Đề tài: Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Dịch vụ kiểm toán tuy mới ra đời và phát triển trong khoảng 15 năm trởlại đây nhưng đang dần dần khẳng định vị trí quan trọng của mình trong nềnkinh tế hội nhập hiện nay Với sự phát triển không ngừng của các doanhnghiệp về số lượng, hình thức và qui mô hoạt động, đồng thời, trước đòi hỏi
về sự minh bạch, lành mạnh tài chính của doanh nghiệp trong nền kinh tế thịtrường và hội nhập kinh tế thế giới thì sự trợ giúp của các công ty kiểm toán
là vô cùng cần thiết Kiểm toán giờ đây đã trở thành công cụ hiệu quả để quản
lý thuế, ngân sách nhà nước, thị trường chứng khoán bên cạnh quản lý tàichính nói chung Số lượng các công ty kiểm toán đã ngày càng gia tăng,chứng tỏ nhu cầu đối với lĩnh vực này ngày càng cao Trong đó, sự ra đời củaCông ty TNHH Deloitte Việt Nam được đánh dấu là một mốc lịch sử chongành kiểm toán tại Việt Nam Trong quá trình hơn 15 năm phát triển,Deloitte Việt Nam đã thu được nhiều thành công, khẳng định vai trò đầu đàntrong ngành kiểm toán độc lập ở Việt Nam
Với sự gia tăng số lượng các công ty kiểm toán như hiện nay, các công
ty kiểm toán thực sự cần nâng cao chất lượng dịch vụ của mình để có thể pháttriển và cạnh tranh Deloitte Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng phát triển
đó Trong đó, kiểm toán Báo cáo tài chính là dịch vụ truyền thống và chiếmchủ yếu doanh thu của một công ty kiểm toán Có thể nói, sự thành công củamột cuộc kiểm toán phụ thuộc trước hết vào việc thu thập và sau đó là đánhgiá bằng chứng kiểm toán của KTV Bằng chứng kiểm toán không chỉ giúpKTV đưa ra kết luận mà còn đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán Trongkiểm toán BCTC, để thu thập được bằng chứng kiểm toán có giá trị (đầy đủ
và thích hợp) cần những phương pháp kỹ thuật phù hợp Tuy nhiên, những gìhọc được trên ghế nhà trường chỉ là khung lí thuyết chung nhất về các kỹthuật thu thập bằng chứng Thực tế, mỗi công ty kiểm toán lại vận dụng các
Trang 2kỹ thuật này rất khác nhau Để hiểu rõ việc vận dụng các kỹ thuật thu thậpbằng chứng, từ đó có sự so sánh, làm rõ giữa lí thuyết và thực tế, em chọn đề
tài “Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán
BCTC tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam” Mục đích của luận văn tốt
nghiệp là hệ thống hóa về mặt lý luận về bản chất của bằng chứng và cácphương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC,đồng thời mô tả thực trạng vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng trongkiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam, từ đó có những nhậnxét, kiến nghị về việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng nhằm hoànthiện các kỹ thuật này
Ngoài phần Mở đầu và Kết Luận, Luận văn tốt nghiệp của em gồm 3nội dung:
Phần 1: Lý luận chung về các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
trong kiểm toán BCTC
Phần 2: Thực trạng về kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong
kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Phần 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng
chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Em xin chân thành cám ơn thầy cô, đặc biệt là Thạc Sỹ Phạm TiếnHưng, cùng các anh chị trong công ty TNHH Deloitte Việt Nam đã tận tìnhchỉ bảo, giúp đỡ để em hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp này
Sinh viên
Lê Thanh Ngân
Trang 3Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
1.1 Khái quát chung về các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
1.1.1 Bằng chứng kiểm toán
1.1.1.1 Khái niệm về bằng chứng kiểm toán
Theo Lenin thì hết thảy mọi vật chất đều có một đặc tính về bản chất gầngiống như cảm giác, đó là đặc tính phản ánh Phản ánh là thuộc tính phổ biếncủa vật chất, tức là mọi sự vật, sự việc đều được phản ánh trên hai phươngdiện: phản ánh vật chất (phản ánh bởi các vật về thông tin của sự vật được tìmhiểu, tồn tại dưới dạng vật chất) và phản ánh ý thức (là phản ánh của nãongười – dạng phản ánh cao nhất của thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan vềthế giới khách quan – về sự vật được tìm hiểu) Như vậy, một sự thật kháchquan luôn tạo thành dấu vết, được phản ánh trên những mặt riêng lẻ, nhữngkhía cạnh khác nhau, bộ phận khác nhau Vì vậy, muốn chứng minh một điềuđúng hay sai, thật hay giả, tồn tại hay không tồn tại ta có thể thu thập cái phảnánh sự thật khách quan của sự vật, trên cả hai phương diện là vật chất và ý
thức, được gọi là chứng cứ Chứng cứ là cái được dẫn ra để dựa vào đó mà
xác định điều gì đó đúng hay sai, thật hay giả 1 Ta có thể hiểu chứng cứ đượcthu thập nhằm chứng minh một điều nhất định, với mục đích nhất định
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 thì “Bằng chứng kiểm toán
là tất cả các tài liệu, thông tin do Kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này, Kiểm toán viên hình thành nên
ý kiến của mình” và “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thu thập đầy
đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình
về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán” (trích đoạn 02 và 05) Bằng
1 Đại từ điển Tiếng Việt, 1999, Nguyễn Như Ý, NXB Văn hóa thông tin
Trang 4chứng kiểm toán có một vai trò quan trọng, là cơ sở hình thành kết luận củaKTV, là những minh chứng cụ thể cho những kết luận kiểm toán Trong kiểmtoán, cùng với những kết luận kiểm toán (báo cáo kiểm toán) thì bằng chứngkiểm toán là sản phẩm của hoạt động kiểm toán: Bằng chứng không chỉ là cơ
sở pháp lý cho kết luận kiểm toán mà còn là cơ sở tạo niềm tin cho nhữngngười quan tâm Như vậy, bằng chứng kiểm toán có thể gồm nhiều loại khácnhau và không chỉ là các chứng từ, sổ sách kế toán, mà còn bao gồm nhiềuthông tin khác do KTV chủ động thu thập để làm cơ sở cho ý kiến của mình,thông qua các phương pháp kỹ thuật kiểm toán Đồng thời, không phải bằngchứng nào cũng là cơ sở cho ý kiến của KTV mà đó là những bằng chứngthỏa mãn những yêu cầu nhất định (được trình bày ở mục 1.1.2)
Có thể nói sự thành công của một cuộc kiểm toán phụ thuộc trước hết vàoviệc thu thập và sau đó là đánh giá bằng chứng kiểm toán của KTV Đối vớicác doanh nghiệp kiểm toán độc lập, cơ quan kiểm toán Nhà nước hoặc cơquan pháp lý, bằng chứng kiểm toán không chỉ giúp KTV đưa ra kết luận màcòn đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán
1.1.1.2 Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán
Đoạn 15, chuẩn mực kiểm toán số 500 về bằng chứng kiểm toán quy định
“Bằng chứng kiểm toán phải được thu thập cho từng cơ sở dẫn liệu của báocáo tài chính Bằng chứng liên quan đến một cơ sở dẫn liệu (như sự hiện hữucủa hàng tồn kho) không thể bù đắp cho việc thiếu bằng chứng liên quan đến
cơ sở dẫn liệu khác (như giá trị của hàng tồn kho đó) “ Theo đó, các cơ sởdẫn liệu của BCTC bao gồm:
Thứ nhất là tính hiệu lực (có thực) của các thông tin, tức là tài sản hay
khoản nợ được phản ánh trên BCTC phải tồn tại, các nghiệp vụ được ghi chépphải đã xảy ra Các thông tin tài chính không được khai khống mà phải thực
sự tồn tại
Trang 5Thứ hai là tính đầy đủ (trọn vẹn) của thông tin, tức là thông tin phản ánh
trên bảng khai tài chính không bị bỏ sót trong quá trình xử lý Các nghiệp vụđược ghi nhận đầy đủ, không bị khai thiếu
Thứ ba là tính đúng đắn của tính giá, tức là tài sản cũng như chi phí đều
được tính theo phương pháp phù hợp theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiệnhành
Thứ tư là tính chính xác cơ học, tức là các phép tính số học được thực
hiện chính xác, cộng sổ chuyển sổ chính xác Một nghiệp vụ hay một sự kiệnđược ghi chép theo đúng giá trị của nó, doanh thu hay chi phí được ghi nhậnđúng kỳ, đúng khoản mục
Thứ năm là tính đúng đắn trong phân loại và trình bày, tức là BCTC được
tuân thủ theo các quy định cụ thể trong chuẩn mực và chế độ kế toán hiệnhành về phân loại tài sản và vốn Quá trình kinh doanh, thể hiện qua các tàikhoản tổng hợp và chi tiết được phản ánh đúng theo quan hệ đối ứng để cóthông tin hình thành BCTC chính xác Những trường hợp đặc biệt cần đượcgiải trình rõ ràng
Thứ sáu là tính đúng đắn trong phản ánh quyền và nghĩa vụ của đơn vị kế
toán, tức là tài sản được phản ánh trên BCTC phải thuộc quyền sở hữu (hoặc
sử dụng lâu dài) của đơn vị, vốn và công nợ phải phản ánh đúng nghĩa vụtương ứng của đơn vị (nghĩa vụ phải trả nợ, nghĩa vụ phải chia lãi cho cổđông góp vốn…)
“Khi có nghi ngờ liên quan đến cơ sở dẫn liệu có thể ảnh hưởng trọng yếuđến báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải thu thập thêm bằng chứng kiểmtoán để loại trừ sự nghi ngờ đó Nếu không thể thu thập đầy đủ bằng chứngthích hợp, kiểm toán viên sẽ phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần, hoặc ýkiến không thể đưa ra ý kiến.” – Đoạn 19 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam500
Trang 6Một khoản mục khi kiểm toán cần được đảm bảo các mục tiêu chung trên.
Vì vậy, bằng chứng kiểm toán thuyết phục phải đáp ứng các mục tiêu trên củaKTV
Bằng chứng kiểm toán thích đáng và có tính thuyết phục phải đảm bảohai yêu cầu là tính đầy đủ và tính thích hợp Đoạn 08 chuẩn mực kiểm toánViệt Nam số 500 quy định: “Kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ các bằngchứng kiểm toán thích hợp cho mỗi loại ý kiến của mình” Sự đầy đủ và tínhthích hợp luôn đi liền với nhau nhằm đưa ra bằng chứng thích đáng
Tính hiệu lực là khái niệm chỉ độ tin cậy hay chất lượng của bằng chứng
kiểm toán Bằng chứng kiểm toán không có hiệu lực sẽ không có tính thuyếtphục Những yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của bằng chứng gồm:
Thứ nhất: Tính liên quan của bằng chứng: Bằng chứng phải liên quan tới
mục tiêu kiểm toán và là cơ sở để đưa ra kết luận kiểm toán
Thứ hai: Loại hình hay dạng của bằng chứng: Bằng chứng thu được dưới
dạng văn bản chứng từ (như biên bản kiểm kê) hoặc bằng hình ảnh có độ tincậy cao hơn bằng chứng bằng lời (như bằng chứng thu thập được qua phỏngvấn)
Thứ ba: Hệ thống kiểm soát nội bộ: Bằng chứng thu được trong điều kiện
hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tốt có độ tin cậy cao hơn so với bằngchứng được thu thập khi hệ thống này hoạt động kém hiệu quả Trong môitrường mà hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả, khả năng tồn tại saiphạm mà hệ thống này không phát hiện ra sẽ thấp hơn
Thứ tư: Nguồn gốc thu thập bằng chứng kiểm toán: Bằng chứng có thể
được thu thập từ bên trong đơn vị được kiểm toán, từ bên ngoài (khách hàng,ngân hàng, nhà tài trợ, cơ quan chức năng…), từ bản thân KTV Bằng chứng
có nguồn gốc càng độc lập với đối tượng kiểm toán thì càng có hiệu lực Bằngchứng thu thập từ nguồn bên ngoài đáng tin cậy hơn từ bên trong (như bản
Trang 7sao kê của Ngân hàng đáng tin cậy hơn tài liệu do kế toán của đơn vị đượckiểm toán cung cấp) Bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong đơn vị có độ tincậy cao hơn khi hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cóhiệu quả Bằng chứng được thu thập từ bên thứ ba độc lập sẽ có hiệu lực hơn
từ bên thứ ba có liên quan Bằng chứng được thu thập từ các chuyên gia sẽ cótin cậy hơn từ những người có hiểu biết Bằng chứng được KTV thu thập trựctiếp qua so sánh, kiểm tra tài liệu, quan sát, kiểm kê có tính thuyết phục hơnbằng chứng được thu thập gián tiếp bằng phỏng vấn hay thư xác nhận…
Thứ năm: Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu: Mẫu được chọn có
quy mô lớn thì thuyết phục hơn quy mô nhỏ Chọn mẫu xác suất giúp bằngchứng cung cấp có tính giá trị hơn vì được dựa trên các quy tắc xác suất, giúpKTV độc lập khi đưa ra xét đoán, tránh những định kiến ban đầu
Thứ sáu: Sự kết hợp của các bằng chứng kiểm toán Đoạn 17 Chuẩn mực
Kiểm toán Việt Nam số 500 có ghi “Bằng chứng kiểm toán có sức thuyếtphục cao hơn khi có được thông tin từ nhiều nguồn và nhiều loại khác nhaucùng xác nhận Trường hợp này kiểm toán viên có thể có được độ tin cậy caohơn đối với bằng chứng kiểm toán so với trường hợp thông tin có được từnhững bằng chứng riêng rẽ Ngược lại, bằng chứng có từ nguồn này mâuthuẫn với bằng chứng có từ nguồn khác, thì kiểm toán viên phải xác địnhnhững thủ tục kiểm tra bổ sung cần thiết để giải quyết mâu thuẫn trên.”
Ngoài ra còn một số các yếu tố khác như tính chất và thời điểm của cuộckiểm toán, tính chất đúng lúc của việc cung cấp bằng chứng (bằng chứngđược cung cấp ngày khi KTV yêu cầu có giá trị hơn bằng chứng được cungcấp sau thời gian trì hoãn) … Tùy vào tình huống và trường hợp cụ thể màKTV có thể thu thập được những bằng chứng có độ tin cậy cao nhất
Sự đầy đủ chỉ số lượng hay quy mô cần thiết của bằng chứng kiểm toán
cần thu thập Không có thước đo nào quy định số lượng bằng chứng bao
Trang 8nhiêu là đủ Điều này đòi hỏi rất nhiều ở kinh nghiệm của KTV Vì vậy màcác chuẩn mực thường chấp nhận KTV thu thập bằng chứng kiểm toán ở mức
độ “có tính thuyết phục” hơn là “có tính chất chắc chắn” Khi thu thập cácbằng chứng kiểm toán, KTV cần cân nhắc tới các tình huống cụ thể và cácyếu tố ảnh hưởng tới tính đầy đủ của bằng chứng Những yếu tố này gồm:
Thứ nhất: Tính hiệu lực của bằng chứng: Bằng chứng có độ tin cậy càng
thấp thì càng cần thu thập nhiều Một bằng chứng có độ tin cậy thấp chưa đủ
để có thể nhận định một cách xác đáng đối tượng kiểm toán cụ thể
Thứ hai: Tính trọng yếu: Khoản mục được kiểm toán càng trọng yếu thì số
lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập càng nhiều vì các sai phạm đượcxem là trọng yếu thường có giá trị lớn, ảnh hưởng nhiều tới báo cáo tài chính.Các KTV cần thu thập nhiều bằng chứng để có ý kiến xác đáng về đối tượngkiểm toán
Thứ ba: Mức độ rủi ro: Đối tượng kiểm toán cụ thể được đánh giá là có
mức độ rủi ro càng cao thì số lượng bằng chứng kiểm toán thu thập càngnhiều và ngược lại Khoản mục có độ rủi ro cao thường là khoản mục tiền(gọn nhẹ, dễ biển thủ, số lượng nghiệp vụ lớn…) hay khoản mục hàng tồnkho (khó khăn khi kiểm kê, số lượng nghiệp vụ lớn…) Để phát hiện ra cácsai phạm, KTV cần tăng cường kiểm tra chi tiết các khoản mục này, số lượngbằng chứng kiểm toán cần thu thập phải tăng tương ứng Ngoài ra, đơn vịđược kiểm toán có tình hình tài chính không tốt, có tiền sử hoặc đang dính líutới kiện tụng cũng có rủi ro cao, số lượng bằng chứng thu thập càng cầnnhiều, vì lúc này nó ảnh hưởng tới rất nhiều người quan tâm và sử dụng báocáo tài chính, có thể còn liên quan tới truy cứu trách nhiệm hình sự
Trang 9Biểu 1.
Quan hệ giữa rủi ro và số lượng bằng chứng
Trường hợp Rủi ro kiểm
toán
Rủ ro tiềm tàng
Rủi ro kiểm soát
Rủi ro phát hiện
Số lượng bằng chứng
4 Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình
5 Cao Thấp Trung bình Trung bình Trung bình
Thứ tư: Kết quả của các lần kiểm toán trước: KTV căn cứ vào số sai
phạm phát hiện được từ những cuộc kiểm toán trước đó để xác định số lượngbằng chứng thích hợp
1.1.1.3 Phân loại bằng chứng kiểm toán
Căn cứ vào nguồn gốc của thông tin, tài liệu có liên quan đến hoạt động
của đơn vị và báo cáo tài chính mà kiểm toán viên thu thập được trong quátrình kiểm toán, bằng chứng kiểm toán được chia thành:
Thứ nhất, Bằng chứng kiểm toán do kiểm toán viên tự khai thác và pháthiện được bằng cách: kiểm kê tài sản thực tế, tính toán lại các biểu tính toáncủa doanh nghiệp, quan sát hoạt động của kiểm toán viên nội bộ
Thứ hai, Bằng chứng kiểm toán là các chứng từ, sổ sách, báo cáo và cáctài liệu khác do đối tượng kiểm toán cung cấp cho kiểm toán viên
Thứ ba, Bằng chứng kiểm toán do bên thứ ba cung cấp từ các nguồnkhác nhau: các bằng chứng do những người bên ngoài đơn vị cung cấp trựctiếp cho những KTV; các bằng chứng do những người bên ngoài đơn vị liênquan đến báo cáo tài chính của đơn vị lập; các ghi chép độc lập hoặc các báocáo thống kê tổng hợp theo chuyên ngành có liên quan đến doanh nghiệp
Căn cứ vào hình thức của bằng chứng, bằng chứng kiểm toán được chia
thành:
Thứ nhất, các bằng chứng vật chất là các bằng chứng mà kiểm toán viên
Trang 10thu thập trong quá trình kiểm tra hoặc kiểm kê các tài sản hữu hình, nó baogồm: biên bản kê khai hàng tồn kho, biên bản kê khai quỹ tiền mặt, biên bản
kê khai tài sản cố định… Các bằng chứng vật chất có độ tin cậy cao nhất vìđược kiểm kê trực tiếp để xác minh tài sản có thực hay không
Thứ hai, các bằng chứng tài liệu là các bằng chứng kiểm toán viên thuthập được qua việc cung cấp tài liệu, thông tin của các bên liên quan theo yêucầu của kiểm toán viên bao gồm: Các chứng từ, tài liệu do các đối tượng bênngoài doanh nghiệp cung cấp như: các giấy xác nhận, bằng chứng của bên thứ
ba có liên quan và các tài liệu tính toán lại của kiểm toán viên về trích khấuhao tài sản cố định, tính giá thành, phân bổ chi phí…
Thứ ba, các bằng chứng thu thập qua phỏng vấn là các bằng chứng kiểmtoán viên thu thập được thông qua xác minh, điều tra bằng cách phỏng vấnnhững người có liên quan đến nội dung kiểm toán và báo cáo kiểm toán củadoanh nghiệp Những bằng chứng này có tác dụng chứng minh cho những ýkiến của KTV nhưng độ tin cậy không cao bằng hai loại bằng chứng trên.Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, KTV phải thu thập thêm các
bằng chứng kiểm toán đặc biệt:
Đối với các vấn đề mà KTV không am hiểu sâu sắc, KTV có thể tham
khảo ý kiến chuyên gia về vấn đề đó Theo Chuẩn mực Việt Nam số 18,
“Chuyên gia là các cá nhân hoặc các hãng có kỹ năng kiến thức và kinhnghiệm về các lĩnh vực chuyên môn nào đó ngoài ngạch kế toán và kiểmtoán” Bằng chứng này sử dụng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán KhiKTV thu thập thông tin cơ sở về đơn vị được kiểm toán thì cần phải dự kiếnnhu cầu sử dụng chuyên gia nếu thấy cần thiết và đã xem xét, cân nhắc nhữngyếu tố như: tính chất trọng yếu của khoản mục sẽ được kiểm tra so với toàn
bộ thông tin tài chính; nội dung và mức độ phức tạp của các khoản mục kể cảnhững rủi ro và sai sót trong đó; các bằng chứng kiểm toán khách quan có
Trang 11hiệu lực đối với các khoản mục này Việc dự kiến sử dụng ý kiến chuyên giathường một số lĩnh vực như: đánh giá tài sản (đất đai, nhà cửa, máy móc, thiết
bị, các công trình nghệ thuật, đá quý); Xác định số lượng hoặc chất lượnghiện có của tài sản (trữ lượng quặng, khoáng sản, nhiên liệu trong lòng đất,thời gian hữu ích còn lại của tài sản máy móc); hoặc trong trường hợp dùngcác phương pháp đặc biệt để xác định tổng giá trị như phương pháp ướclượng của thống kê; xác định các phần việc sẽ hoàn thành và đã hoàn thànhtrong quá trình thực hiện hợp đồng kiểm toán để xác định doanh thu; khi cầncác ý kiến của luật sư về cách diễn giải các hợp đồng và luật pháp
Việc thu thập và sử dụng tư liệu của chuyên gia được tiến hành như:Đánh giá kỹ năng, trình độ nghiệp vụ của chuyên gia (thể hiện qua bằng cấpchuyên môn, giấy phép hành nghề, là thành viên của tổ chức chuyên ngành,kinh nghiệm của chuyên gia); Đánh giá tính khách quan của chuyên gia; Xácđịnh công việc của chuyen gia (về mục đích, phạm vi công việc nội dungcông việc nguồn tư liệu của chuyên gia làm bằng chứng kiểm toán của KTV
có đầy đủ và thích hợp không); phạm vi đánh giá của các chuyên gia, xácđịnh mối quan hệ giữa chuyên gia với khách hàng, yêu cầu giữ bí mật thôngtin của khách hàng, các phương pháp mà chuyên gia sử dụng Tuy nhiên,người chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc đưa ra ý kiến trong báo cáo tàichính vẫn là KTV
Ngoài ra, KTV phải thu thập giải trình của Giám đốc đơn vị được kiểm
toán dưới dạng văn bản, thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc lập vàtrình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý, phù hợp với chuẩn mực và chế
độ kế toán hiện hành và đã phê duyệt báo cáo tài chính Trường hợp không có
đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, KTV phải thu thập các giải trình vềnhững vấn đề có thể ảnh hưởng trọng yếu tới báo cáo tài chính, nhưng nó
Trang 12không thể thay thế bằng chứng kiểm toán do KTV thu thập được (trừ trườnghợp giải trình là bằng chứng duy nhất có thể thu thập được).
KTV cũng có thế sử dụng tư liệu của KTV nội bộ để trợ giúp cho việc
thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính nếu xét thấy hệ thống kiểm soát nội bộđáng tin cậy Điều này sẽ làm giảm thủ tục và chi phí kiểm toán Tuy nhiên,KTV vẫn phải chịu trách nhiệm toàn bộ về nội dung, lịch trình, phạm vi kiểmtoán cũng như ý kiến đưa ra về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.Nếu khách hàng kiểm toán đã được kiểm toán bởi công ty kiểm toán kháctrước đó, KTV mới có thể sử dụng tư liệu của KTV độc lập khác nhưng phảichịu trách nhiệm hoàn toàn khi sử dụng
KTV cũng có thể sử dụng bằng chứng từ các bên liên quan (là các bên cóảnh hưởng đáng kể với bên kia trong việc ra quyết định tài chính và hoạtđộng) để kết luận vấn đề Xác nhận từ bên ngoài thường được sử dụng với các
số dư tài khoản và các bộ phận cấu thành của nó như số dư tài khoản tiền gửi,tiền vay và những thông tin khác từ ngân hàng, kho bạc, tổ chức tài chính; số
dư các khoản phải thu; cổ phiếu gửi bên thứ ba; hàng gia công, hàng gửi bán,nhận giữ hộ; số dư nợ phải trả; các khoản nợ vay; giấy tờ chứng nhận sở hữutài sản do luật sư giữ hoặc trong két sắt ngân hàng; đầu tư mua nhà từ các nhàmôi giới nhưng chưa được giao trước thời điểm lập báo cáo tài chính …
Trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán viên nên kết hợp nhiềuloại bằng chứng để có thể chứng minh cho những đánh giá, nhận xét của mình
là có căn cứ xác thực
1.1.2 Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC
“Kiếm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán bằng các phương phápsau: kiểm tra2, quan sát, điều tra, xác nhận, tính toán và quy trình phân tích.Việc thực hiện các phương pháp này một phần tùy thuộc vào thời gian thu
Trang 13thập được bằng chứng kiểm toán” (Đoạn 20 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
số 500) Mỗi phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán sẽ cung cấp nhữngloại bằng chứng khác nhau với độ tin cậy khác nhau và từng phương pháp cónhững ưu điểm và hạn chế riêng của mình Do đó, KTV cần phối hợp sử dụngnhững phương pháp kỹ thuật khác nhau tùy từng trường hợp cụ thể để đạtđược mục tiêu kiểm toán Nói cách khác, tùy trường hợp cụ thể, KTV sẽ sửdụng xét đoán nghề nghiệp để lựa chọn phương pháp thu thập bằng chứngkiểm toán thích hợp Bằng chứng kiểm toán thu thập được sẽ được lưu vàogiấy tờ làm việc và hồ sơ kiểm toán
mà không cho biết quyền sở hữu hợp pháp hoặc kiểm soát lâu dài của doanhnghiệp đối với tài sản đó, bởi lẽ chúng hiện hữu nhưng có thể là tài sản thuêngoài, hàng hóa nhận giữ hộ hoặc đã bị đơn vị thế chấp Đồng thời, đối vớihàng tồn kho, kiểm kê cũng chỉ cho biết sự hiện hữu về mặt số lượng chứkhông chứng minh chất lượng, tình trạng của tài sản, giả trị của tài sản trongkhi đó chúng lại được trình bày trên BCTC dưới hình thức giá trị, do đó ảnhhưởng trực tiếp đến số dư hàng tồn kho trên BCTC Mặt khác, việc kiểm kêchỉ có thể thực hiện được đối với các tài sản hữu hình mà không thể áp dụngđược đối với các tài sản vô hình, các thông tin và tài liệu khác của đơn vị, quátrình kiểm kê thường đòi hỏi một lượng thời gian và chi phí tương đối lớn do
Trang 14vậy có thể ảnh hưởng đến tính kinh tế và tính kịp thời của hoạt động kiểmtoán Vì vậy, việc kiểm tra thường phải đi kèm với một số bằng chứng khác
để chứng minh quyền sở hữu, giá trị của tài sản đó và được xác định với quy
mô thực sự phù hợp, cần thiết
1.1.2.2 Quan sát
Quan sát là việc theo dõi một hiện tượng, một chu trình hoặc một thủ tục
do người khác thực hiện, là phương pháp sử dụng để đánh giá một thực trạnghay hoạt động của đơn vị được kiểm toán KTV có thể quan sát tình trạng tàisản, quan sát việc thực hiện thủ tục kiểm soát nội bộ do đơn vị tiến hành…nhằm đánh giá hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đượckiểm toán Nó mang lại cho KTV các bằng chứng về sự tồn tại, sự hữu hiệucủa các thủ tục kiểm soát mà đơn vị thiết lập trong hệ thống kiểm soát nội bộcủa đơn vị Kỹ thuật quan sát cũng có thể được thực hiện để xác minh tínhđúng đắn của các thông tin, tài liệu và bằng chứng kiểm toán khác Ví dụ:KTV có thể quan sát quá trình kiểm kê của đơn vị trên co sở đó để xác nhậnkết quả kiểm kê tài sản do đơn vị thực hiện Việc quan sát được KTV thựchiện thông qua quan sát trực tiếp, tuy nhiên kết quả quan sát phải được ghichép lạo trên cơ sở giấy tờ làm việc của KTV để làm bằng chứng kiểm toán
Kỹ thuật này cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao vì do bản thân KTV tiếnhành, đồng thời có thể áp dụng cho rất nhiều bộ phận được kiểm toán nhưng
nó chưa thể hiện tính đầy đủ vì chỉ cho bằng chứng về cách thức thực thi côngviệc tại thời điểm quan sát chứ không chắc chắn sẽ được thực hiện tại các thờiđiểm khác Phương pháp này cần đi kèm với các thủ tục khác
1.1.2.3 Điều tra
Điều tra là việc thu thập các thông tin phù hợp từ những người am hiểucông việc ở trong và ngoài đơn vị được kiểm toán Việc điều tra có thể tiếnhành theo cách gửi văn bản, phỏng vấn hoặc trao đổi kết quả điều tra, sẽ cung
Trang 15cấp cho KTV những thông tin chưa có, hoặc những thông tin bổ sung để củng
cố các bằng chứng đã có Kỹ thuật điều tra thường được sử dụng nhiều và phổbiến trong quá trình kiểm toán là kỹ thuật phỏng vấn: Đây là quá trình KTVthu thập thông tin bằng văn bản hay bằng lời nói qua việc phỏng vấn nhữngngười hiểu biết về các vấn đề mà KTV quan tâm như yêu cầu người quản lýgiải thích những quy định về kiểm soát nội bộ, hoặc hỏi các nhân viên về việcthực hiện quy chế này… Thủ tục này có thể được thực hiện theo một trongcác cách thức: KTV có thể yêu cầu được thực hiện một cuộc phỏng vấn trựctiếp đối với những người có trách nhiệm trong đơn vị, hay bằng cách tiếp cận
và trao đổi một cách thân mật với những người được phỏng vấn hoặc cũng cóthể được KTV thực hiện bằng cách chuẩn bị sẵn các câu hỏi cần thiết trên một
hệ thống các bảng biểu đã được xây dựng sẵn và đề nghị những người cótrách nhiệm trong đơn vị trả lời trực tiếp vào các bảng biểu đó Quá trìnhphỏng vấn có thể được chia làm ba giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất: Lập kế hoạch phỏng vấn KTV xác định mục đích, đốitượng và nội dung cần thiết để đưa ra trọng điểm cần phỏng vấn, thời gianphỏng vấn …
Giai đoạn thứ hai: Thực hiện phỏng vấn KTV đặt ra câu hỏi, có thể ởdạng “đóng” (dùng để xác nhận với cụm từ Có hay Không) hay “mở” (thuthập thông tin đầy đủ với cụm từ Thế nào, Cái gì, Tại sao ), sau đó lắng nghecâu trả lời và đánh giá các câu trả lời đó Nếu cảm thấy câu trả lời chưa cungcấp bằng chứng cần thiết, KTV có thể hỏi thêm các câu hỏi liên quan nhưngphải đi vào trọng điểm của vấn đề
Giai đoạn thứ ba: Kết thúc phỏng vấn Sau khi thu được các câu trả lời,KTV kết luận bằng một phần tóm tắt ngắn và ghi chép kết quả thu được vàogiấy tờ làm việc
Trang 16Bằng chứng thu được từ kỹ thuật này giúp KTV có được cái nhìn sâu vàtoàn diện hơn về những vấn đề chưa biết hoặc củng cố các luận cứ của mình.
Để đạt kết quả tốt, KTV cần nghiên cứu trước về vấn đề cần trao đổi, lựachọn các câu hỏi, có thái độ phù hợp… để có thể nhận được kết quả tốt Tuynhiên, độ tin cậy của bằng chứng thu thập bằng phương pháp này không cao
do đối tượng phỏng vấn chủ yếu là người trong đơn vị, hơn nữa, chất lượngcủa phỏng vấn cũng tùy thuộc vào trình độ của người được phỏng vấn KTVthường chỉ sử dụng phương pháp này để củng cố cho các bằng chứng kiểmtoán khác hoặc thu thập các thông tin phản hồi Khi sử dụng, KTV cần chú ýđến tính khách quan và sự hiểu biết của người được phỏng vấn Các kết quảthu thập được từ phỏng vấn nếu quan trọng thì cần được ghi vào hồ sơ kiểmtoán
1.1.2.4 Xác nhận
Đây là quá trình thu thập thông tin do bên thứ ba độc lập cung cấp để xácminh tính chính xác của thông tin mà KTV nghi vấn Đồng thời, KTV cầnxem xét cơ sở dẫn liệu được kiểm toán và những nhân tố có thể ảnh hưởng tới
độ tin cậy của sự xác nhận như hình thức của thông tin xác nhận (bằng miệnghay văn bản), yêu cầu xác nhận, tính chất của thông tin được xác nhận … (xácnhận số dư từ các hóa đơn riêng lẻ thì dễ hơn xác nhận các khoản phải thutổng hợp), sự độc lập của bên thứ ba khi thực hiện xác nhận với đơn vị.Thông tin xác nhận từ bên ngoài thường phải được Ban giám đốc đơn vị đượckiểm toán đồng ý và cung cấp thông tin cho KTV (đơn vị sẽ ký công văn đềnghị xác nhận và giao cho KTV) Thư xác nhận (sau khi có chữ ký và dấu củaCông ty khách hàng) được gửi trực tiếp tới Bên thứ ba và yêu cầu phản hồi lạicho KTV theo hai hình thức: hình thức thư xác nhận khẳng định (phúc đáp dù
số liệu xác nhận và số liệu của bên thứ ba có chênh lệch hay không) và hìnhthức thư xác nhận khẳng định (phúc đáp chỉ khi có chênh lệch) Tùy vào mức
Trang 17độ hệ trọng của thông tin cần xác nhận mà KTV sẽ xác định hình thức gửi thưxác nhận phù hợp
Phương pháp này có ưu điểm là thông tin được cung cấp từ bên ngoài, có
độ tin cậy cao nếu đảm bảo thông tin được xác nhận theo yêu cầu của KTV,
sự xác nhận được thực hiện bằng văn bản, bên thứ ba là độc lập và KTV kiểmsoát được quá trình gửi và nhận thư xác nhận Tuy nhiên, thực hiện kỹ thuậtnày đòi hỏi chi phí lớn nên phạm vi áp dụng bị giới hạn hoặc có khả năng đơn
vị kiểm toán và bên thứ ba có sự dàn xếp nên kỹ thuật này thường chỉ áp dụngđối với một số đối tượng kiểm toán như công nợ, tiền gửi ngân hàng …
Biểu 2.
Các loại thông tin thường cần phải xác nhận
Tài sản
Hàng tồn kho gửi trong Công ty lưu kho Công ty lưu kho
Giá trị bằng tiền của bảo hiểm nhân thọ Công ty bảo hiểm
Trái phiếu phải trả Người giữ trái phiếu
chuyển nhượng
Các loại thông tin khác
(Nguồn: Bảng 6-2, Arens và Loebbecke, NXB Thống kê, 1995, trang 133)
Trang 181.1.2.5 Tính toán
Là việc kiểm tra độ chính xác về toán học một cách độc lập của số liệutrên chứng từ, sổ sách kế toán, BCTC và các tài liệu liên quan khác, hay việcthực hiện các tính toán độc lập của KTV Ví dụ như kiểm tra số tổng cộngtrên sổ cái, cộng sổ chuyển sổ chính xác, sự tính toán trên các hóa đơn…KTV có thể thu thập bằng chứng kiểm toán bằng các tính toán độc lập củamình đối với khấu hao, dự phòng nợ khó đòi … Kỹ thuật này có ưu điểm làcung cấp cho KTV các bằng chứng kiểm soát có độ tin cậy cao về phươngdiện số học nhưng những số liệu chỉ thuần túy số học, không quan tâm tới sựphù hợp của tính giá
1.1.2.6 Phân tích
Phân tích là quá trình so sánh, đối chiếu, đánh giá các mối quan hệ để xácđịnh tính hợp lý của các số dư trên tài khoản Kỹ thuật phân tích bao gồm banội dung là dự đoán (ước đoán số dư tài khoản, giá trị các chỉ tiêu, tỷ suấthoặc xu hướng …), so sánh (đối chiếu số dự đoán với số liệu trên báo cáo) vàđánh giá (dùng kết hợp các phương pháp khác để phân tích và kết luận về cácchênh lệnh) Kỹ thuật này gồm ba loại:
Thứ nhất: Phân tích ngang, bao gồm Kiểm tra tính hợp lý và Phân tích
tính hợp lý Kiểm tra tính hợp lý thường bao gồm các so sánh cơ bản như sosánh số thực tế và số kế hoạch, số dự toán, số dự đoán của KTV; so sánh chỉtiêu của đơn vị với chỉ tiêu chung của ngành … để phát hiện ra chênh lệch,cân nhắc và tìm ra sai sót có thể xảy ra
So sánh số thực tế với số kế hoạch: sai lệch lớn giữa số liệu thực tế và sốliệu trong kế hoạch, dự toán có thể cho thấy những sai lệch trong BCTC, hoặccác biến động lớn trong tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị
So sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị với những chỉ tiêu bình quân ngành:các chỉ tiêu như tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu, tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu
Trang 19chính trong giá thành sản phẩm… của đơn vị thường có mối liên hệ tươngđồng nhất định với chỉ tiêu bình quân ngành Việc so sánh này giúp KTV cóhiểu biết sâu sắc hơn về đơn vị Tuy nhiên, khi áp dụng cần chú ý sự khác biệt
về quy mô, việc áp dụng các chính sách kế toán của đơn vị…
Phân tích xu hướng xem xét sự thay đổi của số dư kỳ này với kỳ trước,phân tích xem sự thay đổi này có hợp lý không, nhằm phát hiện những biếnđộng bất thường KTV có thể so sánh số dư hoặc số phát sinh của tài khoảngiữa các kỳ để phát hiện tài khoản có biến động bất thường Thí dụ, sự giatăng bất thường của khoản phải thu khách hàng cuối kỳ có thể là xuất phát từ
sự thay đổi chính sách bán chịu, tình trạng nợ khó đòi gia tăng hoặc đang cóchênh lệch trọng yếu trong số dư cuối kỳ KTV cũng có thể so sánh tỷ số giữacác kỳ để phát hiện ra những tài khoản có thể bị sai lệch Thí dụ, số vòngquay của hàng tồn kho giảm đột ngột có thể phản ánh những sai lệch trong số
dư hàng tồn kho, hoặc hàng hóa bị ứ đọng hay mất phẩm chất Việc so sánhcũng có thể được tiến hành trên các đối tượng chi tiết của tài khoản, hoặc sựbiến động chi tiết gữa các kỳ trong tháng, quý, năm
Thứ hai: Phân tích dọc (phân tích tỷ suất): so sánh tính hợp lý về tình hình
tài chính của công ty với công ty trong cùng tập đoàn hay ngành Thôngthường, phân tích tỷ suất cũng phải xem xét tới xu hướng biến động của các
tỷ suất đó
Ngoài ra, KTV có thể nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài
chính trong kỳ, dựa trên mối quan hệ về bản chất giữa các số dư, các khoản
mục trên BCTC để đánh giá mức độ hợp lý giữa những số liệu KTV cũng cóthể ước tính số dư hay số phát sinh của tài khoản qua mối quan hệ giữa chúngvới các tài khoản khác Thí dụ, có thể ước tính doanh thu bằng cách nhân sốlượng hàng hóa bán ra (được kiểm tra qua khoản mục hàng tồn kho) với đơn
Trang 20giá của sản phẩm (lấy từ phòng kinh doanh, có phê duyệt của giám đốc) Mọi
sự khác biệt lớn cần được điều tra để xác định nguyên nhân
Bên cạnh đó là sự nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin tài chính và các
thông tin phi tài chính Các thông tin phi tài chính là những dữ liệu kinh tế, kỹ
thuật do các hệ thống hạch toán nghiệp vụ, thống kế… cung cấp Các thôngtin này và các thông tin tài chính có những quan hệ nhất định, từ đó giúp KTVphát hiện được những sai sót nhờ mối quan hệ hợp lý giữa chúng với nhau.Chẳng hạn, KTV có thể đối chiếu giữa chi phí tiền lương và số lượng côngnhân viên xem mức lương bình quân có hợp lý không, so sánh giữa số tồn khocủa vật tư với khả năng chứa đựng của kho hàng … Khi sử dụng các thông tinphi tài chính, KTV cũng cần kiểm tra độ chính xác của chúng
Qua kỹ thuật phân tích, KTV tìm ra những mối quan hệ mâu thuẫn vớithông tin khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến, từ đó xemxét khả năng xảy ra sai phạm KTV cần tiến hành điều tra xác minh bằng cáchphỏng vấn người quản lý đơn vị hoặc xác minh lại giải trình của đơn vị, cânnhắc và sử dụng các thủ tục kiểm toán khác để có được kết luận hợp lý
Phương pháp kỹ thuật này tương đối đơn giản, có hiệu quả vì tốn ít thờigian, chi phí thấp mà vẫn có thể cung cấp bằng chứng về sự đồng bộ, chuẩnxác và giá trị về mặt kế toán, giúp KTV đánh giá được tổng thể mà không savào các nghiệp vụ cụ thể Tuy nhiên, việc phân tích chỉ có ý nghĩa khi các chỉtiêu có mối liên hệ với nhau (nếu giữa chúng không có mối liên hệ với nhauthì việc phân tích là vô nghĩa Trong nhiều trường hợp, để có thể so sánh cầnphải loại trừ các thông tin gây nhiễu bằng các phương pháp thích hợp), đồngnhất về nội dung và phương pháp tính, đòi hỏi mức hiểu biết chung về ngànhkinh doanh của KTV… Với các khoản mục trọng yếu thì không thể chỉ đơnthuần áp dụng kỹ thuật phân tích mà còn phải kiểm tra chi tiết Đặc biệt, vớimức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cao (nhất là khi hệ thống kiểm soát
Trang 21nội bộ yếu kém), việc áp dụng đơn thuần thủ tục phân tích để đi đến kết luận
sẽ có rủi ro rất cao
1.1.2.7 Kiểm tra tài liệu
Kiểm tra chi tiết là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu các chứng từ sổsách liên quan có sẵn trong đơn vị được kiểm toán như hóa đơn, phiếu nhập-xuất kho … KTV có thể dựa vào một kết luận có trước, thu thập tài liệu đểkhẳng định kết luận đó hoặc có thể kiểm tra tài liệu của một nghiệp vụ từ khiphát sinh đến khi vào sổ để dẫn đến kết luận (kiểm tra từ chứng từ rồi đốichiếu với sổ sách hoặc kiểm tra từ sổ sách rồi đối chiếu với chứng từ) Haihướng kiểm tra trên sẽ cung cấp hai loại bằng chứng để thỏa mãn các mụctiêu khác nhau Việc kiểm tra từ chứng từ gốc (từ khi nghiệp vụ phát sinh)cho đến sổ sách sẽ cho thấy mọi nghiệp vụ phát sinh đều được ghi sổ (tínhđầy đủ) Ngược lại, việc kiểm tra các nghiệp vụ khởi đầu từ sổ sách quay vềchứng từ gốc sẽ cho biết rằng có phải mọi nghiệp vụ ghi trên sổ sách đều thực
sự xảy ra hay không (tính hiện hữu) Trong kỹ thuật này, bằng chứng thu thậpđược thường là bằng chứng tài liệu
Việc kiểm tra này thuận tiện do tài liệu có sẵn, chi phí thu thập bằngchứng không lớn nhưng nói chung, bằng chứng cung cấp có độ tin cậy caohay thấp là hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung, nguồn gốc của bằng chứng(mức độ độc lập của tài liệu với phòng kế toán, với đơn vị được kiểm toán) vàhiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với quy trình xử lý tài liệu đó Cần
đề phòng các trường hợp đơn vị cạo sửa, giả mạo chứng từ, tài liệu …Phương pháp này nên kết hợp với Kiểm kê và Lấy xác nhận
1.2 Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong các giai đoạn của cuộc kiểm toán BCTC
“Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cầnđược kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kiểm toán của kiểm toán chứng
Trang 22từ và kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụtương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực” Như vậy đểthực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến này, kiểm toán viên cần thuthập bằng chứng sử dụng phương pháp kiểm toán chứng từ (kiểm toán cânđối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu lô gích) và kiểm toán ngoài chứng từ (kiểm
kê, kiểm nghiệm, điều tra) Quá trình kiểm toán thực chất là quá trình thu thậpbằng chứng kiểm toán, thu thập bằng chứng về các bản khai tài chính
Đối tượng của kiểm toán là bản khai tài chính: bảng cân đối kế toán,báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kinh doanh Các đối tưọng kiểmtoán này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau do vậy quá trình kiểm toán là việchình thành các trắc nghiệm, sử dụng liên hoàn các phương pháp kiểm toán cơbản để đưa ra ý kiến Hai loại thử nghiệm được sử dụng trong kiểm toán báocáo tài chính là thử nghiệm cơ bản và thử nghiệm tuân thủ Thử nghiệm cơbản được thực hiện nhằm thẩm tra các thông tin được biểu hiện bằng tiềnphản ánh trên đối tượng kiểm toán Thử nghiệm cơ bản được coi là thửnghiệm then chốt trong mọi cuộc kiểm toán Thử nghiệm tuân thủ được dựatrên kết quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, thử nghiệm này chỉ được thựchiện khi hệ thống kiểm soát nội bộ tồn tại và được đánh giá là hoạt động cóhiệu quả Hai loại thử nghiệm này có quan hệ chặt chẽ với nhau, khi hệ thốngkiểm soát nội bộ được đánh giá hiệu quả, thử nghiệm tuân thủ được thực hiện
và sẽ giảm thiểu số lượng thử nghiệm cơ bản được thực hiện Ngược lại khi
hệ thống kiểm soát nội bộ không hiệu quả, thử nghiệm cơ bản sẽ được tăngcường để đảm bảo độ tin cậy vào kết luận kiểm toán
Việc áp dụng các phương pháp kiểm toán hình thành nên các trắcnghiệm trong kiểm toán Tuỳ yêu cầu và đối tượng cụ thể các phép kết hợpgiữa các phương pháp kiểm toán cơ bản cũng khác nhau cả về số lượng vàtrình tự kết hợp từ đó hình thành 3 loại trắc nghiệm: trắc nghiệm công việc,
Trang 23trắc nghiệm trực tiếp số dư, trắc nghiệm phân tích Trắc nghiệm công việchướng tới xác định tính đúng đắn trong tổ chức hệ thống kế toán: mức đạt yêucầu về thủ tục và độ tin cậy của các thông tin con số kế toán. Trắc nghiệm đạtyêu cầu còn được gọi là trắc nghiệm kiểm soát, dựa trên kỹ thuật phỏng vấn,quan sát, xác minh tài liệu đánh giá hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ.Trắc nghiệm độ tin cậy thường được sử dụng với kỹ thuật tính toán lại đểkiểm toán viên có thể khẳng định mức độ thoả mãn mục đích đảm bảo độ tincậy của thông tin của hệ thống kiểm soát nội bộ Trắc nghiệm trực tiếp số dư
là việc kết hợp đối chiếu lôgic, phân tích đối chiếu trực tiếp với kiểm kê vàkiểm tra thực tế để xác định độ tin cậy của các số dư cuối kỳ Trắc nghiệmphân tích xem xét mối quan hệ kinh tế và xu hướng biến động của các chỉ tiêukinh tế bằng việc sử dụng ba loại hình phân tích chủ yếu: đánh giá tính hợp
lý, phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất
Trang 24trực tiếp số dư
Trắc nghiệm
độ vững chãi
Trắc nghiệm phân tích
Trắc nghiệm
độ vững chãi
Trắc nghiệm
độ vững chãi
Trắc nghiệm đạt yêu cầu
Cuộc kiểm toán gồm 3 giai đoạn: lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán,kết thúc kiểm toán Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán được sử dụngtrong của ba giai đoạn của một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, cụ thể:
Trong giai đoạn đầu tiên lập kế hoạch kiểm toán, là giai đoạn kiểm toán
viên chuẩn bị điều kiện cơ bản cho cuộc kiểm toán Giai đoạn này ảnh hưởngtới chất lượng và hiệu quả của toàn bộ cuộc kiểm toán Bằng chứng thu thậptrong giai đoạn này cần có thông tin khái quát về đơn vị khách hàng để kiểmtoán viên lập kế hoạch kiểm toán Kiểm toán viên cần thu thập bằng chứng vềthông tin cơ sở của khách hàng kiểm toán; thông tin về các nghĩa vụ pháp lý
và bằng chứng thu được từ thủ tục phân tích từ đó đánh giá mức độ trọng yếu
và rủi ro Phương pháp kiểm toán được sử dụng trong giai đoạn này kết hợp
cả kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ Ví dụ để có được thông tin cơ sởcủa khách hàng, kiểm toán viên kiểm toán ngoài chứng từ, kỹ thuật phỏngvấn, kỹ thuật thu thập tài liệu, điều tra nhằm tìm hiểu ngành nghề kinh doanh,
kỹ thuật quan sát được sử dụng góp phần giúp kiểm toán viên trực tiếp cónhận định ban đầu, kỹ thuật kiểm tra tài liệu từ hồ sơ kiểm toán trước giúp
Bằng chứng đầy đủ, có hiệu lực với chi phí
kiểm toán thấp
Trang 25kiểm toán viên hiểu về bản chất của sự biến động Kỹ thuật thu thập tài liệu
sử dụng hiệu quả trong việc thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý củakhách hàng như: giấy phép thành lập, điều lệ công ty, báo cáo tài chính, biênbản họp hội đồng cổ đông… Thủ tục phân tích được sử dụng nhằm thu thậphiểu biết về nội dung báo cáo tài chính, những biến động quan trọng về kếtoán và hoạt động kinh doanh Thủ tục phân tích thường gồm hai loại cơ bản:phân tích ngang và phân tích dọc Trong giai đoạn lập kế hoạch, thiết kếchương trình kiểm toán đòi hỏi những phán xét nghề nghiệp của kiểm toánviên Các kỹ thuật thu thập tài liệu được sử dụng hết sức đa dạng ngay từ giai
đoạn này nhưng kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất là phỏng vấn trực tiếp với
KTV đã làm khách hàng này năm trước hoặc nhân viên, Ban Giám đốc củakhách hàng Ngoài ra, KTV có thể tự nghiên cứu qua sách báo, tạp chí, tàinguyên mạng… Tuy nhiên bằng chứng thu thập trong giai đoạn này chỉ mangtính tổng quát làm cơ sở để kiểm toán viên tiếp tục thực hiện trong giai đoạntiếp theo
Giai đoạn tiếp theo là thực hiện kế hoạch kiểm toán, đây là quá trình sử
dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán
cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán Đây là quá trình kiểm tra một cáchtích cực và chủ động kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra ý kiếnxác thực về mức độ trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính trên cơ sở bằngchứng kiểm toán đầy đủ và đáng tin cậy Việc thu thập bằng chứng trong giaiđoạn thực hiện kiểm toán gồm các bước sau:
Thứ nhất thực hiện thủ tục kiểm soát, nếu kiểm toán viên cho đưa rađánh giá ban đầu là hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị hoạt động hiệu quảthì kiểm toán viên sẽ tiến hành thu thập bằng chứng về việc thiết kế và hoạtđộng của hệ thống kiểm soát nội bộ Trắc nghiệm đạt yêu cầu sẽ được thựchiện với mục đích thu thập bằng chứng đảm bảo về sự tin cậy của hệ thống
Trang 26kiểm soát nội bộ Các kỹ thuật thu thập bằng chứng ở bước công việc nàygồm: quan sát, phỏng vấn, thực hiện lại, kiểm tra từ đầu đến cuối
Thứ hai là thực hiện thủ tục phân tích, kỹ thuật được sử dụng chủ yếu
là kỹ thuật phân tích: phân tích tỷ suất, phân tích xu hướng nhằm đưa ra cáinhìn khái quát vế từng khoản mục Kiểm toán viên chủ yếu thu thập bằngchứng từ thủ tục phân tích để thấy tính hợp lý, tìm nguyên nhân chênh lệch
Thứ ba là thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết Giai đoạn này đựa trênkết quả của trắc nghiệm công việc và thủ tục phân tích ở trên, kiểm toán viêntrực tiếp thu thập bằng chứng có liên quan tới một khoản mục cụ thể
Các kỹ thuật được sử dụng trong kiểm tra chi tiết khá linh hoạt, đadạng Tuỳ theo đặc điểm, mức trọng yếu, rủi ro của khoản mục mà kiểm toánviên lựa chọn kỹ thuật thu thập tài liệu thích hợp Kiểm toán viên thực hiệnthủ tục kiểm tra chi tiết sử dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng khác nhau
áp dụng cho từng khoản mục thích hợp như với khoản phải thu khách hàng,kiểm toán viên lựa chọn gửi thư xác nhận tới khách hàng; với hàng tồn kho,kiểm toán viên tiến hành kiểm kê Kỹ thuật xác minh tài liệu, kỹ thuật phỏngvấn cũng được sử dụng tương đối nhiều
Giai đoạn kết thúc kiểm toán là việc tổng hợp, phân tích kết quả có
được từ giai đoạn thực hiện kiểm toán để đưa ra đánh giá xác đáng về báo cáotài chính Kỹ thuật phân tích được sử dụng để kiểm toán viên có cái nhìnchính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp
Trước khi phát hành báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên còn cần phảithu thập thêm những bằng chứng về những vấn đề sau:
Khoản nợ ngoài ý muốn
Nợ ngoài ý muốn là khoản nợ tiềm tàng mà cần được ghi trong phần ghichú Để tìm các khoản nợ ngoài ý muốn, kiểm toán viên sử dụng các kỹ thuật
Trang 27sau: phỏng vấn ban giám đốc về khoản nợ ngoài ý muốn chưa được ghi sổ,kiểm tra tài liệu, gửi thư xác nhận và phân tích tính hợp lý của phí tổn.
Các sự kiện phát sinh sau niên độ
“Sự kiện phát sinh sau ngày kết toán là các sự kiện thuận lợi hoặc bất lợi;xảy ra giữa thời điểm kết toán và thời điểm công bố báo cáo tài chính” Kiểmtoán viên cần thu thập các bằng chứng về các sự kiện phát sinh sau niên độ đểđánh giá mức độ ảnh hưởng của nghiệp vụ, sự kiện này tới báo cáo tài chính.Kiểm toán viên thường sử dụng các kỹ thuật sau: phỏng vấn ban quản trị,kiểm tra tài liệu
Trang 28Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH
DELOITTE VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu về công ty TNHH Deloitte Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Deloitte
Tiền thân của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam ngày nay là Công tykiểm toán Việt Nam TNHH (VACO) Chính vì thế, lịch sử hình thành và pháttriển của Deloitte Việt Nam gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển củaVACO
Ngày 13/05/1991 đã đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử củakiểm toán độc lập nói riêng cũng như của ngành kiểm toán nói chung tại ViệtNam Đó chính là sự ra đời của Công ty kiểm toán VACO theo Quyết định số165/QĐ-BTC của Bộ Tài chính (tên giao dịch quốc tế của Công ty là VietnamAuditing Company) Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập công ty là9.077.000.000 VNĐ, có trụ sở chính tại số 8 Phạm Ngọc Thạch – Hà Nội.Các văn phòng, chi nhánh trực thuộc Công ty: Văn phòng Hà Nội, Văn phòngchi nhánh Hải Phòng, Văn phòng chi nhánh Miền Trung, Văn phòng chinhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng Thuế và Tư vấn (Hà Nội) Cácdịch vụ chuyên ngành mà VACO cung cấp bao gồm các dịch vụ về kiểmtoán, kế toán; tư vấn thuế; tư vấn và các giải pháp doanh nghiệp; đào tạo vàquản lý nguồn nhân lực Ngay từ khi mới ra đời, VACO là công ty kiểm toánđầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam cung cấp dịch vụ chuyên ngành cho nhiềukhách hàng lớn thuộc mọi thành phần kinh tế như doanh nghiệp liên doanh,doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp thuộc sở hữu nhànước và các dự án quốc tế
Trang 29Nhận biết được sự lớn mạnh của thị trường và do yêu cầu thực tiễn đòihỏi chất lượng ngày càng nâng cao của các dịch vụ cung cấp, VACO là công
ty kiểm toán đầu tiên hợp tác kinh doanh với các hãng kiểm toán lớn, có uytín trên thế giới VACO bắt đầu hợp tác với hãng Deloitte Touche Tohmatsu
từ năm 1992 và tháng 4 năm 1994 liên doanh VACO-DTT chính thức đượcthành lập Sự kiện đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành kiểm toán độclập ở Việt Nam đó là: từ ngày 01 tháng 10 năm 1997 theo Quyết định số697A/TC/QĐ/TCCB của Bộ Tài chính và Quyết định số 263/BKH-QLDAcủa Bộ Kế hoạch đầu tư, VACO, với sự đại diện của phòng dịch vụ quốc tế(ISD), đã chính thức được công nhận là thành viên của hãng kiểm toán quốc
tế Deloitte Touche Tohmatsu Hiện tại, VACO – ISD là đại diện hợp pháp củaDeloitte Touche Tohmatsu tại Việt Nam với sự hỗ trợ về mọi mặt từ các vănphòng của Deloitte Touche Tohmatsu trên toàn cầu Sự hợp tác giữa một công
ty kiểm toán hàng đầu ở Việt Nam với sự thông hiểu hệ thống pháp luật vàmôi trường kinh doanh của một hãng kiểm toán lớn với hơn 100 năm kinhnghiệm và uy tín đã tạo cho VACO một sức mạnh riêng có hơn hẳn các công
ty kiểm toán khác ở Việt Nam
Năm 2003 công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty TNHH mộtthành viên theo quyết định số 152/2003/QĐ-BTC ngày 19/09/2003 của Bộtrưởng Bộ Tài chính, 100% vốn chủ sở hữu là của Bộ Tài chính Do đó,VACO hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 1999 thay vì Luật Doanhnghiệp Nhà nước năm 2003 với tên mới là Công ty kiểm toán Việt Nam –TNHH nhưng tên giao dịch vẫn giữ nguyên như trước là VACO
Ngày 07/05/2007, Công ty hoàn thành quá trình chuyển đổi sở hữu từcông ty TNHH một thành viên trực thuộc Bộ Tài chính trở thành công tyTNHH hai thành viên trở lên theo đúng quy định của Nhà nước về kiểm toánđộc lập Theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0102030181 do Sở Kế
Trang 30hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 18/10/2007, Công ty đã chínhthức đổi tên từ “Công ty Kiểm toán Việt Nam TNHH” thành “Công ty TNHHDeloitte Việt Nam” (Deloitte Vietnam Company Limited) từ ngày01/11/2007, gọi tắt là Deloitte Việt Nam Deloitte Việt Nam chính thức trởthành thành viên đầy đủ của Deloitte Touche Tohmatsu, gia nhập vào gia đìnhDeloitte Đông Nam Á và trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức được thànhlập từ tháng 6 năm 2006 này Deloitte Việt Nam vẫn tiếp tục kế thừa, pháttriển trên nền tảng và thành quả mà VACO đã xây dựng trong 17 năm qua,đồng thời tiếp tục tăng thêm chuyên gia nước ngoài nhiều kinh nghiệm quốc
tế đến Việt Nam làm việc, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và tái cấu trúcquản lý Chiến lược phát triển của Công ty, tầm nhìn và mục tiêu hoạt động,các loại hình dịch vụ và chất lượng dịch vụ, kể cả tư duy lãnh đạo, quản lý,môi trường làm việc… sẽ đồng nhất với các chuẩn mực Deloitte quốc tế Cácđối tác và khách hàng của VACO sẽ tiếp tục được cung cấp các dịch vụ vớichất lượng cao nhất, hoàn hảo nhất với danh tiếng của một công ty quốc tế
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh
2.1.2.1 Các dịch vụ chính mà Công ty TNHH Deloitte Việt Nam cung cấp
Cũng giống như các công ty khác trong Big 4, Deloitte Việt Nam tập trungphát triển 4 loại hình dịch vụ chính là kiểm toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính
và tư vấn giải pháp:
- Kiểm toán
Kiểm toán độc lập
Kiểm toán BCTC theo luật định
Kiểm toán BCTC cho mục đích đặc biệt
Kiểm toán hoạt động
Kiểm toán tuân thủ
Trang 31Soát xét thông tin trên BCTC
Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước
Dịch vụ Kiểm soát rủi ro doanh nghiệp
Soát xét và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Kiểm toán nội bộ
Kiểm soát, đánh giá rủi ro hệ thống công nghệ thông tin
Các dịch vụ kiểm soát và tư vấn rủi ro khác
- Dịch vụ tư vấn và giải pháp doanh nghiệp
Tư vấn huy động vốn
Tư vấn doanh nghiệp
Soát xét toàn diện hoạt động doanh nghiệp
Tư vấn Tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp
Tư vấn mua bán, tách, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp
Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp
Tư vấn nghiên cứu thị trường
- Dịch vụ tư vấn thuế
Hỗ trợ nhà đầu tư tham gia thị trường
Hoạch định chiến lược thuế
Cơ cấu kinh doanh có hiệu quả cho mục đích tính thuế
Soát xét tính tuân thủ luật thuế của doanh nghiệp
Tính và lập tờ khai thuế
Tư vấn thuế cho chuyên gia nước ngoài
Tư vấn cơ cấu tối ưu hóa thuế đa quốc gia
Tư vấn thuế cho nghiệp vụ mua bán doanh nghiệp
Tư vấn hỗ trợ lập hồ sơ chuyển giá
- Dịch vụ Đào tạo và Quản lý nguồn nhân lực
Tổ chức đào tạo vào hội thảo
Quản lý nguồn nhân lực
Trang 322.1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Do đặc thù của nghề nghiệp, Công ty áp dụng năm tài chính từ 1/7 đến30/6 năm sau, vì vậy số liệu tài chính mới nhất chỉ được tính đến thời điểm30/6/2008
Năm 2008, trong khi toàn thế giới đang đối mặt với khủng hoảng tài chính
và nguy cơ suy thoái kinh tế, thì Deloitte Global vẫn có được bước tăngtrưởng doanh thu đáng kinh ngạc Đóng góp vào thành công chung của hãngtrên toàn cầu, Deloitte Việt Nam cũng có mức tăng trưởng tương đối tốt khitận dụng được lợi thế của một công ty kiểm toán hoạt động lâu năm trên thịtrường Việt Nam kết hợp với danh tiếng của Deloitte Touche Tohmatsu trênkhắp thế giới
Biểu 3
Kết quả hoạt động của Deloitte Việt Nam trong 3 năm gần đây
Đơn vị: VND
Nguồn: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng trung bình của doanh thu hàng năm đạt 20% - caonhất trong số các công ty kiểm toán ở Việt Nam Điều này có được là do công
ty có một bề dày lịch sử lâu nhất trong ngành kiểm toán Việt Nam và tiếp thuđược phương pháp kiểm toán hiện đại xếp vào loại khoa học và hiệu quả nhấttrên toàn thế giới
STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1 Doanh thu 82.074.809.345 98.762.685.216 118.515.222.325
2 Nộp Ngân sách 12.078.584.846 13.705.314.208 16.446.376.821
Trang 33Nguồn: Deloitte Việt Nam
Các khách hàng truyền thống của các công ty kiểm toán nói chung,Deloitte Việt Nam nói riêng, trước đây và cho tới hiện nay vẫn là khu vực cóvốn đầu tư nước ngoài Điều này có thể được giải thích là do các tổ chức nướcngoài thường bị yêu cầu về mức độ minh bạch tài chính khá cao bên cạnh thóiquen sử dụng các dịch vụ tài chính như tư vấn, định giá, soát xét để nâng caohiệu quả hoạt động Tuy nhiên, với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán,
số lượng các doanh nghiệp cổ phần muốn niêm yết trên thị trường ngày càngđông đảo Các doanh nghiệp muốn niêm yết phải công bố BCTC được kiểmtoán hàng năm nhằm chuẩn hóa và minh bạch các thông tin tài chính Vì vậy,trong những năm qua, đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp của ViệtNam cũng đã tăng lên đáng kể
Xuất thân từ VACO, một trong hai công ty kiểm toán đầu tiên do Bộ Tàichính thành lập để kiểm toán cho các doanh nghiệp nhà nước, Deloitte ViệtNam gần như chiếm lĩnh thị trường kiểm toán đối với đối tượng khách hàng
là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty do nhà nước nắm quyền kiểm soát Dễdàng nhận thấy những tên tuổi quen thuộc trong danh sách các khách hànglớn của Deloitte Việt Nam như: Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Dầu khí quốc
Trang 34gia Việt Nam, Tổng công ty hàng không Việt Nam, Tổng công ty xăng dầuPetrolimex vv…
Biểu 5.
Các khách hàng tiêu biểu của Deloitte Việt Nam
Nguồn: Thư chào hàng Kiểm toán năm 2008
Một mảng thị trường giàu tiềm năng mà VACO trước đây từng từ chốitham gia là kiểm toán đối với khách hàng là các tổ chức tài chính với nhậnđịnh rằng đây là đối tượng khách hàng ẩn chứa nhiều rủi ro tiềm tàng Tuynhiên, sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức tài chính trong những năm gầnđây cùng với sự thành công của các công ty còn lại trong Big 4 trong việc
Tổng công ty Hàng không
Việt Nam
Tập đoàn Điện lực Việt
Nam
Tập đoàn Dầu khí Quốc
gia Việt Nam
VietsovPetro
Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam
Tập đoàn Công nghiệp
Than – Khoáng sản Việt
Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
Tổng công ty Nước giải khát Việt Nam Tổng công ty Rượu-Bia- Nước giải khát Sài Gòn Tổng công ty Thép Việt Nam
Rượu-Bia-LG Electronics Việt Nam Alcatel Việt Nam Co., Ltd Công ty Ô tô Việt Nam - Daewoo Tập đoàn Hòa Phát
Dự án Giáo dục Trung học
Dự án Hỗ trợ Y tế Quốc gia
Proctor & Gamble Công ty Xi măng Chinfon Tập đoàn YueYuen Canon Việt Nam Pextax Việt Nam Louis Vuiton Việt Nam Intel Việt Nam
Ngân hàng Netaxis Banque Ngân hàng Indovina Công ty Tài chính Dầu khí
BP Pipeline Lafarge Việt Nam Nortel Việt Nam Tập đoàn Hòa Phát Tập đoàn Việt Á T&C Group
Các Khách hàng tiêu biểu của Deloitte Việt Nam
Trang 35kiểm toán các tổ chức tài chính đã khiến cho Ban giám đốc của Deloitte ViệtNam quyết định đầu tư phát triển thêm hoạt động cung cấp dịch vụ cho các tổchức tài chính Trên phạm vi toàn cầu, Deloitte Touche Tohmatsu mới là hãngkiểm toán thành công nhất trong lĩnh vực này với nhiều khách hàng tên tuổinhư Merrill Lynch, Morgan Stanley, BNP Paribas, Mitsubishi UFJ FinancialGroup, Worrld Bank vv
Deloitte Việt Nam có bốn nhóm ngành kinh doanh chính: kiểm toánBCTC, Tư vấn Thuế - Tài chính, kiểm toán XDCB Ngoài ra còn cung cấpcác dịch vụ khác như Đào tạo … Tuy nhiên, tỷ trọng doanh thu kiểm toáncàng ngày có xu thế giảm, và các dịch vụ tư vấn ngày càng tăng, đó là xu thếtất yếu của một công ty kiểm toán lớn, thể hiện qua chất lượng tư vấn ngàycàng cao
Cơ cấu doanh thu theo loại hình dịch vụ được thể hiện qua bảng sau:
Tư vấn Dịch vụ khác
Nguồn: Deloitte Việt Nam
Trong đó, dịch vụ kiểm toán chiếm vai trò quan trọng Deloitte Việt Namcung cấp những công cụ, nguồn lực và phương pháp kiểm toán hiệu quả chođội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của mình để thực hiện dịch vụ kiểm toánvới chất lượng cao nhất, tuân thủ các chuẩn mực khắt khe về tính độc lập,
Trang 36khách quan nghề nghiệp và các chuẩn mực về kỹ thuật nghiệp vụ DeloitteViệt Nam thường xuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán tới các Tổng công ty nhànước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công ty đa quốc gia hoạtđộng trong các lĩnh vực: sản xuất, khai thác dầu khí, viễn thông, ngân hàng,bảo hiểm, khách sạn, tin học và dịch vụ công cộng.
Dịch vụ tư vấn thuế và tài chính luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu đối vớimọi doanh nghiệp, đặc biệt trong một thị trường đang phát triển như ViệtNam, nơi các quy định và các chính sách thuế - tài chính đang liên tục đượchoàn thiện Nhóm tư vấn của Deloitte Việt Nam bao gồm các chuyên gia tưvấn trong nước am hiểu sâu sắc về chế độ thuế Việt Nam, có mối quan hệchặt chẽ với các cơ quan chức năng; và các chuyên gia tư vấn quốc tế giàukinh nghiệm có thể cung cấp tới khách hàng các giải pháp thuế tầm cỡ toàncầu
Dịch vụ đào tạo của công ty do những chuyên gia giàu kinh nghiệm tronglĩnh vực kế toán, kiểm toán, thuế và quản trị kinh doanh thực hiện
Hệ thống kiểm soát nội bộ tốt sẽ đem lại cho khách hàng sự đảm bảo chắcchắn về việc lập BCTC, tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành Nhằmtrợ giúp các doanh nghiệp vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả,Deloitte Việt Nam cũng tổ chức các khoá đào tạo về kỹ năng kiểm toán nội
bộ Các chương trình này được xây dựng trên các chuẩn mực kiểm toán đượcchấp nhận chung tại Việt Nam và các phương pháp thực hành kiểm toán quốctế
2.1.4 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.
Cơ cấu tổ chức của Deloitte Việt Nam
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN CHỦ TỊCH HĐTV
BAN KIỂM SOÁT
Trang 37Nguồn: Deloitte Việt Nam
Trách nhiệm và quyền hạn của từng phòng ban như sau:
2.1.4.1 Ban Giám đốc
Ban Giám đốc của công ty bao gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêmTổng Giám đốc công ty, 5 Phó Tổng Giám Đốc, Giám đốc phụ trách hoạtđộng và các Giám đốc chi nhánh
- Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty:
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty là người đứngđầu Deloitte Việt Nam, có toàn quyền quyết định, điều hành, tổ chức và chịutrách nhiệm về các chiến lược cũng như tất cả các vấn đề liên quan đến công
ty, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Hội đồng thành viên vềhoạt động của công ty
- Phó Tổng Giám Đốc công ty:
P Tư vấn tài chính
Bộ phận thuế:
P Thuế
Bộ phận tư vấn giải pháp doanh nghiệp
Chi nhánh
TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng
Bộ phận hỗ trợ:
P IT, P.Nhân sự, P.Tài chính - Kế toán,
P Hành chính, P.Văn thư…
Trang 38Phó Tổng Giám đốc là người giúp việc cho Tổng Giám đốc trong việcđiều hành công ty theo sự phân công và uỷ quyền của Tổng Giám đốc từngthời kỳ, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về những nhiệm vụ đã đượcphân công và uỷ quyền Mỗi Phó Tổng Giám đốc được phân công phụ trách
về một mảng dịch vụ nhất định và chịu trách nhiệm về việc duy trì và pháttriển kinh doanh của Công ty theo mảng dịch vụ được phân công phụ trách.Bên cạnh đó Phó Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm phát triểnkhách hàng đồng thời đảm bảo kế hoạch doanh thu và tăng trưởng kế hoạchdoanh thu do Tổng Giám đốc công ty giao theo từng năm và từng thời kỳ
- Giám đốc chi nhánh:
Giám đốc chi nhánh là người giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc
tổ chức, điều hành hoạt động của chi nhánh hay văn phòng đại diện phù hợpvới định hướng phát triển chung của công ty, trực tiếp quản lý về mặt hànhchính trong mọi hoạt động của chi nhánh
Giám đốc chi nhánh có trách nhiệm báo cáo trực tiếp với Tổng Giám đốcCông ty về các vấn đề có liên quan trong phạm vi được phân công phụ tráchtheo định kỳ hàng tháng hoặc theo yêu cầu của Ban lãnh đạo
- Giám đốc phụ trách hoạt động:
Giám đốc phụ trách hoạt động là người đảm nhiệm việc thúc đẩy các hoạtđộng của Công ty thông qua việc phát triển kinh doanh, quảng bá hình ảnh vàthương hiệu vv…
2.1.4.2 Phòng Nghiệp vụ
Các phòng nghiệp vụ của Deloitte Việt Nam bao gồm phòng kiểm toán 1,phòng kiểm toán 2, phòng kiểm toán 3 Đây là bộ phận có số lượng nhân viênđông đảo nhất và đem lại nguồn doanh thu chính cho ông ty Tại trụ sở chínhđặt tại Hà Nội, bộ phận kiểm toán được chia thành 3 phòng, mỗi phòngchuyên đảm nhiệm việc kiểm toán một nhóm khách hàng riêng biệt
Trang 39Ngoài ba phòng Kiểm toán tại trụ sở chính tại Hà Nội, Công ty còn đặtmột chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh do một Audit Leader điều hành vàmột văn phòng tại Hải Phòng chuyên đảm trách các cuộc kiểm toán cho cáckhách hàng trong khu vực đó Quy mô của văn phòng tại Hải Phòng chỉ tươngđương với một phòng nghiệp vụ tại trụ sở Công ty.
2.1.4.3 Phòng Tư vấn
Bao gồm ba bộ phận: bộ phận Tư vấn thuế, bộ phận Tư vấn tài chínhdoanh nghiệp và bộ phận Tư vấn giải pháp Đây là ba bộ phận còn lại nằmtrong nhóm các bộ phận cung cấp dịch vụ khách hàng của công ty So với bộphận Kiểm toán, cả ba bộ phận trên đều có số lượng nhân viên tương đối ít
Do khách hàng chưa có nhiều yêu cầu đối với các dịch vụ tài chính nên công
ty cũng chưa chú trọng phát triển và giới thiệu các bộ phận này
- Bộ phận Tư vấn tài chính và giải pháp: thực hiện tư vấn tài chính, giải pháp
quản lý, tư vấn kế toán và các dịch vụ hỗ trợ dự án
- Bộ phận Tư vấn thuế: hoạt động trên các lĩnh vực: hoạch định chiến lược
thuế, cơ cấu kinh doanh có hiệu quả cho mục đích thuế, soát xét tính tuân thủluật thuế của doanh nghiệp, lập kế hoạch, tính toán và kê khai thuế thu nhậpdoanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài làm việc tạiViệt Nam, thuế nhà thầu nước ngoài, tư vấn và trợ giúp doanh nghiệp khi gặpvướng mắc trong quá trình quyết toán với cơ quan thuế, tổ chức hội thảo vàđào tạo kiến thức về thuế
2.1.4.4 Phòng Đào tạo
Phòng Đào tạo có trách nhiệm trong việc xây dựng, thiết kế và tổ chứcthực hiện các chương trình đào tạo hàng năm phù hợp với yêu cầu phát triểncủa công ty, thị trường lao động và đã được Ban giám đốc phê duyệt Phòngcũng có trách nhiệm tham mưu cho Ban giám đốc trong việc cử các cấp bậc
Trang 40nhân viên theo học các khoá đào tạo bên ngoài Công ty phù hợp với yêu cầuphát triển của từng nhân viên và điều kiện công việc
Phòng Đào tạo chịu trách nhiệm quản lý các thông tin liên quan đến đàotạo, cung cấp các thông tin đào tạo trong phạm vi được uỷ quyền và báo cáotrực tiếp với Ban giám đốc định kỳ hoặc theo yêu cầu
2.1.4.5 Phòng Hành chính tổng hợp
Phòng Hành chính tổng hợp là bộ phận trợ giúp cho Giám đốc trong việcquản lý và chỉ đạo tổ chức, thực hiện toàn bộ công việc tổ chức, hành chính,văn thư, lưu trữ, phát hành báo cáo trong công ty, chi nhánh và văn phòng đạidiện Bên cạnh đó còn chịu trách nhiệm trong việc tổ chức, chỉ đạo và thựchiện công tác quản trị văn phòng, điều hành tổ xe, tổ bảo vệ, tổ vệ sinh tạp vụ
và bộ phận lễ tân của công ty Phòng Hành chính tổng hợp cũng là bộ phậnthiết lập hệ thống theo dõi và quản lý nhân viên, hồ sơ cán bộ của công ty,chịu trách nhiệm giám sát thực hiện quy chế nhân viên trong toàn công ty.Phòng Hành chính tổng hợp có trách nhiệm báo cáo trực tiếp với thànhviên của Ban Giám đốc phụ trách các vấn đề liên quan trong phạm vi đượcphân công phụ trách theo định kỳ hàng tháng hoặc theo yêu cầu của Ban lãnhđạo
2.1.4.6 Phòng Kế toán
Phòng Kế toán có trách nhiệm bảo đảm công việc tài chính – kế toán củacông ty, tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc xây dựng phương án kinhdoanh và quản lý tài chính phù hợp với mô hình hoạt động của công ty Vaitrò chủ yếu của phòng Kế toán là thu thập, xử lý, cũng như kiểm tra, kiểmsoát việc chấp hành chế độ, chính sách về quản lý tài chính, sử dụng tài sản,vật tư, tiền vốn, kể cả việc bảo toàn và phát triển vốn trong phạm vi công tycũng như việc thực hiện chế độ thanh toán, vay tín dụng và các hợp đồng kinhtế