LỜI CAM ĐOAN I DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT II DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, PHỤ LỤC III MỤC LỤC IV LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC 4 1.1.1 Khái niệm khoản mục tiền lương 4 1.1.2 Tầm quan trọng của kiểm toán khoản mục tiền lương trong kiểm toán BCTC 5 1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 7 1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền lương 7 1.2.2 Nguồn tài liệu kiểm toán khoản mục tiền lương 8 1.2.3 Các sai sót thường gặp trong quá trình kiểm toán tiền lương 9 1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG 10 1.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 11 1.2.2 Thực hiện kiểm toán 15 1.3.3 Kết thúc và hoàn tất công việc kiểm toán khoản mục tiền lương 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFC VIỆT NAM THỰC HIỆN 24 2.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFC VIỆT NAM 24 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam 24 2.1.2 Các dịch vụ do công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam cung cấp 26 2.1.3 Đặc điểm về tổ chức quản lý của công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam 27 2.1.4 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam 28 2.1.5 Đặc điểm lưu trữ hồ sơ kiểm toán 29 2.1.6 Kiểm soát chất lượng tại công ty TNHH kiểm toán AFC Việt Nam 30 2.1.7 Quy trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam 31 2.1.8 Quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam 32 2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY ABC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFC VIỆT NAM THỰC HIỆN 35 2.2.1 Giới thiệu về cuộc kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam thực hiện tại công ty ABC 35 2.2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương tại công ty ABC do công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam thực hiện 40 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFC VIỆT NAM 67 2.3.1 Những ưu điểm 67 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 75 2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại 81 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFC VIỆT NAM THỰC HIỆN 83 3.1 SỰ CẦN THIẾT, YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFC VIỆT NAM THỰC HIỆN 83 3.1.1 Sự cần thiết hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương trong kiểm toán BCTC 83 3.1.2 Nguyên tắc hoàn thiện 84 3.1.3 Yêu cầu hoàn thiện 84 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFC VIỆT NAM 85 3.2.1 Hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC 85 3.2.2 Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương 90 3.3 NHỮNG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 95 3.3.1 Về phía các cơ quan nhà nước 95 3.3.2 Về phía công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam 96 3.3.3 Về phía Hội nghề nghiệp 97 KẾT LUẬN 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mụctiền lương trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toánAFC Việt Nam thực hiện” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế củađơn vị thực tập
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2013 Sinh viên
Trang 2Kinh phí công đoànKiểm soát nội bộKiểm toán viênRủi ro kiểm soátRủi ro phát hiệnRủi ro tiềm tàngThu nhập cá nhânThu nhập doanh nghiệpTrách nhiệm hữu hạnHội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1: Chương trình kiểm toán mẫu
Phụ lục 1.2: Các thử nghiệm kiểm soát đối với tiền lương
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của AFC Việt Nam
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu khách hàng của công ty AFC Việt Nam
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của AFC Việt Nam
Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán
Sơ đồ 2.3: Quy trình kiểm toán chung của AFC Việt Nam
Phụ lục 2.1: Hợp đồng kiểm toán giữa AFC Việt Nam với công ty ABC
Phụ lục 2.2: Báo cáo tài chính trước kiểm toán của công ty ABC
Phụ lục 2.3: Thông tin sơ bộ về công ty ABC
Phụ lục 2.4: Tìm hiểu về quy trình kế toán của công ty ABC
Phụ lục 2.5: Tìm hiểu hệ thống KSNB của công ty ABC
Phụ lục 2.6: Báo cáo Kiểm toán cho báo cáo tài chính ngày 31/12/2012
Bảng 2.2: Tìm hiểu quy trình kế toán tiền lương của công ty ABC (trích giấy
tờ làm việc của KTV)
Bảng 2.3: Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ tiền lương
Bảng 2.4: Chương trình kiểm toán tiền lương tại công ty ABC
Bảng 2.5: Phân tích biến động (trích giấy tờ làm việc của KTV)
Bảng 2.6: Phân tích biến động tiền lương theo tháng của công ty ABC (tríchgiấy tờ làm việc của KTV)
Bảng 2.7: Kiểm tra nhân viên khống tại công ty ABC (trích giấy tờ làm việccủa KTV)
Bảng 2.8: Kiểm tra chi tiết tiền lương tại công ty ABC (trích giấy tờ làm việccủa KTV)
Bảng 2.9: kiểm tra chi tiết BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, thuế TNCN (tríchgiấy tờ làm việc của KTV)
Bảng 2.10: Kết luận kiểm toán khoản mục tiền lương của công ty ABC (tríchgiấy tờ làm việc của KTV)
Trang 41.1.2 Tầm quan trọng của kiểm toán khoản mục tiền lương trong kiểm toán
1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG
1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG 10
1.3.3 Kết thúc và hoàn tất công việc kiểm toán khoản mục tiền lương 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFC VIỆT NAM THỰC HIỆN 24
2.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFC VIỆT NAM 24
Trang 52.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt
2.1.3 Đặc điểm về tổ chức quản lý của công ty TNHH Kiểm toán AFC ViệtNam 272.1.4 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Kiểm toán AFC
2.1.6 Kiểm soát chất lượng tại công ty TNHH kiểm toán AFC Việt Nam 302.1.7 Quy trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam 312.1.8 Quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương trong kiểm toán Báo cáo tài
2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY ABC DO CÔNG
2.2.1 Giới thiệu về cuộc kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán AFC
2.2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương tại công ty ABC
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFC VIỆT NAM 67
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFC VIỆT NAM
Trang 63.1 SỰ CẦN THIẾT, YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFC VIỆT
3.1.1 Sự cần thiết hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương trong
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC
3.3 NHỮNG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 95
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1, Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sự ra đời và phát triển của các tổ chức kiểm toán độc lập chính làcông cụ quản lý kinh tế, tài chính quan trọng góp phần nâng cao tính hiệuquả của nền kinh tế thị trường Cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế từ kếhoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhànước, kiểm toán đã được hình thành và ngày càng phát triển mạnh mẽ ởViệt Nam; Hiện nay, cùng với sự phát triển của hàng loạt các công ty kiểmtoán, các loại hình dịch vụ kiểm toán cung cấp ngày càng đa dạng và phongphú Tuy nhiên, kiểm toán BCTC vẫn là hoạt động chủ yếu của các tổ chứckiểm toán độc lập
Một trong những vấn đề luôn được các nhà quản lý doanh nghiệpquan tâm là vấn đề nhân sự, bởi cơ cấu tổ chức nhân sự không chỉ liên quanđến chi phí tiền lương – một khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong chi phísản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn thể hiện trình độ, năng lựccủa doanh nghiệp Tuy nhiên, do tiền lương là một khoản chi phí phức tạpluôn chứa đựng khả năng rủi ro cao nên khi tiến hành kiểm toán BCTC, cácKTV luôn chú trọng đến kiểm toán khoản mục tiền lương
Kiểm toán khoản mục tiền lương sẽ giúp KTV phát hiện những saisót trọng yếu nếu có đối với khoản mục này Đồng thời cũng phát hiện ranhững lãng phí hay sai phạm trong quản lý và sử dụng lao động, tiền lương
và các khoản trích theo lương đã gây ảnh hưởng tới lợi ích của doanhnghiệp và người lao động, phát hiện việc không tuân thủ đúng quy định củapháp luật hiện hành về quản lý tiền lương, lao động cũng như việc tính toánkhông đúng các khoản thuế và các khoản phải nộp liên quan đến tiền lương
và các khoản thu nhập khác của người lao động, không tuân thủ đúng luậtlao động
Trang 8Nhận thức được tầm quan trọng trên, trong thời gian thực tập tại công
ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài:
“Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam thực hiện”.
2, Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng lý luận về kiểm toán, đặcbiệt là kiểm toán khoản mục tiền lương trong kiểm toán báo cáo tài chínhvào thực tế công tác kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán AFC ViệtNam Từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm và đưa ra các biện phápnhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương docông ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam thực hiện
3, Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu đề tài
Do giới hạn về thời gian và trình độ chuyên môn nên đề tài này chỉtập trung nghiên cứu kiểm toán khoản mục tiền lương là một nội dung trongcuộc kiểm toán BCTC và những giải pháp đưa ra cũng chỉ đi sâu vào nộidung chủ yếu của kiểm toán tiền lương do công ty TNHH Kiểm toán AFCthực hiện
Với những kiến thức trang bị trong nhà trường và tự tích lũy, em đãthực hiện luận văn tốt nghiệp của mình bằng lý luận của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng kết hợp với phương pháp toán học của nghiệp vụ kế toán vàkiểm toán Luận văn được trình bày theo phương pháp kết hợp giữa tổnghợp và phân tích, giữa diễn giải và quy nạp cũng như sự kết hợp giữa trìnhbày văn viết kết hợp với sơ đồ, bảng biểu
4, Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảngbiểu, sơ đồ, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Trang 9Chương 1: Lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán khoản mục tiền
lương trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương
trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán AFC ViệtNam thực hiện
Chương 3: Một số ý kiến góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán
khoản mục tiền lương trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHHKiểm toán AFC Việt Nam thực hiện
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 10Tiền lương (tiền công ): là phần thù lao lao động được biểu hiện
bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả chongười lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng công việc mà họ đã đónggóp cho doanh nghiệp
Quỹ tiền lương: Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền
lương tính theo người lao động của doanh nghiêp do doanh nghiệp quản lý
và chi trả
Các khoản trích theo lương:
Bảo hiểm xã hội (BHXH)
Bảo hiểm y tế (BHYT)
Kinh phí công đoàn (KPCĐ)
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
Tiền lương và các khoản trích theo lương là những chỉ tiêu liên quantrực tiếp tới việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng và trả lương đối với mọi cán
bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp Nó là một khoản chi quan trọng,chiếm tỷ trọng tương đối lớn Nó liên quan đến chi phí sản xuất dở dang,thành phẩm và nợ phải trả công nhân viên trên bảng Cân đối kế toán, liên
Trang 11do đó nó cũng liên quan tới các chỉ tiêu chi phí và kết quả trên Báo cáo kếtquả kinh doanh Ngoài ra, việc chi trả lương và các khoản trích theo lương
có ảnh hưởng tới chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinhdoanh trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Do đó, tiền lương và các khoản tríchtheo lương cũng là những chỉ tiêu luôn được kiểm toán viên quan tâm trongquá trình kiểm toán BCTC
1.1.2 Tầm quan trọng của kiểm toán khoản mục tiền lương trong kiểm toán BCTC
Kiểm toán khoản mục tiền lương có ý nghĩa quan trọng vì:
Đối với doanh nghiệp, tiền lương là khoản chi phí không thể loại trừtrong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, là một bộ phận có liên quantới các khoản mục quan trọng như chi phí, giá thành, lợi nhuận…Sự chínhxác của các khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương có ảnhhưởng rất lớn tới tính chính xác của chi phí, giá thành cũng như lợi nhuậncủa doanh nghiệp Ngoài ra, do tiền lương là một khoản chi phí phức tạpluôn chứa đựng khả năng rủi ro cao nên khi tiến hành kiểm toán BCTC, cáckiểm toán viên rất chú trọng đến kiểm toán khoản mục tiền lương
Tiền lương và các khoản trích theo lương chiếm tỷ trọng tương đốilớn ở đa số các doanh nghiệp Nó liên quan đến chi phí sản xuất dở dang,thành phẩm và nợ phải trả công nhân viên trên Bảng cân đối kế toán, có thểgây ra sai sót trọng yếu đối với các chỉ tiêu này Nó còn liên quan đến giávốn hàng bán (giá thành sản phẩm), chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanhnghiệp…Do vậy, nếu tính và phân bổ chi phí tiền lương và các khoản tríchtheo lương không đúng đắn sẽ ảnh hưởng tới chỉ tiêu chi phí và lợi nhuậntrên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Việc chi trả lương và các khoảntrích theo lương có ảnh hưởng tới chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt
Trang 12thanh toán lương và các khoản trích theo lương không đúng đắn có thể gâynên sai sót trọng yếu đối với chỉ tiêu này.
Tiền lương của đơn vị có thể bị lãng phí do công tác quản lý khônghiệu quả (nhất là với các đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhànước) hay do biển thủ dưới các hình thức gian lận (như lập hợp đồng laođộng khống, chấm công khống…)
Trong thực tế tại rất nhiều doanh nghiệp thường có sự vi phạm cácquy định về lao động và tiền lương như: Quy trình tuyển dụng không đúng,hợp đồng lao động ký sai, kỷ luật lao động không đúng quy định, sai trongviệc xác định mức lương, hệ số lương, đơn giá lương, các thời điểm tănglương…
Tiền lương và các khoản trích theo lương là những chỉ tiêu liên quantrực tiếp đến việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng và trả lương đối với mọi cán
bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, đồng thời cũng là chỉ tiêu luôn đượckiểm toán viên quan tâm trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính
Ý nghĩa: Kiểm toán khoản mục tiền lương sẽ giúp kiểm toán viên
phát hiện ra những sai sót trọng yếu nếu có đối với các chỉ tiêu có liên quan,đồng thời cũng phát hiện được những lãng phí hay sai phạm trong quản lý
và sử dụng lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương đã gây ảnhhưởng đến lợi ích của doanh nghiệp và người lao động, phát hiện việckhông tuân thủ đúng các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý tiềnlương, lao động cũng như tính toán không đúng các khoản thuế và cáckhoản phải nộp có liên quan đến tiền lương và các khoản thu nhập khác củangười lao động, không tuân thủ đúng luật lao động…
1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNGTRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trang 131.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền lương
Công việc của KTV trong kiểm toán khoản mục tiền lương là nhằmthu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp liên quan đến quá trình xử lý các sựkiện, các nghiệp vụ về tiền lương Qua đó, kiểm toán viên có đầy đủ căn cứ
để đưa ra ý kiến nhận xét về tính trung thực, hợp lý của các chỉ tiêu có liênquan đến BCTC như các khoản phải thanh toán cho công nhân viên, thuế vàcác khoản phải trích nộp theo lương Đồng thời làm cơ sở tham chiếu để kếtluận cho các chỉ tiêu khác như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nhân viênphân xưởng, chi phí nhân viên quản lý, nợ phải trả công nhân viên…
Mục tiêu kiểm toán cụ thể đối với khoản mục tiền lương:
Đánh giá mức độ hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với cáchoạt động liên quan đến khoản mục tiền lương, bao gồm:
Đánh giá việc xây dựng (thiết kế) hệ thống kiểm soát nội bộ trên cáckhía cạnh đầy đủ, phù hợp;
Đánh giá việc hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ trên các khíacạnh: sự hiện diện và tính thường xuyên, liên tục trong hoạt động
Xác nhận độ tin cậy của thông tin có liên quan đến khoản mục tiềnlương, bao gồm:
Các thông tin liên quan đến nghiệp vụ tiền lương và các khoản tríchtheo lương trên các khía cạnh phát sinh, tính toán đánh giá, ghi chép;
Các thông tin liên quan đến số dư tiền lương và các khoản trích theolương trên các khía cạnh hiện hữu, nghĩa vụ, cộng dồn, trình bày và côngbố
Do đó, khi kiểm toán khoản mục tiền lương, kiểm toán viên chú trọngnhững mục đích cơ bản sau:
Trang 14 Xác nhận xem doanh nghiệp có tuân thủ theo đúng hợp đồng laođộng đã được ký kết với người lao động không.
Doanh nghiệp có tuân thủ theo đúng các quy định của Nhà nước vềchính sách lao động, tiền lương
Các căn cứ tính lương và các khoản trích theo lương của doanhnghiệp có đầy đủ, hợp lý, khách quan
Các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương
có được tính toán, hạch toán, ghi chép, phân bổ, thanh toán cho người laođộng đầy đủ và đúng thực tế không Dựa trên cơ sở đó KTV mới tiến hànhtìm hiểu và thu thập các bằng chứng để kiểm toán phần hành
1.2.2 Nguồn tài liệu kiểm toán khoản mục tiền lương
Các nguồn tài liệu cụ thể để kiểm toán khoản mục tiền lương và cáckhoản trích theo lương rất phong phú, đa dạng về hính thức, nguồn gốc vànội dung Có thể khái quát về các nguồn tài liệu (hay căn cứ) chủ yếu gồm:
Các quy định, quy chế và thủ tục kiểm soát nội bộ như quy chế tuyểndụng và phân công lao động; quy định về quản lý và sử dụng lao động, quychế tiền lương, tiền thưởng, quy định về tính lương, ghi chép lương, phátlương cho người lao động, nguyên tắc phân công phân nhiệm trong việcthực hiện các chức năng củ chu kỳ; quy định về quản lý và lưu trữ hồ sơnhân viên…
Các tài liệu làm căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ phát sinh liên quanđến khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương như: hợp đồng laođộng, thanh lý hợp đồng lao động, các tài liệu về định mức lao động, tiềnlương, kế hoạch (dự toán) chi phí nhân công…
Các chứng từ kế toán có liên quan như: Bảng chấm công, phiếu xác
Trang 15phiếu báo làm đêm, làm thêm giờ, hợp đồng giao khoán,…Bảng thanh toánlương, bảng thanh toán BHXH, bảng kê thanh toán tiền thưởng và cáckhoản khác cho CNV, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theolương, phiếu chi lương, các khoản trích theo lương…
Sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản liên quan như: SổCái và sổ chi tiết các tài khoản TK334, TK338 (3382, 3383, 3384), TK 622,TK6271, TK 6411, 6421, TK 333, TK 351…
Các Báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị có liên quan
1.2.3 Các sai sót thường gặp trong quá trình kiểm toán tiền lương
Trong quá trình kiểm toán khoản mục tiền lương, KTV cần lưu ýnhững sai phạm sau trong việc quản lý, hạch toán, tính toán tiền lương củadoanh nghiệp:
Chưa có kế hoạch về tiền lương, chưa xây dựng quy chế trả lương có
sự phê duyệt của người có thẩm quyền; cách thức tính lương và trả lươngkhông nhất quán
Chưa ký hợp đồng lao động với cán bộ công nhân viên theo quy định,không có hợp đồng với các công nhân viên tạm thời hoặc làm việc theo mùa
vụ, các nghiệp vụ nâng lương không có quyết định của cấp có thẩm quyềnphê duyệt tại thời điểm gần nhất; xuất hiện những bất thường và ngoại lệ vềtiền lương của Ban lãnh đạo doanh nghiệp
Xác định quỹ lương chưa có cơ sở, Quỹ lương đặt ra không phù hợpvới mức độ hoàn thành kế hoạch dẫn đến hạch toán vào chi phí cao hơnhoặc thấp hơn so với thực tế; chi quá Quỹ lương được hưởng; sử dụng Quỹlương chưa đúng mục đích
Trang 16 Quyết toán lương chưa kịp thời, thanh toán cho cán bộ công nhânviên chậm, thanh toán lương khống, hạch toán tiền lương và các khoản tríchtheo lương không đúng kỳ.
Số phát sinh trên sổ kế toán không trùng khớp với số liệu trên sổlương của người lao động
622 mà không phân bổ cho các bộ phận khác như: bán hàng, quản lý doanhnghiệp, quản lý phân xưởng
Hạch toán một số khoản có tính chất tiền lương như: tiền ăn ca, tiềnlàm thêm giờ vào chi phí mà không qua TK 334; chưa khấu trừ vào lươngđối với những khoản tiền bồi thường thiệt hại tổn thất do vi phạm của nhânviên
Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương chưa có đầy đủ chữ kýcần thiết của người nhận, kế toán trưởng, người nhận hộ
Chưa loại trừ khỏi chi phí tính thuế đối với khoản tiền lương đã đượctrích nhưng chưa thanh toán cho đến thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuếnăm
Tính, hạch toán, kê khai thuế TNCN chưa đúng
Chưa trích lập hoặc trích lập sai quỹ dự phòng trợ cấp mất việclàm…
1.3QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG
Quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương gồm 3 giai đoạn sau:
Thực hiện kiểm toán
Kết thúc kiểm toán
Trang 171.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Thu thập thông tin về khách hàng
Thu thập thông tin về đối tượng khách hàng giúp KTV có được thôngtin và sự hiểu biết đầy đủ về ngành nghề kinh doanh cũng như hoạt độngcủa đơn vị, hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như các vấn
đề tiềm ẩn từ đó xác định trọng tâm phần hành kiểm toán tiền lương
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng liên quan đếnkhoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương như: hợp đồng laođộng, quy định quản lý, sử dụng lao động
KTV cần quan tâm đến các thông tin có liên quan đến khoản mục tiềnlương và các khoản trích theo lương như: Hoạt động kinh doanh và kết quảkinh doanh của khách hàng; tình hình cũng như sự biến động của nền kinh
tế như tăng trưởng, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp…; khả năng mở rộng quy môkinh doanh và các lĩnh vực kinh doanh chính…
Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ
Từ những thông tin thu thập được, KTV tiến hành thủ tục phân tích
sơ bộ các số liệu để tìm ra sự biến động và mối quan hệ giữa các chỉ tiêudựa trên các thông tin tài chính và phi tài chính Gồm 2 loại thủ tục cơ bản:
Phân tích ngang: KTV so sánh số lũy kế trên tài khoản chi phí nhâncông (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phínhân viên bán hàng, chi phí nhân viên quản lý…) năm trước với năm nay,qua đó thấy được những biến động bất thường và xác định nguyên nhân.Ngoài ra, KTV còn có thể so sánh quỹ lương sản phẩm, quỹ lương thời gian
kỳ này với kỳ trước (hoặc với số kế hoạch, dự toán) đã điều chỉnh theo sựbiến động của các nhân tố để rút ra kết luận về khả năng sai phạm đối vớitiền lương
Trang 18 Phân tích dọc: Xác định các tỷ lệ tương quan về tiền lương với chiphí,…và so sánh Cụ thể, so sánh tỷ lệ chi phí nhân công trong tổng chi phísản xuất kinh doanh kỳ này với kỳ trước.
Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán:
Đánh giá mức trọng yếu:
Trọng yếu là một khái niệm chỉ độ lớn ( tầm cỡ), bản chất của saiphạm (kể cả việc bỏ sót thông tin kinh tế, tài chính) hoặc là đơn lẻ hoặc làtừng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể, nếu dựa vào các thông tin này để xétđoán thì sẽ không chính xác hoặc rút ra những kết luận sai lầm
Xác định mức trọng yếu ban đầu: KTV làm thủ tục ước tính ban đầu
về tính trọng yếu (căn cứ theo tỷ kệ % các chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu,tổng tài sản… cho toàn bộ BCTC Sau đó phân bổ ước lượng ban đầu vềtính trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC Thường các công ty xâydựng sẵn mức độ trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC Thông qua cácbiện pháp kiểm toán (cân đối, đối chiếu, quan sát…), KTV đánh giá mức độsai sót thực tế của tiền lương và đem so sánh với mức độ sai sót có thể chấpnhận được của tiền lương đã xác định trước đó và đưa ra ý kiến
Mức trọng yếu ban đầu của khoản mục tiền lương và các khoản tríchtheo lương phụ thuộc vào quy mô của tiền lương, các khoản trích theolương và tỷ trọng của nó trong chi phí sản xuất và sự xét đoán nghề nghiệpcủa KTV
Đánh giá mức độ trọng yếu đối với khoản mục tiền lương gồm 5bước:
Bước 1: Ước lượng sơ bộ ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mụctiền lương
Trang 19 Bước 2: Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mụctiền lương.
Bước 3: Ước tính tổng sai sót trong khoản mục tiền lương
Bước 4: Ước tính sai sót kết hợp của các bộ phận
Bước 5: So sánh sai sót kết hợp ước tính với ước lượng ban đầu (hoặc
đã điều chỉnh) về tính trọng yếu
Đánh giá rủi ro:
Rủi ro kiểm toán (RRKT) là rủi ro (khả năng) mà KTV đưa ra ý kiếnnhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán vấn còn những saisót trọng yếu
Rủi ro tiềm tàng (RRTT): Thông qua việc thu thập thông tin liên quanđến bản chất kinh doanh của khách hàng và những hiểu biết về bản chấtkhoản mục tiền lương trong báo cáo tài chính, kiểm toán viên sẽ đặt ra mứcrủi ro tiềm tàng cho khoản mục tiền lương Trong phần hành tiền lương,những sai sót tiềm tàng có thể xảy ra gồm: số lượng công nhân viên, tiềnlương công nhân viên có thể bị phản ánh sai lệch do doanh nghiệp hoạtđộng có tính chất thời vụ, hệ thống kế toán và thông tin hoạt động khônghiệu quả, phức tạp
Rủi ro kiểm soát (RRKS): Thông qua nghiên cứu HTKSNB nóichung và KSNB đối với khoản mục tiền lương nói riêng, kiểm toán viên sẽđưa ra mức rủi ro kiểm soát cho khoản mục tiền lương Các sai sót kiểmsoát có thể xảy ra gồm: Tính toán và hạch toán sai các nghiệp vụ liên quanđến tiền lương do trình độ năng lực của nhân viên kế toán tiền lương, cáchsắp xếp phân công công việc chưa đúng người đúng việc, chưa xây dựngquy định tuyển dụng, tiếp nhận và quản lý nhân sự, chưa xây dựng các quychế tính lương…
Trang 20 Khảo sát kiểm soát nội bộ về tiền lương
Quá trình KSNB tiền lương phát sinh từ việc tiếp nhận và quản lýnhân sự, theo dõi và ghi nhận thời gian lao động, khối lượng công việc, sảnphẩm, lao vụ hoàn thành, tính lương lập bảng lương và ghi chép sổ sách,thanh toán lương và các khoản khác cho công nhân viên cho đến việc giảiquyết chế độ về tiền lương, các khoản trích theo lương và chấm dứt hợpđồng lao động
Tuy nhiên, cần chú ý một điểm là các nghiệp vụ tính lương và cáckhoản phải trả cho công nhân viên còn được chính bản thân công nhân viên
tự kiểm tra để đảm bảo quyền lợi của họ, nếu có sai sót do tính thiếu thì đãđược CNV phát hiện và yêu cầu doanh nghiệp xem xét lại
Các nghiệp vụ liên quan đến các khoản trích theo lương như BHXH,BHYT, BHTN, KPCĐ thường được kiểm soát bởi các tổ chức bảo hiểm vàcông đoàn, nếu có sai sót thì đã được phản hồi, yêu cầu doanh nghiệp trả lạicho đúng Mặt khác, một phần trích BHXH, BHYT, BHTN được tính trừvào thu nhập của người lao động nên phần này đã được kiểm tra phát hiệnsai sót một cách thường xuyên của người lao động
Ngoài ra các Doanh nghiệp cần chú ý một số điểm sau:
Quy định chặt chẽ về việc tiếp nhận và quản lý nhân sự;
Có hệ thống sổ kế toán chi tiết, ghi chép, theo dõi từng loại chi phítiền lương theo từng đối tượng; đầy đủ, kịp thời, có hệ thống, phân loại rõràng;
Có xét duyệt và phê chuẩn trên bẳng chấm công, thẻ tính giờ…;
Định kỳ có sự kiểm tra, xác nhận việc tính và thanh toán lương;
Quy định chặt chẽ về việc sử dụng tỷ giá ngoại tệ để hạch toán lương
Trang 21 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và soạn thảo chương trình kiểm toán:
Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát: kế hoạch kiểm toán tổng quát mô
tả hiểu biết của KTV về hoạt động của khách hàng, về hệ thống kiểm soátnội bộ, đánh giá mức độ rủi ro và mức trọng yếu, nội dung, phương pháp,lịch trình, phạm vi và cách thức tiến hành công việc dự kiến Kế hoạch kiểmtoán tổng thể đầy đủ, chi tiết làm cơ sở lập chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán là những dự kiến của KTV về thời gian thựchiện kiểm toán, số lượng công việc cần thực hiện, phân công công việc chocác KTV trong nhóm kiểm toán như thế nào cũng như dự kiến về các thôngtin về công ty, các dữ kiện mà KTV sử dụng và thu thập Trọng tâm củachương trình kiểm toán là thiết kế các mục tiêu và thủ tục kiểm toán cầnthực hiện, bao gồm các thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích và các thủ tụckiểm tra chi tiết
Chương trình kiểm toán tiền lương thường bao gồm: mục tiêu kiểmtoán cụ thể của khoản mục tiền lương, các thủ tục kiểm toán cần áp dụng,
kỹ thuật kiểm toán cụ thể, phạm vi và thời gian thực hiện, việc tham chiếutới các thông tin có liên quan đến khoản mục, những bằng chứng cần thuthập…
Phụ lục 1.1: Chương trình kiểm toán mẫu 1.2.2 Thực hiện kiểm toán
1.3.2.1 Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền lương Mục đích: Hiểu rõ cơ cấu kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền
lương, xác định mức độ tin cậy đối với HTKSNB và đánh giá RRKS liênquan đến tiền lương, nhằm phát hiện, ngăn chặn sai phạm xảy ra
Trang 22 Tìm hiểu, đánh giá về các chính sách kiểm soát, các quy định về kiểmsoát nội bộ đối với tiền lương
KTV cần yêu cầu các nhà quản lý đơn vị cung cấp các văn bản quyđịnh về KSNB có liên quan như: Quy chế tuyển dụng và phân công laođộng, quy định về quản lý nhân sự, quy định về tiền lương; quy định vềtrách nhiệm, phương pháp theo dõi và xác định kết quả lao động; quy định
về việc tính toán và phân bổ tiền lương; quy định về việc trả lương màdoanh nghiệp đã đặt ra…
Đọc, đánh giá, nghiên cứu các văn bản quy định về KSNB của đơn
vị, cần chú ý đến các khía cạnh cơ bản:
Tính đầy đủ của các quy định cho kiểm soát đối với các bước côngviệc liên quan đến khoản mục tiền lương như: tiếp nhận và quản lý nhân sự,theo dõi và ghi nhận thời gian lao động, khối lượng công việc, sản phẩm lao
vụ hoàn thành, tính lương và ghi chép sổ sách…
Tính chặt chẽ và phù hợp của quy chế KSNB đối với đặc điểm hoạtđộng của đơn vị
Ngoài ra, KTV còn có thể thực hiện kỹ thuật phỏng vấn những người
có liên quan về việc thiết kế các quy chế và thủ tục kiểm soát
Khảo sát sự vận hành các quy chế KSNB
Các thủ tục cụ thể thường được sử dụng để kiểm tra tính hiệu lực,hiệu quả và tính thường xuyên liên tục của sự vận hành của các quy chế vàthủ tục kiểm soát bao gồm:
KTV sử dụng kỹ thuật phỏng vấn bằng cách sử dụng bảng câu hỏi vềKSNB đối với khoản mục tiền lương nhằm thu thập các bằng chứng liênquan đến việc phân chia trách nhiệm giữa các chức năng quản lý nhân sự,theo dõi kết quả lao động, tính và trả lương có đảm bảo thường xuyên hay
Trang 23không; doanh nghiệp có thực hiện quy chế tuyển dụng đã đặt ra thườngxuyên, liên tục hay không; có phê chuẩn rõ ràng về mức lương hay không;
…
KTV sử dụng kỹ thuật quan sát như quan sát việc chấm công, việc sửdụng máy ghi giờ, quan sát việc nghiệm thu sản phẩm hoàn thành, quan sátviệc thanh toán lương… để thu thập bằng chứng về việc thực hiện các quychế
KTV thực hiện kiểm tra tài liệu như kiểm tra hồ sơ nhân viên, kiểmtra dấu hiệu phê chuẩn trên bảng chấm công, thẻ tính giờ… để thu thậpbằng chứng về tính thường xuyên, liên tục của việc thực hiện các quy chế
Ngoài ra, KTV còn có thể sử dụng các kỹ thuật điều tra, phỏng vấn,thực hiện lại, kiểm tra từ đầu đến cuối và kiểm tra ngược lại để thu thập cácbằng chứng xác đáng về tính hiệu lực, hiệu quả và liên tục của quy trìnhKSNB
Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt độngKSNB đối với tiền lương
Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc: Phân công, phânnhiệm; Bất kiêm nhiệm; Phê chuẩn, ủy quyền
Kết quả: Sau khi áp dụng các thủ tục khảo sát về HTKSNB và dựa
vào các bằng chứng đã thu thập được, KTV đưa ra quyết định về mứcRRKS đối với khoản mục tiền lương là cao, trung bình hay thấp NếuHTKSNB được thiết kế và vận hành hữu hiệu thì RRKS được đánh giá làthấp và KTV có thể tin tưởng vào HTKSNB và ngược lại Đó sẽ là căn cứ
để KTV quyết định về phạm vi, nội dung các thủ tục kiểm toán cơ bản
Phụ lục 1.2: Các thử nghiệm kiểm soát đối với tiền lương
1.3.2.2 Các khảo sát cơ bản đối với khoản mục tiền lương
Trang 24a) Thực hiện thủ tục phân tích
Mục đích: Kiểm toán viên áp dụng thủ tục phân tích để kiểm tra tính
hợp lý của các khoản chi phí về lương và các khoản phải trả cho CNV, pháthiện những vấn đề nghi vấn cần phải tập trung kiểm tra chi tiết hoặc quyếtđịnh thu hẹp phạm vi kiểm tra chi tiết nếu cho rằng khả năng ít có sai lệch
Các kỹ thuật phân tích:
So sánh số lũy kế trên các tài khoản chi phí nhân công của kỳ này sovới kỳ trước để tìm ra những sai phạm về tiền lương thông qua sự biến đổibất thường của chi phí nhân công giữa các kỳ Tuy nhiên, KTV cần phảiđiều chỉnh số liệu kỳ trước theo mức độ biến động của các nhân tố: địnhmức lương, khối lượng sản phẩm hoàn thành, số lượng công nhân viên…
So sánh tỷ lệ chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm hoặc chi phíkinh doanh của kỳ này với kỳ với kỳ trước Nếu trong điều kiện sản xuấtkhông có nhiều biến đổi mà tỷ lệ chi phí nhân công trong giá thành sảnphẩm có biến đổi lớn, bất thường thì KTV phải điều tra thêm
So sánh số liệu lũy kế trên các tài khoản phản ánh các khoản tríchtheo lương giữa các kỳ So sánh số phát sinh lũy kế tính dồn trên trên các
TK 3382, 3383, 3384, 3389 Kiểm tra biến động của chi phí tiền lương vớibiến động của các khoản trích theo lương có hợp lý không
So sánh tỷ lệ biến động của số liệu lũy kế trên tài khoản chi phí nhâncông và số lũy kế trên các tài khoản phản ánh các khoản trích theo lương kỳnày với kỳ trước
So sánh tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân trong tổng tiền lương kỳ này với
kỳ trước để phát hiện khả năng sai phạm đối với thuế thu nhập cá nhân
Kết luận: Sau khi áp dụng thủ tục phân tích, căn cứ vào các bằng
chứng thu thập được, KTV kết luận xem có biến động bất thường nào hay
Trang 25không, từ đó xác định các chỉ tiêu có khả năng sai phạm, khoanh vùng trọngtâm kiểm toán cần phải tập trung kiểm tra chi tiết.
b) Thực hiện kiểm tra chi tiết nghiệp vụ, số dư tài khoản
Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương
Tính có căn cứ hợp lý: Kiểm toán viên chọn một số bảng thanh toánlương và thanh toán bảo hiểm xã hội để kiểm tra, đặc biệt đối với kỳ có sốphát sinh lớn và bất thường; Đối chiếu tên, mức lương của từng công nhânviên trên bảng lương với tên và mức lương của nhân viên đó trên hồ sơnhân viên xem có phù hợp không; Đối chiếu số giờ công, ngày công dùng
để tính lương với số giờ công, ngày công của nhân viên đó trên bảng chấmcông, thẻ tính giờ; Đối chiếu số ngày, số tiền trên bảng thanh toán bảo hiểm
xã hội của từng công nhân viên với số ngày, số tiền trên phiếu nghỉ hưởngbảo hiểm xã hội của công nhân viên đó xem có phù hợp không Kiểm trachữ ký của công nhân viên ở bảng thanh toán lương giữa các kỳ xem có sựthay đổi hay trùng lặp không
Cơ sở dẫn liệu tính toán, đánh giá: Kiểm toán viên tính toán lại số giờcông, ngày công trên bẳng chấm công hay phiếu báo sản phẩm, công việchoàn thành xem có đúng không So sánh mức lương, phụ cấp của từng côngnhân viên trên bảng tính lương với mức lương, phụ cấp của công nhân viên
đó trên hồ sơ nhân viên xem có phù hợp không Tính lại số tiền lương vàcác khoản trích theo lương dựa trên số ngày công, giờ công, khối lượngcông việc hoàn thành và mức lương đã được kiểm tra Kiểm tra lại việc tínhcác khoản khấu trừ lương và tạm ứng lương
Cơ sở dẫn liệu phân loại và hạch toán: Kiểm tra sự ghi chép đầy đủcác nghiệp vụ tiền lương bằng cách kiểm tra tính liên tục của chứng từ, đặc
Trang 26biệt là các chứng từ đầu và cuối kỳ, kiểm tra các nghiệp vụ thanh toán.Kiểm tra việc phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đốitượng chịu chi phí có đúng đắn không bằng cách kiểm tra việc chọn tiêuthức phân bổ chi phí có hợp lý không, có nhất quán không, phép tính phân
bổ có đúng không
thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH với ngày ghi sổnghiệp vụ thanh toán, phân bổ tiền lương và BHXH xem có kịp thời không
So sánh ngày rút tiền ở ngân hàng và ngày chi lương được ghi trên sổ cái,nhật ký xem doanh nghiệp có thanh toán lương và các khoản phải trả kịpthời, đúng kỳ cho công nhân viên hay không
Cơ sở dẫn liệu cộng dồn: Kiểm tra xem cuối kỳ hạch toán, số liệu vềtiền lương và các khoản trích theo lương đã ghi sổ trong kỳ có được tổnghợp một cách đầy đủ, chính xác trên từng sổ chi tiết và sổ tổng hợp Việctrình bày thông tin về tiền lương trên BCTC có phù hợp với chế độ kế toánquy định và đảm bảo nhất quán với số liệu cộng dồn trên các sổ kế toán cóliên quan
Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản
Kiểm tra chi tiết số dư tài khoản “Phải trả người lao động”:
Kiểm tra theo những nội dung sau:
Cơ sở dẫn liệu sự phát sinh: Kiểm toán viên kiểm tra xem có đúng là
số dư phải trả người lao động hay là ghi khống, tính khống tiền lương phảitrả cuối kỳ Kiểm tra thủ tục và thẩm quyền phê duyệt trên các chứng từthanh toán
Cơ sở dẫn liệu tính toán, đánh giá: KTV tính toán lại số tiền lươngtrên cơ sở các chứng từ, bảng tính lương Đặc biệt với các nghiệp vụ có số
Trang 27tiền lớn, không bình thường hoặc nghiệp vụ thanh toán bằng ngoại tệ, KTVkiểm tra việc quy đổi theo đúng tỷ giá quy định, chú ý đến cả các khoảnkhấu trừ lương.
Cơ sở dẫn liệu phân loại, hạch toán: Kiểm tra sự ghi chép đầy đủ cácnghiệp vụ tiền lương, kiểm tra tính liên tục của chứng từ, đặc biệt là cácchứng từ đầu và cuối kỳ, kiểm tra các nghiệp vụ thanh toán tiền lương.KTV phải có sự am hiểu về từng cách tính lương khác nhau để kiểm tra chotừng loại, tổng hợp trên sổ chi tiết và đối chiếu với bảng tính lương theotừng CNV và phòng ban Kiểm tra về việc hạch toán đúng kỳ: KTV đốichiếu ngày tháng trên phiếu chấm công , phiếu chi lương với ngày tháng ghi
sổ, kiểm tra các chứng từ phát sinh cho nghiệp vụ vào đầu kỳ kế toán sau
Cơ sở dẫn liệu tổng hợp, công bố khoản phải trả người lao động trênbáo cáo tài chính: Sau khi kiểm toán các cơ sở dẫn liệu trên, kiểm toán viên
có thể kết luận về sự phù hợp giữa số liệu kiểm tra với thực tế của doanhnghiệp đảm bảo độ tin cậy và hợp lý về các khoản phải trả người lao động;đồng thời, kiểm tra lại việc trình bày trên báo cáo tài chính có đúng chỉ tiêuhay không và đảm bảo nhất quán với số liệu cộng dồn trên các sổ kế toán cóliên quan hay không
Kiểm tra số dư các tài khoản phản ánh các khoản trích theo lương
Thủ tục kiểm tra thông thường đối với các tài khoản này như sau:
Kiểm tra xem tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phícông đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, mà doanh nghiệp áp dụng trong kỳ có phùhợp với các văn bản quy định hiện hành hay không
Xác định mức độ đúng đắn, hợp lý của tiền lương đã được dùng đểlàm cơ sở tính cho các khoản trích theo lương
Trang 28 Kiểm tra tính hợp lý của các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn đã trích theo lương căn cứ vàokết quả phân tích sự biến động của tiền lương và các khoản trích theo lươngxem có phù hợp không.
Kiểm tra chọn mẫu một số bảng tính lương, bảng tính BHXH để xemxét việc trích và phân bổ các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất,khấu trừ vào lương và khoản phải nộp cho cơ quan hữu quan xem có đúngđắn không
Kiểm tra việc ghi sổ kế toán các khoản trích theo lương có đầy đủ vàđúng đắn không
đơn vị liên quan có đầy đủ, kịp thời không, đồng thời xem các thủ tục quyếttoán các khoản đó giữa doanh nghiệp và các tổ chức liên quan có đúng haykhông
1.3.3 Kết thúc và hoàn tất công việc kiểm toán khoản mục tiền lương
Sau khi đã thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và khảo sát cơ bản cóliên quan đến số liệu kế toán tiền lương, kiểm toán viên tiến hành tổng hợpkết quả kiểm toán khoản mục này để làm cơ sở cho ý kiến kết luận về cácchỉ tiêu có liên quan đến khoản mục tiền lương trên báo cáo tài chính, phục
vụ cho việc đưa ra ý kiến nhận xét và lập Báo cáo kiểm toán
Trước khi đưa ra kết luận, một lần nữa KTV phải thực hiện thủ tụcphân tích để đánh giá về độ tin cậy của kết quả kiểm toán, của bằng chứngkiểm toán, thủ tục lấy mẫu và thủ tục kiểm toán đã áp dụng trước khi đưa raquyết định có thực hiện thêm thủ tục kiểm toán bổ sung hay mở rộng phạm
vi kiểm toán hay không?
Trang 29KTV so sánh kết quả kiểm toán về sai sót thực tế đã phát hiện trongquá trình kiểm toán với ước lượng ban đầu về tính trọng yếu được phân bổ,
để xem có chấp nhận được kết quả kiểm toán này hay không và có thựchiện thêm các thủ tục bổ sung hay không?
Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục tiền lương thường được thểhiện dưới hình thức một bản “tổng hợp kết quả kiểm toán” Các nội dungchủ yếu được thể hiện trong kết quả kiểm toán bao gồm:
Sai phạm đã tìm ra khi kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư các tàikhoản tiền lương và các khoản trích theo lương, đánh giá về mức độ sai phạm
Nguyên nhân sai lệch (nếu có) là có hợp lý hay không?
Soạn thảo các bút toán điều chỉnh sai phạm đã tìm được
Kết luận xem kiểm toán viên đã đạt được mục tiêu kiểm toán khoảnmục tiền lương hay chưa?
Kiểm toán viên đưa ra các ý kiến khác về hạn chế của việc thiết kế vàvận hành các quy chế kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền lương và ýkiến đề xuất của kiểm toán viên để cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ củakhách hàng
Vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau (nếu có)
Bản “Tổng hợp kết quả kiểm toán” khoản mục tiền lương là một căn
cứ quan trọng cho kiểm toán viên tổng hợp lập báo cáo kiểm toán và thưquản lý
Chương 2
Trang 30THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG
TY TNHH KIỂM TOÁN AFC VIỆT NAM THỰC HIỆN
2.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFC VIỆTNAM
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam
Những thông tin chung về công ty TNHH kiểm toán AFC Việt Nam:
3 Văn phòng chính : Tòa nhà Indochina Park Tower (Lầu 2)
Số 04 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, TP HCM
Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy
5 Chi nhánh Cần Thơ : 237 A5 Đường 30/4, P Hưng Lợi
Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Phó Tổng Giám đốc : Bà Đỗ Thị Ánh Tuyết
Phó Tổng Giám đốc : Bà Nguyễn Thị Thanh
Phó Tổng Giám đốc : Bà Bùi Tuyết Vân
Công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam được thành lập và chínhthức đi vào hoạt động từ năm 1995 Trải qua gần 20 năm phát triển vàtrưởng thành, hiện tại công ty đang là một trong những công ty cung cấpdịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính hàng đầu Việt Nam Từ khi thành lậpđến nay, công ty đã trải qua 5 giai đoạn phát triển chính:
Trang 31Giai đoạn 1: Công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam (tiền thân là
AFC Sài Gòn) là một trong những công ty kiểm toán đầu tiên của Việt Namđược thành lập tại TP Hồ Chí Minh từ năm 1995
Giai đoạn 2: Theo Quyết định số 263/QĐ-BTC ngày 19/01/2004 của
Bộ trưởng BTC về việc phê duyệt phương án chuyển doanh nghiệp Nhànước Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Kế toán Sài Gòn thành Công
ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Kế toán Ngày 22/12/2004 saukhi hoàn tất quá trình cổ phần hóa, công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấnTài chính Kế toán chính thức đi vào hoạt động theo giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh số 4103002977 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cấp
Giai đoạn 3: Thực hiện Nghị định 105/2004/NĐ-CP của Chính phủ
về Kiểm toán độc lập, Thông tư 64/2004/TT-BTC ngày 29/06/2004 của BộTài chính, Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ vàCông văn số 204/TCT-ĐT ngày 28/11/2006 của Tổng Công ty Đầu tư vàKinh doanh Vốn Nhà nước về phương án chuyển đổi Công ty Cổ phầnKiểm toán và Tư vấn Tài chính Kế toán thành Công ty TNHH 2 thành viêntrở lên, Công ty đã hoàn tất quá trình chuyển đổi sở hữu và kể từ ngày07/05/2007 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Kế toán (BDOAFC) chính thức đi vào hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh số
4102049845 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp
Giai đoạn 4: Ngày 09/12/2009, Công ty đã đổi tên pháp lý, tên giao
dịch thành Công ty TNHH BDO Việt Nam (BDO VIETNAM CO., LTD.)
và đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh chứng nhận tại Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh số 0300448995, (đăng ký thay đổi lần thứ 7)
Giai đoạn 5: Đến ngày 03/11/2012, Hội đồng thành viên của Công ty
đã chính thức thông qua việc thay đổi tên pháp lý, tên giao dịch của Công tythành Công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam (AFC Việt Nam Co., Ltd)
Trang 322.1.2 Các dịch vụ do công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam cung cấp
Với mong muốn tạo thế đứng vững chắc trong thị trường kiểm toán,AFC Việt Nam không ngừng mở rộng các lĩnh vực kinh doanh và cung cấpdịch vụ ngày càng cao cho khách hàng Hiện nay AFC Việt Nam cung cấpcác loại hình dịch vụ cho khách hàng bao gồm:
Dịch vụ kiểm toán: AFC Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm toán chất lượng cao với các nội dung sau: Kiểm toán BCTC theo luật
định; Kiểm toán hoạt động; Kiểm toán tuân thủ; Kiểm toán nội bộ; Kiểmtoán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB; Kiểm toán Báo cáo quyết toán
Dự án; Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước;
Soát xét đặc biệt; Soát xét Báo cáo tài chính; các dịch vụ kiểm toán kháctheo quy định…
Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp: AFC Việt Nam luôn đem đến cho
khách hàng những chiến lược kinh doanh, kinh nghiệm và kiến thức chuyênmôn để cùng với doanh nghiệp tìm ra giải pháp trong mọi thách thức Đồngthời, AFC Việt Nam luôn cung cấp các giải pháp tối ưu trong dịch vụ tư vấntài chính doanh nghiệp bao gồm: Hỗ trợ sáp nhập và mua bán doanhnghiệp; Định giá tài sản; Xác định giá trị doanh nghiệp; Tư vấn đầu tư…
Dịch vụ tư vấn thuế: AFC Việt Nam luôn giúp đỡ khách hàng trong
việc lập kế hoạch và tính toán hiệu quả các sắc thuế được áp dụng tại từngdoanh nghiệp cụ thể nhằm hỗ trợ khách hàng giảm ảnh hưởng của thuế đếncác giao dịch kinh doanh bằng việc cung cấp các dịch vụ tư vấn thuế: Thuếgiá trị gia tăng; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế thu nhập cá nhân; Tưvấn thuế nhà thầu nước ngoài…
Dịch vụ đào tạo trong lĩnh vực kiểm toán, tài chính, kế toán…
Trang 33BỘ PHẬN LIÊN LẠC QUỐC TẾ
BỘ PHẬN TƯ VẤN
GIÁM ĐỐC DỊCH VỤ
TƯ VẤN
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KIÊM GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH CẦN THƠ
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
CHI NHÁNH CẦN THƠ
PHÒNG NV 1
PHÒNG NV 2
PHÒNG H
CHÍNH TỔNG HỢP
PHÒNG NV 1 PHÒNG NV2
PHÒNG NV3 PHÒNG NV 4
PHÒNG NV 5 PHÒNG NV6
PHÒNG NV7
GIÁM ĐỐC DỊCH VỤ KIỂM TOÁN
GIÁM ĐỐC DỊCH VỤ KIỂM TOÁN
GIÁM ĐỐC DỊCH VỤ KIỂM TOÁN
Với đội ngũ nhân sự khá lớn với hơn 160 nhân viên, AFC Việt Nam
đã tổ chức bộ máy quản lý khá hiệu quả Bộ máy tổ chức được khái quátnhư sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của AFC Việt Nam
Trang 342.1.4 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam
2.1.4.1 Thị trường của công ty
Tính đến nay, AFC Việt Nam đã cung cấp các dịch vụ chuyên ngànhcho hàng ngàn lượt khách hàng, từ chỗ chỉ có 35 khách hàng khi mới trởthành công ty độc lập năm 1995, đến nay Công ty đã có hơn 700 kháchhàng và mức tăng trưởng trong năm 2011 là 18% Hiện nay, từ ba vănphòng tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Cần Thơ, Công ty đang cung cấpcác dịch vụ chuyên ngành cho hơn 700 khách hàng thường xuyên tại khắpmọi miền đất nước và hàng ngàn lượt học viên tham dự các lớp bồi dưỡngnghiệp vụ do Công ty tổ chức
Khách hàng của AFC Việt Nam rất đa dạng: doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài (ĐTNN), doanh nghiệp và các dự án có vốn đầu tư củaNhà nước (DNNN), công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanhnghiệp tư nhân, các tổ chức và chương trình, dự án tài trợ quốc tế cũng nhưcác dự án do các tổ chức phi chính phủ trong nước thực hiện Các kháchhàng này hoạt động trong nhiều ngành kinh tế khác nhau và sử dụng dịch vụkiểm toán với nhiều mục đích khác nhau
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu khách hàng của công ty AFC Việt Nam
Trang 352.1.4.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Từ những ngày đầu tham gia hoạt động kinh doanh công ty đã khôngngừng nỗ lực trong việc mở rộng quy mô hoạt động cũng như chất lượngcủa các dịch vụ cung cấp cho khách hàng Với số lượng nhân viên chuyênnghiệp, trình độ cao, năng lực chuyên môn vững chắc, cùng với uy tín và sựhài lòng của khách hàng Hiện nay công ty đã chiếm được thị phần lớn cáchợp đồng dịch vụ cung cấp trên thị trường Bởi vậy, những kết quả cao màcông ty đã đạt được qua các năm là một điều dễ hiểu, cụ thể là:
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của AFC Việt Nam
2.1.5Đặc điểm lưu trữ hồ sơ kiểm toán
Hồ sơ kiểm toán là tài liệu do kiểm toán viên lập, thu thập, phân loại,
sử dụng và lưu trữ Hồ sơ kiểm toán ở công ty TNHH Kiểm toán AFC ViệtNam được lưu giữ ở hai dạng là Hồ sơ kiểm toán chung và Hồ sơ kiểm toánnăm
Hồ sơ kiểm toán chung: Chứa đựng các tài liệu, thông tin chung vềkhách hàng và được sử dụng cho nhiều năm Hồ sơ kiểm toán chung thườngbao gồm các thông tin tổng hợp về khách hàng, thông tin liên quan đến môitrường hoạt động, thông tin pháp luật, thông tin về thuế, thông tin về nhân
sự, thông tin về kế toán, thông tin về hợp đồng và cam kết dài hạn, thông tin
về các thủ tục kiểm soát nội bộ
Trang 36 Hồ sơ kiểm toán năm: Hồ sơ kiểm toán năm chứa đựng những thôngtin, tài liệu về khách hàng liên quan đến cuộc kiểm toán trong năm hiện tại.
Hồ sơ kiểm toán năm gồm:
Phần tổng hợp hồ sơ: Đây là phần lưu các tài liệu, thông tin như: Thưmời, hợp đồng kiểm toán, BCTC của khách hàng trong năm kiểm toán( baogồm báo cáo trước và sau kiểm toán), soát xét và kiểm tra của thành viênBan Giám đốc đối với Hồ sơ kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán
Phần kiểm tra khoản mục: Chương trình kiểm toán, giấy tờ làm việc
và các bằng chứng kiểm toán mà các KTV lưu trữ trên các khoản mục trênBCTC, những đánh giá, kết luận của kiểm toán viên
Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền gửi kỳ hạn, vay ngân hàng F
Hồ sơ kiểm toán được lập bởi AFC Việt Nam gồm các chỉ mục sau:
Trang 372.1.6Kiểm soát chất lượng tại công ty TNHH kiểm toán AFC Việt Nam
Hiện nay AFC Việt Nam đã thành lập riêng một Ban kiểm soát chấtlượng hoạt động độc lập với các phòng ban khác và chịu trách nhiệm báocáo trực tiếp với Ban giám đốc, Ban kiểm soát chất lượng tiến hành phổbiến và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các quy định về kiểm soátchất lượng kiểm toán của công ty
Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán
Thành viên Ban giám đốc / Giám đốc nghiệp vụ
Chủ nhiệm kiểm toán
Trưởng nhóm kiểm toán
Kiểm toán viên
Trong một cuộc kiểm toán, các công việc được phân công và giaocho từng người thực hiện, sau đó, có sự hỗ trợ và được kiểm tra giám sát từnhững người có cấp cao hơn Người chịu trách nhiệm soát xét cao nhất làthành viên Ban Giám đốc hoặc Giám đốc nghiệp vụ, các trợ lý kiểm toánviên, kiểm toán viên sẽ trực tiếp thực hiện các phần hành và được soát xétbởi những người có trách nhiệm cao hơn
2.1.7 Quy trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam
Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, AFC Việt Nam
đã xây dựng cho mình chương trình kiểm toán phù hợp và áp dụng linh hoạtcho nhiều khách hàng với lĩnh vực khác nhau
Trang 38Sơ đồ 2.3: Quy trình kiểm toán chung của AFC Việt Nam
LẬP KẾ
HOẠCH
KIỂM TOÁN
Tiếp xúc, thương thảo, ký kết hợp đồng kiểm toán;
Gặp gỡ và làm việc, thu thập thông tin cần thiết cho cuộckiểm toán, và đánh giá các thông tin thu thập được;
Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể; và chương trình kiểm toánchi tiết
THỰC HIỆN
KIỂM TOÁN
Kiểm toán Báo cáo tài chính theo kế hoạch và chương trìnhkiểm toán đã đề ra thông qua các thủ tục: thủ tục phân tích vàthủ tục kiểm tra chi tiết;
Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung (nếu cần thiết)trong từng trường hợp cụ thể
KẾT THÚC
KIỂM TOÁN
Tổng hợp, soát xét hồ sơ kiểm toán, đánh giá các bằngchứng kiểm toán thu thập được và hình thành ý kiến kiểm toán;
Lập dự thảo báo cáo kiểm toán, thư quản lý;
Trao đổi về dự thảo báo cáo kiểm toán, thư quản lý;
Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý chính thức
2.1.8Quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam
Quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương cũng tuân thủ các bước cụthể như trong chương trình kiểm toán chung của công ty Cụ thể như sau:
Lập kế hoạch kiểm toán:
Khâu lập kế hoạch kiểm toán, KTV sẽ tiến hành các công việc:
Thu thập thông tin của khách hàng: Tìm hiểu lĩnh vực kinh doanh củakhách hàng và thu thập những bằng chứng pháp lý và sổ sách
Tìm hiểu đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
Trang 39 Đánh giá mức trọng yếu và rủi ro đối với khoản mục tiền lương.
Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và soạn thảo chương trình kiểmtoán Chương trình kiểm toán được công ty xây dựng theo chương trìnhkiểm toán của VACPA
Thực hiện kiểm toán:
KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán sau:
Thủ tục phân tích:
So sánh số dư lương phải trả, các khoản trích theo lương, dự phòngtrợ cấp mất việc làm, quy mô của các khoản phải trả này trong tổng nợ phảitrả năm nay so với năm trước, đánh giá những biến động lớn, bất thường
So sánh, phân tích biến động chi phí lương năm nay với năm trước,hàng tháng trong năm trên cơ sở kết hợp với những biến động về nhân sự vàchính sách thay đổi lương, đánh giá tính hợp lý
Thủ tục kiểm tra chi tiết:
Kiểm tra chi tiết bảng lương (chọn bảng lương một số tháng);
Chọn một số nhân viên, tiến hành kiểm tra xuyên suốt từ khâu tiếpnhận, ký hợp đồng lao động, chấm công đến việc tính và chi trả lương
Kiểm tra việc tính toán chính xác trên bảng lương bao gồm tổnglương phải trả, các khoản khấu trừ (BHXH, BHYT, BHTN, thuế TNCN),lương thuần còn phải trả
Kiểm tra cách phân bổ chi phí tiền lương và các khoản trích theolương giữa bảng lương và sổ cái để đảm bảo chi phí tiền lương đã đượcphân bổ phù hợp vào giá thành và chi phí sản xuất kinh doanh
Trang 40 Kiểm tra các khoản khấu trừ lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,bảo hiểm thất nghiệp), kiểm tra các chứng từ nộp tiền và xác định tính hợp
lý của số dư còn phải trả cuối năm
Kiểm tra chính sách nhân sự của doanh nghiệp, thỏa ước lao động tậpthể, đảm bảo các khoản phải trả cho người lao động đã được ghi nhận đầy
đủ, đúng kỳ như tiền thưởng, tiền hoa hồng…
Đối chiếu tiền lương phải trả cuối năm với bảng lương đã phê duyệthoặc chứng từ chi trả lương phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, đánh giácác chênh lêch
Kiểm tra, đối chiếu với tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanhnghiệp để đảm bảo đã được trừ khỏi chi phí tính thuế đối với các khoản tiềnlương đã trích nhưng chưa thanh toán cho đến thời hạn nộp hồ sơ quyết toánthuế năm
Thu thập biến động của quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, kiểm tratính đúng đắn của mức trích lập tại thời điểm cuối năm theo chế độ hiệnhành
Kiểm tra việc trình bày các khoản tiền lương phải trả, các khoản tríchtheo lương và dự phòng trợ cấp mất việc làm trên các báo cáo tài chính
Kết thúc kiểm toán
Soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo tài chính có liênquan đến khoản mục tiền lương, xem có sự kiện nào ảnh hưởng trọng yếutới khoản mục tiền lương hay không và đánh giá ảnh hưởng của sự kiện đó
Tổng hợp kết quả kiểm toán đối với khoản mục tiền lương của đơn vịđược kiểm toán, lập bản Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục tiền lương
để làm căn cứ trưởng nhóm kiểm toán tổng hợp lập báo cáo kiểm toán chotoàn bộ báo cáo tài chính và thư quản lý