1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng sức mạnh hoặc đe dọa dùng sức mạnh

6 4,9K 23
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 41,5 KB

Nội dung

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng sức mạnh hoặc đe dọa dùng sức mạnh

Trường hợp 5: Ngày 5/1/2009, hai quốc gia Lemo và Fema tiếp hành tập trận chung gần biên giới của quốc gia Vanda. Ngay lập tức, Vanda đã lên tiếng phản đối với lí do, cuộc tập trận chung của Lemo và Fema nhằm phô trương lực lượng, đe dọa nền hòa bình và ổn định của Vanda, đồng thời tuyên bố vanda sẽ có những biện pháp thích hợp để đối phó với hành động của Lemo và Fema không loại trừ cả việc sử dụng vũ lực với Lemon, quốc gia láng giềng lâu nay vốn bất đồng với Vanda trong vấn đề lãnh thổ. Hai ngày sau ngày tuyên bố của Vanda, Lemon đã sử dụng tàu chiến tiến sát vào vùng biển thuộc lãnh thổ của Vanda phá hủy gần như hoàn toàn một căn cứ quân sự của quốc gia này. Đáp trả hành vi tấn công của Lemon, Vanda cùng Gena, một đồng minh quân sự của Vanda, đã sử dụng máy bay chiến đấu, ném bom vào hai khu trung tâm thương mại lớn nhất tại thủ đô của Lemon, làm sập toàn bộ tòa nhà của hai trung tâm thương mại và khiến rất nhiều người bị chết và bị thương. Hãy cho biết các tuyên bố và hành vi của Lemon và Vanda có phù hợp với pháp luật quốc tế hay không? Vì sao? 1 Trong thời đại các quan hệ quốc tế diễn ra đan xen phức tạp, các xung đột, mâu thuẫn, tranh chấp đã và đang xảy ra ở nhiều khu vực trên thế giới. Nên mặc dù Luật quốc tế hiện đại cấm sử dụng vũ lực giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia song trong lịch sử và hiện tại hiện tượng này tiếp diễn không ngừng. Tiêu biểu là cuộc chiến tranh giữa Lemon và Vanda. Những tuyên bố và hành vi của Lemon và Vanda là hoàn toàn không phù hợp với pháp luật quốc tế, vi phạm các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. Cơ sở pháp lý: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng sức mạnh hoặc đe dọa dùng sức mạnh (Khoản 3 Điều 2 Hiến chương LHQ) quy định: “ Tất cả các nước thành viên LHQ giải quyết tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hòa bình sao cho không tổn hại hòa bình, an ninh thế giới và công lý.”Các quốc gia giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế thông qua một số biện pháp đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài Tòa án và những phương pháp hòa bình khác mà các bên lựa chọn. * Các văn kiện pháp lý quốc tế cũng ghi nhận nguyên tắc này đó là: - Tuyên bố của đại hội đồng liên hợp quốc năm 1970 về các nguyên tắc cơ bản của LQT; - Tuyên bố của đại hội đồng liên hợp quốc năm 1974 về định nghĩa xâm lược; - Định ước Henxinki năm 1975 về an ninh và hợp tác của các nước châu Âu; - Tuyên bố của liên hợp quốc năm 1987 về "nâng cao hiệu quả của nguyên tắc khước từ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế". 2 * Định ước Henxinki năm 1975 quy định các quốc gia tham gia sẽ "khước từ mọi biện pháp mang tính cưỡng bức đối với quốc gia, thành viên khác, khước từ tiến hành hành vi cưỡng bức về kinh tế". Như vậy, khái niệm "vũ lực" theo luật quốc tế hiện đại không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ là sử dụng hoặc đe dọa sử dụng lực lượng vũ trang để chống lại chủ quyền, độc lập của quốc gia khác mà còn mở rộng việc nghiêm cấm sử dụng các sức mạnh hay đe dọa dùng sức mạnh phi vũ trang trong quan hệ quốc tế. Nội dung của nguyên tắc này như sau: “Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia khác trái với các quy phạm của luật quốc tế; - Cấm các hành vi trấn áp bằng vũ lực; - Không được cho quốc gia khác sử dụng lãnh thổ nước mình để tiến hành xâm lược chống quốc gia thứ ba”;… Tất cả là cơ sở pháp luật quốc tế nêu trên làm nền tảng cho việc giải quyết các tranh chấp, xung đột quốc gia. Trên thực tế: * Về phía Lemon: Quốc gia này cùng với Fema tiếp hành tập trận chung gần biên giới của quốc gia Vanda. Trong khi pháp luật quốc tế, cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị quốc gia khác nên hành vi tập trận gần biên giới của quốc gia Vanda, trong khi nước này vốn bất đồng với Vanda trong vấn đề lãnh thổ vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc trên . Hơn nữa, Lemon còn ngang nhiên sử dụng tàu chiến tiến sát vào vùng biển thuộc lãnh thổ của Vanda phá hủy gần như hoàn toàn một căn cứ quân sự của quốc gia này. Hành vi đó chẳng khác gì là hành vi “xâm lược” – hành động quân sự của quân đội( hoặc lực lượng vũ trang) một nước hay liên minh các nước tấn công, vi phạm sâu sắc nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. Ở đây Lemon đã sử dụng tàu chiến tiến sát vào vùng biển thuộc lãnh thổ của Vanda phá hủy gần như hoàn toàn một căn cứ quân sự - 3 một vị trí địa lý trọng yếu của nước Vanda. Như vậy đã vi phạm các nguyên tắc Luật quốc tế, Hiến chương LHQ. 4 * Về phía Vanda, Vanda tuyên bố sẽ có biện pháp thích hợp đối phó… không loại trừ cả việc dùng vũ lực. Trong khi pháp luật quốc tế cấm dùng vũ lực. Đặc biệt, đáp trả hành vi tấn công của Lemon, Vanda cùng Gena, một đồng minh quân sự của Vanda, đã sử dụng máy bay chiến đấu, ném bom vào hai khu trung tâm thương mại lớn nhất tại thủ đô của Lemon, làm sập toàn bộ tòa nhà của hai trung tâm thương mại và khiến rất nhiều người bị chết và bị thương. Như vậy, Vanda đã dùng sức mạnh vũ trang để trả đũa, tuy là hành vi tự vệ nhưng đã không tuân thủ nguyên tắc tương xứng. Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc quy định"Không một điều khoản nào trong Hiến chương này làm thiệt hại đến quyền tự vệ cá thể hay tập thể một cách chính đáng, trong trường hợp hội viên Liên hợp quốc bị xâm lược vũ trang, cho đến khi Hội đồng bảo an ấn định những biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Những biện pháp do các hội viên thi hành trong việc thực hiện quyền tự vệ chính đáng ấy phải được báo ngay cho Hội đồng bảo an biết và không được ảnh hưởng đến quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng bảo an, mà theo Hiến chương này Hội đồng bảo an có thể bất cứ lúc nào áp dụng những hành động xét thấy cần thiết để duy trì và khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế".Như vậy, khi có sự đe dọa đến chủ quyền của quốc gia, thì quốc gia đó có quyền dùng vũ lực như một biện pháp phòng vệ chung. Tuy nhiên, sử dụng lực lượng vũ trang để tự vệ chỉ được Hiến chương cho phép khi có sự tấn công vũ trang chống lại quốc gia. Hiến chương cấm một quốc gia sử dụng lực lượng vũ trang chống lại quốc gia khác khi quốc gia này chỉ sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc chính trị (hành vi tự vệ phải tương xứng với hình thức tấn công). 5 Thực tiễn cho thấy việc sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực giải quyết các tranh chấp xung đột giữa hai quốc gia Lemo và Vanda đã đem lại nhiều đau thương, mất mát. Vì vậy, việc tuân thủ các nguyên tắc Luật quốc tế để giải quyết tranh chấp giữa các quốc là là một điều cực kỳ quan trọng yêu cầu mọi quốc gia đều phải có ý thức tuân theo. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình Luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội. Nxb. CAND, Hà Nội, năm 2004. 2. Luật quốc tế - lý luận và thực tiễn, Lê Mai Anh và Trần Văn Thắng. Nxb. Giáo dục, Hà Nội, năm 2001. 3.Hiến Chương Liên hợp Quốc và Tuyên bố năm 1970 về các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ hợp tác giữa các quốc gia. 4.Định ước Henxinki năm 1975 về an ninh và hợp tác của các nước châu Âu. 5. Các trang web. - http://www.un.org. -http://www.un.org/law/riaa. 6 . Luật quốc tế. Cơ sở pháp lý: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng sức mạnh hoặc đe dọa dùng sức mạnh (Khoản 3 Điều. LHQ giải quyết tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hòa bình sao cho không tổn hại hòa bình, an ninh thế giới và công lý.”Các quốc gia giải quyết hòa

Ngày đăng: 03/04/2013, 15:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w