1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở việt nam thực tiễn và giải pháp (2)

46 123 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 104,98 KB

Nội dung

Tại Điều 238 LTM 1997 quy định: “Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại.” Năm 2003, Pháp lệnh

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

Nhận xét của giảng viên hướng dẫn ii

Nhận xét của giảng viên phản biện iii

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2

2 Mục đích, đối tượng, giới hạn phạm vi và phương pháp nghiên cứu 3

2.1 Mục đích nghiên cứu 3

2.2 Đối tượng nghiên cứu 3

2.3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3

2.4 Phương pháp nghiên cứu 3

3 Dự kiến đóng góp mới 4

4 Bố cục của luận văn 4

CHƯƠNG 1 5

KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI, TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI 5

1.1 Khái quát về tranh chấp thương mại 5

1.1.1 Khái niệm thương mại 5

1.1.2 Khái niệm tranh chấp thương mại 5

1.1.3 Đặc điểm tranh chấp thương mại 7

1.1.4 Hình thức giải quyết tranh chấp thương mại 8

1.2 Khái quát về trọng tài thương mại 12

1.2.1 Khái niệm trọng tài thương mại 12

1.2.2 Đặc điểm của trọng tài thương mại 14

1.2.3 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài 14

1.3 Những quy định của pháp luật về trọng tài thương mạị 16

1.3.1 Hình thức của trọng tài 16

1.3.2 Thỏa thuận trọng tài 18

1.3.3 Tố tụng trọng tài 21

Trang 2

1.3.4 Phán quyết trọng tài 27

CHƯƠNG 2 30

THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI Ở VIỆT NAM 30

2.1 Tình hình giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở Việt Nam 30

2.1.1 Tổ chức trung tâm trọng tài ở Việt Nam và các bước phát triển 30

2.1.2 Thực trạng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam 31

2.2 Những tồn tài, hạn chế và nguyên nhân trong việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở Việt Nam 33

2.2.1 Những tồn tại và hạn chế 33

2.2.2 Nguyên nhân 35

2.3 Đề xuất khắc phục 38

2.3.1 Định hướng hoàn thiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ở Việt Nam 39

2.3.2 Định hướng hoàn thiện pháp luật Trọng tài thương mại 40

KẾT LUẬN 42 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO xliii

Trang 3

ta chủ trương thực hiện các chính sách đối ngoại, mở rộng quan hệ hợp tác và pháttriển về kinh tế với các quốc gia khác và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tếtoàn cầu Từ khi chúng ta thực hiện chính sách mở cửa và đổi mới, nền kinh tế nước ta

đã có những chuyển biến tích cực, phát triển và hội nhập Về quan hệ hợp tác songphương: Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới,

mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hóa tới trên 30 thị trường của các nước

và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp địnhkhuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệpđịnh hợp tác về văn hóa song phương với các nước và các tổ chức quốc tế Điều này

mở ra rất nhiều triển vọng cho nền kinh tế Việt Nam Song trong xu thế hội nhập kinh

tế quốc tế các mối quan hệ thương mại sẽ trở nên đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều vàviệc xảy ra các tranh chấp, mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi Các bên trongtranh chấp đều mong muốn tìm được biện pháp giải quyết tranh chấp đảm bảo tốt nhấtquyền lợi, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các bên là thấp nhất, ít tốn kém về thờigian và tiền bạc Do đó, việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là vô cùngquan trọng

Hiện nay có rất nhiều phương thức giải quyết tranh chấp như thương lượng, hòagiải, tòa án, trọng tài Trong đó, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng trọng tàivới các ưu điểm vượt trội như là tạo sự chủ động, linh hoạt, rút ngắn thời gian và tiếtkiệm chi phí, mang lại nhiều lợi ích cho các bên khi có tranh chấp trong hoạt độngkinh doanh, thương mại cho nên nó là một phương thức đang được nhiều nước lựachọn và khá phổ biến trên trường quốc tế Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay thì việc ápdụng và lựa chọn phương thức này chưa được phổ biến và chú trọng như các nướckhác Đây là vấn đề đang được đặt ra và quan tâm đến Từ những thực tiễn nêu trên,

em đã chọn đề tài: “Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở Việt Nam Thực tiễn và giải pháp” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

Trang 4

1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thực tiễn và trong khoa học pháp lý đã có một số bài viết và một số côngtrình nghiên cứu ở cấp độ khác nhau về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọngtài, có thể nêu một số công trình như:

Về bài báo cáo khoa học có: PGS.TS Phạm Hữu Nghị, Về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Báo đời sống pháp luật, số ra ngày 23/8/2010; Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Pháp luật trọng tài thương mại những thử thách phía trước, Báo Tiền Phong, số ra ngày 20/7/2011; TS Nguyễn Am Hiểu, Một

số đặc điểm của Trọng tài phi chính phủ của nước ta hiện nay, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7, 1995; TS Đoàn Năng, Một số ý kiến về thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về trọng tài kinh tế ở nước ta hiện nay, Tạp chí Luật học, số 1,

1995; TS Dương Đăng Huệ, Trọng tài kinh tế, cơ quan tài phán mới ở nước ta, Tạpchí Dân chủ và Pháp luật, số 7, 1995

Về sách có: Ths Trần Thu Hòa, LG Lương Hồng Quang, Hỏi đáp về Luật trọng tài thương mại năm 2010, NXB Chính trị Quốc gia, 2012; Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Giải quyết tranh chấp hợp đồng – những điều doanh nhân cần biết, NXB Tri Thức, 2015; TS Trần Hoàng Hải, TS Đỗ Văn Đại, Pháp luật Việt Nam về Trọng tài thương mại, NXB Chính trị Quốc gia, 2011; TS Đỗ Văn Đại, TS Trần Hoàng Hải, Tuyển tập các bản án, quyết định của tòa án Việt Nam về Trọng tài thương mại, NXB Lao Động, 2010.

Về luận văn thạc sĩ có: Nguyễn Thị Thu Thủy, Về pháp luật Trọng tài thương mại ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, 2003, Đại học Quốc gia Hà Nội; Bùi Thị Thanh Tuyết, Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế bằng trọng tài, Luận văn thạc sĩ, 1998; Tống Thị Lan Hương, Pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài thương mại, Luận văn thạc sĩ, 2011, Đại học Quốc gia Hà Nội; Tạ Thị Minh Loan, Những nguyên tắc của trọng tài thương mại theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc

sĩ, 2007, Đại học Quốc gia Hà Nội; Phạm Thị Hoa Lệ Diễm, Trọng tài vụ việc theo pháp luật Trọng tài ở Việt Nam, 2010, Đại học Quốc gia Hà Nội; Tống Vân Huyền, Sự

hỗ trợ của Tòa án đối với giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài ở Việt Nam, 2011, Đại

học Quốc gia Hà Nội

Về luận văn tiến sĩ có: Đào Văn Hội, Giải quyết tranh chấp kinh tế trong điều kiện kinh tế ở Việt Nam, Luận văn tiến sĩ, 2003; Nguyễn Đình Thơ, Hoàn thiện pháp luật

về trọng tài thương mại của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, Luận án Tiến

sĩ, 2007, Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 5

2 Mục đích, đối tượng, giới hạn phạm vi và phương pháp nghiên cứu.

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng mà luận văn nghiên cứu chủ yếu là hoạt động giải quyết tranh chấpthương mại ở Việt Nam hiện nay và những quy định pháp luật về trọng tài thương mạicủa Việt Nam, các tổ chức trọng tài nhà nước cũng như là những quy định của phápluật có liên quan

2.3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề giảiquyết tranh chấp thương mại cụ thể là LTTTM 2010 và các quy định pháp luật có liênquan, cũng như là thực trạng về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hiện nay

2.4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu luận văn đã sử dụng một số phương pháp luận cụthể như sau: Phương pháp triết học Mác - Lênin mà chủ yếu là phép duy vật biệnchứng và phép duy vật lịch sử cũng như các quy luật, phạm trù cơ bản, nhất là quy luật

cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, quy luật các quan hệ kinh tế quyết địnhcác quan hệ pháp luật Đồng thời, luận văn cũng đã sử dụng các phương pháp nghiêncứu cụ thể của khoa học xã hội như phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tư duylogic, tổng hợp, chứng minh, phương pháp phân tích luật viết, phương pháp phân tích,đánh giá số liệu trong quá trình giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra

Trang 6

và khi nào thì nên dùng trọng tài vụ việc, khi nào thì nên dùng trọng tài quy chế để giảiquyết tranh chấp.

Thứ hai, luận văn đã phân tích một cách sâu sắc những quy định pháp luật hiệnhành về trọng tài, bắt đầu từ việc đánh giá khái quát hiệu quả của pháp luật đối vớihoạt động trọng tài, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, thẩm quyềncủa trọng tài và thủ tục của trọng tài

Về mặt thực tiễn, luận văn đã phân tích chi tiết thực trạng sử dụng trọng tàitrong giải quyết tranh chấp tại Việt Nam, các bất cập và các nguyên nhân cụ thể củacác nguyên nhân cụ thể của các bất cập đó Luận văn bước đầu đã đưa ra một số giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương thức trọng tài nhằm giải quyết các tranhchấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại bao gồm những giải pháp về mặt cơ chế,chính sách, pháp luật; các giải pháp từ phía các trọng tài viên, từ phía doanh nghiệp,

4 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm cóhai chương như sau:

Chương 1: Khái quát về tranh chấp thương mại, trọng tài thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài.

Chương 2: Thực tiễn và giải pháp trong việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở Việt Nam.

Trang 7

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI, TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG

TRỌNG TÀI1.1 Khái quát về tranh chấp thương mại.

1.1.1 Khái niệm thương mại.

Ở Việt Nam, thuật ngữ “thương mại” được sử dụng khá rộng rãi trong đời sống

xã hội và trong nhiều các văn bản quy phạm pháp luật LTM năm 1997 đã định nghĩa

“Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội” (Khoản 2 Điều 5 Luật thương mại 1997) Trong Điều 45

LTM 1997 đã quy định các loại hành vi thương mại bao gồm 14 hành vi: Mua bánhàng hoá; Đại diện cho thương nhân; Môi giới thương mại; Uỷ thác mua bán hànghoá; Đại lý mua bán hàng hoá; Gia công trong thương mại; Đấu giá hàng hoá; Đấuthầu hàng hoá; Dịch vụ giao nhận hàng hoá; Dịch vụ giám định hàng hoá; Khuyếnmại; Quảng cáo thương mại; Trưng bày giới thiệu hàng hoá; Hội chợ, triển lãm thươngmại Tuy nhiên có những hoạt động được xem là hoạt động thương mại nhưng lạikhông được liệt kê trong LTM 1997 như xây dựng, bất động sản Định nghĩa về hoạtđộng thương mại trong LTM 1997 nó hẹp hơn so với nghĩa rộng được cộng đồng kinhdoanh và tài chính quốc tế sử dụng

Luật thương mại 2005 đã có sự mở rộng khái niệm hoạt động thương mại hơn

rất nhiều so với Luật thương mại 1997 Đó là: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” Việc mở rộng khái

niệm về các hành vi được xem là hoạt động thương mại đã tạo nhiều thuận lợi cho cácdoanh nghiệp tham gia vào hoạt động thương mại Việc sửa đổi và ra đời của LTM

2005 để phù hợp hơn và hội nhập hơn trong nền kinh tế thế giới

Tóm lại,ta có thể hiểu: Thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi baogồm: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạtđộng nhằm mục đích sinh lợi khác

1.1.2. Khái niệm tranh chấp thương mại.

Tranh chấp trong thương mại là thuật ngữ quen thuộc trong đời sống kinh tế xãhội ở các nước trên thế giới Khái niệm này được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở nước

Trang 8

ta trong những năm gần đây Hiện nay, tuy không có định nghĩa chính thức về tranhchấp thương mại trong pháp luật Việt Nam nhưng hệ thống pháp nước ta cũng đã đưa

ra những khái niệm khác nhau để biểu đạt lĩnh vực tranh chấp này

Theo Từ điển Tiếng Việt : “Tranh chấp là sự tranh đấu, giằng co khi có ý kiến bất đồng thường là quyền lợi giữa hai bên.”

Dưới góc độ pháp lý: Tranh chấp là những xung đột, bất đồng về quyền, quyền lợi vànghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật

Tại Điều 238 LTM 1997 quy định: “Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh

do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại.”

Năm 2003, Pháp lệnh trọng tài thương mại được ban hành ngày 25/2/2003 tuykhông đưa ra định nghĩa về tranh chấp thương mại nhưng thông qua khái niệm về

“hoạt động thương mại” đã tạo được sự tương đồng trong quan niệm về “thương mại”

và “tranh chấp thương mại” của pháp luật Việt Nam với chuẩn mực chung của phápluật và thông lệ quốc tế; từ đó mở màn cho việc xem xét tiếp theo của các văn bảnpháp luật khi đề cập đến lĩnh vực thương mại, tranh chấp thương mại – một lĩnh vựcđầy sôi nổi và phức tạp Tiếp đó, đến năm 2004, điều 29 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004

đã đưa ra khái niệm “tranh chấp về kinh doanh, thương mại” và liệt kê những nội dungcủa loại tranh chấp này

LTM 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 định nghĩa “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đich sinh lợi khác” (điều 3 khoản 1 LTM 2005) mặc dù không đưa ra khái niệm về tranh chấp kinh

doanh thương mại nhưng đã đưa ra các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại

Ở phạm vi quốc tế, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) quan niệm tranh chấpthương mại là tranh chấp ở phạm vi quốc tế, trong khuôn khổ WTO có thể hiểu là bấtđồng giữa các thành viên WTO liên quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụtheo các Hiệp định và thỏa thuận của WTO và bất đồng này được thông báo chínhthức cho ban thư ký WTO

Như vậy, có thể hiểu tranh chấp thương mại là những tranh chấp, mẫu thuẫn,bất đồng hay xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh trong quá trìnhthực hiện hoạt động thương mại

Trang 9

1.1.3 Đặc điểm tranh chấp thương mại.

Có thể nói tranh chấp thương mại là một hiện tượng phổ biến và thường xuyênxảy ra trong hoạt động của nền kinh tế thị trường.Tranh chấp thương mại được hiểu lànhững tranh chấp, mâu thuẫn, bất đồng hay xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ giữa cácbên phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại Trong hoạt động thươngmại, các bên vừa hợp tác với nhau đồng thời vừa cạnh tranh nhau để đạt được nhữngmục đích đề ra Do đó việc phát sinh những tranh chấp trong quá trình thực hiện quyền

và nghĩa vụ của các bên là điều không thể tránh khỏi Căn cứ phát sinh tranh chấpthương mại là những hành vi vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật Trong nhiềutrường hợp, tranh chấp thương mại phát sinh do các bên có vi phạm hợp đồng và xâmhại lợi ích của nhau Tuy nhiên cũng có thể có những vi phạm xâm hại lợi ích của cácbên nhưng không làm phát sinh tranh chấp

Các tranh chấp thương mại nhìn chung có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, Chủ thể chủ yếu của tranh chấp thương mại là thương nhân:

Quan hệ thương mại có thể được thiết lập giữa các thương nhân với nhau hoặcgiữa thương nhân với bên không phải là thương nhân Một tranh chấp được coi làtranh chấp thương mại khi có ít nhất một bên là thương nhân Ngoài ra cũng có một sốtrường hợp, các cá nhân tổ chức khác cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thươngmại: tranh chấp giữa công ty – thành viên công ty; tranh chấp giữa các thành viên công

ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, hợp nhất, giải thể, chia, tách…công ty; …

Thứ hai, căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại là hành vi vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật:

Trong nhiều trường hợp, tranh chấp thương mại phát sinh do các bên có viphạm hợp đồng và xâm hại lợi ích của nhau, tuy nhiên cũng có thể có những vi phạmxâm hại lợi ích của các bên nhưng không làm phát sinh tranh chấp Nội dung của tranhchấp thương mại là những xung đột về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên tronghoạt động thương mại Các quan hệ thương mại có bản chất là các quan hệ tài sản, nênnội dung tranh chấp thương liên quan trực tiếp tới lợi ích kinh tế của các bên Ngoài ra,tranh chấp thương mại còn chịu chi phối của các yếu tố cơ bản của hoạt động này như:mục đích sinh lợi, các yêu cầu về thời cơ kinh doanh và yêu cầu giữ bí mật thông tinliên quan đến hoạt động kinh doanh

Thứ ba, về các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại:

Trang 10

Tranh chấp thương mại đòi hỏi được giải quyết thỏa đáng nhằm bảo vệ quyềnlợi của các bên, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật của công dân, góp phần ngăn ngừa

sự vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, bảo đảm trật tự pháp luật, kỷ cương

xã hội Hiện nay tranh chấp thương mại được giải quyết bằng các phương thức chủ yếu

đó là: thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án Mỗi phương thức có sựkhác nhau về tính chất pháp lý, nội dung của thủ tục, trình tự tiến hành Các bên cóquyền tự do lựa chọn phương thức phù hợp, phụ thuộc vào lợi thế mà mỗi phươngthức có thể mang lại, mức độ phù hợp của phương thức so với nội dung tính chất củatranh chấp và thiện chí của các bên

1.1.4 Hình thức giải quyết tranh chấp thương mại.

Điều 317 Luật thương mại 2005 quy định về các hình thức giải quyết tranh chấpthương mại bao gồm:

+ Thương lượng giữa các bên

+ Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bênthỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải

+ Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án

Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiếnhành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định

1.1.4.1 Hình thức thương lượng.

Thương lượng là việc bàn bạc nhằm đi đến thỏa thuận giải quyết một vấn đềnào đó giữa các bên Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp không có sựtham gia, can thiệp của bất kì cơ quan nhà nước hay bên thứ ba nào Thương lượng thểhiện quyền tự do thỏa thuận và tự do định đoạt của các bên

- Pháp luật về giải quyết tranh chấp không có quy định bắt buộc các bên phảitiến hành thương lượng Do đó, từ quy trình tổ chức, thực hiện, sự có mặt của các bên,quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các chủ thể, kết quả thương lượng không hề có sựđiều chỉnh của quy phạm pháp luật Tất cả đều phụ thuộc vào thiện chí tự giải quyếtcủa các bên Hình thức này không mang tính ràng buộc pháp lý, có ý nghĩa khuyếnkhích các bên tự thực hiện

- Ưu điểm: Thuận tiện, nhanh chóng, đơn giản, linh hoạt, hiệu quả và ít tốnkém Bảo vệ được uy tín của các bên và bí mật trong kinh doanh

- Nhược điểm: Kết quả giải quyết phụ thuộc vào thiện chí của các bên, khôngđược đảm bảo thi hành do không chịu sự ràng buộc của cơ chế pháp lý nào

1.1.4.2 Hình thức hòa giải.

Trang 11

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba làhòa giải viên làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tìm kiếm các giảipháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh

Phương thức hòa giải được hình thành dựa trên sự thỏa thuận, tự nguyện và cóthủ tục giải quyết tuân thủ quy định pháp luật; cụ thể là Nghị định 22/2017/NĐ-CP vềhòa giải thương mại Điều kiện cần để các bên tiến hành giải quyết thông qua phươngthức này là phải có thỏa thuận hòa giải Thỏa thuận thể hiện ý chí các bên đồng ý sửdụng các phương thức này để giải quyết các tranh chấp phát sinh Các bên có thể thỏathuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất

cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp Thỏa thuận hòa giải có thể đượcxác lập dưới hình thức điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏathuận riêng Thỏa thuận hòa giải được xác lập bằng văn bản Các bên có quyền lựachọn ra một bên trung gian, độc lập, có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng giải quyếttranh chấp để đưa ra lời khuyên về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên Ý kiến của hòagiải viên chỉ mang tính chất tham khảo và kết quả hòa giải vẫn là sự thỏa thuận giữacác bên tranh chấp với nhau

Kết quả hòa giải thành là trường hợp các bên đạt được thỏa thuận về việc giảiquyết một phần hoặc toàn bộ tranh chấp Kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hànhđối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự, được xem xét công nhận theo quyđịnh của pháp luật tố tụng dân sự Ngoài ra, Nghị định 22 quy định trong trường hợphòa giải không thành các bên có quyền yêu cầu trọng tài hoặc tòa án giải quyết tranhchấp theo quy định của pháp luật

- Ưu điểm: Thuận tiện, nhanh chóng, đơn giản, linh hoạt, hiệu quả và ít tốnkém Hòa giải viên là người có chuyên môn, kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực và vấn

đề đang tranh chấp nên sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp và hữu ích cho cả hai bên Hòa giải mang tính thân thiện nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển các mối quan

hệ kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên nên nhìn chung ít gây hại đến quan hệ hợp tácvốn có của các bên

Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, các bên dễ dàng kiểm soát được việc cung cấp chứng cứ và sử dụng chứng cứ qua đó giữ được bí quyết kinh doanh và uytín của các bên Do xuất phát từ tinh thần tự nguyện và thiện chí của các bên Vì vậykhi đạt được phương án hòa giải, các bên thường nghiêm túc thực hiện

- Nhược điểm: Việc hòa giải có được tiến hành hay không phụ thuộc vào sựnhất trí của các bên, hòa giải viên không có quyền đưa ra một quyết định ràng buộc

Trang 12

hay áp đặt bất cứ vấn đề gì đối với các bên tranh chấp Thỏa thuận hòa giải không cótính bắt buộc thi hành như phán quyết của trọng tài hay của tòa án.

Bên tranh chấp không có thiện chí có thể lợi dụng việc hòa giải để trì hoãn việcphải thực hiện nghĩa vụ Nhiều trường hợp do muốn tìm mọi cách mà bên có quyền lợi

bị vi phạm mất quyền khởi kiện tại tòa án hoặc trọng tài do hết thời hiệu khởi kiện Ngoài ra, trong quá trình hòa giải các bên phải trao đổi, cung cấp thông tin với ngườithứ ba về hoạt động kinh doanh của mỗi bên liên quan đến vụ tranh chấp nên uy tíncũng như bí quyết khinh doanh của mỗi bên dễ bị ảnh hưởng hơn so với phương thứcthương lượng Bên cạnh đó, việc chi phí cho quá trình giải quyết tranh chấp thươngmại bằng hòa giải cũng tốn kém hơn so với thương lượng, bởi một hoặc các bên phảitrả khoản dịch vụ phí cho người thứ ba làm trung gian hòa giải

1.1.4.3 Hình thức trọng tài.

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt độngcủa Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giảiquyết mâu thuẫn tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bênphải thi hành

Phương thức trọng tài do chính các bên trong tranh chấp thỏa thuận lựa chọn,nhưng sẽ được tiến hành theo quy định của pháp luật cụ thể là Luật Trọng tài thươngmại năm 2010 Điều kiện cần để các bên tiến hành giải quyết thông qua phương thứcnày là phải có thỏa thuận về việc giải quyết bằng trọng tài thương mại và tranh chấpthuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại Phán quyết của trọng tài mangtính chất chung thẩm, có sự ràng buộc, bắt buộc các bên phải thi hành Khi giải quyếttranh chấp bằng trọng tài, người ra quyết định cuối cùng là trọng tài viên Họ ra phánquyết dựa trên quy định pháp luật và các sự việc đã xảy ra làm phát sinh tranh chấp.Các bên không thể biết trước được kết quả giải quyết tranh chấp cho đến khi nhậnđược phán quyết do hội đồng trọng tài ban hành

- Ưu điểm: có tính linh hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên, tính nhanhchóng, tiết kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bímật Trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp tuân theo một trình tự nhất định, quyếtđịnh trọng tài không được công bố công khai rộng rãi, do đó bảo vệ được uy tín và giữ

bí mật kinh doanh cho các bên Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, đây là ưuthế vượt trội so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải Saukhi trọng tài đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một

tổ chức hay tòa án nào Đồng thời, phán quyết của trọng tài có tính bắt buộc thi hànhvới các bên Khi đã hết thời hạn tự nguyện thi hành nhưng có một trong các bên không

Trang 13

thực hiện, bên còn lại có quyền gửi đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cưỡng chếthi hành phán quyết của trọng tài.

- Nhược điểm: Thời gian tranh chấp càng kéo dài thì phí trọng tài càng cao.Việc thi hành quyết định trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy và thuận lợi

1.1.4.4 Hình thức tòa án.

Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tàiphán nhà nước tiến hành theo một thủ tục chặt chẽ theo luật định, nhân danh quyền lựcnhà nước để ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành bằng sức mạnh cưỡngchế nhà nước

Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Tòa án là phương thức giảiquyết tranh chấp trên cơ sở đơn khởi kiện của một bên tranh chấp yêu cầu Tòa án cóthẩm quyền giải quyết vụ án theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Tòa án là cơ quan tàiphán nhân danh quyền lực nhà nước để giải quyết tranh chấp Do đó, phán quyết củaTòa án (bản án hay quyết định) có giá trị bắt buộc thi hành bằng sức mạnh cưỡng chếcủa nhà nước

Tòa án giải quyết theo nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số; xét

xử theo nguyên tắc công khai trừ trường hợp giữ bí mật nghề nghiệp bí mật kinhdoanh theo yêu cầu chính đáng của các bên thì Tòa sẽ xét xử kín nhưng tuyên án côngkhai

- Ưu điểm: Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ và hiệu lực phán quyết có tính khảthi cao hơn so với trọng tài Do là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết củaTòa án có tính cưỡng chế cao Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế, do đó khi đã đưa

ra Tòa án thì quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện

có tài sản để thi hành

Các Tòa án, đại diện cho chủ quyền quốc gia có điều kiện tốt trong việc tiếnhành điều tra, có quyền cưỡng chế, triệu tập bên thứ ba đến tòa Nguyên tắc xét xửcông khai, có tính răn đe

- Nhược điểm: Chính vì trình tự thủ tục chặt chẽ cho nên các bên thường tốnnhiều chi phí, thời gian cho việc theo kiện Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mạitại Tòa án không linh hoạt thuận tiện Phán quyết của tòa án thường bị kháng cáo Quátrình tố tụng có thể bị trì hoãn và kéo dài, có thể phải qua nhiều cấp xét xử, ảnh hưởngđến quá trình sản xuất, kinh doanh Nguyên tắc xét xử công khai khó có thể bảo vệđược những bí mật kinh doanh và có thể làm uy tín của các bên trên thương trường bịgiảm sút

Trang 14

1.2 Khái quát về trọng tài thương mại

1.2.1 Khái niệm trọng tài thương mại.

Thời kỳ hội nhập kinh tế, hoạt động thương mại phát triển nhưng luôn ẩn chứanhững mâu thuẫn trong quá trình mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ Để đảm bảocho sự phát triển và ổn định của môi trường kinh doanh thì sẽ cần có những giải phápgiải quyết tranh chấp ngoài tòa án thích hợp, và trọng tài thương mại, với tư cách làmột cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, đã và đang góp phần không nhỏ vào sự

ổn định và phát triển của hoạt động thương mại trên thế giới Và hai từ “trọng tài”cũng đã không quá xa lạ đối với chúng ta, về mặt ngữ nghĩa trọng tài có thể hiểu mộtcách đơn giản là người thứ ba được cử ra làm trung gian phân xử bất đồng giữa haibên Với ý nghĩa này thì trọng tài đã xuất hiện và hình thành từ lâu Khi xảy ra vấn đề

mà hai bên không thể tự giải quyết được thì hai bên sẽ tìm đến người thứ ba với vai tròtrung gian, đứng ra lắng nghe và tìm hiểu vấn đề, đưa ra các lời khuyên và phươnghướng giải quyết vấn đề để các bên tham khảo, trong thời kì đầu này thì vai trò củangười thứ ba chỉ đơn giản như vậy Về sau, nhu cầu giải quyết các tranh chấp ngàycàng cao, đòi hỏi sự nhanh chóng, dứt điểm và linh hoạt nên các bên đã thỏa thuận ýkiến của người thứ ba là ý kiến quyết định giải quyết vấn đề đó Đây là tiền thân củaphương thức giải quyết tranh chấp thương mại hiện nay

Hiện nay, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, trọng tài thương mại đãtrở thành phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến, được nhiều nước lựa chọn vàngày càng khẳng định được vai trò của mình trong việc giải quyết các tranh chấp phátsinh trong hoạt động thương mại nhờ các ưu thế xuất phát từ bản chất của trọng tài.Định nghĩa về trọng tài, Từ điển Kinh tế thị trường giải thích trọng tài với tư cách làmột phương thức giải quyết tranh chấp: “Trọng tài là một phương pháp giải quyết hòabình các vụ tranh chấp, chỉ là đôi bên đương sự tự nguyện đem những sự việc, nhữngvấn đề tranh chấp giao cho người thứ ba có tư cách công bằng xét xử, lời phán quyết

do người này đưa ra có hiệu lực ràng buộc đối với cả hai bên Người thứ ba này làngười trọng tài hay cơ quan trọng tài.”

Theo Hiệp hội trọng tài tại Hoa Kỳ: “Trọng tài là cách thức giải quyết tranh chấp bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một hoặc một số người khách quan xem xét, giải quyết và họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phải thi hành”.

Cùng quan điểm coi trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp, cuốn “Đạo đức và kĩ năng hành nghề của Luật sư trong nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa” đã định nghĩa về trọng tài như sau: “Trọng tài là phương thức giải

Trang 15

quyết tranh chấp, theo đó, hai hoặc nhiều bên đưa vụ tranh chấp của họ ra trước bên thứ ba trung lập để chủ thể này tiến hành giải quyết tranh chấp theo những thủ tục đặc trưng của quá trình đó”

Giáo trình Luật kinh tế trường đại học Luật Hà Nội đưa ra định nghĩa: “Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập, nhằm chấm dứt xung đột bằng việc đưa ra một phán quyết trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên tranh chấp và có hiệu lực bắt buộc đối với mỗi bên”.

Luật Mẫu UNCITRAL quy định: “Trọng tài nghĩa là mọi hình thức trọng tài

có hoặc không có sự giám sát của một tổ chức thường trực”.

Pháp lệnh TTTM năm 2003 quy định tại Điều 2: “Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận

và được tiến hành theo trình tự, thủ tục do Pháp lệnh quy định”.

Theo giáo trình” Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại” của Trường đại

học Ngoại thương: “Trọng tài thương mại là cơ quan trung gian được các bên đương sự giao tranh chấp cho để xét xử”.

Ngoài ra, từ điển luật học Anh – Mỹ của Black đã đưa ra khái niệm về trọng tài

dưới góc độ tố tụng, theo đó, trọng tài được nhìn nhận như một quá trình: “Trọng tài

là một quá trình giải quyết tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn, trong đó bên thứ bat rung lập (Trọng tài viên) sau khi nghe các bên trình bày, sẽ ra quyết định có tính chất bắt buộc đối với các bên trong tranh chấp ấy”.

Theo Hội đồng trọng tài Mỹ (AAA): “Trọng tài là cách thức giải quyết tranh chấp bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một số người khách quan xem xét giải quyết và họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phải thi hành”.

Tại Việt Nam,theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại năm

2010: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật trọng tài thương mại”.

Qua các định nghĩa về trọng tài nêu trên, có thể thấy rằng: Quan điểm coi trọngtài là một thiết chế để giải quyết tranh chấp gần như thiên về mặt hình thức nhiều hơn,nhìn nhận sự tồn tại thực tế của tổ chức trọng tài dưới dạng các Trung tâm Trọng tài-

cơ quan tài phán độc lập, tồn tại song song với Tòa án Quan điểm coi trọng tài làphương thức giải quyết tranh chấp thiên về mặt bản chất nhiều hơn, khái quát các đặctrưng của trọng tài khác với các hình thức giải quyết tranh chấp khác Các định nghĩa

về trọng tài nêu trên đều có cơ sở lý luận và thực tiễn, chỉ khác nhau ở mức độ khái

Trang 16

quát và góc độ xem xét Tất cả đều có điểm chung là Trọng tài chính là công cụ để giảiquyết tranh chấp theo thủ tục đặc trưng của nó: do các bên thỏa thuận, vai trò trunglập, đưa ra quyết định bắt buộc các bên phải thực hiện… Những đặc trưng này thể hiệnbản chất của trọng tài là một phương thức tài phán tư, kết hợp được hai mặt thỏa thuận

và tài phán

Qua những phân tích trên, ta có thể đưa ra định nghĩa Trọng tài thương mại nhưsau: Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp, theo đó các bênthỏa thuận đưa vụ việc ra trước một bên thứ ba trung lập để xem xét và ra phán quyết,bên thứ ba này có thể là một trọng tài viên hoặc một hội đồng trọng tài; phán quyết củabên thứ ba có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên

1.2.2 Đặc điểm của trọng tài thương mại.

Theo Khoản 1, Điều 3, Luật trọng tài thương mại 2010: “Trọng tài thương

mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theoquy định của Luật này”

Trọng tài thương mại là một phương pháp pháp lý để giải quyết tranh chấpngoài Tòa án, theo đó các bên tranh chấp thỏa thuận đưa tranh chấp của mình đến mộttrọng tài viên hay một hội đồng trọng tài để giải quyết theo quy định của Luật trọng tàithương mại và chấp nhận chịu sự ràng buộc về mặt pháp lý, tuân thủ phán quyết củatrọng tài viên hay của hội đồng trọng tài Trọng tài thường được sử dụng để giải quyếtcác bất đồng thương mại

Đặc điểm của phương thức trọng tài thương mại hiện hành được quy định nhưsau:

- Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp cụ thể nào đó khi cácbên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận lựa chọn trọng tài để giải quyết

- Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ bakhách quan để giúp các bên giải quyết bất đồng Tuy nhiên, quyết định của trọng tàiviên hoặc hội đồng trọng tài có tính chất ràng buộc pháp lý đối với các bên tranh chấpnhư một bản án của Tòa án

- Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp không mang tính quyềnlực Nhà nước như Tòa án, tuy nhiên vẫn được điều chỉnh bằng pháp luật cụ thể

- Trọng tài thường nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan quyền lực Nhà nướctrong quá trình tố tụng như sự hỗ trợ của Tòa án khi ra quyết định áp dụng biện phápkhẩn cấp tạm thời

1.2.3 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Trang 17

Theo quy định của pháp luật, khi giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọngtài thương mại phải tuân thủ những nguyên tắc chung sau:

Một là, nguyên tắc về thỏa thuận trọng tài Khoản 1 Điều 5 Luật TTTM 2010.

Thỏa thuận Trọng tài là thỏa thuận các bên về việc giải quyết bằng trọng tài các vụtranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại Như vậycác bên có thể thỏa thuận Trọng tài trước khi có tranh chấp hoặc sau khi có tranh chấp.Khác với việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án, cơ quan tài phán nhà nước, khi có tranhchấp phát sinh, bên có quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm có quyền đệ đơn yêu cầuTòa án có thẩm quyền giải quyết mà không cần có sự thỏa thuận với người bị kiện,việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đòi hỏi có sự thỏa thuận của các bên Nguyên

tắc chung là “không có thỏa thuận giải quyết bằng phương thức trọng tài, không có tố tụng trọng tài”.

Hai là, Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó

không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội – khoản 1 Điều 4 Luật TTTM Mộttrong những ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài là các bên cótranh chấp được đảm bảo tối đa quyền tự do định đoạt trên nhiều phương diện trongquá trình giải quyết Các bên tranh chấp có quyền thỏa thuận với nhau về nhiều vấn đềliên quan đến thủ tục giải quyết mà Trọng tài viên phải tôn trọng, nếu không sẽ dẫnđến hậu quả là quyết định của Hội đồng Trọng tài sẽ bị Tòa án hủy theo yêu cầu củacác bên

Quyền hạn của hội đồng trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp là do các bên giaocho họ Các bên thỏa thuận chọn Trung tâm Trọng tài nào và hình thức trọng tài nàothì chỉ có Trung tâm trọng tài và hình thức trọng tài đó được giải quyết Các bên lựachọn Trọng tài viên nào thì Trọng tài viên đó có quyền giải quyết Trọng tài thươngmại là hình thức giải quyết tranh chấp lựa chọn, nên khi giải quyết tranh chấp, trọng tàiviên phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về thời gian, địa điểm giải quyết tranhchấp; về thời hạn thực hiện các thủ tục tố tụng; về giới hạn nội dung vụ tranh chấp nhờtrọng tài phán quyết

Ba là , trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của

pháp luật – khoản 2 Điều 4 Luật TTTM Trọng tài viên là người được các bên tranhchấp lựa chọn để giúp họ giải quyết tranh chấp Điều 20 Luật trọng tài thương mại

2010 quy định rõ tiêu chuẩn làm Trọng tài viên và những điều kiện không được làmTrọng tài viên Do đó để đảm bảo lợi ích của các bên tranh chấp , trọng tài viên phảiđộc lập, vô tư, khách quan và căn cứ vào pháp luật

Trang 18

Bốn là, các tranh chấp đều bình đản về quyền và nghĩa vụ Hội đồng trọng tài

có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình – khoản 3Điều 4 Luật TTTM 2010

Năm là, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại phải được tiến hành

không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác – khoản 4 Điều 4 LuậtTTTM 2010 Nguyên tắc trọng tài thương mại không giải quyết công khai, theo đó,hội đồng trọng tài hoặc Trọng tài viên duy nhất chỉ thực hiện hành vi tố tụng trướcnhững người đại diện cho các bên tranh chấp hoặc có liên quan đến vụ tranh chấp.Những người khác chỉ được dự phiên họp giải quyết tranh chấp nếu được sự đồng ýcủa các bên tranh chấp

Sáu là, phán quyết trọng tài là chung thẩm – khoản 5 Điều 4 Luật TTTM 2010.

Yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp thương mại là nhanh chóng, dứt điểm, tránhkéo dài, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Nguyên tắc trọng tài thương mạichỉ giải quyết một lần, nghĩa là quyết định trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từngày công bố Sở dĩ như vậy vì, trọng tài thương mại là tổ chức phi chính phủ, cáctrung tâm trọng tài thương mại thường trực hay các hội đồng trọng tài vụ việc đều độclập với nhau về tổ chức, đều ngang bằng nhau về thẩm quyền nên không có tổ chứctrọng tài nào có thẩm quyền xem xét lại phán quyết của trọng tài khác

1.3 Những quy định của pháp luật về trọng tài thương mạị.

Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài theo đó các bên tranh chấp thỏa thuậnthành lập để giải quyết vụ việc và sẽ chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ việc đó.Bản chất của trọng tài vụ việc được thể hiện qua các đặc trưng cơ bản sau:

- Được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động khi giảiquyết xong tranh chấp

- Không có cơ sở thường trực, không có bộ máy điều hành, không có danh sáchtrọng tài viên

Trang 19

- Quy tắc tố tụng của trọng tài vụ việc để giải quyết tranh chấp có thể do cácbên thỏa thuận xây dựng hoặc lựa chọn bất kỳ một quy tắc tố tụng nào của các trungtâm trọng tài.

Ưu điểm của hình thức trọng tài vụ việc là khá đơn giản, nhanh chóng và tiếtkiệm được chi phí do không phải trả phí cho bộ máy hành chính Đây là biện pháp giảiquyết tranh chấp mềm dẻo, linh hoạt, phán quyết của trọng tài vụ việc vẫn được côngnhận có giá trị chung thẩm và được thi hành

Để thuận lợi hơn trong quá trình giải quyết tranh chấp thì khi lựa chọn trọng tài vụviệc, các bên nên thoả thuận quy tắc tố tụng trong hợp đồng để khi muốn áp dụng thìchỉ cần dẫn chiếu Trong trường hợp cần thiết, các bên có thể sửa đổi, bổ sung một sốchi tiết cho phù hợp với tính chất từng vụ việc Việc áp dụng các quy tắc này khôngđòi hỏi các bên phải trả thêm bất kỳ một khoản lệ phí nào mà lại có thể mang lại chocác bên một cách thức giải quyết nhanh

Tuy nhiên trọng tài vụ việc có nhược điểm là tính hiệu quả của nó phụ thuộcvào tinh thần hợp tác toàn diện của các bên tranh chấp và cần có sự hỗ trợ của một hệthống pháp luật kinh tế hoàn chỉnh Nguyên tắc “tự do lựa chọn” sẽ chỉ là hình thứcnếu các bên không có thiện chí với nhau Trình tự xét xử dễ bị trì hoãn nếu các bênkhông thống nhất được thủ tục giải quyết hoặc trở ngại trong việc lựa chọn trong tàiviên

1.3.1.2 Trọng tài quy chế

Theo Khoản 6, Điều 3, Luật trọng tài thương mại 2010: “Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.”

Là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy địnhcủa Luật trọng tài thương mại 2010 và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.Trung tâm trọng tài được tổ chức chặt chẽ, có bộ máy, trụ sở làm việc thường xuyên,thường có danh sách trọng tài viên hoạt động theo điều lệ và nguyên tắc riêng

Đặc điểm:

- Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống các

cơ quan Nhà nước

- Cơ cấu tổ chức của trung tâm trọng tài bao gồm có ban điều hành, ban thư ký

và các trọng tài viên của trung tâm Tổ chức và quản lý của các trung tâm trọng tài nóichung đơn giản, gọn nhẹ Ban điều hành của trung tâm trọng tài bao gồm có chủ tịch,một hoặc các phó chủ tịch và có thể có tổng thư ký trung Bên cạnh ban điều hành,

Trang 20

trung tâm trọng tài còn có các trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của Trungtâm trọng tài

- Trung tâm trọng tài có thể tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tốtụng riêng Trong quá trình hoạt động, các trung tâm trọng tài có quyền mở rộng và thuhẹp lĩnh vực hoạt động, nhưng phải tiến hành đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩmquyền

Ưu điểm lớn nhất của trọng tài thường trực là có sẵn các bộ quy tắc tố tụngtrọng tài và các bên đương sự chỉ cần thoả thuận áp dụng quy tắc là đủ mà không cầnphải tốn công tạo ra một bộ quy tắc mới Các bản quy tắc trọng tài cũng được bổ sungthường xuyên, điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.Những điều này rất thuận lợi cho các doanh nghiệp mới bước vào nghề, hoặc không

am hiểu nhiều về luật pháp, về thủ tục kiện tụng Nếu họ không muốn có điều gì bấtlợi cho mình thì họ chọn trọng tài thường trực với bộ quy tắc có sẵn để giải quyết tranhchấp Hơn nữa trọng tài quy chế hoạt động thường xuyên, có tổ chức chặt chẽ tạo điềukiện cho các bên dễ dàng quy định một thoả thuận trọng tài riêng

Một ưu điểm khác của trọng tài quy chế là vấn đề lựa chọn trọng tài viên Trongtrường hợp vụ việc tranh chấp bị một bên gây căng thẳng làm cản trở việc lựa chọntrọng tài viên thì sự chỉ định của Chủ tịch Trung tâm trọng tài là hết sức cần thiết Cáctrọng tài Trung tâm là những người được tuyển chọn kỹ càng, và các bên hoàn toàn cóthể đặt niềm tin vào trình độ chuyền môn cũng như sự khách quan của họ

Nhược điểm của trọng tài quy chế là tốn kém nhiều chi phí Giải quyết tranhchấp tại trọng tài quy chế, ngoài việc phải chi trả chi phí thù lao cho các Trọng tàiviên, các bên còn phải chi trả các chi phí hành chính để nhận được sự hỗ trợ của cáctrung tâm trọng tài Và cũng do bộ máy hành chính nên đôi khi quá trình tố tụng trọngtài quy chế kéo dài vì phải tuân thủ những thủ tục trong quy tắc tố tụng một cách tuần

tự và nghiêm chỉnh

1.3.2 Thỏa thuận trọng tài.

Theo Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010, tranh chấp được giảiquyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài Thỏa thuận trọng tài có thểđược lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp Như vậy, điều kiện để giải quyết tranhchấp bằng Trọng tài là phải có thỏa thuận trọng tài

Thỏa thuận trọng tài có thể là điều khoản về giải quyết tranh chấp đã được ghitrong hợp đồng hoặc thỏa thuận riêng, có thể là một Phụ lục đính kèm tại thời điểm kýHợp đồng hoặc được các bên ký kết sau khi phát sinh tranh chấp với hình thức theoquy định tại Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010

Trang 21

Như vậy, khi tranh chấp đã xảy ra và các bên muốn đưa ra giải quyết thông quaphương thức trọng tài thương mại thì lúc này các có thể lập thỏa thuận trọng tài vớihình thức luật định và đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của một thỏa thuậntrọng tài Không nhất thiết phải có thỏa thuận trước trong hợp đồng thì thương nhân

mới có thể giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên mà chỉ được giải quyết tranh chấpkhi các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan thỏa thuận chỉ định Khi các bên thiết lậpmột thỏa thuận trọng tài thì nghĩa là họ đã trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp chotrọng tài và tòa án không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó trừ khi thỏa thuậntrọng tài vô hiệu hoặc bị hủy bỏ bởi chính các bên Như vậy, thẩm quyền của trọng tàiđược xác lập trên cơ sở thỏa thuận trọng tài

Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1985 định nghĩa

thỏa thuận trọng tài tại Khoản 1, Điều 7 như sau: “Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận

mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng”.

Từ quy định trên, có thể thấy thỏa thuận trọng tài là sự thống nhất ý chí của cácbên về việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng bằngphương thức trọng tài Thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranhchấp và có thể dưới hình thức một điều khoản trong hợp đồng hoặc một thỏa thuậntrọng tài riêng biệt

Hay Công ước châu Âu về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1961 có đưa ra

định nghĩa tương tự: “Thỏa thuận trọng tài là một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc thỏa thuận trọng tài, hợp đồng hoặc thoả thuận trọng tài được ký kết giữa các bên, hoặc được trao đổi qua thư từ, điện tín, hoặc các hình thức liên lạc bằng điện toán khác, và trong mối quan hệ giữa các quốc gia mà pháp luật không yêu cầu rằng một thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản, bất kỳ thỏa thuận trọng tài nào cũng phải được ký kết theo đúng hình thức mà luật các nước này quy định”

Theo Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 tại Khoản 2 điều 3 đưa ra: “

Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.”

Đây là một định nghĩa tương đối đơn giản, khái quát, từ đây có thể hiểu đơngiản : Thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận của các bên về một phương thức giải quyếtcác tranh chấp, có thể có trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra

Trang 22

Theo Điều 19 LTTTM 2010 quy định về tính độc lập của trọng tài như sau:

“Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài.”

Tuy nhiên, thỏa thuận trọng tài vẫn có thể bị vô hiệu trong một số trường hợpđược quy định tại Điều 18 Luật TTTM 2010 :

Thứ nhất, tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của

Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này, đó là trường hợp thỏa thuận trọng tài đượcxác lập để giải quyết tranh chấp không thuộc các trường hợp: Tranh chấp giữa các bênphát sinh từ hoạt động thương mại; Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhấtmột bên có hoạt động thương mại; Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quyđịnh được giải quyết bằng Trọng tài (Điều 2 LTTTM 2010)

Thứ hai, người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định

của pháp luật, tức là người xác lập thỏa thuận trọng tài khi không phải là người đạidiện theo pháp luật hoặc không phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc là ngườiđược ủy quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền

Về nguyên tắc thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập thìthỏa thuận trọng tài đó vô hiệu Trường hợp thỏa thuận trọng tài do người không cóthẩm quyền xác lập nhưng trong quá trình xác lập, thực hiện thỏa thuận trọng tài hoặctrong tố tụng trọng tài mà người có thẩm quyền xác lập thỏa thuận trọng tài đã chấpnhận hoặc đã biết mà không phản đối thì thỏa thuận trọng tài không vô hiệu

Thứ ba, người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự

theo quy định của Bộ luật dân sự, tức là người chưa thành niên, người mất năng lựchành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Trong trường hợp này thì Tòa án cần thu thập chứng cứ để chứng minh ngườixác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự thì phải có giấy tờ tàiliệu chứng minh ngày tháng năm sinh hoặc kết luận của cơ quan có thẩm quyền hoặcquyết định của Tòa án xác định, tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự hoặc

bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Thứ tư, hình thức thỏa thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16

của Luật này

Thứ năm, một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác

lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu, làtrường hợp một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép theo quy định tại Điều 4 vàĐiều 127 của Bộ luật dân sự 2015

Trang 23

Thứ sáu, thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật, là thỏa thuận

thuộc trường hợp quy định tại Điều 123 của Bộ luật dân sự 2015

Căn cứ quy định trên điều kiện có hiệu lực thỏa thuận trọng tài là 2 bên phải cóthỏa thuận trọng tài, hình thức đúng quy định pháp luật và không thuộc các trường hợpthỏa thuận trọng tài vô hiệu

Trường hợp các bên đã có thỏa thuận trọng tài mà 1 bên khởi kiện tại Tòa án thìTòa án phải từ chối thụ lý trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuậntrọng tài không thể thực hiện được

Điều 6 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định: "Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải

từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.

1.3.3 Tố tụng trọng tài.

Tố tụng trọng tài được quy định cụ thể trong Luật Trọng tài thương mại, cụ thểnhư sau:

Thứ nhất, nguyên đơn nộp đơn kiện.

- Bước đầu của quá trình tố tụng trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn kiện gửiđến Trung tâm trọng tài trong trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài

- Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơnphải làm đơn kiện và gửi cho bị đơn

Đơn kiện phải đáp ứng đầy đủ các thông tin quy định tại khoản 2 và khoản 3Điều 30 LTTTM 2010 như sau:

Đơn khởi kiện gồm có các nội dung:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;

c) Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;

d) Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;

đ) Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;

e) Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghịchỉ định Trọng tài viên

Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản saocác tài liệu có liên quan

Ngày đăng: 16/06/2019, 15:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w