đã là một ngân hàng thương mại thì nhiệm vụ chính là nhận tiền ký thác và dùng tiền ấy cho vay. Trong việc cho vay, ngân hàng đòi hỏi món tiền nợ phải được hoàn trả sau một khoảng thời gian, kèm theo một số tiền lãiđã quyđịnh. Người đi vay nếu có thành công lớn thì ngân hàng cũng không đòi hỏi thêm một đồng tiền lãi nào cả. Vì tiền cho vay là tiền tạm lấy của các người ký thác ra dùng nên khi cho vay, ngân hàng phải hết sức cẩn thận, bắt buộc phải có thế chấp đầy đủ để nếu chẳng may công trình thất bại thì còn thoát được bằng cách bán các vật thế chấp để lấy lại vốn. Không có thế chấp thì ít ra ngân hàng cũng đòi hỏi phải có các bảo đảm cá nhân...

Việc đầu tư trái lại mang tính mạo hiểm, thường ít có điều kiện ràng buộc và thời gian ứng tiền cũng không xác định nhưng ngược lại thì người đầu tư có cơ hội được chia lãi nhiều hơn nếu công trình ấy trúng lớn. Việc đầu tư mang nhiều rủi ro hơn và do đó một ngân hàng thương mại thuần tuý không thể nào đem tiền ký thác của người khác ra để "đánh bạc" được. Tại các nước trong giai đoạn đầu khi các ngân hàng vừa thành hình thì việc cho vay hầu như hoàn toàn được đặt trên căn bản thế chấp. Hễ có của thế chấp thì ngân hàng mới cho vay và vai trò của ngân hàng lúc ấy tương đối đơn giản vì chỉ cần quan tâm đến các vật thế chấp là đủ. Khi có nhiều ngân hàng khác ra đời thì việccạnh tranh trở nên gắt gao hơn. Người đi vay không ai muốn nộp nhiều thế chấp hoặc

bảo đảm, nên nếu có một ngân hàng nào khác tỏ vẻ "nới tay" hơn thì họ sẽ đổ xô đến vay. Ngân hàng nào quá cứng rắn sẽ mất dần khách hàng khiến tiền ký thác bị ứ đọng. Càng muốn lãi nhiều, ngân hàng càng bớt khắt khe hơn trong việc cho vay. Từ chỗ cho vay trên căn bản "bảo thủ" với đầy đủ thế chấp, nhiều ngân hàng đã trở nên dễ dãi như lãi suất thấp và tung tiền vào những dự án đầy rủi ro và hoạt động như những nhà đầu tư. Hầu như tập đoàn lớn nào cũng muốn có trong tay một ngân hàng hay một công ty tài chính. Đối với họ, ngân hàng là công cụ để hút vốn chuyển về tài trợ cho các công ty mình, giúp tập đoàn tự phát triển mà không cần tìm nguồn tài trợ bên ngoài.

Thực chất thì có thể nhìn thấy một cách rõ ràng nhất một phần nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ là bắt nguồn từ hoạt động cho vay có phần dễ dãi vàồ ạt-được gọi là “cho vay dưới chuẩn” - của các ngân hàng đối với người vay tiền mua nhà trả góp với hy vọng sau đó bán đi để kiếm lời. Sau đây sẽ là những minh chứng cho những gì đã diễn ra trước khi cuộc đại khủng hoảng diễn ra, những mầm mống dẫn đến cuộc khủng hoảng. Một điều đặc biệt là hầu hết các ngân hàng, tổ chức tín dụng ở Mỹ cho vay dưới chuẩn đều chấp nhận đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Như vậy, trước hết ta có thể thấy nguy cơ rủi ro là rất cao do đối tượng của nó là nhà đất- vốn thường xuyên rơi vào chu kỳ đóng băng. Trong giai đoạn 2004 - 2006, cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn chiếm khoảng 21% tổng các khoản vay thế chấp, tăng so với mức 9% giai đoạn 1996 - 2004, trong đó chỉ tính riêng năm 2006 tổng trị giá các khoản vay thế chấp dưới tiêu chuẩn lên đến 600 tỷ USD, bằng 1/5 thị trường cho vay mua nhà của Mỹ. Sự phát triển mạnh của hình thức cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn đi kèm với sự bùng nổ thị trường nhà đất của Mỹ là hệ quả của việc lãi suất giảm xuống mức thấp kỷ lục, các tiêu chuẩn cho vay nới lỏng và hội chứng “thích mua nhà” của dân Mỹ. Rủi ro tiềm tàng của các khoản nợ xấu đã và đang đe dọa tính thanh khoản trên thị trường tín dụng Mỹ, làm tăng nguy cơ đổ vỡ của ngân hàng, tăng chi phí vay vốn của doanh nghiệp, thậm chí có thể làm thay đổi dòng tài chính quốc tế. Và kết quả là giờ đây, hàng loạt những ngân hàng ở Mỹ đã công bố những tổn thất nặng nề mà họ phải gánh chịu xuất phát từ hậu quả của việc không thực hiện tốt chức năng hoạt động của ngân hàng thương mại, mà các nhà quản lý ngân hàng đã lấn sân sang hoạt động thị trường tài chính quá nhiều, chính sách dễ dãi trong việc chovay tín dụng với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận cao mà bất chấp rủi ro cao mà ngân hàng sẽ gặp phải.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ tổn thương của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)