Chương 1: Cơ sở lý luận về thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính Chương 2: Thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện Chương 3: Hoàn thiện thủ tục phân tích khi thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn trong kiểm
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 4
1.1 Lý luận chung về kiểm toán báo cáo tài chính và vị trí kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán tài chính 4
1.1.1 Khái niệm và đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính 4
1.1.2 Phương pháp kiểm toán báo cáo tài chính và quan hệ với thủ tục phân tích 6
1.1.3 Vị trí kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán tài chính 10
1.2 Lý luận chung về thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính 11
1.2.1 Bản chất và vai trò của thủ tục phân tích 11
1.2.2 Nội dung và các loại thủ tục phân tích
12 1.2.3 Quy trình thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính 17
1.3 Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán 21
1.3.1 Vai trò thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán 21
1.3.2 Đặc điểm khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán ảnh hưởng tới thủ tục phân tích 22
1.3.3 Quy trình vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán 23
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU VÀ GIÁ VỐN HÀNG BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN 25
2.1 Tổng quan về công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC 25
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC25
Trang 22.1.2 Đặc điểm kinh doanh và kết quả kinh doanh của công ty TNHH Hãng Kiểm toán
AASC 34
2.2 Khái quát về vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán BCTC do công ty AASC thực hiện 39
2.2.1 Thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
42
2.2.2 Thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
47
2.2.3 Thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 53
2.3 Quy trình vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán tại công ty XYZ 54
2.3.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 54 2.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
62
2.3.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 74
2.4 Nhận xét về thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán BCTC do công
ty AASC thực hiện 76
2.4.1 Ưu điểm vận dụng thủ tục phân tích kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán 76 2.4.2 Nhược điểm vận dụng thủ tục phân tích khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán 81
CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH KHI THỰC HIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU VÀ GIÁ VỐN HÀNG BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN 85 3.1 Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện 85
3.1.1 Sự cần thiết hoàn thiện vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện 85 3.1.2 Yêu cầu hoàn thiện quy trình phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện 87
Trang 33.2 Giải pháp hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích khi kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện 87 3.3 Kiến nghị nhằm hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC 94 KẾT LUẬN 99
Trang 4DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ST
T Ký hiệu viết tắt Diễn giải
5 BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh
6 BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1: Khái quát quy trình chung vận dụng thủ tục phân tích do công ty
AASC thực hiện
Bảng 2.1 Phân tích sơ bộ Báo cáo KQKD Công ty XYZ
Bảng 2.2 Bảng tính mức trọng yếu
Bảng 2.3 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục tại công ty XYZ
Bảng 2.4 Bảng phân tích doanh thu và giá vốn theo quý
Bảng 2.5 Tổng hợp doanh thu theo đối tượng
Bảng 2.6 Tổng hợp doanh thu theo đối tượng và chi nhánh
Bảng 2.7 Phân tích tỷ trọng doanh thu
Bảng 2.8 Phân tích tỷ trọng giá vốn hàng bán
Bảng 2.9 Kiểm tra tính đúng kỳ doanh thu khí thô
Bảng 2.10 Kết luận kiểm toán đối với khoản mục doanh thu và giá vốn
Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả kiểm tra chi tiết
Bảng 3.2 So sánh chỉ tiêu nghành
Bảng 3.3 Đánh giá thêm qua các tỷ suất
Bảng 3.4 So sánh số liệu thực tế với số liệu kế hoạch
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết lựa chọn đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán trở thành nhu cầu thiếtyếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý củamọi loại hình doanh nghiệp Kiểm toán đem lại những thông tin trung thực, hợp
lý, khách quan, có độ tin cậy cao trên báo cáo tài chính Hoạt động kiểm toánkhông chỉ tạo niềm tin cho những người quan tâm tới tình hình tài chính củadoanh nghiệp mà còn hướng dẫn nghiệp vụ và củng có nề nếp hoạt động tàichính kế toán nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các đơn vị được kiểm toán
Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC là một trong hai Công ty kiểmtoán độc lập đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1991 Với bề dày kinh nghiệm lâunăm cùng sự nỗ lực không ngừng của ban giám đốc và toàn thể cán bộ trongCông ty, AASC đã thực sự phát triển, đóng góp một phần đáng kể đối với sựphát triển của ngành nghề kế toán, kiểm toán nói riêng và sự phát triển của nềnkinh tế đất nước nói chung
Thủ tục phân tích một trong những phương pháp mà AASC đang áp dụngtrong kiểm toán BCTC, đây là một thủ tục vừa đơn giản, vừa mang lại hiệu quảcao và tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như chi phí song các bằng chứng thuthập được luôn đầy đủ và có tính thuyết phục cao Doanh thu và giá vốn hàngbán luôn là các khoản mục quan trọng của báo cáo tài chính vì nó thể hiện kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp trong cả một thời kỳ Mặt khác giữa doanh thu
và giá vốn cũng có mối liên hệ mật thiết với nhau, đây chính là yếu tố phù hợpnhất cho việc vận dụng thủ tục phân tích khi thực hiện kiểm toán các khoản mụcnày
Trang 7Trong quá trình thực tập, với sự nhận thức rõ về vai trò của hoạt độngkiểm toán, đồng thời được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị phòng Kiểm toán
5 công ty AASC và PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ, em đã nhận thức được vai tròquan trọng của việc vận dụng thủ tục phân tích vào trong quá trình kiểm toán,đặc biệt là khi kiểm toán các khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong
kiểm toán BCTC Vì thế em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện”
làm báo cáo chuyên đề thực tập của mình
2 Mục đích nghiên cứu
- Khảo sát và phân tích thực tiễn áp dụng các thủ tục phân tích trong kiểmtoán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tàichính do công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện
- Rút ra những nhận xét về ưu điểm và hạn chế của thực tiễn
- Đề xuất một số thủ tục phân tích bổ sung để kiểm toán viên áp dụngnhằm khắc phục được những hạn chế của thực tiễn áp dụng thủ tục phân tíchtrong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báocáo tài chính do công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện
3 Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề thuộc về cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến áp dụngthủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bántrong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASCthực hiện
Các giải pháp hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toánkhoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do
Trang 8công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện
4 Phạm vi nghiên cứu
Do một số giới hạn nhất định nên đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu và đề cậpcác thủ tục phân tích Công ty AASC thực hiện trong quá trình kiểm toán khoảnmục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công tyTNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện của một công ty khách hàng cụ thể
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phươngpháp phân tích, phương pháp thống kê, dự báo, phương pháp so sánh Ngoài ra,
đề tài còn sử dụng các phương pháp riêng có của kiểm toán là: phương phápkiểm toán tuân thủ và phương pháp kiểm toán cơ bản
6 Kết cấu của luận văn
Luận văn của em gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính Chương 2: Thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính
do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện
Chương 3: Hoàn thiện thủ tục phân tích khi thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công
ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện
Do sự hiểu biết còn nhiều hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏinhững thiếu sót Em rất mong sự đóng góp của các thầy cô, các anh các chị vàcác bạn để em hoàn thiện tốt bài viết của mình
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 9CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH
1.1 Lý luận chung về kiểm toán báo cáo tài chính và vị trí kiểm toán
khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán tài chính
1.1.1 Khái niệm và đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính
Kiểm toán tài chính – hay còn gọi là kiểm toán báo cáo tài chính, cùngvới kiểm toán nghiệp vụ và kiểm toán tuân thủ, tạo thành ba loại hình đặc trưngcủa kiểm toán
Tuy nhiên, kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trưng nhất của kiểm toán
do loại hình kiểm toán này chứa đựng đầy đủ các sắc thái của kiểm toán ngay từkhi nó ra đời và xuyên suốt quá trình phát triển
Mục tiêu của kiểm toán tài chính là xác định các bảng khai tài chính đượctrình bày một cách hợp lý theo các tiêu chuẩn được cụ thể hóa
Như vậy, có thể thấy về chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến, kiểm toántài chính hướng tới công khai tài chính giữa các bên có lợi ích khác nhau (chẳnghạn, một bên là các nhà đầu tư, nhân viên, cổ đông… với một bên là các nhàquản lý của doanh nghiệp) Trên cơ sở đó, kiểm toán viên thu thập các bằngchứng kiểm toán một cách đầy đủ và tin cậy như quá trình thực hiện chức năngchung của kiểm toán
Về đối tượng kiểm toán, kiểm toán báo cáo tài chính hướng trực tiếp vàocác bảng khai tài chính Bộ phận quan trọng trong các bảng khai tài chính này làcác báo cáo tài chính Theo chuẩn mực 200 trong hệ thống chuẩn mực kiểm toánViệt Nam: “Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và
Trang 10chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) phản ánh các thông tin kinh tế,tài chính chủ yếu của đơn vị” Thông thường doanh nghiệp phải công bố bốnloại báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báocáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính Ngoài ra, bảng khai tàichính còn bao gồm cả những bảng kê khai có tính pháp lý như các bảng dự toán
và quyết toán ngân sách nhà nước, các bảng dự toán và quyết toán các côngtrình xây dựng cơ bản, các bảng kê khai tài sản cá nhân, các bảng khai theo yêucầu riêng của nhà đầu tư
Về phương pháp kiểm toán, kiểm toán tài chính vận dụng tổng hợp cácphương pháp kiểm toán cơ bản kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ
để thiết kế các thử nghiệm kiểm toán nhằm tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểmsoát nội bộ của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, thu thập các bằng chứng kiểmtoán
Về quan hệ chủ thể - khách thể, kiểm toán tài chính thường được thựchiện bởi kiểm toán độc lập hoặc kiểm toán nhà nước và trong những trường hợpđặc biệt, kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp có quy mô lớn với nhiều đơn vịthành viên cũng có thể là chủ thể của hoạt động của kiểm toán tài chính Vớinhững doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, nhà nước vừa là chủ sở hữu, vừa lànhà quản lý thì các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này do kiểm toán nhànước thực hiện Trong những trường hợp còn lại, đối tượng quan tâm bảng khaitài chính đa dạng, bao gốm nhà đầu tư, khách hàng, cơ quan thuế… nên việckiểm toán báo cáo tài chính này do kiểm toán viên độc lập thực hiện Nếu chỉ cócác nhà quản lý ở đơn vị kiểm toán quan tâm thì công việc này có thể do kiểmtoán nội bộ thực hiện Trong mọi trường hợp, quan hệ giữa chủ thể và khách thểkiểm toán đều mang đặc tính của quan hệ ngoại kiểm với nội kiểm Do đó, việc
Trang 11đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là một khâu cơ bản của quy trình kiểm toántài chính.
1.1.2 Phương pháp kiểm toán báo cáo tài chính và quan hệ với thủ tục phân
tích
Kiểm toán tài chính là một hoạt động đặc trưng trong hệ thống kiểm toánnói chung Để thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến, kiểm toán tàichính cũng sử dụng các phương pháp kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoàichứng từ
Các phương pháp kiểm toán chứng từ bao gồm:
Kiểm toán các cân đối kế toán: phương pháp dựa trên các phương
trình kế toán và các cân đối khác để kiểm toán các quan hệ nội tại của cácyếu tố cấu thành các quan hệ cân đối đó
Đối chiếu trực tiếp: đối chiếu một chỉ tiêu trên các nguồn tài liệu khác
nhau
Đối chiếu logic: nghiên cứu các mối liên hệ giữa các chỉ tiêu có quan
hệ với nhau
Các phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ bao gồm:
Kiểm kê: kiểm tra tại chỗ các đối tượng kiểm toán.
Điều tra: dùng các cách khác nhau để tiếp cận và đánh giá đối tượng
kiểm toán
Trắc nghiệm: tái diễn các hoạt động, nghiệp vụ để xác minh lại kết
quả của một quá trình, một sự việc đã qua
Do mỗi loại kiểm toán có chức năng cụ thể, đối tượng cụ thể và khách thểkiểm toán khác nhau nên trong kiểm toán tài chính, cách thức kết hợp cácphương pháp cơ bản trên có những nét đặc thù
Trang 12Trước hết, xét về mặt thực hiện chức năng chung của kiểm toán, kiểmtoán tài chính hướng tới việc bày tỏ ý kiến trên cơ sở các bằng chứng kiểmtoán Để có được những bằng chứng này, kiểm toán tài chính triển khai cácphương pháp cơ bản trên theo từng tình huống cụ thể Trong chuẩn mực kiểmtoán quốc tế 8500 và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500, những cách thức
cụ thể này được gọi là phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán Có thểtriển khai các phương pháp kiểm toán cơ bản theo hướng kết hợp hoặc chi tiếtthành các cách kiểm toán cụ thể tùy từng tình huống cụ thể trong suốt quá trìnhkiểm toán Theo hướng chi tiết, các phương pháp điều tra cơ bản vẫn có thểthực hiện thông qua các cách thức như quan sát, trao đổi hoặc phỏng vấn, gửithư xác nhận Ngược lại, theo hướng tổng hợp, các phương pháp đối chiếulogic, đối chiếu trực tiếp, cân đối có thể được thực hiện thông qua các thủ tụcphân tích trong quá trình kiểm toán
Thêm vào đó, xét về đối tượng cụ thể của kiểm toán tài chính là các báocáo kế toán và các bảng tổng hợp tài chính đặc biệt khác Các bảng tổng hợpnày vừa chứa đựng những mối quan hệ kinh tế rộng rãi tổng quát, vừa phản ảnh
cụ thể từng loại tài sản, nguồn vốn với những biểu hiện về kinh tế, pháp lý vàđược lập ra theo những trình tự xác định với những chuẩn mực cụ thể trongquan hệ với các nghiệp vụ phát sinh Do vậy, kiểm toán tài chính thường làkiểm toán liên kết và hình thành càc loại thử nghiệm (Tests) với việc sử dụngliên hoàn các phương pháp kiểm toán cơ bản để đưa ra ý kiến đúng đắn về cácbảng tổng hợp tài chính này
Chi phối kĩ thuật kiểm toán tài chính còn có mối liên hệ nội kiểm và ngoạikiểm trên quan điểm hiệu quả Về nguyên tắc, để bày tỏ ý kiến về các bảngkhai tài chính, trong mọi trường hợp, việc xác định mức độ tin cậy của các số
Trang 13liệu và mức độ tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực phải được thực hiện trongmọi cuộc kiểm toán Trình tự phổ biến để thực hiện các cuộc kiểm toán tàichính ngược với trình tự kế toán
Trong thực tế, trình tự kiểm toán rất đa dạng cho từng loại khách thể vàtừng loại đối tượng kiểm toán Tuy nhiên, nguyên tắc chung của mọi cuộc kiểmtoán tài chính là phải thẩm tra lại thông tin biểu hiện bằng tiền phản ánh trên cácbảng tổng hợp bằng việc kết hợp các phương pháp kiểm toán chứng từ và ngoàichứng từ Cách thức xác định trong việc kết hợp như trên trong kiểm toán tàichính gọi là thử nghiệm
Có hai loại thử nghiệm trong kiểm toán tài chính:
- Thử nghiệm kiểm soát;
- Thử nghiệm cơ bản
Thử nghiệm kiểm soát
Thử nghiệm kiểm soát bao gồm các thủ tục hướng tới việc đánh giá hiệuquả của việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệpkhách hàng Khi thử nghiệm kiểm soát hướng tới vấn đề thiết kế, kiểm toán viênđánh giá các thủ tục kiểm soát nội bộ đã được thiết kế hợp lý để ngăn ngừa hoặcphát hiện những sai phạm trọng yếu chưa Hướng tới vấn đề đánh giá hiệu quảthực hiện các thủ tục kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên quan tâm xem trong thực
tế các thủ tục kiểm soát đang hoạt động hiệu quả hay không Dưới đây là các ví
dụ về các thử nghiệm kiểm soát:
- Phỏng vấn Ban quản lý, người giám sát và nhân viên
- Điều tra các chứng từ, báo cáo và các file dữ liệu điện tử
- Quan sát việc áp dụng các kiểm soát cụ thể
Trang 14- Thử nghiệm xuyên suốt, liên quan tới lần theo một nghiệp vụ từ lúc bắtđầu xảy ra cho tới khi kết thúc thông qua sự kết hợp các thủ tục kiểm toánPhỏng vấn, Quan sát và Điều tra.
Thử nghiệm cơ bản
Các thử nghiệm cơ bản phát hiện những sai phạm trọng yếu (liên quan tới
số tiền) trong một tài khoản, lớp nghiệp vụ và khoản mục trình bày trên báo cáo
tài chính Có ba loại thử nghiệm cơ bản: thử nghiệm cơ bản nghiệp vụ, thủ tục phân tích và thử nghiệm cơ bản số dư tài khoản Vì vậy, thủ tục phân tích là một
loại thử nghiệm cơ bản
Thử nghiệm cơ bản nghiệp vụ: Loại thử nghiệm cơ bản này nhằm phát
hiện sai sót hoặc gian lận trong từng lớp nghiệp vụ đơn lẻ Việc kiểm tra các lớpnghiệp vụ cơ bản cung cấp cho kiểm toán viên bằng chứng về các mục tiêu:Tính hiệu lực, Tính trọn vẹn, Tính giá, Chính xác số học và Hạch toán đúng kì
Thủ tục phân tích: là cách thức xem xét các mối quan hệ kinh tế và xu
hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế thông qua việc kết hợp các phươngpháp: đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic, cân đối… giữa các trị số của cùng mộtchỉ tiêu hoặc của các chỉ tiêu có quan hệ với nhau hoặc của các bộ phận cấuthành chỉ tiêu Tùy đối tượng và yêu cầu kiểm toán, các hướng kiểm toán có thểkhác nhau và hình thành ba loại hình phân tích chủ yếu: đánh giá tính hợp lí,phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất
Thử nghiệm cơ bản số dư tài khoản: các thử nghiệm này tập trung vào
chi tiết các khoản mục tiền cấu thành nên số dư cuối kì của một tài khoản.Những thử nghiệm quan trọng này xác định liệu có sai phạm trọng yếu nào trongcác tài khoản trình bày trên các báo cáo tài chính
Trang 151.1.3 Vị trí kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm
Tần số các nghiệp vụ chạy qua tài khoản này cao, điều này có thể
làm cho các tài khoản doanh thu và giá vốn hàng bán chứa đựng rủi
ro cao hơn
Tổng doanh thu của một doanh nghiệp nói chung trọng yếu với các
báo cáo tài chính của doanh nghiệp (nghĩa là, doanh thu có thể caohơn tổng sai sót các tài khoản chủ yếu – tolerable error)
Giá vốn hàng bán liên quan đến chi phí sản xuất và giá thành sản
xuất sản phẩm, đó là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng và nếukhông phản ánh đúng sẽ làm sai lệch giá vốn hàng bán và kết quảkinh doanh của doanh nghiệp
Ngoài ra, các chỉ tiêu về doanh thu, giá vốn hàng bán có quan hệ rất chặtchẽ với các chỉ tiêu phản ảnh trên bảng cân đối kế toán Cụ thể, các chỉ tiêudoanh thu, thu nhập có liên hệ chặt chẽ với các chỉ tiêu tiền mặt, tiền gửi ngânhàng, các khoản phải thu, thuế và các khoản phải nộp nhà nước Chỉ tiêu giávốn hàng bán có liên hệ chặt chẽ với chỉ tiêu hàng tồn kho Thông qua việc kiểmtra các tài khoản này, kiểm toán viên có thể phát hiện ra các sai phạm về các chỉtiêu phản ánh trên bảng cân đối kế toán, và ngược lại
Việc quản lý doanh thu và giá vốn hàng bán có ý nghĩa sống còn đối với
sự tồn tại của một doanh nghiệp Thêm vào đó, các sai phạm trọng yếu do báo
Trang 16cáo tài chính gian lận thường dẫn đến một sự khai khống doanh thu (ghi nhậndoanh thu ảo hoặc ghi nhận doanh thu trước kì) hoặc khai giảm doanh thu(doanh thu được ghi nhận vào kì sau) Giá vốn hàng bán cũng có thế bị xác địnhsai thừa hoặc sai thiếu Do đó, kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàngbán có vai trò rất quan trọng trong kiểm toán tài chính.
1.2 Lý luận chung về thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.2.1 Bản chất và vai trò của thủ tục phân tích
Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế 520 về thủ tục phân tích (ISA 520),các thủ tục phân tích bao gồm việc so sánh các thông tin tài chính với, chẳnghạn:
- Thông tin so sánh tương ứng trong các kì trước
- Dự toán của doanh nghiệp, chẳng hạn Dự báo, Lập ngân sách, hoặcƯớc tính của kiểm toán viên (ước tính khấu hao)
- Dữ liệu bình quân ngành, chẳng hạn so sánh tỷ suất doanh thu trênPhải thu của doanh nghiệp với số liệu bình quân ngành hoặc với cácdoanh nghiệp khác có cùng quy mô hoạt động trong cùng ngành nghề.Thủ tục phân tích ngoài ra bao gồm sự xem xét các quan hệ sau:
- Quan hệ giữa các thông tin tài chính
- Quan hệ giữa các thông tin tài chính với các thông tin phi tài chính cóliên quan, chẳng hạn giữa chi phí lương và tổng số nhân viên
- Các phương pháp khác nhau được sử dụng để thực hiện các thủ tụctrên Các phương pháp đó bao gồm các so sánh đơn giản cho tới cácphân tích phức tạp sử dụng kĩ thuật thống kê tiến bộ Các thủ tục phântích có thể được áp dụng đối với các báo cáo tài chính hợp nhất, báocáo tài chính của đơn vị thành viên (chi nhánh, bộ phận,…) và các
Trang 17khoản mục riêng lẻ của thông tin tài chính Sự lựa chọn của kiểm toánviên về thủ tục phân tích, phương pháp và mức độ áp dụng tùy thuộcvào phán xét nghề nghiệp.
Thủ tục phân tích được sử dụng nhằm các mục đích sau:
- Hỗ trợ kiểm toán viên trong việc xác lập tính chất, thời gian, quy môcủa các thủ tục kiểm toán khác
- Là thử nghiệm cơ bản khi việc sử dụng các thủ tục phân tích này hiệuquả hơn thủ tục chi tiết trong việc giảm rủi ro phát hiện
- Rà soát lại tồn bộ các báo cáo tài chính trong giai đoạn soát xét cuốicùng của cuộc kiểm toán
1.2.2 Nội dung và các loại thủ tục phân tích
a) Nội dung của thủ tục phân tích
Một thủ tục phân tích gồm 3 yếu tố: dự đoán, so sánh và đánh giá
Dự đoán : bao gồm các bước sau:
- Đưa ra mô hình để dự đoán:
Xác định những biến tài chính và những biến hoạt động có liên quan cũngnhư quan hệ giữa hai loại biến này Việc xác định được mối quan hệ giữa cácbiến tài chính và các biến hoạt động có liên quan là rất quan trọng trong việc xâydựng một mô hình để dự đoán
Trong một vài trường hợp, việc xác định mối quan hệ giữa các dữ liệukhông phải đơn giản Nó đòi hỏi một sự sáng tạo, chọn lựa và xây dựng các giảđịnh của người phân tích
- Xây dựng một mô hình để kết hợp những thông tin:
Thường khi đã xác định được mối quan hệ giữa các biến, phải cố gắngbiến đổi mối quan hệ đó thành quan hệ số học (một công thức, một mô hình)
Trang 18Khi một biến chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, phải đảm bảo đưa vào
mô hình tất cả những nhân tố này hoặc tối thiểu là những ảnh hưởng quan trọng.Nếu không, kết quả nhận được của thủ tục sẽ thiếu chính xác
Số liệu thể hiện một sự kết hợp những ảnh hưởng và kết quả của khánhiều mối liên hệ và những sự kiện về hoạt động và tài chính Thủ tục này càngchi tiết thì những mối quan hệ và những sự kiện này càng ít phức tạp, thủ tụccàng có khả năng cung cấp một dự đoán chính xác
- Dự đoán dựa vào mô hình đã xây dựng
Bổ sung vào mô hình các biến số thu thập được để tìm ra một kết quả dựđoán theo mô hình đã xây dựng
So sánh : bao gồm các bước sau:
- Xác định mức sai lệch cho phép
Việc sử dụng một mô hình để dự đoán chắc chắn sẽ có sai số là do:
o Bản thân các hệ số được sử dụng trong mô hình chưa phản ảnh đầy đủ thực sự các nhân tố ảnh hưởng
o Thu thập số liệu thế vào các biến chưa chính xác, nghĩa là bản thân các
số liệu đóng vai trò biến số được thu thập chưa chính xác Do đó, trướckhi so sánh số liệu dự đoán với số liệu khách hàng cung cấp, cần xácđịnh mức ngưỡng sai lệch cho phép Nếu việc so sánh cho một kết quảvượt quá mức ngưỡng này, sự chênh lệch được xem là đáng kể và có sựbất hợp lý trong số liệu khách hàng cung cấp
- So sánh số liệu dự đoán với số liệu khách hàng cung cấp
- Trình bày với khách hàng về các chênh lệch và yêu cầu giải thích.Qua trình bày với khách hàng về những chênh lệch, khách hàng có thể cónhiều giải thích mà kiểm toán viên phải thận trọng trước những lời giải thích này
Trang 19và tìm ra lời giải thích phù hợp nhất Để xác định được lời giải thích phù hợp,kiểm toán viên cần chứng thực những lời giải thích Việc này có thể thực hiệnbằng cách phỏng vấn với nhiều hơn một nhân viên và xem xét đến tính nhấtquán của chúng hoặc cũng có thể bằng những bằng chứng khác mà khách hàngcung cấp như các hợp đồng, biên bản họp với các bên hữu quan…
Bước này đòi hỏi sự linh hoạt của kiểm toán viên Đánh giá ở đây khôngchỉ đơn thuần dựa trên những so sánh toán học mà dựa trên những xét đoán nghềnghiệp của kiểm toán viên
Với những giải thích được chấp nhận (nếu có) cho những chênh lệch (nếucó) mà kết quả cúa sự so sánh:
- Vẫn có những bất hợp lý (những chênh lệch đáng kể), nghĩa là kiểmtoán viên đã không thu thập được một bằng chứng kiểm toán và kiểmtoán viên nên cân nhắc xem liệu có nên tiến hành những thủ tục thaythế Trong một vài trường hợp, kiểm toán viên nên xem xét khả năng
có cần thiết xây dựng lại mô hình dự đoán và giảm chênh lệch Nếuvẫn không thể giải thích được những chênh lệch này, kiểm toán viên sẽđưa chênh lệch này vào Bảng tóm tắt những chênh lệch chưa điềuchỉnh
- Đã ở mức độ hợp lý: tùy mức độ trọng yếu của khoản mục để quyếtđịnh xem có nên:
o Chấp nhận như một bằng chứng kiểm toán
o Thận trọng hơn: hoàn thiện mô hình dự đoán để có kết quả so sánhchính xác hơn
o Thận trọng hơn nữa: tiến hành các thủ tục kiểm tra chitiết
Trang 20Khi phân tích xu hướng, kiểm toán viên cần luôn nhận thức được rằngnhững xu hướng trước kia có thể không liên quan đến xu hướng hiện tại vàtrong thực tế chúng có thể làm kiểm toán viên mắc sai sót Phân tích xu hướngchỉ được xem xét khi kiểm toán viên đánh giá rằng những xu hướng trước kiathực sự có liên quan tới hiện tại.
Các kĩ thuật được sử dụng trong phân tích xu hướng:
- Đồ thị: số liệu được đưa ra trên đồ thị giúp kiểm toán viên có thể đánh
giá đúng về xu hướng diễn ra trong thời gian trước Khi kết hợp cácthông tin hiện tại và phác họa trên đồ thị, kiểm toán viên có được dựđoán về chiều hướng phát triển của đối tượng phân tích và sau đó sosánh dự đoán này với thực tế
- Các tính toán đơn giản: dựa vào các xu hướng trong quá khứ, kiểm
toán viên áp dụng để dự đoán cho hiện tại Kĩ thuật này áp dụng cho trường hợp không có những tác động đáng kể với đối tượng phân tích
Trang 21- Các tính toán phức tạp: được sử dụng trong trường hợp xu hướng biến
động phức tạp Việc đưa ra các phép tính phức tạp nhằm loại trừ ảnhhưởng của các nhân tố phụ
Phân tích tỷ suất
Là sự so sánh giữa các thương số cũng được tính ra trên cơ sở của 2 chỉtiêu có liên quan Khái niệm “tỷ suất” ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, baogồm cả tỷ lệ %, hệ số (số lần), mức bình quân của một loại nghiệp vụ so vớimột số dư xác định Cụ thể, trong kiểm toán, tỷ suất thường được sử dụng trongnhững trường hợp sau đây:
- Tỷ suất giữa loại nghiệp vụ với số dư một tài khoản Chẳng hạn, tỷsuất giữa chi phí khấu hao với tổng tài sản được tính khấu hao (mứckhấu hao bình quân)
- Tỷ suất giữa loại nghiệp vụ này với loại nghiệp vụ khác có liên quan.Chẳng hạn, tỷ suất giữa lợi nhuận (hoặc chiết khấu bán hàng) vớidoanh thu
- Tỷ suất giữa số dư một tài khoản với số dư tài khoản khác có liênquan Chẳng hạn, tỷ suất giữa dự phòng lỗi thời hàng tồn kho với tổnggiá trị hàng tồn kho
- Tỷ suất giữa chỉ tiêu tài chính với các chỉ tiêu có liên quan khác vềhoạt động Chẳng hạn, tỷ suất giữa tổng hàng hóa bán ra với diện tíchbán hàng
Phân tích tính hợp lý (phân tích dự báo)
Là phân tích tổng quát trên cơ sở so sánh giá trị sổ sách với giá trị ướctính của kiểm toán viên Ví dụ: so sánh giữa tiền lương ghi sổ với ước tính về
Trang 22tiền lương của kiểm toán viên theo số lượng lao động hoặc số lượng sản phẩm
và mức lương bình quân
Trong phân tích dự báo, việc đưa ra một công thức ước tính được xem làbước quan trọng nhất Công thức ước tính phù hợp thì kết quả dự báo sẽ chínhxác và ngược lại
Chẳng hạn, khi ước tính chi phí lãi vay, nếu có nhiều khoản vay với lãisuất khác nhau, kiểm toán viên có thể sử dụng công thức ước tính chi phí lãi vaynhư sau:
Chi phí lãi vay = Tổng (Số dư nợ vay bình quân i * lãi suất bình quân khoản vay i)
Số dư nợ bình quân khoản vay i = Tổng số dư nọ vay 12 tháng khoản vay i / 12
Các tỷ suất trên có thể được phân tích theo thời gian hoặc so sánh giữa cácđơn vị hay bộ phận khác nhau có điều kiện tương tự
1.2.3 Quy trình thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài
chính
Để thực hiện một thủ tục phân tích, kiểm toán viên cần thực hiện các bướcsau:
Xác định số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng cần kiểm tra
Xây dựng số ước tính với các tài khoản đó
Xác định mức sai sót cho phép
Xác định các tài khoản có chênh lệch lớn hơn mức sai sót cho phép
để tiến hành kiểm tra
Xem xét và giải thích tính hợp lý của các sai sót này
Đánh giá kết quả phân tích
Lập tài liệu cho những khoản mục vừa phân tích
Trang 23a) Xác định số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng cần kiểm tra
Đây là mục tiêu của thủ tục phân tích, cũng là cơ sở để lựa chọn một thủtục phân tích phù hợp
Để xác định số dư các tài khoản cũng như những sai sót tiềm tàng cầnkiểm tra, kiểm toán viên cần có những xét đoán riêng mang tính nghề nghiệp đểviệc thực hiện thủ tục phân tích đạt kết quả như mong muốn
b) Xây dựng số ước tính với các tài khoản đó
Để xây dựng số ước tính, kiểm toán viên cần thu thập các thông tin có liênquan Nguồn thông tin này có thể do khách hàng cung cấp hoặc nguồn độc lậpkiểm toán viên tự thu thập được
Ngoài ra, kiểm toán viên cần quan tâm: mối quan hệ giữa các tài khoản,
số liệu các năm trước, số liệu dự toán (kế hoạch), các thông tin phi tài chính cóliên quan đến tài khoản kiểm tra để qua đó xây dựng mô hình phục vụ cho việcước tính Việc kết hợp các thông tin một cách phù hợp theo phương pháp phântích đã lựa chọn sẽ xây dựng được một số liệu ước tính với tài khoản đó Mức
độ chính xác của số liệu ước tính vì thế phụ thuộc vào hai yếu tố:
Trang 24Kiểm toán viên thường xác định mức độ sai sót cho phép dựa vào:
- Độ lớn của khoản mục kiểm tra
- Mức trọng yếu
- Mức độ rủi ro tài khoản
- Xét đoán khác của kiểm toán viên dựa vào kinh nghiệm
d) Xác định các tài khoản có sự chênh lệch vượt quá mức sai sót cho phép để tiến hành kiểm tra
Về nguyên tắc, kiểm toán viên chỉ xem xét những tài khoản có sự chênhlệch giữa số liệu ước tính với số liệu khách hàng cung cấp lớn hơn mức sai sótcho phép mà kiểm toán viên vừa xác định ở bước trên
e) Xem xét và giải thích tính hợp lý của các chênh lệch
Tìm ra sự giải thích cho chênh lệch: để tìm ra những giải thích cho sự
chênh lệch, kiểm toán viên phải tiến hành phỏng vấn các nhân viên thích hợpcủa khách hàng Đồng thời với quá trình tìm lời giải thích cho những chênh lệchnày, kiểm toán viên phải theo dõi, kiểm tra tính hợp lý của những giải thích này
Củng cố sự giải thích với bằng chứng: tất cả những giải thích này phải
được chứng thực bằng bằng chứng độc lập Kiểm toán viên có thể làm được điềunày bằng cách thảo luận với nhiều hơn một nhân viên trong công ty, điều tranhững chứng từ liên quan (như biên bản họp của Hội đồng quản trị) và kiểm tratính thống nhất của những lời giải thích trong mối quan hệ với các bằng chứng
có liên quan
Giải thích bằng số liệu: Kết hợp các thông tin thu thập thêm được kèm
các bằng chứng độc lập, trên cơ sở tính toán lại và chứng minh bằng số liệu,kiểm toán viên thực hiện đánh giá xem các thông tin giải thích cho các chênhlệch đã hợp lý chưa
Trang 25f) Đánh giá kết quả kiểm tra
Đánh giá về mức độ đảm bảo hợp lý đã đạt được: Việc đi tìm lời giải
thích hợp lý cho sự chênh lệch không phải lúc nào cũng mang lại kết quả là sựchênh lệch đã được điều chỉnh lại và phù hợp với mức sai sót cho phép Đối vớinhững tài khoản sau khi thu thập được thông tin cho thấy tài khoản có số dư hợp
lý thì xem như kiểm toán viên đã có được bằng chứng thích hợp và thủ tục phântích đã mục tiêu của nó
Xem xét và đánh giá các chênh lệch không giải thích được: Khi không xác
định được nguyên nhân gây ra chênh lệch (không tìm được lời giải thích phùhợp cho sự chênh lệch) hoặc mức chênh lệch sau khi điều chỉnh vẫn lớn hơnmức sai sót cho phép, kiểm toán viên đã không thu thập được bằng chứng kiểmtoán theo dự tính và sẽ phải cân nhắc liệu có nên tiến hành một thủ tục khác thaythế hay không Kiểm toán viên nghi ngờ về khả năng xảy ra sai sót, gian lận ởkhoản mục này và tập trung thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết
g) Lập tài liệu cho những khoản mục vừa phân tích
Việc lập tài liệu cho những khoản mực đã được phân tích là việc trình bàylại một cách hệ thống các công việc đã được thực hiện bởi kiểm toán viên phụtrách trong hồ sơ kiểm toán, tạo thuận lợi cho công tác soát xét của các kiểmtoán viên cấp cao
Giấy tờ làm việc cho thấy các công việc đã được thực hiện, người thựchiện, thời gian và kết luận Ngoài ra, đối với một thủ tục phân tích thì thời gianlàm việc cần có thêm các nội dung:
- Các mô tả về những giả định để đưa ra dự đoán
- Các số liệu mốc được sử dụng cho dự đoán đã được thu thập và chứngthực như thế nào
Trang 26- Những giải thích thu được cho sự chênh lệch và những kiểm tra củakiểm toán viên.
- Phương thức tính toán và tài liệu kiểm toán viên đã căn cứ để tínhtoán
1.3 Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tích tổng thể các
khoản mục liên quan tới doanh thu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quảkinh nhằm:
- Thu thập hiểu biết về nội dung của báo cáo tài chính và những biến đổiquan trọng về kế toán và hoạt động kinh doanh của khách hàng vừadiễn ra từ lần kiểm toán trước
- Tăng cường sự hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt động kinh doanhcủa khách hàng và giúp kiểm toán viên xác định các vấn đề nghi vấn
về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, dựa trên những vùng rủi ro đã
được xác định bởi thủ tục phân tích tổng thể khoản mục trong giai đoạn lập kếhoạch, kiểm toán viên phụ trách thực hiện phân tích chi tiết sự biến động của
Trang 27doanh thu theo các tháng/quý, theo dòng sản phẩm, biến động so với ước tínhcủa kiểm toán viên để phát hiện chênh lệch kiểm toán trọng yếu nếu có.
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, dựa vào các thủ tục phân tích đã
được thực hiện, kiểm toán viên đưa ra kết luận cuối cùng về tính hợp lý của toàn
bộ các vấn đề liên quan tới doanh thu và giá vốn hàng bán đã được đặt ra tronggiai đoạn lập kế hoạch
1.3.2 Đặc điểm khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán ảnh hưởng tới
Tính đầy đủ: các nghiệp vụ tạo ra doanh thu và giá vốn hàng bán
tương ứng không đuợc ghi nhận đầy đủ (Cơ sở dẫn liệu: Quyền và nghĩa vụ)
Tính hiệu lực: các nghiệp vụ xảy ra không có thực (Cơ sở dẫn liệu
Tồn tại/Hiện hữu)
Ghi chép: các nghiệp vụ bị ghi chép nhầm về mặt số học (Cơ sở
dẫn liệu Đo lường)
Tính đúng kì: các nghiệp vụ được hạch toán không đúng kì (Cơ sở
dẫn liệu Hiện hữu)
Tính giá: áp dụng sai phương pháp định giá tài sản hoặc nguồn
Trang 28vốn (Cơ sở dẫn liệu Định giá).
Trình bày: số dư các tài khoản được trình bày không đúng cách
(Cơ sở dẫn liệu Trình bày).
1.3.3 Quy trình vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục
doanh thu và giá vốn hàng bán
a) Phát triển một mô hình: kết hợp các biến tài chính và các biến hoạt động
Khi phát triển mô hình doanh thu và giá vốn hàng bán , chúng ta xác địnhcác biến tài chính hoặc hoạt động và mối quan hệ giữa chúng
b) Xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ
Tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ trong mô hìnhcàng cao thì tính chính xác của dự đoán càng lớn
Để đánh giá tính tin cậy của dữ liệu cần xem xét trên nhiều mặt như:
- Nguồn của dữ liệu: dữ liệu có nguồn độc lập từ bên ngoài có độ tin cậycao hơn nguồn từ bên trong Với nguồn dữ liệu từ bên trong, độ tin cậy
sẽ cao hơn nếu chúng độc lập với người chịu trách nhiệm cho giá trịđược kiểm toán
- Tính kế thừa và phát triển của thủ tục kiểm toán dữ liệu từ những nămtrước
Trang 29tính thuyết phục cao hơn việc đơn thuần phân tích biến động này theonăm.
- Tính biến động tất yếu và biến động bất thường: Khi so sánh doanhthu, giá vốn hàng tháng với nhau, chênh lệch phát sinh có thể là biếnđộng tất yếu theo mùa và theo đó không thể có giá trị bất biến hàngtháng Để có được chênh lệch, cần so sanh với tháng cùng kì nămtrước hoặc số tổng cộng trong cả năm
d) Phân tích nguyên nhân chênh lệch
Chênh lệch phát sinh có thể do loại nghiệp vụ được kiểm toán chứa đựngsai sót những cũng có thể chênh lệch được hình thành từ chính ước tính trongphân tích Do đó, lời giải thích cần được tìm hiểu từ những nhân viên củakhách thể kiểm toán, ít nhất là chứng minh cho những vấn đề quan trọng Nếuqua tiếp xúc vẫn không có được lời giải thích hợp lý thì cần xem xét lại giảđịnh và dữ liệu đã sử dụng để ước tính Nếu vẫn còn chênh lệch qua xem xétquá trình triển khai thủ tục phân tích thì lời giải và bằng chứng cần được giảiquyết qua thủ tục kiểm tra chi tiết
e) Xem xét những phát hiện qua kiểm toán
Bằng chứng kiểm toán thu nhận được từ thủ tục phân tích cần được đánhgiá do phát hiện qua kiểm toán không chỉ bao gồm những sai sót trong tài khoản
mà cả những quan sát hệ thống KSNB, hệ thống thông tin và những vấn đềkhác Do vậy, mọi chênh lệch được phát hiện trong kiểm toán cần được điều tra
về tính chất và nguyên nhân cả về cơ sở dẫn liệu, mục tiêu kiểm toán và tìnhhình kinh doanh của khách hàng
Trang 30CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU VÀ GIÁ VỐN HÀNG BÁN
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN 2.1 Tổng quan về công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Hãng Kiểm toán
AASC
a Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC
Tên giao dịch: AASC (AASC Auditing Firm Company Limited)
Trụ sở chính: Số 01 Lê Phụng Hiểu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Sau gần 2 năm hoạt động, với yêu cầu đổi mới hệ thống quản lý nền kinh
tế quốc dân, thêm vào đó là sự lớn mạnh về năng lực hoạt động nghiệp vụ, Bộtrưởng Bộ Tài Chính đã ra Quyết định số 238TC/TCCB ngày 27/01/1993 thànhlập lại Công ty và Quyết định số 639/TC/QĐ/TCCB ngày 14/09/1993 đổi tênCông ty thành Công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán – AASC
Quá trình hoạt động của công ty có thể chia làm 3 giai đoạn:
Trang 311 Giai đoạn 1: từ năm 1991 đến năm 1993
Ngày 13/5/1991, tiền thân của công ty là Công ty Dịch vụ Kế toán (ASC)được thành lập theo Quyết định số 164 TC/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài Chínhvới số vốn là 229.107.173đ, trong đó vốn ngân sách Nhà nước cấp là137.040.000đ, vốn huy động thêm là 92.067.173đ Trong giai đoạn mới thànhlập này, công ty chỉ cung cấp các dịch vụ kế toán, cụ thể như:
- Hướng dẫn các doanh nghiệp áp dụng đúng chế độ, thể lệ tài chính
kế toán của Nhà nước phù hợp với hoạt động của từng doanh nghiệp
- Giúp các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện các mô hình tổ chức
bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán
- Giúp các doanh nghiệp về các nghiệp vụ kế toán như mở sổ, ghi sổ
kế toán, lập bảng cân đối kế toán, lập và phân tích báo cáo quyết toán theoquy định của Nhà nước
- Tiến hành các dịch vụ chỉ dẫn về pháp lệnh tổ chức kế toán: chỉ dẫn,giải thích cung cấp các văn bản pháp quy về tổ chức kế toán, các văn bảnhướng dẫn về nghiệp vụ tài chính, kế toán, thống kê…theo yêu cầu củakhách hàng
- Thực hiện dịch vụ bồi dưỡng chính sách chế độ nghiệp vụ về tổ chức
kế toán cho các viên chức và các doanh nghiệp, làm thành thạo các nghiệp
Trang 32mẽ Để đáp ứng nhu cầu đó, công ty đã mở rộng quy mô hoạt động, chi nhánh tạithành phố Hồ Chí Minh đã được thành lập vào tháng 3 năm 1992.
Song song với đó, Công ty tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động của mìnhbằng việc thành lập thêm các chi nhánh và văn phòng đại diện ở một số tỉnh,thành phố khác Ngày 14 tháng 4 năm 1995, chi nhánh AASC tại Thanh Hóađược thành lập và chính thức đi vào hoạt động Và ngày 2 tháng 2 năm 1996,văn phòng đại diện của Công ty tại Hải Phòng cũng được thành lập Ngày 13tháng 3 năm 1997, Công ty thành lập lại văn phòng đại diện ở Thành phố HồChí Minh thay thế cho chi nhánh cũ đã tách ra.Văn phòng đại diện này đượcnâng cấp thành chi nhánh Công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh – chi nhánh lớnnhất của AASC từ tháng 5 năm 1998.Cũng trong năm đó, Công ty mở thêm chinhánh tại tỉnh Quảng Ninh.Và văn phòng đại diện tại Hải Phòng được nâng cấpthành chi nhánh Hải Phòng từ năm 2003.Từ ngày 31 tháng 12 năm 2004, chinhánh tại Hải Phòng đã ngừng hoạt động
Hiện nay, Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC có trụ sở chính đặt tại
Hà Nội và 2 chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và Quảng Ninh trong đó chinhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh là chi nhánh lớn nhất
Trang 33 Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 17 Sông Thương, Phường 2, Quận Tân Bình
Điện thoại: (84.8) 3848 5983
Fax: (84.8) 3547 1838
Email: aaschcm@aasc.com.vn
Chi nhánh tại Quảng Ninh
Địa chỉ: Số 8, Chu Văn An, TP Hạ Long
về sự phát triển và hội nhập vững mạnh của AASC trên con đường phát triểnhướng tới sự công nhận của thế giới
Vào ngày 13/05/2006, kỷ niệm 15 năm thành lập, công ty đã vinh dự đónnhận Huân chương lao động hạng nhì của Chủ tịch nước
3 Giai đoạn 3: từ 2007 đến nay
Ngày 06/04/2007, để phù hợp với mô hình nền kinh tế, công ty đã chuyển đổi mô hình hoạt động từ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty TNHH hai thành viên trở lên theo quyết định 1371/QĐ-BTC của bộ trưởng Bộ Tài Chính
Trang 34Năm 2009, công ty nhận giải thưởng “Top Trade Service” của Bộ CôngThương Việt Nam trao tặng cho các doanh nghiệp có chất lượng dịch vụ đápứng các cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Năm 2010, công ty nhận danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu 2010” và cúpThăng Long của Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hà Nội
Năm 2011, AASC gia nhập và trở thành thành viên của Mạng lưới quốc tếcác hang kiểm toán và tư vấn quản trị chuyên nghiệp HLB- một trong những tổchức kế toán, kiểm toán, tư vấn quản trị có quy mô lớn hàng đầu thế giới Cũngtrong năm 2011, đơn vị đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Huânchương lao động hạng Nhất
Ngày 24/05/2013, công ty chính thức đổi tên từ Công ty TNHH Dịch vụ
Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thành công ty TNHH Hãng kiểm toánAASC, đồng thời công bố biểu tượng logo mới và ra mắt công ty TNHH Tư vấnAASC và Cộng sự (ACG)
Trong 6 năm kể từ khi chuyển đổi mô hình hoạt động doanh nghiệp thànhcông ty TNHH, doanh thu của công ty liên tục tăng, tới năm 2013 đạt gần 131 tỷđồng, tăng gần 10% so với năm 2012, tiếp tục giữ vững vị trí Hãng kiểm toánđầu đàn trong hệ thống các công ty kiểm toán của Việt Nam
b Mục tiêu và phương châm hoạt động của công ty
Mục tiêu hoạt động
- Cung cấp các dịch vụ chuyên ngành và các thông tin tin cậy
- Giúp khách hàng ra quyết định quản lý, tài chính, kinh tế một cách hiệuquả
- Hỗ trợ khách hàng giải quyết tốt và kịp thời các vấn đề phát sinh tronghoạt động tài chính và kinh doanh
Trang 35 Phương châm hoạt động
- Độc lập, trung thực, khách quan và bảo mật
- Tuân thủ các quy định của Nhà nước Việt Nam, các Chuẩn mực Kế toán,Chuẩn mực Kiểm toán và các Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
- Đặt lợi ích hợp pháp của khách hàng lên hàng đầu
c Đặc điểm bộ máy của công ty
Sơ đồ 1:Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
PHÒNG KIỂM TOÁN 2
PHÒNG KIỂM TOÁN 3
PHÒNG KIỂM TOÁN 5
PHÒNG KIỂM TOÁN 6
PHÒNG KIỂM TOÁN 7
PHÒNG KIỂM TOÁN
DỰ ÁN
PHÒNG DỊCH
VỤ ĐẦU
TƯ NƯỚC NGOÀI
VP ĐẠI DIỆN CÔNG
TY TẠI QUẢNG NINH
CHI NHÁNH TẠI TP
HỒ CHÍ MINH
BAN THƯ KÝ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG KIỂM TOÁN XÂY DỰNG
CƠ BẢN
Trang 36Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Ban giám đốc
Ban giám đốc có nhiệm vụ chỉ đạo, xây dựng chiến lược, kế hoạch,phương án kinh doanh, lựa chọn thay đổi cơ cấu tổ chức Ban giám đốc bao gồm
7 thành viên:
Giám đốc công ty : Ông Ngô Đức Đoàn – Là người đứng đầu có toàn quyền
quyết định các vấn đề trong mọi mặt hoạt động của công ty, đồng thời là người Đạidiện cho công ty chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật
Phó giám đốc : là người thực hiện hoạt động chỉ đạo chuyên môn nghiệp
vụ đối với các chi nhánh và đưa ra ý kiến, giải pháp nhằm hỗ trợ, tư vấn chotổng giám đốc công ty trong điều hành quản lý
Hiện nay, công ty có 6 Phó Tổng giám đốc:
Phó Tổng giám đốc Nguyễn Thanh Tùng
Phó Tổng giám đốc Bùi Văn Thảo
Phó Tổng giám đốc Nguyễn Quốc Dũng
Phó Tổng giám đốc Đỗ Mạnh Cường
Phó Tổng giám đốc Cát Thị Hà
Phó Tổng giám đốc Phạm Thị Thanh Giang
Phòng hành chính tổng hợp : có nhiệm vụ quyết định về công tác tổ chức
của công ty, tổ chức nhân sự, bảo vệ tài sản, cung cấp hậu cần cho công ty, quản
lý công văn đến và đi, bảo vệ tài sản công ty…
Các phòng nghiệp vụ:
Phòng Kiểm toán 1 và 2 thực hiện kiểm toán Báo các tài chính các ngành
sản xuất vật chất, cung cấp dịch vụ tư vấn, xác định giá trị doanh nghiệp cổ phầnhoá…
Trang 37Phòng Kiểm toán 3, 5 và 7 thực hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn, tài
chính kế toán, kiểm toán liên quan tới hoạt động thương mại, dịch vụ như kiểmtoán các Ngân hàng, kiểm toán Bưu điện …và cấp các dịch vụ sang lĩnh vựckhác để hỗ trợ các phòng ban khác trong Công ty
Phòng Kiểm toán 6 có nhiệm vụ tiến hành kiểm toán với bồi dưỡng
nghiệp vụ cho các đối tượng trong và ngoài Công ty, quản lý đào tạo, tiến hànhcác khoá học trực tiếp cho các cá nhân trong toàn Công ty
Phòng Kiểm toán xây dựng cơ bản là phòng duy nhất cung cấp dịch vụ
báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc các hạng mục Công trìnhhoàn thành…được thực hiện bởi đội ngũ KTV cũng như kỹ sư xây dựng có trình
độ cao và giàu kinh nghiệm
Phòng Kiểm toán dự án đảm nhiệm công việc kiểm toán các dự án, nắm
bắt nhu cầu về kiểm toán các dự án từ đó xây dựng các chương chình kiểm toánthích hợp với từng dự án
Phòng Dịch vụ và đầu tư nước ngoài là phòng chuyên thực hiện kiểm
toán các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Nói một cách khái quát, mục tiêu hoạt động của AASC là cung cấp cácdịch vụ tư vấn tài chính, kế toán và kiểm toán cho các doanh nghiệp và tổ chứckinh tế - xã hội Cụ thể hơn, mục tiêu hoạt động của Công ty là kiểm tra, đưa ra
ý kiến về tính trung thực và hợp lý của số liệu kế toán, báo cáo tài chính và báocáo quyết toán của đơn vị được kiểm toán; tư vấn hướng dẫn khách hàng thựchiện đúng các quy định của Nhà nước về tài chính, kế toán, thuế… cũng như tưvấn điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp Việc phânchia thành các phòng kiểm toán khác nhau chỉ mang tính chất tương đối
d Tổ chức hoạt động và bộ máy kế toán
Trang 38ban hành theo quyết định của Bộ Tài chính:
- Quyết định 15/QĐ-BTC ngày 20/03/2006
- Các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành theo cácquyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 và số 165/2002/QĐ-BTCngày 30/12/2003 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèmtheo
Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàngnăm, trừ năm bắt đầu thành lập thì niên độ bắt đầu từ ngày 14/09/1991 đến31/12/1991
Cơ sở lập BCTC: BCTC được lập bằng đồng Việt Nam theo nguyên tắcgiá gốc (giá phí, giá thực tế) và phù hợp với các quy định hiện hành của Chế độ
kế toán Việt Nam
Hình thức sổ kế toán áp dụng : Hình thức Nhật ký chung
e Đội ngũ nhân viên
Để có thể tạo dựng được uy tín và thương hiệu trên thị trường thì đội ngũnhân viên với đầy đủ trình độ và năng lực chuyên môn là một trong những yếu
tố mà AASC luôn coi trọng hàng đầu Qua hơn 20 năm xây dựng và trưởngthành, AASC đã đào tạo, bồi dưỡng được một lực lượng hùng hậu gồm cán bộ,kiểm toán viên, kỹ thuật viên có trình độ đại học, trên đại học các chuyên ngànhtài chính – ngân hàng – kế toán và kiểm toán ở trong và ngoài nước
Hiện nay đội ngũ nhân viên của AASC có gần 400 cán bộ, trong đó cógấn 80 kiểm toán viên chuyên nghiệp có chứng chỉ cấp Nhà nước CPA vàchứng chỉ quốc tế ACCA, 54 chuyên gia có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làmthủ tục về thuế và 19 thẩm định viên về giá
Với đội ngũ nhân viên ngày càng được mở rộng về số lượng, nâng cao về
Trang 39trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chắc chắn AASC sẽ đáp ứng ngày càng tốt hơnnữa các yêu cầu của khách hàng.
2.1.2 Đặc điểm kinh doanh và kết quả kinh doanh của công ty TNHH Hãng
Kiểm toán AASC
a Các loại hình dịch vụ công ty cung cấp
Hiện nay AASC đang cung cấp cho khách hàng các dịch vụ bao gồm :kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính, kế toán, thuế, xác định giá trị doanh nghiệp
và tư vấn cổ phần hóa, đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng
Dịch vụ kiểm toán
Dịch vụ kiểm toán là hoạt động chủ yếu của công ty với gần 2000 kháchhàng thuộc mọi loại hình doanh nghiệp ở các ngành nghề khác nhau Dịch vụkiểm toán bao gồm các loại hình:
Kiểm toán báo cáo tài chính
Kiểm toán hoạt động của các dự án
Kiểm toán báo cáo quyết toán các công trình xây dựng cơ bản
Kiểm toán xác định vốn thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp
Kiểm toán tuân thủ luật định…
tế nội bộ phục vụ công tác quản trị kinh doanh
Rà soát, phân tích, cải tổ, hợp lý hóa bộ máy kế toán – tài chính đã có sẵn
Trang 40 Tư vấn giúp các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định về việc lập chứng
từ, luân chuyển chứng từ, mở và ghi sổ kế toán, việc tập hợp chi phí và tính giáthành sản phẩm, soát xét, điều chỉnh số liệu kế toán và khóa sổ kế toán, lập báocáo kế toán, lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư… theo quy định
Bên cạnh đó, AASC cũng đã phối hợp cùng với Tổng cục thuế và các cụcthuế ở một số tỉnh, thành phố, hướng dẫn các doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinhdoanh tư nhân mở và ghi chép sổ kế toán theo quy định của Nhà nước
Dịch vụ tư vấn
Các dịch vụ tư vấn của AASC cung cấp cho khách hàng những giải pháptốt nhất, giúp hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, nângcao hiệu quả kinh doanh và chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giảm chi phí hoạtđộng, không ngừng tăng doanh thu Các dịch vụ tư vấn của AASC bao gồm:
Dịch vụ tư vấn đầu tư (IAS)
- Tư vấn và hỗ trợ các thủ tục xúc tiến đầu tư doanh nghiệp ở Việt Nam
- Nghiên cứu thị trường (hoặc theo đơn đặt hàng)
Dịch vụ tư vấn thuế (TAS)
- Rà soát, tư vấn và quản lý thuế, chuyển giá
- Kế hoạch thuế
- Tư vấn ảnh hưởng các vấn đề về thuế trong các HĐ mua bán, XNK…
- Cung cấp dịch vụ Đào tạo và hội thảo các nội dung có liên quan đến thuế, và
- Các dịch vụ có liên quan đến thuế khác
Dịch vụ hỗ trợ dự án (PMS)
- Cung cấp các dịch vụ thẩm định, đánh giá năng lực tiếp nhận và quản lý dự
án do nước ngoài tài trợ
- Quản lý và/hoặc tư vấn vận hành dự án