Nâng cao năng lực quản lý tài chính trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao năng lực tài chính của công ty TNHH đào tạo và tư vấn đầu tư BBG (Trang 44)

3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên

Qua đó thứ nhất, phải không ngừng nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên kinh doanh, môi giới, tổ chức một cách hiệu quả và phù hợp bộ máy làm việc của doanh nghiệp. Tiến hành ghi chép một cách chi tiết các nghiệp vụ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đội ngũ kế toán phải thiết lập đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp thông tin kịp thời và chính xác về tình hình ngân sách của doanh nghiệp.

Thứ hai, nâng cao năng lực của giám đốc tài chính của doanh nghiệp. Giám đốc tài chính của doanh nghiệp là người dựa trên cơ sở các báo cáo tài chính phải kiểm soát được ngân sách của doanh nghiệp, nắm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp thông qua việc so sánh kết quả phân tích với kỳ trước hoặc với các doanh nghiệp khác. Các nhà quản trị doanh nghiệp phải tăng cường khả năng đánh giá các chương trình hoạt động của doanh nghiệp trên phương diện tài chính. Doanh nghiệp phải phân tích chi tiết và đánh giá tính hiệu quả của các dự án đầu tư, các hoạt động thôn tính hay sáp nhập, phân tích hiệu quả của các giải pháp huy động ngân quỹ. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp lựa chọn phương án hành động tối ưu về mặt tài chính. Doanh nghiệp sẽ có sự chủ động về mặt tài chính, giảm thiểu các rủi ro, chi phí và tăng hiệu quả sử dụng vốn. Năng lực tài chính của doanh nghiệp nhờ đó mà tăng lên.

3.2.2. Xác định chiến lược tài chính phù hợp với định hướng của doanh nghiệp

Doanh nghiệp chủ động hoạch định các chiến lược tài chính của mình. Hoạt động này bao gồm xem xét một cách chi tiết các nhân tố tài chính có những tác động quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp; chủ yếu bao gồm chiến lược huy động ngân quỹ, chiến lược tài trợ cho các dự án, đánh giá tính sinh lợi. Đồng thời, doanh nghiệp cần phải thiết lập một cơ cấu vốn của mình sau khi tiến hành phân tích những đặc trưng riêng của ngành mà doanh nghiệp hoạt động, cùng với lợi nhuận, chi phí và những rủi ro của các loại ngân quỹ. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra kế hoạch về cơ cấu các nguồn huy động vốn mà doanh nghiệp sẽ huy

động. Ngoài ra, doanh nghiệp phải có kế hoạch dự phòng ngân quỹ theo hình thức phù hợp nhằm đáp ứng những nhu cầu ngân quỹ đột xuất. Khi đó, doanh nghiệp sẽ có một cơ cấu nguồn vốn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh khoản của doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm có đủ nguồn tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.3.3. Nên đổi loại hình công ty thành công ty cổ phần

Qua phân tích ở trên ta có thể thấy tuy cơ cấu vốn công ty hiện tại tương đối ổn, tuy nhiên vì đây là công ty chuyên về lĩnh vực tài chính, vì vậy khi công ty gặp khó khăn trong việc huy động vốn mà không thể vay kịp thì việc phát hành cổ phiếu hay giấy tờ có giá là vô cùng đúng đắn. Tuy nhiên hiện tại loại hình hoạt động của công ty vẫn là công ty TNHH vì vậy em đưa ra ý kiến là nên đổi công ty từ TNHH sang cổ phần để thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Với một đội ngũ cán bộ nhân viên và các nhà quản trị tài chính có năng lực, tình hình tài chính của doanh nghiệp luôn được theo dõi, kiểm soát chặt chẽ; được phân tích cụ thể và bảo đảm ở trong điều kiện hợp lý. Năng lực tài chính của doanh nghiệp sẽ được bảo đảm và không ngừng được nâng cao nhờ vào công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp được thực hiện tốt.

GVHD: Ths ĐỖ PHƯƠNG CHI SVTH: ĐẬU THỊ THẢO 40

KẾT LUẬN

Phân tích tài chính là một nội dung trong quản trị tài chính công ty. Các công ty Việt Nam hiện nay là những đơn vị kinh doanh tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, các công ty phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp như sự biến động liên tục của thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong và ngoài nước.... Vì thế, công tác phân tích tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính công ty để từ đó có những quyết định tài chính phù hợp trở thành một trong những vấn đề sống còn đối với công ty. Hơn thế nữa, những thông tin do công tác phân tích tài chính đem lại còn thiết thực đối với nhiều chủ thể trong nền kinh tế như các cơ quan nhà nước, các nhà đầu tư, các ngân hàng... trong việc ra quyết định.

Công ty TNHH đào tạo và tư vấn đầu tư BBG đã đạt được nhiều kết quả thuận lợi trong những năm qua nhưng bên cạnh đó còn tồn tại những hạn chế trong hoạt động tài chính của công ty, công ty cần chú trọng hơn nữa tới công tác phân tích tài chính và việc sử dụng, áp dụng các giải pháp kiến nghị trên đây là hoàn toàn khả thi đối với công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Tuy nhiên, do hạn chế về mặt trình độ và thiếu kinh nghiệm thực tế, do đó những đánh giá trong chuyên đề có thể chưa thật sát thực, còn mang tính chủ quan, các giải pháp đưa ra chưa chắc đã là tối ưu. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ phía các thầy cô giáo, các cô chú, anh chị phòng Tài chính- Kế toán Công ty TNHH đào tạo và tư vấn đầu tư BBG để bài viết hoàn thiện hơn.

Theo ý chủ quan của mình, em đã nêu ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính của công ty. Tuy nhiên do thời gian thực tập chưa được bao lâu, trình độ bản thân còn nhiều hạn chế bước đầu làm quen với tình hình thực tế nên em còn có những thiếu sót không thể tránh khỏi. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ phía các thầy cô giáo, các cô chú, anh chị phòng Tài chính- Kế toán Công ty TNHH đào tạo và tư vấn đầu tư BBG để bài viết hoàn thiện hơn, góp phần nhỏ bé làm cho công ty phát triển vững mạnh hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Th.S. Đỗ Thị Kim Dung, giáo trình Tài chính doanh nghiệp 2, cao đẳng xây dựng số 1,2012.

2. PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang, Phân tích báo cáo tài chính, NXB Tài chính

3. PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm, giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính,2008

4. Báo cáo tài chính của công ty TNHH đào tạo và tư vấn đầu tư BBG

5. Một số vấn đề về công tác quản lý tài chính năm 2012

6. Giáo trình quản trị tài chính, NXB Học viện tài chính

GVHD: Ths ĐỖ PHƯƠNG CHI SVTH: ĐẬU THỊ THẢO 42

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao năng lực tài chính của công ty TNHH đào tạo và tư vấn đầu tư BBG (Trang 44)