1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)”.

127 866 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,97 MB

Nội dung

Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)”.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế mở của và hội nhập hiện nay, cùng với sự phát triển và lớnmạnh không ngừng về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia thì hoạt động kiểmtoán ngày càng phát triển và trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với mỗiloại hình doanh nghiệp Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, hoạt độngkiểm toán nói chung cũng như hoạt động kiểm toán độc lập nói riêng đangngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, nhằm đem đến mộtnền tài chính lành mạnh cho đất nước, góp phần nâng cao vị thế Việt Namtrên trường quốc tế.

Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán(AASC) với đội ngũ nhân viên dạn dày kinh nghiệm cùng sự cố gắng khôngngừng của Ban lãnh đạo đã và đang đóng góp một phần không nhỏ đối với sựphát triển của ngành nghề kế toán – kiểm toán nói riêng và sự phát triển củađất nước nói chung.

Góp phần mang lại thành công cho một cuộc kiểm toán là việc lựa chọnvà thu thập được những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có hiệu lực Bằngchứng kiểm toán là căn cứ để kiểm toán viên (KTV) đưa ra những kết luậncủa mình về Báo cáo tài chính (BCTC) đã được kiểm toán Do đó việc hoànthiện và không ngừng nâng cao các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toánnhằm góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán và giảm thiểu chi phí cuộckiểm toán là một vấn đề cấp thiết không thể thiếu đối với AASC cũng như bấtkỳ Công ty kiểm toán nào trong quá trình hoạt động.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, cùng với những kiếnthức thu được trong thời gian học tập tại trường và qua quá trình thực tập tạiCông ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC), Emhoàn thành khóa luận với đề tài: “Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứngkiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư

Trang 2

vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)”

Ngoài lời mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 phần:

Phần I: Lý luận chung về bằng chứng kiểm toán trong kiểm toánBCTC

Phần II: Thực trạng về việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằngchứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty AASC

Phần III: Nhận xét đánh giá và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cáckỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công tyAASC.

Do trình độ, kinh nghiệm và thời gian hạn chế nên khóa luận khó tránhkhỏi sai sót Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và cácanh chị trong Công ty để bài viết hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Th.S Đinh ThếHùng và sự chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong Công ty Kiểm

toán AASC nói chung, phòng đầu tư nước ngoài nói riêng, để em có thể hoànthành bài viết này.

Trang 3

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁNTRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1 Khái niệm và vai trò của bằng chứng kiểm toán trong kiểm toánBCTC

1.1.1 Khái niệm của bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200: “Báo cáo tài chính là hệthống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặcđược chấp nhận) phản ánh các thông tin kinh tế tài chính của đơn vị” (đoạn04).

Kiểm toán BCTC hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khaitài chính của các thực thể kinh tế do các KTV có trình độ, nghiệp vụ vàchuyên môn tương xứng đảm nhận dựa trên hệ thống pháp lý đang có hiệulực Kiểm toán BCTC thực chất là quá trình thu thập và đánh giá các bằngchứng kiểm toán về các BCTC của một tổ chức kinh tế cụ thể nhằm mục đíchxác nhận và báo cáo mức độ phù hợp của các Báo cáo này với các chuẩn mựcđã được thiết lập,

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 500 : “Bằng chứng kiểm toánlà tất cả các tài liệu, thông tin mà kiểm toán viên thu thập được liên quan đếncuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm toán viên hình thành nên ýkiến của mình Bằng chứng kiểm toán bao gồm các tài liệu, chứng từ, sổ kếtoán, báo cáo tài chính và các tài liệu, thông tin từ nhừng nguồn khác.” (đoạn05).

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế ISA 500: “Bằng chứng kiểm toánlà tất cả những thông tin được sử dụng bởi các kiểm toán viên trong việc đưara các kết luận kiểm toán dựa trên các ý kiến kiểm toán Bằng chứng kiểmtoán bao gồm các thông tin chứa đựng trong hồ sơ kế toán, trong các báo cáotài chính và các thông tin khác.

Trang 4

Tóm lại, bằng chứng kiểm toán là tất cả các thông tin nhân chứng vàvật chứng mà KTV thu thập làm cơ sở cho nhận xét của mình về BCTC đượckiểm toán.

1.1.2 Vai trò của bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC

Như trên đã nói, thực chất của hoạt động kiểm toán BCTC là thu thậpvà đánh giá các bằng chứng kiểm toán về các BCTC của các đơn vị đượckiểm toán nhằm đưa ra các kết luận chính xác nhất về BCTC của đơn vị đó.Do đó bằng chứng kiểm toán có một vai trò quan trọng, là cơ sở hình thànhcủa ý kiến kết luận kiểm toán.Sự thành công của toàn bộ quá trình kiểm toánlà việc đưa ra các kết luận kiểm toán chính xác, hợp lý về các BCTC đã đượckiểm toán Điều này đòi hỏi KTV phải thu thập được một cách đầy đủ và cóhiệu lực các bằng chứng kiểm toán cần thiết, đánh giá các bằng chứng đó làmcơ sở hình thành nên các kết luận của mình Một khi KTV không thu thậpđược đầy đủ và đánh giá đúng về các bằng chứng kiểm toán thích hợp thìKTV khó có thể đưa ra các kết luận chính xác về đối tượng kiểm toán Haynói cách khác, kết luận kiểm toán khó có thể xác thực với thực trạng của đốitượng kiểm toán nếu như các bằng chứng kiểm toán thu thập được quá ít hoặckhông phù hợp hoặc độ tin cậy không cao.

Bằng chứng kiểm toán là cơ sở để giám sát, đánh giá chất lượng hoạtđộng của KTV trong quá trình kiểm toán Việc giám sát đánh giá này có thểdo nhà quản lý kiểm toán tiến hành đối với các KTV thực hiện kiểm toánhoặc có thể do cơ quan tư pháp tiến hành đối với các chủ thể kiểm toán nóichung (trong trường hợp xảy ra kiện tụng giữa KTV và công ty kiểm toán).Căn cứ vào việc đánh giá tính hiệu lực và đầy đủ của các bằng chứng kiểmtoán mà KTV thu thập được, các nhà quản lý thực hiện soát xét các BCTCnhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động kiểm toán của KTV trong quá trìnhthực hiện.

Trang 5

Bằng chứng kiểm toán đầy đủ và hiệu lực còn tăng khả năng cạnh tranhcủa các Công ty kiêm toán trên thị trường Đối tượng của kiểm toán BCTC làcác BCTC – bao gồm các thông tin tài chính tổng hợp liên quan đến toàn bộhoạt động sản xuất kinh doanh trong một năm tài chính được kiểm toán Đốitượng kiểm toán rộng lớn như vậy, chi phí kiểm tra và đánh giá tất cả cácbằng chứng kiểm toán rất cao Với việc thu thập được các bằng chứng kiểmtoán một cách đầy đủ và hiệu lực điều này góp phần tiết kiệm thời gian và chiphí của các cuộc kiểm toán mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng cuôckiểm toán BCTC

Do vai trò đó mà Chuẩn mực Kiểm toán số 500 quy đinh: “ Kiểm toánviên và Công ty kiểm toán phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toánthích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiên của mình về báo cáo tài chính của đơn vịđược kiểm toán” (đoạn 02).

1.2 Tính chất của bằng chứng kiểm toán và các nhân tố ảnh hưởngtới thu thập bằng chứng kiểm toán

Nắm bắt được tầm quan trọng của bằng chứng kiểm toán trong mộtcuộc kiểm toán, vấn đề đặt ra cho các KTV là thu thập được những bằngchứng kiểm toán thuyết phục Tính thuyết phục của bằng chứng kiểm toánđược quyết định bởi tính hiệu lực và tính đầy đủ của nó.

Hiệu lực là khái niệm dùng để chỉ độ tin cậy hay chất lượng của bằng

chứng kiểm toán Những yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của bằng chứngkiểm toán bao gồm:

Thứ nhất là loại hình hay dạng của bằng chứng Bằng chứng vật chất

( ví dụ như “biên bản kiểm kê”, có được sau khi kiểm kê hay quan sát kiểmkê) và hiểu biết của kiểm toán viên về các lĩnh vực kiểm toán được xem là cóđộ tin cậy cao hơn bằng chứng bằng lời ( ví dụ như bằng chứng thu nhập quaphỏng vấn).

Trang 6

Thứ hai là hệ thống kiểm soát nội bộ Bằng chứng thu được trong hệ

thống kiểm soát nội bộ hoạt động tốt có độ tin cậy cao hơn so với bằng chứngkiểm toán th được trong điều kiện hệ thống này hoạt động kém hiệu quả Hệthống kiểm soát nội bộ được thiết kế nhằm ngăn chặn, phát triển các sai phạmtrong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong môi trườngkiểm soát nội bộ hoạt động tốt hơn, khả năng tồn tại sai phạm mà hệ thốngkiểm soát nội bộ không phát hiện được sẽ thấp hơn.

Thứ ba là nguồn gốc thu nhập bằng chứng kiểm toán Bằng chứng có

nguồn gốc càng độc lập với đối tượng được kiểm toán thì càng có hiệu lực Vídụ, bằng chứng thu được từ các từ các nguồn độc lập bên ngoài ( như bảngsao kê ngân hàng, giấy báo số dư khách hàng do khách hàng gửi đến, xácnhận của ngân hàng về số dư tiền gửi và các khoản công nợ, Hoá đơn muahàng… ) có độ tin cậy cao hơn bằng chứng kiểm toán có được nhờ kháchhàng cung cấp ( ví dụ như tài liệu kế toán, tài liệu thống kê ban đầu liên quanđến hoạt động được kiểm toán).

Thứ tư là sự kết hợp các bằng chứng kiểm toán Nếu nhiều thông tin

( bằng chứng) cùng xác minh cho một vấn đề thì sẽ có giá trị (độ tin cậy cao )hơn so với thông tin đơn lẻ Ví dụ, nếu số dư trên tài khoản tiền gửi ngânhàng khớp với số dư trên “ Giấy báo số dư khách hàng” do ngân hàng gửi đếncho đơn vị được kiểm toán thì số liệu này đáng tin hơn so với khi chỉ có thôngtin duy nhất là số dư trên tài khoản Tiền gửi ngân hàng Tương tự như vậy,nếu thư xác nhận của người bán về khoản tiền trong hoá đơn của đơn vị đượckiểm toaá thì hai thông tin trùng khớp này có độ tin cậy cao hơn một thông tinđơn lẻ trên hoá đơn.

Đầy đủ: là khái niệm chỉ số lượng hay quy mô cần thiết của bằng

chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến kết luận cho cuộc kiểm toán Đây là mộtvấn đề không có thước đo chung, mà đòi hỏi rất lớn ở sự xét đoán nghềnghiệp của kiểm toán viên Các chuẩn mực kiểm toán thường chấp nhận kiểm

Trang 7

toán viên thu thật bằng chứng kiểm toán ở tính mức độ “có tính thuyết phục”hơn là “có tính chất chắc chắn”.

Tính đấy đủ của bằng chứng kiểm toán đề cập đến số lượng và chủngloại bằng chứng kiểm toán cần thu thập Không có bất cứ một chuẩn mực nàoquy định một cách cụ thể bao nhiêu bằng chứng là đủ mà nó phụ thuộc vào sựphán quyết chủ quan của kiểm toán viên Sự phán quyết đó tuỳ thuộc vàotừng tình huống cụ thể và khi ấy kiểm toán viên phải cân nhắc những yếu tốcó ảnh hưởng tới tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán.

Những yếu tố có ảnh hưởng tới tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toánbao gồm:

Thứ nhất là tính hiệu lực của bằng chứng Bằng chứng có độ tin cậy

càng thấp thì càng cần thu thập nhiều Một ( một số ít) bằng chứng có độ tincậy thấp chưa đủ có thể nhận định một cách xác đáng về đối tượng kiểm toáncụ thể.

Thứ hai là tính trọng yếu Đối tượng cụ thể được kiểm toán càng trọng

yếu thì số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập càng nhiều để khi đókiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến xác đáng về đối tượng kiểm toán Kiểmtoán viên phải xác định mọi sai phạm có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tàichính Các sai phạm được xem là trọng yếu thường là sai phạm có giá trị lớn.Nếu sai sót xảy ra ở các đối tượng này có thể sẽ ảnh hưởng trọng yếu đến báocáo tài chính Ngược lại, ở các khoản mục có quy mô nhỏ nếu có sai phạm thìkhó ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.

Thứ ba là mức độ rủi ro Những đối tượng cụ thể ( khoản mục, bộ

phận, nghiệp vụ…) được đánh giá là khả năng rủi ro lớn thì lượng bằng chứngkiểm toán phải thu thập càng nhiều và ngược lại

Khoản mục có mức độ rủi ro cao khi hệ thống kiểm soát nội bộ hoạtđộng yếu thường là khoản mục tiền trên bảng cân đối kế toán Đó là do đặcđiểm gọn nhẹ, dễ biển thủ của tiền và số lượng tiền mặt phát sinh với mật độ

Trang 8

lớn, khó kiểm soát nên dễ tồn tại các sai phạm phát sinh Khi đó để phát hiệnđược đa số sai phạm, cần tăng cường kiểm toán chi tiết đối với khoản mục vàlượng bằng chứng thu được Trong điều kiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạtđộng hữu hiệu, khoản mục dễ có sai phạm là khoản mục hàng tồn kho Sở dĩnhư vậy vì việc kiểm kê thực tế hàng tồn kho rất tốn kém ( về thời gian, côngsức), nên ít được kiểm kê hơn so với tiền mặt và chứng từ có giá Để giảmthiểu rủi ro, kiểm toán viên cần tăng cường kiểm tra chi tiết và do đó tănglượng bằng chứng thu thập được.

1.3 Phân loại bằng chứng kiểm toán và bằng chứng kiểm toán đặcbiệt

1.3.1 Phân loại bằng chứng kiểm toán

a) Theo nguồn gốc thu thập bằng chứng

- Bằng chứng do KTV tự khai thác thông qua biên bản kiểm kê tiền tồnquỹ,biên bản kiểm kê hàng tồn kho, biên bản kiểm kê tài sản, quan sát quátrình thực hiện các quy định, điều lệ của công ty và tính toán lại số dư trên sổsách.

- Bằng chứng do doanh nghiệp cung cấp như các sổ sách, chứng từ, cáctài hợp đồng, quyết định…

- Bằng chứng do bên thứ ba độc lập cung câp như các xác nhận tiền gửicủa ngân hàng, xác nhận công nợ…

b) Theo dạng của bằng chứng kiểm toán

- Bằng chứng kiểm toán có dạng vật chất như các chứng từ, sổ sách thuthập được, các biên bản, hợp đồng…

- Bằng chứng kiểm toán bằng miệng thu thập được thông qua quá trìnhtiếp xúc trao đổi với kế toán, cán bộ phụ trách Bằng chứng kiểm toán bằngmiệng không có độ tin cậy cao bằng bằng chứng kiểm toán vật chất

Trang 9

1.3.2 Bằng chứng kiểm toán đặc biệt

Ngoài các bằng chứng kiểm toán thu được thông qua các kỹ thuật trên,trong một số trường hợp đặc biệt, KTV phải thu thập thêm các bằng chứngkiểm toán.

a) Bằng chứng kiểm toán đặc biệt là tư liệu của chuyên gia

Theo chuẩn mực 18, chuyên gia là các cá nhân hoặc các hãng có kỹnăng kiến thức và kinh nghiệm về các lĩnh vực chuyên môn nào đó ngoàingạch kế toán và kiểm toán” Bằng chứng này sử dụng trong giai đoạn lập kếhoạch kiểm toán Khi KTV thu thập thông tin cơ sở về đơn vị được kiểm toánthì cần phải dự kiến nhu cầu sử dụng chuyên gia nếu thấy cần thiết và đã xemxét, cân nhắc những yếu tố như: tính chất trọng yếu của khoản mục sẽ đượckiểm tra so với toàn bộ thông tin tài chính; nội dung và mức độ phức tạp củacác khoản mục kể cả những rủi ro và sai sót trong đó; các bằng chứng kiểmtoán khách có hiệu lực đối với các khoản mục này Việc dự kiến sử dụng ýkiến chuyên giathường một số lĩnh vực như: đánh giá tài sản (đất đai, nhàcửa, máy móc, thiết bị, các công trình nghệ thuật, đá quý); Xác định số lượnghoặc chất lượng hiện có của tài sản (trữ lượng quặng, khoáng sản, nhiên liệutrong lòng đất, thời gian hữu ích còn lại của tài sản máy móc); hoặc trongtrường hợp dùng các phương pháp đặc biệt để xác định tổng giá trị nhưphương pháp ước lượng của thống kê; xác định các phần việc sẽ hoàn thànhvà đã hoàn thành trong quá trình thực hiện hợp đồng kiểm toán để xác địnhdoanh thu; khi cần các ý kiến của luật sư về cách diễn giải các hợp đồng vàluật pháp.

Việc thu thập và sử dụng tư liệu của chuyên gia được tiến hành như:Đánh giá kỹ năng, trình độ nghiệp vụ của chuyên gia (thể hiện qua bằng cấpchuyên môn, giấy phép hành nghề, là thành viên của tổ chức huyên nganh,kinh nghiệp của chuyên gia); Đánh giá tính khách quan của chuyên gia; Xác

Trang 10

định công việc của chuyen gia (về mục đích, phạm vi công việc nội dungcông việc nguồn tư liệu của chuyên gia làm bằng chứng kiểm toán của KTVcó đầy đủ và thích hợp không); phạm vi đánh giá của các chuyên gia, xác địnhmối quan hệ giữa chuyên gia với khách hàng, yêu cầu giữ bí mật thông tin củakhách hàng, các phương pháp mà chuyên gia sử dụng.

Với ý kiến các chuyên gia, KTV chỉ nên thu thập khi thực sự cần thiểt,khi không có bằng chứng nào thay thế và chủ với những thủ tục kiểm toáncần thiết Tuy nhiên, dù KTV có sử dụng ý kiến chuyên gia làm bằng chứngkiểm toán vẫn đòi hỏi KTV là người chịu trách nhiệm sau cùng về ý kiếnnhận xét đối với báo cáo tài chính được kiểm toán.

b) Bằng chứng kiểm toán đặc biệt là giải trình của giám đốc

VSA 580 về “Giải trình của giám đôc” có quy định: “KTV phải thuthập được các giải trình của giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị đượckiểm toán” Bằng chứng này được sử dụng nhằm mục đích thừa nhận tráchnhiệm của ban giám đốc phải chịu trách nhiệm về sự tin cậy và tính hợp phápcủa các thông tinh trên báo cáo tài chính qua hệ thống kiểm soát nội bộ và hệthống kế toán KTV xác minh và đưa ra ý kiến của mình về sự tin cậy và hợplý của các thông tin trên báo cáo tài chính.

Nội dung giải trình thường có ba loại cam kết chính:

Loại I: Giải trình chung về trách nhiệm của ban giám đốc (tính độc lập,khách quan, trung thực) trong việc trình bày đúng đắn báo cáo tài chính.

Loại II: Giải trình từng mặt , yếu tố cấu thành sự trung thực và hợp lý,có 5 loại ; xác nhận về quyền và nghĩa vụ; xác nhận về định giá và phân bổ;xác nhận về phân loại và trình bày.

Loại III: Giải trình về mối quan hệ của ban giám đốc với KTV.

Hình thức giải trình bao gồm: Các giải trình bằng văn bản được thểhiện dưới hình thức: Bản giải trình của giám đốc; Thư của KTV liệt kê tất cảnhững hiểu biết của mình về các giải trình của giám đốc xác nhận là đúng;

Trang 11

Biên bản họp hội đồng quản trị hoặc báo cáo tài chính đã được giám đốc kýduyệt.

Các yếu tố cơ bản của giải trình bao gồm văn bản giải trình phải đượcgửi trực tiếp cho KTV với nội dung gồm các thông tin giải trình, ngày tháng,họ tên, chữ ký của người lập hoặc xác nhận vào bản giải trình của giám đốcđược ghi trên báo cáo kiểm toán, trong một số trường hợp đặc biệt, ban giảitrình lập trước hoặc sau ngày phát hành báo cáo kiểm toán; bản giải trìnhthường do giám đốc các đơn vị ký, trong một số trường hợp đặc biệt, KTVchấp nhận bản giải trình từ các thành viên khác trong đơn vị được giám đốcuỷ quyền.

Thu thập và sử dụng giải trình của giám đốc:

Đánh giá giải trình của giám đốc: KTV cần phải thu thập bằng chứngkiểm toán từ các thông tin ở trong đơn vị hay ngoài đơn vị để xác minh cácgiải trình của giám đốc có mâu thuẫn với bằng chứng kiểm toán khác, KTVphải tìm hiểu nguyên nhân và phải xem lại độ tin cậy của bằng chứng kiểmtoán và các giải trình của giám đốc; xác định mức độ hiểu biết các vấn đề đãđược giải trình của người lập giải trình.

Một số hạn chế của bằng chứng giải trình: Giải trình của giám đốckhông thể thay thế các bằng chứng kiểm toán mà KTV thu thập được; giảitrình của giám đốc có độ tin cậy không cao do bằng chứng loại này được cungcấp từ phía DN do đó nó phụ thuộc vào mức độ liêm khiết và trung thực củagiám đốc VSA 580, đoạn 17 quy định: “KTV phải đánh giá lại độ tin cậy củatất cả các giải trình khác của giám đốc trong quá trình kiểm toán và xem xétmức độ ảnh hưởng của nó đến báo cáo tài chính và phải đưa ra ý kiến chấpnhận từng phần hoặc từ chối.

Ngoài những nội dung trong chuẩn mực trên, KTV có thể yêu cầu giámđốc giải trình thêm một số nội dung khác phụ thuộc vào loại hình kinh doanh,DN, tính chất trọng yếu của từng khoản mục trên báo cáo tài chính…

Trang 12

c)Bằng chứng kiểm toán đặc biệt là tư liệu của KTV nội bộ

Bằng chứng này được sử dụng nhằm mục đích giúp cho KTV xác địnhlịch trình, nội dung, phạm vi của các thủ tục kểm toán.

Theo VSA 610 “Sử dụng tư liệu của KTV nội bộ” đoạn 12 quy định:Đánh giá ban đầu về hoạt động kiểm toán nội bộ căn cứ vào những tiêu thứcchủ yếu sau: vị trí của kiểm toán nội bộ trong cơ cấu tổ chức của đơn vị ảnhhưởng đến tính khách quan, độc lập của kiểm toán nội bộ; chức năng củaKTV nội bộ; năng lực chuyên mộn của KTC nội bộ, trính thận trọng nghềnghiệp của KTV nội bộ; hoạt dộng và hiệu quả của KTV nội bộ trong năm tàichính trước.

Thực hiện thu thập và sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ: Liên hệ vàphối hợp công việc với KTC nội bộ; đánh giá và kiểm tra lại tư liệu kiểm toánnội bộ: Các bằng chứng đã thu thập được là đầy đủ, thích hợp để làm căn cứvững chắc, hợp lý để rút ra các kết luận…

Với việc sử dụng tư liệu của KTV nội bộ, KTV phải kiểm soát đượcquá trình kiểm toán của KTC nội bộ và KTC chỉ sử dụng tư liệu của KTV nộibộ đối với những đơn vị có tổ chức kiểm toán nội bộ và tổ chức này hoạtđộng có hiệu quả, hiệu lực Khi sử dụng các tư liệu của KTV nội bộ, KTVnhận thấy KTV nội bộ đã phát hiện ra một số sai sót một khoản mục nào đóthì với tính hoài nghi và sự xét đoán của mình, KTV sẽ phải kiểm tra kỹ hơn,thực hiện nhiều thủ tục hơn để thu thập nhiều bằng chứng hơn về khoản mụcnày.

d)Bằng chứng kiểm toán đặc biệt là tư liệu của các KTV khác

Chuẩn mực kiếm toán Việt Nam số 600 “Sử dụng tư liệu của KTVkhác”, đoạn 17, quy định: “KTV khác phải phối hợp với KTV chính trongtrường hợp KTV chính sử dụng tư liệu kiểm toán của mình”.

Mục đích sử dụng của bằng chứng này là khi kiểm toán báo cáo tàichính một đơn vị trong đó có gộp cả thông tin tài chính của đơn vị cấp trên

Trang 13

với một hay nhiều đơn vị cấp dưới và đơn vị kinh tế khác thì KTV sử dụng tưliệu kiểm toán của KTV khác (là KTC chịu trách nhiệm kiểm toán báo cáo tàichính và ký báo cáo kiểm toán của cac đơn vị được gộp vào báo cáo tài chínhcủa đơn vị cấp trên) về các thông tin tài chính của các đơn vị đó.

Trường hgợp KTV kết luận báo cáo tài chính của đơn vị cấp dưới vàđơn vị kinh tế khác có ảnh hưởng không trọng yếu thì không cần thu thập loạibằng chứng này.

Quá trình thu thập và sử dụng tư liệu của KTV khác:

+ Thủ tục kiểm toán: Khi lập kế hoạch trong đó có dự kiến sẽ sử dụngtư liệu của KTV khác, KTV phải xem xét năng lực chuyên môn của KTVkhác dựa vào: tổ chức kiểm toán nơi KTV khác đăng ký hành nghề, nhữngcộng sự của KTV khác, khách hàng - những người có quan hệ công việc vớiKTV khác, trao đồi trực tiếp với KTV khác.

KTV cần thông báo cho KTV khác về: Yêu cầu về tính độc lập liênquan đến đơn vị cấp trên, đơn vị cấp dưới, đơn vị kinh tế khác và thu thập bảngiải trình về việc tuiân thủ các yêu cầu đó; việc sử dụng tư liệu và báo cáokiểm toán của KTV khác và sự phối hợp giữa hai bên ngay từ khi lập kếhoạch kiểm toán; những vấn đề đặc biệt quan tâm, những thủ tục xác định cácnghiệp vụ giao dịch nội bộ cần được nêu ra trong bản thuyết minh lịch trìnhkiểm toán; những yêu cầu về kế toán, kiểm toán, lập báo cáo và thu thập bảngiải trình về việc tuân thủ các yêu cầu trên.

+ Kết luận và lập báo cáo kiểm toán: Khi KTV kết luận và tư liệu củaKTV khác là không dùng được và KTV không thể tiến hành thêm các thủ tụckiểm toán bổ sung đối với báo cáo tài chính của đơn vị cấp dưới và đơn vịkinh tế khác được KTV khác kiểm toán, nếu xét thấy có ảnh hưởng trọng yếuđến báo cáo tài chính được kiểm toán thì KTV cần phải đưa ra ý kiến bị giớihạn phạm vi kiểm toán.

Trang 14

Trường hợp KTV khác đưa ra hoặc dựa kiến đưa ra báo cáo kiểm toánsửa đổi thì KTV cần phải xem xét lại bản chất và mức độ ảnh hưởng củanhững sửa đổi đó đối với báo cáo tài chính do KTV kiểm toán và từ đó có thểphải sửa đổi báo cáo của mình.

KTV cần lưu vào hồ sơ của mình các tài liệu liên quan đến báo cáo tàichính đã được KTV khác kiểm toán, các tài liệu về việc thực hiện thủ tụckiểm toán và các kết luận thu được từ các thủ tục kiểm toan, tên của KTCkhác và các kết luận dù không trọng yếu của KTV khác Tuy nhiên, KTC vẫnlà người phải chịu trách nhiệm cuối cùng về những rủi ro kiểm toán khi sửdụng tư liệu của KTV khác.

Thực tế, sự phối hợp này rất khó thực hiện và KTV chỉ xem xét báo cáokiểm toán của đơn vị kiểm toán khác phát hành vào năm trước, trong đó KTVquan tâm đến những phát hiện, ý kiến của KTV khác trong kết luận kiểm toánvà KTV phải thu thập thêm bằng chứng về những vấn đề có ảnh hưởng trọngyếu đến báo báo tài chính của đơn vị.

Hiện nay, có quy định của Nhà nuớc về kiểm soát chất lượng dịch vụkế toán kiểm toán và cơ quan đánh giá chất lượng của các công ty kiểm toánkhác nên việc sử dụng tư liệu của KTV khác còn gặp nhiều hạn chế.

e) Bằng chứng kiểm toán đặc biệt là bằng chứng về các bên liên quan

Theo ISA-24, ban giám đốc chịu trách nhiệm xác định và thuyết minhcác nghiệp vụ với các bên hữu quan (là những đối tượng có khả năng điềuhành, kiểm sát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đến đối tượng được kiểm toántrong quá trình đưa ra quyết định tài chính và ngược lại).

Mục đích của việc thu thập bằng chừng về các bên hữu quan để xácđịnh liệu ban giám đốc đã xác minh và thuyết minh một cách đầy đủ về cácbên hữu quan và nghiệp vụ với các bên hữu quan chưa Theo yêu cầu củachuẩn mực kế toán sự tồn tại của các bên hữu quan và nghiệp vụ giữa các bêncó thể ảnh hưởng tới BCTC.

Trang 15

Thu thập bằng chứng về sự tồn tại và về các nghiệp vụ với các bên hữuquan:

Theo VSA 550 – “Các bên liên quan” quy định KTV cần xem lại hồ sơkiểm toán năm trước , thẩm tra mối quan hệ của thành viên hội đồng quản trịvà ban giám đốc với các đơn vị khác, nghiên cứu các biên bản họp đại hộiđồng cổ đông và hội đồng quản trị…

Thu thập bằng chứng về sự tồn tại: KTV cần kiểm tra tính đầy đủ củanhững thông tin do ban giám đốc đơn vị cung cấp về việc xác định tên của cácbên hữu quan bằng các thủ tục như: soát lại giấy tờ làm việc năm trước đểkiểm tra tên của các bên hữu quan đã được biết, kiểm tra thủ tục xác định cácbên hữu quan của doanh nghiệp (DN), thẩm tra về mối liên quan giữa các uỷviên của ban giám đốc đối với các doanh nghiệp khác, kiểm tra bản ghi các cổphần để xác định tên của những cổ đồn chính thức hoặc nếu cần thì phải thuthập danh sách cổ đồng chính từ bản ghi các cổ phần, xem xét lại biên bảncuộc họp cổ đồng và họp ban quản trị và những fhi chép theo luật định liênquan như bản ghi phần tham vốn của các uỷ viên quản trị, hỏi các KTV kháchiện tham gia hoặc KTV tiền nhiệm những thông tin về các bên hữu quankhác mà họ biết, xem xét tờ khai thuế lợi tức của khách hàng và những thôngtin khác cung cấp bởi các cơ quan chủ quản.

+ Thu thập bằng chứng về các nghiệp vụ:

Trong giải trình của Giám đốc, trong báo cáo của đơn vị được kiểmtoán luôn đề cập đến các nghiệp vụ về các bên liên quan Khi thu thập bằngchứng về các bên liên quan, KTV phải điều tra, cân nhắc, thu thập các bằngchứng về nghiệp vụ, giải trình cảu ban giám đốc về các nghiệp vụ như muahàng, phải thu phải trả, kiểm tra các nghiệp vụ đầu tư với các bên liên quanqua các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán, đối chiếu danh sách cácsố dư của các bên liên quan để khẳng định số dư của các bên liên quan tại thờiđiểm cuối năm đã có trong danh sách, xác định các nội dung kinh tế hỗ trợ

Trang 16

cho việc ghi chép số dư các bên liên quan đồng thời đánh giá sự hợp lý của sựtrình bày và khai báo các số dư của các bên liên quan và có thể đề nghị gửithư xác nhận đối với các số dư trọng yếu của các bên liên quan.

Do sự hạn chế về bằng chứng nghiệp vụ với các bên hữu quan, KTVcần phải tiến hành các thủ tục: Xác nhận điều kiện và giá trị nghiệp vụ với cácbên hữu quan; kiểm tra các bằng chứng do các bên hữu quan nắm giữ; xácnhận hay thảo luận thông tin với những người có liên quan đến nghiệp vụ nhưngân hàng, luật sư, các nhà bảo lãnh và các nhà môi giới chứng khoán.

Bằng chứng kiểm toán đặc biệt là loại bằng chứng được thu thập và sửdụng phổ biến trên thế giới Để đạt được chiến lược kiểm toán phát triển lâudài cả về chiều sâu và chiều rộng thì cần đặc biệt coi trọng đến phương phápkiểm toán trong so việc thu thập bằng chứng kiểm toán đặc biệt cũng là mộtmục đích cơ bản của việc tăng cường hiệu quả và hoàn thiện phương phápkiểm toán

1.4 Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

Thực chất của giai đoạn thực hành kiểm toán là việc các kiểm toán viênưu tiên áp dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán để thu thấp các bằngchứng kiểm toán thích hợp và đầy đủ và tiến hành đánh giá chung Cácphương pháp kỹ thuật thường được vận dụng trong kiểm toán tìa chính baogồm: kiểm tra vật chất, quan sát, điều tra, lấy xác nhận, xác minh tài liệu, tínhtoán và phân tích.

a) Kiểm tra vật chất ( Kiểm kê)

Là quá trình kiểm kê tại chỗ hay tham gia kiểm kê các loại tài sản củadoanh nghiệp Kiểm tra vật chất do vậy thường được áp dụng đối với tài sảncó dạng vật chất cụ thể như hàng tồn kho, tài sản cố định hữu hình, tiền mặtvà các giấy tờ thanh toán có giá trị.

Trang 17

Ưu điểm của kỹ thuật kiểm kê là cung cấp bằng chứng có độ tin cậycao nhất vì kiểm kê là quá trình xác minh sự hiện hữu của tài sản, mang tínhkhách quan Hơn nữa cách thực hiện kỹ thuật này đơn giản, phù hợp với chứcnăng xác minh của kiểm toán.

Tuy nhiên, kỹ thuật kiểm kê bao giờ cũng có những hạn chế nhất định:Đối với một tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc thiết bị… kỹthuật kiểm kê chỉ cho biết sự hiện hữu của tài sản mà không cho biết quyến sởhữu của đơn vị đối với tài sản đó; hoặc tài sản có thể hiện hữu nhưng lại là tàisản thuê ngoài, hay đã đem thế chấp….

Đối với hàng hoá, nguyên vật liệu tồn kho, kiểm tra vật chất chỉ chobiết sự tồn tại thực tế về số lượng, còn chất lượng, tình trạng kỹ thuật, tính sởhữu, phương pháp đánh giá chúng thì chưa thể hiện.

Kiểm tra vật chất đối với vật tư do đó cần đi kèm với bằng chứng khácđể chứng minh quyền sở hữu và giá trị của tài sản đó.

b) Lấy xác nhận

Là quá trình thu thập thông tin do bên thứ ba độc lập cung cấp để xácminh tính chính xác của thông tin mà kiểm toán viên nghi vấn Các đối tượngmà kiểm toán viên thường gửi thư xác nhận được khái quát trong bảng số 3.1

Thư xác nhận( sau khi đã có chữ ký và dấu của công ty khách hàng) cóthể được kiểm toán viên trực tiếp đến bên thứ ba để xác nhập thông tin yêucầu và sau đó được gửi trở lại theo địa chỉ của kiểm toán viên Thông thường,đơn vị được kiểm toán có thể gửi thư nhờ xác nhận đến bên thứ ba theo yêucầu của kiểm toán viên, nhưng thư phúc đáp vẫn phải gửi trực tiếp cho kiểmtoán viên và kiểm toán viên phải kiểm soát được toàn bộ việc gửi và nhận thưxác nhận Quy trình nhằm đảm bảo tính độc lập của kỹ thuật xác nhận đối vớiđơn vị kiểm toán

Trang 18

Phương pháp này được áp dụng hầu như trong tất cả các cuộc kiểmtoán Ưu điểm của kỹ thuật xác định là bằng chứng thu được có độ tin cậy caonếu kiểm toán viên thực hiện đúng quy trình và đảm bảo các yêu cầu:

Thông tin cần phải được xác nhận theo yêu cầu của kiểm toán viên.Sự xác nhận phải được thực hiện bằng văn bản.

Sự độc lập của Bên thứ ba.

Kiểm toán viên phải kiểm soát được toàn bộ quá trình gửi và nhận thưxác nhận.

Tuy nhiên kỹ thuật này có hạn chế là chi phí khác lớn và do đó phạm viáp dụng tương đối giới hạn, nhất là khi đơn vị được kiểm toán có quy mô lớn,quan hệ rộng, đa quốc gia… Hơn nữa kiểm toán viên cũng cần quan tâm đếnkhả năng có thể có xác nhận mà đơn vị được kiểm toán và Bên thứ ba đã cósự dàn xếp.

Kỹ thuật gửi xác nhận có thể được thực hiện theo hai hình thức, hìnhthức gửi thư xác nhận có thể được thực hiện theo hai hình thức, hình thứcgửi thư xác nhận phủ định và thư xác nhận khẳng định Theo hình thức gửithư xác nhận phủ định, kiểm toán viên yêu cầu người xác nhận gửi thư phúcđáp(phản hồi) nếu có sự chênh lệch giữa thực tế với thông tin mà kiểm toánviên nhờ xác nhận Theo hình thức gửi thư xác nhận khẳng định, kiểm toánviên yêu cầu người xác nhận gửi thư phúc đáp (phản hồi) nếu có sự chênhlệch giữa thực tế với thông tin mà kiểm toán viên nhờ xác nhận Theo hìnhthức gửi thư phúc đáp cho tất cả các thư xác nhận cho dù có chênh lệch haykhông có chênh lệch giữa số liệu xác nhận và số liệu của bên thứ ba Hìnhthức thứ hia do đó đảm bảo tin cậy cao hơn cho kỹ thuật xác nhận, nhưng chiphí cũng cao hơn Vì thế, tuỳ mức độ hệ trọng của thông tin mà kiểm toánviên quan tâm, kiểm toán viên sẽ lựa chọn hình thức phù hợp.

c) Xác minh tài liệu

Trang 19

Là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu, các chứng từ sổ sách có liênquan sẵn có trong đơn vị được kiểm toán Phương pháp này được áp dụng đốivới các chứng từ, tài liệu như hoá đơn bán hàng , hoá đơn mua hàng, phiếunhập kho, phiếu xuất kho, sổ sách kế toán… Phương pháp này thường đượctiến hành theo hai cách:

Thứ nhất, từ một kết luận có trước , tức là kỉem toán viên thu thập tàiliệu làm cơ sở cho kết luận mà cần khẳng định Ví dụ: kiểm toán viên kiểmtra các tài liệu, hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu tài sản.

Thứ hai,kiểm tra các tài liệu của một nghiệp vụ từ khi phát sinh đếnkhi vào sổ sách Quá trình này có thể tiến hành theo hai hướng:

- Kiểm tra tài liệu từ chứng từ gốc lên sổ sách kế toán Hướng nàyđược thực hiện khi kiểm toán viên muốn khẳng định xem các nghiệpvụ kinh tế phát sinh đã được ghi sổ đầy đủ hay chưa( nhằm khẳngđịnh tính đầy đủ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh)

- Kiểm tra từ sổ sách kế toán xuống chứng từ gốc Hướng này đượcthực hiện khi kiểm toán viên muốn khẳng định xem các nghiệp vụkinh tế phát sinh được ghi sổ đầy đủ hay chưa( nhằm khẳng địnhtính có thật của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh).

Kỹ thuật kiểm tra tài liệu tương đối thuận tiện do tài liệu thường là cósẵn, chi phí thu thập bằng chứng cũng ít hơn các kỹ thuật khác Tuy nhiên,kiểm tra tài liệu cũng có những hạn chế nhất định Độ tin cậy của tai liệuminh chứng phụ thuộc vào nguồn gốc của bằng chứng(sự độc lập của tài liệuso với đơn vị được kiểm toán); các tài liệu cung cấp có thể đã bị sửa chữa, giảmạo làm mất tính khách quan nên cần có sự kiểm tra, xác minh bằng cácphương pháp kỹ thuật khác.

Khi sử dụng kỹ thuật này, kiểm toán viên cần phân biệt quá trình kiểmtra vật ch ất về tài sản như tiền mặt, trái phiếu có giá trị… với quá trình kiểmtra các chứng từ như chi phiếu và chứng từ hàng bán… Nếu tài liệu được

Trang 20

kiểm toán là một hoá đơn mua hàng, không có giá trị thanh toán như tiền, thìbằng chứng đó là một tài liệu chứng minh Đối với trái phiếu, khi chưa đượcký, có là một chứng từ, sau khi được ký, nó là một tài sản, sau khi thanh toán,nó là một chứng từ Kỹ thuật kiểm tra vật chất áp dụng đối với trái phiếu khinó là một tài sản, kỹ thuật kiểm tra vật chất áp dụng đối với trái phiếu khi nólà một tài sản, kỹ thuật kiểm tra tài liệu áp dụng khi chi phiếu là một chứngtừ.

d) Quan sát

là phương pháp được sử dụng để đánh giá một thực trạng hay hoạtđộng của đơn vị được kiểm toán Ví dụ, kiểm toán viên có thể đi thị sát đơn vịđược kiểm toán để có ấn tượng chung về máy móc thiết bị của đơn vị, quansát tính cũ mới cũng như sự vận hành của máy móc; hay quan sát các cá nhânthực hiện nhiệm vụ để đánh giá về thực tế hoạt động của đơn vị…

Kỹ thuật này rất hữu ích trong nhiều phần hành của cuộc kiểm toán,bằng chứng thu được đáng tin cây Tuy nhiên, bản thân bằng chứng thu đượctừ kỹ thuật quan sát chưa thể hiện tính đầy đủ nên cần đi kèm với kỹ thuậtkhác Kỹ thuật này chỉ cung cấp bằng chứng về phương pháp thực thi côngviệc ở thời điểm quan sát, không chắc chắn có được thực hiện ở các thời điểmkhác hay không.

e) Phỏng vấn

Là quá trình kiểm toán viên thu thập thông tin bằng văn bản hay bằnglời nói qua việc phỏng vấn những người hiểu biết về vấn đề mà kiểm toánviên quan tâm Ví dụ thẩm vấn khách hàng về các chính sách kiểm toán nộibộ hoặc hỏi nhân viên về sự hoạt động của các quy chế này.

Quá trình thu thập bằng chứng qua phỏng vấn thường bao gồm ba giaiđoạn:

Giai đoạn thứ nhất: lập kế hoạch phỏng vấn Kiểm toán viên phải xácđịnh được mục đích, đối tượng và nội dung cần phỏng vấn ( có cụ thể hoá ra

Trang 21

thành những trọng điểm cụ thể cần phỏng vấn, thời gian, địa điểm phỏngvấn…

Giai đoạn thứ hai: thực hiện phỏng vấn Kiểm toán viên giới thiệu lý docuộc phỏng vấn, trao đổi về những trọng điểm đã xác định Khi phỏng vấnkiểm toán viên có thể dùng hai loại câu hỏi là câu hỏi ‘đóng’ hoặc câu hỏi‘mở’.

Câu hỏi ‘mở’ giúp kiểm toán viên thu được câu trả lời chi tiết và đầy đủ, được sử dụng khi kiểm toán viên muốn thu thập thêm thông tin Loại câu hỏinày thường có các cụm từ ‘thế nào’ , ‘cái gì’, ‘tại sao’?.

Câu hỏi ‘đóng’ giới hạn câu trả lời của người được phỏng vấn; được sửdụng khi kiểm toán viên muốn xác nhận một vấn đề đã nghe hay đã biết Loạicâu hỏi này thường có các cụm từ ‘có hay không’, ‘tôi( không) biết rằng…’

Giai đoạn thứ ba: kết thúc phỏng vấn Kiểm toán viên cần đưa ra kếtluận trên thông tin có được Tuy nhiên kiểm toán viên cũng cần lưu tâm đếntính khách quan và sự hiểu biết của người được phỏng vấn để có kết luận xácđáng về bằng chứng thu được.

Ưu điểm của kỹ thuật này là giúp kiểm toán viên thu thập được cácbằng chứng chưa có nhằm thu thập thông tin phản hồi để củng cố luận cứ củakiểm toán viên Tuy nhiên nhược điểm của kỹ thuật này là độ tin cậy của bằngchứng không cao do đối tượng được phỏng vấn chủ yếu là người trong đơn vịđược kiểm toán nên thiếu tính khách quan; chất lượng của kiểm toán cũngphụ thuộc vào trình độ và hiểu biết của người được hỏi Do đó, bằng chứngthu được nên được dùng để củng cố các bằng chứng khác, hay để thu thập cácthông tin phản hồi.

f) Tính toán

Là quá trình kiểm toán viên kiểm tra chính xác về mặt số học trong tínhtoán và ghi sổ Ví dụ, đối với kiểm tra việc tính toán kiểm toán viên xem xéttính chính xác các hoá đơn, phiếu nhập, Xuất kho, chi phí khấu hao, giá

Trang 22

thành,các khoản dự phòng, thuế, số tổng cộng trên sổ chi tiết và sổ cái… đốivới kiểm tra tính chính xác của ghi sổ, kiểm toán viên đối chiếu các chứng từcó liên quan để xem cùng một thông tin được phản ánh trên chứng từ khácnhau , ở những nơi khác nhau.

Kỹ thuật này chỉ quan tâm đến tính chính xác thuần tuý về mặt số học,chưa chú ý đến tính phù hợp của phương pháp tính được sử dụng Do đó kỹthuật này thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp kỹ thuật khácnhư xác minh tài liệu, kiểm tra vật chất, phân tích… trong quá trình thu thậpbằng chứng kiểm toán.

Ưu điểm của kỹ thuật này là cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao,xétvề mặt số học Tuy nhiên, nhược điểm là các phép tính và phân bổ đôi khi kháphức tạp, tốn thời gian đặc biệt khi đơn vị được kiểm toán có qui mô lớn, loạihình kinh doanh đa dạng, luồng tiền ra vào rất lớn… trong trường hợp đó, đểthực hiện kỹ thuật này kiểm toán viên cần được trang bị máy tính cá nhânnhiều số, máy tính xách tay…

g) Phân tích

Là quá trình so sánh, đối chiếu, đánh giá các mối quan hệ để xác địnhtính hợp lý của các số dư trên tài khoản Các mối quan hệ bao gồm mối quanhệ giữa các thông tin tài chính với nhau và quan hệ giữa các thông tin tàichính và phi tài chính Do đó kỹ thuật phân tích gồm ba nội dung: dự đoán, sosánh, đánh giá.

Dự đoán là việc ước đoán vế số dư tài khoản, giá trị của các chi tiêu, tỷsuất hoạc xu hướng…

So sánh là việc đối chiếu số dự đoán trên với số liệu trên báo cáo.

Đánh giá là việc sử dụng các phương pháp chuyên môn và kỹ thuậtkhác ( phỏng vấn, quan sát) để phân tích và kết luận về các chênh lệch khi sosánh

Trang 23

Kỹ thuật phân tích được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán cóhiệu lực bao gồm ba loại: kiểm tra tính hợp lỹ, phân tích xu hướng và phântích tỷ suất.

Kiểm tra tính hợp lý: thường bao gồm những so sánh cơ bản như so

sánh giữa số liệu thực tế và số liệu kế hoạch, dự đoán… từ kết quả so sánh,tiến hành điều tra các chênh lệch lớn giữa thực tế và kế hoạch sẽ giúp kiểmtoán viên phát hiện những sai sót trong báo cáo tài chính hoặc các biến độnglớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị

So sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị và các chỉ tiêu bình quân củangành.

Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tàichính.

So sánh số liệu của khách hàng và số liệu ước tính của kiểm toán viên.

Phân tích xu hướng ( phân tích ngang): Là sự phân tích những thay

đổi theo thời gian của số dư tài khoản nghiệp vụ phân tích xu hướng thườngđược kiểm toán viên sử dụng qua so sánh thông tin tài chính kỳ trước hay sosánh thông tin tài chính giữa các tháng trong kỳ hoặc so sánh số dư ( số phátsinh) của các tài khoản cần xem xét giữa kỳ nhằm phát hiện những biến độngbất thường để qua đó kiểm toán tiến hành tập trung kiểm tra chi tiết.

Phân tích tỷ suất (phân tích dọc): Là cách thức so sánh các số dư tài

khoản hoặc các loại hình nghiệp vụ Phân tích tỷ suất cũng giúp so sánh tínhhợp lý về tình hình tài chính của một công ty nào đó với công ty khác trongcùng một tập đoàn hay với ngành đó Thông thường khi phân tích tỉ suất cũngphải xem xét xu hướng của tỷ suất đó.

Trang 24

1.5 Kiểm toán BCTC năm đầu tiên và kiểm toán BCTC thường niên.

1.5.1 Khái niệm chung về số dư đầu năm tài chính và kiểm toánBCTC năm đầu tiên.

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 510: “Năm đầu tiên là nămđược kiểm toán mà Báo cáo tài chính năm trước đó chưa được kiểm toán hoặcđược công ty kiểm toán khác kiểm toán”.

Trong quá trình kiểm toán các BCTC năm đầu tiên, vấn đế đặt ra đốivới các KTV không chỉ là kiểm tra tính chính xác của các số dư cuối năm tàichính mà còn phải kiểm tra lại số dư đầu năm tài chính Số dư đầu năm tàichính ảnh hưởng không nhỏ đến BCTC mà khách hàng cung cấp, số dư cuốinăm có chính xác một phần phụ thuộc sự chính xác của số dư đầu năm manglại, số dư đầu năm được lập trên cơ sở số dư cuối năm trước chuyển sang, nóchịu ảnh hưởng của các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế trong năm trước và chếđộ kế toán đã áp dụng trong các năm trước , là cơ sở để người sử dụng sosánh và đánh giá tình hình biến động trong một năm của doanh nghiệp Đốivới khách hàng kiểm toán năm đầu tiên,các KTV không có căn cứ để khắngđịnh tính đúng đắn của các con số này, do đó thu thập các bằng chứng thíchhợp để kiểm tra lại số dư đầu năm tài chính hết sực được trú trọng.

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 510: “Số dư đầu năm là sốdư trên tài khoản kế toán vào thời điểm đầu năm tài chính Số dư đầu nămđược lập dựa trên cơ sở số dư cuối năm tài chính trước”.(đoạn 4)

Trong quá trình kiểm toán các khách hàng năm đầu, để đưa ra các kếtluận chính xác về các vấn đề được phát hiện trong quá trình kiểm toán, cácKTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm bảo đảm:

Số dư đầu năm không có sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu tới báo cáotài chính năm nay;

Trang 25

Số dư cuối năm của năm tài chính trước được kết chuyển chính xác,hoặc được phân loại lại một cách phù hợp trong trường hợp cần thiết;

Chế độ kế toán đã được áp dụng nhất quán hoặc các thay đổi về chế độkế toán đã được điều chỉnh trong báo cáo tài chính và trình bày đầy đủ trongphần thuyết minh báo cáo tài chính.

1.5.2 Thu thập bằng chứng kiểm toán về số dư đầu năm tài chính

a) Đối với các BCTC năm trước được công ty kiểm toán khác kiểm toán KTV năm nay có thể thu thập bằng chứng kiểm toán về số dư đầu nămbằng cách xem xét hồ sơ kiểm toán của kiểm toán viên năm trước Trongtrường hợp này, kiểm toán viên năm nay cần lưu ý đến năng lực chuyên mônvà tính độc lập của KTV năm trước Nếu báo cáo kiểm toán của KTV nămtrước không chấp nhận toàn phần thì KTV năm nay phải lưu ý đến nhữngnguyên nhân không chấp nhận toàn phần của ý kiến kiểm toán năm trước.

b) Đối với các BCTC năm trước chưa được kiểm toán hoặc đã được kiểmtoán nhưng KTV năm nay không thoả mãn thì KTV phải thực hiện các thủ tụckiểm toán quy định sau:

Đối với số dư đầu năm về nợ ngắn hạn và tài sản lưu động, kiểm toánviên có thể thu thập được bằng chứng kiểm toán khi thực hiện thủ tục kiểmtoán năm nay Ví dụ: khi xem xét việc thanh toán các khoản phải thu, phải trảtrong năm nay, KTV sẽ thu thập được bằng chứng kiểm toán về số dư cáckhoản phải thu, phải trả đầu năm; đối với hàng tồn kho đầu năm, KTV phảithực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung bằng cách giám sát kiểm kê thực tếtrong năm hoặc cuối năm nay, đối chiếu số lượng, giá trị nhập, xuất từ đầunăm đến thời điểm kiểm kê thực tế và tính ra hàng tồn kho đầu năm; đối vớisố dư tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, phải trả cũng có thể thực hiệnthủ tục xác nhận số dư đầu năm của người thứ ba…Sự kết hợp các thủ tục

Trang 26

kiểm toán này sẽ cung cấp cho kiểm toán viên đầy đủ bằng chứng kiểm toánthích hợp.

Đối với tài sản cố định, các khoản đầu tư và nợ dài hạn, KTV phảikiểm tra các chứng từ chứng minh cho số dư đầu năm Trong một số trườnghợp nhất định, đối với các khoản đầu tư và nợ dài hạn, kiểm toán viên có thểlấy xác nhận về số dư đầu năm từ bên thứ ba hoặc thực hiện các thủ tục kiểmtoán bổ sung.

Kết luận và lập báo cáo kiểm toán

Sau khi tiến hành các thủ tục kiểm toán nêu trên, nếu KTV vẫn khôngthể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về số dư đầu năm, thìbáo cáo kiểm toán BCTC năm đầu tiên sẽ được lập theo một trong các loạisau: Báo cáo kiểm toán loại “ý kiến chấp nhận từng phần” (hoặc “ý kiếnngoại trừ”); Báo cáo kiểm toán loại “ý kiến từ chối” (hoặc “ý kiến không thểđưa ra ý kiến”)

Trường hợp số dư đầu năm có nhiều sai sót ảnh hưởng trọng yếu đếnbáo cáo tài chính năm nay thì KTV phải thông báo cho Giám đốc (hoặc ngườiđứng đầu) đơn vị và sau khi được sự đồng ý của Giám đốc, thông báo choKTV năm trước (nếu có).

Trường hợp số dư đầu năm có những sai sót ảnh hưởng trọng yếu đếnBCTC năm nay như nói trên, nhưng đơn vị được kiểm toán không xử lý vàkhông trình bày trong thuyết minh BCTC thì KTVđưa ra “ý kiến chấp nhậntừng phần” hoặc “ý kiến không chấp nhận”.

Trường hợp chế độ kế toán của năm nay thay đổi so với chế độ kế toánnăm trước và sự thay đổi đó đơn vị được kiểm toán không xử lý và khôngtrình bày đầy đủ trong thuyết minh BCTC thì KTV đưa ra “ý kiến chấp nhậntừng phần” hoặc “ý kiến không chấp nhận”.

Trường hợp báo cáo kiểm toán năm trước không đưa ra “ý kiến chấpnhận toàn phần”, thì KTV phải xem xét lý do dẫn đến ý kiến đó và ảnh hưởng

Trang 27

của nó đến báo cáo tài chính năm nay Ví dụ, do giới hạn phạm vi kiểm toánhoặc không có khả năng xác định số dư hàng tồn kho đầu năm nhưng điều đókhông ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính năm nay thì KTV có thểđưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần Nếu lý do không được chấp nhận toànphần trong báo cáo kiểm toán năm trước vẫn còn và ảnh hưởng trọng yếu đếnBCTC năm nay thì KTV phải đưa ra ý kiến phù hợp trong báo cáo kiểm toánnăm nay.

1.5.3 So sánh Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 510 (VSA) vàChuẩn mực Kiểm toán quốc tế số 510 (ISA)

VSA 510 hoàn toàn độc lập dựa trên cơ sở ISA 510 Mục đích củachuẩn mực này là quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thểthức áp dụng các nguyên tắc, thủ tục cở bản liên quan đến số dư đầu năm tàichính khi kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên Chuẩn mực này cũng yêucầu KTV nắm được những sự kiện không chắc chắn hay những cam kết hiệnhữu ở thời điểm đầu năm tài chính trong trường hợp kiểm toán BCTC nămđầu tiên Tuy nhiên ISA có hướng dẫn và giới thiệu thêm một số chuẩn mựccần tham khảo cùng với ISA 510 nhằm hỗ trợ cho KTV khi kiểm toán BCTCnăm đầu tiên.

 ISA 315 – Hiểu biết về doanh nghiệp, môi trường và đánh giá rủi ro cósai phạm trọng yếu.

 ISA 330 – Thủ tục kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro. ISA 500 – Bằng chứng kiểm toán.

 ISA 710 – Dữ liệu mang tính so sánh.

Trong VSA 510 đoạn 3 có nói rõ phạm vi áp dụng, đối tượng áp dụngchuẩn mực Ngoài việc áp dụng cho kiểm toán BCTC năm đầu tiên, VSA 510được vận dụng cho kiểm toán BCTC năm đầu tiên các thông tin tài chínhkhác.Về đối tượng áp dụng, VSA 510 ghi rõ KTV và các công ty kiểm toán

Trang 28

phải tuân thủ những quy định của chuẩn mực này trong quá trình kiểm toánBCTC năm đầu tiên Ngoài ra, đơn vị được kiểm toán và các bên sử dụng kếtquả kiểm toán phải có những hiểu biết cần thiết về các quy định trong chuẩnmực này để phối hợp công việc với công ty kiểm toán và KTV cũng như khixử lý các quan hệ liên quan đến BCTC năm đầu tiên được kiểm toán.

VSA 510 có định nghĩa thế nào là năm đầu tiên: “ Năm đầu tiên là nămđược kiểm toán mà BCTC năm trước chưa được kiểm toán hoặc được công tykiểm toán khác kiểm toán” Trong ISA có định nghĩa số dư đầu năm màkhông có định nghĩa về kiểm toán tài chính năm đầu tiên.

Nhìn chung, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 510 và Chuẩn mựckiểm toán quốc tế số 510 chỉ là hướng dẫn quy định chung nhất trong kiểmtoan BCTC năm đầu tiên Các thủ tục kiểm toán nhằm xác định tính chính xáccủa số dư đầu năm cũng như cuối năm sẽ căn cứ vào nhiều nhân tố khác: khảnăng phán xét nghề nghiệp và kinh nghiệm của KTV, loại hình đơn vị đượckiểm toán, đặc điểm kinh doanh của đơn vị được kiểm toán, năng lực nhânviên công ty được kiểm toán Vì vậy, tùy từng điều kiện cụ thể, các công tykiểm toán sẽ có những phương pháp, kỹ thuật riêng để thu thập đầy đủ cácbằng chứng phù hợp trong kiểm toán BCTC năm đầu tiên.

1.5.4 So sánh giữa kiểm toán BCTC năm đầu tiên và kiểm toánBCTC thường niên.

Điểm khác biệt đầu tiên giữa kiểm toán BCTC năm đầu và kiểm toánBCTC thường niên đó là BCTC năm trước Với BCTC năm đầu thì BCTCnăm trước chưa được kiểm toán hoặc được kiểm toán bởi một công ty khác,còn BCTC thường niên, năm kiểm toán hiện hành là năm tài chính tiếp theovà công ty chính là chủ thể thực hiện kiểm toán BCTC năm trước.

Vấn đề đặc biệt quan trọng nữa trong kiểm toán BCTC năm đầu tiên làsố dư đầu năm Tron quá trình kiểm toán BCTC năm đầu tiên, số dư đầu năm

Trang 29

chính là cơ sở để thực hiện kiểm toán số dư cuối năm KTV có trách nhiệmthu thập bằng chứng liên quan đến số dư đầu năm thông qua các thủ tục bổsung hoặc xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước và liện hệ với các KTV tiềnnhiệm Do đó, khi kiểm toán năm đầu tiên, KTV cần chú ý tới các chuẩn mựckiểm toán có liên quan đến việc thu thập bằng chứng đối với số dư đầu nămvà liên hệ với kiểm toán viên tiền nhiệm bao gồm các chuẩn mực sau: Chuẩnmực Kiểm toán Việt Nam số 510 – Kiểm toán năm đầu tiên, Số dư đầu nămtài chính; Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế số 510 – Số dư đầu năm; Chuẩn mựcKiểm toán Việt Nam số 310 – Hiểu biết về tình hình kinh doanh; Chuẩn mựcKiểm toán Việt Nam số 600 – Sử dụng tài liệu của KTV khác Trong khi đó,đối với kiểm toán thường niên, KTV sẽ không cần thực hiện kiểm toán số dưđầu năm do số dư cuối năm trước đã được KTV công ty kiểm toán.

Nhìn chung, kiểm toán BCTC cho những khách hàng thường niệnthuận lợi hơn kiểm toán cho những khách hàng năm đầu tiên.

Thứ nhất, KTV có thể dễ dàng thu thập thông tin về đơn vị được kiểmtoán như đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm bộ máy quản lý, hệ thốngkiểm soát nội bộ…trong hồ sơ kiểm toán chung Việc liên hệ với các KTVtiền nhiệm cũng dễ dàng hơn so với liên hệ với các KTV tiền nhiệm của côngty khác

Thứ hai, KTV trong kiểm toán BCTC thường niên sẽ nắm bắt được kỹhơn những vấn đề kiểm toán đã được phát hiện trong các năm kiểm toántrước, từ đó sẽ có kinh nghiệm hơn trong việc thu thập các bằng chứng kiểmtoán liên quan đến vấn đề đó Vì vậy quá trình đánh giá rủi ro và mức trọngyếu sẽ đơn giản hơn.

Thứ ba, KTV trong kiểm toán BCTC thường niên sẽ giảm được mộtkhối lượng lớn các công việc do không phải thực hiện các thủ tục kiểm toánsố dư đầu năm Do vây, tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Trang 30

Thứ tư, đơn vị được kiểm toán năm trước đã hiểu được công việc củaKTV, vì vậy việc phối hợp cũng như cung cấp tài liệu như chứng từ, sổ sách,các thông tin qua quá trình phỏng vấn giữa đơn vị được kiểm toán với cácKTV thuận lợi hơn.

Tóm lại, kiểm toán BCTC năm đầu tiên bao giờ cũng đòi hỏi KTV vàcông ty kiểm toán thực hiện khối lượng lớn các công việc và thủ tục kiểmtoán phức tạp hơn so với kiểm toán thường niện Hơn nữa kiểm toán năm đầucó vai trò hết sức quan trọng để xây dựng uy tín cho công ty kiểm toán đốivới các đơn vị được kiểm toán trong những năm tiếp theo yêu cầu chất lượngkiểm toán phải đặt lên hàng đầu Tùy từng khách hàng và điều kiện cụ thể màKTV và công ty kiểm toán sử dụng các phương pháp kỹ thuật phù hợp để cóthể thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán tin cậy làm cơ sở đưa ra kếtluận kiểm toán, giảm thiểu rủi ro kiểm toán và nâng cao chất lượng kiểm toán.

Trang 31

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của AASC

Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán có têngiao dịch tiếng Anh là Auditing and Accounting Financial ConsultancyService Company (gọi tắt là AASC) - thành viên của INPACT quốc tế - làmột trong hai tổ chức đầu tiên tại Việt Nam hoạt động độc lập trong lĩnh vựcdịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán, thành lập theo Quyết địnhsố164 TC/QĐ/TCCB ngày 13 tháng 5 năm 1991 của bộ Tài chính

Khi mới thành lập, Công ty có tên gọi là Công ty Dịch vụ Kế toán(Accounting Service Company – ASC) chức năng chính là cung cấp dịch vụkế toán Ngày 14 tháng 9 năm 1991 Công ty chính thức đi vào hoạt động Vàotháng 3 năm 1992, Công ty quyết định thành lập chi nhánh tại thành phố HồChí Minh nhằm mở rộng và tiếp cận tốt hơn với thị trường tiềm năng: tư vấnkế toán Đến tháng 4 năm 1993 Công ty tiếp tục mở rộng các chi nhánh tạiVũng Tàu và Đà Nẵng.

Bước vào quá trình hội nhập, trước nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụkiểm toán, ngày 14 tháng 9 năm 1993, theo Quyết định số 639-TC/QĐ/TCCBcủa Bộ trưởng Bộ tài chính, Công ty Dịch vụ Kế toán (ASC) đổi tên thànhCông ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) với tổng sốvốn gần 300 triệu đồng Cùng với đó, Công ty cung cấp thêm các dịch vụkiểm toán, dịch vụ tư vấn thuế, tài chính, dịch vụ đào tạo và công nghệ thông

Trang 32

tin bên cạnh lĩnh vực dịch vụ cung cấp ban đầu về kế toán.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, trong xu thế bìnhthường hóa và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, thị trường kiểm toán ngàycàng phát triển và đa dạng hóa về cả loại hình và dịch vụ, một số chi nhánhcủa Công ty đã tách ra thành lập công ty riêng.Tháng 3 năm 1995, chi nhánhCông ty tại thành phố Hồ Chí Minh tách ra thành lập Công ty Tư vấn Tàichính và Kiểm toán Sài Gòn (AFC) Cũng trong thời gian này, chi nhánhCông ty tại Đà Nẵng kết hợp với chi nhánh Đà Nẵng của Công ty Kiểm toánViệt Nam (VACO) thành lập Công ty Tư vấn và Kiểm toán (A&C).

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của mình, AASC tiếp tục cho mởrộng các chi nhánh và văn phòng đại diện ở một số tỉnh thành phố Ngày 14tháng 4 năm 1995, chi nhánh Thanh Hóa chính thức nhận giấy phép thành lậpvà đi vào hoạt động Ngày 2 tháng 2 năm 1996, văn phòng đại diện của Côngty tại Hải Phòng được thành lập Nhưng từ 31 tháng 12 năm 2004, chi nhánhtại Hải Phòng không còn hoạt động nữa.

Ngày 13 tháng 3 năm 1997, Công ty thành lập văn phòng đại diện tạiThành phố Hồ Chí Minh thay thế cho chi nhánh cũ đã tách ra Tháng 5 năm1998, Công ty nâng cấp văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh thànhmột chi nhánh chính thức của mình Cũng trong năm này, Công ty mở thêmchi nhánh ở Quảng Ninh.

Tháng 4 năm 2005, AASC trở thành hội viên hội kiểm toán hành nghểViêt Nam (VACPA).

Tháng 7 năm 2005, AASC chính thức gia nhập Tổ chức Kế toán vàKiểm toán INPACT Quốc tế (Inpact International).

Theo Quyết định số 718/QĐ - UBCK ngày 30/11/2006, AASC được Ủyban Chứng khoán Nhà nước chấp nhận là tổ chức kiểm toán độc lập tham giakiểm toán các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán Đây là điều kiệncó ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Công ty trong xu

Trang 33

hướng nền kinh tế nước ta đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là sự pháttriển nhanh chóng của thị trường chứng khoán Việt Nam.

AASC là một trong 6 công ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam (AASC,E&Y, KPMG, PwC, Delloite Việt Nam) được Ngân hàng thế giới (WB) chấpthuận kiểm toán các dự án lớn do tổ chức này tài trợ.

Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán(AASC) chuyển đổi từ DNNN Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán vàKiểm toán - Bộ Tài chính, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và thông lệ kếtoán, kiểm toán quốc tế kể từ ngày 2 tháng 7 năm 2007.

Tên giao dịch tiếng Việt: Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kếtoán và Kiểm toán

Tên giao dịch tiếng Anh: Auditing and Accounting FinancialConsultancy Service Company (AASC)

- Trụ sở chính:

Địa chỉ: Số 01 Lê Phụng Hiểu, Hà Nội.Địa chỉ email: aaschn@hn.vnn.vn- Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 63 Trần Khánh Dư, Quận 1, TP Hồ Chí MinhĐịa chỉ email: aaschcm@aasc.com.vn

- Văn phòng đại diện tại Quảng Ninh

Địa chỉ: Cột 2, đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP Hạ Long,Quảng Ninh

AASC có mối quan hệ độc lập và tin cậy với các Bộ, Ngành, Kiểm toánNhà nước, các cơ quan nghiên cứu và các trường đại học trong cả nước cũngnhư với các hãng kiểm toán quốc tế như E&Y, KPMG, PwC,… và hơn thếnữa AASC là thành viên của INPACT quốc tế Các mối quan hệ này giúp choAASC tiếp cận kiến thức và trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực kế toán kiểmtoán trong và ngoài nước Dựa trên cơ sở này, AASC hỗ trợ cho khách hàng

Trang 34

giải quyết tôt các vấn đề mà ít có tổ chức dịch vụ chuyên ngành nào có thểthực hiện được.

AASC và ban lãnh đạo AASC là công ty kiểm toán đầu tiên và duy nhấtcủa Việt Nam hai lần vinh dự được Chủ tich Nước Cộng hòa Xã hội chủnghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động Đây là vinh dự cũng làsự khích lệ lớn lao cho toàn thể Công ty tiếp tục phát huy năng lực làm việccủa mình.

1.2 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của AASC

Dịch vụ Kiểm toán: Kiểm toán BCTC; kiểm toán hoạt động của các

dự án; kiểm toán Báo cáo quyết toán các công trình xây dựng cơ bản; kiểmtoán xác định vốn thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp; kiểm toán tuân thủluật định;….

Dịch vụ kiểm toán của nhằm thu thập, đánh giá và cung cấp thông tinhữu ích phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng của khách hàng.

Dịch vụ kiểm toán của cho phép đề xuất và tư vấn cho khách hàngthông qua thư quản lý và lời tư vấn đi cùng với báo cáo kiểm toán Thư quảnlý của đề xuất những ý kiến chuyên môn để cải tiến hệ thống kiểm toán, hệthống KSNB cũng như các vấn đề rủi ro mà khách hàng phải đối phó màtrước đó chưa được đề cập và thông tin cho nhà quản lý.

Trang 35

Dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, thuế:

- Tư vấn soạn thảo phương án đầu tư, đang ký kinh doanh và thành lậpdoanh nghiệp mới.

- Tư vấn thuế và các quy định pháp luật, chính sách tài chính.

- Tư vấn thực hiện các quy định tài chính, huy động và sử dụng vốn,phân tích tài chính….

Xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hóa:

- Dịch vụ xác định giá trị tài sản doanh nghiệp để cổ phần hóa.- Tư vấn xác định và lập hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp.- Tư vấn công việc sau khi chuyển đổi doanh nghiệp

Công nghệ thông tin: Các tiến bộ trong lĩnh vực CNTT tạo ra nhiều cơ

hội mới cho việc nâng cao hiệu quả họat động kinh doanh của các doanhnghiệp, nắm bắt được nhu cầu đó, AASC đã xây dựng và cung cấp một sốphần mềm như phần mềm kế toán và một số phần mềm quản lý nhân sự,phần mềm quản lý TSCĐ, phần mềm quản lý công văn, quản lý doanh nghiệpcho các doanh nghiệp cũng như các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng: Tuyển dụng và đào tạo nhân viên là một

chiến lược hàng đầu của các doanh nghiệp; để đáp ứng được yêu cầu này,Công ty đã nghiên cứu và tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụchuyên môn về kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế, mở lớp tập huấn, phổ biếnnộ dung chủ trương, chính sách mới ban hành cho các cán bộ làm công tác tàichính, kế toán, kiểm toán… Hiện nay, AASC sử dụng một đội ngũ chuyêngia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy để xây dựng các chươngtrình đạo tạo và tiến hành huấn luyện một cách hiệu quả nhất Bên cạnh đó,Công ty còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng giúp khách hàng có thể tìmkiếm các ứng viên phù hợp.

Trang 36

1.3 Tình hình hoạt động của AASC

1.3.1 Mạng lưới khách hàng của AASC.

Trong 17 năm hoạt động trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, AASC luôntrú trọng vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, nhờ vậy, AASC luônduy trì đội ngũ khách hàng đông đảo và không ngừng tăng thêm qua các năm.Khách hàng của Công ty gồm nhiều loại hình doanh nghiệp hoạt động trongcác lĩnh vực khác nhau.

- Các Tổng công ty Nhà nước

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài- Các Công ty cổ phần, Công ty niêm yết- Các Tổ chức tín dụng

- Các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH

- Các dự án tài trợ bởi các tổ chức tín dụng quốc tế như: WB, ADB,…

1.3.2 Mục tiêu và phương châm hoạt động

AASC là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán vàkiểm toán với các mục tiêu cụ thể là:

- Cung cấp các dịch vụ chuyên ngành và các thông tin tin cậy;

- Giúp khách hàng ra các quyết định quản lý, tài chính và kinh tế mộtcách có hiệu quả;

- Hỗ trợ khách hàng giải quyết tốt và kịp thời các vấn đề kinh tế phátsinh mà ít có một tổ chức dịch vụ chuyên ngành nào có thể thực hiện được.

Phương châm hoạt động mà Công ty đem đến cho khách hàng là:

- Độc lập, trung thực, khách quan và bảo mật;

- Tuân thủ các quy định của Nhà nước Việt Nam, các Chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam do Nhà nước ban hành cũng như các Chuẩn mực kiểm toánquốc tế được chấp nhận chung;

- Đặt lợi ích hợp pháp của khách hàng lên hàng đầu.

Trang 37

1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của AASC giai đoạn 2005 – 2008.

Sau nhiều năm hoạt động, AASC ngày càng khẳng định được vị thế củamình trên thị trường cạnh tranh, chất lượng kiểm toán và uy tín của công tyngày càng được nâng cao Điều này được thể hiện qua kết quả hoạt động kinhdoanh của Công ty qua các năm.

Bảng1.1: Kết quả kinh doanh của AASC giai đoạn 2005 - 2008

Về chỉ tiêu doanh thu: Doanh thu của AASC tăng mạnh qua 3 năm, từnăm 2005 đến T6/2008 tăng 20.444 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng48,14%.

Về chỉ tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận sau thuế của AASC từ năm 2005 đếnnăm T6/2008 đều ở mức cao, tăng 412,02 triệu đồng, tăng 21,03% Điều nàychứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, tuy nhiên không cao.

Cùng với việc tăng lên của doanh thu và lợi nhuận, Công ty cũng gópphần không nhỏ vào việc đóng góp vào ngân sách nhà nước.Mỗi năm đónggóp cho ngân sách gần tỷ đồng.

1.4.1 Trình độ nhân viên

AASC là một trong hai công ty kiểm toán độc lập ra đời tại Việt Nam

Trang 38

vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước Với gần 20 năm hoạt động và pháttriển, AASC tự hào là một trong các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn tàichính, kế toán và kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam với đội ngũ nhân viênchuyên nghiệp được tuyển chọn và đào tạo một cách liên tục và hệ thống.

Trong quá trình hoạt động, Công ty cũng có chính sách hỗ trợ cho nhânviên có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật và bản lĩnh nghềnghiệp để có khả năng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cung cấp cho kháchhàng Công ty cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên công ty tiếp tụchọc tập, thi chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam Bên cạnh đó, Công ty có cácchương trình đào tạo phối hợp với nước ngoài ( Hàn Quốc, Singapore, Anh,Pháp…) tổ chức các chương trình cho Kiểm toán viên tu nghiệp, huấn luyệnnâng cao năng lực nghiệp vụ.

AASC cũng tự hào là công ty kinh doanh trong lĩnh vực kiểm toán có sốlượng nhân viên chuyên nghiệp cũng như số nhân viên có Chứng chỉ Kiểmtoán viên đông trong nước Đó là điều kiện nền tảng để Công ty có thể camkết với khách hàng cung cấp các dịch vụ đa dạng với chất lượng cao.

Hiện tại, Công ty đang có hơn 200 cán bộ công nhân viên, trong đó cóhơn 50 KTV cùng nhiều cán bộ có bằng thạc sĩ và đang theo hoc ACCA

Bảng1.2: Tình hình nhân sự của AASC giai đoạn 2001-2007

Năm2008Cán bộ, nhân viên

Trong đó:- KTV

- Thẩm định viên về giá

- Thạc sĩ, cán bộ đang học cao học vàACCA

21050519

Trang 39

Nhận xét: Cùng với sự hình thành và nhu cầu nhân sự lớn mạnh của cácCông ty chứng khoán, năm 2007 là năm biến động lớn về mặt nhân sự củaAASC khi hơn 150 cán bộ, nhân viên tách khỏi Công ty Tổng số nhân viênnăm 2007 là 140 người, chỉ bằng 46,67% so với năm 2006, trong đó KTV chỉcòn có 39 người, giảm hơn 3,926 lần.Năm 2008, nhờ chính sách tuyển dụngvà đào tạo nhân lực, số lượng cán bộ công nhân viên tăng lên cả về số lượngvà chất lượng, góp phần đem đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất.

1.4.2 Tổ chức bộ máy quản lý

Do đặc thù về ngành nghề cũng như địa bàn hoạt động rộng khắp cảnước, Công ty hiện áp dụng mô hình quản lý kiểu hỗn hợp, kết hợp giữa môhình quản lý theo kiểu chức năng với mô hình quản lý theo kiểu tham mưu.

Ban lãnh đạo của Công ty chịu trách nhiệm điều hành chung, quyết địnhcác hoạt động Công ty về đường lối, chính sách, tổ chức, kế hoạch, quản lýkinh tế phù hợp với định hướng và chiến lược của Công ty …Ban lãnh đạoCông ty bao gồm 1 Tổng giám đốc và 4 Phó Tổng giám đốc.

Tồng giám đốc: Ông Ngô Đức Đoàn là người đại diện theo pháp luật củaCông ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và các cơ quan hữuquan, là người chịu trách nhiệm cao nhất ký các quyết định, đồng thời phụtrách quản lý Phòng tổng hợp và Phòng kiểm toán xây dựng cơ bản.

Các Phó Tổng giám đốc: là người giúp việc cho Tổng giám đốc hoạchđịnh chiến lược, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, thực hiện họat động chỉ đạochuyên môn nghiệp vụ, hỗ trợ tư vấn cho Tổng giám đốc trong việc xây dựngbộ máy tổ chức, phương thức quản lý.

Công ty hiện có 6 phòng nghiệp vụ được phân chia theo mảng nghiệp vụchuyên trách gồm:

- Phòng Kiểm toán 1 - phòng tư vấn kiểm toán, cung cấp các dịch vụ tư

Trang 40

vấn thuế, tài chính, kế toán, kiểm toán…

- Phòng Kiểm toán 2 - phòng kiểm toán các ngành thương mại và dịchvụ, cung cấp các dịch vụ liên quan đến các ngành thương mại dịch vụ.

- Phòng Kiểm toán 3 - phòng kiểm toán các ngành sản xuất vật chất,cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC và dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệpsản xuất vật chất, các doanh nghiệp có nhu cầu xác định giá trị cổ phần hóa…

- Phòng Kiểm toán 5 - phòng kiểm toán các dự án, kiểm toán các dự ándo Chính phủ các nước và tổ chức phi chính phủ tài trợ.

- Phòng Kiểm toán XDCB: là phòng duy nhất thực hiện cung cấp dichvụ báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc các hạng mục côngtrình hoàn thành…

- Phòng dịch vụ đầu tư nước ngoài: thực hiện kiểm toán các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và kiểm toán các dự án.

Ngoài các phòng nghiệp vụ nói trên, Công ty còn có các phòng ban: Ban kiểm soát (có chức năng giúp Hội đồng thành viên rà soát chấtlượng Báo cáo kiểm toán và chất lượng hoạt động của các chi nhánh);

Phòng tổng hợp gồm 3 bộ phận chính: Bộ phận hành chính, Bộ phận kếtoán, Bộ phận công nghệ thông tin

Tổ chức bộ máy quản lý tại AASC có thể khái quát thành sơ đồ sau:

Ngày đăng: 14/11/2012, 14:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Nhận xét: Cùng với sự hình thành và nhu cầu nhân sự lớn mạnh của các Công ty chứng khoán, năm 2007 là năm biến động lớn về mặt nhân sự của  AASC khi hơn 150 cán bộ, nhân viên tách khỏi Công ty - Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)”.
h ận xét: Cùng với sự hình thành và nhu cầu nhân sự lớn mạnh của các Công ty chứng khoán, năm 2007 là năm biến động lớn về mặt nhân sự của AASC khi hơn 150 cán bộ, nhân viên tách khỏi Công ty (Trang 39)
- Lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán;Lập BCKT; - Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)”.
p bảng tổng hợp kết quả kiểm toán;Lập BCKT; (Trang 46)
Qua bảng phân tích biến động các chỉ tiêu trên BCKQKD cho thấy doanh thu năm 2008 so với năm 2007 tăng 71% - Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)”.
ua bảng phân tích biến động các chỉ tiêu trên BCKQKD cho thấy doanh thu năm 2008 so với năm 2007 tăng 71% (Trang 58)
Bảng2.2: Một số tỷ suất của Công ty ABC - Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)”.
Bảng 2.2 Một số tỷ suất của Công ty ABC (Trang 59)
Bảng2. 3: Bảng tính mức trọng yếu tại Công ty ABC - Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)”.
Bảng 2. 3: Bảng tính mức trọng yếu tại Công ty ABC (Trang 60)
Bảng 2.4: Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục - Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)”.
Bảng 2.4 Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục (Trang 61)
Bảng 2.4:  Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục - Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)”.
Bảng 2.4 Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục (Trang 61)
Bảng câu hỏi KTV sử dụng trong quá trình phỏng vấn kế toán trưởng để - Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)”.
Bảng c âu hỏi KTV sử dụng trong quá trình phỏng vấn kế toán trưởng để (Trang 67)
Bảng2.6 : Bảng phân tích biến động các chỉ tiêu trên BCKQHDKD của Công ty XYZ - Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)”.
Bảng 2.6 Bảng phân tích biến động các chỉ tiêu trên BCKQHDKD của Công ty XYZ (Trang 70)
Bảng 2.7: Một số tỷ suất của công ty XYZ - Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)”.
Bảng 2.7 Một số tỷ suất của công ty XYZ (Trang 71)
Bảng 2.7: Một số tỷ suất của công ty XYZ - Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)”.
Bảng 2.7 Một số tỷ suất của công ty XYZ (Trang 71)
Sau đó, KTVtiến hành thu thập tài liệu là các bảng biểu kế toán, tính và phân bổ doanh thu trong kỳ kế toán - Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)”.
au đó, KTVtiến hành thu thập tài liệu là các bảng biểu kế toán, tính và phân bổ doanh thu trong kỳ kế toán (Trang 87)
Thông qua bảng chi tiết phát sinh đối ứng tài khoản, KTVtiến hành kiểm tra 100% các khoản giảm trừ doanh thu như: chiết khấu thanh toán,  hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán,… vì KTV cho rằng sai phạm đối với  khoản mục này rất dễ xảy ra - Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)”.
h ông qua bảng chi tiết phát sinh đối ứng tài khoản, KTVtiến hành kiểm tra 100% các khoản giảm trừ doanh thu như: chiết khấu thanh toán, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán,… vì KTV cho rằng sai phạm đối với khoản mục này rất dễ xảy ra (Trang 88)
(5)Kế toán lập và trình BOD bảng theo dõi giá vốn bán hàng, doanh thu, lợi nhuận, và lợi nhuân gộp theo tháng, khách hàng và loại sản phẩm. - Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)”.
5 Kế toán lập và trình BOD bảng theo dõi giá vốn bán hàng, doanh thu, lợi nhuận, và lợi nhuân gộp theo tháng, khách hàng và loại sản phẩm (Trang 94)
Bảng2.9: Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB  đối với khoản mục doanh thu tại  Công ty ABC - Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)”.
Bảng 2.9 Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB đối với khoản mục doanh thu tại Công ty ABC (Trang 94)
Khoản mục trong bảng cân đối kế toán. - Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)”.
ho ản mục trong bảng cân đối kế toán (Trang 118)
3 Bảng cấn đối kế toán BCĐKT - Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)”.
3 Bảng cấn đối kế toán BCĐKT (Trang 130)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w