Từ thực tiễn trên em đã chọn đề bài: “Trọng tài thương mại - một hình thức giải quyết tranh chấp thương mại” với mục đích làm sáng tỏ các quy định của pháp luật hiện hành về phương thức
Trang 1A LOIMO DAU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các giao dịch thương mại ngày càng
trở nên đa dạng hơn Điều này tất yếu dẫn đến những tranh chấp phát sinh từ
những quan hệ này trở nên phức tạp Tranh chấp thương mại là những tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại Mặc dù tranh chấp không phải là điều mong muốn của các thương nhân và họ đã rất cân trọng trong việc áp dụng ác biện pháp nhằm loại bỏ tranh chấp song các bên không thể khẳng định rằng sẽ không có bất
kỳ tranh chấp nào xảy ra trong các thương vụ mà họ tham gia
Vì vậy, điều quan trọng mà các thương nhân cần nhìn nhận trước đó là giải
pháp nào cần thực hiện nếu có tranh chấp phát sinh Hiện nay, trên thế giới cũng
như Việt Nam phổ biến các hình thức giải quyết tranh chấp như: thương lượng, hòa giải, tòa án, trọng tài Thực tiễn cho thấy trong những giải pháp nói trên và trừ
những vụ việc đặc biệt, giải pháp trọng tài thường được các bên lựa chọn bởi các
ưu điểm vượt trội của nó
Từ thực tiễn trên em đã chọn đề bài: “Trọng tài thương mại - một hình thức
giải quyết tranh chấp thương mại” với mục đích làm sáng tỏ các quy định của pháp luật hiện hành về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
B NỘI DUNG
I NHUNG VAN DE Li LUAN CHUNG
1 Tranh chấp thương mại
1.1 Khải niệm
Tranh chấp thương mại hay tranh chấp kinh doanh là thuật ngữ quen thuộc trong đời sống kinh tế xã hội ở các nước trên thế giới Ở Việt Nam, khái niệm
“tranh chấp thương mại” lần đầu tiên được quy định trong trong luật thương mại năm 1997 Theo Điều 23§ của luật này: “Tranh chấp thương mại là tranh chấp
phát sinh do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hợp đồng thương mại” Như vậy, theo luật này hoạt động thương mại được hiểu theo nghĩa hẹp nên nội hàm của khái niệm tranh chấp thương mại cũng bị giới hạn
Trang 2Đến khi luật thương mại năm 2005 được ban hành thì khái niệm hoạt động thương mại đã được hiểu theo nghĩa rộng hơn Theo Điều 3 LTM 2005 thì “hoại động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đâu tư, xúc tiễn thương mại và các hoạt động nhằm mục đích
sinh lời khác ”
Với cách hiểu hoạt động thương mại theo nghĩa rộng như vậy thì mọi tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh của các thương nhân đều được coi là tranh chấp thương mại
Từ những quy định trên, có thể hiểu: “Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bắt đồng hay xung đội) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực
hiện hoạt động thương mại ”
1.2 Đặc điểm của tranh chấp thương mại
Tranh chấp thương mại (TCTM) bao gồm các đặc điểm sau:
Thứ nhất, tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mai
Thứ hai, tranh chấp thương mại là tranh chấp chủ yếu phát sinh giữa các thương
nhân
Thứ ba, tranh chấp thương mại thường xuyên gắn liền với những tài sản có giá
trị lớn
Thứ tr, tranh chấp thương mại mang tính phản ứng dây chuyền
2 Giái quyết tranh chấp thương mại
2.1 Khải niệm giải quyết tranh chấp thương mại
Tranh chấp là điều tất yếu xảy ra trong hoạt động kinh doanh Do đó, để bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của các bên tranh chấp, duy trì trật tự nền kinh tế cần phải
có một cơ chế giải quyết tranh chấp tốt nhất
Nếu chúng ta hiểu tranh chấp là mâu thuẫn, bất đồng quan điểm của các bên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ thì giải quyết TCTM chính là việc lựa chọn các
hình thức, biện pháp thích hợp để giải tỏa các mâu thuẫn bất đồng, xung đột lợi ích
mà các bên có thể chấp nhận được
Trang 32.2 Yéu cau cia viéc giải quyết tranh chấp thương mại
- Thứ nhất, phải tạo ra các hình thức, thủ tục giải quyết TCTM đa dạng, linh hoạt,
phù hợp với các quan hệ thương mại trong nền kinh tế thị trường cũng như đáp ứng được lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh
- Thứ hai, TCTM phải được giải quyết nhanh chóng, kịp thời không làm hạn chế
và cản trở các hoạt động kinh doanh
- Thứ ba, giải quyết các TCTM phải chính xác, đúng pháp luật, phán quyết phải có tính cưỡng chế thi hành cao
- Thứ tư, giải quyết TCTM phải đảm bảo giữ được bí mật kinh doanh, uy tín của các bên trong hoạt động thương mại
- Thứ năm, giải quyết TCTM phải đảm bảo hiệu quả về kinh tế (ít tốn kém)
- Thứ sáu, việc giải quyết TCTM phải đảm bảo tính dân chủ thực sự, sự bình đắng
và quyền định đoạt của các bên
2.3 Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
Trên thế giới cũng như Việt Nam tồn tại các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại như sau:
e Thương lượng
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên
có tranh chấp cùng nhau bàn bạc dàn xếp với nhau đề tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự giúp hay phán quyết của bắt kì bên thứ ba nào
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng là sự thể hiện quyền tự do thỏa thuận, tự do định đoạt của các bên tranh chấp Các bên tự đề xuất các giải
pháp và thỏa hiệp với nhau theo trình tự, thủ tục tự chọn đề giải quyết các xung đột
mà không bắt buộc phải tuân theo bắt kì thủ tục pháp lý nào Do thể thức đơn giản,
hiệu quá, ít tốn kém lại không gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ kinh doanh nên đây
là phương thức được các thương nhân ưu tiên lựa chọn trước khi tìm đến các phương thức khác
e Hòa giải
Trang 4Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của người thứ ba đóng vai trò làm người trung gian để hỗ trợ hay giúp đỡ các bên có tranh chấp tìm
kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh Cũng như thương lượng,
hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp do các bên có tranh chấp tự giải quyết nhưng nó khác với thương lượng ở chỗ nó có sự tham gia của nhân tố trung gian,
vì vậy mà nó còn được gọi là trung gian hòa giải
Giải quyết TCTM bằng hòa giải cũng có những ưu điểm như phương thức thương
lượng, nhưng do có tham gia của bên thứ ba trong quá trình giải quyết tranh chấp
nên cơ hội thành công sẽ cao hơn Hơn thế nữa, hòa giả được ghi nhận và chứng
kiến của người thứ ba nên mức độ tôn trọng và tự nguyện tuân thủ các cam kết đã đạt được trong quá trình hòa giải giữa các bên cũng cao hơn so với thương lượng
e_ Trọng tài thương mại
Theo khoản 1, Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 thì: “7rọng tài thương
mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiễn hành theo quy định của Luật này” Phương thức giải quyết tranh chấp này sẽ được tìm hiểu kĩ hơn ở các phần tiếp theo của bài viết này
e Toa an
Giải quyết TCTM bằng tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan
tài phàn nhà nước thực hiện nhân danh quyền lực nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ của pháp luật tố tụng, kết quả của quá trình
tố tụng là tòa án đưa ra bản án có giá trị pháp lí bắt buộc đối với các bên đương sự
Nếu các bên đương sự không tự nguyện thi hành thì sẽ được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước Do đó các đương sự thường tìm đến sự
trợ giúp của tòa án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi
ích chính đàng của mình khi họ có thé thất bại trong cơ chế thương lượng, hòa giải
hoặc không muốn lựa chọn trọng tài dé giải quyết tranh chấp
3 Trong tài thương mại
3.1 Khái niệm
Trang 5Như đã trình bày ở trên, theo khoản 1, Điều 3 Luật trọng tài thương mại
2010 thì: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên
thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này ”
Như vậy, giống với phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng và hòa giải, phương thức này cũng không mang ý chí quyền lực nhà nước Điều này sẽ làm cho phương thức này linh hoạt, mềm dẻo về thủ tục và bảo đám tối đa quyền
định đoạt của các bên tranh chấp mà không bị ràng buộc nghiêm ngặt, chặt chẽ như
giải quyết tranh chấp tại tòa án
3.2 Đặc điễm của trọng tài thương mại
Với tư cách là một hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, trọng tài mang những đặc điểm sau:
Thứ nhất, trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên
thứ ba - một trọng tài viên duy nhất hoặc hội đồng trọng tài
Với tư cách là người “cầm cân nảy mực” trọng tài do các bên tranh chấp thỏa
thuận lựa chọn trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp sẽ hoàn toàn độc lập với các
bên đưa ra phàn quyết có tính bắt buộc bảo vệ quyền lợi các bên
Thứ hai, trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua một thủ tục tố tụng
chặt chẽ
Thứ ba, kết quả của việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài là phán quyết do trọng tài tuyên đối với các đương sự của vụ tranh chấp Phán quyết của trọng tài là sự kết
hợp của các yếu tố thỏa thuận và yếu tố tài phán
3.3 Các hình thức trọng tài
Trọng tài thương mại tồn tại đưới hai hình thức đó là: trọng tài vụ việc (trọng tai ad — hoc) và trọng tài quy chế:
e_ Trọng tài vụ việc (trọng tài ad — hoc)
Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài do các bên có tranh chấp thỏa thuận thành
lập để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể giữa các bên có tranh chấp và khi giải quyết xong vụ tranh chấp đó trọng tài sẽ chấm dứt tồn tại.(khoản 7 điều 3 luật
trọng tài 2010)
Trang 6¢ Trong tai quy ché
Theo pháp luật Việt Nam, trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài (khoản 6 điều 3 luật trọng tài 2010) Trung tâm trọng tài là
tố chức phi chính phủ có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng và trụ sở giao dịch
ồn định
II THỦ TỤC GIÁI QUYẾT TRANH CHÁP THƯƠNG MAI BẰNG TRONG
TAI THEO LUAT TRONG TAI 2010,
Pháp lệnh trọng tài thương mại được UBTVQH thông qua ngày 25/03/2003
có hiệu lực ngày 1/7/2003 Mặc dù về cơ bản các quy định trong pháp lệnh trọng tài
2003 đã phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế trong việc điều chỉnh các vấn đề chủ yếu của Trọng tài nhưng Pháp lệnh này vẫn chưa tạo được cơ sở pháp lý đầy
đủ cho việc thực hiện chủ trương của Nhà nước khuyến khích các bên sử dụng
Trọng tài trong giải quyết các tranh chấp thương mại và các tranh chấp khác Vì
thế một đạo luật mới về trọng tài thương mại - Luật Trọng tài thương mại 2010 đã
được ban hành đề thay thế Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 trên cơ sở kế thừa
những chế định tiến bộ, phù hợp kết hợp với những quy định mới hoàn chỉnh hơn
1 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
1.1 Nguyên tắc thóa thuận trọng tài
Theo khoán 1 điều 5 về điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì:
“Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài
Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp 7, Như vậy, thỏa thuận trọng tài được xem là vấn đề then chốt có vai trò quyết định đối với việc áp dụng phương thức trọng tài, nói cách khác không có thỏa thuận
trọng tài hợp pháp thì không có việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Thỏa
thuận trọng tài có thể là một thỏa thuận riêng hoặc là thỏa thuận trong hợp đồng và phải được lập thành văn bản (điều 16 luật trọng tài 2010) Nếu không có thỏa thuận trọng tài được lập bằng văn bản thì trung tâm trọng tài sẽ không có thâm quyền giải quyết Nhưng điều kiện đó vẫn chưa đủ Đề tranh chấp thương mại được giải
Trang 7quyết tại trọng tài thì các bên còn phải thỏa mãn điều kiện nữa là thỏa thuận trọng tài có hiệu lực Theo điều 18 luật trọng tài thương mại 2010, thỏa thuận trọng tài
vô hiệu trong những trường hợp sau đây:
1 Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài
quy định tại Điều 2 của Luật này
2 Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thâm quyền theo quy định của pháp
luật
3 Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự
4 Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của
Luật này
5 Một trong các bên bị lừa dối, đe đoạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả
thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu
6 Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cắm của pháp luật
1.2 Nguyên tắc trọng tài phải tuân theo thỏa thuận của các bên
Khoản 1 điều 4 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định: “Trọng iài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm
và trái đạo đức xã hội ”
Một trong những ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài là các bê tranh chấp được đảm bảo tối đa quyền tự do định đoạt trên nhiều phương điện trong quá trình giải quyết tranh chấp Các bên có quyền thỏa thuận
lựa chọn hình thức trọng tài, địa điểm giải quyết vụ tranh chấp đó, thời hạn thực
hiện các thủ tục cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp Chỉ có trong tố tụng trọng
tài, một hình thức tài phán tư, các bên mới có quyền thỏa thuận nhiều vấn đề như
Trang 8vậy và trọng tài viên bắt buộc phải tôn trọng nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều
cam va trái đạo đức xã hội Nếu trọng tài viên vi phạm nguyên tắc này thì quyết
định của hội đồng trọng tài sẽ bị tòa án hủy theo yêu cầu của các bên (điều 68 luật
trọng tài 2010)
1.3 Nguyên tắc trong tài viên độc lập, v6 tw, khách quan
“Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của
pháp luật" (khoản 2 điều 4)
Đây là một nguyên tắc cơ bản của các cơ chế tài phán giải quyết tranh chấp nói
chung Trong toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp, những yếu tố làm ảnh hưởng đến sự độc lập, vô tư, khách quan của các trọng tài viên đều phải được loại trừ
Trọng tài viên phái có đủ các điều kiện nhất định để đảm báo rằng họ độc lập, vô
tư, khách quan trong việc giải quyết tranh chấp Cụ thẻ điều 20 luật trong tai 2010
đã quy định rất cụ thé tiêu chuẩn của trọng tài viên Hơn nữa, để đảm bảo nguyên
tắc này được thực hiện một cách nghiêm túc nhất, các nhà làm luật cũng đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các trọng tài viên tại điều 21 luật trọng tài 2010
Nếu trọng tài viên vi phạm nguyên tắc này thì quyết định của hội đồng trọng tài có trọng tài viên này sẽ bị hủy (điều 68 luật trọng tài 2010)
1.4 Nguyên tắc phán quyết trọng tài là chung thẩm
Theo nguyên tắc này thì phán quyết trọng tài là chung thấm (khoản 5 điều 4) Nguyên tắc này là một trong những nét đặc trưng thế hiện rõ sự khác biệt giữa tố tụng trọng tài và tố tụng tòa án Trọng tài là cơ quan tài phán phi chính phủ chỉ tổ chức một cấp xét xử, quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm, không thể bị kháng cáo khàng nghị cứ cơ quan hay tô chức nào Nguyên tắc này mang lại cho trọng tài ưu thế trong việc giải quyết tranh chấp nhanh gọn, dứt điểm; tuy nhiên nó cũng tiềm ân nguy cơ có những quyết định trọng tài trái pháp luật mà không được xem xét lại bởi co quan nhà nước có thẩm quyền Thiết nghĩ vấn đề này cần được
xem xét lại
Trang 91.5 Nguyên tắc xét xử kín
Khoản 4 điều 4 luật trọng tài 2010 quy định: "Giải quyết tranh chấp bằng
Trọng tài được tiền hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác" Hầu hết pháp luật về trọng tài của các nước đều thừa nhận nguyên tắc trọng
tài xử kín, nếu các bên không quy định khác Tính bí mật thể hiện rõ ở nội dung
tranh chấp và danh tính của các bên được giữ kín, đáp ứng nhu cầu tin cậy trong
quan hệ thương mại Điều đó có ý nghĩa lớn trong điều kiện cạnh tranh
2 Tham quyén của trong tai thương mại
Theo điều 2 Luật trọng tài 2010, một tranh chấp sẽ thuộc thắm quyền giải
quyết của trọng tài thương mại khi nó đáp ứng điều kiện:
1 Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại
2 Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương
mại
3 Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài
Hơn nữa, như đã phân tích ở trên, TCTM chỉ được giải quyết tại trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài đó có hiệu lực
Như vậy, theo pháp luật Việt nam, trọng tài thương mại có thầm quyền giải quyết các tranh chấp được pháp luật quy định là tranh chấp thương mại, tranh chấp này
phat sinh trong hoạt động thương mại giữa cá nhân và tổ chức kinh doanh và các bên có thỏa thuận trọng tài
3 Trình tự giải quyết tranh chấp tai trong tài thương mại,
Tranh chấp giữa các bên có thê được giải quyết tại hội đồng trọng tài của trung tâm trọng tài hoặc tại hội đồng trọng tài do các bên thành lập 2 hình thức này có điểm
khác nhau Tuy nhiên nội dung cơ bản của thú tục tố tụng trọng tài bao gồm:
Trang 10- Khoi kién va thu li don kién
- BỊ đơn gửi bản tự bảo vệ
- Thành lập hội đồng trọng tài
- Chuẩn bị giải quyết tranh chấp
Để tiến hành giải quyết tranh chấp, các trọng tài viên phải tiến hành 2 công việc là
nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc và thu thập chứng cứ
- Hòa giải
- Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp
- Ra quyết định trọng tài
Điểm khác nhau giữa 2 hình thức này là toàn bộ hồ sơ giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài và quyết định trọng tài được lưu trữ tại trung tâm trọng tài Còn hội đồng trọng tài do các bên thành lập là trọng tài vụ việc nên sau khi giải quyết
xong vụ việc nó sẽ tự giải thể, đo đó nó không thể lưu được hồ sơ giải quyết tranh chấp
4 Thi hành quyết định của trọng tài
Quyết định trọng tài có giá trị chung thấm và có hiệu lực kể từ ngày công
bố Quyết định của trọng tài không bị kháng cáo kháng nghị Điều này có nghĩa là
sai khi hội đồng trọng tài tuyên bố quyết định trọng tài, các bên phải thi hành quyết
định trọng tài, trừ trường hợp một trong các bên làm đơn yêu cầu tòa án hủy quyết
định trọng tài Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành phán quyết
trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu hủy phán quyết theo quy định tại điều 69 của Luật trọng tài 2010 thì bên được thi hành phán
quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án đân sự có thâm
quyền thi hành phán quyết trọng tài (điều 66 luật trọng tài 2010)
Còn nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra
phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của
Luật này, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thâm quyền yêu cầu huỷ phán quyết
trọng tài Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng
cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp
10