1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đối với Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may

57 1,4K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 516,5 KB

Nội dung

Vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đối với Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may

Trang 1

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mạithế giới (WTO) vào ngày 11/01/2007 Gia nhập WTO, một trong những thuận lợi đầutiên được kể đến là việc Việt Nam sẽ được sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp củaWTO để bảo vệ lợi ích cho quốc gia mình Điều này còn có ý nghĩa vô cùng quantrọng đối với dệt may, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang có nguy cơ bịkiện bán phá giá Hơn nữa, kể từ ngày 01/01/2005, khi chế độ hạn ngạch hết hiệu lực,dệt may trở thành một mặt hàng thông thường thuộc khuôn khổ pháp lý chung củaWTO mà cụ thể là tuân theo các quy định chung của GATT năm 1994 Theo đó, khixảy ra tranh chấp trong thương mại hàng dệt may giữa các nước thành viên WTO, việc

sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là có tính bắt buộc

Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được xây dựng dựa trên nền tảng cơ chếgiải quyết tranh chấp của GATT năm 1947 Trong thời gian tồn tại hơn 47 năm, cơ chếgiải quyết tranh chấp của GATT được đánh giá là đã có nhiều đóng góp to lớn trongviệc giải quyết tranh chấp giữa các nước tham gia GATT Tuy nhiên, cùng với sự pháttriển của thương mại thế giới, cơ chế này cũng bộc lộ nhiều điểm bất cập; ví dụ như:việc sử dụng nguyên tắc đồng thuận thuận (consensus) để thông qua các quyết địnhhay việc giải quyết tranh chấp chỉ được xét xử ở một cấp là Ban Hội thẩm, … Ngày01/01/1995, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO ra đời đã loại bỏ nhiều bất cậptrong cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT Ngay từ khi bắt đầu hoạt động, cơ chếgiải quyết tranh chấp của WTO đã chứng tỏ được tầm quan trọng cũng như những ưuđiểm hơn hẳn cơ chế của GATT, như là: việc sử dụng nguyên tắc đồng thuận nghịch(negative consensus) để ra quyết định, quy định hoàn thiện hơn về cơ quan giải quyếttranh chấp với sự xuất hiện của Cơ quan Phúc thẩm, hay những quy định thuận lợidành riêng cho các nước đang và kém phát triển, … Mặc dù còn một số hạn chế nhưng

có thể nói cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hiệu quả hơn và công bằng hơn sovới cơ chế của GATT Trên thực tế, các nước thành viên WTO thường xuyên phải sửdụng cơ chế này và tuân theo phán quyết được đưa ra Theo số liệu mới cập nhật, đếntháng 07/2007 đã có 366 vụ tranh chấp giữa các nước thành viên được giải quyết theo

cơ chế của WTO, trong đó có 191 vụ tranh chấp liên quan đến thương mại hàng dệtmay

Từ việc phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của cơ chế giải quyết tranhchấp của WTO, nhóm nghiên cứu đi sâu vào việc phân tích kinh nghiệm thực tế vậndụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong thương mại hàng dệt may của một

số nước đang phát triển trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.Khi lựa chọn một số nước đang phát triển để phân tích, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn

1 http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/find_dispu_cases_e.htm#results

Trang 2

Trung Quốc -nước láng giềng có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam-, Ấn Độ vàPakistan -hai nước đang phát triển có thế mạnh trong việc xuất khẩu hàng dệt may.

Hiện nay, Trung Quốc là nước có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn nhấttrên thế giới Với tốc độ phát triển mạnh mẽ, sau khi chế độ hạn ngạch MFA hết hiệulực, dệt may của Trung Quốc được dự báo sẽ là một mối đe doạ lớn đối với ngành dệtmay của nhiều nước trên thế giới và có thể phải đối mặt với rất nhiều tranh chấp trongtương lai Trong thời điểm hiện tại, theo thống kê trong WTO, Trung Quốc mới chỉtham gia vào hai2 vụ tranh chấp về thương mại hàng dệt may và đều với tư cách là bênthứ ba, điển hình là trong vụ kiện: Ấn Độ kiện Mỹ về quy tắc xuất xứ hàng dệt may.Mặc dù vậy, Trung Quốc cũng đã đạt được những lợi ích về mặt tăng cường nắm bắtluật pháp của WTO cũng như tăng khả năng phân tích, lập luận và nói lên tiếng nóicủa mình Điều này cũng góp phần xây dựng hình ảnh và khẳng định vị trí của TrungQuốc trên trường quốc tế Kinh nghiệm tham gia với tư cách là bên thứ ba có thể sẽ làmột bài học hữu ích cho Việt Nam khi phải đối mặt với những tranh chấp về thươngmại hàng dệt may trong tương lai

Với đặc điểm là một nước đang phát triển và cũng là một nước ở Châu Á, dệtmay Pakistan có nhiều đặc điểm tương đối giống dệt may của Việt Nam Do đó, việcphân tích vụ kiện điển hình: chế độ hạn ngạch đối với sợi cotton chải kỹ nhập khẩu từPakistan vào Mỹ, sẽ đem lại nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích cho dệt may Việt Namkhi vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO Mặc dù đây là lần đầu tiênPakistan sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để bảo vệ quyền lợi của mìnhtrong thương mại hàng dệt may và gặp phải không ít khó khăn, nhưng cuối cùng nướcnày đã đạt được một phán quyết có lợi cho mình Thành công của Pakistan có đượcphần lớn là do sự quyết tâm và sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, cơ quan nhà nước

là Bộ Thương mại, Hiệp hội các nhà sản xuất dệt may và cộng đồng doanh nghiệpPakistan Sau vụ kiện này, Pakistan cũng rút ra kinh nghiệm là phải đặc biệt chú ý đếncông tác đào tạo đội ngũ, nguồn nhân lực chuyên sâu về pháp luật thương mại quốc tế.Bên cạnh đó một kinh nghiệm quan trọng nữa là phải biết chấp nhận hy sinh để tạo ramột tiền lệ tích cực hướng về tự do và bình đẳng trong thương mại quốc tế

Có thể nói, Ấn Độ là một trong những nước tích cực sử dụng cơ chế giải quyếtcủa tranh chấp WTO, với 19 lần khởi kiện, 17 lần làm bị đơn và tới 49 lần tham giavới tư cách bên thứ ba trong các vụ tranh chấp3 Riêng trong lĩnh vực hàng dệt may,

Ấn độ đã khởi kiện đến 6 lần4 (trong tổng số 19 vụ tranh chấp) mà tiêu biểu là vụ kiện:Cộng đồng Châu Âu về thuế chống bán phá giá với ga và vỏ gối cotton nhập khẩu từ

Ấn Độ Trong suốt quá trình diễn ra vụ kiện, các chuyên gia pháp lý của Ấn Độ theodõi các tình tiết rất sát sao, đưa ra những lập luận hợp lý, sắc bén và không lúc nào

2 http://www.wto.org/english/thewto_e/countries_e/china_e.htm

3 http://www.wto.org/english/thewto_e/countries_e/india_e.htm

4 http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/find_dispu_cases_e.htm#results

Trang 3

chịu “thua thiệt” trước EC Điều đó chứng tỏ Ấn Độ có một nguồn nhân lực có trình

độ cao về pháp luật thương mại quốc tế, đặc biệt là pháp luật của WTO Với nền tảngnhư vậy, và với quyết tâm theo đuổi vụ kiện đến cùng bằng việc tin vào lập luận và sựhiểu biết của mình, Ấn Độ đã thuyết phục được cả Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúcthẩm Trên thực tế, EC đã chấp nhận phán quyết cuối cùng của Cơ quan Phúc thẩm,nhưng họ lại không thực hiện đầy đủ các đề xuất mà bản báo cáo đưa ra Mặc dù vụkiện chỉ thắng lợi về mặt danh nghĩa, Ấn Độ vẫn quyết tâm theo đến cùng, quyết tâmgiữ vững vị thế của nước mình trong thương mại quốc tế nói chung và thương mạihàng dệt may nói riêng

Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm thực tế rút ra cho Việt Nam thông quacác vụ tranh chấp điển hình của các nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới và từphân tích thực tế thương mại hàng dệt may tại Việt Nam, đề tài đề xuất những giảipháp để Việt Nam vận dụng thành công cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO tronggiải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may Theo đó, những đề xuất với cơquan quản lý Nhà nước bao gồm: tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực chuyênsâu về thương mại quốc tế nói chung và pháp luật của WTO nói riêng; thành lập bộphận chuyên trách để đặc biệt theo dõi tiến trình về giải quyết tranh chấp trong thươngmại quốc tế nói chung và thương mại hàng dệt may nói riêng Về phía Hiệp hội dệtmay, giải pháp đề ra là cần nâng cao hiệu quả hoạt động và vai trò đầu mối liên kếtgiữa các doanh nghiệp cũng như giữa doanh nghiệp với chính phủ; sẵn sàng hỗ trợdoanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện liên quan đến thương mại hàng dệt may Bêncạnh đó Hiệp hội cũng cần thành lập một bộ phận chuyên trách về giải quyết tranhchấp kết hợp với bộ phận chuyên trách của Bộ Công Thương Các doanh nghiệp xuấtkhẩu dệt may trong nước cần phải nâng cao nhận thức về pháp luật thương mại quốc tếnói chung và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nói riêng; đồng thời phải tăngcường liên kết với các doanh nghiệp khác trong việc chủ động đối phó với tranh chấp

có thể xảy ra Ngoài ra, việc tham gia vụ kiện với tư cách bên thứ 3 cũng là một giảipháp khác được khuyến khích sử dụng trong thời gian tới; cùng với nó, công tác vậnđộng hành lang (lobby) và quan hệ công chúng (public relations) cũng cần được đẩymạnh như là một thứ công cụ đắc lực để bảo vệ lợi ích quốc gia trong các vụ tranh chấp

CHỮ

VIẾT TẮT Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt

ADA Anti-dumping Agreement Hiệp định chống bán phá giá của WTO

ATC Agreement on Textiles and Clothing Hiệp định hàng Dệt may

DSB Dispute Settlement Body Cơ quan giải quyết tranh chấp của

WTO

Trang 4

DSU Dispute Settlement Understanding Thoả thuận về các Quy tắc và Thủ tục

điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp

GATT Genenral Agreement on Tariffs and

Trade

Hiệp định chung về Thuế quan vàThương mại

LTA

Long Term Arrangement regarding

International Trade in Cotton

textiles

Hiệp định dài hạn về Thương mại quốc

tế Bông sợi

MFA Multifibre Arrangement Hiệp định hàng Đa sợi

MFN Most Favoured Nation Quy chế tối huệ quốc

PNTR Permanent Normal Trade Relations Quy chế quan hệ thương mại bình

thường vĩnh viễn

RO Rules of Origin Agreement Hiệp định về Quy tắc Xuất xứ của

WTO

STA

Short Term Arrangement regarding

International Trade in Cotton

textiles

Hiệp định ngắn hạn về Thương mạiquốc tế Bông sợi

TMB Textiles Monitoring Body Cơ quan giám sát hàng dệt

WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

Trang 5

MỤC LỤC

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI iv

LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI VẬN DỤNG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY 3

I Tổng quan về cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) 3

1 Từ cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT đến cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 3

1.1 Những bất cập trong cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 31.2 Sự cần thiết phải xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 5

2 Những điểm mạnh và những hạn chế trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 6

2.1 Những điểm mạnh 62.2 Những hạn chế 10

II Vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may 12

1 Các tranh chấp về thương mại hàng dệt may trong phạm vi của WTO .12

1.1 Đặc điểm về hàng dệt may và thương mại hàng dệt may 121.2 WTO và thương mại hàng dệt may 131.3 Đặc điểm của các tranh chấp liên quan đến thương mại hàng dệt may trongkhuôn khổ WTO 14

2 Các quy định trong Hiệp định ATC về giải quyết tranh chấp liên quan đến thương mại hàng dệt may 15

2.1 Hiệp định ATC 152.2 Giải quyết tranh chấp theo quy định của Hiệp định ATC 16

3 Vì sao phải vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may? 17

3.1 Vì Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO 173.2 Vì tranh chấp về hàng dệt may đã nằm trong phạm vi điều chỉnh của WTO 173.3 Vì cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO góp phần tích cực trong việcthiết lập một trật tự kinh tế quốc tế dựa trên tự do hoá thương mại và sự bìnhđẳng giữa các nước giàu và các nước nghèo 17

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG VIỆC VẬN DỤNG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY VÀ RÚT RA BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 19

I Kinh nghiệm của Trung Quốc 19

1 Nhận xét chung về thương mại hàng dệt may của Trung Quốc 19

Trang 6

2 Vụ kiện: Ấn Độ kiện Mỹ về quy tắc xuất xứ hàng dệt may và sự tham gia

của Trung Quốc 20

2.1 Tóm tắt vụ kiện 20

2.2 Tiến trình vụ kiện 20

3 Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 22

II Kinh nghiệm của Pakistan 23

1 Nhận xét chung về thương mại hàng dệt may của Pakistan 24

2 Vụ kiện: chế độ hạn ngạch đối với sợi cotton chải kỹ nhập khẩu từ Pakistan vào Mỹ và sự vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO từ phía Pakistan 25

2.1 Tóm tắt vụ kiện 25

2.2 Diễn biến 25

2.3 Giai đoạn xem xét tại Cơ quan giám sát dệt may 25

2.4 Giai đoạn đưa vụ kiện lên giải quyết tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO 26

3 Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 28

III Kinh nghiệm của Ấn Độ 30

1 Nhận xét chung về thương mại hàng dệt may của Ấn Độ 31

2 Vụ kiện: “Cộng đồng Châu Âu - Thuế chống bán phá giá với ga trải giường và vỏ gối cotton nhập khẩu từ Ấn Độ” và sự vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO từ phía Ấn Độ 32

2.1 Tóm tắt vụ kiện 32

2.2 Diễn biến 32

2.3 Tiến trình vụ kiện khi đưa lên Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO 33

2.4 Hậu phán quyết của Cơ quan Phúc thẩm 34

3 Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 34

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ VIỆT NAM VẬN DỤNG THÀNH CÔNG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY 37

I Dự báo khả năng phát sinh tranh chấp về thương mại hàng dệt may liên quan đến Việt Nam sau khi gia nhập WTO 37

1 Cơ sở để dự báo 37

1.1 Vai trò của ngành dệt may đối với nền kinh tế Việt Nam 37

1.2 Vị trí thương mại hàng dệt may Việt Nam trên thế giới 37

1.3 Thách thức đối với dệt may Việt Nam hậu WTO 38

2 Khả năng phát sinh tranh chấp về hàng dệt may 40

II Một số kiến nghị cụ thể 40

1 Đối với Nhà nước 40

1.1 Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu về pháp luật thương mại quốc tế nói chung và pháp luật của WTO nói riêng 40

Trang 7

1.2 Thành lập bộ phận chuyên trách để đặc biệt theo dõi tiến trình về giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế nói chung và thương mại hàng dệt

may nói riêng 42

2 Đối với Hiệp hội ngành Dệt may 43

2.1 Hiệp hội dệt may cần nâng cao hiệu quả hoạt động và vai trò đầu mối liên kết giữa các doanh nghiệp cũng như giữa doanh nghiệp với chính phủ 43

2.2 Hiệp hội dệt may cần tăng cường hơn nữa trong việc hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện liên quan đến thương mại hàng dệt may 45

2.3 Hiệp hội dệt may cần thành lập một bộ phận chuyên trách về giải quyết tranh chấp kết hợp với bộ phận chuyên trách của Bộ Công Thương 46

3 Đối với doanh nghiệp xuất khẩu dệt may 46

3.1 Nâng cao nhận thức về pháp luật thương mại quốc tế nói chung và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nói riêng 46

3.2 Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp khác trong việc chủ động đối phó với các tranh chấp có thể xảy ra 47

4 Các giải pháp khác 48

4.1 Tham gia vào vụ kiện với tư cách bên thứ ba 48

4.2 Thúc đẩy công tác vận động hành lang (lobby) và quan hệ công chúng (public relations) 49

KẾT LUẬN 50

CÁC PHỤ LỤC (được xếp số trang riêng và được đánh ở bên dưới của trang) Phụ lục số 1: Thỏa thuận về quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp (DSU) 2

Phụ lục số 2: Trích dẫn một số điều của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại năm 1947 31

Phụ lục số 3: Trích dẫn một số điều của Hiệp định về Quy tắc xuất xứ 33

Phụ lục số 4: Hiệp định hàng Dệt may 35

Phụ lục số 5: Trích dẫn một số điều của Hiệp định chống bán phá giá 50

Phụ lục số 6: Sơ đồ quy trình giải quyết tranh chấp 64

Phụ lục số 7: Cơ cấu tổ chức của Tổ chức Thương mại Thế giới 65

DANH MỤC TÀI LI ỆU THAM KHẢO 66

Trang 8

LỜI NÓI ĐẦU

1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

Ngày 11/01/2007 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Gia nhập WTO, Việt Nam buộc phải tuân theo

“luật chơi chung” của WTO, cụ thể phải thực hiện các cam kết trong các hiệp định đa biên, trong đó có Hiệp định hàng Dệt may (ATC) và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được đánh giá là có nhiều ưu việt hơn

so với cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT trước đây Và việc vận dụng thành công cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam trong trường hợp có sự vi phạm từ phía các thành viên khác, cũng như trong việc tự bảo vệ mình khi bị các nước khác khiếu kiện Tuy nhiên, đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, việc vận dụng thành công cơ chế này cũng là một thách thứclớn Điều này đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu đầy đủ, cụ thể hơn cả trên lý thuyết cũng như việc giải quyết tranh chấp trong thực tế Ngoài ra, nghiên cứu việc vận dụng

cơ chế này còn đặc biệt quan trọng trong thương mại hàng dệt may, một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Xuất khẩu hàng dệt may là nguồn thu ngoại tệ quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, với kim ngạch trên 5,8 tỷ đôla5 vào năm 2006 Ngay khi Việt Nam vừa gia nhập WTO, nhiều thành viên khác của WTO như EU,

Mỹ, cũng đang tìm những sơ hở của những doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam để kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, Trong hoàn cảnh như vậy, việc tìm hiểu kỹ để vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO vào giải quyết các tranh chấp về thương mại hàng dệt may là rất cần thiết

Với tất cả những lý do trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn vấn đề “Vận dụng

cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đối với Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may” làm đề tài nghiên cứu khoa học cho công trình

tham dự cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2007” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích những điểm mạnh, yếu của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước đang phát triển trong việc vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO khi giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may, đề tài đề xuất giải pháp để Việt Nam vận dụng thành công cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may cóthể sẽ xảy ra giữa Việt Nam với các nước thành viên khác của WTO trong thời gian tới

5 Tổng cục Hải quan: Báo cáo thống kê hàng hoá xuất khẩu, ngày 28/01/2007, của Cục công nghệ thông tin & Thống kê Hải quan.

Trang 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của WTO liên quan đến cơ chếgiải quyết tranh chấp và việc giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may trong khuôn khổ của WTO Đối tượng nghiên cứu của đề tài còn bao gồm cả các quy định của Việt Nam, của WTO về xuất khẩu hàng dệt may và kinh nghiệm của một số nước trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến thương mại hàng dệt may thuộc khuôn khổ của WTO

3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Trong khuôn khổ của một đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học, do hạn chế về thời gian và cả về thời lượng, đề tài không có tham vọng phân tích mọi vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở phân tích về việc giải quyết tranh chấp liên quan đến thương mại hàng dệt may trong khuôn khổ của WTO Khi lựa chọn một số nước đang phát triển để phân tích, nhóm nghiên cứu cũng giới hạn sự lựa chọn chỉ ở ba nước là Trung Quốc – một nước Châu Á nhưngcũng là nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam và Ấn Độ, Pakistan –hai nước cũng ở Châu Á, tuy có nhiều điểm khác biệt với Việt Nam nhưng cũng là hai nước có thế mạnh trong việc xuất khẩu hàng dệt may Ba nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan đã gia nhập WTO trước Việt Nam và cũng đã theo đuổi các vụ kiện về

thương mại hàng dệt may trong khuôn khổ của WTO

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: phân tích, thống kê,

hệ thống hoá và luận giải Phương pháp so sánh luật học cũng được áp dụng để nêu bậtnhững điểm mạnh trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO so với cơ chế giảiquyết tranh chấp của GATT cũng như làm rõ những vị trí khác nhau của ba nướcTrung Quốc, Ấn Độ và Pakistan khi những nước này tham gia vào quá trình tố tụng tạiWTO

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục,nội dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Sự cần thiết phải vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để giải

quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may

Chương 2: Tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước đang phát triển trong việc vận

dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để giải quyết tranh chấp vềthương mại hàng dệt may và rút ra bài học cho Việt Nam

Chương 3: Một số kiến nghị để Việt Nam vận dụng thành công cơ chế giải quyết

tranh chấp của WTO trong giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệtmay

Trang 10

CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI VẬN DỤNG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY

I Tổng quan về cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

1 Từ cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT đến cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hình thành cùng với sự ra đời của WTO.Khi nghiên cứu sự ra đời của WTO, một thực tế đương nhiên được thừa nhận là WTO

ra đời trên cơ sở kế thừa GATT, trong đó có sự kế thừa những thành tựu mà GATT đã

có được trong hơn 47 năm tồn tại (1947-1995), trong đó có sự kế thừa cả cơ chế giảiquyết tranh chấp của GATT Vì vậy, nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp củaWTO không thể không điểm qua, dù ở mức khái quát nhất, cơ chế giải quyết tranh

chấp của GATT.

1.1 Những bất cập trong cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT

Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) chính thức có hiệulực từ ngày 01/01/1948 Cùng với sự ra đời của GATT, cơ chế giải quyết tranh chấpgiữa các nước tham gia GATT cũng được xây dựng Hoạt động trong hơn 47 năm, cơchế giải quyết tranh chấp của GATT được đánh giá là có nhiều đóng góp to lớn trongviệc giải quyết tranh chấp giữa các nước tham gia GATT Về điều này, ông Ernst-Ulrich Petersmann6, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về GATT/WTO đã

có nhận xét như sau "cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT có tầm quan trọng sốngcòn đối với việc duy trì một hệ thống thương mại quốc tế mở cửa, bởi vì cơ chế đókhông chỉ đơn thuần giải quyết êm thấm các tranh chấp mà nó còn là công cụ bảo đảm

sự tin cậy về mặt pháp lý đối với các cam kết của các chính phủ, và quan trọng hơn cả

đó là một vũ khí dùng để răn đe những nước chủ trương chính sách ngoại giao thươngmại dựa trên sức mạnh" Tuy nhiên cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT cũng thểhiện nhiều điểm bất cập Những bất cập đó là:

Thứ nhất, theo cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT các quyết định đượcthông qua dựa trên nguyên tắc đồng thuận thuận (consensus) Đồng thuận thuận cónghĩa là không có sự phản đối từ bất kỳ bên ký kết nào đối với quyết định được đưa ra.Theo nguyên tắc này, Ban Hội thẩm chỉ được thành lập và báo cáo của Ban Hội thẩmchỉ được thông qua khi có sự nhất trí của tất cả các thành viên trong Hội đồng GATT

Về lý thuyết, nguyên tắc này có ưu điểm là khuyến khích tất cả các bên tham gia tìm rađược một quyết định khả dĩ nhất mà tất cả đều có thể chấp nhận Nhưng nhược điểmcủa nó lại là tốn thời gian và nguồn lực để có được một quyết định đồng thuận, bởi vìbất kỳ bên nào cũng có thể ngăn cản việc thành lập nhóm chuyên gia và phong toả việc

6 Ông Ernst-Ulrich Petersmann là giáo sư môn Luật của trường Đại học Geneva và Học viện nghiên cứu quốc tế Geneva, Thuỵ Sỹ Ông trở thành chuyên gia tư vấn pháp lý của GATT/WTO từ năm 1981 Cho đến nay, ông đã xuất bản 14 cuốn sách và hơn 100 bài báo viết về Luật quốc tế, Luật Cộng đồng Châu Âu và Quan hệ kinh tế quốc tế

Trang 11

thông qua báo cáo hay thậm chí là không cho phép trả đũa bằng việc không bỏ phiếuthuận Nói cách khác, ngay cả bên bị khiếu kiện cũng có thể dùng quyền phủ quyết củamình để thể hiện sự không đồng thuận ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyếttranh chấp Chính điều này đã gây cản trở trong việc ra quyết định và dẫn tới sự bất lợicho các nước đi kiện

Thứ hai, do không có một quy trình ổn định và rõ ràng, việc giải quyết tranhchấp theo cơ chế của GATT thường bị kéo dài Với việc áp dụng nguyên tắc đồngthuận thuận, các bên tham gia có thể trì hoãn ở mọi giai đoạn và gây khó khăn cho quátrình xét xử Sự chậm trễ này trong nhiều trường hợp đã không đem lại tác dụng trênthực tế cho bên thắng kiện do sản phẩm hay ngành sản xuất đã mất khả năng cạnhtranh sau một khoảng thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài Hơn nữa, cơ chế giảiquyết tranh chấp của GATT còn cho phép các bên tranh chấp có thể trì hoãn vô thờihạn quyết định cuối cùng của GATT Kết quả là rất nhiều vụ tranh chấp không đượcgiải quyết trong nhiều năm và điều này đã tạo cơ sở cho chủ nghĩa bảo hộ phát triển ởcác quốc gia được lợi từ sự yếu kém của cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại trongGATT

Thứ ba, việc giải quyết tranh chấp theo cơ chế của GATT chỉ được xét xử ởmột cấp là Ban Hội thẩm Các bên tham gia tranh chấp không có quyền kháng cáo vàGATT cũng không có một Cơ quan Phúc thẩm độc lập để xem xét lại vụ tranh chấpmột cách thoả đáng

Thứ tư, việc thực thi phán quyết của các vụ tranh chấp cũng chưa thật hiệu quả.Thậm chí ngay cả khi báo cáo của Ban Hội thẩm đã được thông qua thì các phán quyếtcũng không được thi hành một cách tự động mà vẫn phải dùng nguyên tắc đồng thuậnthuận để quyết định Thực tế cho thấy là khi yêu cầu cho phép đình chỉ nhượng bộkhông được chấp thuận thì các bên đã tăng cường sử dụng các biện pháp trừng phạtđơn phương và điều này càng cho thấy hiệu quả của cơ chế giải quyết tranh chấp vẫncòn hạn chế Hơn thế nữa, vũ khí chủ yếu của GATT để đảm bảo sự tuân thủ của cácbên tranh chấp -đó là biện pháp trả đũa- đã không thể hiện được hiệu quả trong việckết thúc một tranh chấp Các nước nhỏ thường gặp nhiều khó khăn khi trả đũa cácnước lớn do họ lo ngại rằng việc trả đũa này có thể gây những ảnh hưởng không tốtcho nền kinh tế vốn đã yếu ớt của mình Bên cạnh đó, GATT cũng không có quy định

về biện pháp bồi thường thiệt hại hay việc hạn chế thời gian để thi hành phán quyết đốivới bên thua kiện Do đó, việc thực thi phán quyết cũng có thể bị kéo dài nhiều năm vàgiá trị hiệu lực của các phán quyết cũng phần nào bị suy giảm

Thứ năm, GATT cũng chưa đưa ra được những quy định đặc biệt và khác biệtdành cho các nước đang và kém phát triển – điều khiến cho các nước này hầu nhưkhông có tiếng nói, không thể đảm bảo một vị thế tương xứng với các nước phát triểntrong các vụ tranh tụng Bên cạnh đó, các lĩnh vực không nằm trong phạm vi điềuchỉnh của GATT như thương mại dịch vụ, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương

Trang 12

mại hay những khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ cũng không thuộc phạm

vi điều chỉnh của cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT

1.2 Sự cần thiết phải xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

Những hạn chế trên cho thấy cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT nói riêng cũngnhư Hiệp định GATT 1947 nói chung không còn phù hợp với sự phát triển của thương mạiquốc tế và cần thiết phải có sự sửa đổi cơ bản cơ chế giải quyết tranh chấp trong GATT

Ngày 01/01/1995 WTO chính thức hoạt động thay thế cho GATT Để phù hợp vớichức năng, nhiệm vụ của mình, WTO đã đưa ra một cơ chế giải quyết tranh chấp mới thaythế cho cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT

Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO ra đời, một mặt tiếp tục kế thừa nhữngmặt tích cực trong cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT, mặt khác loại bỏ cơ bảnnhững bất cập trong cơ chế này Kể từ khi bắt đầu hoạt động đến nay, cơ chế giảiquyết tranh chấp của WTO đã nhanh chóng chứng tỏ được tầm quan trọng của nó vớithực tế là các nước thành viên WTO thường xuyên phải sử dụng cơ chế này và tuântheo những phán quyết được đưa ra

Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được xây dựng dựa trên Thoả thuận vềcác quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU) Thỏa thuận nàybao gồm 27 điều, 4 phụ lục và có hiệu lực thi hành từ tháng 12-1996 (xem phụ lục số1) DSU quy định các nguyên tắc, thủ tục giải quyết tranh chấp nhằm bảo đảm tínhthống nhất, khách quan và sự công bằng cho các thành viên của WTO Nói cách khác,DSU tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các nước thànhviên Tất cả các nước thành viên của WTO đều có nghĩa vụ phải tuân thủ theo DSUbởi vì họ đã ký và phê chuẩn Hiệp định WTO như là cả gói cam kết chung mà DSU làmột phần trong đó Hơn nữa, DSU không cho phép sử dụng các diễn đàn đa phươngkhác để giải quyết tranh chấp có liên quan đến WTO và cũng cấm việc các quốc giathành viên hành động dựa trên các quyết định đơn phương

Để giám sát việc thực thi các quy định của DSU và cũng là giám sát toàn bộquá trình giải quyết tranh chấp, WTO lập ra Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB).DSB có chức năng giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các nước thành viên theonguyên tắc, quy định, trình tự và thủ tục được quy định trong DSU DSB là cơ quan cóthẩm quyền thành lập bộ máy riêng để giải quyết tranh chấp như thành lập Ban Hộithẩm, Cơ quan Phúc thẩm và có quyền đưa ra phán quyết cuối cùng về tranh chấpđồng thời quy định các chế tài để bảo đảm việc thực thi cũng như giám sát thực thiphán quyết của mình

Như vậy, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là một tổng thể thống nhất các

cơ quan, nguyên tắc và quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp nhằm đạt tới mục tiêubảo vệ quyền và nghĩa vụ của các nước thành viên WTO khi có sự vi phạm các hiệpđịnh có liên quan của một hay nhiều thành viên khác Có thể nói, cơ chế giải quyếttranh chấp của WTO ra đời là nhằm đáp ứng nhu cầu khách quan, khi nền thương mại

Trang 13

toàn cầu đã phát triển sang một giai đoạn mới: toàn diện hơn, đa dạng hơn và phức tạphơn.

2 Những điểm mạnh và những hạn chế trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

2.1 Những điểm mạnh

2.1.1 Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO có bộ máy hoàn thiện hơn

So với cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT, WTO đã lập ra một cơ quangiải quyết tranh chấp riêng, độc lập với chức năng giải quyết tranh chấp phát sinhtrong khuôn khổ của WTO Điều 4.3 của Hiệp định Marrakesh về thành lập WTO quyđịnh như sau: “Khi cần thiết Đại hội đồng sẽ được triệu tập để đảm nhiệm phần tráchnhiệm của cơ quan giải quyết tranh chấp theo quy định trong Thoả thuận về giải quyếttranh chấp” Như vậy, cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO lại chính là ĐạiHội Đồng của WTO (xem phụ lục số 7) Là Đại Hội Đồng – cơ quan chấp hành củaWTO, khi có đơn khởi kiện của một nước thành viên, Đại Hội Đồng sẽ đồng thời đảmnhiệm chức năng là cơ quan giải quyết tranh chấp Như vậy, một cơ quan thường trựccủa WTO được giao thêm chức năng của cơ quan giải quyết tranh chấp đã tạo thêmquyền lực cho DSB trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh Người ta thường víDSB vừa là chính phủ vừa kiêm luôn chức năng của bộ máy tư pháp trong một nhànước Điều này cho thấy sức mạnh của DSB và cũng giải thích cho việc vì sao cơ chếgiải quyết tranh chấp của WTO với bộ máy như vậy, hoạt động hiệu quả hơn nhiều sovới GATT

Để thực thi nhiệm vụ của mình, DSB có chủ tịch riêng và được nhận sự trợ giúppháp lý từ Ban thư ký của WTO trong quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh.DSB có thẩm quyền thành lập Ban Hội thẩm, có quyền thành lập Cơ quan Phúc thẩmthường trực; thông qua các báo cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm; bảo đảm

và giám sát việc thực hiện các phán quyết và khuyến nghị của các cơ quan nói trênbằng cách cho phép áp dụng các biện pháp trả đũa hay đình chỉ thi hành nhữngnhượng bộ hoặc nghĩa vụ khác theo các hiệp định có liên quan Nói cách khác, DSBchịu trách nhiệm giải quyết tranh chấp theo các nguyên tắc, trình tự, thủ tục được quyđịnh trong DSU, đồng thời giám sát toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp

DSB sẽ nhóm họp khi có phát sinh tranh chấp giữa các nước thành viên Tuyvậy, DSB chỉ tham gia vào giai đoạn đầu của quá trình giải quyết tranh chấp là thànhlập Ban Hội thẩm và giai đoạn cuối là thông qua các báo cáo để đưa ra phán quyết cuốicùng có hiệu lực ràng buộc đối với các bên có liên quan Trong khi đó, quá trình tốtụng trong giải quyết tranh chấp sẽ do hai cơ quan là Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúcthẩm đảm nhiệm Đây là điểm tiến bộ hơn cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT.Trước đây, việc giải quyết tranh chấp theo cơ chế của GATT chỉ được tiến hành ở mộtcấp là Ban Hội thẩm và các bên không có quyền kháng cáo Khắc phục được nhượcđiểm này, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO có quy định thêm về thủ tục khángcáo và thành lập Cơ quan Phúc thẩm thường trực Cơ quan này sẽ có trách nhiệm xem

Trang 14

xét những vấn đề pháp lý được đề cập đến trong báo cáo của Ban Hội thẩm nếu có mộtbên kháng cáo Trên cơ sở đó, Cơ quan Phúc thẩm sẽ có thể giữ nguyên, thay đổi hoặc

ra quyết định ngược lại các ý kiến của Ban Hội thẩm Việc xét xử ở hai cấp như trên

đã khiến cho các tranh chấp được xét xử một cách thận trọng và công bằng hơn Vàđặc điểm này một lần nữa chứng tỏ sự hoàn thiện hơn về cơ quan giải quyết tranh chấptrong cơ chế của WTO so với GATT

2.1.2 Nguyên tắc “đồng thuận thuận” đã bị thay thế bởi nguyên tắc “đồngthuận nghịch”

Ưu điểm nổi bật của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO so với GATT lànguyên tắc đồng thuận thuận đã được thay thế bằng nguyên tắc đồng thuận nghịch.Theo nguyên tắc này không một nước thành viên riêng lẻ nào có thể ngăn cản việc raquyết định của DSB trong quá trình giải quyết tranh chấp trừ phi có ý kiến đồng thuậnphủ quyết của mọi thành viên của WTO Điều này có nghĩa là nếu nước vi phạm muốnphán quyết của DSB không được thông qua thì phải thuyết phục được tất cả các thànhviên khác của WTO (kể cả các bên tham gia trong vụ kiện) cùng phản đối với mình.Quy định này làm cho quá trình giải quyết tranh chấp diễn ra nhanh chóng hơn vìtrong thực tế chưa có trường hợp nào mà phán quyết của DSB lại bị bác bỏ do có sựphản đối của tất cả các nước thành viên của WTO

Nguyên tắc “đồng thuận nghịch” đã đem lại những thay đổi cơ bản trong cơ chếgiải quyết tranh chấp của WTO so với GATT Việc ra quyết định dựa trên đồng thuậnphủ quyết khiến cho cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trở nên linh hoạt hơn docác quyết định hầu như được thông qua một cách tự động Hơn nữa, nguyên tắc nàycũng làm giảm đáng kể việc các nước lớn gây sức ép để chi phối quá trình giải quyếttranh chấp, hay nói cách khác, một nước cho dù mạnh đến đâu cũng không thể ngăncản một nước yếu hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình theo các hiệp định WTO

Do vậy, việc giải quyết tranh chấp diễn ra hiệu quả hơn và điều này góp phần củng cốniềm tin của các nước thành viên, đặc biệt là các nước đang và kém phát triển, vào sựcông bằng của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

2.1.3 Thủ tục giải quyết tranh chấp được quy định chặt chẽ hơn

Một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả cần phải có thủ tục giải quyết tranhchấp thật chặt chẽ GATT trước đây về cơ bản chỉ có hai điều quy định về thủ tục giảiquyết tranh chấp là Điều 22 và Điều 23 (xem phụ lục số 2) Trong khi đó WTO có hệthống các quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp Đó là Thoả thuận về các quy tắc

và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU) Thủ tục giải quyết tranh chấpcủa WTO được chia thành bốn giai đoạn chính: giai đoạn tham vấn, giai đoạn hộithẩm, giai đoạn phúc thẩm và giai đoạn thi hành phán quyết Tất nhiên không phải bất

kỳ tranh chấp nào cũng trải qua tất cả bốn giai đoạn này nhưng chúng phải được thựchiện một cách lần lượt DSU cũng đưa ra những quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụphải thực hiện của bên nguyên đơn, bên bị đơn cũng như những quyền và nghĩa vụ của

Trang 15

DSB, của Ban Hội thẩm, của Cơ quan Phúc thẩm trong từng giai đoạn cụ thể của quátrình xét xử Xét về mặt thủ tục, các bên tham gia giải quyết tranh chấp phải tuân thủtheo một trình tự nhất định đã được quy định trong DSU Những quy định chi tiết nàylàm cho quá trình giải quyết tranh chấp trở nên rõ ràng trong tất cả bốn giai đoạn Vàđây là điểm tiến bộ hơn so với cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT.

2.1.4 Thời gian giải quyết tranh chấp ngắn hơn

Thủ tục giải quyết tranh chấp thống nhất, chặt chẽ hơn với quy định ràng buộc

về mặt thời gian trong từng giai đoạn giải quyết tranh chấp cụ thể làm cho thời giangiải quyết tranh chấp của WTO được rút gọn hơn rất nhiều so với GATT trước đây.Yếu tố thời gian có được nhắc đến trong những quy định về giải quyết tranh chấp củaGATT nhưng không cụ thể và chi tiết Nguyên tắc đồng thuận thuận khiến cho một vụtranh chấp có thể bị kéo dài và thậm chí là không thể giải quyết được

Điểm yếu này của GATT đã được khắc phục trong cơ chế giải quyết tranh chấpcủa WTO Thời gian tối đa để thực hiện từng bước trong giải quyết tranh chấp đượcquy định rõ ràng trong DSU Ví dụ như: thời hạn dành cho tham vấn là 60 ngày (Điều4.3), thời gian để Ban Hội thẩm đưa ra báo cáo là 6 tháng (3 tháng nếu là trường hợpkhẩn cấp - Điều12.9) Với quy định rõ ràng và sự khống chế về mặt thời gian, quátrình giải quyết tranh chấp của WTO đã được rút ngắn đi rất nhiều, việc giải quyết mộttranh chấp thông thường sẽ có kết quả sau khoảng 12 tháng nếu không có kháng cáo

và còn có thể rút ngắn hơn nữa trong trường hợp khẩn cấp (xem phụ lục số 6) Bêncạnh đó, các quyết định của DSB đều được thông qua gần như tự động do đã áp dụngnguyên tắc đồng thuận phủ quyết Các báo cáo được thông qua nhanh chóng hơnkhông những làm giảm thời gian mà còn nâng cao tính hiệu quả của việc giải quyếttranh chấp theo cơ chế của WTO

2.1.5 Việc cưỡng chế thực thi phán quyết của DSB có hiệu lực mạnh hơn

Nhằm mục đích buộc bên thua kiện thực thi phán quyết của DSB một cáchnghiêm túc, WTO đề ra cơ chế theo dõi và giám sát thực thi phán quyết Cơ chế giámsát được thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông qua báo cáo của Ban Hộithẩm Đồng thời bên thua kiện cũng phải thông báo cho DSB biết về những biện pháp

mà nước này dự định áp dụng để thực hiện Ngoài ra, DSB cũng có thể cho nước nàymột thời hạn được cho là “hợp lý” để thực hiện phán quyết Quá thời gian này mànước thua kiện vẫn không thực thi phán quyết của DSB thì nước này sẽ phải thươnglượng với nước thắng kiện về mức độ bồi thường trong thời hạn là 30 ngày Hết thờihạn đó, nếu các bên vẫn không thỏa thuận được về mức độ bồi thường thì bên thắngkiện có quyền yêu cầu DSB cho phép áp dụng biện pháp trả đũa Biện pháp trả đũa cóthể là tạm ngừng việc cho bên thua kiện hưởng những nhân nhượng thuế quan hoặctạm ngừng thực hiện những nghĩa vụ đối với bên thua kiện trong các hiệp định liênquan

Trang 16

GATT quy định biện pháp trả đũa chỉ được chấp thuận khi không có bên ký kếtnào phản đối, còn cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO quy định biện pháp trả đũa sẽchỉ bị huỷ bỏ khi tất cả các thành viên của WTO đồng ý Với cách quy định như vậy,việc cho phép áp dụng biện pháp trả đũa diễn ra gần như tự động theo cơ chế giảiquyết tranh chấp của WTO Đồng thời, DSU cũng quy định rõ mức độ trả đũa đượcDSB cho phép sẽ phải tương ứng với mức độ triệt tiêu hoặc thiệt hại mà nước bị viphạm phải gánh chịu (Điều 22.4) Biện pháp trả đũa chỉ là biện pháp tạm thời và được

áp dụng cho đến khi bên thua kiện thực thi phán quyết của DSB Nước thành viênthắng kiện có thể áp dụng trả đũa dưới các hình thức: trả đũa song hành, trả đũa chéolĩnh vực và trả đũa chéo hiệp định Trả đũa song hành là việc nước bị thiệt hại tiếnhành trả đũa trong lĩnh vực thương mại mà nước đó bị thiệt hại và trả đũa tương ứngvới mức độ thiệt hại mà nước đó phải chịu Trả đũa chéo lĩnh vực là việc một nước cóthể trả đũa trong lĩnh vực khác không phải là lĩnh vực nước đó bị thiệt hại, nhưng vẫncùng hiệp định bị vi phạm Biện pháp này được sử dụng khi trả đũa trực tiếp là khônghiệu quả, ví dụ như: nước đang phát triển sẽ khó có thể áp dụng một cách hiệu quảbiện pháp trả đũa trong lĩnh vực thương mại hàng hoá đối với một nước phát triểnnhưng nếu trả đũa trong lĩnh vực thương mại dịch vụ thì có thể sẽ hiệu quả hơn Cuốicùng, với biện pháp trả đũa chéo hiệp định, là biện pháp chỉ sử dụng trong một sốtrường hợp đặc biệt nghiêm trọng, bên thắng kiện còn có thể yêu cầu DSB cho phéptrả đũa trong những lĩnh vực thuộc các hiệp định thương mại khác với hiệp địnhthương mại mà bên thua kiện vi phạm Như vậy, các biện pháp trả đũa trong cơ chếgiải quyết tranh chấp của WTO đã được quy định một cách chi tiết hơn, rõ ràng hơn.Điều này tạo cơ sở cho cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hoạt động một cáchhiệu quả

2.1.6 Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã đưa ra những quy định thuậnlợi dành riêng cho các nước đang và kém phát triển

Theo quy định tại Điều 23, DSU buộc tất cả các thành viên của WTO phải tuânthủ cơ chế giải quyết tranh chấp đối với những tranh chấp phát sinh trong khuôn khổcác Hiệp định của WTO Tính chất bắt buộc này đã tạo vị thế bình đẳng cho các nướcthành viên trong việc tiếp cận hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO và đảm bảorằng không một nước nào, kể cả các nước mạnh, có thể trốn tránh được quyền tài pháncủa cơ quan giải quyết tranh chấp WTO Quy định này đã tạo sự tin tưởng của cácnước đang phát triển đối với cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

Ngoài ra, cơ chế giải quyết tranh chấp cũng có những quy định về đối xử đặcbiệt và khác biệt dành riêng cho các nước đang phát triển trong cả giai đoạn tham vấn,giai đoạn xét xử của Ban Hội thẩm và trong cả giai đoạn thực thi phán quyết Trongkhi tham vấn, Điều 4.10 của DSU quy định rằng “các thành viên phải đặc biệt chú ýđến những vấn đề cụ thể và quyền lợi của các nước thành viên là những nước đangphát triển” Hơn nữa, Điều 12.10 của DSU còn cho phép thời hạn tham vấn có thể kéo

Trang 17

dài thêm nếu như bên bị đơn là nước đang phát triển Đến giai đoạn xét xử của BanHội thẩm, khi một tranh chấp xảy ra giữa một thành viên phát triển và một thành viênđang phát triển, nếu có yêu cầu của thành viên đang phát triển thì Ban Hội thẩm phải

có ít nhất một hội thẩm viên là người từ một nước thành viên đang phát triển (Điều8.10 của DSU) Nếu như nước đang phát triển là bị đơn thì họ còn được Ban Hội thẩmcho phép có đủ thời gian để chuẩn bị chứng cứ và lý lẽ của mình Tiếp theo, ở giai

đoạn thực thi, DSU cho phép dành sự quan tâm đặc biệt tới các vấn đề ảnh hưởng tới

lợi ích của các nước thành viên đang phát triển (Điều 21.1của DSU) Như vậy, các vấn

đề khó khăn về kinh tế, thương mại và quyền lợi của các thành viên đang phát triểnphải được đặc biệt chú ý tới trong toàn bộ tiến trình giải quyết tranh chấp nói chung vàphán quyết của DSB nói riêng, hoặc DSB có thể kiến nghị một số giải pháp cụ thể đểcác nước phát triển thực hiện, nhằm bảo đảm quyền lợi cho nước đang phát triển

Bên cạnh đó, các nước đang phát triển cũng có thể yêu cầu thời hạn dài hơnhoặc được trợ giúp pháp lý từ Ban thư ký Nếu một nước đang phát triển có yêu cầu,Ban thư ký sẽ cung cấp những chuyên gia pháp lý có năng lực từ các cơ quan củaWTO để giúp đỡ về thủ tục pháp lý và hỗ trợ nước đó trong suốt quá trình giải quyếttranh chấp Từ tháng 10/2002, các nước đang phát triển còn có thể nhận được sự trợgiúp từ Trung tâm tư vấn Luật của WTO (ACWL) và Trung tâm này cũng có thể đạidiện cho các nước đang phát triển khi cần

Những điểm mạnh kể trên cho thấy cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hoạtđộng hiệu quả hơn và các nước đang và kém phát triển đã tin tưởng hơn vào cơ chếnày Chính vì vậy, từ khi hoạt động đến nay, so với cơ chế giải quyết tranh chấp củaGATT các nước đang phát triển đã khởi kiện nhiều hơn và đạt được thành công lớnhơn ở WTO

2.2 Những hạn chế

2.2.1 Thời gian giải quyết tranh chấp vẫn còn kéo dài

Trước hết, DSU có quy định rõ thời hạn cho từng giai đoạn cụ thể của quá trìnhgiải quyết tranh chấp Nhưng bất chấp thời hạn đó, một quy trình giải quyết tranh chấpđầy đủ (bao gồm cả thủ tục kháng cáo, phúc thẩm và thi hành phán quyết) vẫn có thểkéo dài tới gần 3 năm Chưa kể nếu thời gian biểu không được giữ đúng hay có không

có sự nhất trí giữa các bên trong quá trình thực hiện, thời gian giải quyết còn có thểkéo dài hơn nữa Ví dụ như: Mexico, Honduras, Guatemala, Ecuador và Mỹ kiện cộngđồng Châu Âu (EC) về chế độ nhập khẩu chuối Bắt đầu từ năm 1996, 5 nước bênnguyên đơn đã đưa vụ tranh chấp ra WTO và đến tận cuối năm 1999 vụ tranh chấpmới chính thức kết thúc Vụ tranh chấp này đã kéo dài tới 4 năm, hơn cả thời hạn giảiquyết một vụ tranh chấp đầy đủ theo quy định

Ngoài ra, trong thời gian giải quyết tranh chấp, các bên vẫn có thể duy trì thựchiện những biện pháp không phù hợp với WTO Kết quả là bên khởi kiện sẽ liên tụcphải chịu các tổn hại về kinh tế nếu thực sự bên bị kiện đã vi phạm các quy định của

Trang 18

WTO Ngay cả trong trường hợp thắng kiện, không có một biện pháp tạm thời nàogiúp bên nguyên đơn có thể bảo vệ được lợi ích thương mại và kinh tế của họ trongsuốt quá trình giải quyết tranh chấp Sau đó, bên nguyên đơn cũng không hề nhậnđược bất kỳ khoản bồi thường nào cho những thiệt hại mà họ phải gánh chịu trong thờigian bị đơn thực hiện phán quyết cũng như những chi phí tư pháp mà họ phải trả Sựkéo dài về mặt thời gian như vậy phần nào đã làm giảm hiệu quả của cơ chế giải quyếttranh chấp của WTO.

2.2.2 Quy trình thủ tục vẫn còn tốn kém, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển Một quy trình giải quyết tranh chấp đầy đủ kéo dài tới gần 3 năm và còn có thểkéo dài hơn nếu như các bên không có sự nhất trí trong quá trình thực hiện Do đó, vớimột thời gian kéo dài như vậy, các nước tham gia tranh chấp sẽ phải tốn nhiều côngsức và nguồn lực tài chính nếu muốn theo đến cùng các vụ kiện Đặc biệt đối với cácnước thành viên là nước đang phát triển, so sánh tương quan về các nguồn lực đối vớicác nước phát triển, họ gặp khó khăn và tốn kém hơn nhiều Các nước đang phát triểnhầu hết đều không có đủ nguồn nhân lực với kiến thức chuyên môn, thêm vào đó khảnăng tài chính và kinh tế còn hạn hẹp Mặt khác, thủ tục giải quyết tranh chấp củaWTO lại rất phức tạp nên yêu cầu các nước tham gia giải quyết tranh chấp cần có nănglực pháp lý chuyên sâu với nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn, có khả năngđánh giá triển vọng về lợi ích kinh tế có thể đạt được sau các vụ tranh chấp, đồng thời

là khả năng tài chính dồi dào cần thiết cho quá trình theo kiện Trong rất nhiều trườnghợp, các nước đang phát triển phải nhờ đến các chuyên gia ở nước phát triển tư vấntrong quá trình tranh tụng và phải trả một khoản phí khá lớn Ngoài các chi phí tư vấnpháp lý thì chi phí cho quá trình điều tra hay thu thập chứng cứ cũng là một nỗi lo củacác nước đang phát triển Điều đó chính là khó khăn lớn của các nước đang phát triểnkhi tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp, nhất là khi lợi ích kinh tế mà họ đạtđược sau một vụ tranh chấp có thể là rất thấp so với chi phí phải bỏ ra

2.2.3 Những quy định dành riêng cho các nước đang phát triển vẫn chỉ mang tínhhình thức

Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO có những quy định thuận lợi dành riêngcho các nước đang và kém phát triển, nhưng phần lớn các quy định này lại chỉ mangtính tuyên bố Ví dụ: theo Điều 4.10 DSU, trong khi tham vấn, các thành viên phải đặcbiệt chú ý đến những vấn đề cụ thể và quyền lợi của các thành viên là các nước đangphát triển Điều khó khăn đặt ra ở đây là chúng ta phải hiểu khái niệm “đặc biệt chú ý”

là như thế nào? Vì khó có thể hiểu được khái niệm này và DSU cũng không đưa ramột giải thích cụ thể nào về tiêu chí gọi là “đặc biệt chú ý” do đó các nước đang pháttriển khi tham gia vào giải quyết tranh chấp không thể áp dụng cũng như yêu cầu cácnước phát triển làm theo những quy định này

Các nước đang phát triển cũng nhận được sự hỗ trợ pháp lý từ Ban thư ký củaWTO Nhưng do phải đảm bảo tính công bằng và giới hạn về nguồn lực, Ban thư ký

Trang 19

của WTO cũng không thể đứng về một bên tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra Thêmvào đó, Ban thư ký chỉ có thể hỗ trợ các nước đang phát triển sau khi có đơn kiện Nhưvậy, các nước đang phát triển khi tham gia vào giải quyết tranh chấp với vai trò là bịđơn thì họ mới có lợi từ sự hỗ trợ pháp lý của Ban thư ký Còn nếu đi kiện, họ vẫnbuộc phải chấp nhận thuê tư vấn luật của nước ngoài với giá cao Một vấn đề nữa đốivới các nước đang phát triển là đôi khi các biện pháp trả đũa thương mại cũng là trởngại, và họ khó có điều kiện để sử dụng hiệu quả những biện pháp này Quan hệthương mại chưa tương xứng giữa các nước đang phát triển và nước phát triển cũngnhư các vấn đề về chính trị khiến cho các nước đang phát triển luôn lo ngại rằng cácbiện pháp như vậy sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế vốn đã yếu ớt của họ.

Việc nêu ra những điểm mạnh và những điểm chưa mạnh trong cơ chế giảiquyết tranh chấp của WTO sẽ giúp cho việc vận dụng tốt hơn cơ chế này khi có tranhchấp xảy ra Với Việt Nam điều này là rất quan trọng

II Vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong giải quyết tranh chấp

về thương mại hàng dệt may

1 Các tranh chấp về thương mại hàng dệt may trong phạm vi của WTO

1.1 Đặc điểm về hàng dệt may và thương mại hàng dệt may

Ngay từ thời tiền sử, cái ăn cái mặc đã là những nhu cầu cơ bản không thểthiếu của con người Mới đầu, những nguyên liệu để may mặc chỉ là những mảnh dathú, hoặc đan lát các thứ cây cỏ Nhưng theo tiến trình phát triển, nguyên liệu may mặccũng dần phát triển theo Đầu tiên là sợi lanh (flax), sợi len (Mésopotamia), sợi bông(cotton), sợi tơ tằm (silk), … đều có nguồn gốc từ tự nhiên, từ cây cỏ hoặc động vật.Đến thế kỷ 18, sự ra đời của động cơ hơi nước và sợi nhân tạo đã tạo nên một cuộccách mạng trong may mặc Ngành dệt may phát triển ngày càng nhanh, những mặthàng thời trang dần phổ biến với mọi thành phần dân chúng Sản phẩm của ngành dệtmay là những mặt hàng cơ bản và cần thiết cho nhiều mặt của cuộc sống, không chỉ làquần áo, vải vóc phục vụ cho các nhu cầu hàng ngày mà còn là bao bì, các thiết bịtrong xe hơi, máy bay, … nguyên liệu cung cấp cho nhiều ngành nghề khác

Từ năm 1949 đến năm 2005, tổng giá trị thương mại hàng dệt may của toànthế giới đã tăng lên một cách nhanh chóng, từ 6 tỷ USD lên 350 tỷ USD7 Sau cuộccách mạng trong may mặc, hàng dệt may trở thành động lực phát triển của thế giớiphương Tây và của các nền kinh tế mới công nghiệp hoá ở Châu Á Có thể nói, việctriển khai sản xuất hàng dệt may khá dễ dàng và không tốn kém, vốn đầu tư không cầnnhiều và công nghệ sử dụng đơn giản Thêm vào đó, ngành dệt may cần nhiều laođộng do hoạt động sản xuất dệt may là hoạt động sử dụng nhiều lao động và không đòihỏi trình độ cao Mức lương cạnh tranh cũng là một yếu tố rất quan trọng trong ngànhdệt may Dệt may cũng là ngành có mức độ linh hoạt cao và dễ thay đổi, tức là có thể

7 Nguồn: Trung tâm thông tin Bộ Thương mại, năm 2005.

Trang 20

dễ dàng được bắt đầu từ những nguồn lực nhỏ bé và dễ dàng chuyển từ nơi này sangnơi khác

Hàng dệt may đã trở thành mặt hàng chủ lực của các nước đang phát triển Đặcđiểm thường thấy ở các nước này là nguồn lực tài chính yếu trong khi nguồn lao độnglại rất dồi dào và rẻ, do đó hàng dệt may là một mặt hàng rất thích hợp trong chiếnlược phát triển kinh tế của họ Ở hầu hết các nước đang phát triển, nhờ có dệt may, tỷ

lệ đói nghèo được giảm bớt, số lượng thất nghiệp cũng giảm, lương thực tế tăng lên,góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân Hơn thế nữa xuất khẩu dệt may còn giúpcho các quốc gia này thu được một lượng ngoại tệ đáng kể để phát triển các ngànhcông nghiệp khác trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

1.2 WTO và thương mại hàng dệt may

Ngay từ những năm đầu ký kết hiệp định GATT năm 1947, dệt may là một lĩnhvực nhạy cảm, gây nhiều tranh cãi giữa các nước thành viên nhập khẩu và xuất khẩumặt hàng này Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, một số nước phát triển đã viện cớ cáncân thanh toán khó khăn để áp đặt thuế suất cao, thủ tục thuế quan nặng nề và các biệnpháp hạn chế định lượng đối với nhập khẩu hàng dệt may Những hình thức này đã đingược lại nguyên tắc cơ bản về tự do hoá thương mại của GATT và gây cản trở cho sựphát triển của hàng dệt may, mà chủ yếu là hàng bông sợi Tuy nhiên, cùng với nhữngvòng đàm phán trong khuôn khổ của GATT, từ năm 1949 trở đi, các hàng rào mậudịch cản trở thương mại hàng dệt may đã được giảm dần để hướng tới tự do hoá ngànhcông nghiệp này

Năm 1961, chính phủ Mỹ đã đề xướng một hội nghị các nước xuất khẩu hàngdệt trong khuôn khổ của GATT Sau hội nghị này, Hiệp định ngắn hạn về Thương mạiquốc tế Bông sợi (STA) đã ra đời Hiệp định này cho phép các nước xuất khẩu, đơnphương hoặc qua thoả thuận song phương, ấn định hạn ngạch (quota) nhằm hạn chếviệc nhập khẩu khi thị trường nội địa có nguy cơ bị đổ vỡ Hiệp định STA có thời hạn

là 1 năm

Năm 1962, Hiệp định STA được thay thế bởi Hiệp định dài hạn về Thương mạiquốc tế Bông sợi (LTA) Theo Hiệp định này, các hạn ngạch phải được nâng cao dần ởmức 5% mỗi năm Hiệp định LTA có thời hạn 5 năm và tiếp tục được gia hạn vào năm

1967 và năm 1970

Đến tháng 12/1972, Hiệp định LTA lại được thay thế bởi MFA, Hiệp định đa

sợi Hiệp định này được áp dụng từ tháng 01/1974 cho đến hết năm 1994, khi Hiệp

định ATC ra đời và hoạt động trong khuôn khổ của WTO

Như vậy, trong hơn 30 năm, hàng dệt may không được điều tiết bởi những quytắc chung của GATT mà lần lượt được điều tiết bởi ba hiệp định là STA, LTA vàMFA Cả ba hiệp định này, ở các góc độ khác nhau, đã đặt ra cơ sở pháp lý cho chínhsách thương mại bất bình đẳng hướng về bảo hộ trong thương mại hàng dệt may

Trang 21

Ngày 01/01/1995 Hiệp định hàng dệt may (ATC) ra đời với ý nghĩa là hiệp định đabiên trong hệ thống các hiệp định của WTO Hiệp định ATC đưa ra một lộ trình, một giaiđoạn chuyển tiếp để xoá bỏ chế độ hạn ngạch trong thương mại hàng dệt may Trongkhuôn khổ WTO, Hiệp định này quy định các biện pháp chuyển tiếp để đưa thương mạihàng dệt may vào khung pháp lý chung của WTO Hiệp định ATC cũng đề ra một thờihạn cụ thể để chấm dứt chế độ hạn ngạch: “Hiệp định này và tất cả các hạn chế được quyđịnh trong đó sẽ hết hạn vào ngày đầu tiên của tháng thứ 121 sau khi Hiệp định WTO cóhiệu lực Vào ngày đó, lĩnh vực hàng dệt may sẽ được hoà nhập hoàn toàn vào GATT

1994 Hiệp định này sẽ không được gia hạn thêm nữa” (Điều 9 của ATC) Như vậy, kể từngày 01/01/2005 hàng dệt may đã hoà nhập hoàn toàn vào GATT 1994 và được coi nhưmột hàng hoá bình thường, được tự do thương mại trên cơ sở bình đẳng giữa các thànhviên của WTO

Mặc dù ATC hết hiệu lực và hàng dệt may đã được coi như một loại hàng hoábình thường nhưng điều đó không có nghĩa là xung quanh hàng dệt may không cònnhiều vấn đề tranh cãi Dệt may vẫn tiếp tục là một trong những vấn đề được đưa rađàm phán trong Vòng Doha Vòng Doha được khởi động từ năm 2001 với mục tiêu tự

do hóa thương mại, bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững Tuy nhiên, chođến nay, do bất đồng quan điểm về nhiều vấn đề vòng Doha vẫn chưa đạt được kết quả

1.3 Đặc điểm của các tranh chấp liên quan đến thương mại hàng dệt may trong khuôn khổ WTO

Theo số liệu mới cập nhật kể từ khi WTO chính thức hoạt động cho đến tháng07/2007, đã có 366 vụ tranh chấp8 giữa các nước thành viên được giải quyết theo cơchế của WTO, trong đó có 19 vụ tranh chấp9 liên quan đến thương mại hàng dệt may.Các vụ tranh chấp về thương mại hàng dệt may hầu như diễn ra ở những năm cuối củathế kỷ trước, tính trung bình khoảng 3 vụ/năm Từ năm 2000 trở lại đây thì số lượngtranh chấp khiêm tốn hơn và đặc biệt là WTO chưa thống kê được tranh chấp nào liênquan đến hàng dệt may từ thời kỳ hậu hạn ngạch

Trong số 19 vụ tranh chấp về hàng dệt may nêu trên, các nước đang phát triểnchiếm khoảng 2/3 tổng số lần đi kiện và tập trung chính vào những nước có kim ngạchxuất khẩu dệt may lớn như Ấn Độ, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó, Ấn Độ là mộtquốc gia tích cực sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để bảo vệ lợi ích củamình Nếu chỉ tính riêng những tranh chấp trong lĩnh vực hàng dệt may, ngoài việctham gia với tư cách bên thứ ba trong nhiều tranh chấp, Ấn Độ đã khởi kiện tới 6 vụtrên tổng số 19 vụ, chiếm khoảng 32% Trong số các nước phát triển lớn trên thế giới,

Mỹ là nước tham gia nhiều nhất vào các tranh chấp dệt may mà chủ yếu là với tư cách

bị đơn (7 vụ) và chỉ đi kiện có 3 lần Ngoài ra, cộng đồng Châu Âu (EC) cũng đã lànguyên đơn của 3 vụ và tham gia với tư cách bị đơn của 2 vụ đối với các tranh chấp vềdệt may trong thời gian qua

8 http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/find_dispu_cases_e.htm#results

9 http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/find_dispu_cases_e.htm#results

Trang 22

Cũng theo số liệu của WTO, có đến trên 60% các tranh chấp trong thương mạihàng dệt may được giải quyết bằng con đường tham vấn Trong quá trình tham vấnsong phương, hai bên đã tìm được tiếng nói chung hoặc sau một thời gian áp dụng cácbiện pháp bảo hộ, nước nhập khẩu đã chủ động huỷ bỏ các biện pháp đó nên tranhchấp được giải quyết mà không cần đưa ra Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.Đối với các tranh chấp còn lại, có đến 6/7 vụ trải qua tất cả các giai đoạn của một quátrình giải quyết tranh chấp bao gồm tham vấn, xét xử ở Ban Hội thẩm và kháng cáo lên

Cơ quan Phúc thẩm

Có thể nói, sau hơn 11 năm, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO vẫn đượccông nhận là một công cụ đắc lực trong việc điều hoà các mối quan hệ thương mạiquốc tế nói chung và thương mại hàng dệt may nói riêng giữa các thành viên củaWTO Đối với các tranh chấp được DSB giải quyết, hầu hết các nước thua kiện đãthực thi phán quyết của DSB hoặc nhiều đề xuất đã được DSB thông qua Điều đó đãtạo sự tin tưởng của các nước thành viên WTO vào cơ chế này

Các tranh chấp về hàng dệt may có nội dung tương đối đa dạng Phần lớn cáctranh chấp trong thời gian qua có liên quan đến các điều khoản của ATC, với số lượngkhoảng 12 vụ10 tương đương 63% tổng số tranh chấp Ngoài ra còn có nhiều tranhchấp về các vấn đề khác như: quy tắc xuất xứ, chống bán phá giá… Vì vậy, khi nghiêncứu về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đối với thương mại hàng dệt may,không thể không phân tích Hiệp định ATC và các quy định của ATC liên quan đếngiải quyết tranh chấp hàng dệt may

2 Các quy định trong Hiệp định ATC về giải quyết tranh chấp liên quan đến thương mại hàng dệt may

2.1 Hiệp định ATC

Hiệp định ATC gồm 9 điều và 1 phụ lục, điều chỉnh một phạm vi rộng các mặthàng dệt may gồm sợi, vải, thành phẩm (made-up articles) và quần áo, tức là hầu hếtngành dệt may, chỉ loại trừ các nguyên liệu thô (xem phụ lục số 4) Nội dung chínhcủa Hiệp định này là đặt ra một lịch trình sáp nhập dần dần các mặt hàng trên vàokhuôn khổ điều tiết của Hiệp định GATT năm 1994 (Điều 2 của ATC) Nói cách khác,mục đích của ATC là từng bước loại bỏ các quy định bảo hộ của các nước đối vớithương mại hàng dệt may, đưa dệt may vào cơ chế tự do hoá hoàn toàn

Lịch trình tự do hóa hàng dệt may này được chia thành 4 giai đoạn Giai đoạnthứ nhất từ 1995 -1998; giai đoạn thứ hai từ 1998 – 2002; giai đoạn thứ ba từ 2002 -

2005 và năm 2005 Sau khoảng thời gian 10 năm (từ ngày 01/01/1995 đến ngày01/01/2005), sẽ không còn nước nào được sử dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với hàngdệt may, trừ khi họ có thể chứng minh rằng những biện pháp này phù hợp với nhữngquy định của Hiệp định về các biện pháp tự vệ Ngoài ra, trong quá trình chuyển đổixoá bỏ hạn ngạch, ATC cũng cho phép các nước nhập khẩu được áp dụng các biện

10 http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/find_dispu_cases_e.htm#results

Trang 23

pháp tự vệ chuyển tiếp đặc định (specific transitional safeguard) hay là các biện phápphòng chống, nếu như các ngành sản xuất nội địa của họ bị tổn hại nghiêm trọng

Để lịch trình hoà nhập hàng dệt may vào khuôn khổ pháp lý của WTO đượcthực hiện một cách nghiêm túc, Hiệp định cũng quy định thành lập một Cơ quan giámsát Hàng dệt (xem Điều 8 ATC tại phụ lục số 4) Cơ quan giám sát này bao gồm mộtchủ tịch và mười uỷ viên Mục đích chính của cơ quan này là giám sát việc thi hànhHiệp định ATC và xem xét tất cả các biện pháp phòng chống được nước thành viên sửdụng và sự phù hợp của chúng với Hiệp định, cũng như tiến hành các hành động đượcyêu cầu theo yêu cầu riêng của Hiệp định này

Hiệp định ATC ra đời là một thắng lợi quan trọng đối với các nước đang pháttriển, theo đó, hàng dệt may vốn là thế mạnh của các nước này sẽ không còn bị cácnước phát triển áp đặt cơ chế quota Nó đã đánh dấu một mốc quan trọng trong quátrình tự do hóa thương mại hàng dệt may trong khuôn khổ luật chơi chung của WTO

2.2 Giải quyết tranh chấp theo quy định của Hiệp định ATC

Như đã phân tích ở trên, ATC đã thành lập Cơ quan giám sát hàng dệt may(TMB) với chức năng giám sát việc các nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp tự vệtrong thời gian chuyển tiếp theo ATC Theo đó, nước nhập khẩu, nếu thấy cần bảo vệthị trường nội địa của mình khi ngành công nghiệp của họ bị tổn hại bởi việc tăngnhanh hàng nhập khẩu từ nước khác, sẽ yêu cầu nước xuất khẩu hội ý với mình Từ đó,hai bên có thể thoả thuận một biện pháp giới hạn nhập khẩu Thoả thuận này cũng nhưyêu cầu hội ý đều phải được thông báo lên TMB Nếu không đi đến thoả thuận, nướcnhập khẩu có thể trình lên TMB một đề nghị giới hạn đơn phương TMB có 30 ngày

để điều tra và đưa ra khuyến cáo Nếu hai bên vẫn không đồng ý thì có thể kiện nhautrước DSB

Như vậy, những tranh chấp liên quan đến Hiệp định ATC thường được giảiquyết trên cơ sở song phương hoặc giải quyết tại TMB trước khi đưa lên Cơ quan giảiquyết tranh chấp của WTO Tính từ khi cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO ra đờiđến nay, các tranh chấp về hàng dệt may bao gồm 19 vụ thì có đến 12 vụ11 liên quanđến ATC Các vụ này hầu hết đều được đưa lên giải quyết tại TMB trước khi kiện lênDSB, chỉ trừ một vụ duy nhất là tranh chấp liên quan đến các biện pháp tự vệ của Mỹđối với quần áo lót sản xuất tại Costa Rica Tranh chấp này đã được trực tiếp đưa lên

Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO mà không đưa ra TMB Nội dung của cáctranh chấp liên quan đến ATC cũng khá phong phú, nhưng chủ yếu vẫn xoay quanhviệc áp dụng điều khoản tự vệ trong ATC (trong 12 vụ kể trên thì có 7 vụ là về thực thiđiều khoản tự vệ ) Điều này cho thấy việc vận dụng các quy định có tính pháp lý củamột biện pháp bảo hộ là rất phức tạp và gây ra nhiều tranh cãi giữa nước nhập khẩu,nước áp đặt các biện pháp này, và nước xuất khẩu, nước bị áp đặt Vì vậy, để có thể

11 http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/find_dispu_cases_e.htm#results

Trang 24

theo đuổi các vụ tranh chấp liên quan đến hàng dệt may một cách thành công, điềuquan trọng là phải biết cách vận dụng hiệu quả cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.

3 Vì sao phải vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may?

3.1 Vì Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO

Theo quy định của DSU, việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

để giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên là có tính bắt buộc DSU không chophép các nước thành viên sử dụng các diễn đàn đa phương khác để giải quyết tranhchấp có liên quan đến WTO và cũng cấm việc các quốc gia này hành động dựa trêncác quyết định đơn phương Do đó, dù muốn hay không, các nước thành viên vẫn phảichấp nhận việc đưa các tranh chấp nói chung và tranh chấp về hàng dệt may của mìnhnói riêng ra giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO Việt Nam là thànhviên của WTO, do đó Việt Nam buộc phải tuân theo quy định này Quy định này vừa

là quyền lợi vừa là nghĩa vụ Tuy nhiên, để có thể vận dụng một cách thành công cần

có sự hiểu biết đầy đủ về cơ chế này Vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

là yêu cầu có tính khách quan xuất phát từ chính quyền lợi của Việt Nam

3.2 Vì tranh chấp về hàng dệt may đã nằm trong phạm vi điều chỉnh của WTO

Sau khi Hiệp định ATC hết hiệu lực, dệt may được coi như một mặt hàng thôngthường thuộc phạm vi điều chỉnh của WTO Vì vậy, tranh chấp liên quan đến hàng dệtmay sẽ được giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO Ngoài ra, dệt may

là thế mạnh của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Trong thời kỳ hậu hạnngạch, những nội dung tranh chấp trong thương mại hàng dệt may sẽ còn đa dạng vàphức tạp hơn vì các nước nhập khẩu sẽ sử dụng các rào cản tinh vi hơn Điều này đòihỏi Việt Nam và các nước đang phát triển phải chú ý khi sử dụng cơ chế giải quyếttranh chấp của WTO nhằm bảo vệ quyền lợi của mình Với những yếu tố phức tạp đanxen nhau như thế, mâu thuẫn xảy ra về quyền lợi giữa các nước thành viên WTO trongthương mại hàng dệt may là không thể tránh khỏi Do đó, việc sử dụng cơ chế giảiquyết tranh chấp của WTO để giải quyết các mâu thuẫn này cũng là điều tất yếu

3.3 Vì cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO góp phần tích cực trong việc thiết lập một trật tự kinh tế quốc tế dựa trên tự do hoá thương mại và sự bình đẳng giữa các nước giàu và các nước nghèo

Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO giúp giải quyết tranh chấp giữa cácnước thành viên theo một cách hoà bình và mang tính xây dựng Khi các nước có mốiquan hệ kinh tế với nhau, sự mâu thuẫn về mặt lợi ích là không thể tránh khỏi Nếu đểcho sự mâu thuẫn này phát triển một cách tự do sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêmtrọng Đặc biệt trong thời kỳ toàn cầu hoá như hiện nay, các mối quan hệ bang giaogiữa các nước không chỉ đơn thuần là các mối quan hệ song phương mà là một tổngthể các mối quan hệ đa phương hết sức phức tạp Có thể nói, chính WTO đã tạo nênmột hệ thống thương mại đa phương toàn cầu theo nguyên tắc đảm bảo tự do hoá và

Trang 25

công bằng thật sự trong lĩnh vực thương mại giữa nước giàu và nghèo, giữa các nướcphát triển và các nước đang phát triển Ngoài ra, cơ chế giải quyết tranh chấp đượcWTO tạo nên là để ngăn chặn những tranh chấp phát sinh giữa các nước thành viên cóthể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng làm đổ vỡ hệ thống thương mại đa phương toàn cầu

mà WTO đã xây dựng, và từ đó dễ dàng dẫn đến các cuộc chiến tranh thương mại,mầm mống của các cuộc chiến tranh về chính trị có thể đe doạ nền an ninh toàn cầu

Thêm vào đó, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO với những ưu điểm hơnhẳn so với GATT trước đây đã giúp đảm bảo hơn tính công bằng, không phân biệt đối

xử cho tất cả các nước thành viên Dù quốc gia đó là nước lớn hay nước nhỏ, dù lànước giàu hay nước nghèo, họ đều có quyền đưa tranh chấp của mình ra giải quyết tạiDSB và đều có quyền yêu cầu nước thua kiện thực thi phán quyết của DSB Một quyđịnh mới trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là nước thắng kiện sẽ được DSBcho phép trả đũa nếu nước thua kiện không chịu thực thi phán quyết của DSB Đây làmột chế tài xử lý vi phạm mạnh, giúp cho tính cưỡng chế thực thi trong cơ chế giảiquyết tranh chấp của WTO có hiệu lực ràng buộc hơn hẳn cơ chế giải quyết tranh chấpcủa GATT Vấn đề là: dù nước thua kiện có là một nước lớn như Mỹ hay Nhật Bản thì

họ vẫn phải thực thi phán quyết của DSB Điều này sẽ làm giảm bớt sự bất bình đẳng

và giúp các nước nhỏ có nhiều tiếng nói hơn, tự tin hơn khi sử dụng cơ chế giải quyếttranh chấp của WTO

Việt Nam đã gia nhập WTO vào ngày 11/01/2007 Theo đánh giá của nhiềuchuyên gia, một trong những thuận lợi đầu tiên kể đến là Việt Nam được sử dụng cơchế giải quyết tranh chấp của WTO với tư cách là một thành viên đang phát triển.Thực tế trong những năm qua đã cho thấy, từ khi cơ chế giải quyết tranh chấp củaWTO ra đời, các nước đang phát triển đã tham gia vào cơ chế này một cách tích cựchơn Nhưng tham gia một cách tích cực hơn không có nghĩa là đạt được nhiều lợi íchhơn Để vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp phức tạp của WTO một cách thànhcông, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại hàng dệt may, Việt Nam cần phải có sựhiểu biết sâu sắc về những quy định pháp lý cũng như các hiệp định liên quan Vàcũng chính vì vậy, để có thể vận dụng thành công cơ chế giải quyết tranh chấp củaWTO một sự chuẩn bị kỹ càng là rất cần thiết, đặc biệt là đối với Việt Nam trong thờigian tới

Trang 26

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG VIỆC VẬN DỤNG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY VÀ RÚT RA

BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

I Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trong số các nước cần tham khảo kinh nghiệm, nhóm nghiên cứu lựa chọnTrung Quốc Lý do lựa chọn Trung Quốc là bởi:

- Trung Quốc vừa là nước láng giềng của Việt Nam, vừa là nước có chế độchính trị, kinh tế gần tương đồng với Việt Nam

- Trung Quốc và Việt Nam là hai nước có truyền thống gắn bó lâu đời, có nhiềuquan hệ kinh tế, văn hoá, tôn giáo không mấy cách biệt

- Trung Quốc là nước có ngành dệt may phát triển mạnh và họ cũng đi lên từmột nước nông nghiệp như Việt Nam

1 Nhận xét chung về thương mại hàng dệt may của Trung Quốc

Ngày nay, trong thương mại hàng dệt may thế giới, nói đến Trung Quốc là nóiđến vị trí nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hàng dệt may Nổi tiếng từ nhiều thế kỷtrước với Con Đường Tơ Lụa, Trung Quốc đã xuất khẩu hàng dệt may sang TrungĐông và Châu Âu từ rất sớm Sau đó, cuộc cách mạng trong dệt may lan đến TrungQuốc cùng với việc nền kinh tế bắt đầu mở cửa vào đầu thập kỷ 80, dệt may TrungQuốc đã phát triển một cách nhanh chóng và đến giữa thập kỷ 90, Trung Quốc trởthành nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới

Cũng giống như các nước đang phát triển khác, Trung Quốc có một lực lượnglao động dồi dào và giá nhân công rẻ Bên cạnh đó, nước này còn có lợi thế là ngườilao động rất có kỷ luật và lành nghề, và Trung Quốc còn có thể tự đảm bảo được nhucầu về sợi tổng hợp và tự nhiên Các nhà máy sản xuất dệt may của Trung Quốc cònđược hưởng thêm một lợi ích nữa, đó là sự tiếp cận với hệ thống giao thông khá hữuhiệu Do đó, các doanh nghiệp Trung Quốc thường là người giao hàng đầu tiên và làhàng tốt nhất, những yếu tố quan trọng đối với mặt hàng dệt may

Trở thành thành viên thứ 144 của WTO từ ngày 11/12/2001 là một bước ngoặtlớn đối với dệt may Trung Quốc với lợi ích là không bị cơ chế bởi hạn ngạch Thươngmại xuất khẩu dệt may Trung Quốc phát triển dường như không có gì cản nổi TạiNhật, một nước phi hạn ngạch, Trung Quốc chiếm 78,1% thị trường quần áo và 47,5%thị trường vải sợi năm 2002 Cũng trong năm này, nhập khẩu các mặt hàng dệt may từTrung Quốc vào Mỹ tăng bình quân 125%, vào Liên hiệp châu Âu tăng 53% về trị giá

và 164% về số lượng Năm 2003, xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc chiếm 17%thị phần toàn cầu, tiếp tục dẫn đầu thế giới12 Hiện tại, hàng dệt may là một trongnhững mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc Sản lượng hàng dệt may của nướcnày hiện chiếm 1/3 tổng khối lượng hàng dệt may toàn cầu Năm 2006, giá trị xuất

12 Nguồn: Thời đại mới – Tạp chí Nghiên cứu và Thảo Luận, số 2- tháng 07/2004

Trang 27

khẩu hàng dệt may của Trung Quốc đạt 144 tỷ USD, tăng 25,2% so với năm 2005.Trong đó, xuất khẩu hàng may mặc trị giá 95,2 tỷ USD tăng 28,9%, và các sản phẩmhàng dệt trị giá là 48,8 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm trước đó Ngoài Bắc Kinh,Thượng Hải, Hàng Châu thành phố Thiệu Hưng đã trở thành trung tâm sản xuất vàbuôn bán hàng dệt may lớn nhất của Trung Quốc và thế giới vào năm 2006, khi kimngạch xuất khẩu hàng dệt may của thành phố đạt hơn 4 tỷ USD, chiếm khoảng 7%khối lượng hàng dệt may của Trung Quốc13.

Dệt may Trung Quốc được dự báo sẽ có tốc độ phát triển mạnh mẽ và trởthành một mối đe doạ lớn đối với ngành dệt may của nhiều nước trên thế giới Trênthực tế, từ khi gia nhập WTO đến nay, Trung Quốc đã tham gia vào hai vụ tranh chấp

về thương mại hàng dệt may và đều với tư cách là bên thứ ba14 Tuy chỉ tham gia với

tư cách bên thứ ba, nhưng Trung Quốc vẫn giành được những lợi ích cho riêng mình

và đây là một kinh nghiệm quý mà Việt Nam nên học tập Điều này có thể thấy rõ khiphân tích vụ tranh chấp dưới đây

2 Vụ kiện: Ấn Độ kiện Mỹ về quy tắc xuất xứ hàng dệt may và sự tham gia của Trung Quốc

Ngày chấp nhận yêu cầu tham vấn: 01/01/2002

Ngày báo cáo của Ban Hội thẩm được lưu hành: 20/06/2002

Ngày thông qua báo cáo của Ban Hội thẩm: 21/07/2002

Ấn độ cho rằng, theo mục 334 kể trên, quy tắc xuất xứ được áp dụng cho hàngdệt và các sản phẩm thêu nhập khẩu vào Mỹ đã bị thay đổi một cách nghiêm trọng

13 Nguồn: Báo điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam, số ra ngày 06/06/2007

14 http://www.wto.org/english/thewto_e/countries_e/china_e.htm

15 Xem phụ lục số 3

Trang 28

Theo đó, hàng dệt và thêu nhập khẩu vào Mỹ sẽ được tính là có nguồn gốc xuất xứ từnước cung cấp vải thô chưa qua chế biến và được tính vào hạn ngạch nhập khẩu củanước này, chứ không được tính là có nguồn gốc từ nước gia công Trong khi đó, loạihàng xuất khẩu của Ấn Độ chủ yếu là mặt hàng vải thô chưa qua chế biến, do đó hạnngạch nhập khẩu vào Mỹ của Ấn Độ bị giảm đi rất nhiều Điều này đã hạn chế cơ hộixuất khẩu hàng dệt may của Ấn Độ vào Mỹ Ấn Độ cho rằng sự thay đổi này đã viphạm khoản b, c của Điều 2 Hiệp định RO của WTO (xem phụ lục số 3).

Ngoài ra, Ấn Độ cũng cho rằng mục 405 của Luật Thương mại và Phát triểnnăm 2000 của Mỹ đã đưa ra những quy định có tính thiên vị tạo thuận lợi cho các nhàxuất khẩu EC Điều này vi phạm Điều 2d Hiệp định RO, theo đó quy tắc xuất xứ ápdụng đối với hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu không được có sự phân biệt đối xử giữacác nước thành viên của WTO Ấn Độ cũng cho rằng Mỹ đã vi phạm Điều 2b Hiệpđịnh RO khi sử dụng mục 405 này cho mục đích phục vụ chính sách thương mại củamình Điều này gây ra những tác động làm hạn chế, bóp méo và rối loạn thương mạiquốc tế, vi phạm Điều 2c của Hiệp định RO

Cuối cùng, quan điểm của Ấn Độ là hai mục 334 và 405 này đã tạo nên sự bấtbình đẳng có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của những sản phẩm dệt từ nước này

Vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, ngày 7 tháng 5 năm 2002, Ấn

Độ yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm Trong buổi họp vào ngày 22 tháng 5 năm 2002,DSB hoãn việc thành lập Ban Hội thẩm Lần thứ 2 Ấn Độ yêu cầu thành lập Ban Hộithẩm, DSB đã chấp nhận vào kỳ họp ngày 24 tháng 6 năm 2002 EC, Pakistan vàPhillipines tham gia với tư cách là bên thứ ba vì là những nước ít nhiều có liên quan

Ngày 03/07/2002, Bangladesh tham gia với tư cách bên thứ ba

Ngày 04/07/2002, Trung Quốc tham gia với tư cách bên thứ ba

Ngày 10/10/2002, Ban Hội thẩm được nhóm họp Ngày 09/04/2003, chủ tịchBan Hội thẩm thông báo cho DSB rằng dựa theo sự phức tạp của vấn đề, Ban Hộithẩm không thể hoàn thành công việc của mình trong vòng 6 tháng; Ban Hội thẩm cốgắng sẽ có bản báo cáo cuối cùng vào đầu tháng 05/2003 Tuy nhiên cho đến ngày20/05/2003, báo cáo của Ban Hội thẩm mới được hoàn thành và gửi tới các thành viên

Trong báo cáo, Ban hội thẩm chỉ ra rằng :

+ Ấn Độ đã sai trong việc cho rằng mục 334 của Đạo luật về các Hiệp định Uruguaycủa Mỹ là mâu thuẫn với điều 2b, 2c của Hiệp định RO

+ Ấn Độ đã sai trong việc cho rằng điều 405 của Luật Thương mại và Phát triển của

Mỹ là mâu thuẫn với Điều 2b, 2c, 2d của Hiệp định RO

* Sự tham gia của Trung Quốc

Ngày 04/07/2002, Trung Quốc đã tham gia vào vụ tranh chấp này với tư cáchbên thứ ba, cùng với các nước xuất khẩu hàng dệt khác như Pakistan, Bangladesh,Philippines Kết quả cuối cùng của vụ kiện là bên nguyên đơn Ấn Độ thua kiện, tuy

Ngày đăng: 04/04/2013, 14:26

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w