Nhận xét chung về thương mại hàng dệt may của Ấn Độ

Một phần của tài liệu Vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đối với Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may (Trang 37 - 39)

III. Kinh nghiệm của Ấn Độ

1.Nhận xét chung về thương mại hàng dệt may của Ấn Độ

Cách đây hai thế kỷ, hàng dệt may của Ấn độ đã có mặt tại mọi ngõ ngách trên trái đất. Ấn độ từng là nước có ngành dệt may lớn nhất thế giới, nhưng sau ngày giành

22 Trích bài viết “Victory in Principle: Pakistan’s Dispute Settlement Case on Combed Cotton Yarn Exports to the United States” – Turab Hussain, Giảng viên khoa Kinh tế, Trường Đại học Quản lý khoa học Lahore

được độc lập 15 tháng 8 năm 1947, ngành công nghiệp này đã biến thành đống đổ nát, các nhà máy bị phá hủy và bị bỏ rơi, không mấy ai quan tâm đến nữa.

Tuy nhiên, cùng với xu thế phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may thế giới, cộng với những lợi thế về nguồn nguyên liệu và nhân lực dồi dào có tay nghề cao, và đặc biệt là chính phủ Ấn Độ đã coi dệt may là ngành cơ bản để thu thuế, ngoại tệ, giải quyết công ăn việc làm và ổn định xã hội, nên dệt may Ấn Độ đã phát triển trở lại một cách mạnh mẽ.

Tính đến năm 2006, Ấn Độ là nước đứng thứ 2 trong hoạt động giao dịch bông, đồng thời cũng là nước sản xuất sợi bông lớn thứ 3 thế giới. Với những tiềm năng sẵn có về nguồn lực và nguyên liệu, cũng như Trung Quốc, Ấn Độ đã được hưởng lợi khi chế độ hạn ngạch chấm dứt do Hiệp định ATC hết hiệu lực vào ngày 01/01/2005. Kim ngạch dệt may của Ấn Độ đã tăng từ 13 tỷ USD trong năm tài khóa 2003-2004 lên 15 tỷ USD trong năm tài khoá 2004-2005. Nếu chỉ tính riêng từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước này đã tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Tính trong cả năm 2005, dệt may đã chiếm tới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ và đóng góp khoảng 4% Tổng sản phẩm quốc nội GDP23. Xuất khẩu dệt may đã giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 35 triệu lao động tương đương 18% việc làm trong lĩnh vực công nghiệp. Bên cạnh đó, ngành này cũng gián tiếp tạo việc làm cho hàng triệu nông dân, thợ thủ công ở khu vực nông thôn với các ngành nghề liên quan như bông, len, tơ lụa, hàng may thủ công và dệt cửi .

Theo số liệu thống kê của Bộ Dệt may Ấn Độ liên vụ 2005-2006 thì Ấn Độ là nước đứng thứ 4 thế giới trong ngành sản xuất sợi cũng như poliexte. Với đà phát triển như vậy, Bộ Dệt may của Ấn Độ dự kiến đến năm 2010: kim ngạch xuất khẩu của riêng quần áo sẽ tăng từ 12 tỷ USD hiện nay lên 25 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất khẩu cả ngành dệt may sẽ tăng từ 47 tỷ USD lên 95 tỷ USD, thị phần hàng dệt may của Ấn Độ trên thế giới sẽ tăng từ 4% lên gấp đôi.

Bên cạnh đó, Ấn Độ là quốc gia đang phát triển có đội ngũ nguồn nhân lực về pháp luật quốc tế có chất lượng rất cao, am hiểu tường tận các quy định trong các hiệp định của WTO, đặc biệt là trong lĩnh vực chống bán phá giá. Theo số liệu cập nhật đến ngày 26/06/2007 của Cục quản lý cạnh tranh (Bộ Thương Mại), đã có 14 biện pháp24 chống bán phá giá chính thức áp dụng cho sản phẩm dệt may, trong đó, Ấn Độ là nước sử dụng nhiều nhất với 7 biện pháp, chiếm tới 50%. Đối với các vụ điều tra chống bán phá giá thì Ấn Độ cũng luôn nằm trong tốp dẫn đầu. Trong 6 tháng cuối năm 2005, Ấn Độ là nước tiến hành nhiều nhất các vụ điều tra chống bán phá giá với 14 vụ và đến cùng kỳ năm 2006 thì nước này đã thực hiện tới 12 vụ, chỉ đứng sau Liên Minh Châu Âu.

Ấn Độ gia nhập WTO vào ngày 01/01/1995. Cho đến nay, Ấn Độ là một trong những nước tích cực sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, với 19 lần khởi kiện, 17 lần là bị đơn và tới 49 lần tham gia với tư cách bên thứ ba trong các vụ tranh

23 Theo số liệu Tổng hợp của Bộ Dệt may Ấn Độ

chấp25. Riêng trong lĩnh vực hàng dệt may, Ấn Độ cũng đã khởi kiện đến 6 lần (trên tổng số 19 tranh chấp)26 mà tiêu biểu là vụ kiện Cộng đồng Châu Âu về thuế chống bán phá giá với ga và vỏ gối cotton nhập khẩu từ Ấn Độ. Qua vụ kiện này, Ấn Độ đã thể hiện được bản lĩnh của mình khi sẵn sàng tiến hành các cuộc điều tra và tham gia kiện chống bán phá giá để bảo vệ lợi ích quốc gia, cho dù phía bên kia có trình độ phát triển cao như cộng đồng Châu Âu EC. Những điều này thực sự đáng để cho Việt Nam phải học tập.

Một phần của tài liệu Vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đối với Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may (Trang 37 - 39)