Vì vậy, để phục vụ cho công tác hoạt độngsản xuất kinh doanh có hiệu quả thì các nhà quản trị phải thường xuyên phân tíchtài chính trong tương lai bởi vì thông qua việc tính toán mà ta b
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 3
1.1 Những vấn đề cơ bản phân tích tài chính doanh nghiệp 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp 3
1.1.3 Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp 4
1.2 Nội dung phân tích tài chính 5
1.3 Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính 5
1.3.1 Bảng cân đối kế toán 5
1.3.2 Báo cáo kết quả kinh doanh 7
1.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 8
1.4 Năng lực tài chính và các chỉ tiêu phân tích để đánh giá năng lực tài chính 8
1.4.1 Năng lực tài chính 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ BBG 18
2.1 Tổng quan về công ty TNHH đào tạo và tư vấn đầu tư BBG 18
2.1.1 Khái quát về công ty 18
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 18
2.1.3 Đặc điểm cơ bản về ngành nghề và vị thế của Công ty 21
2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH đào tạo và tư vấn đầu tư BBG 22
2.2.1 Đánh giá chung về biến động tài sản và nguồn vốn tại công ty TNHH đào tạo và tư vấn đầu tư BBG 22
2.2.2 Đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH đào tạo và tư vấn đầu tư BBG 27
2.2.3 Đánh giá năng lực tài chính của công ty TNHH đào tạo và tư vấn đầu tư BBG thông qua các chỉ tiêu tài chính 31
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ BBG 36
3.1 Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, không ngừng gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp 36
3.2 Nâng cao năng lực quản lý tài chính trong doanh nghiệp 37
3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên 37
3.2.2 Xác định chiến lược tài chính phù hợp với định hướng của doanh nghiệp 37
3.3.3 Nên đổi loại hình công ty thành công ty cổ phần 38
KẾT LUẬN 39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
Trang 3Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn công ty TNHH đào tạo và tư vấn đầu tư
BBG giai đoạn 2011-2013 23Bảng 2.2: Tình hình kết quả kinh doanh của công ty BBG giai đoạn 2011-2013 27Bảng 2.3: Đánh giá mức độ độc lập về tài chính của công ty TNHH đào tạo và tư
vấn đầu tư BBG giai đoạn 2011-2013 31Bảng 2.4: Đánh giá khả năng thanh toán của công ty TNHH đào tạo và tư vấn đầu
tư BBG giai đoạn 2011-2013 32Bảng 2.5: Cơ cấu tài chính của doanh nghiệp 33Bảng 2.6: Đánh giá tỷ suất sinh lời của công ty TNHH đào tạo và tư vấn đầu tư
BBG giai đoạn 2011-2013 34
Trang 4Qua đợt thực tập lần này em xin chân thành cảm ơn các thầy cô và đặc biệt
là cô giáo Ths Đỗ Phương Chi, các anh, chị Phòng Tài chính – Kế toán và các cán
bộ các phòng ban liên quan của công ty TNHH đào tạo và tư vấn đầu tư BBG đãtạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài này
Trang 5(Của giáo viên hướng dẫn)
Trang 6(Của giáo viên phản biện)
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nền kinh tế nước ta đang có sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ mộtnước nông nghiệp sang nước có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao hơn, hướngđến nền kinh tế toàn cầu Chính sự dịch chuyển này taọ điều kiện cho nền kinh tếphát triển nhưng cũng tạo ra nhiều vấn đề cho doanh nghiệp cũng như yêu cầu vàthử thách mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động và vươn lên để vượt quanhững thử thách nếu không muốn bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khốc liệt củathị trường Bởi vậy các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì phải tựđổi mới
Trong bối cảnh đó quản trị tài chính là vấn đề vô cùng quan trọng ảnh hưởngđến tình hình kinh doanh chung của doanh nghiệp, tình hình tài chính tốt hay xấugóp phần thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Đặc biệtđối với một công ty tư vấn tài chính thì vấn đề này lại càng ảnh hưởng nhiều đếntình hình kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, để phục vụ cho công tác hoạt độngsản xuất kinh doanh có hiệu quả thì các nhà quản trị phải thường xuyên phân tíchtài chính trong tương lai bởi vì thông qua việc tính toán mà ta biết được doanhnghiệp cảu mình đang đứng ở đâu, tình hình tài chính có ổn định hay không, điểmmạnh, yếu của doanh nghiệp như thế nào hay những tiềm năng cần phát huy vànhững điểm yếu cần khắc phục Từ đó các nhà tài chính có thể tìm ra nguyên nhâncũng như các biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như nâng cao hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp mình
Do vậy xuất phát từ những lý do trên, trong quá trình thực tập tại công ty cổphần tư vấn đầu tư BBG, em đã tìm hiểu về tình hình tài chính cũng như hoạt độngkinh doanh của công ty trong những năm gần đây nhằm mục đích nâng cao tínhhiểu biết về vấn đề tài chính trong doanh nghiệp nói chung cũng như là cách phân
tích tài chính doanh nghiệp nói riêng Từ đó em lựa chọn đề tài “Phân tích tài
chính và giải pháp nâng cao năng lực tài chính của công ty TNHH đào tạo và
tư vấn đầu tư BBG” làm đề tài tốt nghiệp của em
Bố cục đề cương của em có 3 phần:
Trang 8CHƯƠNG 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA PHÂN TÍCH TÀI
CHÍNH CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY TNHH ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ BBG
CHƯƠNG 3- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
THIỆN VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ BBG
Trang 9CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1.1 Những vấn đề cơ bản phân tích tài chính doanh nghiệp.
1.1.1 Khái niệm
Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp vàcác công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lýnhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ
và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực củadoanh nghiệp đó, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định quản lý, quyếtđịnh tài chính phù hợp
1.1.2 Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp.
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinhdoanh của một doanh nghiệp, và có ý nghĩa quyết định trong việc tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp Do đó tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnhhưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp Ngược lại, tình hình tài chính tốt hayxấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh
Vì thế cần phải thường xuyên, kịp thời đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính củadoanh nghiệp, trong đó công tác phân tích hoạt động tài chính giữ vai trò quantrọng và có ý nghĩa sau:
- Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hìnhphân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch ra khả năng tiềm tàng
về vốn của doanh nghiệp Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụngvốn, giúp doanh nghiệp cũng cố tốt hơn hoạt động tài chính của mình
- Phân tích tình hình tài chính là cụng cụ không thể thiếu phục vụ cho công tácquản lý của ban quản lý doanh nghiệp, các cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính,ngân hàng như: đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình thực hiện cácchế độ, chính sách về tài chính của nhà nước, xem xét việc cho vay vốn…
Trang 101.1.3 Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp.
Phân tích tài chính có thể được hiểu như quá trình kiểm tra, xem xét các sốliệu tài chính hiện hành và quá khứ, nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi rotiềm ẩn trong tương lai phục vụ cho các quyết định tài chính của doanh nghiệp Mặtkhác phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là để đáp ứng nhu cầu sử dụngthông tin của nhiều đối tượng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tàichính của doanh nghiệp để phục vụ cho những mục đích của mình
Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Phân tích tình hình tài chính nhằm mục
tiêu:
- Đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tiến hànhcân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính củadoanh nghiệp… Từ đó xác định được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp
- Định hướng các quyết định của ban giám đốc như: quyết định đầu tư, tàitrợ, phân chia lợi tức, cổ phần,…
- Là cơ sở cho các dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, ngân quỹ…
- Là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý
Đối với đơn vị chủ sở hữu: Họ cũng quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả
nợ, sự an toàn của tiền vốn bỏ ra, thông qua phân tích tình hình tài chính giúp họđánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, khả năng điều hành hoạt độngcủa nhà quản trị để quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị, cũng như quyếtđịnh việc phân phối kết quả kinh doanh
Đối với người cho vay: (Ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp) mối
quan tâm của họ hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp Do đó họ cần chú ýđến tình hình và khả năng thanh toán của đơn vị cũng như quan tâm đến lượng vốncủa chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được haykhông khi quyết định cho vay, bán chịu sản phẩm cho đơn vị
Đối với nhà đầu tư: Điều mà họ quan tâm đầu tiên, đó là sự an toàn của
lượng vốn đầu tư, kế đó là mức độ sinh lói, thời gian hoàn vốn Vỡ vậy họ cầnnhững thụng tin về tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, tiềm năng
Trang 11tăng trưởng của doanh nghiệp Do đó họ quan tâm đến phân tích tài chính của đơn
vị qua các thời kỳ, để quyết định đầu tư vào đơn vị hay không, đầu tư dưới hìnhthức nào
Đối với cơ quan chức năng: Như cơ quan thuế, thanh tra, cảnh sát kinh tế,
luật sư… thông qua thông tin trên báo cáo tài chính xác định các khoản nghĩa vụđơn vị phải thực hiện đối với nhà nước, cơ quan thống kê tổng hợp phân tích hìnhthành số liệu thống kê, chỉ số thống kê…
1.2 Nội dung phân tích tài chính.
Nội dung chủ yếu của phân tích báo cáo tài chính đi từ khái quát đến cụ thể bao gồm các nội dung sau:
- Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản, nguồn vốn
- Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp
- Phân tích tình hình luân chuyển vốn
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
- Phân tích khả năng sinh lời
1.3 Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính.
Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng làm rõ mục tiêucủa dự đoán tài chính Từ những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài,thông tin số lượng đến thông tin giá trị đều giúp cho nhà phân tích có thể đưa ranhận xét, kết luận sát thực Tuy nhiên, thông tin kế toán là nguồn thông tin đặc biệtcần thiết Nó được phản ánh đầy đủ trong các báo cáo kế toán của doanh nghiệp.Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính được hình thànhthông qua việc xử lý các báo cáo kế toán
Các báo cáo tài chính gồm có:
1.3.1 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính củamột doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó Đấy là một báo cáo tài chínhphản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định,dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản Xét về bản
Trang 12chất, bảng cân đối kế toán là một bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với vốn chủ sởhữu và công nợ phải trả( nguồn vốn).
Để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, tài liệu chủ yếu là bản cânđối kế toán.Thông qua nó cho phép ta nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quát tìnhhình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triểnvọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp
Bảng cân đối kế toán có hai hình thức trình bày:
- Hình thức cân đối hai bên: Bên trái là phần tài sản, bên phải là phần nguồn vốn
- Hình thức cân đối hai phần liên tiếp: phần trên là phần tài sản, phần dưới làphần nguồn vốn
Mỗi phần đều có số tổng cộng và số tổng cộng của hai phần luôn luôn bằngnhau
Tài sản = Nguồn vốnHay Tài sản = Vốn chủ sở hữu+ Nợ phải trả
* Phần tài sản: Bao gồm có tài sản lưu động và tài sản cố định.
Về mặt pháp lý, phần tài sản thể hiện số tiềm lực mà doanh nghiệp có quyềnquản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi ích trong tươnglai
Về mặt kinh tế, các chỉ tiêu của phần tài sản cho phép đánh giá tổng quát vềquy mô vốn, cơ cấu vốn, quan hệ giữa năng lực sản xuất và trình độ sử dụng vốncủa doanh nghiệp
* Phần nguồn vốn: Bao gồm công nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, phản ánh
các nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp
Về mặt pháp lý, phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặt vậtchất của doanh nghiệp đối với các đối tượng cấp vốn ( Nhà nước, ngân hàng, cổđông, các bên liên doanh ) Hay nói cách khác thì các chỉ tiêu bên phần nguồn vốnthể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đó đăng ký kinh doanh, về
Trang 13số tài sản hình thành và trách nhiệm phải thanh toán các khoản nợ ( với người laođộng, với nhà cung cấp, với Nhà nước ).
Về mặt kinh tế, phần nguồn vốn thể hiện các nguồn hình thành tài sản hiện
có, căn cứ vào đó có thể biết tỷ lệ, kết cấu của từng loại nguồn vốn đồng thời phầnnguồn vốn cũng phản ánh được thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp Tác dụng của phân tích bảng cân đối kế toán:
+ Cho biết một cách khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông quacác chỉ tiêu về tổng tài sản và tổng nguồn vốn
+ Thấy được sự biến động của các loại tài sản trong doanh nghiệp : tài sảnlưu động, tài sản cố định
+ Khả năng thanh toán của doanh nghiệp qua các khoản phải thu và cáckhoản phải trả
+ Cho biết cơ cấu vốn và phân bổ nguồn vốn trong doanh nghiệp
1.3.2 Báo cáo kết quả kinh doanh.
Một loại thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân tíchtài chính là thông tin phản ánh trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Khác vớibảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho biết sự dịch chuyểncủa vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nó cho phép dựtính khả năng hoạt động của doanh nghiẹp trong tương lai Báo cáo kết quả sảnxuất kinh doanh đồng thời cũng giúp cho nhà phân tích so sánh doanh thu và sốtiền thực nhập quỹ khi bán hàng hoá, dịch vụ với tổng chi phí phát sinh và số tiềnthực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp Trên cơ sở đó, có thể xác định được kếtquả sản xuất kinh doanh : lãi hay lỗ trong năm Như vậy, báo cáo kết quả kinhdoanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh tình hình tàichính của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Nó cung cấp những thôngtin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹthuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Biểu mẫu “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” có 3 phần:
Trang 14+ Phần I: Lãi, lỗ.
+ Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước
+ Phần III: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm.Tác dụng của việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh các chỉ tiêu về doanh thu,lợi nhuận và tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của doanhnghiệp Do đó, phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng cho ta đánhgiá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, biết được trong kỳ doanh nghiệpkinh doanh có lãi hay bị lỗ, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vốn là bao nhiêu Từ
đó tính được tốc độ tăng trưởng của kỳ này so với kỳ trước và dự đoán tốc độ tăngtrong tương lai
Ngoài ra, qua việc phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước,
ta biết được doanh nghiệp có nộp thuế đủ và đúng thời hạn không
Như vậy, việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp ta cónhững nhận định sâu sắc và đầy đủ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp
1.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong bốn báo cáo tài chính bắt buộc màbất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải lập để cung cấp cho người sử dụng thông tincủa doanh nghiệp Nếu bảng cân đối kế toán cho biết những nguồn lực của cải (tàisản) và nguồn gốc của những tài sản đó; và báo cáo kết quả kinh doanh cho biết thunhập và chi phí phát sinh để tính được kết quả lói, lỗ trong một kỳ kinh doanh, thìbáo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập để trả lời các vấn đề liên quan đến luồng tiềnvào ra trong doanh nghiệp, tình hình thu chi ngắn hạn của doanh nghiệp Nhữngluồng vào ra của tiền và các khoản coi như tiền được tổng hợp thành ba nhóm : lưuchuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tàichính và lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động bất thường
1.4 Năng lực tài chính và các chỉ tiêu phân tích để đánh giá năng lực tài chính 1.4.1 Năng lực tài chính
Trang 151.4.1.1 Khái niệm
Năng lực tài chính của doanh nghệp là khả năng đảm bảo về nguồn lực tàichính cho doanh nghiệp Một doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính là doanhnghiệp có đủ điều kiện đảm bảo vốn cho doanh nghiệp tiến hành các họat động đầu
tư, họat động sản xuất kinh doanh hướng tới đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuậnhướng tới tối đa hóa giá trị doanh nghiệp
Để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các họat động sản xuất kinhdoanh, vốn là điều kiện không thể thiếu, nó phản ánh được nguồn lực tài chínhđược đầu tư vào sản xuất kinh doanh Trong sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp, người ta chú ý đến việc quản lý huy động và luân chuyển của vốn Sứcmạnh tài chính của doanh nghiệp không chỉ do tiềm lực tài chính của chủ sở hữudoanh nghiệp quy định mà ở mức độ lớn hơn, do uy tín của doanh nghiệp đối vớicác tổ chức tài chính, ngân hàng quy định Nếu có uy tín, doanh nghiệp có thể tìmkiếm được các nguồn tài chính lớn để tài trợ cho các dự án mang lại hiệu quả chodoanh nghiệp Ngược lại, nếu không có uy tín, để được vay vốn, doanh nghiệp phảiđáp ứng các điều kiện vay khắc khe của các tổ chức tài chính, hoặc vay được ít,hoặc phải chịu lãi suất huy động vốn cao Tiềm năng tài chính của doanh nghiệpkhông chỉ dừng lại ở việc huy động được nguồn vốn lớn, chi phí sử dụng vốn thấp
mà còn bao gồm cả việc sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn ấy Để làmđược điều đó doanh nghiệp phải xây dựng được chiến lược phát triển sản xuất kinhdoanh đúng đắn, hiệu quả, vững chắc, lâu dài, ổn định, đáp ứng được mục tiêu cuốicùng là nâng cao giá trị doanh nghiệp
Như vậy, năng lực tài chính của doanh nghiệp bao gồm khả năng mở rộng nguồnvốn chủ sở hữu, huy động vốn kinh doanh, tăng khả năng sinh lời, khả năng phòngngừa và chống đỡ rủi ro, khả năng quản lý tài chính
Để nâng cao năng lực tài chính trong doanh nghiệp đòi hỏi nhà quản trị phảithực hiện tốt các vấn đề sau:
- Ra quyết định tài chính kịp thời, chính xác
- Thường xuyên lập kế hoạch tài chính
Trang 16- Quản lý nguồn vốn có hiệu quả
- Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý tài chính trong công ty
Có thể khẳng định, năng lực quản trị tài chính là nhân tố quyết định sự tồntại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1.4.1.2 Các chỉ tiêu dùng trong phân tích báo cáo tài chính để đánh giá năng lực tài chính
a Đánh giá tình hình huy động vốn
* Đánh giá khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn
Đây là căn cứ vào các số liệu phản ánh trên bảng cân đối kế toán để so sánh tổngtài sản và tổng nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ để thấy được quy mô mà đơn vị sửdụng trong kỳ cũng như khả năng sử dụng vốn từ các nguồn vốn khác nhau của doanhnghiệp
Nếu chỉ dựa vào sự tăng giảm tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn thì chưathể thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp được, vì vậy cần phải phân tíchmối quan hệ giữa các khoản mục của bảng cân đối kế toán
* Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Theo quan điểm luân chuyển vốn thì toàn bộ tài sản của doanh nghiệp gồm tàisản lưu động và tài sản cố định được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữudoanh nghiệp Quan hệ cân đối được thể hiện bằng công thức :
TSLĐ + TSCĐ = NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
Mối qua hệ này không thường xảy ra vì không thể nào nguồn vốn chủ sở hữu
có đầy đủ để trang trải cho các tài sản cần thiết phục vụ cho quá trình kinh doanhcủa doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn của đơn vịkhác Do đó mối quan hệ này thường xảy ra các trường hợp sau:
Trang 17chậm hơn so với thời hạn thanh toán.
TÀI SẢN LƯU ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀO NGẮN HẠN + TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐẦU
TƯ VÀO DÀI HẠN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU
TỔNG TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HŨU
* Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp
Quá trình kinh doanh diễn ra thuận lợi hay không, có hiệu quả hay khôngđược biểu hiện qua việc phân bổ và sử dụng vốn phải hợp lý, phân bổ hợp lý sẽ dễdàng cho việc sử dụng cũng như mang lại hiệu quả cao Vì vậy việc nhận xét vềquan hệ kết cấu trên bảng cân đối kế toán sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá kếtcấu tài chính hiện hành có biến động phù hợp với hoạt động doanh nghiệp haykhông
Phân tích kết cấu tài sản
Phân tích kết cấu tài sản là việc so dành tổng hợp số vốn cuối kỳ với đầu nămngoài ra còn xem xét từng khoản vốn của doanh nghiệp chiếm trong tổng số để thấyđược mức dộ đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Phân tích kết cấu tài sản phải chú ý đến tỷ suất đầu tư Tỷ suất đầu tư là tỷ lệgiữa giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn so với tổng tài sản.Tỷ suất đầu tư cũng
là chỉ tiêu thể hiện sự khác nhau của bảng cân đối kế toán giữa các doanh nghiệpkhác nhau về dặc điểm, nghành nghề kinh doanh
Phân tích kết cấu nguồn vốn
Phân tích kết cấu nguồn vốn là việc so sánh tổng nguồn vốn và từng loạinguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu năm Đối chiếu giữa cuối kỳ và đầu năm củ từng
Trang 18loại nguồn vốn, qua đó đánh giá xu hướng thay đổi nguồn vốn.
Trong phân tích kết cấu nguồn vốn ta cũng đặc biệt chú ý đến tỷ suất tự tài trợ( tỷ suất vốn chủ sở hữu) Chỉ số này cho thấy mức độ tự chủ của doanh nghiệp vềvốn, là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn
- Hệ số tự tài trợ: Hệ số này phản ánh tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổngnguồn vốn của DN
Hệ số này càng cao thể hiện khả năng tự chủ cao về mặt tài chính hay mức độ
tự tài trợ của doanh nghiệp tốt
b Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Để tiến hành phân tích các khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh, ta phải nghiên cứu từng khoản mục để theo dõi sự biến động của nó Cáckhoản mục của nó chủ yếu gồm:
Doanh thu: Đó là thu nhập mà doanh nghiệp nhận được qua hoạt động sảnxuất kinh doanh Doanh thu thuần là doanh thu đã trừ các khoản giảm trừ Đây làmột trong những chỉ tiêu có ý nghĩa nhất đối với tình trạng của một doanh nghiệptrong nền kinh tế thị trường
Chi phí bán hàng : Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sảnphẩm, hàng hóa, dịch vụ
Chi phí quản lý kinh doanh: Là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt độngquản lý kinh doanh, quản lý hành chính, và quản lý điều hành chung của toàn bộdoanh nghiệp
Tổng lợi nhuận trước và sau thuế: Là chỉ tiêu tổng hợp, tóm tắt bảng báocáo kết quả kinh doanh Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của doanhnghiệp Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
c Phân tích các chỉ số tài chính
* Đánh giá tính tự chủ trong hoạt động tài chính
- Hệ số tự tài trợ:
Trang 19Chỉ tiêu này cho biết tại thời điểm phân tích doanh nghiệp có 1 đồng nguồn vốnthì bao nhiêu đồng thuộc về vốn chủ sở hữu Hệ số này càng cao chứng tỏ mức
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Tình hình tài chính doanh nghiệp đươc thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu vàkhả năng thanh toán của doanh nghiệp Khả năng thanh toán của doanh nghiệpphản ảnh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ.Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau :
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanhtoán chung của doanh nghiệp tại thời điểm phân tích
+ Hệ số thanh toán hiện thời: Phản ánh mối quan hệ tương đối giữa tài sảnngắn hạn và nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán hiện thời lớn hơn hoặc bằng 2 chứng tỏ sự bình thường tronghoạt động tài chính của doanh nghiệp Khi giá trị tỷ số này giảm chứng tỏ khả năngtài trợ của doanh nghiệp đã giảm là cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài
Trang 20chính Tuy nhiên khi tỷ số này có giá trị quá cao thì có nghĩa doanh nghiệp đầu tưquá nhiều vào tài sản lưu động hay đơn giản là việc quản trị tài snr lưu động củadoanh nghiệp không hiệu quả bởi có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay có quá nhiều
nợ phải đòi…do đó có thể giảm lợi nhuận của doanh nghiệp
Về khả năng thanh toán các chỉ tiêu được sắp xếp theo khả năng huy động (ngay,thời gian tới) Về nhu cầu thanh toán các chỉ tiêu đươc sắp xếp theo mức độ khẩntrương
- Hệ số nợ: Hệ số này phản ánh tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanhnghiệp
Hệ số nợ dùng để đó lường sự góp vốn của chủ doanh nghiệp so với số nợvay Các chủ nợ rất ưa thích hệ số nợ vừa phải, hệ số nợ càng thấp món nợ của họcàng được đảm bảo thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản Khi hệ
số nợ cao nghĩa là doanh nghiệp chỉ góp một phần vốn nhỏ trong tổng số vốn thì rủi
ro trong kinh doanh chủ yếu do chủ nợ gành chịu
- Hệ số thanh toán lãi vay :
Hệ số này cho biết vốn mà doanh nghiệp đi vay được sử dụng như thế nào đểđem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu và có thể bù đắp tiền lãi vay hay không.Trong đó :
+ Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) phản ánh số tiền mà doanhnghiệp có thể sử dụng để trả lãi vay trong năm
+ Lãi vay là số tiền nợ vay trong năm mà doanh nghiệp phải trả có thể là lãivay ngân hàng hoặc các tổ chức khác
* Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính
Nhóm chỉ tiêu này còn bao gồm :
- Hệ số cơ cấu tài sản:
Trang 21- Hệ số cơ cấu nguồn vốn :
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi
- Hệ số sinh lợi doanh thu:
- Hệ số sinh lợi của tài sản:
- Tỷ suất sinh lời của vốn (ROI)
Chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ ra 100 đồng vốn đầu tư thì thu về được bao nhiêuđồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay
- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu:
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng vốnchủ sở hữu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
1.4.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp
* Nhân tố chủ quan
- Quy mô vốn của doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp tỷ lệ thuận với nguồn vốn đầu tư Nguồn vốn tài trợcho những hoạt động doanh nghiệp là những nguồn lực tài chính có trong nền kinh
tế, được doanh nghiệp huy động, khai thác bằng nhiều phương pháp, hình thức, cơ
Trang 22chế khác nhau để đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động kinh doanh trước mắt
và lâu dài Nhu vậy một cấu trúc vốn an toàn, ổn định, hợp lý, linh hoạt sẽ mang lại
sự phát triển năng động và hiệu quả cho doanh nghiêp
Cấu trúc vốn là sự kết hợp của nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổphần ưu đãi và vốn cổ phần thường được sử dụng để tài trợ cho quyết định đầu tưcủa doanh nghiệp Cấu trức vốn trong doanh nghiệp gồm nguồn vốn chủ sở hữu vàcác khoản phải trả
- Mức độ tiếp cận thị trường tài chính
+ Tiếp cận vốn từ nội tại doanh nghiệp – huy động nguồn vốn chủ sở hữunhư: Tăng vốn góp, tăng nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại
+ Tiếp cận vốn từ thị trường tài chính – Huy động nguồn vốn từ bên ngoàidoanh nghiệp
Huy động vốn từ trung gian tài chính ( ngân hàng thương mại, tổ chức tiếtkiệm và cho vay, ngân hàng tiết kiệm tương hỗ, hiệp hội tín dụng, quỹ trợ cấp huubổng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty thuê mua )
Huy động vốn từ thị trường vốn ( Phát hành trái phiếu)
Huy động vốn thông qua thị trường bất động sản
Huy động vốn thông qua quỹ đầu tư mạo hiểm
- Nguồn nhân lực trong quản trị tài chính
Nguồn nhân lực và hệ thống quản trị tài chính là yếu tố quan trọng trong việcquyết định thành baị của doanh nghiệp Một hệ thống quản trị nhân sự và chiếnlược con người tốt là tài sản của doanh nghiệp, là tiền đề cho doanh nghiệp pháttriển vững mạnh , củng cố năng lực tài chính của doanh nghiệp Yếu tố hạn chếtrong hầu hết mọi trường hợp làm ăn kém hiệu quả chính là sự thiếu thốn vế chấtlượng và sức mạnh của nhà quản trị doanh nghiệp, không biết cách khai thác cácnguồn nhân lực và sự lãng phí về các nguồn nhân lực và vật lực
Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, các doanh nghiệp đang rất quan tâm đến
Trang 23yếu tố con người mà thông qua hệ thống quản trị tốt sẽ phát huy hết tài năng đểđóng góp thật nhiều cho sự tồn tại, phát triển lâu dài và ổn định cho doanh nghiệp.
- Cơ chế quản trị tài chính
Các quyết định tài chính rất quan trọng đối với sự phát triển và thành côngcủa doanh nghiệp Các chuyên gia tài chính của doanh nghiệp luôn phải đói mặt với
Như vậy nhà quản trị là đầu nối quan trọng giữa hoạt động của doanh nghiệp
và thị trường tài chính Thị trường tài chính là nơi mà các nhà đầu tư nắm giữ tàisản tài chính được phát hành bởi doanh nghiệp