1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và định giá việt nam thực hiện

105 443 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 345,77 KB

Nội dung

Kết cấu của khóa luận Chương 3: Giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trên con đường hội nhập cùng nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã có sự pháttriển đáng kể trong đó việc gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới WTO là bướcngoặt lớn nhất Tuy nhiên, nền kinh tế càng phức tạp thì thông tin kinh tế càng cónguy cơ chứa đựng nhiều rủi ro, sai lệch và thiếu chính xác Do vậy, sự ra đời vàphát triển của kiểm toán là tất yếu và khách quan tại Việt Nam bởi nó góp phầncủng cố nền nếp kế toán, lành mạnh hóa các quan hệ tài chính, nâng cao năng lực vàhiệu quả quản lí

Sau hơn 20 năm tồn tại phát triển (1990 – 2012), ngành Kiểm toán Việt Nam

đã thực sự trưởng thành và lớn mạnh với gần 200 công ty kiểm toán trong và ngoàinước Các loại hình dịch vụ mà các công ty kiểm toán cung cấp ngày càng đa dạng

và phong phú nhưng trong đó dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính vẫn là hoạt độngchủ yếu

Có thể nói, báo cáo tài chính chính là bức tranh toàn cảnh về tình hình tàichính và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Một tập hợp các thôngtin có được từ việc xử lý các giao dịch cuối cùng sẽ được phản ảnh thành các bộphận, các khoản mục trên báo cáo tài chính Vì vậy, để đạt được mục đích kiểmtoán toàn diện báo cáo tài chính, kiểm toán viên cần phải xem xét kiểm tra riêngbiệt các bộ phận của chúng Tài sản cố định đặc biệt là tài sản cố định hữu hình luônchiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp và có mối quan hệ chặtchẽ với các khoản mục khác trên báo cáo tài chính Việc hạch toán tài sản cố địnhhữu hình cũng như việc trích lập khấu hao cần phải được ghi chép đúng đắn và tínhtoán chính xác Sai sót đối với khoản mục này thường gây ảnh hưởng trọng yếu tớibáo cáo tài chính của doanh nghiệp Do đó, kiểm toán tài sản cố định hữu hình đóngvai trò quan trọng trong kiểm toán Báo cáo tài chính Nhận thức được điều này nêntrong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam (VAE)

em đã lựa chọn đề tài:

“Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện”

Trang 2

2 Mục đích nghiên cứu

- Luận giải những vấn đề lý luận về kiểm toán TSCĐ hữu hình trong kiểmtoán BCTC

- Phân tích, đánh giá, tổng hợp thực trạng kiểm toán TSCĐ hữu hình do Công

ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện từ đó đề xuất ra các giải pháp,kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC

3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

Bài khóa luận tập trung đi sâu vào nghiên cứu và trình bày những vấn đề lýluận và thực tiễn theo chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam liên quan đến hoạtđộng kiểm toán TSCĐ hữu hình trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểmtoán và Định giá Việt Nam thực hiện

4 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phân tích, thống kê, so sánh…

và minh họa bằng các bảng biểu, sơ đồ thu thập được trong quá trình thực tập

5 Kết cấu của khóa luận

Chương 3: Giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công

ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện

Do hạn chế về điều kiện thời gian cũng như năng lực, kinh nghiệm của bảnthân chưa nhiều nên trong bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy,

em kính mong các thầy cô cùng Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Namgóp ý để em có thể hoàn thiện tốt hơn nữa bài viết của mình đồng thời củng cố thêmkiến thức hướng đến những mục tiêu lớn hơn trong tương lai

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Giảng viên – Thạc sĩ NguyễnThị Khánh Phương cùng toàn thể các anh chị Kiểm toán viên trong Công ty đã tận tìnhgiúp đỡ em trong thời gian thực tập tại Công ty cũng như hoàn thiện đề tài này

Trang 3

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1 Những vấn đề chung về tài sản cố định hữu hình

1.1.1 Khái niệm và phân loại tài sản cố định hữu hình

1.1.1.1 Khái niệm tài sản cố định hữu hình

Bất kỳ một quá trình lao động sản xuất nào cũng đều là sự kết hợp của bayếu tố: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động Nói một cách khác,hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không thể diễn ra suôn sẻ nếuthiếu sự có mặt của tư liệu lao động, trong đó tài sản cố định hữu hình đóng vai tròquan trọng Vậy tài sản cố định hữu hình là gì?

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03, TSCĐ hữu hình là những tài sản

có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuấtkinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình

Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cảbốn tiêu chuẩn ghi nhận sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;

- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;

- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành

Theo điều 3 Thông tư của Bộ Tài chính số 203/TT-BTC ngày 20 tháng 10năm 2009 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định quyđịnh tiêu chuẩn giá trị của TSCĐ hữu hình phải có giá trị từ 10.000.000 VNĐ trởlên Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2010 và thay thế quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

1.1.1.2 Phân loại tài sản cố định hữu hình

Để có thể quản lý TSCĐ hữu hình một cách hiệu quả, người ta chia TSCĐ rathành nhiều nhóm dựa trên một số tiêu thức cơ bản Theo Chuẩn mực kế toán Việt

Trang 4

Nam số 03 và Thông tư 203/2209/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009, kế toánTSCĐ hữu hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sửdụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, gồm:

- Nhà cửa, vật kiến trúc: là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thànhsau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước,sânn bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, cầucảng…

- Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác,dây truyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ…

- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các phương tiện vận tải gồmphương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường không, đường ống và cácthiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải…

- Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ quản lý dùng trongcông tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụquản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút

ẩm, hút bụi, chống mối mọt…

- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: là các vườn câylâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảmcây xanh…; súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàntrâu, đàn bò…

- Các loại TSCĐ hữu hình khác: là toàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt

kê vào 5 loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật…

TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng là nhữngTSCĐ do doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp, anninh, quốc phòng trong doanh nghiệp Các TSCĐ cũng được phân loại theo quyđinh như với TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh

TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước là những TSCĐ doanhnghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất giữ hộ Nhà nước theo quyđịnh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Trang 5

Tùy theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp tự phân loạichi tiết hơn các TSCĐ của doanh nghiệp trong từng nhóm cho phù hợp.

1.1.2 Đặc điểm của khoản mục tài sản cố định hữu hình

TSCĐ hữu hình là tư liệu lao động trong doanh nghiệp, có thể là từng đơn vịtài sản có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kếtvới nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định

TSCĐ hữu hình thường là bộ phận chủ yếu trong tổng số tài sản và đóng vaitrò quan trọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp Đặc biệttrong các doanh nghiệp sản xuất thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng, dầu khí… giá trịkhoản mục này chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản Chúng thường có thời gian

sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hìnhthái vật chất ban đầu Vì vậy, việc xác định một tài sản có được ghi nhận là TSCĐhữu hình hay là một khoản chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ sẽ có ảnh hưởngđáng kể đến BCTC nói chung và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp nói riêng

1.1.3 Công tác quản lý tài sản cố định hữu hình tại doanh nghiệp

1.1.3.1 Thủ tục kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tài sản cố định hữu hình

Mục tiêu chính của kiểm soát nội bộ là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tưvào TSCĐ hữu hình thông qua việc đầu tư đúng mục đích, không lãng phí, cũngnhư quản lý và sử dụng có hiệu quả TSCĐ Để quản lý tốt TSCĐ hữu hình, mỗi đơn

vị đều phải xây dựng các nguyên tắc và thủ tục về việc bảo quản TSCĐ Mọi bộphận của đơn vị phải tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các quy định đó Các địnhhướng cơ bản cho việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ khoản mục TSCĐ hữuhình bao gồm:

 Tách biệt công tác bảo quản với công việc ghi chép các nghiệp vụ Theo đóngười quản lý tài sản không đồng thời là kế toán TSCĐ Nếu không tách rời hainghiệp vụ này sẽ dễ dàng xảy ra sai phạm hoặc giới hạn khả năng kiểm soát

 Quy định rõ ràng thẩm quyền của từng cấp quản lý đối với việc phê chuẩncác nghiệp vụ kinh tế liên quan tới TSCĐ như mua mới, điều chuyển, thanh lý,

Trang 6

nhượng bán TSCĐ Do TSCĐ có giá trị lớn nên nguyên tắc này cần đặc biệt đượccoi trọng.

 Cách ly quyền phê chuẩn với việc bảo quản TSCĐ tránh tình trạng người bảoquản sử dụng TSCĐ cũng chính là người quyết định việc mua bán, thuyên chuyểntài sản, dễ dẫn đến rủi ro thất thoát tài sản do lạm dụng quyền hành tự do mua bánthuyên chuyển hoặc thanh lý TSCĐ

 Xây dựng hệ thống bảo quản TSCĐ như kho bãi, hàng rào bảo vệ, phân địnhtrách nhiệm bảo vệ TSCĐ, quy định thủ tục chặt chẽ về việc đưa TSCĐ ra khỏidoanh nghiệp

 Phòng kế toán nên lưu giữ bản đăng ký TSCĐ như là sổ phụ ghi chi tiết từnghạng mục TSCĐ Các thông tin cơ bản của một bản đăng ký TSCĐ là nguyên giátừng tài sản và giá trị tăng thêm hay thay đổi và khấu hao lũy kế của tài sản đó Cácthông tin khác bao gồm mã số, vị trí đặt để, ngày mua, thanh lý, nhà cung cấp hoặcnhà sản xuất Số dư trên bảng đăng ký TSCĐ phải được đối chiếu định kỳ với giá trịròng của các tài khoản TSCĐ trên sổ cái

 Ít nhất là hàng năm, công ty nên tiến hành kiểm kê tất cả TSCĐ, và đối chiếu

số lượng kiểm kê thực tế với bản đăng ký TSCĐ Việc kiểm kê và đối chiếu cũngphải tìm ra bất kỳ tài sản nào không sử dụng, hư hỏng hay đã khấu hao đủ mà vẫncòn tiếp tục tính khấu hao

 Những bản sao của bản đăng ký TSCĐ nên được gửi cho phòng hành chính và

bộ phận mà TSCĐ đặt ở đó vì điều này giúp các bộ phận trong việc bảo vệ các tài sảnnày hàng ngày Ngoài ra, nên có một hệ thống để cập nhật bản đăng ký TSCĐ đượckịp thời thông qua sự phối hợp giữa các bộ phận này với phòng kế toán

1.1.3.2 Quản lý về mặt số lượng:

Mọi TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bảngiao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liênquan) Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiếttheo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ

Bộ phận quản lý TSCĐ hữu hình phải đảm bảo cung cấp đầy đủ về số lượngcũng như chủng loại của từng loại tài sản Thông qua hệ thống sổ chi tiết, thẻ chi

Trang 7

tiết, hồ sơ chi tiết, nhà quản lý dễ dàng quản lý các TSCĐ tăng, giảm trong năm Từ

đó có thể bảo vệ hữu hiệu tài sản, phát hiện kịp thời những mất mát hay thiếu hụt,giúp đơn vị sử dụng TSCĐ hữu hiệu và hiệu quả

1.1.3.3 Quản lý về mặt giá trị:

Quản lý TSCĐ hữu hình về mặt giá trị là công việc chủ yếu trong công táchạch toán kế toán Công việc này đảm bảo cho ban quản lý có thể biết chính xác,kịp thời và đầy đủ những thông tin về mặt giá trị (Nguyên giá, Giá trị hao mòn vàGiá trị còn lại) của từng loại TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp tại từng thời điểmxác định

Xác định giá trị ban đầu của TSCĐ hữu hình

TSCĐ hữu hình phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá Nguyêngiá TSCĐ hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐhữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Nguyêngiá của TSCĐ hữu hình được xác định trong từng trường hợp như sau:

TSCĐ hữu hình loại mua sắm:

+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm, bao gồm giá mua (trừ các khoảnđược chiết khấu thương mại, giảm giá); các khoản thuế (không bao gồm các khoảnthuế được hoàn lại) và các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vàotrạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, các chi phí vận chuyển

và bốc dỡ ban đầu; các chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sảnphẩm, phế liệu do lắp đặt chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trựctiếp khác

+ TSCĐ hữu hình loại đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu:

Nguyên giá (cả tự làm và thuê ngoài) là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng,các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có)

+ TSCĐ hữu hình mua trả chậm: Nguyên giá được phản ánh theo giá mua trả

ngay tại thời điểm mua Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trảtiền ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ đi số chênh lệch

đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hoá) theo quy định trong Chuẩnmực kế toán “Chi phí đi vay”

Trang 8

TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế

Nguyên giá là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây hoặc tự chế cộng (+) chiphí lắp đặt, chạy thử Mọi khoản lãi nội bộ và các khoản chi phí không hợp lý (nhưnguyên vật liệu lãng phí, lao động khác sử dụng vượt quá định mức bình thườngtrong quá trình xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá

TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi

+ Trao đổi với TSCĐ không tương tự hoặc tài sản khác: Nguyên giá củaTSCĐ hình thành dưới hình thành này được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐhữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnhcác khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về

+ Trao đổi với TSCĐ tương tự (tài sản có công dụng tương tự, trong cùnglĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương): Nguyên giá tài sản nhận về đượctính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi

TSCĐ hữu hình tăng từ các nguồn khác

Nguyên giá TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu tặng, được ghi nhận theogiá trị hợp lý ban đầu Trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợp lý ban đầu thìdoanh nghiệp ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng (+) các chi phí liên quan trựctiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

 Xác định giá trị của TSCĐ hữu hình trong quá trình nắm giữ, sử dụng tài sảnTrong quá trình nắm giữ và sử dụng, TSCĐ hữu hình bị hao mòn dần về vậtchất và giá trị cũng giảm dần Doanh nghiệp cần nắm được nguyên giá, số khấu haolũy kế, giá trị còn lại cũng như các chi phí phát sinh sau khi ghi nhận giá trị ban đầu

Nguyên giá TSCĐ trong quá trình nắm giữ, sử dụng tài sản

Sau khi ghi nhận nguyên giá ban đầu, nguyên giá TSCĐ hữu hình được theodõi trên sổ kế toán không thay đổi trừ trong một số trường hợp sau:

- Đánh giá lại giá trị TSCĐ trong các trường hợp theo quyết định của cơquan nhà nước có thẩm quyền; thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sởhữu doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp; hay dùng tài sản để đầu tư

ra ngoài doanh nghiệp

Trang 9

- Đầu tư nâng cấp TSCĐ.

- Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ hữu hình mà các bộ phận nàyđược quản lý theo tiêu chuẩn của một TSCĐ hữu hình

Trong trường hợp có phát sinh các khoản chi phí liên quan đến TSCĐ nhưchi phí sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp thì các chi phí này được xử lý như sau:

- Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu được ghi tăng nguyên giá củaTSCĐ nếu chúng được xác định một cách đáng tin cậy và chắc chắn làm tăng lợiích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó như: tăng thời gian sử dụng, tăngcông suất, tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra, giảm chi phí hoạt độngcủa tài sản

- Các chi phí khác không làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai của tài sảnthì không được ghi nhậ tăng nguyên giá mà tính vào chi phí sản xuất kinh doanhtrong kỳ

Giá trị còn lại

Giá trị còn lại là nguyên giá của TSCĐ hữu hình sau khi trừ (-) số khấu haolũy kế của tài sản đó Như vậy, việc xác định giá trị còn lại của TSCĐ phụ thuộc rấtnhiều vào số khấu hao lũy kế hay nói cách khác là phụ thuộc vào phương pháp tínhkhấu hao

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03, khấu hao là sự phân bổ một cách

có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình trong suốt thời gian sử dụnghữu ích của tài sản đó

Những TSCĐ hữu hình phải trích khấu hao

Theo quyết định của chế độ tài chính hiện hành, cụ thể là theo thông tư203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý,

sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phảitrích khấu hao, trừ:

- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sảnxuất kinh doanh

- TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất

Trang 10

- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu củadoanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).

- TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán củadoanh nghiệp

- TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động củadoanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệpnhư: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nướcsạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động,

cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng)

- TSCĐ là nhà và đất ở trong trường hợp mua lại nhà và đất ở đã được nhànước cấp quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất không phải tínhkhấu hao

- TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩmquyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học

Xác định thời gian sử dụng TSCĐ hữu hình

- Đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn

cứ vào khung thời gian sử dụng tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèmtheo thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ tài chính về hướng dẫnchế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ để xác định

- Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian sử dụng của tài sản cốđịnh được xác định như sau:

Giá bán của TSCĐ cùng loạimới 100% (hoặc của TSCĐtương đương trên thị trường)Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng của TSCĐ mới và

đã qua sử dụng khác với khung thời gian sử dụng quy định tại Phụ lục 1, doanhnghiệp phải lập phương án thay đổi thời gian sử dụng tài sản cố định trên cơ sở giảitrình rõ các nội dung sau:

- Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế;

Trang 11

- Hiện trạng TSCĐ (thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, thế hệ tài sản, tình trạngthực tế của tài sản);

- Ảnh hưởng của việc tăng, giảm khấu hao TSCĐ đến kết quả sản xuất kinhdoanh và nguồn vốn trả nợ các tổ chức tín dụng

Lựa chọn phương pháp tính khấu hao

Đơn vị có thể áp dụng một trong các phương pháp tính khấu hao sau:

Phương pháp tính khấu hao theo đường thắng: là phương pháp khấu hao mà mứckhấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh là phương pháp

mà số khấu hao phải trích hàng năm của TSCĐ giảm dần trong suốt thời gian sửdụng hữu ích của TSCĐ đó

Phương pháp khấu hao theo sản lượng là phương pháp mà số khấu hao phảitrích phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất và mức trích khấu hao bình quântính cho một đơn vị sản phẩm

Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng từng loại TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD

mà doanh nghiệp thực hiện trích khấu hao theo phương pháp thích hợp

Mọi TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động SXKD củatừng doanh nghiệp đều phải trích khấu hao được hạch toán vào chi phí kinh doanhtrong kỳ

Nếu doanh nghiệp trích khấu hao cho từng tháng thì lấy số khấu hao phảitrích cả năm chia cho 12 tháng

Việc trích hoặc thôi khấu hao TSCĐ được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng Khi có sự thay đổi nguyên giá hoặc về thời gian sử dụng của TSCĐ thìdoanh nghiệp sẽ xác định lại mức khấu hao trung bình cho hàng năm

Doanh nghiệp cũng không được tính và trích khấu hao cho các TSCĐ đãkhấu hao hết và đang chờ quyết định nhượng bán, thanh lý, những TSCĐ dùng vàohoạt động phúc lợi, hoạt động sự nghiệp

Trang 12

Xây dựng, mua sắm, hoặc nhượng bán TSCĐHội đồng giao nhận, thanh lý TSCĐ

Kế toán TSCĐ

Quyết định tăng hoặc giảm TSCĐChứng từ tăng giảm tài sản

(các loại) Lập (huỷ) thẻ TSCĐ, ghi sổ TSCĐ

1.1.4 Tổ chức hạch toán kế toán tài sản cố định hữu hình

1.1.4.1 Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán

 Chứng từ kế toánChứng từ kế toán áp dụng trong kế toán TSCĐ phải được thực hiện theo đúngnội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo đúng quy định Theo Quyết định15/2006/QĐ_BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 về việc ban hành Chế độ kếtoán doanh nghiệp, các loại chứng từ sử dụng trong kế toán TSCĐ gồm:

- Biên bản giao nhận TSCĐ;

- Biên bản thanh lý TSCĐ;

- Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành;

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ;

- Biên bản kiểm kê TSCĐ;

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ;

Trang 13

 Hệ thống sổ kế toán

Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm

Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết như:

- Sổ tổng hợp TSCĐ;

- Thẻ TSCĐ;

- Sổ chi tiết TSCĐ theo bộ phận sử dụng, theo loại TSCĐ;

- Sổ cái các TK 211,214,…

1.1.4.2 Hệ thống tài khoản kế toán

Theo Chế độ Kế toán Việt Nam hiện hành, trong hạch toán TSCĐ, TSCĐhữu hình được phân thành những nhóm khác nhau và sử dụng những tài khoản vàtiểu khoản khác nhau

2141: Hao mòn Tài sản cố định hữu hình

Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như:

- TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang

- TK 411: Nguồn vốn kinh doanh

- TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản

- TK 414, 711, 811,…

1.1.4.3 Tổ chức hạch toán tài sản cố định

Trình tự hạch toán TSCĐ hữu hình thể hiện qua các sơ đồ sau:

Trang 14

Sơ đồ 1.2 Hạch toán tăng, giảm tài sản cố định hữu hình

111, 112, 331… 211 111, 112, 331…

241 Mua về qua Khi TSCĐ đưa Chiết khấu thương mại,

lắp đặt, chạy thử vào sử dụng giảm giá TSCĐ mua vào

Mua sắm (không qua lắp đặt chạy thử) 811

211 214 trao đổi với TSCĐ 214 GTHM không tương tự GTHM

NGTSCĐ đưa đi trao

đổi với TSCĐ tương tự NGTSCĐ nhận về 811, 431

Ghi tăng TSCĐ nhận được do trao đổi với Thanh lý,

TSCĐ không tương tự nhượng bán 214, 466

212 Chi mua lại liên doanh

Chuyển quyền sở hữu TSCĐ thuê tài chính 711 338

Chuyển BĐSĐT thành BĐS chủ sở hữu sử dụng Chênh lệch đánh

Chuyển BĐS chủ sở hữu sử dụng thành BĐSĐT 811 giá lại tài sản

Trang 15

Sơ đồ 1.3 Hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình

Thanh lý, nhượng bán TSCĐ Trích KH TSCĐ

811 GTCL

623, 627, 641, 642

Điều chỉnh giảm khấu hao

1.2 Quy trình kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính

1.2.1 Vai trò, mục tiêu của kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính

1.2.1.1 Vai trò của kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính

Với sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật, TSCĐ hữu hình như máy móc, thiết bị,dây chuyền sản xuất ngày càng giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của cácdoanh nghiệp Đặc biệt với các doanh nghiệp sản suất, hoạt động kinh doanh đangphát triển mạnh mẽ cả về chiều sâu và chiều rộng, đòi hỏi phải có một lượng TSCĐthích hợp cho kinh doanh Do đó vấn đề quản lý TSCĐ càng trở nên phức tạp Giátrị khoản mục TSCĐ trong tổng tài sản của đơn vị thay đổi phù hợp tùy theo từngngành nghề tùy loại hoạt động

Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, khoản mục TSCĐ phản ánh tình hình trang

bị cơ sở vật chất kĩ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng và thường có giátrị lớn TSCĐ có liên quan tới nhiều chu trình như bán hàng và thu tiền, mua hàng

và trả tiền, huy động và hoàn trả vốn đầu tư cho TSCĐ nên TSCĐ được đặc biệtnghiên cứu cùng với các chu trình kiểm toán khác trong kiểm toán BCTC Chẳnghạn, trong chu trình kiểm toán đầu tư và chi trả, do chi phí mua sắm và đầu tư choTSCĐ lớn, quay vòng vốn chậm, vì vậy để đảm bảo hiệu quả của việc đầu tư cho

Trang 16

TSCĐ, kiểm toán khoản mục TSCĐ sẽ đánh giá tính kinh tế và tính hiệu quả củaviệc đầu tư, định hướng cho đầu tư sao có hiệu quả cao nhất Đồng thời, nó sẽ gópphần phát hiện ra các sai sót trong việc xác định các chi phí phải chi trả như chi phícấu thành nguyên giá TSCĐ, chi phí sửa chữa, chi phí khấu hao TSCĐ Những saisót trong việc tính các chi phí này thường dẫn đến những sai phạm trọng yếu trênbáo cáo tài chính của DN Bên cạnh đó, thông qua việc kiểm toán, KTV có thể đưa

ra những kiến nghị giúp cho DN cải tiến nhằm nâng cao chất lượng công tác quản

lý TSCĐ Vì vậy, kiểm toán TSCĐ không hẳn là một chu trình nhưng lại chiếm một

vị trí quan trọng trong kiểm toán BCTC

1.2.1.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình

Đối với tài sản cố định, mục tiêu kiểm toán được thể hiện như sau:

Bảng 1.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình

STT Mục tiêu kiểm toán

chung Mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình

3 Tính đánh giá TSCĐ được đánh gía phù hợp với chuẩn mực và

các chế độ kế toán hiện hành

4 Quyền và nghĩa vụ TSCĐ thuộc quyền sở hữu của đơn vị và đơn vị có

quyền kiểm soát lâu dài

5 Tính chính xác

Các TSCĐ phản ánh trên sổ chi tiết đã được ghichép đúng, tổng cộng đúng và phù hợp với tàikhoản tổng hợp trên sổ cái

6 Trình bày và công bố

Sự trình bày và khai báo TSCĐ bao gồm cả việccông bố phương pháp tính khấu hao là đầy đủ vàphù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiệnhành

Đối với chi phí khấu hao, mục tiêu kiểm toán chủ yếu là xem xét sự đúngđắn trong việc xác định mức khấu hao và phân bố cho các đối tượng có liên quan

Trang 17

Điều này phụ thuộc vào phương pháp khấu hao, cũng như các dữ liệu làm cơ sở choviệc tính toán và tiêu thức phân bổ chi phí khấu hao.

Đối với giá trị hao mòn lũy kế, mục tiêu kiểm toán là xem xét việc ghi nhậnđầy đủ và đúng đắn giá trị hao mòn lũy kế tăng lên do khấu hao, giá trị hao mòn lũy

kế giảm đi do thanh lý, nhượng bán TSCĐ cũng như việc phản ánh chính xác vàotừng đối tượng TSCĐ cụ thể

1.2.2 Các sai phạm thường gặp đối với khoản mục tài sản cố định hữu hình

1.2.2.1 Gian lận có thể gặp trong các nghiệp vụ về tài sản cố định hữu hình

- Lập hóa đơn giả, sửa chữa chứng từ nhằm mục đích ghi tăng giá muaTSCĐHH, tăng chi phí sửa chữa TSCĐHH để biển thủ công quỹ;

- Cố tình không ghi số tiền thu được do thanh lý TSCĐHH để chiếm đoạtphần thu này;

- Sai phạm trong việc thực hiện các thủ tục phê duyệt, mua sắm tài sản như:phê duyệt mua tài sản vượt quá thẩm quyền, không tổ chức đấu thầu hay chào hàngcạnh tranh đối với những tài sản bắt buộc theo quy định, thực hiện sai các thủ tụctrong việc đấu thầu;

- Áp dụng sai chế độ kế toán Ví dụ: cố tình tiếp tục trích khấu hao TSCĐ đãhết, không thực hiện trích khấu hao cho TSCĐ không sử dụng

1.2.2.2 Sai sót có thể gặp trong các nghiệp vụ về tài sản cố định hữu hình

- Chỉ ghi tăng TSCĐHH mà không ghi nghiệp vụ kết chuyển nguồn vốn;

- Trích khấu hao của những TSCĐHH phúc lợi vào chi phí kinh doanh;

- Nhầm giữa sửa chữa lớn với nâng cấp TSCĐHH;

- Ghi chép TSCĐHH thành công cụ dụng cụ hoặc ngược lại;

- Ghi sai chi phí đi vay không được phép vốn hóa vào nguyên giá TSCĐHH;

- Sai sót do quên không ghi chép hoặc ghi lặp nghiệp vụ…

1.2.3 Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính

Trang 18

Để thực hiện cuộc kiểm toán có hiệu quả thì cần phải xây dung một quy trìnhkiểm toán cụ thể và phù hợp với mục tiêu đề ra Thông thường một cuộc kiểm toángồm 3 giai đoạn:

- Lập kế hoạch kiểm toán

- Thực hiện kiểm toán

- Kết thúc kiểm toán

1.2.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch tổng quát là hoạt động đầu tiên và nó có thể được coi là quátrình lập ra phương hướng kiểm toán và gắn liền với sự hiểu biết về tình hình kinhdoanh của khách hàng với trọng tâm của công việc kiểm toán Lập kế hoạch kiểm

toán phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán”: “Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn Kế hoạch kiểm toán trợ giúp KTV phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với KTV và chuyên gia khác về công việc kiểm toán” Trong kiểm toán BCTC các công ty kiểm toán cần

thực hiện 2 công việc chính sau:

 Tìm hiểu khách hàng và đánh giá rủi ro

Tìm hiểu khách hàng

Tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 310 “Hiểu biết về tình hình kinh

doanh”, đoạn hai đã dẫn: “Để thực hiện kiểm toán BCTC, KTV phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của các đơn vị được kiểm toán mà theo KTV

có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đến việc kiểm tra của KTV hoặc đến BCKT”.

Nếu là các khách hàng kiểm toán năm đầu tiên, KTV sẽ yêu cầu ban giámđốc phía khách hàng cung cấp các tài liệu liên quan để tìm hiểu các vấn đề trên nhưGiấy phép đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty, BCTC năm kiểm toán và BCTC đãđược kiểm toán các năm trước đó (nếu có), các hồ sơ góp vốn, các thay đổi trong

Trang 19

năm kiểm toán Ngoài ra KTV cũng tiến hành phỏng vấn trực tiếp ban giám đốc củakhách hàng về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng trong năm Việc tìmhiểu lĩnh vực hoạt động kinh doanh giúp cho KTV nhận định được cách thức tổchức kế toán và tổ chức quản lý đặc thù đối với từng ngành.

Đối với các khách hàng là khách hàng cũ, đã được kiểm toán trong nhiềunăm, KTV chỉ cần thu thập những thay đổi trong tình hình hoạt động của kháchhàng ví dụ như việc mở rộng sản xuất, thay đổi trong ban lãnh đạo, những biếnđộng về tình hình góp vốn, biến động lớn về thị trường…

Với phần hành kiểm toán TSCĐ hữu hình, công ty kiểm toán cần quan tâmđến các thông tin:

- Thu thập các hồ sơ pháp lý như các biên bản góp vốn, bàn giao vốn, cácchứng từ liên quan đến việc góp vốn bằng tài sản

- Hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của khách hàng Việc tìm hiểunhững thông tin này sẽ giúp KTV xác định được liệu khách hàng có nhiều TSCĐhay không, qua đó nắm bắt được cơ cấu đầu tư vào TSCĐ

- Môi trường kinh doanh và các yếu tố ngoài sản xuất kinh doanh có tác độngđến khách hàng như kinh tế - xã hội, pháp luật

- Những mục tiêu của khách hàng và chiến lược mà ban lãnh đạo doanh nghiệpđặt ra để đạt tới mục tiêu này Các mục tiêu chiến lược đó sẽ cho biết trong tương laidoanh nghiệp có đầu tư mua sắm hay thanh lý, nhượng bán TSCĐ hay không

- Tiến hành xem xét những khía cạnh đặc thù như cơ cấu tổ chức, dâychuyền sản xuất… để hiểu rõ các sự kiện, các nghiệp vụ và các hoạt động có thể tácđộng đến phần hành TSCĐ hữu hình

- KTV xem xét lại kết quả các cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán nóichung (nếu có) để tìm hiểu các thông tin như: chính sách tài chính kế toán, các saiphạm thường hay xảy ra với khoản mục TSCĐ hữu hình và cơ cấu TSCĐ năm trước

- KTV cũng có thể tiến hành thăm quan văn phòng, nhà xưởng để bước đầuđánh giá được tính hiện hữu của các TSCĐ hữu hình của khách hàng, phát hiện các vấn

đề như sản xuất trì trệ, sản phẩm ứ đọng, máy móc lạc hậu hay không được sử dụng…

Trang 20

- Có thể sử dụng ý kiến của các chuyên gia bên ngoài để xác định giá trị củaTSCĐ hữu hình nếu như KTV thấy mình không đủ khả năng xét đoán.

Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ

Việc nghiên cứu HTKSNB của khách hàng và đánh giá được rủi ro kiểm soátgiúp cho KTV thiết kế được những thủ tục kiểm toán thích hợp cho khoản mụcTSCĐ, đánh giá được khối lượng và độ phức tạp của cuộc kiểm toán, từ đó ước tínhđược khối lượng và độ phức tạp của cuộc kiểm toán, từ đó ước tính được thời gian

và xác định được trọng tâm cuộc kiểm toán Chuẩn mực kiểm toán số 400 có nêu:

“KTV phải có đủ hiểu biết về HTKT và HTKSNB của khách hàng để lập kế hoạch

và xây dựng cách tiếp cận có hiệu quả KTV phải sử dụng đến xét đoán chuyên môn

để đánh giá về rủi ro kiểm toán và xác định các thủ tục kiểm toán nhằm giảm các rủi ro này xuống một mức chấp nhận được”.

HTKSNB càng hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát càng nhỏ và ngược lại, rủi rokiểm soát càng cao khi HTKSNB yếu kém

KTV khảo sát HTKSNB trên 2 phương diện chủ yếu sau:

- KSNB đối với khoản mục TSCĐ hữu hình được thiết kế như thế nào?

- KSNB đối với khoản mục TSCĐ hữu hình được đơn vị thực hiện như thếnào?

KTV tiến hành khảo sát HTKSNB của khách hàng bằng các hình thức sau:

- Phỏng vấn các nhân viên của công ty

- Tham quan thực tế TSCĐ

- Kiểm tra chứng từ sổ sách liên quan đến TSCĐ hữu hình

- Lấy xác nhận bằng văn bản của bên thứ ba (nếu cần)

- Quan sát các thủ tục KSNB đối với TSCĐ

- Làm lại các thủ tục kiểm soát

Sau khi tiến hành các công việc trên, KTV cần đánh giá rủi ro kiểm soát vàthiết kế các thử nghiệm kiểm soát Bước công việc này được thực hiện như sau:

- Xác định loại gian lận và sai sót có thể xảy ra trong khoản mục TSCĐ

- Đánh giá tính hiện hữu của HTKSNB trong việc phát hiện và ngăn chặn cácgian lận và sai sót đó

Trang 21

- Nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá là không cao ở mức tối đa và KTVxét thấy có khả năng giảm bớt được rủi ro kiểm soát đã đánh giá xuống một mứcthấp hơn, KTV sẽ xác định các thử nghiệm kiểm soát cần thiết Ngược lại, nếu mứcrủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức cao và xét thấy không có khả năng giảm đượctrong thực tế, KTV không cần thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà phải tiếnhành ngay các thử nghiệm cơ bản ở mức độ hợp lý.

Đối với khoản mục TSCĐ hữu hình thì KTV cần có các thông tin của kháchhàng về HTKSNB đối với khoản mục này Hệ thống KSNB được coi là hữu hiệuđược thể hiện qua việc bảo vệ và quản lý tốt TSCĐ Khi tìm hiểu hệ thống KSNBđối với TSCĐ, KTV cần quan tâm đến các vần đề sau đây:

- Doanh nghiệp có thiết lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho việc mua sắmTSCĐ hay không?

- Doanh nghiệp có đối chiếu thường xuyên giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợphay không?

- Có kiểm kê định kỳ và đối chiếu với sổ kế toán hay không?

- Các chênh lệch giữa giá dự toán và giá thực tế có được xét duyệt thườngxuyên và phê chuẩn hay không?

- Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ có lập Hội đồng thanh lý, nhượng bán baogồm các thành viên theo quy định hay không?

- Có chính sách phân biệt giữa chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu ghităng nguyên giá TSCĐ và xác định thời gian sử dụng hữu ích hoặc tính vào chi phíSXKD trong kỳ hay không?

- Chế độ kế toán doanh nghiệp đang áp dụng, phương pháp khấu hao TSCĐ

có phù hợp không?

Bên cạnh đó KTV cũng xem xét đến công tác quản lý tốt TSCĐ cũng nhưviệc xây dựng các quy định, các nguyên tắc và thủ tục về bảo quản TSCĐ

Thực hiện phân tích sơ bộ BCTC

- Phân tích ngang: Đối với khoản mục TSCĐ, KTV có thể so sánh số liệunăm trước với năm nay, qua đó thấy được những biến động bất thường và phải xác

Trang 22

định nguyên nhân Đồng thời KTV có thể so sánh dữ kiện của khách hàng với sốliệu của ngành.

- Phân tích dọc: là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quancủa các chỉ tiêu và khoản mục trên BCTC Đối với TSCĐ, KTV có thể tính toánmột số tỷ suất như tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất đầu tư

Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán

Xác định mức trọng yếu

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 320: “Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong BCTC” Nói một cách khác, trọng yếu là khái niệm chỉ tầm cỡ (quy mô) và bản chất

của các sai phạm (kể cả bỏ sót) của các thông tin tài chính hoặc là đơn lẻ, hoặc làtừng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thìkhông thể chính xác hoặc là sẽ rút ra những kêt luận sai lầm

Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải xác định mức trọng yếu có thể chấpnhận được để làm tiêu chuẩn phát hiện những sai sót trọng yếu về mặt định lượng.Tuy nhiên, để đánh giá những sai sót được coi là trọng yếu, KTV còn phải xem xét

cả hai mặt định lượng và định tính của sai sót tức là xem xét cả về qui mô và bảnchất của sai sót

Về qui mô, xác định mức trọng yếu ban đầu KTV làm thủ tục ước tính banđầu về tính trọng yếu (căn cứ theo tỷ lệ % các chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, tổng tàisản ) cho toàn bộ BCTC Sau đó phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu chocác khoản mục trên BCTC Thường các Công ty Kiểm toán xây dựng sẵn mức độtrọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC Thông qua các biện pháp kiểm toán (cânđối, đối chiếu, quan sát ) KTV đánh giá mức độ sai sót thực tế của TSCĐ và đem

so sánh với mức độ sai sót có thể chấp nhận được của TSCĐ đã xác đinh trước đó

và đưa ra ý kiến chấp nhận, ngoại trừ, bác bỏ, hay từ chối đưa ra ý kiến

Về bản chất, các khoản mục, nghiệp vụ có gian lận hoặc chứa đựng khả nănggian lận thì thông thường được coi là trọng yếu Ngoài ra, các sai sót hệ trọng cũngđược xem là trọng yếu cho dù qui mô nhỏ

Trang 23

Đặc biệt, tính trọng yếu còn được xem xét trong mối tương quan với mộthoặc một nhóm sai phạm Theo Chuẩn mức Kiểm toán Việt Nam số 320 – Tính

trọng yếu trong kiểm toán: “KTV cần xét tới khả nằng có nhiều sai sót là tương đối nhỏ nhưng tổng hợp lại có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, như: một sai sót trong thủ tục hạch toán cuối tháng có thể trở thành một sai sót trọng yếu, tiềm tàng nếu như sai sót đó cứ tiếp tục tái diễn vào mỗi tháng”.

Có thể khái quát việc đánh giá mức độ trọng yếu một cách tóm lược qua sơ

đồ sau:

Sơ đồ 1.4 Đánh giá mức trọng yếu đối với khoản mục TSCĐ hữu hình

Bước 1 Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC

Bước 2 Phân bổ ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho khoản mục TSCĐ

Bước 3 Ước tính tổng sai phạm trong khoản mục TSCĐ

Bước 5 So sánh sai số tổng hợp ước tính với ước lượng ban đầu hoặc xem xét

lại ước lượng ban đầu về tính trọng yếu

Đánh giá rủi ro

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 - Đánh giá rủi ro và kiểm soát

nội bộ: “Rủi ro Kiểm toán (AR) là rủi ro KTV và Công ty Kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được Kiểm toán còn những sai sót trọng yếu” Việc đánh giá rủi ro Kiểm toán thông qua việc đánh giá ba bộ phận: Rủi ro

tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR) và rủi ro phát hiện (DR) căn cứ vào mối quan

hệ được phản ánh trong mô hình sau:

IR x CR

Trang 24

Trọng yếu và rủi ro có mối quan hệ khăng khít với nhau Nếu mức sai sótchấp nhận được (hay trọng yếu) được đánh giá cao lên thì rủi ro kiểm toán sẽ phảigiảm xuống, và ngược lại rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên, việc thu thập bằng chứngphải mở rộng Trong cuộc kiểm toán, KTV mong muốn AR càng nhỏ càng tốt vì nóđảm bảo kết quả kiểm toán tối ưu nhất.

Khi đánh giá về rủi ro kiểm toán cần phải hiểu được những sai sót thường xảy

ra trong từng phần hành kiểm toán Trong phần hành TSCĐ hữu hình, các sai sót cóthể xảy ra thường liên quan tới các sai sót tiềm tàng, cụ thể như sau:

Rủi ro liên quan đến nguyên giá TSCĐ hữu hình: Nguyên giá TSCĐ hữu hình

có thể bị phản ánh sai lệch thực tế Đối với trường hợp tăng TSCĐ, nguyên giá ghitrên sổ thường cao hơn thực tế Đối với trường hợp giảm TSCĐ, nguyên giá thườngghi thấp hơn thực tế

Rủi ro liên quan đến khấu hao TSCĐ hữu hình: Khấu hao TSCĐ hữu hình có

thể sai về cách tính và phân bổ, do phương pháp tính khấu hao của đơn vị khôngphù hợp với các quy định hiện hành và không phù hợp với cách thức thu hồi lợi íchkinh tế của từng TSCĐ

Rủi ro liên quan đến sửa chữa, nâng cấp TSCĐ hữu hình: nhiều nghiệp vụ sửa

chữa TSCĐ có thể bị hiểu lầm về bản chất là nâng cấp TSCĐ và ngược lại Do vậy,

có thể dẫn tới các sai sót không ghi tăng nguyên giá TSCĐ đối với trường hợp nângcấp TSCĐ do đơn vị hạch toán vào chi phí sửa chữa TSCĐ

Trên đây là các sai sót tiềm tàng có thể xảy ra đối với phần hành TSCĐ hữuhình Khi đánh giá rủi ro KTV chủ yếu đi vào các biện pháp phát hiện ra những saisót tiềm tàng và hạn chế tối đa rủi ro này Từ những công việc này sẽ giúp KTVthiết kế và thực hiện các phương pháp kiểm toán cần thiết nhằm thu thập đầy đủbằng chứng kiểm toán

Lập chương trình kiểm toán

Sau khi thực hiện các công việc trên KTV phải xây dựng một chương trìnhkiểm toán cụ thể cho khoản mục TSCĐ hữu hình bởi theo Chuẩn mực kiểm toán

Trang 25

Việt nam số 300 về lập kế hoạch kiểm toán: “Chương trình kiểm toán là toàn bộnhững chỉ dẫn cho KTV và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và làphương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán Chương trìnhkiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm

vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cho từng phần hành”

Đối với khoản mục TSCĐ hữu hình, chương trình kiểm toán được thiết kếbao gồm các nội dung chính sau:

- Mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình;

- Các thủ tục kiểm toán cụ thể;

- Kết luận về mục tiêu kiểm toán;

- Các kiến nghị đề xuất;

- Các vấn đề cần theo dõi trong các đợt kiểm toán năm sau

1.2.3.2 Thực hiện kiểm toán

Thực hiện kiểm toán là giai đoạn KTV triển khai thực hiện các công việc đã ghitrong kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán Thực hiện kiểm toán bao gồmthực hiện các thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết

Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm hiểu HTKSNB vàđược đánh giá là có hiệu lực Khi đó, các thử nghiệm kiểm soát được triển khainhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về thiết kế và về hoạt động của HTKSNB.Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 quy định: “Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra

hệ thống kiểm soát) là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết

kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của HTKT và KTKSNB”

Dưới đây là một số các thử nghiệm kiểm soát thường được sử dụng khi khảosát HTKSNB đối với khoản mục TSCĐ hữu hình:

- Đối với TSCĐ hữu hình mua sắm trong kỳ: Cần xem xét việc thực hiện đầy đủ các thủ tục xin phê duyệt mua, phỏng vấn các nhà lãnh đạo về việc phê chuẩn giá trị TSCĐ hữu hình ở phòng kế toán và phòng quản lý cơ giới của công ty,xem xét sự tách biệt giữa bộ phận quản lý và bộ phận ghi sổ

Trang 26

- Đối với TSCĐ hữu hình tăng qua xây dựng cơ bản: Cần soát xét quá trình kiểmsoát nội bộ của đơn vị đối với quá trình tập hợp chứng từ, tính giá thành công trình.

- Đối với nghiệp vụ ghi giảm TSCĐ hữu hình: Cần xem xét quá trình kiểmsoát nội bộ về việc nhượng bán, thanh lý hay góp vốn liên doanh bằng tài sản Cácđiều khoản về nhượng bán, thanh lý, góp vốn liên doanh phải được phê chuẩn vàphù hợp với chế độ tài chính hiện hành Các nghiệp vụ phải được ghi sổ một cáchđúng đắn

Bảng 1.2 Các thử nghiệm kiểm soát tài sản cố định hữu hình

Quá trình KSNB chủ yếu Các thử nghiệm kiểm soát

phổ biến1

- Sự có thật của công văn xin đề nghị mua

TSCĐ, công văn duyệt mua, hợp đồng mua,

biên bản giao nhận TSCĐ đưa vào sử dụng và

lý và ghi sổ với bộ phậnbảo quản TSCĐ

- Kiểm tra chứng từ, sựluân chuyên chứng từ vàdấu hiệu của KSNB

- Kiểm tra dấu hiệu của

Mỗi TSCĐ có một bộ hồ sơ, được ghi chép từ

khi mua nhận TSCĐ về đơn vị cho tới khi

nhượng bán, thanh lý TSCĐ Việc ghi chép,

tính nguyên giá TSCĐ đều dựa trên cơ sở

chứng từ hợp lệ nêu trên

Kiểm tra tính đầy đủ củachứng từ có liên quan đếnTSCĐ

TSCĐ thuộc sở hữu của đơn vị được ghi chép

vào khoản mục TSCĐ, được doanh nghiệp

quản lý và sử dụng Những TSCĐ không

thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì

được ghi chép ngoài Bảng cân đối tài sản

Kết hợp giữa việc kiểmtra vật chất với việc kiểmtra chứng từ, hồ sơ pháp

lý về quyền sở hữu tàisản

4 Sự

phê

chuẩn

Phê chuẩn các nghiệp vụ tăng, giảm trích

khấu hao TSCĐ được phân cấp đối với các

nhà quản lý của doanh nghiệp

- Phỏng vấn những ngườiliên quan

- Kiểm tra dấu hiệu của

sự phê chuẩn

Trang 27

Tính

kịp

thời

Việc ghi sổ và cộng sổ TSCĐ được thực hiện

kịp thời ngay khi có nghiệp vụ phát sinh và

đáp ứng yêu cầu lập Báo cáo kế toán của

doanh nghiệp

Kiểm tra tính đầy đủ vàkịp thời của việc ghichép

6

Tính

chính

xác

Tất cả các chứng từ có liên quan tới việc mua,

thanh lý TSCĐ ở đơn vị đều đựơc phòng kế

toán tập hợp và tính toán đúng đắn Việc cộng

sổ chi tiết và sổ tổng hợp TSCĐ là chính xác

và được kiểm tra đầy đủ

- Xem xét dấu hiệu kiểmtra của HTKSNB

- Doanh nghiệp có quy định về việc phân loại

chi tiết TSCĐ phù hợp với yêu cầu quản lý

- Các quy định về trình tự ghi sổ các nghiệp

vụ liên quan đến TSCĐ từ sổ chi tiết đến sổ

tổng hợp

- Phỏng vấn những người

có trách nhiệm để tìmhiểu quy định phân loạiTSCĐ trong doanhnghiệp

- Kiểm tra hệ thống tàikhoản và sự phân loại sổsách kế toán

- Xem xét trình tự ghi sổ

và dấu hiệu của KSNB.Sau khi đánh giá được HTKSNB đối với TSCĐ hữu hình được thiết kế vàvận hành như thế nào, KTV sẽ nhận diện được điểm mạnh, điểm yếu của HTKSNB

và từ đó thiết kế được các thử nghiệm cơ bản bao gồm thủ tục phân tích và kiểm trachi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản cho phù hợp

 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản

Thực hiện thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích được sử dụng chủ yếu để phát hiện, xác định những biếnđộng bất thường của thông tin tài chính từ đó khoanh vùng trọng tâm, điểm cần tậptrung để đi sâu kiểm toán

Trang 28

Đối với khoản mục TSCĐ hữu hình, KTV có thể phân tích một số tỷ số cơ bảnnhư: tỷ trọng của từng loại TSCĐ với tổng số, tỷ số giữa doanh thu với tổng giá trịTSCĐ, tỷ số giữa tổng giá trị TSCĐ với vốn chủ sở hữu, tỷ số hoàn vốn của TSCĐ.

Ngoài ra, KTV sẽ thực hiện một số thủ tục phân tích khác như:

- So sánh tỷ lệ Tổng chi phí khấu hao TSCĐ so với Tổng nguyên giá TSCĐcủa năm nay so với các năm trước nhằm nhận định, tìm hiểu sai sót có thể có khitiến hành tính số khấu hao tại kỳ Kiểm toán

- So sánh tỷ lệ giữa Tổng khấu hao luỹ kế TSCĐ với Tổng nguyên giá TSCĐnhằm nhận định, tìm các sai sót có thể xảy ra khi ghi sổ khấu hao luỹ kế

- So sánh tỷ lệ Tổng chi phí sửa chữa lớn so với Tổng nguyên giá TSCĐhoặc so sánh Tổng chi phí sửa chữa lớn với các năm trước để tìm kiếm các chi phísản xuất kinh doanh bị vốn hoá hoặc các chi phí đầu tư xây dựng cơ bản bị phản ánhsai lệch vào chi phí sản xuất kinh doanh

- So sánh tỷ lệ Tổng nguyên giá TSCĐ so với Giá trị tổng sản lượng với cácnăm trước để tìm kiếm các TSCĐ không sử dụng vào sản xuất kinh doanh hoặc đã

bị thanh lý, nhượng bán nhưng chưa được ghi sổ

Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết

Khi kiểm toán TSCĐ hữu hình, KTV thường thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết như sau:

Lập bảng tổng hợp TSCĐ hữu hình

Trước khi kiểm tra chi tiết số phát sinh tăng, giảm KTV cần đảm bảo số liệutrên các sổ chi tiết bằng với số liệu phát sinh ở các bảng tổng hợp Muốn vậy, KTVcần đối chiếu số tổng cộng trên các sổ chi tiết và sổ cái Sau đó KTV thu thập hoặc

tự lập bảng phân tích bao gồm số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng, giảm trong kỳ để từ

đó tính ra số dư cuối kỳ Số dư đầu kỳ được kiểm tra thông qua đối chiếu với các hồ

sơ kiểm toán năm trước Còn các tài sản ghi tăng và giảm sẽ được KTV thu thậpthêm bằng chứng chi tiết

Bảng 1.3 Tổng hợp số liệu tài sản cố định hữu hình

TSCĐ

hữu hình

1/1/20XX(VNĐ)

Tăng(VNĐ)

Giảm(VNĐ)

31/12/20XX(VNĐ)

Trang 29

-Nguyên giá

-Khấu hao lũy

kế

-Giá trị còn lại

Kiểm tra đối chiếu

KTV cần phải đối chiếu với biên bản kiểm kê có sự chứng kiến của KTV đểlàm căn cứ xác định tính hiện hữu của TSCĐ hữu hình Vào cuối năm tài chính, cácdoanh nghiệp thường tiến hành kiểm kê tài sản bao gồm tiền mặt, hàng tồn kho,TSCĐ Do đó, các Công ty kiểm toán thường cử KTV xuống cơ sở khác hàng đểthực hiện chứng kiến kiểm kê, lập ra báo cáo kiểm kê để làm bằng chứng đối chiếusau này

Kiểm tra các nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ hữu hình

Đối với mỗi doanh nghiệp số tiền đầu tư mua sắm, thuê TSCĐ thường rấtlớn Vì vậy việc ghi sổ và cộng sổ các nghiệp vụ tăng TSCĐ có ảnh hưởng trực tiếptới tính chính xác trên BCTC

Việc kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐ trong kỳ được chú trọng vào các khoảnđầu tư xây dựng cơ bản đã hoàn thành, các nghiệp vụ mua xắm và thường kết hợp vớicác khảo sát chi tiết số dư các trường hợp tăng được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1.4 Mục tiêu kiểm toán với kiểm tra nghiệp vụ ghi tăng TSCĐHH

Kiểm kê cụ thể các TSCĐ hữu hình

Kiểm tra quá trình mua sắm, chi phí đểhình thành TSCĐ

Trang 30

Đây là một trongnhững mục tiêuquan trọng nhấtcủa kiểm toánTSCĐ

Các TSCĐ thể hiện

trên BCTC đều

thuộc sở hữu hoặc

thuộc quyền kiểm

Xem xét các Tài sản cố định có được hìnhthành bằng tiền của doanh nghiệp hoặcdoanh nghiệp có phải bỏ chi phí ra để muaTSCĐ hữu hình hay không?

Khi cần chú ýnhiều đến máymóc thiết bị sảnxuất, nhà xưởng,phương tiện vậntải

- Đánh giá các khoản tăng TSCĐ (đặcbiệt là các nghiệp vụ có giá trị lớn)cóhợp lý với công việc kinh doanh nghiệphay không

- Đánh giá tổng các khoản mua vào, đầu

tư, tiếp nhận Có nhận xét biến động vềkinh doanh và các điều kiện kinh tế

KTV phải cónhững hiểu biếtđầy đủ và sâu sắc

về công việc sảnxuất kinh doanhcủa doanh nghiệp

Cần nắm vữngcác nguyên tắc,quy định hiệnhành về đánh giáTSCĐ hữu hìnhCác trường hợp

Mục tiêu này đựockêt hợp chặt chẽvới việc ghi sổ đầy

đủ các trường hợptăng TSCĐ Chú ý

Trang 31

thời gian ghi sổTSCĐ

Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ ghi giảm TSCĐ hữu hình

Để kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐ KTV phải xem xét các quyết địnhcủa Công ty về việc nhượng bán, thanh lý, góp vốn liên doanh bằng TSCĐ, chothuê tài chính, đánh giá lại tài sản hoặc bị thiếu, mất có được phê chuẩn và phù hợpvới các quy định của chế độ tài chính hiện hành hay không Đồng thời phải tiếnhành kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐ để đảm bảo rằng các tài sản đã được ghigiảm một cách đúng đắn

Các mục tiêu quan trọng nhất trong Kiểm toán các nghiệp vụ giảm TSCĐ là:

- Các nghiệp vụ giảm TSCĐ đã xảy ra đều đã được ghi sổ

- Các nghiệp vụ giảm TSCĐ đều được phê duyệt đầy đủ

Để đạt được mục tiêu trên, Kiểm toán viên có thể xây dựng bảng kê cácnghiệp vụ giảm TSCĐ trong năm Kiểm toán bằng các chỉ tiêu chủ yếu sau:

+ Tên TSCĐ giảm (tên, mã hiệu của đối tượng tài sản, quy cách, nước sản xuất)+ Lý do giảm (nhượng bán, thanh lý, góp vốn kinh doanh, đánh giá giảm

Nguyên giáNgày giảm TSCĐKhấu hao tích luỹ của tài sản

Trang 32

Giá bán, thanh lý, giá trị góp vốn được thoả thuận và chấp nhận của các bêntham gia liên doanh, liên kết.

Sau khi đã lập Bảng kê nói trên, cần phải cộng các chỉ tiêu (giá trị) của Bảng

và đối chiếu các số liệu trên Bảng kê này với các nghiệp vụ giảm TSCĐ đã ghi sổ

và đối chiếu mức khấu hao tích luỹ; giá trị cón lại của TSCĐ; chi phí và thu nhập cóliên quan đến giảm TSCĐ trong sổ chi tiết TSCĐ

Thông thường khi tiến hành kiểm tra các nghiệp vụ ghi giảm tài sản trong kỳ,KTV thực hiện các bước công việc sau:

- Nếu mua thêm tài sản mới trong năm thì phải xem các tài sản cũ có bịmang đi trao đổi, hay bị thanh lý hay không?

- Phân tích tài khoản thu nhập khác (TK 711) để xác định xem có khoản thunhập nào thu được từ việc bán tài sản hay không?

- Nếu có sản phẩm bị ngừng sản xuất trong năm, thì cần điều tra về việc sửdụng các thiết bị dùng cho việc sản xuất sản phẩm này?

- Phỏng vấn nhân viên để xác định xem có tài sản nào được thanh lý trongnăm hay không?

- Điều tra các khoản giảm về bảo hiểm tài sản, để xem liệu có phải bắt nguồn

từ nguyên nhân giảm tài sản hay không?

- Đối chiếu giữa số liệu sổ sách với số liệu kiểm kê xem có bị mất mát thiếuhụt tài sản không?

- Phân tích các chỉ tiêu giá trị hao mòn luỹ kế để xem tính đúng đắn của việcghi chép các nghiệp tăng và giảm TSCĐ

- So sánh mức khấu hao luỹ kế và chi phí liên quan đến việc giảm TSCĐtrong các sổ kế toán chi tiết

Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản TSCĐ hữu hình

Với số dư đầu kỳ, nếu khoản mục TSCĐ đã được kiểm toán năm trước hoặc

đã khẳng định là chính xác thì không phải kiểm tra Trong trường hợp ngược lại,

Trang 33

KTV phải chia số dư đầu kỳ thành các bộ phận nhỏ chi tiết ứng với từng loại TSCĐ

và đối chiếu sổ chi tiết với sổ tổng hợp để xem xét tính chính xác của các số dư

Với số dư cuối kỳ, dựa trên cơ sở kết quả của số dư đầu kỳ và nghiệp vụtăng, giảm TSCĐ trong kỳ để xác định, đồng thời cần kiểm tra, đánh giá kết quảkiểm kê TSCĐ của doanh nghiệp Trong quá trình kiểm kê cần chọn mẫu một vàiTSCĐ ở các sổ chi tiết để đối chiếu với TSCĐ trên thực tế

Kiểm tra các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu

Mục tiêu chính nhăm xác định các khoản chi phí nào sẽ ghi tăng nguyên giáTSCĐ, hoặc tính vào chi phí của niên độ

KTV tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của việc ghi nhận chi phíthông qua việc xác định xem các khoản chi phí này có chắc chắn làm tăng lợi íchkinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó hay không? Nếu phát hiện các chi phíphát sinh không thoả mãn điều kiện này thì phải được ghi nhận là chi phí SXKDtrong kỳ

Đối với nguồn chi cho sửa chữa lớn cần xem xét hai trương hợp: Sửa chữalớn theo kế hoạch và sửa chữa lớn ngoài kế hoạch

Xem xét việc quyết toán chi phí sửa chữa lớn theo chế độ quy định; kiểm traviệc hạch toán chi phí sửa chữa lớn thuần và chi phí sửa chữa lớn nâng cấp TSCĐ

Cuối cùng, có thể lập ra một bảng phân tích chi phí phát sinh hàng tháng rồiđối chiếu với số phát sinh của năm trước Bất cứ chênh lệch trọng yếu nào giữa sốliệu của các tháng trong hai năm đều cần làm rõ

Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình

Khác với các chi phí khác, chi phí khấu hao là một loại chi phí ước tính Mứckhấu hao phụ thuộc vào hai nhân tố là nguyên giá và thời gian trích khấu hao KTVcần xem xét những vấn đề sau:

- Xem xét chính sách khấu hao của đơn vị có phù hợp với chuẩn mực kếtoán, chế độ kế toán hiện hành và chính sách sử dụng tài sản của đơn vị hay không?

- Xem xét các phương pháp khấu hao có nhất quán với kỳ trước và nếu cóthay đổi thì sự thay đổi này có phù hợp không và các công bố cần thiết trên có đượcthực hiện hay không

Trang 34

- Kiểm tra mức khấu hao về sự đúng đắn của các dữ liệu dùng để tính toán vàcông thức tính toán.

- Kiểm tra việc tính toán và hạch toán chi phí khấu hao, lưu ý những TSCĐmới đưa vào sử dụng có xác định đúng thời gian bắt đầu tính khấu hao hay không?

- Xem xét việc phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho các bộ phận trong doanh nghiệp

Kiểm tra chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình

Các công việc chủ yếu KTV thực hiện trong quá trình kiểm tra chi phí sửachữa lớn TSCĐ hữu hình:

- Kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của việc tập hợp chi phí sửa chữa lớn,

chú ý đến việc phát sinh chi phí sửa chữa lớn “Khống”

- Đối với nguồn chi cho sửa chữa lớn, cần xem xét hai trường hợp: sửa chữa

lớn theo kế hoạch và sửa chữa lớn ngoài kế hoạch

Đối với sửa chữa lớn ngoài kế hoạch, KTV phải xem xét tính hợp lý của mứcphân bổ chi phí đã sửa chữa lớn trong kỳ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ,

và ảnh hưởng của nó đến kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ

Đối với sửa chữa lớn theo kế hoạch, KTV phải xem xét mức trích trước chiphí sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp đối vớimức phê duyệt hoặc đăng ký

- Xem xét việc quyết toán chi phí sửa chữa lớn theo chế độ quy định; kiểm

tra việc hạch toán chi phí sửa chữa lớn đơn thuần và chi phí sửa chữa lớn nâng cấpTSCĐ hữu hình

1.2.3.3 Kết thúc kiểm toán

Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng cuộc kiểm toán, giai đoạn nàyđược thể hiện theo các bước sau:

Xem xét các sự kiện sau ngày khoá sổ

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 560 – Các sự kiện phát sinh sau

ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính: “Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa

sổ kế toán lập báo cáo tài chính là những sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC đã phát sinh trong khoảng thời gian từ ngày khóa sổ kế toán lập BCTC để kiểm toán đến ngày ký BCKT; và những sự kiện được phát hiện sau ngày ký BCKT”.

Trang 35

Các cuộc kiểm toán được tiến hành sau ngày kết thúc niên độ kế toán Do đó,trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc niên độ đến khi hoàn thành BCKT có thểxảy ra các sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC, KTV có trách nhiệm xem xét lại các sựkiện xảy ra sau ngày lập Bảng cân đối kế toán.

Để thu thập và xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC, KTV có thể

sử dụng các thủ tục sau:

- Phỏng vấn Ban quản trị

- Xem xét lại các Báo cáo nội bộ sau ngày lập BCTC

- Xem xét lại sổ sách được lập sau ngày lập BCTC

- Kiểm tra các biên bản phát hành sau ngày lập BCTC

- Kiểm tra lại kết quả của các khoản công nợ ngoài dự kiến được đánh giá làtrọng yếu

- Xem xét những TSCĐ không sử dụng và được bán sau ngày khoá sổ vớigiá thấp hơn nguyên giá ghi trên sổ sách

- Các khách hàng có số dư công nợ lớn nhưng đến đầu năm sau mới pháthiện được là không có khả năng thanh toán có liên quan đến tài sản cố định

KTV thường kiểm tra toàn bộ các nghiệp vụ xảy ra tại giao điểm của các kỳquyết toán Tiến hành xem xét các biện pháp mà nhà quản lý đơn vị áp dụng nhằmđảm bảo những sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ đều đã được xác định

Rà soát hồ sơ kiểm toán

Trưởng nhóm kiểm toán có trách nhiệm kiểm tra lại toàn bộ các công việccủa các KTV khác Xem xét lại các ý kiến kiểm toán nêu ra trong giấy tờ làm việc

có đầy đủ và hợp lý hay không, các bằng chứng thu thập được có đủ sức chứngminh cho các vấn đề mà KTV nêu ra không, kiểm tra việc sắp xếp và lưu trữ giấy tờlàm việc vào hồ sơ kiểm toán chung

Lập và phát hành báo cáo kiểm toán

Tùy theo kết quả kiểm toán TSCĐ hữu hình của từng khách hàng mà KTVđưa ra ý kiến khác nhau Trường hợp có hạn chế về phạm vi kiểm toán mà khôngthể thu thập đủ bằng chứng kiểm toán để khẳng định về tính trung thực hợp lý củakhoản mục thì KTV có thể đưa ra ý kiến ngoại trừ phần hành này Trường hợp có

Trang 36

các sai phạm về TSCĐ gây ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC thì KTV sẽ đưa ra ýkiến trái ngược Nếu như khoản mục TSCĐ hữu hình được phản ảnh trung thực hợp

lý trên mọi khía cạnh trọng yếu thì KTV sẽ đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần vềphần hành này

BCKT được lập sau khi hoàn tất các bước công việc ở trên Nội dung củaBCKT là ý kiến nhận xét của KTV về mức độ tin cậy của BCTC đã được kiểmtoán Ngoài ra, KTV có thể lập và phát hành thư quản lý nhằm tư vấn cho kháchhàng về những tồn tại của đơn vị được kiểm toán

Trang 37

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ

VIỆT NAM THỰC HIỆN

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam

- Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam

- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Auditing and Evaluation Limited Company

- Tên viết tắt: VAE Co., Ltd

Các chi nhánh và văn phòng đại diện:

- Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh

- Văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng

- Văn phòng đại diện tại thành phố Sơn La

- Văn phòng đại diện tại thành phố Hưng Yên

Trang 38

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty có thể chia thành 2 giai đoạn:

từ khi thành lập đến tháng 12 năm 2004 và từ tháng 12 năm 2004 đến nay

Giai đoạn từ khi thành lập đến tháng 11 năm 2004:

Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam được thành lập vào ngày

21 tháng 12 năm 2001 và được Bộ Tài chính Việt Nam và Sở Kế hoạch và Đầu tưthành phố Hà nội cấp giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

0103000692 Công ty có trụ sở chính tại 466 Nguyền Chí Thanh, quận Đống Đa,

Hà Nội Lúc đó, Công ty có vốn điều lệ là một tỷ đồng, có khoảng 10 nhân viên, cơ

sở vật chất còn thiếu

Năm 2002, để thuận lợi cho việc hoạt động và mở rộng quy mô, Công tychuyển trụ sở đến số nhà 5, dãy D, số 142 Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội

Giai đoạn từ 2004 đến nay:

Năm 2004, Công ty mua tầng 11 tòa nhà Sông Đà, số 165 Cầu Giấy, Hà Nội.Đây là trụ sở chính của Công ty cho đến nay Cũng thời gian này, để phục vụ choviệc mở rộng thị trường, Công ty tăng vốn điều lệ lên 2 tỷ đồng

Đến năm 2006, Công ty chuyển từ Công ty cổ phần sang Công ty TNHHnhiều thành viên, cơ cấu tổ chức theo Luật doanh nghiệp nhưng chức năng cácphòng nghiệp vụ vẫn giữ như cũ Đồng thời, Công ty tăng vốn điều lệ lên 3 tỷ đồng

Đến nay, Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam đã bước vào nămhoạt động thứ 11 Trong những năm qua, công ty đã có nhiều sự phát triển vượt bậc

và thành tích như:

- VAE là một trong 12 công ty kiểm toán đầu tiên được chấp thuận kiểm toáncho các tổ chức phát hành, niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán tại ViệtNam trong các năm 2007-2008 theo Quyết định số 724/QĐ-UBCK ngày30/12/2006, Quyết định số 544/QĐ-UBCK ngày 25/09/2007, Quyết định số 07/QĐ-UBCK ngày 02/01/2008, và Quyết định số 771/QĐ-UBCK ngày 27/11/2008của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

- VAE là một trong 9 công ty kiểm toán được phép kiểm toán cho các dự án

có nguồn ngân sách tài trợ của Ngân hàng thế giới (World Bank)

Trang 39

- VAE là một trong 11 tổ chức đầu tiên có đủ điều kiện thực hiện Thẩm địnhgiá – Đợt 1 theo Công văn số 263/TB-BTC ngày 07/08/2006 của Bộ Tài chính.

- VAE là một trong 6 đơn vị kiểm toán được Bộ Công thương trao giải “Thương mại dịch vụ Việt Nam – Top Trade Services 2007” dành cho các doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ mà Việt Nam cam kết thựchiện khi gia nhập WTO

Từ năm 2009, Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam là thànhviên của Hãng kiểm toán quốc tế BKR INTERNATIONAL - Một Hãng kiểm toán

đa quốc gia, có trụ sở chính đặt tại 19 Fulton Street, Suite 306, New York, Mỹ.BKR INTERNATIONAL bao gồm 135 hãng thành viên với hơn 300 văn phòng tạihơn 70 nước trên thế giới BKR INTERNATIONAL chia nhóm vùng theo các khuvực: Châu Mỹ; Châu Á/Thái Bình Dương; Châu Âu; Trung Đông; Khu vực ChâuPhi

2.1.2 Đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam

Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ tưvấn kế toán, kiểm toán, đánh giá tài sản, tư vấn tài chính, thuế, đầu tư, báo cáoquyết toán vốn đầu tư

2.1.2.1 Dịch vụ VAE cung cấp

Dịch vụ kiểm toán, kế toán và thuế :

- Kiểm toán độc lập Báo cáo tài chính

- Kiểm toán xác nhận Báo cáo số lượng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm

- Xem xét và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

- Lập hệ thống kế toán hướng dẫn thực hiện cho các doanh nghiệp

- Cung cấp dịch vụ kế toán tư vấn kế toán cho khách hàng

- Tư vấn cho khách hàng về việc lập kế hoạch nộp thuế

- Hướng dẫn khách hàng kê khai thuế

Trang 40

kiểm tra trên cở sở chọn mẫu các ghi chép kế toán, những bằng chứng liên quan đếncác số liệu, thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính Quá trình kiểm toánkhông chỉ mang tính chất kiểm tra mà qua đó công ty có thể tư vấn giúp các doanhnghiệp thực hiện đúng theo các quy định của chế độ kế toán nói riêng cũng như cácluật định mà nhà nước ban hành.

Dịch vụ kiểm toán xây dựng cơ bản:

Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành của các côngtrình, dự án

Kiểm toán Báo cáo tài chính hàng năm của các Ban quản lý dự án

Kiểm toán xác định giá trị quyết toán vốn đầu tư theo thông tư số12/2000/TT-BKH của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư ngày 15 tháng 9 năm 2000 hướngdẫn hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Dịch vụ kiểm toán dự án bao gồm: Kiểm toán độc lập; Soát xét hệ thống

kiểm soát nội bộ; Kiểm soát tính tuân thủ của dự án; Đánh giá khả năng thực hiệncủa dự án; hướng dẫn quản lý dự án

Dịch vụ định giá tài sản bao gồm: Định giá tài sản, vốn góp kinh doanh sát

nhập, giải thể doanh nghiệp; Định giá tài sản, vốn cổ phần hoá doanh nghiệp; Địnhgiá tài sản thế chấp, chuyển nhượng, thuê, mua tài sản

Dịch vụ tư vấn kinh doanh bao gồm: Tư vấn về chính sách kinh tế hiện

hành, tư vấn về việc lựa chọn hình thức kinh doanh, phân tích kế hoạch kinh doanh,xem xét hợp đồng thoả thuân kinh doanh

Dịch vụ tư vấn đầu tư bao gồm: Tư vấn tìm hiểu, đánh giá thì trường định

hướng đầu tư; Lập báo cáo đầu tư cho các ngành hoạt động; Tư vấn lập tổng dựtoán, quyết toán, báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành; Tưvấn thẩm định tổng dự toán; Tư vấn lập hồ sơ mời thầu; Phân tích đánh giá hồ sơ dựthầu; Tư vấn quản lý quá trình đầu tư

2.1.2.2 Đội ngũ nhân viên

VAE có một đội ngũ lãnh đạo có nhiều năm làm việc trong các công ty Kiểmtoán Quốc tế và Việt Nam, có hơn 150 nhân viên được đào tạo cơ bản và hệ thốngtại Việt Nam và nước ngoài, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn kế toán,

Ngày đăng: 09/11/2015, 16:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ tài chính ( 2006), Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Nhà xuất bản Tài chính. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bảnTài chính. Hà Nội
2. GS.TS Nguyễn Quang Quynh , TS Nguyễn Thị Phương Hoa ( 2008), Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyếtkiểm toán
Nhà XB: NXB Tài chính. Hà Nội
3. GS.TS Nguyễn Quang Quynh, TS Ngô Trí Tuệ ( 2006), Kiểm toán tài chính.NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán tài chính
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội
4. PGS.TS Nguyễn Năng Phúc ( 2011), Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích báo cáo tài chính
Nhà XB: NXB Đạihọc Kinh tế Quốc dân
5. Các tài liệu kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam.- Chương trình kiểm toán - Kế hoạch kiểm toán- Hồ sơ kiểm toán, file kiểm toán - Hồ sơ giới thiệu năng lực - Các tài liệu khác Khác
8. Các trang web: - www.kiemtoan.com.vn - www.webketoan.vn - www.vacpa.org.vn Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w