Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và định giá việt nam thực hiện (Trang 90)

- Xác định rằng TSCĐ đã phản ánh theo chính sách kế toán về TSCĐ của Công ty và được áp dụng nhất quán, đồng thời tuân theo chuẩn mực kế toán.

y 1: hệ số phân bổ cho chỉ tiêu TSCĐ

3.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

3.3.2.1. Hoàn thiện các thử nghiệm kiểm soát

Thực trạng:

Hiện tại thủ tục thực hiện thử nghiệm kiểm soát của VAE thường được thực hiện lồng ghép với kiểm tra chi tiết, chưa được tách biệt thành một khâu cụ thể. Khi đánh giá HTKSNB, KTV mới đưa ra một mức rủi ro kiểm soát dự tính, chưa thể làm căn cứ giảm bớt các thử nghiệm cơ bản.

Giải pháp:

Đối với những khách hàng kiểm toán trong nhiều năm KTV có thể giảm thiểu các thử nghiệm kiểm soát dựa trên kinh nghiệm đã có từ các cuộc kiểm toán năm trước. Các khách hàng kiểm toán năm đầu KTV phải vận dụng các biện pháp để tìm bằng chứng. Tùy thuộc loại khách hàng, quy mô, đặc điểm hoạt động mà KTV sử dụng bảng câu hỏi, lưu đồ hay bảng tường thuật cho phù hợp.

Với TSCĐ hữu hình, KTV phải tiến hành các thử nghiệm kiểm soát sau: - Đối với TSCĐ tăng trong kỳ: cần xem xét việc thực hiện đầy đủ các thủ tục xin phê duyệt mua, phỏng vấn các nhà lãnh đạo về việc phê chuẩn giá trị TSCĐ ở phòng kế toán và phòng quản lý cơ giới của công ty, kiểm soát đối với quá trình tập hợp chứng từ, tính giá thành công trình cơ bản, xem xét sự tách biệt giữa bộ phận quản lý và bộ phân ghi sổ TSCĐ hữu hình.

- Đối với TSCĐ giảm trong kỳ: cần xem xét quá trình KSNB diễn ra thông qua báo cáo với người lãnh đạo cao nhất về nhượng bán, thanh lý, góp vốn liên doanh bằng TSCĐ. Các điều khoản về nhượng bán, thanh lý, góp vốn liên doanh phải được phê chuẩn và phải phù hợp với chế độ tài chính hiện hành.

Tác dụng của giải pháp:

Việc đánh giá được HTKSNB của DN giúp KTV xác định được phạm vi kiểm toán cần thiết đối với những sai phạm trọng yếu có thể tồn tại trong BCTC,

hiệu quả cho cuộc kiểm toán.

Điều kiện vận dụng:

Chỉ thực hiện thử nghiệm kiểm soát khi KTV đánh giá HTKSNB của khách hàng được thiết kế hữu hiệu, khách hàng là khách hàng truyền thống, đội ngũ cán bộ quản lý của đơn vị luôn tỏ ra trung thực đáng tin cậy hoặc qua kiểm toán đơn vị nhiều năm mà KTV không phát hiện các dấu vết về sai phạm nghiêm trọng.

3.3.2.2. Hoàn thiện thủ tục phân tích

Thực trạng:

Khi thực hiện kiểm toán các khoản mục, KTV không chú trọng thực hiện thủ tục phân tích mà chỉ đơn thuần thực hiện phân tích tăng giảm mà không tính các tỷ suất TSCĐ, nếu có thì chỉ tính chứ không đưa ra nhận xét hay phân tích về tỷ suất đã tính trên GTLV. Do vậy, các thủ tục phân tích cũng không được lưu trong hồ sơ kiểm toán năm làm căn cứ cho các cuộc kiểm toán năm tiếp theo.

Giải pháp:

Thực hiện thủ tục phân tích theo chiều sâu đòi hỏi các KTV phải có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của khách hàng. Việc hoàn thiện thủ tục phân tích cũng là biện pháp nâng cao năng lực phân tích, đánh giá tài chính của đội ngũ KTV. Khi thực hiện thủ tục phân tích KTV nên phân tích sự biến động trong nhiều năm và nên so sánh với các chỉ tiêu ngành để thấy được hoạt động của công ty trong điều kiện chung.

Ngoài ra để giản thiểu thời gian thực hiện thủ tục phân tích thì trong GTLV trên excel nên có sẵn các chỉ tiêu cần phân tích KTV chỉ cần nhập số liệu và chương trình tự động tính toán ra các thông số.

Tác dụng của giải pháp:

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 “Quy trình phân tích”, quy trình phân tích được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi việc sử dụng các thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của BCTC. Chính vì vậy tăng cường thủ tục phân tích cũng là một yếu tố góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán.

chọn một số hệ số phân tích được cho là quan trọng nhất áp dụng cho từng loại khách hàng.

3.3.2.3. Hoàn thiện công tác chọn mẫu kiểm toán

Thực trạng:

Việc lựa chọn mẫu của các KTV VAE được làm chủ yếu dựa trên phương pháp chọn mẫu phi xác suất và thường chọn theo nguyên tắc số lớn hoặc lựa chọn những phần tử đặc biệt. Các KTV thường căn cứ theo quy mô phát sinh của nghiệp vụ nghĩa là chỉ xem xét với các khoản có số dư hay số phát sinh lớn hoặc là những phát sinh bất thường và chỉ mở rộng thêm ra khi thấy có nhu cầu phải tăng quy mô mẫu. Cách chọn mẫu này tiết kiệm thời gian cho KTV song lại rất dễ bỏ qua những sai sót phát sinh ở những khoản mục có quy mô nhỏ. Tuy ảnh hưởng của một sai phạm đó có thể không nhiều nhưng nếu có nhiều sai phạm như thế sẽ làm tăng rủi ro phát hiện của khoản mục lên và như vậy ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán.

Giải pháp:

Áp dụng đa dạng các phương pháp chọn mẫu:

Chọn mẫu ngẫu nhiên qua máy tính: thực chất là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nhưng sử dụng số ngẫu nhiên của máy tính và có sự trợ giúp tính toán của máy tính nên tiết kiểm được nhiều thời gian. Điều này hiện nay là hoàn toàn có thể làm được đối với VAE do các KTV đều được trang bị máy tính xác tay.

Chọn mẫu phân tầng: Phương pháp này cũng giống như chọn mẫu phi xác suất nhưng có sự phân tầng trong tổng thể để chọn mẫu. Khi áp dụng phương pháp này, KTV phải phân tổng thể thành một số lớp đặc trưng sau đó tiến hành chọn mẫu phi xác suất trong từng lớp để chọn ra mẫu. Cách chọn này làm giảm tính biến động của phần tử trong mỗi lớp nên chọn mẫu có tính đại diện cao hơn so với cách chọn đang áp dụng tại VAE.

Tác dụng của giải pháp:

Hoàn thiện được công tác chọn mẫu khi kiểm toán đảm bảo cho số phát sinh nhỏ cũng được chọn, giảm thiểu khả năng bỏ qua các sai phạm trong các nghiệp vụ phát sinh, giảm thiểu rủi ro kiểm toán.

trình độ của KTV. KTV khác nhau sẽ có những nhìn nhận và cách lấy mẫu khác nhau. Vì thế, VAE cần nâng cao hơn nữa nhận thức, trình độ của KTV.

3.3.2.4. Bổ sung thêm thủ tục kiểm tra chi tiết

Thực trạng:

Trong chương trình kiểm toán mẫu TSCĐ mà VAE xây dựng cũng như trong tình hình thực tế khi kiểm toán, chưa thấy những quy định về việc kiểm tra những TSCĐ hữu hình đã trích hết khấu hao nhưng vẫn còn sử dụng và TSCĐ nhận giữ hộ tuy có tỷ lệ nhỏ, không trọng yếu nhưng nó lại có thể chứa đựng những sai phạm của khách hàng.

Giải pháp:

KTV sẽ tiến hành kiểm tra các tài sản đã hết khấu hao nhưng vẫn còn sử dụng. Tìm hiểu nguyên nhân tại sao khách hàng vẫn chưa thanh lý. Đối chiếu với biên bản kiểm kê và các giấy tờ liên quan. Đối với tài sản trông giữ hộ, nếu cần thiết có thể gửi thư xác nhận cho bên nhờ trông giữ hộ.

Tác dụng của giải pháp:

Nếu có thể thực hiện việc bổ sung thủ tục kiểm tra chi tiết trên thì sẽ giúp nâng cao chất lượng của kiểm toán khoản mục TSCĐHH nói riêng và của toàn bộ BCTC nói chung.

Điều kiện áp dụng:

Việc kiểm tra các TSCĐ nhận giữ hộ nhiều khi gặp khó khăn do địa lý hoặc chứng từ. Vì thế, KTV cần phải xem xét xem việc kiểm tra là có cần thiết thực sự hay không.

3.3.2.5. Sử dụng ý kiến chuyên gia

Thực trạng:

Thực tế công tác kiểm toán tại VAE sử dụng ý kiến chuyên gia vẫn còn rất hạn chế, điều này dẫn đến trong một số trường hợp khi TSCĐHH của DN có tính chất phức tạp, giá trị của TSCĐ có thể bị phản ánh không hoàn toàn chính xác.

Giải pháp:

đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV cần xem xét ngay đến nhu cầu sử dụng ý kiến chuyên gia bên ngoài đối với khoản mục TSCĐ trên cơ sở đánh giá mức độ phức tạp của các TSCĐ trong đơn vị khách hàng.

Tác dụng của giải pháp:

Việc sử dụng ý kiến chuyên gia sẽ làm tăng thêm độ tin cậy cho các kết luận của KTV về khoản mục TSCĐHH của khách hàng do KTV có thể ghi nhận nguyên giá tài sản cũng như kiểm tra việc trích khấu hao một cách chính xác hơn.

Điều kiện vận dụng:

VAE luôn phải cân nhắc việc sử dụng ý kiến chuyên gia bởi sẽ làm tăng chi phí trong kiểm toán trong khi các Công ty kiểm toán đang cạnh tranh nhau rất lớn về giá phí. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng kiểm toán, khi kiểm toán các khách hàng có TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, các tài sản được đánh giá là phức tạp, có nhiều tài sản chuyên dùng, sai phạm ở khoản mục có thể gây ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC thì nên sử dụng ý kiến chuyên gia.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và định giá việt nam thực hiện (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w