Quy trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và định giá việt nam thực hiện (Trang 47)

- Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam

2.1.5.Quy trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM

2.1.5.Quy trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện

toán và Định giá Việt Nam thực hiện

Căn cứ vào chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực kiểm toán quốc tế, Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam đã xây dựng một quy trình kiểm toán thống nhất gồm các bước theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2: Quy trình chung kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty

2.1.5.1. Tiếp cận khách hàng

Tiếp cận khách hàng là công việc đầu tiên của công ty trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán. Để có thể thu hút thêm khách hàng, hàng năm Công ty đều gửi thư chào hàng đến những khách hàng mà công ty dự kiến sẽ cung cấp dịch vụ và những khách hàng mới. Thông qua thư chào hàng, Công ty sẽ giới thiệu về vị trí, thành tích của mình, uy tín, chất lượng các dịch vụ mà Công ty cung cấp. Nếu khách hàng chấp nhận thì họ sẽ phát hành Thư mời kiểm toán.

Ti ếp cậ n kh ác h hà ng Lậ p kế ho ạc h kiể m to án Th ực hiệ n kiể m to án Kế t th úc ki m to án

Sau khi nhận được thư mời kiểm toán của khách hàng, VAE sẽ thu thập những thông tin sơ bộ về lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, tình hình hoạt động, tổ chức quản lý của đơn vị để kết luận có chấp nhận cuộc kiểm toán không và đánh giá rủi ro của hợp đồng. Sau đó VAE sẽ tiến hành gặp gỡ Ban giám đốc của khách hàng để đi tới thoả thuận ký kết hợp đồng kiểm toán.

2.1.5.2. Lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát:

Kế hoạch kiểm toán tổng quát mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Đây là cơ sở để lập chương trình kiểm toán. Các công việc phải thực hiện:

- Tìm hiểu những thông tin chung về khách hàng: Đặc điểm lĩnh vực hoạt động, môi trường kinh doanh, tình hình kinh doanh, cơ cấu tổ chức, khách hàng chính, đối thủ cạnh tranh.

- Tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống KSNB: các chính sách kế toán mà đơn vị áp dụng, ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán và kiểm toán đến công tác hạch toán của đơn vị, tổ chức và hoạt động của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB và những điểm quan trọng cần được chú ý trong hoạt động của hai hệ thống này.

- Thủ tục phân tích: tiến hành phân tích sơ bộ báo cáo tài chính nhằm phát hiện những hiện tượng bất thường, khoanh vùng kiểm toán cũng như tăng cường sự hiểu biết của KTV về hoạt động kinh doanh của khách hàng.

- Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro: đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và xác định mức trọng yếu.

- Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán: Đánh giá những thay đổi quan trọng của các vùng kiểm toán, ảnh hưởng của công nghệ thông tin và công việc kiểm toán nội bộ đối với kiểm toán độc lập.

- Phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra: Sự tham gia vủa các KTV khác, sự tham gia của các chuyên gia trong các lĩnh vực, số đơn vị trực thuộc phải kiểm toán, kế hoạch thời gian, yêu cầu nhân sự.

- Các vấn đề khác: Kiểm toán sơ bộ, kiểm kê tài sản, khả năng liên tục hoạt động kinh doanh của đơn vị, điều khoản của các hợp đồng kiểm toán và trách nhiệm pháp lý khác, nội dung và thời gian lập báo cáo kiểm toán hoặc những thông báo khác dự định gửi cho khách hàng.

Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết Thông qua chương trình kiểm toán:

Chương trình kiểm toán của VAE thể hiện chi tiết các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian thực hiện và sự phân công trách nhiệm giữa các KTV cũng như dự kiến những tư liệu, thông tin liên quan cần thu thập và sử dụng. Trọng tâm của kế hoạch kiểm toán cụ thể là các thủ tục kiểm toán cần thực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phận được kiểm toán.

Trong khi xây dựng chương trình kiểm toán, các KTV chú ý xem xét đến khả năng phối hợp lẫn nhau, khả năng phối hợp với khách hàng và ý kiến của các chuyên gia.

2.1.5.3. Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát:

Sau khi tìm hiểu về HTKSNB của khách hàng và đánh giá sơ bộ rủi ro là thấp, KTV sẽ tiến hành các thử nghiệm kiểm soát. Thử nghiệm kiểm soát sử dụng để đánh giá HTKSNB đã được thiết lập có được vận hành hữu hiệu trên thực tế hay không? Từ đó sẽ thu hẹp phạm vi tiến hành các thử nghiệm cơ bản. Các kỹ thuật được sử dụng để thu thập bằng chứng là phỏng vấn, quan sát, thực hiện lại việc hạch toán nghiệp vụ kinh tế.

Thủ tục phân tích:

Được thiết kế nhằm đánh giá tính hợp lý chung của các số dư các tài khoản. Trên cơ sở đó, KTV sẽ quyết định mở rộng hay thu hẹp kiểm tra chi tiết số dư tài khoản. Các thủ tục được thực hiện:

+ So sánh số dư năm trước với năm nay, cuối kỳ với đầu kỳ, tìm hiểu nguyên nhân thay đổi.

+ Phân tích các tỷ suất. + Phân tích theo xu hướng…

Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản:

Các kỹ thuật được sử dụng trong kiểm tra chi tiết gồm: Kiểm tra đối chiếu, so sánh, tính toán, xác nhận, quan sát, phỏng vấn…

Thủ tục kiểm tra chi tiết bao gồm các công việc sau:

+ Thu thập sổ chi tiết của phần hành đang kiểm tra và các sổ chi tiết liên quan. Lập bảng tổng hợp , đối chiếu với sổ cái, cân đối phát sinh, BCTC. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chọn mẫu kiểm tra nghiệp vụ xem chứng từ kế toán (nội dung có phù hợp với chế độ kế toán và chế độ quản lý không), tính toán lại các số liệu để kiểm tra sự chính xác về mặt số học, xác định tài khoản đối ứng, kiểm tra thực tế vào sổ kế toán có đúng số tiền, ngày tháng và bản chất nghiệp vụ không.

+ Kiểm tra các nghiệp vụ bất thường và các nghiệp vụ có số phát sinh lớn. + Thu thập các giấy tờ có liên quan, các đối chiếu xác nhận của bên thứ ba hoặc của cán bộ nhân viên.

+ Kiểm tra việc trình bày trên BCTC.

2.1.5.4. Kết thúc kiểm toán

Kết luận về cuộc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán

Căn cứ vào bằng chứng kiểm toán thu được, KTV đưa ra kết luận của mình cho từng khoản mục đã kiểm toán, sau đó trưởng nhóm tập hợp các ý kiến và tổng hợp kết quả kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán sơ bộ. Trước khi lập Báo cáo kiểm toán sơ bộ thì KTV cũng phải trao đổi tất cả các sai sót phát hiện với Ban giám đốc khách hàng. Việc tổng hợp kết quả kiểm toán nhằm đánh giá lại ảnh hưởng của sai sót đã được phát hiện trong quá trình kiểm toán BCTC. Báo cáo kiểm toán sơ bộ này sẽ được soát xét. Đầu tiên trưởng nhóm sẽ tổng hợp ý kiến của các thành viên phụ trách các phần hành sau đó tiến hành soát xét, kiểm tra để đưa ra báo cáo tổng hợp chung. Trưởng Phó Phòng, Phó Giám đốc nghiệp vụ lần lượt sẽ soát xét và đưa

ra ý kiến. Cuối cùng Ban Tổng Giám đốc sẽ là người soát xét sẽ đưa ra quyết định. Qua tất cả các bước trên báo cáo kiểm toán sẽ chính thức được phát hành. Ngoài ra, Công ty cũng thường lập thư quản lý để tư vấn cho khách hàng trong việc hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.

Những công việc thực hiện sau khi kết thúc hợp đồng kiểm toán

Sau khi kết thúc hợp đồng kiểm toán, tất cả hồ sơ và thông tin về khách hàng được VAE lưu trữ và bảo quản cẩn thận.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và định giá việt nam thực hiện (Trang 47)