Hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn UHY thực hiện
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Viêt Nam nói riêng đang đối mặtvới những biến động khó lường Dịch vụ kiểm toán được coi là một trong những dịchvụ mang tính chuyên nghiệp cao và có ý nghĩa rất to lớn trong việc tạo lập môitrường kinh doanh minh bạch và có hiệu quả Trong tiến trình hội nhập chất lượngkiểm toán là vấn đề cơ bản có tính chất sống còn đối với kiểm toán Việt Nam Đặcbiệt khi kiểm toàn nước ngoài hội nhập vào thị trường Việt Nam thì việc khẳng địnhchất lượng kiểm toán trở nên quan trọng, đòi hỏi Công ty kiểm toán phát triển nhữngkỹ thuật kiểm toán vừa hiệu quả vừa tiết kiệm được chi phí Các Công ty kiểm toánViệt Nam không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán để đáp ứng nhu cầu đặt ra.Qua bốn tháng thực tập tại Công ty TNHH dịch vụ kiểm toán và tư vấn UHY (UHYLTD) đây là cơ hội để em tiếp cận thực tế vận dụng kiến thức đã học trong nhàtrường Qua đó em nhận thấy đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh haycung cấp dịch vụ thì khoản mục Nợ phải thu là một khoản mục lớn trên BCTC ảnhhưởng trọng yếu tới tính trung thực và hợp lý của BCTC Vì vậy kiểm toán khoảnmục Nợ phải thu đặc biệt quan trọng trong mọi cuộc kiểm toán Nên em chọn đề tài:
‘Hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu trong kiểm toán BCTC do Công tyTNHH dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn UHY thực hiện’ Mục đích nghiên cứu đề
tài là nhằm tiếp cận lý luận về kiểm toán BCTC nói chung cũng như kiểm toánkhoản mục phải thu nói riêng, mô tả thực tế kiểm toán khoản mục phải thu Công tyUHY LTD thực hiện, từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện chu trình kiểm toánkhoản mục phải thu.
Khoá luận tốt nghiệp của em gồm 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận về khoản phải thu trong kiểm toán BCTC
Chương 2: Thực trạng kiểm toán khoản mục phải thu trong kiểm toánBCTC do Công ty UHY LTD thực hiện
Chương 3: Nhận xét và một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toánkhoản mục phải thu trong kiểm toán BCTC do UHY LTD thực hiện
Trang 2Em xin chân thành cám ơn tới tập thể ban lãnh đạo Công ty UHY đã tạo điềukiện cung cấp các tài liệu của Công ty cho em trong quá trình thực tập cũng như cácanh chị trong phòng Tư vấn và đào tạo đã nhiệt tình hướng dẫn Và em cũng xin gửilời cám ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn Th.S Đinh Thế Hùng đã tận tình giúp đỡem hoàn thành bài khoá luận này.
Trang 3CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THUTRONG KIỂM TOÁN BCTC
1.1 Khái quát về kiểm toán BCTC
1.1.1 Khái niệm và đối tượng của kiểm toán BCTC
‘Kiểm toán là sự kiểm tra độc lập và là sự bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt độngcần kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và kiểmtoán ngoài chứng từ do các KTV có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trêncơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực’.[1,40]
Kiểm toán BCTC là hoạt động đặc trưng nhất của kiểm toán Kiểm toán BCTClà hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về tính trung thực và hợp lý của các thôngtin được trình bày trên BCTC do các KTV có trình độ tiến hành theo luật định Đối tượng trực tiếp của kiểm toán tài chính là bảng khai tài chính mà bộ phậnquan trọng của bảng khai tài chính là các BCTC và các bảng kê khai có tính pháp lýkhác như các bảng dự toán và các quyết toán ngân sách nhà nước, các bảng quyếttoán và dự toán các công trình cơ bản BCTC bao gồm các loại sau:
BCĐKT BCKQKD
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Thuyết minh BCTC
1.1.2 Mục tiêu và phương pháp tiếp cận của kiểm toán BCTC
Mục tiêu của kiểm toán BCTC là xác minh tính trung thực và hợp lý của cácthông tin được trình bày trên các BCTC nghĩa là xác minh xem các các thông tinđược đưa ra có phản ánh đúng tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh củađơn vị kiểm toán trên khía cạnh trọng yếu hay không, và BCTC có được lập theođúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không.
Trong mỗi cuộc kiểm toán BCTC KTV có thể tiếp cận bảng khai tài chính theohai cách như sau:
Một là: Phân chia BCTC theo khoản mục là cách phân chia máy móc từng khoảnmục hoặc nhóm khoản mục trên BCTC vào một phần hành Cách chia này tuy đơn
Trang 4giản dễ làm song lại không thấy được mối liên hệ kinh tế giữa các khoản mục cóliên hệ với nhau Ví dụ kiểm toán các khoản phải thu ( 131, 138, 136 )
Hai là: Phân chia theo chu trình là cách phân chia căn cứ vào mối liên hệ chặt chẽlẫn nhau giữa các khoản mục giữa các quá trình cấu thành và các yêu tố trong mộtchu trình Cách phân chia này có ưu điểm là thấy được mối liên hệ giữa các khoảnmục Nhược điểm là khó thực hiện, một tài khoản có liên quan tới nhiều nên dẫn tớitrùng tài khoản kiểm toán làm mất thời gian và chi phí kiểm toán Ví dụ kiểm toánchu trình bán hàng thu tiền ( 155, 331, 511, 111, 112 )
1.2 Khái quát chung về khoản phải thu
1.2.1 Đặc điểm các khoản phải thu
Các khoản phải thu là khoản mục chiếm tỷ lệ lớn trên BCĐKT bao gồm cáckhoản phải thu khách hàng, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác Đây lànguồn tài sản của doanh nghiệp đang bị các đối tượng khác chiếm dụng nó thể hiệnnguồn tiền mà doanh nghiệp sẽ thu trong tương lai Vì vậy kế toán công nợ phảitheo dõi chặt chẽ từng khoản nợ phải thu và có biện pháp thu hồi tránh tình trạng bịchiếm dụng vốn và mất khả năng thu hồi.
Các khoản công nợ theo dõi theo từng đối tượng, nội dung kinh tế và thời hạnthanh toán để dễ theo dõi và quản lý Đối với khách hàng truyền thống và có số dưlớn kế toán phải thực hiện đối chiếu số dư với khách hàng định kỳ Trường hợp cáckhoản phải thu thanh toán bằng hàng hoá hoặc bù trừ công nợ thì phải có chứng từhợp lệ Do các khoản công nợ luôn chứa đựng rủi ro là không có khả năng thu hồi vìvậy kế toán thanh toán phải theo dõi tình hình và khả năng thanh toán của kháchhàng để làm căn cứ cho việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi.
Các khoản phải thu được trình bày bên Nợ của BCĐKT, trường hợp doanh nghiệpnhận trước tiền đặt cọc hoặc số tiền nhận được nhiều hơn số phải thu thì xuất hiệnsố dư bên Có Cuối kỳ để thuận tiện cho việc theo dõi công nợ kế toán thường bùtrừ số dư bên Nợ và bên Có của cùng một đối tượng.
1.2.2 Phân loại các khoản phải thu
Khi phát sinh khoản phải thu, căn cứ vào đối tượng và nội dung kinh tế củakhoản phải thu kế toán hoạch toán thành các khoản mục sau:
Trang 5Một là Khoản phải thu khách hàng ( TK 131 ): Phản ánh nợ phải thu và tìnhhình thanh toán nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về việc bán hàng hoáhay cung cấp dịch vụ.
Hai là khoản phải thu nội bộ ( TK 136 ): Phản ánh nợ phải thu và tình hìnhthanh toán công nợ giữa các bộ phận trong cùng một doanh nghiệp Giữa đơn vị cấptrên với đơn vị trực thuộc, giữa các thành viên trong cùng một công ty về các khoảnchi trả, thanh toán, thu hộ chi hộ hoặc các khoản cấp dưới phải nộp cho cấp trên,cấp trên phải cấp cho cấp dưới.
Ba là khoản phải thu khác (TK 138 ): Phản ánh nợ và tình hình thanh toán nợphải thu của doanh nghiệp với các đối tượng phát sinh trong quá trình hoạt động trừTK 131 Ví dụ khoản phải thu do phát hiện thấy tài sản thừa chờ xử lý.
Trong ba khoản phải thu nêu trên thì phải thu khách hàng là khoản chiếm tỷtrọng lớn và quan trọng nhất Phản ánh số tiền phải thu của người mua do độ trễ củaquá trình bán hàng thu tiền Khoản phải thu khách hàng liên quan mật thiết với việctrích lập dự phòng phải thu khó đòi, ghi nhận doanh thu xác định kết quả kinhdoanh và nghĩa vụ với nhà nước.
1.3 Một số vấn đề trong kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán BCTC
1.3.1 Tầm quan trọng của kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán BCTC
Trong nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ, mỗi doanh nghiệp khôngthể tồn tại độc lập mà phải hợp tác quan hệ với nhau cũng phát triển Vì vậy cácgiao dịch mua bán, các nghiệp vụ kinh tế trao đổi giữa các chủ thể kinh tế được mởrộng Do đó các khoản phải thu và phải trả của các doanh nghiệp ngày càng được đadạng hoá về đối tượng và quy mô Các khoản phải thu ngày càng chiếm tỷ trọng lớnvà việc quản lý, thu hồi chúng càng phức tạp Hơn nữa các khoản phải thu hết sứcnhạy cảm ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh toán và sức mạnh tài chính củacác doanh nghiệp Chính vì vậy việc theo dõi và quản lý tốt khoản phải thu hết sứcquan trọng cần thiết đối với các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể tránh đượcnhững rủi ro như: Bị khách hàng chiếm dụng vốn giảm tốc độ quay vòng vốn tăngchi phí tài chính, nhân viên lợi dụng vốn, ghi nhận doanh thu và trích lập dư phòngkhoản phải thu không phù hợp.
Trang 6Thêm vào đó sự thay đổi liên tục của chế độ tài chính nên kế toán có thể chưa cậpnhật thông tin và làm không đúng với chế độ quy định Để ngăn ngừa những vấn đềnêu trên các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kiểm toán khoản mục phải thu phát hiệnnhưng sai sót, yếu kém trong công tác kế toán và kiểm soát nội bộ đồng thời đưa racác kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thông kế toán nói chung và khoản phải thu nóiriêng đảm bảo BCTC trình bày trung thực hợp lý về tình hình tài chính của doanhnghiệp.
1.3.2 Mục tiêu kiểm toán trong kiểm toán khoản phải thu
Tương tự mọi hoạt động có ý thức của con người kiểm toán cũng có mục đíchcũng như các chuẩn mực cần hướng tới Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số200, khoản 11xác định ‘Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công tykiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BTCT có được lập trên cơ sở chuẩn mực vàchế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan vàcó phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không Mục tiêukiểm toán còn giúp cho đơn vị kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phụcnhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị’ Vậy mục tiêu kiểm toánlà hệ thống các tiêu điểm cần hướng tới trong mỗi cuộc kiểm toán do đó việc xácđịnh hệ thống mục tiêu kiểm toán khoa học sẽ giúp KTV thực hiện đúng hướng vàcó hiệu quả trong hoạt động kiểm toán Các mục tiêu kiểm toán được xây dựng trêncơ sở bản chất đặc điểm và chứ năng của đối tượng kiểm toán.
Trong hệ thống mục tiêu kiểm toán bao gồm cả mục tiêu kiểm toán chung và mụctiêu kiểm toán đặc thù Các mục tiêu chung lại được chia thành hai loại cụ thể là sựtrung thực hợp lý chung và các mục tiêu chung khác Tính hợp lý chung giúp KTVđánh giá các số dư tài khoản có trung thực hợp lý hay không xét theo tất cả cácthông tin mà KTV có về công việc kinh doanh của khách hàng Nếu mục tiêu vềtính trưng thực, hợp lý chung chưa được thoả mãn thì một hay nhiều mục tiêu chungkhác sẽ được quan tâm nhiều hơn Các mục tiêu chung khác được đặt ra tương ứngvới cam kết của nhà quản lý là hiệu lực, tính trọn vẹn quyền và nghĩa vụ, phân loạivà trình bày, tính giá, tính chính xác cơ học.
Trang 7Hiểu được mục tiêu chung của kiểm toán mới chỉ là bước đầu, kế tiếp theo đó làcụ thể hoá các mục tiêu chung này vào các phần hành cụ thể các mục tiêu đặc thù.Mục tiêu kiểm toán đặc thù được xác định dựa trên mục tiêu chung và đặc điểm củahệ thống kế toán, HTKSNB của từng phần hành, khoản mục cụ thể Vì vậy mỗi mụctiêu chung đều có ít nhất một mục tiêu đặc thù Đối với khoản mục phải thu, hệthống mục tiêu đặc thù được cụ thể hoá như sau:
Bảng 1.1 Hệ thống các mục tiêu đặc thù trong kiểm toán khoản phải thuc thù trong ki m toán kho n ph i thuểm toán khoản phải thu ản phải thu ản phải thu
Tính hợp lýchung
- Cần tách biệt giữa bán hàng và thu tiền
- Các khoản phải thu được ghi nhận đúng đắn có căn cứ hợp lý đảm bảo không có sai sót trọng yếu.
Tính hiệu lực Các khoản phải thu được ghi nhận đều có thực tại thời điểm lậpBCTC:
- Việc bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ thực tế đã phát sinh trongkỳ
- Các khoản đã thu phát sinh là có thật
Tính đầy đủ Các khoản phải thu phát sinh trong kỳ đã được ghi nhận đầy đủ:- Các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản thunội bộ, và các khoản phải thu khác được ghi sổ đầy đủ
Quyền và nghĩavụ
Các khoản phải thu, giá trị tài sản đem cầm cố, ký cược ký quỹđều được phản ánh và thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệpPhân loại và trình
Các khoản phải thu được phân loại và trình bày theo từng đốitượng, nội dung và được thuyết minh đầy đủ
Tính giá Khoản phải thu được tính giá đúng đắn:
- Các nghiệp vụ bán hàng đã được ghi sổ đúng về số lượng,chủng loại và đơn giá của doanh nghiệp
- Các khoản phải thu đều được tính giá đúng theo giá trị thuầncó thể thực hiện được
Tính chính xáccơ học
Các khoản phải thu được tính toán đúng:
- Các nghiệp vụ bán hàng thu tiền được ghi nhận đúng đắn vàchính xác
- Nợ phải thu được ghi nhận đúng số tiền công gộp trên
Trang 8BCTC khớp với sổ chi tiết và sổ cái các khoản phải thu
- Các bút toán cộng sổ, chuyển sổ, sang trang đều chính xác,trùng khớp
Tính đúng kỳ - Các nghiệp vụ bán hàng và thu tiền được ghi sổ đúng kỳphát sinh.
- Các khoản phải thu được ghi nhận kịp thời
Tính được phép - Các nghiệp vụ bán hàng chịu được phê chuẩn ở cấp có thẩmquyền phù hợp
- Những nghiệp vụ bán chịu, việc tiếp nhận hàng bán bị trảlại phải có sự xét duyệt phê chuẩn của người có thầm quyền( Nguồn: [7,10]
1.3.3 Quy trình kiểm toán khoản phải thu
Theo nguyên lý chung, trình tự kiểm toán khoản phải thu cũng trải qua ba giaiđoạn là: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, hoàn thành và công bố Báocáo kiểm toán Thông qua các giai đoạn này KTV thu thập bằng chứng kiểm toán làcăn cứ cho việc đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của khoản mục phải thu.
1.3.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Đây là bước công việc đầu tiên nhưng có ý nghĩa quyết định tới chất lượngcủa cuộc kiểm toán vì nó chuẩn bị những điều kiện tiền đề cuộc kiểm toán diễn rathuận lợi đặc biệt khi kiểm toán ở Việt Nam còn khá mới mẻ Trong chuẩn mực
kiểm toán Việt Nam số 300 quy định rõ ‘KTV và công ty kiểm toán phải lập kếhoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả’.
Lập kế hoạch kiểm toán chính xác hợp lý giúp KTV có thể thu thập được bằngchứng có giá trị và đầy đủ cho ý kiến kiểm toán ở mức chi phí thấp nhất đồng thờitránh những bất đồng với khách hàng kiểm toán Trình tự lập kế hoạch kiểm toándiễn ra như sau:
Sơ đồ 1.1 Trình tự lập kế hoạch kiểm toán
Trang 9Chuẩn bị kế hoạch
Trước khi tiếp nhận kiểm toán cho một khách hàng, KTV và công ty kiểm toánphải chuẩn bị kế hoạch kiểm toán bao gồm: xem xét khả năng chấp nhận kiểm toán,xác định mục tiêu kiểm toán, chuẩn bị về nhận sự cũng như các yếu tố cần thiết vàký hợp đồng kiểm toán.
Thứ nhất đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán là một vấn đề rất quan trọng hàng
đầu trong việc xây dựng uy tín, thương hiệu cho công ty kiểm toán Thông thườngcác công ty kiểm toán chia khách hàng thành hai đối tượng là khách hàng thườngxuyên và khách hàng tiềm năng Để đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán phảicăn cứ vào tình hình thực tế của khách hàng và khả năng cung cấp dịch vụ của côngty kiểm toán Trước tiên là xem xét tính độc lập của KTV, khả năng phục vụ tốt yêu
Chuẩn bị kế hoạch
Thu thập thông tin cơ sở
Thu thập thông tin về quyền và nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Thực hiện thủ tục phân tích, đáng giá trọng yếu và rủi ro
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nộ bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát
Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán
Trang 10cầu của khách hàng, và việc chấp nhận cuộc kiểm toán này có ảnh hưởng tới uy tíncủa công ty kiểm toán hay không.
Đối với khách hàng truyền thống: Công ty kiểm toán đã từng tiến hành kiểm toánnên đã có nhiều thông tin về khách hàng rồi nhưng KTV vẫn phải thường xuyên cậpnhật những thay đổi có thể ảnh hưởng tới rủi ro kiểm toán khiến phải ngừng cuộckiểm toán Trường hợp phải ngừng cung cấp dịch vụ khi có những mâu thuẫn sauđây giữ công ty kiểm toán và khách hàng kiểm toán: Giới hạn về phạm vi cuộckiểm toán, loại báo cáo kiểm toán hoặc KTV nghi ngờ về tính liêm chính của thànhviên ban giám đốc
Đối với khách hàng năm đầu: KTV phụ trách có thể tìm hiểu thông tin về kháchhàng thông qua việc trao đổi với KTV tiền nhiệm, qua tạp chí, internet và các bêncó liên quan như nhà cung cấp, Ngân hàng KTV cần tìm hiểu: tại sao khách hànglại thay đổi Công ty kiểm toán, tính liêm chính của ban giám đốc, đặc điểm ngànhnghề kinh doanh, các yếu tố về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Thứ hai: Nhận diện lý do kiểm toán để xác định phạm vi, mục tiêu của người sửdụng BCTC làm cơ sở cho việc xác định số lượng bằng chứng kiểm toán cần thuthập Đối với những khách hàng kiểm toán cần nhằm mục đích kiểm tra tình hìnhhoạt động tình hình tài chính kế toán và hiệu quả của HTKSNB thì khi thực hiệnkiểm toán khoản phải thu KTV thường xem xét việc phê chuẩn cho các nghiệp vụbán hàng, xét duyệt bán chịu, chiết khấu giảm giá, hàng bán bị trả lại và việc tổchức hoạch toán kế toán đã tuân thủ theo quy định của chế độ kế toán hiện hànhchưa? Từ đó đưa ra những biện pháp hoàn thiện công tác kế toán và HTKSNB đốivới khoản phải thu.
Đối với những khách hàng đang có nhu cầu vay vốn, thu hút đầu tư mở rộng sảnxuất, hoặc xác nhập vào tập đoàn mới thì mục đích kiểm toán là để minh bạch hoátình hình tài chính và tạo niềm tin thì khi tiến hành kiểm toán khoản phải thu KTVquan tâm tới việc xác minh tính có thực và khả năng thu hồi của các khoản phải thutừ đó đưa ra ý kiến rằng các khoản phải thu có phản ánh đúng quyền của kháchhàng kiểm toán hay không.
Trang 11Thứ ba: Chuẩn bị về nhân sự và cơ sở vật chất cho cuộc kiểm toán Việc lựa chọnKTV thích hợp có đủ năng lực trình độ và kinh nghiệm làm việc về ngành nghề lĩnhvực kinh doanh của khách hàng đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán Khi lựachọn đoàn kiểm toán cho khách hàng truyền thống cần lựa chon cả KTV đã tiếnhành kiểm toán và cả KTV chưa thực hiện kiểm toán để trách tư duy theo một lốimòn nhưng cũng đảm bảo trong nhóm có người am hiểu có khả năng giám sát cácnhân viên chưa có kinh nghiệm Ngoài ra các điều kiện vật chất cần được chuẩn bịđầy đủ như văn phòng phẩm máy tính và các công cụ hỗ trợ khác cần thiết Công tykiểm toán yêu cầu khách hàng chuẩn bị những tài liệu sau đây:
Báo cáo tổng hợp công nợ của khách hàng
Bảng kê chi tiết công nợ của các khoản phải thu khách hàng, phải thu nội bộ,phải thu khác theo từng đối tượng, từng nội dung kinh tế cũng như thời hạn thanhtoán
Chính sách, quy chế của khách hàng kiểm toán về việc phê chuẩn nghiệp vụbán hàng, bán chịu về quản lý và thu hồi các khoản nợ, trích lập dự phòng phải thukhó đòi
Giử thư xác nhận cho một số đối tượng theo yêu cầu của công ty kiểm toán. Các chứng từ hoá đơn kèm theo.
Thứ tư: Ký kết hợp đồng kiểm toán đây là sự ký kết thoả hiệp chính thức giữa
công ty kiểm toán và khách hàng của mình về việc cung cấp dịch vụ kiểm toán vàtư vấn Đây là cơ sở cho quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia ký hợp đồng.Trong hợp đồng quy định rõ phạm vi giới hạn trách nhiệm của KTV, sự hợp tácgiúp đỡ của khách hàng trong quá trình thu thập chứng từ Việc ký kết hợp đồngkiểm toán được quy định rất cụ thể trong chuẩn mực kiểm toán số 210 Khi hợpđồng kiểm toán được ký kết là dấu hiệu chứng tỏ cuộc kiểm toán chính thức bắtđầu.
Thu thập thông tin cơ sở
Đây là những thông tin cơ bản phản ánh khái quát về lĩnh vự kinh doanh cũngnhư tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Trang 12Thứ nhất là thu thập thông tin về ngành nghề và công việc kinh doanh củakhách hàng làm cơ sở cho việc cho việc đánh giá rủi ro tiềm tàng có thể gặp phảicũng như vận dụng thủ tục kiểm toán cho phù hợp Ví dụ tại một doanh nghiêp kinhdoanh thương mại các nghiệp vụ bán hàng với số lượng lớn và thanh toán sau nênkhi kiểm toán khoản phải thu chứa đựng rủi ro hơn với những doanh nghiệp sảnxuất bán với số lượng nhỏ và thường thanh toán ngay.Vì vậy, khi kiểm toán khoảnphải thu tại doanh nghiệp thương mại tiến hành cẩn thận, mở rộng phạm vi kiểmtoán thu thập nhiều bằng chứng hơn so với công ty sản xuất bán với số lượng nhỏ.Việc thu thập thông tin cơ sở được quy định trong chuẩn mục kiểm toán Viết Nam
số 300 như sau: ‘Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải biết về hoạt động kinhdoanh của khách hàng để nhận biết các sự kiện, nghiệp vụ nào có thể ảnh hưởngtrọng yếu tới BCTC’ Các thông tin cần thu thập trong giai đoạn này như sau:
Đặc điểm về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh… và những ảnh hưởng củađặc điểm này tới khoản phải thu như quy mô, tính chất thời điểm thu hồi và rủi rocó thể sảy ra đối với khoản phải thu Ví dụ như doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực xây lắp lắp đặt thì khoản phải thu phát sinh lớn và thời hạn thanh toán dài.
Ảnh hưởng của ngành nghề hoạt động kinh doanh tới cơ cấu tổ chức và côngtác hoạch toán kế toán của khách hàng Ví dụ như đơn vị EVN - Telecom kinhdoanh mạng, điện thoại Điện lực… thì có nhiều đơn vị điện lực khắp cả nước nênviệc hoạch toán thu thập chứng từ không tập trung, còn một doanh nghiệp sản xuấtthông thường các phát sinh trong quá trình hoạt động chỉ tập trung một nơi nên dễdàng hoạch toán kế toán theo kiểu tập trung KTV còn phải xem xét những khácbiệt của khách hàng kiểm toán với những đơn vị trong cùng ngành nghề ảnh hưởngtới công tác kế toán nói chung và hoạch toán khoản phải thu nói riêng.
Việc thu thập thông tin cơ sở có thể thực hiện bằng cách: đối với kháchhàng truyền thồng thì xem xét hồ sơ kiểm toán các năm trước và phỏng vấn kháchhàng Đối với khách hàng năm đầu tiền KTV có thể tham khảo sách báo tài liệu,hỏi ý kiến KTV tiền nhiệm, các chuyên gia, phỏng vấn ban giám đốc, tham quannhà xưởng hoặc xem xét lại các chính sách của công ty
Trang 13Thứ hai: Nhận diện các bên liên quan
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 550 nêu rõ: ‘các bên liên quan đượchiểu là các bộ phận trực thuộc các chủ sở hữu chín thức của công ty khách hàng haybất cứ công ty chi nhánh, một tổ chức hay cá nhân nào mà công ty khách hàng cóquan hệ và các tổ chức cá nhân đó có khả năng điều hành, kiểm soát và có ảnhhưởng đáng kể tới các chính sách kinh doanh hoặc chính sách quản trị của công tykhách hàng’ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh giữa các bên liên quan thường là quátrình mua và bán giữa một công ty mẹ với các công ty con của nó, các khoản thu hộchi hộ giữa các chi nhánh của một tổng công ty, các khoản tiền cho các công nhânviên chức vay Vì vậy các nghiệp vụ này thường liên quan tới khoản phải thu nội bộcần được thu thập trong giai đoạn thu thập thông tin về khách hàng.
Thứ ba là thu thập thông tin về quyền và nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Giấy phép thành lập và điều lệ công ty: Việc thu thập và nghiên cứu nhữngtài liệu này giúp KTV hiểu được quá trình hình thành, hoạt động và phát triển cũngnhư cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng ban, bộ phận trong công ty.
Các BCTC của năm hiện hành, báo cáo kiểm toán thanh tra của các nămtrước: tài liệu này giúp KTV có những đánh giá ban đầu về việc tổ chức hoạch toánvà quản lý những điểm còn hạn chế và rủi ro khi kiểm toán khoản phải thu Đồngthời giúp KTV nhận biết được tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanhnghiệp làm cơ sở để KTV thực hiện các thủ tục phân tích.
Biên bản các cuộc họp (nếu có): Là tài liệu cho biết những vấn đề quan trọngđã được thảo luận và quyết định trong các cuộc họp của ban giám đốc hội đồngquản trị có ảnh hưởng tới việc hình thành và trình bày trung thực các thông tin trênBCTC KTV phải xem xét các quy định của đơn vị về phê chuẩn các nghiệp vụ bánchịu, chính sách quản lý và thu hồi phải thu, phân công trách nhiệm cụ thể đối vớitừng cá nhân, phòng ban có liên quan.
Các hợp đồng và cam kết quan trọng: Giúp KTV tiếp cận với các hoạt độngchính của khách hàng Trong kiểm toán khoản phải thu KTV cần xem xét dấu hiệucủa việc xét duyệt bán chịu, điều khoản về thời hạn, phương thức thanh toán; tiềnphạt bồi thường nếu vi phạm hợp đồng.
Trang 14Tìm hiểu HTKSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát
Kiểm tra, kiểm soát là một chức năng của quản lý, nó không chỉ là một giaiđoạn của quản lý mà nó được thực hiện ở tất cả các khâu của quá trình này Chứcnăng kiểm tra kiểm soát được thực hiện chủ yếu bởi HTKSNB của doanh nghiệp.Theo liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC), HTKSNB là hệ thống chính sách và thủtục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu sau: bảo vệ tài sản của đơn vị; đảmbảo độ tin cậy của các thông tin; đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý vàđảm bảo hiệu quả của hoạt động.
Khi tìm hiểu HTKSNB của khách hàng KTV cần nhận thức rằng mỗiHTKSNB dù được thiết kế hoàn hảo tới đâu cũng không thể ngăn ngừa hay pháthiện hết sai phạm có thể sảy ra đó chính là hạn chế cố hữu của HTKSNB Phầnlớn công tác kiểm soát nội bộ thường chú ý tới các nghiệp vụ lặp đi lặp lại màkhông tác động tới các nghiệp vụ bất thường Hơn nữa còn có các rủi ro do sai sótxuất phát từ sự thiếu chú ý của con người hoặc do thiếu kinh nghiệm…
HTKSNB được cấu thành bởi ba bộ phận chủ yếu sau:
Một là môi trường kiểm soát: Nó bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong và bênngoài đơn vị có tính môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và sử lý dữliệu của các loại hình kiểm soát nội bộ Khi kiểm toán khoản phải thu cần xem xétquan điểm thái độ và nhận thức của ban quản tri và ảnh hưởng của yếu tố môitrường đến việc quản lý, kiểm soát và thu hồi nợ phải thu.
Thứ hai là hệ thống kế toán: Hệ thống kế toán của đơn vị bao gồm hệ thốngchứng từ kế toán, hệ thống sổ sách kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và hệ thốngbảng tổng hợp và cân đối kế toán Trong đó quá trình lập và luân chuyển chứng từđóng vai trò quyết định trong công tác kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp Đối vớikiểm toán khoản phải thu KTV cần xem xét việc hoạch toán khoản phải thu cótuân thủ chế độ kế toán hiện hành và phù hợp với đặc trưng của doanh nghiệp haykhông Các chứng từ có được lập và phê duyệt đúng thẩm quyền không, cácnghiệp vụ mua bán thu tiền có được thu thập phân loại và ghi sổ đúng đắn không.
Thứ ba là các thủ tục kiểm soát: Chúng được xây dựng bởi nhà quản lý dựatrên ba nguyên tắc cơ bản là bất kiêm nhiệm, nguyên tắc phân công phân nhiệm và
Trang 15chế đ uỷ quyền KTV cần xác định khách hàng có xét duyệt các nghiệp vụ bánchịu; phê chuẩn đầy đủ với hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, trích lập dựphòng; có phân công phân nhiệm cho từng cá nhân, phòng ban cụ thể để quản lývà thu hồi nợ không.
Sau khi tìm hiểu HTKSNB của khách hàng kiểm toán KTV phải thực hiệnđánh giá rủi ro ban đầu về rủi ro kiểm soát cho số dư của mỗi khoản mục trọngyếu làm cơ sở cho việc xác định rủi ro kiểm toán và rủi ro phát hiện.
mỗi quan hệ lôgíc giữa các chỉ tiêu của BCTC và giảm bớt quy mô kiểm tra chitiết Khoản phải thu là khoản mục lớn và ảnh hưởng trọng yếu tới BCĐKT củađơn vị do đó thủ tục phân tích không thể thiếu trong kiểm toán khoản phải thu.Thủ tục phân tích gồm:
Thứ nhất là phân tích ngang: là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh trị sốcủa cùng một chỉ tiêu trên BCTC Khi kiểm toán khoản phải thu cần so sánh số dưkhoản phải thu kỳ này với kỳ trước hoặc giữa các kỳ với nhau, đầu kỳ với cuối kỳ,số thực tế với số kế hoạch hay ước tính chủ quan của KTV, so sánh số liệu củakhách hàng với số liệu chung của ngành, của các đơn vị có cùng quy mô….
Thứ hai là phân tích dọc: là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệtương quan của các chỉ tiêu của các khoản mục trên BCTC Các tỷ suất tài chínhdùng trong phân tích dọc khi kiểm toán khoản phải thu là: Tỷ suất số vòng quaykhoản phải thu, tỷ lệ nợ khó đòi so với tổng số nợ phải thu và tổng tài sản
Đánh giá trọng yếu và rủi ro
Đây là bước công việc hết sức quan trọng đối với việc lập kế hoạch và thiết
kế chương trình kiểm toán Trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 ‘Trọng
Trang 16yếu là khái niệm chỉ quy mô hay tầm cỡ và bản chất của các sai phạm của cáccủa các thông tin tài chính hoặc là đơn lẻ hoặc là từng nhóm mà trong bối cảnhcụ thể nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì không thể chính xác hoặc sẽrút ra kết luận sai lầm’ Trên góc độ người sử dụng thông tin một cách đơn giản là
một thông tin quan trọng và cần phải được trình bày nếu nó có khả năng ảnhhưởng tới các quyết định của người sử dụng Nhiệm vụ của KTV là xác định xemcác BCTC có sai phạm trọng yếu hay không Vì vậy đánh giá trọng yếu rất quantrọng nhất là trong giai đoạn lập kế hoạch KTV phải đánh giá mức trọng yếu đểước lượng mức độ sai sót có thể chấp nhận được, xác định phạm vị, quy mô cácthử nghiệm Mức trọng yếu chỉ là tương đối phụ thuộc vào ước tính chủ quan củaKTV một sai phạm có thể trọng yếu với đơn vị này nhưng lại không trọng yếu vớiđơn vị khác.
Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu là ước lượng tối đa mà KTV tin rằng ởmức độ đó BCTC có thể chứa đựng các sai phạm nhưng không ảnh hưởng tớiquyết định đúng đắn của người sử dụng thông tin tài chính Mức trọng yếu banđầu quyết định tới số lượng và chất lượng của bằng chứng kiểm toán cần thu thập.Mức trọng yếu ban đầu không cố định mà có thể thay đổi tuỳ thuộc và những pháthiện của KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán Dù ước lượng ban đầu vè mứctrọng yếu là một xét đoán chủ quan song các công ty kiểm toán thường đưa ranhững phương pháp cho các KTV ước lượng ban đầu về mức trọng yếu Sau đâylà bảng ví dụ về quy định về mức trọng yếu:
Bảng 1.2 Bảng quy định về mức trọng yếunh v m c tr ng y uề mức trọng yếu ức trọng yếu ọng yếu ếu
Vị trí của khoảnmục
Không trọng yếu Có thể trọng yếu Chắc chắn trọngyếu
Từ 5% - 10% Lãitrước thuế
Trên 10% Lãitrước thuế
BCĐKT Dưới 10% giá trịtài sản
Từ 10% - 15% Giátrị tài sản
Trên 15% Giá trịtài sản
(Nguồn: [2, 122])
Trang 17Sau khi KTV đã ước lượng ban đầu về mức trọng yếu, bước công việc tiếptheo là phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho từng khoản mục trênBCTC làm cơ sở cho việc xác định số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thậptrên mỗi khoản mục với mức chi phí kiểm toán là thấp nhất Việc phân bổ mứctrọng yếu căn cứ vào bản chất của mỗi khoản mục cũng như xét đoán nghề nghiệpcủa KTV Khoản phải thu là khoản mục khá lớn lại rất phức tạp thường chứa đựngnhiều sai phạm nên việc phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục này phải được xemxét cẩn thận Các thủ tục kiểm toán thường tập trung vào các tài khoản trên BCĐKTnên KTV thường phân bổ ước lượng về mức trọng yếu cho các khoản mục trênBCĐKT hơn là BCKQKD.
Bước tiếp theo là KTV đánh giá rủi ro kiểm toán KTV dựa trên cơ sở mứctrọng yếu được xác định cho toàn bộ BCTC và phân bổ cho từng khoản mục KTVđánh giá khả năng sảy ra sai phạm trọng yếu đối với toàn bộ BCTC cũng như từngkhoản mục để lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán cho phù hợp
Rủi ro kiểm toán là rủi ro mà KTV có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần vềnhững BCTC trình bày sai lệnh trọng yếu Rủi ro kiểm toán có thể dẫn đến các vụkiện hoặc bồi thường vật chất của các công ty khách hàng cũng như người sử dụngthông tin Rủi ro xuất phát từ sai lệch tiềm ẩn trong BCTC đã vượt quá HTKSNBcủa đơn vị mà không bị thử nghiệm cơ bản trong quá trình kiểm toán phát hiện Rủi ro kiểm toán nằm trong khoảng từ 0 đến 1 ( 0 đến 100% ) Khi xác định rủiro bằng 0 tức là đảm bảo hoàn toàn về tính chính xác của BCTC là không thực hànhtiết kiệm Ngược lại nếu rủi ro kiểm toán là 1 nghĩa là bất kỳ cuộc kiểm toán nàoKTV đều đưa ra nhận xét sai lệch trong yếu Khi đánh giá rủi ro kiểm toán KTV cầnđánh giá ba loại rủi ro như sau:
Rủi ro tiềm tàng: là khả năng tồn tại các sai phạm trong yếu trong bản thân
các đối tượng kiểm toán khi chưa tính tới tác động của bất cứ hoạt động kiểm soátnào.
Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới rủi ro tiềm tàng là; Bản chất công việckinh doanh của khách hàng, tính liêm chính của ban quản trị động cơ của kháchhàng kiểm toán, kết qủa của lần kiểm toán trước, khách hàng lần đầu hay khách
Trang 18hàng quen thuộc, các nghiệp vụ không thường xuyên, Số lượng tiền của số dư tàikhoản, trình độ ban giám đốc và các nhân viên
Rủi ro kiểm soát (CR) là khả năng HTKSNB của đơn vị kiểm toán không
phát hiện, ngăn ngừa và sửa chữa kịp thời các sai phạm trọng yếu KTV không tạora rủi ro kiểm soát và cũng không kiểm soát được chúng Họ chỉ có thể đánh giáHTKSNB của đơn vị được kiểm toán và từ đó đưa ra mức rủi ro kiểm soát dự kiến.Nếu cơ cấu kiểm soát nội bộ hoàn toàn không hiểu quả đối với việc ngăn ngừa hoặcphát hiện sai sót, do đó KTV sẽ phân bổ 100% yếu tố rủi ro cho rủi ro kiểm soát Cơcấu kiểm soát nọi bộ càng hiệu quả thì yếu tố rủi ro kiểm soát được phân bổ càngthấp
Trước khi các kiểm toán có thể sử dụng một mức rủi ro kiểm soát thấp hơn mứctối đa 100%, họ phải làm ba việc: có một sự hiểu biết về cơ cấu kiểm soát nội bộ củakhách hàng đánh giá nó sẽ hành sự như thế nào căn cứ theo sự hiểu biết đó, và khảo sátcác hệ thống kiểm soát trong cơ cấu kiểm soát nội bộ về tính hiệu quả Việc đầu tiêntrong số này là yêu cầu về sự hiểu biết có liên quan đến tất cả các cuộc kiểm toán Sauđó là các bước đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức thấp hơn mức tối đa.
Rủi ro phát hiện (DR) là khả năng mà các thủ tục kiểm toán không phát hiện
được các sai phạm trọng yếu Ngược lại với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát,KTV phải có trách nhiệm thực hiện các thủ tục để thu nhập các bằng chứng kiểmtoán nhằm quản lý và kiểm soát đối với rủi ro phát hiện Chẳng hạn thủ tục phântích, thường hợp KTV phân tích sai, sử dụng mô hình phân tích không phù hợphoặc thập chí là do các điều kiện khách quan cũng có thể dẫn tới rủi ro phát hiệncao Rủi ro phát hiện xác định bằng chứng mà kiểm toán viến có kế hoạch thu thập.Khi rủi ro phát hiện thấp KTV sẽ không chấp nhận nhiêu rủi ro bằng chứng khôngphát hiện ra sai sót: Do đó cần thu thập một số lượng bằng chứng đáng kể Khi KTVsẵn sàng chấp nhận thêm rủi ro, thì bằng chứng cần sẽ ít hơn.
Trong ba thành phần của rủi ro kiểm toán là rủi ro tiềm tàng rủi ro kiểm soátvà rủi ro phát hiện thì rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát luôn tồn tại độc lập vớicác thử nghiệm cơ bản của KTV, và KTV không kiểm soát được hai rủi ro này mà
Trang 19chỉ có thể đánh giá chúng Còn rủi ro phát hiện thì ngược lại KTV có thể điều chỉnhvà kiểm soát được thông qua điều chỉnh nội dung phạm vi các thủ tục kiểm toán
Mối quan hệ giữa các rủi ro trên được phản ánh qua mô hình rủi ro sau: AR = f(IR,CR,DR) Hoặc AR = IR*CR*DR
Từ mô hình rủi ro kiểm toán trên ta suy ra công thức rủi ro phát hiện là: DR=AR/(IR*CR)
Chú ý khi sử dụng mô hình rủi ro kiểm toán thì không thể giả sử rủi ro tiềmtàng bằng ‘không’, không được tin tưởng tuyết đối vào HTKSNB.
Khoản phải thu thường chứa đựng các rủi ro như là:
Dễ bị chiếm dụng, tham ô để sử dụng tài sản của doanh nghiệp như các đốitượng nợ kéo dài thời gian trả nợ, hoặc các nhân viên kế toán thu hồi khoản nợnhưng không định khoản mà biển thủ tiền theo phương thức đưa vào nợ khó đòi, nợxấu > Chi phí
Khoản mục này có liên quan mật thiết với việc xác định kết quả kinh doanh dođó các doanh nghiệp thường thổi phồng doanh thu và lợi nhuận để thu hút vốn đầutư, hoặc cắt giảm nhằm trốn thuế nhà nước.
Khoản phải thu được ghi nhận theo giá trị thuần có thể thực hiện được, cònviệc trích lập dự phòng phải thu khó đòi lại phụ thuộc vào ước tính chủ quan củanhà quản lý nên nhiều khi các khoản phải thu không có khả năng thu hồi không vẫnđược phản ánh như là tài sản của đơn vị.
Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro: Trọng yếu và rủi ro là hai khái niệm cómối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là mối quan hệ tỷ lệ nghịch tức là mức trọng yếucàng cao thì rủi ro càng thấp và ngược lại Từ đó ta thấy đối với những khoản mụccàng trọng yếu thì KTV phải thu phải thu thập càng nhiều bằng chứng có giá trị đểcó thể đưa ra ý kiến chính xác về BCTC của doanh nghiệp.
Trang 20Thiết kế chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toáncần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũngnhư dự kiến về tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập Trọng tâm củathủ tục kiểm toán là thủ tục kiểm toán cần thực hiện đối với từng khoản mục đượckiểm toán Một chương trình kiểm toán phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho KTVthực hiện công tác kiểm toán được hiệu quả vì:
Thứ nhất là chương trình kiểm toán sắp xếp tổ chức công việc và nhân lực mộtcách hợp lý, đảm bảo sử dụng tối đa các nguồn lực.
Thứ hai đây là công cụ hữu hiệu để những người có trách nhiệm quản lý, kiểmsoát chất lượng kiểm toán, đánh giá được tiến độ công việc cũng như hiệu quả làmviệc của các trợ lý kiểm toán.
Thứ ba là chương trình kiểm toán là bằng chứng để chứng minh các thủ tụckiểm toán đã được thực hiện
Chương trình kiểm toán khoản phải thu bao gồm các nội dung sau đây:Tên chương trình kiểm toán
Phân công công việc chỉ rõ tên người chịu trách nhiệm thực hiện mỗi côngviệc cụ thể và người soát xét.
Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bịMục tiêu kiểm toán cần qua tâm
Các thủ tục kiểm toán cần thực hiện: thủ tục phân tích, thủ tục kiểm tra chi tiết,thủ tục gửi thư xác nhận và các thủ tục khác…
1.3.3.2 Thực hiện kiểm toán
Quá trình thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử dụng các phương phápkỹ thuật thích hợp để thu thập bằng chứng kiểm toán là cơ sở cho việc đưa ra ý kiếnvề tính trung thực và hợp lý của các bảng khai tài chính Thực hiện kiểm toán khôngphải là quá trình triển khai máy móc, thu thập thụ động bằng chứng kiểm toán theokế hoạch đã đặt ra mà nó là quá trình áp dụng năng động sáng tạo kế hoạch kiểmtoán kết hợp với khả năng của KTV làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến đúng đắn về
Trang 21tính trung thực và hợp lý BCTC Các thủ tục kiểm toán thường áp dụng trong giaiđoạn này là:
Một là thủ tục kiểm soát Thủ tục này chỉ được áp dụng khi HTKSNB được
đánh giá là hoạt động liên tục và có hiệu quả Khi đó thủ tục kiểm soát được triểnkhai nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về thiết kế và hoạt động của
HTKSNB Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 quy định: ‘Thử nghiệmkiểm soát là việc kiểm tra thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp vàsự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và HTKSNB’ Cụ thể các bằng chứng
kiểm toán phải chứng minh được rằng các thủ tục kiểm soát của đơn vị được thiếtkế phù hợp để ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa những sai sót trọng yếu, các thủ tụcnày được triển khải theo đúng yêu cầu của thiết kế.
Để thu thập bằng chứng có giá trị về HTKSNB thì KTV có thể sử dụng cácphương pháp kỹ thuật như: điều tra, phỏng vấn, quan sát, kiểm tra từ đầu tới cuối (làsự kết hợp giữa kỹ thuật phỏng vấn, điều tra quan sát theo trật tự diễn biến qua từngchi tiết của nghiệp vụ cụ thể được ghi trong sổ cái), thực hiện lại (là lặp lại hoạtđộng của nhân viên đã làm để xác nhận mức độ thực hiện trách nhiệm của họ vớicông việc), kiểm tra ngược Tuy nhiên khi thực hiện các phương pháp thu thập bằngchứng kiểm toán trên cần lưu ý thực hiện các biện pháp một cách đồng bộ, phải lựachọn các biện pháp kỹ thuật phải phù hợp với đối tượng được kiểm tra.
Thủ tục kiểm soát đối với khoản phải thu thường có đặc điểm sau:
Thứ nhất: Do đặc điểm của kiểm toán khoản phải thu phát sinh với nhiềukhách hàng, đối tượng khác nhau nên khi hoạch toán doanh nghiệp phải theo dõi nợphải thu theo từng đối tượng, mỗi đối tượng có một mã số riêng để theo dõi tránhnhầm lẫn Chỉ được đối trừ nợ phải thu với nợ phải trả của cùng một đối tượngkhách hàng.
Thứ hai: Các khoản phải thu cần được theo dõi chặt chẽ, phê duyệt đầy đủ đốivới các nghiệp vụ bán chịu, các khoản giảm trừ, giảm giá phải được xem xét cẩnthận bởi người có thẩm quyền Thường xuyên đánh giá lại các khoản nợ phải thuđặc biệt là những khoản ít biến động để trích lập dự phòng, định kỳ đối chiếu côngnợ với khách hàng … hạn chế gian lận, phát hiện sai sót nếu có để điều chỉnh.
Trang 22Hai là thủ tục phân tích: Quy trình phân tích bao gồm cả việc so sánh các
thông tin tài chính và mối quan hệ giữa chúng Thực hiện thủ tục phân tích tronggiai đoạn thực hiện kiểm toán nhằm mục đích kiểm tra chính xác hợp lý các khoảnmục Các thủ tục phân tích thường áp dụng đối với khoản phải thu là:
Một là tập hợp danh sách đối tượng có số dư khoản phải thu đối chiếu với sổchi tiết, sổ tổng hợp và BCTC, và báo cáo kiểm toán năm trước So sánh khoản phảithu kỳ này với kỳ trước để đánh giá tình hình và khả năng thu hồi nợ.
Hai là phân tích tuổi nợ và trích lập dự phòng phải thu khó đòi KTV phântích tỷ trọng của các khoản phải thu, tuổi nợ và ước tính dự phòng phải thu khó đòiđể đánh giá khả năng thu hồi tính đúng đắn của việc trích lập dự phòng và ghi nhậnkhoản phải thu của doanh nghiệp.
Ba là tính ra và so sánh số ngày thu hồi nợ bình quân kỳ này với kỳ trước,so sánh số liệu chung của ngành, các doanh nghiệp khác có cùng quy mô.
Trong quá trình phân tích KTV cần lưu ý kết hợp kiểm toán khoản phải thuvới khoản mục có liên quan như doanh thu, thuế….
Ba là thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết: Đó là việc áp dụng các biện pháp kỹ
thuật cụ thể của trắc nghiệm độ tin cậy, trắc nghiệm công việc và trắc nghiệm trựctiếp số dư để kiểm toán từng khoản mục hoặc nghiệp vụ tạo nên số dư trên khoảnmục hay loại nghiệp vụ Các bước trong kiểm tra chi tiết là: lập kế hoạch kiểm trachi tiết, lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết, thực hiện các biện pháp kỹthuật để kiểm tra chi tiết trên khoản mục đã chọn, đánh giá kết quả kiểm tra và sử lýchênh lệch nếu có.
Bảng 1.3: Các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản phải thu ới khoản phải thui v i kho n ph i thuản phải thu ản phải thu
Mục tiêu kiểm toán Thủ tục kiểm tra chi tiết được áp dụng
Tính hợp lý chung - Kiểm tra một lượt các khoản phải thu để phát hiện các pháthiện bất thường, những biến động lớn
- Kiểm tra bảng kê bảng cân đối bán hàng thu tiền, tiến hànhkiểm tra chi tiết các nghiệp vụ thấy nghi ngờ
- Đặc biệt chú ý những khách hàng có số dư Có
Tính có thật - Đối chiếu nhật ký bán hàng, sổ cái, sổ chi tiết khoản phải
Trang 23thu Chọn mẫu các nghiệp vụ đối chiếu với các hoá đơnchứng từ.
- Tiến hành xác nhận đối chiếu công nợ
- Đối chiếu bút toán bán hàng với lệnh bán chịu và chứng từvận chuyển…
Tính trọn vẹn - Đối chiếu vận đơn với hoá đơn, Sổ chi tiết, sổ cái TK131 vànhật ký bán hàng
Quyền và nghĩa vụ - Kiểm tra dấu hiệu đã ghi sổ của các hoá đơn liên quan đếnkhoản phải thu
- Giử thư xác nhận đối chiếu với sổ sách khoản phải thuTính giá - Phỏng vấn nhà quả lý về khả năng thu hồi các khoản phải
- Đối chiếu, tính toán xem các bút toán trên sổ nhật ký bánhàng với hoá đơn, hợp đồng và quy định về giá của đơnvị
Phân loại và trìnhbày
- Đối chiếu các khoản phải thu trên bảng kê với sổ sách,chứng từ về nội dung kinh tế
- Gửi thư xác nhận, kiểm tra chi tiết đối với những nghiệpvụ bất thường
Đúng kỳ - Kiểm tra các hoá đơn trước và sau ngày khoá sổ đối chiếungày tháng với sổ sách
Tính chính xác cơhọc
- Tính toán lại một số khoản thu có nghi ngờ và đối chiếuvới sổ sách chứng từ có liên quan
- Đối chiếu cộng dồn trên sổ nhật ký với số dư trên sổ cái- Đối chiếu các bút toán trên sổ cái sổ chi tiết khoản phải thu
và hoá đơn, hợp đồng
( Nguồn: Tài liệu công ty UHY LTD)
1.3.3.3 Hoàn thành và công bố báo cáo kiểm toán
Trang 24Đây là giai đoạn KTV phải phát hành báo cáo kiểm toán trong đó đưa ra ý kiếnvề tính trung thực và hợp lý của BCTC Ngoài ra KTV còn có thể cung cấp thêmthư quản lý, xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán và HTKSNB.
Thứ nhất: KTV xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến Đây là những
khoản công nợ có thể thuộc quyền và nghĩa vụ của khách hàng nhưng tính tới thờiđiểm lập BCTC vẫn chưa có kết luận cuối cùng là có sảy ra hay không Thủ tụckiểm toán áp dụng là: trao đổi với nhà quản lý, xem xét biên bản họp hội đồng quảntrị hoặc hỏi ý kiến chuyên gia.
Nếu KTV cho rằng đây là những khoản công nợ có ảnh hưởng trọng yếu tớiBCTC phải được thuyết mình trên bảng khải tài chính.
Thứ hai: Xem xét các sự kiện sảy ra sau ngày kết thúc kiểm toán
Có hai sự kiện sảy ra sau ngày kết thúc kiểm toán nhưng trước thời điểm côngbố báo cáo kiểm toán ảnh hưởng trực tiếp tới BCTC là: Các nghiệp vụ điều chỉnhkết quả và các vụ kiện, các tài sản nhượng bán sau ngày khoá sổ sau đó xác địnhảnh hưởng của các sự kiện này tới BCTC nói chung và khoản phải thu nói riêng.Các thủ tục áp dụng là: kiểm tra các nghiệp vụ sau ngày khoá sổ, xem xét các biênbản các cuộc họp quan trọng, phỏng vấn nhà quản lý, đọc thông tin trên sách, báochí, internet…
Thứ ba: Xem xét giả thiết hoạt động liên tục của đơn vị Đây là một trong các
giả thiết kế toán phải được tuân thủ khi lập BCTC Vì vậy KTV phải xét các dấuhiệu cho biết khả năng doanh nghiệp không còn khả năng tiếp tục hoạt động trongtương lai gần như khách hàng bị lỗ trong thời gian dài, không thu hồi được cáckhoản công nợ có giá trị lớn và do đó không có khả năng thanh toán Khách hàng cóliên quan tới các vụ kiện có thể ảnh hưởng trọng yếu và xét tới các chính sách củanhà nước có thể ảnh hưởng bất lợi tới doanh nghiệp.
Thứ tư: Tổng hợp kết quả kiểm toán đưa ra ý kiến
Trước hết KTV phải đánh giá tổng quát về kết quả thu được sau cuộc kiểmtoán như: Tính đồng bộ của các biện pháp, tổng hợp các sai sót được phát hiện, ràsoát lại hồ sơ kiểm toán Cuối cùng là KTV phát hành báo cáo kiểm toán Báo cáokiểm toán là bản thông báo về kết quả của cuộc kiểm toán cho người cần sử dụng.
Trang 25Trong báo cáo kiểm toán phải nêu rõ mức độ phù hợp của BCTC với chuẩn mực vớiquy chế tài chính kế toán hiện hành Ý kiến kiểm toán phản ánh trung thực hợp lýtrên khía cạnh trọng yếu.
Có bốn loại ý kiến mà KTV có thể đưa ra như sau:
Thứ nhất: Ý kiến chấp nhận toàn phần được đưa ra trong trường hợp KTV chorằng BCTC phản ánh trung thực hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp vớichuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
Thứ hai: Ý kiến chấp nhận từng phần được đưa ra trong trường hợpKTV cho rằng BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của đơnvị nếu không tính tới ảnh hưởng của yếu tố tuỳ thuộc hoặc ngoại trừ đã được nêutrong báo cáo.
Thứ ba: Ý kiến không chấp nhận được đưa ra trong trường hợp có những vấnđề không thống nhất với giám đốc là quan trọng hoặc liên quan tới một số lượng lớncác khoản mục đến mức độ mà KTV cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưađủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của BCTC [1, 177 ]
Thứ tư: Ý kiến từ chối được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc giới hạnphạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan tới một số lượng lớncác khoản mục mà KTV không thể thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán làmcơ sở cho việc đưa ra ý kiến của mình [1, 176 ]
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THUKHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH
DỊCH VỤ KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY THỰC HIỆN
Trang 262.1 Tổng quan về Công ty TNHH dịch vụ kiểm toán và Tư vẫn UHY
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty dịch vụ kiểm toán và tư vấnUHY
UHY là một trong những hãng kiểm toán hàng đầu thế giới cung cấp nhữngdịch vụ kiểm toán và tư vấn thông qua mạng lưới toàn cầu các hãng thành viên liênkết chặt chẽ Hãng có 198 văn phòng tại 66 quốc gia trên thế giới.
Các hãng thành viên UHY cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp theo tiêu chínhất quán tại các trung tâm tài chính lớn trên thế giới UHY tổ chức các hoạt độngsâu rộng giúp khách hàng cạnh tranh hiệu quả và kinh doanh thành công Tínhchuyên nghiêp cao, chất lượng dịch vụ và khả năng đổi mới đã đem lại tốc độ tăngtrưởng vượt bậc của hãng và khách hàng trong 20 năm qua.
Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn UHY (UHY LTD) được thànhlập trên cơ sở tách ra từ Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn Quốc tế IFC thành lập24/10/2001 Theo giấy chứng nhận 0102003690 Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp.IFC hoạt động kiểm toán trên lĩnh vực đa dạng Đến năm 2006 Hãng UHY quốc tếsang hợp tác cũng hoạt động thì một bộ phận IFC tách ra thành lập UHY LTD làm sốlượng KTV hành nghề của IFC giảm từ 13 xuống còn 4 người.
Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn UHY (UHY LTD) là đại diệnduy nhất của Hãng UHY quốc tế tại Việt Nam UHY LTD thành lập trên cơ sở hộitụ các KTV và chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm tại các hãng kiểm toán và tư vấnhàng đầu tại Việt Nam UHY LTD là Công ty TNHH hai thành viên trở lên Côngty được bộ tài chính Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hà Nội cấp giấy phépthành lập theo quyết định số 0101017914 và chính thức đi và hoạt động 29/8/2006với số vốn điều lệ 2.000.000.000 (Hai tỷ Việt Nam Đồng) Tên giao dịch quốc tế làUHY audit & advisory Service Limited.
Hiện nay Công ty UHY LTD có hai văn phòng, trụ sở chính tại tầng 3, 5 và 6số 136 Hoàng Quốc Việt Quận Cầu Giấy Hà Nội, một văn phòng tại Thành Phố HồChí Minh
Kết quả kinh doanh trong một số năm trở lại đây của UHY LTD
Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh trên các lĩnh vực năm 2007 và 2008
Trang 27Doanh thu 2007 (tỷ đồng)Toàn Công ty Tỷ trọng(%) Toàn Công ty2008 (tỷ đ) Tỷ trọng(%)
(Nguồn: Tài liệu của công ty UHY LTD)
Qua hai bảng số liệu trên ta thấy, tình hình hoạt động chung của Công tyngày càng khả quan hơn thể hiện doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công ty liêntục tăng lên qua các năm cụ thể là: Doanh thu năm 2008 tăng so với năm 2007 là4.2 với số tương đối là 56% tỷ đồng Lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng tăng khárõ Năm 2007, lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng so với năm 2008 so với năm2007 tăng 0.4 tỷ tương ứng với tốc độ tăng là 57% Điều đó càng cho thấy rõ hoạtđộng Công ty ngày càng phát triển.
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của UHY
Khách hàng của UHY LTD có thể tiếp cận với hơn 7000 chuyên gia của cáchãng thành viên UHY trên toàn thế giới Hiện nay Công ty UHY LTD cung cấp 5dịch vụ chính sau đây:
Một là: Dịch vụ Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo đây là một trong những dịch
vụ chủ yếu của UHY LTD bao gồm;
Kiểm toán BCTC; Kiểm toán các dự án do quốc tế tài trợ; Soát xét BCTC; Kiểm toán theo các thủ tục thoả thuận trước; Kiểm toán hoạt động, Kiểm toán tuân thủ;
Kiểm toán nội bộ, đánh giá hệ thống kiểm soát và quản lý rủi ro;Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư và xây dựng hoàn thành;
Kiểm toán cho các mục đích đặc biệt;
Trang 28Hai là: Tư vấn tài chính doanh nghiệp
Tư vấn chiến lược kinh doanh: gồm lập kế hoạch tài chính dài hạn, xác địnhcơ cấu tài chính, chiến lược tài chính hợp lý và chính sách cổ tức tối ưu.
Tư vấn quản lý dòng tiền và vốn lưu động: Các dịch vụ này sớm phát hiệncác nguy cơ tiềm ẩn và đưa ra gợi ý để tăng dòng tiền cho kinh doanh;
Tư vấn cổ phần hoá, tư nhân hoá và phát hành cổ phiếu lần đầu: Dịch vụ trợgiúp trước niêm yết, soạn lập phương án chiến lược kinh doanh và bản cáo bạch,xác định giá trị Công ty
Tư vấn mua bán xác nhập doanh nghiệp: gồm lựa chọn đối tác, tiếp cận banđầu, điều tra kỹ lưỡng tình hình kinh doanh, lên kế hoạch thời gian thu hút vốn;
Tư vấn sử dụng các công cụ phái sinh để bảo vệ và giảm rủi ro.
Ba là: Tư vấn thuế
Đăng ký kê khai thuế cho doanh nghiệp; Lập kế hoạch thuế thu nhập doanhnghiệp; Soát xét việc tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp; Tư vấn phương pháptính các loại thuế trực thu và gián thu; Tư vấn thuế thu nhập cá nhân; Xử lý các vấnđề thuế phát sinh với cơ quan thuế; Tư vấn áp dụng các chính sách thuế mới.
Bốn là: Đào tạo chuyên nghiệp
Ban lãnh đạo UHY với kinh nghiệm giảng dạy và quản lý đào tạo từ nhiềunăm kết hợp với các tiến sĩ, thạc sĩ, giáo viên và các chuyên gia có nhiều kinhnghiệm trong thực tiễn có khả năng xây dựng các chương trình huấn luyện và tổchức thành công các khoá học theo yêu cầu một cách hiệu quả nhất Các chươngtrình đào tạo chủ yếu là cách;
Áp dụng chuẩn mực kế toán, Kiểm toán Việt Nam và quốc tế;
Cập nhập quy định mới của nhà nước về loại hình kinh doanh của doanh nghiệp;Xây dựng và vận hành bộ phận kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp;
Tổ chức hội thảo phổ biến các chính sách, chế độ mới về thuế, kế toán, tài chính;Maketing và quản trị kinh doanh hiệu quả;
Hoàn thiệt hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ.
Năm là: Dịch vụ kế toán
Trang 29Thiết lập hệ thống kế toán, tư vấn xây dựng và sử dụng phần nềm; Dịch vụ giữsổ sách kế toán; Chuyển đổi BCTC giữa VAS, IAS và các chuẩn mực kiểm toán khác Nhìn chung, với kinh nghiệm thực tiễn, đội ngũ nhân viên năng lực mặc dùmới thành lập 2006 Công ty UHY đã cung cấp hàng loạt dịch vụ tài chính chấtlượng hiệu quả cho khách hàng, trong đó dịch vụ kiểm toán BCTC là hoạt độngchính tạo nên tên tuổi và mang lại lơi nhuận lớn nhất cho Công ty Tiếp theo nữa làdịch vụ kiểm toán Xây Dựng Cơ Bản và xác định giá trị doanh nghiệp góp phầnkhông nhỏ tạo nên thương hiệu của UHY LTD.
Những nỗ lực không ngừng của UHY LTD nói chung và các thành viên củaUHY nói riêng đã khẳng định được vị thế của Công ty tại Việt Nam Vào năm 2007Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà nước ra quyết định chấp nhận Công ty TNHH Dịch vụKiểm toán và Tư vấn UHY đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán tại các Công tyniên yết, Công ty đại chúng, quỹ đầu tư và Công ty chứng khoán theo Quyết Định410/QĐ_UBCK ngày 10/7/2007
Với uy tín và hiệu quả công việc ngày càng nâng cao, UHY trở thành một trongnhững Công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam Từ khì thành lập tới nay Công ty đãcung cấp dịch vụ cho khách hàng hoạt động trong mọi lĩnh vực, bao gồm:
- Các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trêncác lĩnh vực Sản Xuất – xây dựng – Khách sạn – Giao thông vân tải - Dầu khí –Hàng không.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoạt.- Các Dự Án trong nước và quốc tế, các văn phòng đại diện, các cơ quan vàtổ chức trong và ngoài nước.
Trong đó dịch vụ kiểm toán tài chính chiếm tỷ trọng lớn mang lại 75% doanhthu cho Công ty
Bảng 2.2: Khái quát khách hàng kiểm toán của Công ty UHY
STTNội dungNăm TC kết thúc30/9/2007Năm TC kết thúc30/9/2008
Trang 303 Khách hàng dịch vụ khác 19 8
(Nguồn: Tài liệu của Công ty UHY LTD)
Sau gần 3 năm hoạt động Công ty UHY LTD có đội ngũ nhân viên đượctyuển chọn và đào tạo một cách liên tục và có hệ thống Đội ngũ nhân viên gồm 116người Trong đó thạc sĩ kinh tế và KTV quốc tế (ACCA): 1 người KTV được cấpchứng chỉ KTV của Bộ Tài Chính: 18 người Và các văn bằng khác như MA, MBA,APC.
(Nguồn: Tài liệu của Công ty UHY LTD)
Trong quá trình hoạt động, đội ngũ nhân viên liên tục được đào tạo nhằmnâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng và các kiến thức về kinh tế, pháp luật cũngnhư các kỹ năng mềm khác Ngoài các chương trình đào tạo trong nước, các KTVcòn có cơ hội đi đào tạo huấn luyện ở các nước như Singapore, Malasia
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại UHY LTD
Bộ máy quản lý tại Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng.Đứng đầu là Hội Đồng thành viên tiếp theo là Ban Giám Đốc bên dưới là các phòngban chức năng và các phòng nghiệp vụ.
Trang 31Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của UHY LTD
Tóm tắt nhiệm vụ của các bộ phận tại UHY LTD:
Ban Tổng Giám Đốc bao gồm 1 Tổng giám đốc và 4 phó giám đốc Đây làbộ phận đại điện pháp nhân về đối nội và đối ngoại của Công ty trước pháp luật, cáccơ quan quản lý nhà nước về toàn bộ hoạt động của Công ty
Tổng giám đốc
Trợ lý và thư ký
Ban đào tạo, nghiên cứu, phát triển và kiểm soát chất lượng
Các phó TGĐ phụ trách kiểm toán
Phó TGĐ Phụ trách tư vấn
Phó TGĐ Phụ trách tư vấn Thuế
Phó TGĐ phụ trách hành chính nhân sự
Các giám đốc kiểm toán
Phòng nghiệp vụ 1
Phòng nghiệp vụ 2
Phòng kiểm toán Chi nhánh
TP Hồ Chí Minh
Các giám đốc tư vấn
Tư vấn Quản Trị tài chính doanh nghiepĐịnh giá DN, cổ
phần hoá, tái cơ cấu mua bán sát
Phòng tư vấn tài chính chi nhánh TP Hồ Chí Minh
Tư vấn thuế thu nhập doanh nghiệp
Tư vấn thuế thu nhập cá nhân
Tư vấn các loại thuế khác
Phòng tư vấn thuế tại Chi nhánh TP Hồ Chi
Phòng IT va quản tri nội bộ
Phòng hành chính nhân sự
Phòng PR và Maketing
Phòng tài chính kế toán
Trang 32Tổng giám đốc: là người đại diện trước pháp luật của Công ty, trực tiếp điều
hành toàn bộ hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viênvà trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty
Các Phó Tổng Giám Đốc: Là thành viên Ban giám đốc chịu trách nhiệm
điều hành từng mảng công việc theo sự phân công và uỷ quyền của Tổng Giám đốcCông ty Có thể nhân danh Công ty ký kết các hợp đồng cung cấp dịch vụ trongphạm vi được phân công hoặc uỷ quyền, thay mặt Công ty xử lý các việc thuộcthẩm quyền đối với khách hàng và đối tác Chịu trách nhiệm trước Công ty và Phápluật trong các quyết định của mình.
Tổ trợ lý và thư ký: Trợ giúp Ban Giám đốc Công ty trong công tác điều
hành và quản lý Công ty
Ban đào tạo, nghiên cứu và phát triển và kiểm soát chất lượng: Trực tiếp doTổng Giám đốc điều hành, phụ trách việc nghiên cứu chuyển giao công nghệ và đàotạo cho các bộ phận nghiệp vụ trong Công ty và ngoài Công ty, có thể tham gia trựctiếp vào việc cung cấp dịch vụ với vai trò chuyên gia cao cấp, tổ chức soát xét chấtlượng đối với dịch vụ cung cấp cho khách hàng của các bộ phận chuyên môn đặcbiệt là đối với các dịch vụ đảm bảo như: Kiểm toán BCTC, kiểm toán quyết toánvốn đầu tư và các dịch vụ công chứng khác… Trong trường hợp cần thiết, Bannghiên cứu phát triển và kiểm soát chất lượng có thể huy động thêm các chuyên giatừ các bộ phận khác để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Các giám đốc chuyên môn: Là thành viên Ban Giám đốc phụ trách về
chuyên môn trong từng lĩnh vực dịch vụ cụ thể của Công ty như: Dịch vụ kiểmtoán, Tư vấn thuế, Tư vấn tài chính, Tư vấn quản trị và Dịch vụ đào tạo.
Các phòng nghiệp vụ kiểm toán: Là các bộ phận nhân viên chuyên nghiệp
cung cấp dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo khác Các bộ phận này đượcchia thành từng phòng từ 20 đến 30 nhân viên theo lĩnh vực chuyên sâu như:
Kiểm toán BCTC cho các doanh nghiệp sản xuất;
Kiểm toán BCTC cho các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ và du lịch;
Kiểm toán BCTC cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, xây lắp;
Trang 33Kiểm toán BCTC cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính,ngân hàng, chứng khoán…;
Kiểm toán các hoạt động dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ và các kiểmtoán tuân thủ khác;
Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư…
Các phòng tư vấn tài chính: Là các bộ phận nhân viên chuyên nghiệp
chuyên sâu về cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cho các khách hàng và được phânchia thành những mảng dịch vụ cụ thể như:
Tư vấn quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm: Lập chiến lược tài chính dàihạn, kế hoạch tài chính dài hạn, tư vấn đánh giá hiệu quả dự án đầu tư, tư vấn cácgiải pháp huy động vốn cho các dự án, tư vấn quản trị rủi ro doanh nghiệp và cácdịch vụ quản trị khác.
Tư vấn định giá doanh nghiệp, định giá tài sản phục vụ cho việc mua bándoanh nghiệp, xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước,tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp và tư vấn mua bán xác nhập doanh nghiệp…
Các phòng tư vấn thuế: Là các bộ phận chuyên nghiệp chuyên sâu về cung
cấp dịch vụ tư vấn thuế cho các khách hàng, được chia thành các nhóm sắc thuế phổbiến như; Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhập xuất khẩuvà các loại thuế khác.
Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: Do một Phó Tổng Giám đốc phụ trách
và điều hành Tuy nhiên cấu trúc tổ chức được xây dựng theo từng lĩnh vực chuyênmôn như: bộ phận kiểm toán, bộ phận tư vấn tài chính và bộ phận tư vấn thuế Vềviệc chỉ đạo chuyên môn của các bộ phận này sẽ do Thành viên ban Giám Đốc phụtrách từng lĩnh vực chuyên môn chỉ đạo trực tiếp
Phòng Kế toán tài chính: Công ty có hai kế toán viên và đang áp dụng chế
độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BộTài chính
2.1.4 Quy trình kiểm toán BCTC tại UHY LTD
Trang 34Phương pháp tiếp cận kiểm toán tại Công ty UHY là theo khoản mục KTVsẽ phân chia từng khoản mục hoặc nhóm các khoản mục thành các phần hành kiểmtoán Qui trình kiểm toán cụ thể như sau:
Bước một: Thực hiện các hoạt động trước kiểm toán
- Đánh giá và xử lý rủi ro kiểm toán
o Theo 3 mức độ : trung bình, cao hơn trung bình, rất cao.
o Trường hợp mức rủi ro được đánh giá là cao hơn trung bình hoặc rất cao thìcác thủ tục xử lý rủi ro phải được xác định trước khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán vàáp dụng các thủ tục này trong suốt quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán.
- Lựa chọn nhóm kiểm toán
- Thiết lập các điều khoản hợp đồng và xác định các yêu cầu phục vụ kháchhàng: phải xác định và thống nhất được với khách hàng về các nội dung sau:
o Mục đích, phạm vi của cuộc kiểm toáno Trách nhiệm của các bên
o Form báo cáo
o Các yêu cầu cụ thể khác
Bước hai: Thực hiện lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch tổng quát
- Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
- Xác định các sự kiện, các nghiệp vụ kinh tế mà theo xét đoán của KTV cóthể ảnh hưởng lớn tới BCTC hoặc cuộc kiểm toán Thường là các vấn đề sau củakhách hàng:
o Cơ cấu tổ chức và các quá trình lập kế hoạch giám sát, kiểm soát
o Phân loại các luồng nghiệp vụ và tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạtđộng kinh doanh của khách hàng
o Tìm hiểu hệ thống môi trường kiểm soát nhằm đánh giá hiệu quả củaHTKSNB
o Tìm hiểu hệ thống kế toán, chủ yếu quan tâm đến các vấn đề sau: Phân loại việc sử dụng máy tính của khách hàng
Xác định các chu trình kế toán chủ yếu
Trang 35 Các hoạt động kinh doanh cơ bản trong chu trình kế toán- Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ
o Phân tích sơ bộ BCTC nhằm xác định số dư bất thường và mối tươngquan để có thể chỉ ra các rủi ro với số dư tài khoản
o Khi phân tích cũng xem xét rủi ro liên quan đến giả định hoạt động liêntục của khách hàng trong lập BCTC.
- Xác định giá trị trọng yếu
- Lập và trao đổi kế hoạch phục vụ khách hàng Lưu ý các vấn đề sau;o Chất lượng của cuộc kiểm toán
o Những mong đợi của khách hàng
o Những điểm cần lưu ý khi cung cấp dịch vụ
Bước ba: Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
- Đánh giá rủi ro đối với số dư tài khoản và mức độ sai sót tiềm tàngo Xem xét rủi ro xảy ra gian lận hoặc sai sót đối với các số dư trọng yếuo Xem xét rủi ro phát hiện ảnh hưởng đến các sai sót tiềm tàng nào
o Xác định độ tin cậy tiềm tàng = 0 đối với các sai sót tiềm tàng nếu có rủiro phát hiện liên quan đến sai sót tiềm tàng đó (trường hợp này phải kiểm toán gầnnhư 100% - toàn diện)
- Lập kế hoạch tiếp cận kiểm toán
o Phương pháp tiếp cận dựa vào kiểm tra chi tiếto Phương pháp tiếp cận dựa vào HTKSNB
o Phương pháp tiếp cận dựa vào bảng cân đối số phát sinho Phương pháp tiếp cận dựa vào rủi ro kiểm toán
o Phương pháp tiếp cận dựa vào rủi ro kinh doanh của khách hàng- Lập kế hoạch kiểm tra HTKSNB
o Trường hợp kế hoạch tiếp cận kiểm toán dựa vào HTKSNB
o Lập các kế hoạch cho việc kiểm tra HTKSNB để đạt được độ tin cậy kiểm soát- Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết đạt được độ tin cậy chi tiết theo kế hoạcho Xác định phương pháp kiểm tra chi tiết phù hợp
Trang 36o Xây dựng các thủ tục kiểm tra – các bước thực hiện (thủ tục kiểm tra chitiết) trong từng phần hành
- Tổng hợp và trao đổi kế hoạch kiểm toán
o Trao đổi với khách hàng để thống nhất và hỗ trợ quá trình thực hiện
o Trao đổi với các thành viên nhóm kiểm toán để đạt được chất lượng vàtiến độ cũng như hiểu biết về khách hàng
Bước bốn: Thực hiện kiểm toán theo kế hoạch
Kiểm tra hệ thống và đánh giá hiệu quả kiểm tra
- Thực hiện thủ tục kiểm tra HTKSNB và đánh giá độ tin cậy kiểm soát- Nếu chưa đạt dược độ tin cậy cần thiết thì cần bổ sung thủ tục kiểm trahoặc kiểm tra chi tiết ở mức độ cao hơn
Kiểm tra chi tiết và đánh giá hiệu quả kiểm tra
- Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết và đánh giá độ tin cậy chi tiết- Nếu chưa thỏa mãn, bổ sung thủ tục kiểm tra chi tiết
- Nếu vẫn không thỏa mãn cần xem xét để lựa chọn hình thức báo cáo kiểmtoán phù hợp
Soát xét BCTC
- Nhằm xác định các vấn đề sau
o Sự phù hợp với hiểu biết của Công ty hoạt động kinh doanh, mối quan hệgiữa các số dư và báo cáo kiểm toán không?
o Chính sách kế toán có được thuyết minh đầy đủ phù hợp không?
o Số liệu và thuyết minh phù hợp với chế độ kế toán, chuẩn mực và các quyđịnh liên quan không?
Bước năm: Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo
- Soát xét các sự kiện sau ngày khóa sổ
- Thu thập thư giải trình của ban giám đốc (đây là yêu cầu bắt buộc đối vớicuộc kiểm toán và nhất thiết không được lập sau ngày ký BCTC)
- Tổng hợp kết quả kiểm toán
- Lập, trao đổi và phát hành báo cáo kiểm toán
Trang 37 Soát xét các sự kiện sau ngày khóa sổ
Xem xét ảnh hưởng của các sự kiện phát sinh từ sau ngày lập BCTC đếnngày kiểm toán
Đảm bảo các sự kiện phát sinh trong thời gian trên đã được điểu chỉnh hoặcthuyết minh trong BCTC
Thu thập thư giải trình của Ban Giám Đốc
- Nhằm khẳng định Ban Giám Đốc hiểu biết được trách nhiệm của họ trongviệc lập BCTC theo chế độ hiện hành
Tổng hợp kết quả kiểm toán
- Kết luận phù hợp về các rủi ro phát hiện
- Với những thay đổi về chính sách kế toán và hoạt động kinh doanh của kháchhàng, các thủ tục kiểm toán đã phù hợp và đạt mức độ tin cậy cần thiết hay chưa?
- Kết luận chung về BCTC và đánh giá sai sót
Kết luận về công việc kiểm toán và các báo cáo đã thu thập được đã giúpchúng ta có thể đưa ra ý kiến phù hợp hay không?
Đánh giá về rủi ro kiểm toán (liệu có thể thực hiện tiếp dịch vụ vào nămsau hay không?)
Lập, trao đổi và phát hành báo cáo kiểm toán
- Đưa ý kiến về BCTC trừ trường hợp có những giới hạn trong phạm vikhông thể thu thập được đầy đủ bằng chứng cần thiết
- Báo cáo kiểm toán phái phù hợp với từng trường hợp và tuân thủ cácchuẩn mực, yêu cầu của pháp luật.
Bước sáu: Thực hiện các hoạt động sau kiểm toán
- Đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán đã thực hiện trên các mặt sau:o Có đảm bảo chất lượng dịch vụ không?
o Các yêu cầu với cuộc kiểm toán có được thực hiện không?.o Khách hàng có hài lòng về dịch vụ đã được cung cấp không?
2.1.5 Quy trình kiểm soát chất lượng tại Công ty UHY LTD
Trang 38Từ khi bắt đầu thành lập Công ty đã nhân thức được rằng kiểm toán là mộtngành đòi hỏi tính độc lập cao và khá mới mẻ ở Việt Nam Thị trường cạnh tranh vàphát triển mạnh để tồn tại và phát triển bền vững chất lượng kiểm toán phải tốtmang tới khách hàng những giá trị thực sự Chính vì vậy kiểm soát chất lượng hoạtđộng kiểm toán luôn được Ban Giám Đốc Công ty xây dựng đúng đắn và thực hiệnnghiệm túc.
Việc đầu tiên trong vấn đề nâng cao chất lượng hoạt đông kiểm toán nâng caotrình độ cho KTV và trợ lý kiểm toán là tổ chức các lớp nâng cao nghiệp vụ chuyênmôn cho KTV đồng thời luôn thông báo để các thành viên thường xuyên cập nhậpthông tin, hướng dẫn chuẩn mực kiểm toán mới ban hành.
Nâng cao chất lượng kiểm toán làm tốt công việc từng giai đoạn kiểm toán từtìm hiểu khách hàng khi ký hợp đồng kiểm toán, lập kế hoạch, lựa chọn nhóm kiểmtoán tới thực hiện và kết thúc kiểm toán cùng với sự soát xét ở mỗi giai đoạn.
Việc xác định nhân sự cho mỗi cuộc kiểm toán cũng quan trọng không kém.Thông thường mỗi cuộc kiểm toán bố trí nhân sự như sau:
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bố trí nhân sự mỗi cuộc kiểm toán tại UHY LTD
Nhóm chuyên gia hỗ trợ thuế, Pháp lý CNTT
Thành viên BGĐ Soát xét chất lượng và quản lý rủi ro
Chủ nhiệm kiểm toán phụ trách trực tiếp
Nhóm KTV1: ktv chính 1 và các KTV khác
Nhóm KTV2: KTV chính 2 và các ktv khác
Nhóm KTV3: KTV chính 3 và các ktv khác
Trang 39Thành viên BGĐ phụ trách trực tiếp phê chuẩn kế hoạch nhân sự, thời gian
kiểm toán, kế hoạch kiểm toán đồng thời soát xét kế hoạch nhân sự, hồ sơ kiểm toánvà báo cáo kiểm toán cuối cùng trước khi phát hành.
Thành viên BGĐ soát xét chất lượng và kiểm soát rủi ro là giám đốc điều
hành hoặc phó giám đốc điều hành không trực tiếp phụ trách phó giám đốc kiểmtoán có nhiệm vụ kiểm soát hồ sơ kiểm toán, soát xét Báo Cáo kiểm toán, soát xéttoàn bộ quá trình thực hiện cung cấp dịch vụ đảm bảo yêu cầu chất lượng đã đề ra.
Các chuyên gia hỗ trợ là các giám đốc chuyên môn (Giám đốc thuế, GĐ tư
vấn, GĐ kiểm toán hoặc các chủ nhiệm kiểm toán tư vấn về các kiến thức kinhdoanh chuyên sâu trên từng lĩnh vực).
Chủ nhiệm kiểm toán phụ trách trực tiếp có nhiệm vụ tổ chức thực hiện
chương trình kiểm toán
Các nhóm kiểm toán thường có một KTV và hai trợ lý kiểm toán tuỳ thuộc
vào tính chất quy mô cuộc kiểm toán.
Kiểm soát trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Trước khi tiến hành kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán thông lịch kiểm toán,danh sách nhóm kiểm toán, nhóm trưởng nhóm kiểm toán tại khách hàng cụ thể,KTV sẽ tìm hiểu một số thông tin về khách hàng sắp kiểm toán như: Thông tin vềđặc điểm ngành nghề kinh doanh, thông tin về nhân sự, thông tin về kế toán, ….Nhóm trưởng là người giám sát các KTV và trợ lý kiểm toán trong việc thu thập cácthông tin về đơn vị được kiểm toán, đặc biệt là thông tin về HTKSNB của kháchhàng Kiểm tra giấy tờ thu thập thông tin của KTV nhằm đảm bảo các kỹ thuật thuthập đúng quy định, và thông tin thu thập được là đầy đủ, chính xác.
Kiểm toán trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Sau khi tìm hiểu các thông tin về khách hàng kiểm toán thì kế hoạch kiểmtoán được thiết lập trong đó nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của cuộc kiểmtoán Căn cứ vào trình độ năng lực của mỗi KTV nhóm trưởng tiến hành phân côngcông việc cho từng thành viên Nhóm trưởng phổ biến cho từng KTV nắm rõ nộidung cũng như phương pháp kiểm toán cần áp dụng và những điểm cần chú ý khithực hiện kiểm toán Đối với mỗi KTV cần phải hiểu rõ được nhiệm vụ của mình
Trang 40trong quá trình kiểm toán Giai đoạn thực hiện kiểm toán là giai đoạn quan trọngcủa một cuộc kiểm toán nó quyết định sự thành công của cả cuộc kiểm toán Tronggiai đoạn này trưởng nhóm cần phải tăng cường giám sát tiến độ thực hiện côngviệc của cả nhóm có thể hỗ trợ các KTV trong việc đánh giá chất lượng kiểm toán.Đồng thời nhóm trưởng cũng phải giám sát việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đứcnghề nghiệp và giám sát việc ghi chép giấy tờ làm việc của KTV và hỗ trợ các KTVthu thập những bằng chứng kiểm toán đầy đủ.
Kiểm soát trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
Giai đoạn kết thúc một cuộc kiểm toán trưởng nhóm sẽ trực tiếp xem xéttổng hợp công việc của các KTV đảm bảo sự chính xác, đầy đủ, hợp lý của kết quảkiểm toán qua các bằng chứng kiểm toán.
Sau mỗi cuộc kiểm toán các nhóm kiểm toán cùng hợp để đánh giá những thuậnlợi khó khăn cũng như hạn chế và kết quả đạt được để từ đó rút ra kinh nhiệm cho cuộckiểm toán Như vậy kiểm soát chất lượng kiểm toán được Công ty UHY LTD xác địnhđúng đắn và thực hiên nghiệm túc góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán.
2.1.6 Tổ chức hồ sơ kiểm toán tại UHY LTD
Công ty chỉ xây dụng hồ sơ kiểm toán năm chưa có hồ sơ kiểm toán chung.Những thông tin như các hoạt động kinh doanh của khách hàng thông tin vềHTKSNB và đánh giá về HTKSNB, giấy phép đăng ký, việc tổ chức công tác kếtoán,… được lưu trong hồ sơ kiểm toán năm đầu tiên Hồ sơ kiểm toán năm chứađựng các thông tin về khách hàng chỉ liên quan tới một năm tài chính Nó bao gồmcác dữ liệu áp dụng cho năm kiểm toán như:
Các thông tin về người lập, người kiểm tra và người soát xét hồ sơ kiểmtoán Hợp đồng kiểm toán và các văn bản về tài chính, kế toán, thuế của các cơ quanNhà nước liên quan tới năm tài chính đó, những quyết định, chính sách mới củaCông ty khách hàng, BCTC trước kiểm toán, báo cáo kiểm toán, Thư quản lý ….;Những đánh giá của KTV về rủi ro tiềm tàng rủi ro kiểm toán và giấy tờ làm việccủa các KTV Một số chỉ mục trong hồ sơ kiểm toán năm của Công ty UHY
1000: Chỉ mục lập kế hoạch
4000: Chỉ mục kiểm tra chi tiết tài sản