Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế mở của và hội nhập hiện nay, cùng với sự phát triển và lớn mạnhkhông ngừng về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia thì hoạt động kiểm toán ngày càngphát triển và trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi loại hình doanh nghiệp.Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, hoạt động kiểm toán nói chung cũng nhưhoạt động kiểm toán độc lập nói riêng đang ngày càng được nâng cao cả về sốlượng và chất lượng, nhằm đem đến một nền tài chính lành mạnh cho đất nước, gópphần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) vớiđội ngũ nhân viên dạn dày kinh nghiệm cùng sự cố gắng không ngừng của Ban lãnhđạo đã và đang đóng góp một phần không nhỏ đối với sự phát triển của ngành nghềkế toán – kiểm toán nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung.
Góp phần mang lại thành công cho một cuộc kiểm toán là việc lựa chọn vàthu thập được những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có hiệu lực Bằng chứngkiểm toán là căn cứ để KTV đưa ra những kết luận của mình về BCTC đã đượckiểm toán Do đó việc hoàn thiện và không ngừng nâng cao các kỹ thuật thu thậpbằng chứng kiểm toán nhằm góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán và giảm thiểuchi phí cuộc kiểm toán là một vấn đề cấp thiết không thể thiếu đối với AASC cũngnhư bất kỳ Công ty kiểm toán nào trong quá trình hoạt động.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, cùng với những kiến thứcthu được trong thời gian học tập tại trường và qua quá trình thực tập tại Công tyTNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC), Em hoàn thành
khóa luận với đề tài: “Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trongkiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kếtoán và Kiểm toán (AASC)”
Ngoài lời mở đầu và kết luận, Khóa luận gồm 3 phần:
Chương I: Lý luận chung về bằng chứng kiểm toán và kỹ thuật thu thậpbằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC
Chương II: Thực trạng về việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng
Trang 2kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty AASC
Chương III: Nhận xét đánh giá và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cáckỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công tyAASC.
Do trình độ, kinh nghiệm và thời gian hạn chế nên khóa luận khó tránh khỏisai sót Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các anh chịtrong Công ty để bài viết hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Th.S Đinh Thế Hùng và
sự chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong Công ty Kiểm toán AASC nóichung, phòng đầu tư nước ngoài nói riêng, để em có thể hoàn thành bài viết này.
Trang 3CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN VÀ KỸ THUẬT THUTHU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
1.1 Khái quát chung về bằng chứng kiểm toán
1.1.1 Khái niệm và vai trò của bằng chứng kiểm toán trong kiểm toánBCTC
1.1.1.1 Khái niệm về bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200: “Báo cáo tài chính là hệ thốngbáo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấpnhận) phản ánh các thông tin kinh tế tài chính của đơn vị.” [1,200/04]
Kiểm toán BCTC hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tàichính của các thực thể kinh tế do các KTV có trình độ, nghiệp vụ và chuyên môntương xứng đảm nhận dựa trên hệ thống pháp lý đang có hiệu lực Kiểm toán BCTCthực chất là quá trình thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán về các BCTCcủa một tổ chức kinh tế cụ thể nhằm mục đích xác nhận và báo cáo mức độ phù hợpcủa các Báo cáo này với các chuẩn mực đã được thiết lập,
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 500 : “Bằng chứng kiểm toán làtất cả các tài liệu, thông tin mà KTV thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán vàdựa trên các thông tin này KTV hình thành nên ý kiến của mình Bằng chứng kiểmtoán bao gồm các tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, BCTC và các tài liệu, thông tin từnhừng nguồn khác.” [1,500/05]
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế số 500: “Bằng chứng kiểm toán là tấtcả những thông tin được sử dụng bởi các KTV trong việc đưa ra các kết luận kiểmtoán dựa trên các ý kiến kiểm toán Bằng chứng kiểm toán bao gồm các thông tinchứa đựng trong hồ sơ kế toán, trong các BCTC và các thông tin khác.” [8,500/03]
Tóm lại, bằng chứng kiểm toán là tất cả các thông tin nhân chứng và vậtchứng mà KTV thu thập làm cơ sở cho nhận xét của mình về BCTC được kiểmtoán.
Trang 41.1.1.2 Vai trò của bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC
Như trên đã nói, thực chất của hoạt động kiểm toán BCTC là thu thập vàđánh giá các bằng chứng kiểm toán về các BCTC của các đơn vị được kiểm toánnhằm đưa ra các kết luận chính xác nhất về BCTC của đơn vị đó Do đó bằng chứngkiểm toán có một vai trò quan trọng, là cơ sở hình thành của ý kiến kết luận kiểmtoán Sự thành công của toàn bộ quá trình kiểm toán là việc đưa ra các kết luậnkiểm toán chính xác, hợp lý về các BCTC đã được kiểm toán Điều này đòi hỏiKTV phải thu thập được một cách đầy đủ và có hiệu lực các bằng chứng kiểm toáncần thiết, đánh giá các bằng chứng đó làm cơ sở hình thành nên các kết luận củamình Một khi KTV không thu thập được đầy đủ và đánh giá đúng về các bằngchứng kiểm toán thích hợp thì KTV khó có thể đưa ra các kết luận chính xác về đốitượng kiểm toán Hay nói cách khác, kết luận kiểm toán khó có thể xác thực vớithực trạng của đối tượng kiểm toán nếu như các bằng chứng kiểm toán thu thậpđược quá ít hoặc không phù hợp hoặc độ tin cậy không cao.
Bằng chứng kiểm toán là cơ sở để giám sát, đánh giá chất lượng hoạt độngcủa KTV trong quá trình kiểm toán Việc giám sát đánh giá này có thể do nhà quảnlý kiểm toán tiến hành đối với các KTV thực hiện kiểm toán hoặc có thể do cơ quantư pháp tiến hành đối với các chủ thể kiểm toán nói chung (trong trường hợp xảy rakiện tụng giữa KTV và công ty kiểm toán) Căn cứ vào việc đánh giá tính hiệu lựcvà đầy đủ của các bằng chứng kiểm toán mà KTV thu thập được, các nhà quản lýthực hiện soát xét các BCTC nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động kiểm toán củaKTV trong quá trình thực hiện.
Bằng chứng kiểm toán đầy đủ và hiệu lực còn tăng khả năng cạnh tranh củacác Công ty kiểm toán trên thị trường Đối tượng của kiểm toán BCTC là các BCTC– bao gồm các thông tin tài chính tổng hợp liên quan đến toàn bộ hoạt động sản xuấtkinh doanh trong một năm tài chính được kiểm toán Đối tượng kiểm toán rộng lớnnhư vậy, chi phí kiểm tra và đánh giá tất cả các bằng chứng kiểm toán rất cao Vớiviệc thu thập được các bằng chứng kiểm toán một cách đầy đủ và hiệu lực điều nàygóp phần tiết kiệm thời gian và chi phí của các cuộc kiểm toán mà không làm ảnhhưởng đến chất lượng cuôc kiểm toán BCTC
Trang 5Do vai trò đó mà Chuẩn mực Kiểm toán số 500 quy định: “ Kiểm toán viênvà Công ty kiểm toán phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp đểlàm cơ sở đưa ra ý kiên của mình về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán ”
Hiệu lực là khái niệm dùng để chỉ độ tin cậy hay chất lượng của bằng chứng
kiểm toán Những yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toánbao gồm:
Thứ nhất là loại hình hay dạng của bằng chứng Bằng chứng vật chất ( ví dụ
như “biên bản kiểm kê”, có được sau khi kiểm kê hay quan sát kiểm kê) và hiểu biếtcủa KTV về các lĩnh vực kiểm toán được xem là có độ tin cậy cao hơn bằng chứngbằng lời ( ví dụ như bằng chứng thu nhập qua phỏng vấn).
Thứ hai là hệ thống KSNB Bằng chứng thu được trong hệ thống KSNB hoạt
động tốt có độ tin cậy cao hơn so với bằng chứng kiểm toán thu được trong điềukiện hệ thống này hoạt động kém hiệu quả Hệ thống KSNB được thiết kế nhằmngăn chặn, phát triển các sai phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Trong môi trường KSNB hoạt động tốt hơn, khả năng tồn tại sai phạm màhệ thống KSNB không phát hiện được sẽ thấp hơn.
Thứ ba là nguồn gốc thu nhập bằng chứng kiểm toán Bằng chứng có nguồn
gốc càng độc lập với đối tượng được kiểm toán thì càng có hiệu lực Ví dụ, bằngchứng thu được từ các từ các nguồn độc lập bên ngoài ( như bảng sao kê ngân hàng,giấy báo số dư khách hàng do khách hàng gửi đến, xác nhận của ngân hàng về số dưtiền gửi và các khoản công nợ…) có độ tin cậy cao hơn bằng chứng kiểm toán có
Trang 6được nhờ khách hàng cung cấp ( như tài liệu kế toán, tài liệu thống kê ban đầu liênquan đến hoạt động được kiểm toán).
Thứ tư là sự kết hợp các bằng chứng kiểm toán Nếu nhiều thông tin (bằng
chứng) cùng xác minh cho một vấn đề thì sẽ có giá trị (độ tin cậy cao) hơn so vớithông tin đơn lẻ Ví dụ, nếu số dư trên tài khoản tiền gửi ngân hàng khớp với số dưtrên “ Giấy báo số dư khách hàng” do ngân hàng gửi đến cho đơn vị được kiểm toánthì số liệu này đáng tin hơn so với khi chỉ có thông tin duy nhất là số dư trên tàikhoản Tiền gửi ngân hàng
Đầy đủ: là khái niệm chỉ số lượng hay quy mô cần thiết của bằng chứng
kiểm toán để đưa ra ý kiến kết luận cho cuộc kiểm toán Đây là một vấn đề khôngcó thước đo chung, mà đòi hỏi rất lớn ở sự xét đoán nghề nghiệp của KTV Cácchuẩn mực kiểm toán thường chấp nhận KTV thu thập bằng chứng kiểm toán ở tínhmức độ “có tính thuyết phục” hơn là “có tính chất chắc chắn”.
Những yếu tố có ảnh hưởng tới tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán baogồm:
Thứ nhất là tính hiệu lực của bằng chứng Bằng chứng có độ tin cậy càng
thấp thì càng cần thu thập nhiều Một (một số ít) bằng chứng có độ tin cậy thấpchưa đủ có thể nhận định một cách xác đáng về đối tượng kiểm toán cụ thể.
Thứ hai là tính trọng yếu Đối tượng cụ thể được kiểm toán càng trọng yếu
thì số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập càng nhiều để khi đó KTV có thểđưa ra ý kiến xác đáng về đối tượng kiểm toán KTV phải xác định mọi sai phạm cóảnh hưởng trọng yếu đến BCTC Các sai phạm được xem là trọng yếu thường là saiphạm có giá trị lớn Nếu sai sót xảy ra ở các đối tượng này có thể sẽ ảnh hưởngtrọng yếu đến BCTC Ngược lại, ở các khoản mục có quy mô nhỏ nếu có sai phạmthì khó ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.
Thứ ba là mức độ rủi ro Những đối tượng cụ thể (khoản mục, bộ phận,
nghiệp vụ…) được đánh giá là khả năng rủi ro lớn thì lượng bằng chứng kiểm toánphải thu thập càng nhiều và ngược lại
Trang 71.1.3 Phân loại bằng chứng kiểm toán và bằng chứng kiểm toán đặc biệt
1.1.3.1 Phân loại bằng chứng kiểm toána) Theo nguồn gốc thu thập bằng chứng
- Bằng chứng do KTV tự khai thác thông qua biên bản kiểm kê tiền tồnquỹ,biên bản kiểm kê hàng tồn kho, biên bản kiểm kê tài sản, quan sát quá trìnhthực hiện các quy định, điều lệ của công ty và tính toán lại số dư trên sổ sách.
- Bằng chứng do doanh nghiệp cung cấp như các sổ sách, chứng từ, các tàihợp đồng, quyết định…
- Bằng chứng do bên thứ ba độc lập cung cấp như các xác nhận tiền gửi củangân hàng, xác nhận công nợ…
b) Theo dạng của bằng chứng kiểm toán
- Bằng chứng kiểm toán có dạng vật chất như các chứng từ, sổ sách thu thậpđược, các biên bản, hợp đồng…
- Bằng chứng kiểm toán bằng miệng thu thập được thông qua quá trình tiếpxúc trao đổi với kế toán, cán bộ phụ trách Bằng chứng kiểm toán bằng miệngkhông có độ tin cậy cao bằng bằng chứng kiểm toán vật chất
1.1.3.2 Bằng chứng kiểm toán đặc biệt
Ngoài các bằng chứng kiểm toán thu được thông qua các kỹ thuật trên, trongmột số trường hợp đặc biệt, KTV phải thu thập thêm các bằng chứng kiểm toán.
a) Bằng chứng kiểm toán đặc biệt là tư liệu của chuyên gia
Bằng chứng này sử dụng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Khi KTVthu thập thông tin cơ sở về đơn vị được kiểm toán thì cần phải dự kiến nhu cầu sửdụng chuyên gia nếu thấy cần thiết và đã xem xét, cân nhắc những yếu tố như: tínhchất trọng yếu của khoản mục sẽ được kiểm tra so với toàn bộ thông tin tài chính;nội dung và mức độ phức tạp của các khoản mục kể cả những rủi ro và sai sót trongđó; các bằng chứng kiểm toán khách có hiệu lực đối với các khoản mục này Việcdự kiến sử dụng ý kiến chuyên gia thường sử dụng trong một số lĩnh vực như: đánhgiá tài sản (đất đai, nhà cửa, máy móc, thiết bị, các công trình nghệ thuật, đá quý);Xác định số lượng hoặc chất lượng hiện có của tài sản (trữ lượng quặng, khoángsản, nhiên liệu trong lòng đất, thời gian hữu ích còn lại của tài sản máy móc); hoặc
Trang 8trong trường hợp dùng các phương pháp đặc biệt để xác định tổng giá trị nhưphương pháp ước lượng của thống kê; xác định các phần việc sẽ hoàn thành và đãhoàn thành trong quá trình thực hiện hợp đồng kiểm toán để xác định doanh thu; khicần các ý kiến của luật sư về cách diễn giải các hợp đồng và luật pháp.
Việc thu thập và sử dụng tư liệu của chuyên gia được tiến hành như: Đánhgiá kỹ năng, trình độ nghiệp vụ của chuyên gia (thể hiện qua bằng cấp chuyên môn,giấy phép hành nghề, là thành viên của tổ chức chuyên ngành, kinh nghiệm củachuyên gia); Đánh giá tính khách quan của chuyên gia; Xác định công việc củachuyên gia (về mục đích, phạm vi công việc nội dung công việc nguồn tư liệu củachuyên gia làm bằng chứng kiểm toán của KTV có đầy đủ và thích hợp không);phạm vi đánh giá của các chuyên gia, xác định mối quan hệ giữa chuyên gia vớikhách hàng, yêu cầu giữ bí mật thông tin của khách hàng, các phương pháp màchuyên gia sử dụng.
Với ý kiến các chuyên gia, KTV chỉ nên thu thập khi thực sự cần thiểt, khikhông có bằng chứng nào thay thế và chủ động với những thủ tục kiểm toán cầnthiết Tuy nhiên, dù KTV có sử dụng ý kiến chuyên gia làm bằng chứng kiểm toánvẫn đòi hỏi KTV là người chịu trách nhiệm sau cùng về ý kiến nhận xét đối vớiBCTC được kiểm toán.
b) Bằng chứng kiểm toán đặc biệt là giải trình của giám đốc
Theo VSA 580 về “Giải trình của giám đôc” có quy định: “Kiểm toán viênphải thu thập được các giải trình của giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị đượckiểm toán”.[1,580/02] Bằng chứng này được sử dụng nhằm mục đích thừa nhận tráchnhiệm của ban giám đốc phải chịu trách nhiệm về sự tin cậy và tính hợp pháp củacác thông tinh trên BCTC qua hệ thống KSNB và hệ thống kế toán KTV xác minhvà đưa ra ý kiến của mình về sự tin cậy và hợp lý của các thông tin trên BCTC.
Nội dung giải trình thường có ba loại cam kết chính:
Loại I: Giải trình chung về trách nhiệm của ban giám đốc (tính độc lập,khách quan, trung thực) trong việc trình bày đúng đắn BCTC.
Trang 9Loại II: Giải trình từng mặt, yếu tố cấu thành sự trung thực và hợp lý, có 5loại ; xác nhận về quyền và nghĩa vụ; xác nhận về định giá và phân bổ; xác nhận vềphân loại và trình bày.
Loại III: Giải trình về mối quan hệ của ban giám đốc với KTV.
Hình thức giải trình bao gồm: Các giải trình bằng văn bản được thểhiện dưới hình thức: Bản giải trình của giám đốc; Thư của KTV liệt kê tất cả nhữnghiểu biết của mình về các giải trình của giám đốc xác nhận là đúng; Biên bản họphội đồng quản trị hoặc BCTC đã được giám đốc ký duyệt.
Các yếu tố cơ bản của giải trình bao gồm văn bản giải trình phải đượcgửi trực tiếp cho KTV với nội dung gồm các thông tin giải trình, ngày tháng, họ tên,chữ ký của người lập hoặc xác nhận vào bản giải trình của giám đốc được ghi trênbáo cáo kiểm toán, trong một số trường hợp đặc biệt, bản giải trình lập trước hoặcsau ngày phát hành báo cáo kiểm toán; bản giải trình thường do giám đốc các đơn vịký, trong một số trường hợp đặc biệt, KTV chấp nhận bản giải trình từ các thànhviên khác trong đơn vị được giám đốc uỷ quyền.
Đánh giá giải trình của giám đốc: KTV cần phải thu thập bằng chứngkiểm toán từ các thông tin ở trong đơn vị hay ngoài đơn vị để xác minh các giảitrình của giám đốc có mâu thuẫn với bằng chứng kiểm toán khác, KTV phải tìmhiểu nguyên nhân và phải xem lại độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán và các giảitrình của giám đốc; xác định mức độ hiểu biết các vấn đề đã được giải trình củangười lập giải trình.
Một số hạn chế của bằng chứng giải trình: Giải trình của giám đốckhông thể thay thế các bằng chứng kiểm toán mà KTV thu thập được; giải trình củagiám đốc có độ tin cậy không cao do bằng chứng loại này được cung cấp từ phíadoanh nghiệp do đó nó phụ thuộc vào mức độ liêm khiết và trung thực của giám
đốc Theo VSA 580 “Kiểm toán viên phải đánh giá lại độ tin cậy của tất cả các giảitrình khác của giám đốc trong quá trình kiểm toán và xem xét mức độ ảnh hưởngcủa nó đến BCTC và phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc từ chối.”[1.17]
Ngoài những nội dung trong chuẩn mực trên, KTV
Trang 10có thể yêu cầu giám đốc giải trình thêm một số nội dung khác phụ thuộc vàoloại hình kinh doanh, DN, tính chất trọng yếu của từng khoản mục trên BCTC…
c)Bằng chứng kiểm toán đặc biệt là tư liệu của KTV nội bộ
Bằng chứng này được sử dụng nhằm mục đích giúp cho KTV xác định lịchtrình, nội dung, phạm vi của các thủ tục kểm toán.
Theo VSA 610 “Sử dụng tư liệu của KTV nội bộ” quy định: “Đánh giá banđầu về hoạt động kiểm toán nội bộ căn cứ vào những tiêu thức chủ yếu sau: vị trícủa kiểm toán nội bộ trong cơ cấu tổ chức của đơn vị ảnh hưởng đến tính kháchquan, độc lập của kiểm toán nội bộ; chức năng của KTV nội bộ; năng lực chuyênmộn của KTC nội bộ, trính thận trọng nghề nghiệp của KTV nội bộ; hoạt động vàhiệu quả của KTV nội bộ trong năm tài chính trước.”[1,610/12]
Thực hiện thu thập tư liệu của kiểm toán nội bộ: Liên hệ và phối hợpcông việc với KTC nội bộ; đánh giá và kiểm tra lại tư liệu kiểm toán nội bộ: Cácbằng chứng đã thu thập được là đầy đủ, thích hợp để làm căn cứ vững chắc, hợp lýđể rút ra các kết luận…
Sử dụng tư liệu của KTV nội bộ: KTV phải kiểm soát được quá trìnhkiểm toán của KTC nội bộ và KTC chỉ sử dụng tư liệu của KTV nội bộ đối vớinhững đơn vị có tổ chức kiểm toán nội bộ và tổ chức này hoạt động có hiệu quả,hiệu lực Khi sử dụng các tư liệu của KTV nội bộ, KTV nhận thấy KTV nội bộ đãphát hiện ra một số sai sót một khoản mục nào đó thì với tính hoài nghi và sự xétđoán của mình, KTV sẽ phải kiểm tra kỹ hơn, thực hiện nhiều thủ tục hơn để thuthập nhiều bằng chứng hơn về khoản mục này.
d)Bằng chứng kiểm toán đặc biệt là tư liệu của các KTV khác
Chuẩn mực kiếm toán Việt Nam số 600 “Sử dụng tư liệu của KTV khác”
quy định: “Kiểm toán viên khác phải phối hợp với KTV chính trong trường hợpKTV chính sử dụng tư liệu kiểm toán của mình”.[1,600/17]
Mục đích sử dụng của bằng chứng này là khi kiểm toán BCTC một đơn vịtrong đó có gộp cả thông tin tài chính của đơn vị cấp trên với một hay nhiều đơn vịcấp dưới và đơn vị kinh tế khác thì KTV sử dụng tư liệu kiểm toán của KTV khác(là KTC chịu trách nhiệm kiểm toán BCTC và ký báo cáo kiểm toán của các đơn vị
Trang 11được gộp vào BCTC của đơn vị cấp trên) về các thông tin tài chính của các đơn vịđó.
Trường hợp KTV kết luận BCTC của đơn vị cấp dưới và đơn vị kinh tế kháccó ảnh hưởng không trọng yếu thì không cần thu thập loại bằng chứng này.
Quá trình thu thập và sử dụng tư liệu của KTV khác:
+ Thủ tục kiểm toán: Khi lập kế hoạch trong đó có dự kiến sẽ sử dụng tư liệucủa KTV khác, KTV phải xem xét năng lực chuyên môn của KTV khác dựa vào: tổchức kiểm toán nơi KTV khác đăng ký hành nghề, những cộng sự của KTV khác,khách hàng - những người có quan hệ công việc với KTV khác, trao đồi trực tiếpvới KTV khác.
KTV cần thông báo cho KTV khác về: Yêu cầu về tính độc lập liên quan đếnđơn vị cấp trên, đơn vị cấp dưới, đơn vị kinh tế khác và thu thập bản giải trình vềviệc tuiân thủ các yêu cầu đó; việc sử dụng tư liệu và báo cáo kiểm toán của KTVkhác và sự phối hợp giữa hai bên ngay từ khi lập kế hoạch kiểm toán; những vấn đềđặc biệt quan tâm, những thủ tục xác định các nghiệp vụ giao dịch nội bộ cần đượcnêu ra trong bản thuyết minh lịch trình kiểm toán; những yêu cầu về kế toán, kiểmtoán, lập báo cáo và thu thập bản giải trình về việc tuân thủ các yêu cầu trên.
+ Kết luận và lập báo cáo kiểm toán: Khi KTV kết luận và tư liệu của KTVkhác là không dùng được và KTV không thể tiến hành thêm các thủ tục kiểm toánbổ sung đối với BCTC của đơn vị cấp dưới và đơn vị kinh tế khác được KTV kháckiểm toán, nếu xét thấy có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC được kiểm toán thì KTVcần phải đưa ra ý kiến bị giới hạn phạm vi kiểm toán.
Trường hợp KTV khác đưa ra hoặc dựa kiến đưa ra báo cáo kiểm toán sửađổi thì KTV cần phải xem xét lại bản chất và mức độ ảnh hưởng của những sửa đổiđó đối với BCTC do KTV kiểm toán và từ đó có thể phải sửa đổi báo cáo của mình.
KTV cần lưu vào hồ sơ của mình các tài liệu liên quan đến BCTC đã đượcKTV khác kiểm toán, các tài liệu về việc thực hiện thủ tục kiểm toán và các kết luậnthu được từ các thủ tục kiểm toán, tên của KTV khác và các kết luận dù không trọngyếu của KTV khác Tuy nhiên, KTV vẫn là người phải chịu trách nhiệm cuối cùngvề những rủi ro kiểm toán khi sử dụng tư liệu của KTV khác.
Trang 12Thực tế, sự phối hợp này rất khó thực hiện và KTV chỉ xem xét báo cáokiểm toán của đơn vị kiểm toán khác phát hành vào năm trước, trong đó KTV quantâm đến những phát hiện, ý kiến của KTV khác trong kết luận kiểm toán và KTVphải thu thập thêm bằng chứng về những vấn đề có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTCcủa đơn vị.
Hiện nay, có quy định của Nhà nuớc về kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toánkiểm toán và cơ quan đánh giá chất lượng của các công ty kiểm toán khác nên việcsử dụng tư liệu của KTV khác còn gặp nhiều hạn chế.
e) Bằng chứng kiểm toán đặc biệt là bằng chứng về các bên liên quan
Mục đích của việc thu thập bằng chứng về các bên hữu quan để xác định liệuban giám đốc đã xác minh và thuyết minh một cách đầy đủ về các bên hữu quan vànghiệp vụ với các bên hữu quan chưa Theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán sự tồntại của các bên hữu quan và nghiệp vụ giữa các bên có thể ảnh hưởng tới BCTC.
Thu thập bằng chứng về sự tồn tại:KTV cần kiểm tra tính đầy đủ củanhững thông tin do ban giám đốc đơn vị cung cấp về việc xác định tên của các bênhữu quan bằng các thủ tục như: soát lại giấy tờ làm việc năm trước để kiểm tra têncủa các bên hữu quan đã được biết, kiểm tra thủ tục xác định các bên hữu quan củadoanh nghiệp (DN), thẩm tra về mối liên quan giữa các uỷ viên của ban giám đốcđối với các doanh nghiệp khác, kiểm tra bản ghi các cổ phần để xác định tên củanhững cổ đông chính thức hoặc nếu cần thì phải thu thập danh sách cổ đồng chínhtừ bản ghi các cổ phần, xem xét lại biên bản cuộc họp cổ đồng và họp ban quản trịvà những ghi chép theo luật định liên quan như bản ghi phần thẩm vấn của các uỷviên quản trị, hỏi các KTV khác hiện tham gia hoặc KTV tiền nhiệm những thôngtin về các bên hữu quan khác mà họ biết, xem xét tờ khai thuế lợi tức của kháchhàng và những thông tin khác cung cấp bởi các cơ quan chủ quản.
Thu thập bằng chứng về các nghiệp vụ: Trong giải trình của Giámđốc, trong báo cáo của đơn vị được kiểm toán luôn đề cập đến các nghiệp vụ về cácbên liên quan Khi thu thập bằng chứng về các bên liên quan, KTV phải điều tra,cân nhắc, thu thập các bằng chứng về nghiệp vụ, giải trình của ban giám đốc về cácnghiệp vụ như mua hàng, phải thu phải trả, kiểm tra các nghiệp vụ đầu tư với các
Trang 13bên liên quan qua các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán, đối chiếu danhsách các số dư của các bên liên quan để khẳng định số dư của các bên liên quan tạithời điểm cuối năm đã có trong danh sách, xác định các nội dung kinh tế hỗ trợ choviệc ghi chép số dư các bên liên quan đồng thời đánh giá sự hợp lý của sự trình bàyvà khai báo các số dư của các bên liên quan và có thể đề nghị gửi thư xác nhận đốivới các số dư trọng yếu của các bên liên quan.
Do sự hạn chế về bằng chứng nghiệp vụ với các bên hữu quan, KTV cầnphải tiến hành các thủ tục: Xác nhận điều kiện và giá trị nghiệp vụ với các bên hữuquan; kiểm tra các bằng chứng do các bên hữu quan nắm giữ; xác nhận hay thảoluận thông tin với những người có liên quan đến nghiệp vụ như ngân hàng, luật sư,các nhà bảo lãnh và các nhà môi giới chứng khoán.
Bằng chứng kiểm toán đặc biệt là loại bằng chứng được thu thập và sử dụngphổ biến trên thế giới Để đạt được chiến lược kiểm toán phát triển lâu dài cả vềchiều sâu và chiều rộng thì cần đặc biệt coi trọng đến phương pháp kiểm toán trongđó việc thu thập bằng chứng kiểm toán đặc biệt cũng là một mục đích cơ bản củaviệc tăng cường hiệu quả và hoàn thiện phương pháp kiểm toán
1.2 Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
Thực chất của giai đoạn thực hành kiểm toán là việc các KTV ưu tiên ápdụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán để thu thấp các bằng chứng kiểm toánthích hợp và đầy đủ và tiến hành đánh giá chung Các phương pháp kỹ thuật thườngđược vận dụng trong kiểm toán tài chính bao gồm: kiểm tra vật chất, quan sát, điềutra, lấy xác nhận, xác minh tài liệu, tính toán và phân tích.
1.2.1Kiểm tra vật chất ( Kiểm kê)
Là quá trình kiểm kê tại chỗ hay tham gia kiểm kê các loại tài sản của doanhnghiệp Kiểm tra vật chất do vậy thường được áp dụng đối với tài sản có dạng vậtchất cụ thể như hàng tồn kho, tài sản cố định hữu hình, tiền mặt và các giấy tờ thanhtoán có giá trị.
Ưu điểm của kỹ thuật kiểm kê là cung cấp bằng chứng có độ tin cậycao nhất vì kiểm kê là quá trình xác minh sự hiện hữu của tài sản, mang tính khách
Trang 14quan Hơn nữa cách thực hiện kỹ thuật này đơn giản, phù hợp với chức năng xácminh của kiểm toán.
Nhược điểm của kỹ thuật kiểm kê:
+ Đối với một tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc thiết bị… kỹ thuậtkiểm kê chỉ cho biết sự hiện hữu của tài sản mà không cho biết quyến sở hữu củađơn vị đối với tài sản đó; hoặc tài sản có thể hiện hữu nhưng lại là tài sản thuêngoài, hay đã đem thế chấp….
+ Đối với hàng hoá, nguyên vật liệu tồn kho, kiểm tra vật chất chỉ cho biết sựtồn tại thực tế về số lượng, còn chất lượng, tình trạng kỹ thuật, tính sở hữu, phươngpháp đánh giá chúng thì chưa thể hiện.
Kiểm tra vật chất đối với vật tư do đó cần đi kèm với bằng chứng khác đểchứng minh quyền sở hữu và giá trị của tài sản đó.
Ưu nhược điểm của kỹ thuật lấy xác nhận:
+ Ưu điểm của kỹ thuật xác định là bằng chứng thu được có độ tin cậy caonếu KTV thực hiện đúng quy trình và đảm bảo các yêu cầu: Thông tin cần phảiđược xác nhận theo yêu cầu của KTV; Sự xác nhận phải được thực hiện bằng vănbản; Sự độc lập của Bên thứ ba; KTV phải kiểm soát được toàn bộ quá trình gửi vànhận thư xác nhận.
Trang 15+Hạn chế của kỹ thuật này là chi phí khác lớn và do đó phạm vi áp dụngtương đối giới hạn, nhất là khi đơn vị được kiểm toán có quy mô lớn, quan hệ rộng,đa quốc gia… Hơn nữa KTV cũng cần quan tâm đến khả năng có thể có xác nhậnmà đơn vị được kiểm toán và Bên thứ ba đã có sự dàn xếp.
Hình thức gửi thư xác nhận: có hai hình thức, hình thức gửi thư xácnhận phủ định và thư xác nhận khẳng định
+ Theo hình thức gửi thư xác nhận phủ định, KTV yêu cầu người xác nhậngửi thư phúc đáp (phản hồi) nếu có sự chênh lệch giữa thực tế với thông tin màKTV nhờ xác nhận
+ Theo hình thức gửi khẳng định, KTV yêu cầu người xác nhận gửi thư phúcđáp cho tất cả các thư xác nhận cho dù có chênh lệch hay không có chênh lệch giữasố liệu xác nhận và số liệu của bên thứ ba Hình thức thứ hai do đó đảm bảo tin cậycao hơn cho kỹ thuật xác nhận, nhưng chi phí cũng cao hơn Vì thế, tuỳ mức độ hệtrọng của thông tin mà KTV quan tâm, KTV sẽ lựa chọn hình thức phù hợp.
1.2.3 Xác minh tài liệu
Là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu, các chứng từ sổ sách có liên quansẵn có trong đơn vị được kiểm toán Phương pháp này được áp dụng đối với cácchứng từ, tài liệu như hoá đơn bán hàng , hoá đơn mua hàng, phiếu nhập kho, phiếuxuất kho, sổ sách kế toán…
Phương pháp này thường được tiến hành theo hai cách:
+ Thứ nhất, từ một kết luận có trước, tức là KTV thu thập tài liệu làm cơ sởcho kết luận mà cần khẳng định Ví dụ: KTV kiểm tra các tài liệu, hồ sơ pháp lý vềquyền sở hữu tài sản.
+ Thứ hai,kiểm tra các tài liệu của một nghiệp vụ từ khi phát sinh đến khivào sổ sách.
Quá trình này có thể tiến hành theo hai hướng:
+ Kiểm tra tài liệu từ chứng từ gốc lên sổ sách kế toán Hướng này được thựchiện khi KTV muốn khẳng định xem các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được ghi sổđầy đủ hay chưa (nhằm khẳng định tính đầy đủ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh)
Trang 16+ Kiểm tra từ sổ sách kế toán xuống chứng từ gốc Hướng này được thựchiện khi KTV khẳng định xem các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi sổ đầy đủhay chưa (nhằm khẳng định tính có thật của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh).
Ưu nhược điểm của kỹ thật xác minh tài liệu:
+ Ưu điểm của kỹ thuật kiểm tra tài liệu là tương đối thuận tiện do tài liệuthường là có sẵn, chi phí thu thập bằng chứng cũng ít hơn các kỹ thuật khác.
+ Hạn chế của kỹ thuật kiểm tra tài liệu: Độ tin cậy của tài liệu minh chứngphụ thuộc vào nguồn gốc của bằng chứng (sự độc lập của tài liệu so với đơn vị đượckiểm toán); các tài liệu cung cấp có thể đã bị sửa chữa, giả mạo làm mất tính kháchquan nên cần có sự kiểm tra, xác minh bằng các phương pháp kỹ thuật khác.
1.2.4 Quan sát
Là phương pháp được sử dụng để đánh giá một thực trạng hay hoạt động củađơn vị được kiểm toán Ví dụ, KTV có thể đi thị sát đơn vị được kiểm toán để có ấntượng chung về máy móc thiết bị của đơn vị, quan sát tính cũ mới cũng như sự vậnhành của máy móc; hay quan sát các cá nhân thực hiện nhiệm vụ để đánh giá vềthực tế hoạt động của đơn vị…
Ưu điểm của kỹ thuật này rất hữu ích trong nhiều phần hành của cuộckiểm toán, bằng chứng thu được đáng tin cây
Hạn chế của kỹ thuật quan sát: bản thân bằng chứng thu được từ kỹthuật quan sát chưa thể hiện tính đầy đủ nên cần đi kèm với kỹ thuật khác Kỹ thuậtnày chỉ cung cấp bằng chứng về phương pháp thực thi công việc ở thời điểm quansát, không chắc chắn có được thực hiện ở các thời điểm khác hay không.
1.2.5 Phỏng vấn
Là quá trình KTV thu thập thông tin bằng văn bản hay bằng lời nói qua việcphỏng vấn những người hiểu biết về vấn đề mà KTV quan tâm Ví dụ thẩm vấnkhách hàng về các chính sách kiểm toán nội bộ hoặc hỏi nhân viên về sự hoạt độngcủa các quy chế này.
Quá trình thu thập bằng chứng qua phỏng vấn thường bao gồm ba giaiđoạn:
Trang 17- Giai đoạn thứ nhất: lập kế hoạch phỏng vấn KTV phải xác định đượcmục đích, đối tượng và nội dung cần phỏng vấn ( có cụ thể hoá ra thành nhữngtrọng điểm cụ thể cần phỏng vấn, thời gian, địa điểm phỏng vấn…
- Giai đoạn thứ hai: thực hiện phỏng vấn KTV giới thiệu lý do cuộcphỏng vấn, trao đổi về những trọng điểm đã xác định Khi phỏng vấn KTV có thểdùng hai loại câu hỏi là câu hỏi “đóng” hoặc câu hỏi “mở”.
+ Câu hỏi “mở” giúp KTV thu được câu trả lời chi tiết và đầy đủ, được sửdụng khi KTV muốn thu thập thêm thông tin Loại câu hỏi này thường có các cụmtừ “thế nào” , “cái gì”, “tại sao?”.
+ Câu hỏi ‘đóng’ giới hạn câu trả lời của người được phỏng vấn; được sửdụng khi KTV muốn xác nhận một vấn đề đã nghe hay đã biết Loại câu hỏi nàythường có các cụm từ “có hay không”, “tôi( không) biết rằng…”
- Giai đoạn thứ ba: kết thúc phỏng vấn KTV cần đưa ra kết luận trênthông tin có được Tuy nhiên KTV cũng cần lưu tâm đến tính khách quan và sự hiểubiết của người được phỏng vấn để có kết luận xác đáng về bằng chứng thu được.
Ưu nhược điểm của kỹ thuật phỏng vấn:
+ Ưu điểm của kỹ thuật này là giúp KTV thu thập được các bằng chứng chưacó nhằm thu thập thông tin phản hồi để củng cố luận cứ của KTV
+ Nhược điểm của kỹ thuật này là độ tin cậy của bằng chứng không cao dođối tượng được phỏng vấn chủ yếu là người trong đơn vị được kiểm toán nên thiếutính khách quan; chất lượng của kiểm toán cũng phụ thuộc vào trình độ và hiểu biếtcủa người được hỏi Do đó, bằng chứng thu được nên được dùng để củng cố cácbằng chứng khác, hay để thu thập các thông tin phản hồi.
1.2.6 Tính toán
Là quá trình KTV kiểm tra chính xác về mặt số học trong tính toán và ghi sổ.Ví dụ, đối với kiểm tra việc tính toán KTV xem xét tính chính xác các hoá đơn,phiếu nhập, xuất kho, chi phí khấu hao, giá thành, các khoản dự phòng, thuế, sốtổng cộng trên sổ chi tiết và sổ cái… đối với kiểm tra tính chính xác của ghi sổ,
Trang 18KTV đối chiếu các chứng từ có liên quan để xem cùng một thông tin được phản ánhtrên chứng từ khác nhau, ở những nơi khác nhau.
Kỹ thuật này chỉ quan tâm đến tính chính xác thuần tuý về mặt số học, chưachú ý đến tính phù hợp của phương pháp tính được sử dụng Do đó kỹ thuật nàythường được sử dụng kết hợp với các phương pháp kỹ thuật khác như xác minh tàiliệu, kiểm tra vật chất, phân tích… trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán.
Ưu điểm của kỹ thuật này là cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao,xét về mặt số học
Nhược điểm là các phép tính và phân bổ đôi khi khá phức tạp, tốn thờigian đặc biệt khi đơn vị được kiểm toán có qui mô lớn, loại hình kinh doanh đadạng, luồng tiền ra vào rất lớn… trong trường hợp đó, để thực hiện kỹ thuật nàyKTV cần được trang bị máy tính cá nhân nhiều số, máy tính xách tay…
1.2.7 Phân tích
Là quá trình so sánh, đối chiếu, đánh giá các mối quan hệ để xác định tínhhợp lý của các số dư trên tài khoản Các mối quan hệ bao gồm mối quan hệ giữa cácthông tin tài chính với nhau và quan hệ giữa các thông tin tài chính và phi tài chính
Kỹ thuật phân tích gồm ba nội dung: dự đoán, so sánh, đánh giá.+ Dự đoán là việc ước đoán vế số dư tài khoản, giá trị của các chi tiêu, tỷsuất hoạc xu hướng…
+ So sánh là việc đối chiếu số dự đoán trên với số liệu trên báo cáo.
+ Đánh giá là việc sử dụng các phương pháp chuyên môn và kỹ thuật khác( phỏng vấn, quan sát) để phân tích và kết luận về các chênh lệch khi so sánh
Kỹ thuật phân tích được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán cóhiệu lực bao gồm ba loại: kiểm tra tính hợp lỹ, phân tích xu hướng và phân tích tỷsuất.
- Kiểm tra tính hợp lý: thường bao gồm những so sánh cơ bản như so
sánh giữa số liệu thực tế và số liệu kế hoạch, dự đoán… từ kết quả so sánh, tiếnhành điều tra các chênh lệch lớn giữa thực tế và kế hoạch sẽ giúp KTV phát hiện
Trang 19những sai sót trong báo cáo tài chính hoặc các biến động lớn trong hoạt động sảnxuất kinh doanh của đơn vị
+ So sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị và các chỉ tiêu bình quân của ngành.+ Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính.+ So sánh số liệu của khách hàng và số liệu ước tính của kiểm toán viên.
- Phân tích xu hướng ( phân tích ngang): Là sự phân tích những thay
đổi theo thời gian của số dư tài khoản nghiệp vụ Phân tích xu hướng thường đượcKTV sử dụng qua so sánh thông tin tài chính kỳ trước hay so sánh thông tin tàichính giữa các tháng trong kỳ hoặc so sánh số dư ( số phát sinh) của các tài khoảncần xem xét giữa kỳ nhằm phát hiện những biến động bất thường để qua đó kiểmtoán tiến hành tập trung kiểm tra chi tiết.
- Phân tích tỷ suất (phân tích dọc): Là cách thức so sánh các số dư tài
khoản hoặc các loại hình nghiệp vụ Phân tích tỷ suất cũng giúp so sánh tính hợp lývề tình hình tài chính của một công ty nào đó với công ty khác trong cùng một tậpđoàn hay với ngành đó Thông thường khi phân tích tỉ suất cũng phải xem xét xuhướng của tỷ suất đó.
1.3 Kiểm toán BCTC năm đầu tiên và kiểm toán BCTC thường niên.
1.3.1 Khái niệm chung về số dư đầu năm tài chính và kiểm toán BCTC nămđầu tiên.
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 510: “Năm đầu tiên là năm đượckiểm toán mà BCTC năm trước đó chưa được kiểm toán hoặc được công ty kiểmtoán khác kiểm toán”.[1, 510/05]
Trong quá trình kiểm toán các BCTC năm đầu tiên, vấn đề đặt ra đối với cácKTV không chỉ là kiểm tra tính chính xác của các số dư cuối năm tài chính mà cònphải kiểm tra lại số dư đầu năm tài chính Số dư đầu năm tài chính ảnh hưởngkhông nhỏ đến BCTC mà khách hàng cung cấp, số dư cuối năm có chính xác mộtphần phụ thuộc sự chính xác của số dư đầu năm mang lại Số dư đầu năm được lậptrên cơ sở số dư cuối năm trước chuyển sang, nó chịu ảnh hưởng của các sự kiện vànghiệp vụ kinh tế trong năm trước và chế độ kế toán đã áp dụng trong các năm
Trang 20trước Đây là cơ sở để người sử dụng so sánh và đánh giá tình hình biến động trongmột năm của doanh nghiệp Đối với khách hàng kiểm toán năm đầu tiên,các KTVkhông có căn cứ để khẳng định tính đúng đắn của các con số này, do đó thu thậpcác bằng chứng thích hợp để kiểm tra lại số dư đầu năm tài chính hết sức được trútrọng.
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 510: “Số dư đầu năm là số dư trêntài khoản kế toán vào thời điểm đầu năm tài chính Số dư đầu năm được lập dựatrên cơ sở số dư cuối năm tài chính trước”.[1, 510/04]
Trong quá trình kiểm toán các khách hàng năm đầu, để đưa ra các kết luậnchính xác về các vấn đề được phát hiện trong quá trình kiểm toán, các KTV phải thuthập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm bảo đảm:
+ Số dư đầu năm không có sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC nămnay;
+ Số dư cuối năm của năm tài chính trước được kết chuyển chính xác, hoặcđược phân loại lại một cách phù hợp trong trường hợp cần thiết;
+ Chế độ kế toán đã được áp dụng nhất quán hoặc các thay đổi về chế độ kếtoán đã được điều chỉnh trong BCTC và trình bày đầy đủ trong phần thuyết minhBCTC.
1.3.2 Thu thập bằng chứng kiểm toán về số dư đầu năm tài chính
1.3.2.1 Đối với các BCTC năm trước được công ty kiểm toán khác kiểm toán
KTV năm nay có thể thu thập bằng chứng kiểm toán về số dư đầu năm bằngcách xem xét hồ sơ kiểm toán của KTV năm trước Trong trường hợp này, KTVnăm nay cần lưu ý đến năng lực chuyên môn và tính độc lập của KTV năm trước.Nếu báo cáo kiểm toán của KTV năm trước không chấp nhận toàn phần thì KTVnăm nay phải lưu ý đến những nguyên nhân không chấp nhận toàn phần của ý kiếnkiểm toán năm trước.
1.3.2.2Đối với các BCTC năm trước chưa được kiểm toán hoặc đãđược kiểm toán nhưng KTV năm nay không thoả mãn.
Đối với các BCTC này, KTV phải thực hiện các quy định sau:
Trang 21- Đối với số dư đầu năm về nợ ngắn hạn và tài sản lưu động, KTV cóthể thu thập được bằng chứng kiểm toán khi thực hiện thủ tục kiểm toán năm nay.Ví dụ: khi xem xét việc thanh toán các khoản phải thu, phải trả trong năm nay, KTVsẽ thu thập được bằng chứng kiểm toán về số dư các khoản phải thu, phải trả đầunăm; đối với hàng tồn kho đầu năm, KTV phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổsung bằng cách giám sát kiểm kê thực tế trong năm hoặc cuối năm nay, đối chiếu sốlượng, giá trị nhập, xuất từ đầu năm đến thời điểm kiểm kê thực tế và tính ra hàngtồn kho đầu năm; đối với số dư tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, phải trảcũng có thể thực hiện thủ tục xác nhận số dư đầu năm của người thứ ba…Sự kếthợp các thủ tục kiểm toán này sẽ cung cấp cho KTV đầy đủ bằng chứng kiểm toánthích hợp.
- Đối với tài sản cố định, các khoản đầu tư và nợ dài hạn, KTV phảikiểm tra các chứng từ chứng minh cho số dư đầu năm Trong một số trường hợpnhất định, đối với các khoản đầu tư và nợ dài hạn, KTV có thể lấy xác nhận về sốdư đầu năm từ bên thứ ba hoặc thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung.
1.3.2.3 Kết luận và lập báo cáo kiểm toán
Sau khi tiến hành các thủ tục kiểm toán nêu trên, nếu KTV vẫn không thể thuthập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về số dư đầu năm, thì báo cáo kiểmtoán BCTC năm đầu tiên sẽ được lập theo một trong các loại sau: Báo cáo kiểmtoán loại “ý kiến chấp nhận từng phần” (hoặc “ý kiến ngoại trừ”); Báo cáo kiểmtoán loại “ý kiến từ chối” (hoặc “ý kiến không thể đưa ra ý kiến”)
Trường hợp số dư đầu năm có nhiều sai sót ảnh hưởng trọng yếu đến BCTCnăm nay thì KTV phải thông báo cho Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị vàsau khi được sự đồng ý của Giám đốc, thông báo cho KTV năm trước (nếu có).
Trường hợp số dư đầu năm có những sai sót ảnh hưởng trọng yếu đến BCTCnăm nay như nói trên, nhưng đơn vị được kiểm toán không xử lý và không trình bàytrong thuyết minh BCTC thì KTV đưa ra “ý kiến chấp nhận từng phần” hoặc “ýkiến không chấp nhận”.
Trường hợp chế độ kế toán của năm nay thay đổi so với chế độ kế toán nămtrước và sự thay đổi đó đơn vị được kiểm toán không xử lý và không trình bày đầy
Trang 22đủ trong thuyết minh BCTC thì KTV đưa ra “ý kiến chấp nhận từng phần” hoặc “ýkiến không chấp nhận”.
Trường hợp báo cáo kiểm toán năm trước không đưa ra “ý kiến chấp nhậntoàn phần”, thì KTV phải xem xét lý do dẫn đến ý kiến đó và ảnh hưởng của nó đếnBCTC năm nay Ví dụ, do giới hạn phạm vi kiểm toán hoặc không có khả năng xácđịnh số dư hàng tồn kho đầu năm nhưng điều đó không ảnh hưởng trọng yếu đếnBCTC năm nay thì KTV có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần Nếu lý do khôngđược chấp nhận toàn phần trong báo cáo kiểm toán năm trước vẫn còn và ảnhhưởng trọng yếu đến BCTC năm nay thì KTV phải đưa ra ý kiến phù hợp trong báocáo kiểm toán năm nay.
1.3.3 So sánh giữa kiểm toán BCTC năm đầu tiên và kiểm toán BCTCthường niên.
Thứ nhất, vấn đề khác biệt cơ bản giữa kiểm toán BCTC năm đầu tiên vàkiểm toán BCTC thường niên đó là BCTC năm trước Trong quá trình kiểm toánBCTC năm đầu tiên, BCTC năm trước chưa được kiểm toán hoặc được kiểm toánbởi một công ty khác, còn đối với kiểm toán BCTC thường niên, BCTC năm trướcđã được KTV của công ty thực hiện kiểm toán.
Thứ hai, vấn đề đặc biệt cần lưu ý trong kiểm toán BCTC năm đầu tiên là sốdư đầu năm Trong quá trình kiểm toán BCTC năm đầu tiên, số dư đầu năm là căncứ để đánh giá số dư cuối năm KTV phải thu thập bằng chứng liên quan đến số dưđầu năm thông qua các thủ tục bổ sung, xem lại hồ sơ kiểm toán năm trước hoặcliên hệ với các KTV tiền nhiệm Vì vậy, khi kiểm toán năm đầu tiên, KTV cần chúý tới các chuẩn mực kiểm toán có liên quan đến việc thu thập bằng chứng đối với sốdư đầu năm và liên hệ với KTV tiền nhiệm.
Tóm lại, kiểm toán BCTC đối với khách hàng thường niện thuận lợi hơn sovới kiểm toán BCTC cho những khách hàng năm đầu tiên.
- KTV có thể dễ dàng thu thập các thông tin chung về đơn vị được kiểmtoán như đặc điểm hoạt động kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý, hệ thống kiểmsoát nội bộ…trong hồ sơ kiểm toán chung mà KTV của công ty đã thu thập được
Trang 23trong kiểm toán BCTC năm trước Việc liên hệ với các KTV tiền nhiệm cũng dễdàng hơn so với liên hệ với các KTV tiền nhiệm của công ty khác
- KTV khi thực hiện kiểm toán đối với khách hàng thường niện, thôngqua quá trình thực hiện kiểm toán BCTC năm trước sẽ nắm bắt được kỹ hơn nhữngvấn đề kiểm toán đã được phát hiện trong các năm kiểm toán trước, nhờ đó sẽ cókinh nghiệm hơn trong việc thu thập các bằng chứng kiểm toán liên quan đến vấnđề đó Do vậy quá trình đánh giá rủi ro và mức trọng yếu sẽ dễ dàng và gọn nhẹ hơnrất nhiều.
- KTV trong kiểm toán BCTC thường niên có căn cứ tin tưởng về số dưđầu năm, sẽ không phải thực hiện các thủ tục kiểm toán số dư đầu năm Vì vậy sẽtiết kiệm được thời gian và chi phí.
- Đơn vị được kiểm toán năm trước đã được làm quen với cách thựcthực hiện của KTV, do vậy việc phối hợp cũng như cung cấp tài liệu như chứng từ,sổ sách, các thông tin qua quá trình phỏng vấn giữa đơn vị được kiểm toán với cácKTV thuận lợi hơn.
Tóm lại, trong quá trình kiểm toán BCTC năm đầu tiên, bao giờ các KTV vàcông ty kiểm toán cũng phải thực hiện một khối lượng lớn các công việc và các thủtục kiểm toán phức tạp hơn nhiều so với kiểm toán thường niện Hơn nữa kiểm toánnăm đầu đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng uy tín cho công tykiểm toán đối với các đơn vị được kiểm toán, do vậy yêu cầu chất lượng kiểm toánluôn được đặt lên hàng đầu
Trang 242.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của AASC
Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán có tên giaodịch tiếng Anh là Auditing and Accounting Financial Consultancy ServiceCompany (gọi tắt là AASC) - thành viên của INPACT quốc tế - là một trong hai tổchức đầu tiên tại Việt Nam hoạt động độc lập trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn tài chínhkế toán và kiểm toán, thành lập theo Quyết định số164 TC/QĐ/TCCB ngày 13tháng 5 năm 1991 của Bộ Tài chính
Khi mới thành lập, Công ty có tên gọi là Công ty Dịch vụ Kế toán(Accounting Service Company – ASC) chức năng chính là cung cấp dịch vụ kếtoán Ngày 14 tháng 9 năm 1991 Công ty chính thức đi vào hoạt động Vào tháng 3năm 1992, Công ty quyết định thành lập chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minhnhằm mở rộng và tiếp cận tốt hơn với thị trường tiềm năng: tư vấn kế toán Đếntháng 4 năm 1993 Công ty tiếp tục mở rộng các chi nhánh tại Vũng Tàu và ĐàNẵng.
Bước vào quá trình hội nhập, trước nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụ kiểmtoán, ngày 14 tháng 9 năm 1993, theo Quyết định số 639-TC/QĐ/TCCB của Bộtrưởng Bộ Tài chính, Công ty Dịch vụ Kế toán (ASC) đổi tên thành Công ty Dịchvụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) với tổng số vốn gần 300 triệuđồng Cùng với đó, Công ty cung cấp thêm các dịch vụ kiểm toán, dịch vụ tư vấnthuế, tài chính, dịch vụ đào tạo và công nghệ thông tin bên cạnh lĩnh vực dịch vụcung cấp ban đầu về kế toán.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, trong xu thế bình thường hóavà mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, thị trường kiểm toán ngày càng phát triển và đadạng hóa về cả loại hình và dịch vụ, một số chi nhánh của Công ty đã tách ra thành
Trang 25lập công ty riêng.Tháng 3 năm 1995, chi nhánh Công ty tại thành phố Hồ Chí Minhtách ra thành lập Công ty Tư vấn Tài chính và Kiểm toán Sài Gòn (AFC) Cũngtrong thời gian này, chi nhánh Công ty tại Đà Nẵng kết hợp với chi nhánh Đà Nẵngcủa Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) thành lập Công ty Tư vấn và Kiểm toán(A&C).
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của mình, AASC tiếp tục cho mở rộng cácchi nhánh và văn phòng đại diện ở một số tỉnh thành phố Ngày 14 tháng 4 năm1995, chi nhánh Thanh Hóa chính thức nhận giấy phép thành lập và đi vào hoạtđộng Ngày 2 tháng 2 năm 1996, văn phòng đại diện của Công ty tại Hải Phòngđược thành lập Nhưng từ 31 tháng 12 năm 2004, chi nhánh tại Hải Phòng khôngcòn hoạt động nữa.
Ngày 13 tháng 3 năm 1997, Công ty thành lập văn phòng đại diện tại Thànhphố Hồ Chí Minh thay thế cho chi nhánh cũ đã tách ra Tháng 5 năm 1998, Công tynâng cấp văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh thành một chi nhánh chínhthức của mình Cũng trong năm này, Công ty mở thêm chi nhánh ở Quảng Ninh.
Tháng 4 năm 2005, AASC trở thành hội viên hội kiểm toán hành nghể ViêtNam (VACPA).
Tháng 7 năm 2005, AASC chính thức gia nhập Tổ chức Kế toán và Kiểm toánINPACT Quốc tế (Inpact International).
Theo Quyết định số 718/QĐ - UBCK ngày 30/11/2006, AASC được Ủy banChứng khoán Nhà nước chấp nhận là tổ chức kiểm toán độc lập tham gia kiểm toáncác tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán Đây là điều kiện có ý nghĩa quantrọng đối với hoạt động kinh doanh của Công ty trong xu hướng nền kinh tế nước tađang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của thị trườngchứng khoán Việt Nam.
AASC là một trong 6 công ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam (AASC,E&Y, KPMG, PwC, Delloite Việt Nam) được Ngân hàng thế giới (WB) chấp thuậnkiểm toán các dự án lớn do tổ chức này tài trợ.
Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)chuyển đổi từ DNNN Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán - Bộ
Trang 26Tài chính, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và thông lệ kế toán, kiểm toán quốc tếkể từ ngày 2 tháng 7 năm 2007.
Tên giao dịch tiếng Việt: Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toánvà Kiểm toán
Tên giao dịch tiếng Anh: Auditing and Accounting Financial ConsultancyService Company (AASC)
- Trụ sở chính:
Địa chỉ: Số 01 Lê Phụng Hiểu, Hà Nội.Địa chỉ email: aaschn@hn.vnn.vn- Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 63 Trần Khánh Dư, Quận 1, TP Hồ Chí MinhĐịa chỉ email: aaschcm@aasc.com.vn
- Văn phòng đại diện tại Quảng Ninh
Địa chỉ: Cột 2, đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP Hạ Long,Quảng Ninh
AASC và ban lãnh đạo AASC là công ty kiểm toán đầu tiên và duy nhất củaViệt Nam hai lần vinh dự được Chủ tich Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa ViệtNam tặng thưởng Huân chương Lao động Đây là vinh dự cũng là sự khích lệ lớnlao cho toàn thể Công ty tiếp tục phát huy năng lực làm việc của mình.
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của AASC
Dịch vụ Kiểm toán: Kiểm toán BCTC; kiểm toán hoạt động của các dự án;
kiểm toán Báo cáo quyết toán các công trình xây dựng cơ bản; kiểm toán xác địnhvốn thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp; kiểm toán tuân thủ luật định;….
Dịch vụ Kế toán:
- Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toáncho các doanh nghiệp mới thành lập
- Hướng dẫn ghi chép sổ sách, cập nhập chế độ kế toán tài chính mới
- Cung cấp dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định vềlập chứng từ, luân chuyển chứng từ và ghi chép sổ sách kế toán, điều chỉnh số liệu
Trang 27kế toán, lập BCTC theo quy định hiện hành….Dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, thuế:
- Tư vấn soạn thảo phương án đầu tư, đang ký kinh doanh và thành lập doanhnghiệp mới.
- Tư vấn thuế và các quy định pháp luật, chính sách tài chính.
- Tư vấn thực hiện các quy định tài chính, huy động và sử dụng vốn, phân tíchtài chính….
Xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hóa:
- Dịch vụ xác định giá trị tài sản doanh nghiệp để cổ phần hóa.- Tư vấn xác định và lập hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp.- Tư vấn công việc sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
Công nghệ thông tin: Các tiến bộ trong lĩnh vực CNTT tạo ra nhiều cơ hội
mới cho việc nâng cao hiệu quả họat động kinh doanh của các doanh nghiệp, nắmbắt được nhu cầu đó, AASC đã xây dựng và cung cấp một số phần mềm như phầnmềm kế toán và một số phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý TSCĐ, phầnmềm quản lý công văn, quản lý doanh nghiệp cho các doanh nghiệp cũng như cácđơn vị hành chính sự nghiệp.
Đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng: Tuyển dụng và đào tạo nhân viên là một
chiến lược hàng đầu của các doanh nghiệp; để đáp ứng được yêu cầu này, Công tyđã nghiên cứu và tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn vềkế toán, kiểm toán, tài chính, thuế, mở lớp tập huấn, phổ biến nội dung chủ trương,chính sách mới ban hành cho các cán bộ làm công tác tài chính, kế toán, kiểmtoán…Bên cạnh đó, Công ty còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng giúp kháchhàng có thể tìm kiếm các ứng viên phù hợp.
2.1.3 Tình hình hoạt động của AASC
2.1.3.1 Mạng lưới khách hàng của AASC.
Trong 17 năm hoạt động trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, AASC luôn trútrọng vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, nhờ vậy, AASC luôn duy trì độingũ khách hàng đông đảo và không ngừng tăng thêm qua các năm Khách hàng của
Trang 28Công ty gồm nhiều loại hình doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau.- Các Tổng công ty Nhà nước
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài- Các Công ty cổ phần, Công ty niêm yết- Các Tổ chức tín dụng
- Các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH
- Các dự án tài trợ bởi các tổ chức tín dụng quốc tế như: WB, ADB,…
2.1.3.2 Mục tiêu và phương châm hoạt động
AASC là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán và kiểmtoán với các mục tiêu cụ thể là:
- Cung cấp các dịch vụ chuyên ngành và các thông tin tin cậy;
- Giúp khách hàng ra các quyết định quản lý, tài chính và kinh tế một cách cóhiệu quả;
- Hỗ trợ khách hàng giải quyết tốt và kịp thời các vấn đề kinh tế phát sinh màít có một tổ chức dịch vụ chuyên ngành nào có thể thực hiện được.
Phương châm hoạt động mà Công ty đem đến cho khách hàng là:
- Độc lập, trung thực, khách quan và bảo mật;
- Tuân thủ các quy định của Nhà nước Việt Nam, các Chuẩn mực kiểm toánViệt Nam do Nhà nước ban hành cũng như các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế đượcchấp nhận chung;
- Đặt lợi ích hợp pháp của khách hàng lên hàng đầu.
2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của AASC giai đoạn 2005 – 2008.
Sau nhiều năm hoạt động, AASC ngày càng khẳng định được vị thế của mìnhtrên thị trường cạnh tranh, chất lượng kiểm toán và uy tín của công ty ngày càngđược nâng cao Điều này được thể hiện qua kết quả hoạt động kinh doanh của Côngty qua các năm.
Trang 29Bảng2.1: Kết quả kinh doanh của AASC giai đoạn 2005 - 2008
Cùng với việc tăng lên của doanh thu và lợi nhuận, Công ty cũng góp phầnkhông nhỏ vào việc đóng góp vào ngân sách nhà nước.Mỗi năm đóng góp cho ngânsách gần tỷ đồng.
2.1.4 Trình độ nhân viên và tổ chức bộ máy quản lý
2.1.4.1 Trình độ nhân viên
AASC tự hào là công ty kinh doanh trong lĩnh vực kiểm toán có số lượng nhânviên chuyên nghiệp cũng như số nhân viên có Chứng chỉ Kiểm toán viên đông trongnước Đó là điều kiện nền tảng để Công ty có thể cam kết với khách hàng cung cấpcác dịch vụ đa dạng với chất lượng cao.Hiện tại, Công ty đang có hơn 200 cán bộcông nhân viên, trong đó có hơn 50 KTV cùng nhiều cán bộ có bằng thạc sĩ và đangtheo hoc ACCA
Trang 30Bảng2.2: Tình hình nhân sự của AASC giai đoạn 2001-2007
Năm2008Cán bộ, nhân viên
Trong đó:- KTV
- Thẩm định viên về giá
- Thạc sĩ, cán bộ đang học cao học vàACCA
(Phòng hành chính tổng hợp AASC)
Nhận xét: Cùng với sự hình thành và nhu cầu nhân sự lớn mạnh của các Côngty chứng khoán, năm 2007 là năm biến động lớn về mặt nhân sự của AASC khi hơn150 cán bộ, nhân viên tách khỏi Công ty Tổng số nhân viên năm 2007 là 140người, chỉ bằng 46,67% so với năm 2006, trong đó KTV chỉ còn có 39 người, giảmhơn 3,926 lần.Năm 2008, nhờ chính sách tuyển dụng và đào tạo nhân lực, số lượngcán bộ công nhân viên tăng lên cả về số lượng và chất lượng, góp phần đem đến chokhách hàng những dịch vụ tốt nhất.
2.1.4.2 Tổ chức bộ máy quản lý
Do đặc thù về ngành nghề cũng như địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước,Công ty hiện áp dụng mô hình quản lý kiểu hỗn hợp, kết hợp giữa mô hình quản lýtheo kiểu chức năng với mô hình quản lý theo kiểu tham mưu.
Ban lãnh đạo của Công ty chịu trách nhiệm điều hành chung, quyết định cáchoạt động Công ty về đường lối, chính sách, tổ chức, kế hoạch, quản lý kinh tế phùhợp với định hướng và chiến lược của Công ty …Ban lãnh đạo Công ty bao gồm 1Tổng giám đốc và 4 Phó Tổng giám đốc.
Tồng giám đốc: Ông Ngô Đức Đoàn là người đại diện theo pháp luật củaCông ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và các cơ quan hữu quan, làngười chịu trách nhiệm cao nhất ký các quyết định, đồng thời phụ trách quản lý
Trang 31Phòng tổng hợp và Phòng kiểm toán xây dựng cơ bản.
Các Phó Tổng giám đốc: là người giúp việc cho Tổng giám đốc hoạch địnhchiến lược, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, thực hiện họat động chỉ đạo chuyên mônnghiệp vụ, hỗ trợ tư vấn cho Tổng giám đốc trong việc xây dựng bộ máy tổ chức,phương thức quản lý.
Công ty hiện có 6 phòng nghiệp vụ được phân chia theo mảng nghiệp vụchuyên trách gồm:
- Phòng Kiểm toán 1 - phòng tư vấn kiểm toán, cung cấp các dịch vụ tư vấnthuế, tài chính, kế toán, kiểm toán…
- Phòng Kiểm toán 2 - phòng kiểm toán các ngành thương mại và dịch vụ,cung cấp các dịch vụ liên quan đến các ngành thương mại dịch vụ.
- Phòng Kiểm toán 3 - phòng kiểm toán các ngành sản xuất vật chất, cung cấpdịch vụ kiểm toán BCTC và dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp sản xuất vật chất,các doanh nghiệp có nhu cầu xác định giá trị cổ phần hóa…
- Phòng Kiểm toán 5 - phòng kiểm toán các dự án, kiểm toán các dự án doChính phủ các nước và tổ chức phi chính phủ tài trợ.
- Phòng Kiểm toán XDCB: là phòng duy nhất thực hiện cung cấp dich vụ báocáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc các hạng mục công trình hoànthành…
- Phòng dịch vụ đầu tư nước ngoài: thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài và kiểm toán các dự án.
Ngoài các phòng nghiệp vụ nói trên, Công ty còn có các phòng ban:
Ban kiểm soát (có chức năng giúp Hội đồng thành viên rà soát chất lượng Báocáo kiểm toán và chất lượng hoạt động của các chi nhánh);
Phòng tổng hợp gồm 3 bộ phận chính: Bộ phận hành chính, Bộ phận kế toán,Bộ phận công nghệ thông tin
Tổ chức bộ máy quản lý tại AASC có thể khái quát thành sơ đồ sau:
Trang 332.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại AASC
Nhìn chung, bộ máy kế toán của AASC được thiết kế gọn nhẹ, tổ chức phùhợp với đặc điểm hoạt động của công ty kinh doanh cung cấp dịch vụ.
Tại trụ sở chính Hà Nội, bộ phận Kế toán của Công ty thuộc phòng hành chínhtổng hợp, gồm có 3 nhân viên: Kế toán trưởng, kế toán tổng hợp và thủ quỹ.
- Kế toán trưởng: Phụ trách chung công tác kế toán tại trụ sở, trợ giúp và chịutrách nhiệm toàn bộ trước Giám đốc và công tác kế toán trong Công ty.
- Kế toán tổng hợp: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng và chịu tráchnhiệm toàn bộ trước kế toán trưởng về công việc của mình, thực hiện việc lập báocáo tổng hợp, có chức năng hạch toán và ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt về hiện vật, quản lý thu chi tiền mặt và ghi sổquỹ Thủ quỹ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng và cũng chịu trách nhiệmtoàn bộ trước kế toán trưởng về công việc được giao.
Tại chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, bộ phận kế toán gồm 2 nhân viên vàthực hiện hạch toán độc lập Cuối kỳ, kế toán tại chi nhánh nộp BCTC về trụ sở HàNội để lập báo cáo tài chính tổng hợp.
2.1.5.2 Tổ chức công tác kế toán
- Các chính sách kế toán chủ yếu: Xuất phát từ tính chất ngành nghề kinh
doanh của mình, đảm bảo thống nhất về công tác kế toán với Công ty quản lý,trụ sở chính tại Hà Nội tổ chức công tác kế toán với một số đặc điểm sau:
+ Niên độ kế toán: từ ngày 1/1 đến 31/12.+ Báo cáo tài chính được lập theo tháng.
+ Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ.
+ Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng.+ Hình thức kế toán: hình thức nhật ký chung.
- Tổ chức hệ thống chứng từ: Công ty sử dụng hệ thống chứng từ theo mẫucủa Bộ Tài chính Ngoài ra, AASC cũng sửa đổi một số chứng từ có cho phù hợpvới hoạt động của công ty Các hoá đơn, chứng từ phải được lập ngay khi cung cấpdịch vụ và các khoản thu, chi phát sinh theo quy định
- Hệ thống tài khoản kế toán: Công ty sử dụng hệ thống TK ban hành theo
Trang 34Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.- Hình thức sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung Các mẫu sổtheo mẫu sổ do Bộ Tài chính ban hành.
- Tổ chức hệ thống báo cáo: Hệ thống BCTC mà công ty lập gồm các báo cáotheo QĐ số 167/ 2000/ QĐ-BTC ngày 25/ 10/ 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính baogồm: Bảng cân đối; Báo cáo kết quả kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;Thuyết minh báo cáo tài chính
Hiện nay công ty sử dụng phần mềm kế toán Fast 2005 Các nhân viên kế toánchỉ phải nhập các dữ liệu đầu vào máy tính sẽ kết xuất ra các loại báo cáo khácnhau.
2.1.6 Quy trình kiểm toán tại AASC
2.1.6.1 Tìm hiểu khách hàng và thỏa thuận cung cấp dịch vụ
AASC luôn chủ động tìm kiếm khách hàng bằng cách gửi thư chào tới cáckhách hàng tiềm năng Những đơn vị có nhu cầu kiểm toán sẽ gửi thư trả lời yêucầu Công ty gửi hồ sơ dự thầu Khi nhận được thư mời dự thầu, Công ty sẽ gửi bảnhồ sơ dự thầu bao gồm các đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính
- Các đề xuất kỹ thuật nêu rõ phương pháp tiếp cận trong quy trình kiểm toáncủa AASC và những kinh nghiệm mà AASC đã từng thực hiện trong những lĩnhvực có liên quan.
- Các đề xuất tài chính bao gồm giá phí và phương thức thanh toán phí kiểmtoán.
Việc tiếp cận với những khách hàng thường xuyên và khách hàng mới khácnhau Đối với khách hàng thường xuyên, AASC sẽ chủ động mời kiểm toán thôngqua thư kiểm toán vào ngày kết thúc niện độ năm trước năm kiểm toán.Với kháchhàng mới, AASC sẽ gửi thư mời thông qua thư chào kiểm toán và chờ nhận thư mờibỏ thầu.
Việc khảo sát, đánh giá sơ bộ về khách hàng tiềm năng là một công việc quantrọng để công ty có thể đưa ra quyết định hợp lý về việc chấp nhận kiểm toán cũngnhư những đề xuất kiểm toán ban đầu và ước tính phí dịch vụ
2.1.6.2 Thực hiện cuộc kiểm toán BCTC tại AASC
Quy trình này có thể được khái quát theo sơ đồ dưới.
Trang 35Sơ đồ2.2: Quy trình kiểm toán BCTC tại AASC
Lập kếhoạchkiểmtoán
Công việc thựchiện trước khikiểm toán
+ Đánh giá, kiểm soát và xử lý các RRKT;+ Lập hợp đồng kiểm toán.
Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược (đối với khách hàng có quy mô lớn, tính chấtphức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán BCTC nhiều năm)
Lập kế hoạchkiểm toán tổng thể
+ Thu thập thông tin cơ sở;
+ Hiểu biết về HT KSNB của khách hàng;+ Đánh giá rủi ro; xác định mức độ trọng yếu;+ Phương pháp kiểm toán đối với khoản mục;+ Yêu cầu nhân sự;
+ Tổng hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể;
Lập chương trình kiểm toán chi tiết
Thực hiệnkiểm toán
+ Thử nghiệm kiểm soát;+ Thử nghiệm cơ bản;+ Đánh giá kết quả;
Kết thúckiểmtoán
Kết luận vềcuộc kiểm toánvà lập BCKT
+ Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày phát hànhBCTC;
+ Thu thập các thư giải trình của BGĐ khách hàng;+ Lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán;Lập BCKT;Hoàn thiện hồ sơ kiểm toán
Các hoạt độngsau kiểm toán
+ Đánh giá kết quả và chất lượng cuộc kiểm toán;+ Giải quyết các sự kiện sau ngày ký BCKT
(Trích: Phòngđầu tư nước ngoài; Hồ sơ kiểm toán mẫu của AASC)
Trang 362.1.7 Hồ sơ kiểm toán và giấy tờ làm việc
2.1.7.1 Hồ sơ kiểm toán
Hệ thống hồ sơ kiểm toán của Công ty được xác định theo mô hình chuẩn từnăm 2002 theo mô hình hồ sơ kiểm toán của AASC Hệ thống này được xây dựngphù hợp với các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế và Chuẩn mực kiểm toán Việt nam.
Hồ sơ kiểm toán là các tài liệu do KTV lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưutrữ Tài liệu trong hồ sơ kiểm toán được thể hiện trên giấy, trên phim, ảnh, trênphương tiện tin học hay bất kỳ phương tiện lưu trữ nào khác theo quy định của phápluật hiện hành Hồ sơ kiểm toán được tổ chức thành hồ sơ kiểm toán thường trực vàhồ sơ kiểm toán năm.
- Hồ sơ kiểm toán thường trực ( Permanent File): Là hồ sơ kiểm toán chứa
đựng các thông tin chung về khách hàng liên quan tới hai hay nhiều cuộc kiểm toántrong nhiều năm tài chính của một khách hàng.
Hồ sơ kiểm toán thường trực thường gồm các thông tin về: tên và số hiệu hồsơ; các thông tin chung về khách hàng; các tài liệu về thuế; các tài liệu về nhân sự;các tài liệu về kế toán; các hợp đồng hoặc thỏa thuận với bên thứ ba có hiệu lựctrong thời gian dài; các tài liệu khác Hồ sơ kiểm toán thường trực được cập nhậthàng năm khi có sự thay đổi liên quan đến các tài liệu đề cập trên đây.
- Hồ sơ kiểm toán năm (Final Audit File): Là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các
thông tin về khách hàng chỉ liên quan tới cuộc kiểm toán một năm tài chính.
Hồ sơ kiểm toán năm thường gồm các thông tin về: các thông tin về người lập,kiểm tra (soát xét) hồ sơ kiểm toán; các văn bản tài chính, kế toán, thuế…của cơquan Nhà nước và cấp trên liên quan đến năm tài chính; báo cáo kiểm toán, thưquản lý, BCTC và các báo cáo khác…
KTV phải ghi chép và lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán của mình tất cả các tàiliệu và thông tin liên quan đến:
- Kế hoạch kiểm toán;
- Việc thực hiện cuộc kiểm toán: nội dung, chương trình và phạm vi của cácthủ tục đã thực hiện;
- Kết quả của các thủ tục đã thực hiện;
Trang 37- Những kết luận mà KTV rút ra từ những bằng chứng kiểm toán thu thậpđược.
Hồ sơ kiểm toán phải ghi lại tất cả những suy luận của KTV về những vấn đềcần xét đoán chuyên môn và các kết luận liên quan Hồ sơ làm việc được tổ chức vàsắp xếp một cách có hệ thống theo các chỉ mục từ tổng hợp đến chi tiết Việc tracứu thông tin và soát xét hồ sơ trở lên dễ dàng hơn thông qua hệ thống ký hiệu thamchiếu các vấn đề kiểm toán trên tài liệu và giấy làm việc (Phụ lục 1, phụ lục 2)
Hồ sơ kiểm toán được lưu giữ tại công ty để đáp ứng yêu cầu hành nghề vàphù hợp với quy định chung của pháp luật về bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu do Nhànước quy định và quy định riêng của tổ chức nghề nghiệp và phù hợp với quy địnhcủa riêng công ty.
2.1.7.2 Giấy tờ làm việc
Nhằm thuận lợi cho công việc kiểm toán cũng như sự kiểm soát chất lượngcông việc, Công ty quy định một hệ thống các mẫu giấy tờ làm việc thống nhất theotừng mục cụ thể và được đánh tham chiếu cho các mục đó Các giấy tờ làm việctrong một bộ hồ sơ kiểm toán bao gồm:
- Tờ tổng hợp số dư kiểm toán: là phần quan trọng nhất của một bộ hồ sơ kiểmtoán Tờ tổng hợp này phản ánh số dư tài khoản trước điều chỉnh và phân loại lại -điều chỉnh và phân loại - sau điều chỉnh Mỗi khoản mục của BCTC trên tờ này đềuphải đánh số tham chiếu vào từng phần hành riêng (tờ đầu của từng phần hành).
- Tờ đầu của từng phần hành: gồm những giấy làm việc phản ánh số dư trên sổcái mà nằm trong một khoản mục của BCTC Tờ này tập hợp tất cả các bút toánđiều chỉnh có ảnh hưởng đến khoản mục đó KTV phải đánh dấu tham chiếu từ tờnày đến tờ kiểm tra chi tiết để người soát xét có thể soát xét nội dung kiểm tra củatừng khoản mục.
- Tờ ghi chú hệ thống: tờ này ghi chép các thông tin cơ sở của khách hàng cóảnh hưởng trực tiếp tới phần hành kiểm toán
- Chi tiết kiểm toán: là bảng tổng hợp các thủ tục kiểm toán chi tiết đối vớitừng phần hành KTV trên cơ sở đánh giá rủi ro kiểm soát sẽ tiến hành phỏng vấntrên cơ sở hệ thống các câu hỏi có sẵn để xác định thủ tục kiểm toán sẽ thực hiện.
Trang 38- Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh: dùng để tập hợp toàn bộ các bút toánđiều chỉnh đã thống nhất với khách hàng Sau khi đã điều chỉnh và phân loại lại đãđược ghi vào tờ đầu, tờ tổng hợp số dư kiểm toán và bảng tổng hợp các bút toánđiều chỉnh thì KTV mới lập BCTC mới sau điều chỉnh.
2.2 Thực trạng việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toántrong kiểm toán BCTC tại Công ty ABC và Công ty XYZ do AASC thực hiện
2.2.1 Giới thiệu chung về khách hàng
Mạng lưới khách hàng của AASC khá đa dạng cả về quy mô và lĩnh vực hoạtđộng, vì vậy với mỗi khách hàng khác nhau thì quy trình và cách thu thập các bằngchứng kiểm toán là khác nhau Để thấy được cách thức thực hiện ở mỗi Công tynhư thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu hai khách hàng của Công ty: Công ty ABC làkhách hàng thường xuyên và Công ty XYZ là khách hàng mới của Công ty.
Công ty ABC là khách hàng thường niên của AASC Chuyên kinh doanhtrong lĩnh vực thiết bị điện, xây lắp, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bịđiện.Công ty 100% vốn nước ngoài được phép thành lập và hoạt động theo Giấyphép đầu tư được ban hàng bởi Ban quản lý khu công nghiệp Bắc Ninh Công tyABC cũng là Công ty 100% vốn nước ngoài, vốn pháp định trên giấy phép đầu tư là2.230.000USD Trong giai đoạn đầu sản xuất, hầu hết các sản phẩm của Công tyđều được bán cho các nhà đầu tư của Công ty, đặc điểm hoạt động này có ảnhhưởng đáng kể đến BCTC của Công ty.Bên cạnh đó là cuộc khủng hoảng tài chínhtoàn cầu, nên Công ty đang có chính sách cắt giảm chi phí Điều này được chú ý khithực hiện phân tích nhằm thu thập bằng chứng Đây là năm thứ 2 AASC thực hiệnkiểm toán tại ABC.
Công ty XYZ cũng là công ty100% vốn nước ngoài, là khách hàng mới củaAASC, chuyên gia công các mặt hàng phục vụ cho lắp ráp xe máy như đồng hồ đotốc, bộ dây điện và phao xăng… Đây cũng là 3 mặt hàng chủ đạo của Công ty, đemlại doanh thu rất lớn cho công ty.Cùng với sự phát triển và nhu cầu ngày càng tăngcủa các hãng xe máy, cùng với thị trường rộng lớn và sự tham gia của nhiều doanhnghiệp vào lĩnh vực này , doanh nghiệp có nhiều chính sách nhằm mở rộng thị
Trang 39trường, thu hút đầu tư và đổi mới trang thiết bị Vì vậy việc quản lý nhằm sử dụngtốt nhất các lợi thế của Công ty rất được trú trọng
2.2.2 Kỹ thuật thu thập bằng chứng áp dụng trong giai đoạn lập kế hoạchkiểm toán
Với khách hàng thường xuyên (công ty ABC), KTV sẽ dựa vào thông tin đãthu thập ở cuộc kiểm toán trước, thu thập thêm những thay đổi trong năm kết hợpcác công việc kiểm toán khác để định hướng cho việc thu thập các bằng chứng kiểmtoán giúp đưa ra các kết luận kiểm toán chính xác
Với khách hàng lần đầu (công ty XYZ), KTV sẽ tiến hành thu thập đầy đủthông tin để xây dựng hồ sơ kiểm toán, làm căn cứ cho các cuộc kiểm toán sau.
2.2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty ABC
a) Thu thập thông tin cơ sở, thông tin về địa vị pháp lý của khách hàng.
Cập nhập thông tin năm trước
Thu thập thông tin cơ sở, thông tin về địa vị pháp lý giúp KTV thu thập hiểubiết về ngành nghề, công việc kinh doanh và tìm hiểu về hệ thống kế toán, KSNBvà các bên liên quan để đánh giá rủi ro, từ đó lên kế hoạch kiểm toán Đối với kháchhàng thường niên là Công ty ABC thì tất cả các thông tin đã được lưu trữ trong hồsơ kiểm toán tại Công ty, vì vậy công việc mà KTV thực hiện sẽ là cập nhật nhữngthông tin mới Nhìn chung, các thông tin cơ sở và địa vị pháp lý của Công ty khôngthay đổi.
Phỏng vấn:
Phỏng vấn là kỹ thuật phổ biến được áp dụng nhằm thu thập bằng chứng kiểmtoán Trưởng nhóm kiểm toán là người đại diện phỏng vấn Ban Giám đốc và kếtoán trưởng Công ty khách hàng Phỏng vấn giúp KTV thu thập thêm bằng chứng,đồng thời tạo dựng lòng tin đối với khách hàng
Với khách hàng thường niên như Công ty ABC, KTV tiến hành gặp gỡ, phỏngvấn Ban Giám đốc Công ty để tìm hiểu những thay đổi của Công ty trong năm Quaquá trình phỏng vấn Ban Giám đốc bằng các câu hỏi “đóng”, KTV nhận thấy tìnhhình hoạt động của Công ty không có nhiều thay đổi so với kỳ trước ngoại trừ việc
Trang 40Công ty mở rộng thị trường Điều này góp phần làm tăng doanh thu rất lớn choCông ty.
Kiểm tra tài liệu:
Để bắt đầu thực hiện cuộc kiểm toán, KTV yêu cầu Ban Giám đốc Công tyABC cung cấp những tài liệu sau đây: Bản cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinhdoanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh BCTC và Báo cáo Giám đốc vàcam kết trách nhiệm trong việc chuẩn bị các Bản khai tài chính trình bày trung thực,hợp lý
b) Đánh giá chung về hệ thống KSNB của khách hàng.
Bước đầu thu được những hiểu biết sơ bộ về thông tin cơ sở và nghĩa vụ pháplý của khách hàng, KTV tiến hành đánh gia hệ thống KSNB của khách hàng bằngcác kỹ thuật phỏng vấn với một loạt câu hỏi đóng, câu hỏi mở và quan sát việc thựchiện của các nhân viên trong Công ty, đặc biệt là các nhân viên phòng kế toán
Dựa vào hiểu biết của KTV
Với khách hàng thường niên, nhóm kiểm toán luôn có những KTV đã thựchiện kiểm toán năm trước Dựa vào kinh nghiệm từ cuộc kiểm toán năm trước, KTVsẽ thu thập thông tin về hệ thống KSNB khách hàng một cách nhanh chóng Nhữngthông tin thu được sẽ được ghi chép trên giấy tờ làm việc và lưu vào hồ sơ kiểmtoán năm nay.
Biểu1: Trích giấy tờ làm việc của KTV.
Công ty TNHH DV Tư vấn Kế toán và Kiểm toán
Auditing and accounting financial consultancy service company
THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ
Niên độ kế toán: 31/12/2008 Người thực hiện: Bước công việc: Thu thập thông tin Ngày thực hiện:
- Tại công ty, có sự phân công công việc rõ ràng giữa các cán bộ, công nhân viên,Giám đốc ủy quyền thường xuyên cho các Phó Giám đốc trong việc quyết định mộtsố lĩnh vực mà họ phụ trách.