Khái niệm chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ là tập hợp tất cả các mục tiêu, công cụ, thủ tục của Nhà nước sửdụng trong việc kiểm soát, chi phối, điều tiết quá trình cung ứng tiền tệ,
Trang 1A LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài :
Hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội nhập thị trường tài chính quốc tế nóiriêng là xu thế tất yếu và là một yêu cầu khách quan đối với bất kỳ quốc gia nào trong quátrình phát triển hiện nay Việt Nam cũng nằm trong xu thế đó, đang tích cực tham gia vàocác tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế và khu vực Thị trường tài chính mở rộng gần nhưkhông biên giới, vừa tạo đièu kiện tăng cường hợp tác, vừa làm sâu sắc thêm quá trìnhcạnh tranh Việt Nam cũng nhận thức rất rõ rằng nếu thị trường tài chính yếu kém thì sẽkhông thể thu hút được các nguồn vốn trong nước cũng như ngoài nước để phục vụ sựnghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI (1986), nước ta đã bắt đầu tiến hành tiến hành công cuộc đổi mới cơ bản và toàn diện
cơ chế kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường Một trong nhữngthành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới là chúng ta đã bước đầu đi vào cải cách hệthống tài chính tiền tệ, đặt nền móng cho sự phát triển của thị trường tài chính
Đặc biệt trong giai đoạn hiên nay, trong xu hướng toàn cầu hoá kinh tế và nhất là
sự kiện Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, đòi hỏi mở cửa thị trường, đối xử bìnhđẳng, ban hành luật lệ minh bạch, cạnh tranh công bằng Các tập đoàn tài chính, ngânhàng lớn đều mong muốn được vào đầu tư tại Việt Nam Do vậy, Việt Nam đang đứngtrước rất nhiều cơ hội và thách thức Nên việc nghiên cứu xem xét những tác động và ảnhhưởng của nó tới các chính sách kinh tế vĩ mô là rất quan trọng, đặc biệt là nghiên cứu tácđộng của nó tới chính sách tiền tệ và chính sách thương mại Trong phạm vi hạn hẹp củamột bài đề án người viết chỉ xin đề cập đến một khía cạnh nhỏ của vấn đề đó, đó là nghiêncứu chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở
2.Mục tiêu cần giải quyết:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu về vị trí, vai trò, mục tiêu và công cụcủa chính sách tiền tệ Việt Nam trong nền kinh tế mở, từ đó đưa ra những kiến nghị và đềxuất trong việc hoàn thiện chính sách tiền tệ nước ta trong thời gian tới Từ mục tiêu trên,
đề án gồm những nội dung sau:
- Cơ sở lí luận về chính sách tiền tệ
-Thực trạng chính sách tiền tệ ở Việt Nam
- Những vấn đề đặt ra trong điều hành chính sách tiền tệ nước ta trong thời gian tới
Trang 2B NỘI DUNG
Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
QUỐC GIA
I Khái niệm, vị trí và nhiệm vụ của chính sách tiền tệ
1 Khái niệm chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là tập hợp tất cả các mục tiêu, công cụ, thủ tục của Nhà nước sửdụng trong việc kiểm soát, chi phối, điều tiết quá trình cung ứng tiền tệ, đảm bảo giữ ổn địnhgiá trị đồng tiền quốc gia nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước.Chính sách tiền tệ được nhà nước uỷ quyền cho Ngân hàng trung ương (NHTƯ) thực hiện.Chính sách tiền tệ của NHNN được thể chế hoá thông qua các văn bản pháp luật, NHNN là
cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, hoạch định và thực thichính sách tiền tệ quốc gia
2 Vị trí của chính sách tiền tệ
Tiền tệ có chức năng cơ bản là phương tiện trung gian của quá trình trao đổi, là kếtquả của sự phát triển hàng hoá và là “dầu nhờn” cho nền kinh tế vận hành có hiệu quả.Tiền tệ là công cụ của quản lý kinh tế vĩ mô vì hoạt động của tiền tệ gián tiếp tác độngđến quá trình sản xuất kinh doanh,tạo ra của cải vật chất cho xã hội Nó là nguồn lực quantrọng của hoạt động kinh tế đồng thời là yếu tố hàng đầu khai thác và phát huy khả năngtiềm ẩn của các nguồn lực khác trong nước và quốc tế
Sự vận động của tiền tệ nếu ở tình trạng quá thiếu hụt hoặc quá tải đều đem lại hậuquả bất ổn định cho nền kinh tế quốc dân Do vậy, chính phủ tất cả các quốc gia đều rấtchú trọng xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách tiền tệ của nước mình, coi đó là cáccông cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng Nói cách khác, tiền tệ và chính sách tiền tệ làcông cụ để nhà nước tác động tới sự hoạt động của nền kinh tế quốc dân
NHTƯ sử dụng chính sách tiền tệ nhằm gây ra sự mở rộng hay thắt chặt lại trongviệc cung ứng tiền tệ, để ổn định giá trị đồng bản tệ, đưa sản lượng và việc làm của quốcgia đến mức mong muốn
3 Nhiệm vụ của chính sách tiền tệ
Trong giai đoạn đầu NHTƯ chỉ là Ngân hàng phát hành, nó được chính phủ giaonhiệm vụ phát hành tiền tệ cho nền kinh tế mà khởi thuỷ nó là một số NHTM có uy tín,chiếm vị trí quan trọng nhất trong hệ thống Ngân hàng
Trang 3Sang giai đoạn thứ 2 Ngân hàng phát hành được cải biến thành NHTƯ, không chỉlàm nhiệm vụ phát hành tiền mà nó còn phải thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước giao phónhư: xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, điều hoà lưu thông tiền tệ, bảo quản các dự trữtiền tệ của Ngân hàng, cung cấp tín dụng cho các Ngân hàng và các tổ chức tài chính khác,kiểm soát khối lượng tín dụng sao cho phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế Lúc này, hệthống Ngân hàng được chia thành hai cấp: NHTƯ chuyên thực hiện chính sách tiền tệ và làNgân hàng cấp I; Các NHTM chuyên kinh doanh tiền tệ và là các tổ chức tài chính cónhiệm vụ chấp hành chính sách tiền tệ, chịu sự chỉ đạo quản lý của NHNN.
Qua các nhiệm vụ như vậy, chúng ta có thể thấy nhiệm vụ của NHTƯ trong việcthực hiện chính sách tiền tệ điều tiết vĩ mô là rất quan trọng
3.1 Điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông:
Trong nền kinh tế tiền tệ, mối quan hệ giữa khối lượng tiền tệ trong lưu thông vớikhối lượng hàng hoá có một tác động rất lớn đến việc ổn định và phát triển kinh tế Máccũng đề cập là: Phải bảo đảm mối quan hệ cân đối giữa khối lượng tiền cần thiết cho lưuthông và khối lượng tiền thực tế trong lưu thông
Như vậy điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông cho phù hợp với yêu cầu ổn định
và phát triển kinh tế giữ một vị trí quan trọng bậc nhất trong các nhiệm vụ của NHTƯ
Với tư cách là Ngân hàng của các Ngân hàng, NHTƯ giữ vai trò quyết định khốilượng tiền trong lưu thông qua các nghiệp vụ: Cho các NHTM vay, quyết định tỷ lệ dự trữpháp định đối với các NHTM, thực hiện chiết khấu và tái chiết khấu cho các NHTM, chongân sách Nhà nước vay…
Nói chung, NHTƯ có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để làm cho khốilượng tiền tệ trong lưu thông lớn lên, hoặc giảm đi tuỳ theo mục tiêu của chính sách tiền
tệ đã đề ra
3.2 Ổn định sức mua của đồng tiền nội địa:
Sức mua của đồng tiền mỗi nước chịu tác động từ nhiều phía, NHTƯ luôn phải tìmbiện pháp để ổn định sức mua của đồng tiền nội địa nhằm thực hiện chính sách kinh tếtrong nước và thực hiện chính sách kinh tế quốc tế có hiệu quả
- Trước tiên là sức mua của đồng tiền chịu tác động của quy luật cung cầu hànghoá: Khi cung hàng hoá lớn hơn cầu hàng hoá thì giá cả hàng hoá bị suy giảm và ngượclại khi cung hàng hoá thấp hơn cầu hàng hoá thì giá cả hàng hoá tăng lên
Trang 4Cả hai hiện tượng tăng hoặc giảm giá cả hàng hoá điều gây ra sự bất lợi cho sảnxuất và cho người tiêu dùng.
Khi giá cả hàng hoá tăng lên, tức là quỹ tiêu dùng bằng tiền của xã hội lớn hơn quỹhàng hoá hiện vật Trong trường hợp này NHTƯ tìm biện pháp để giảm quỹ tiêu dùng,tăng quỹ đầu tư cho sản xuất
Khi giá cả hàng hoá giảm, tức là quỹ tiêu dùng bằng tiền của xã hội đang nhỏ hơnquỹ hàng hoá hiện vật Trong trường hợp NHTƯ phải tìm biện pháp kích thích tiêu dùng
và kích thích sản xuất có hiệu quả
- Sức mua đồng tiền nội địa còn chịu tác động của giá vàng và ngoại tệ đặc biệt làngoại tệ
+ Khi giá vàng tăng lên, tức là sức mua của đồng tiền bị giảm sút và ngược lại, khigiá vàng giảm sút thì sức mua của đồng tiền tăng lên Khi giá vàng biến động cần có sự canthiệp của NHTƯ nhằm bảo đảm sự ổn định của giá vàng, làm cơ sở ổn định tiền tệ Giávàng ổn định, ít biến động còn là một yếu tố hạn chế cất giữ vàng trong nhân dân và nângcao khả năng thu hút tiền tiết kiệm trong công chúng
+ Khi thực hiện nền kinh tế mở cửa, quan hệ giữa ngoại tệ và nội tệ có sự tác độngqua lại rất gắn bó Điều đó thể hiện ở chỗ sự tăng giá hoặc giảm giá của đồng nội tệ so vớingoại tệ Khi đồng nội tệ giảm giá thường kích thích sản xuất hàng hoá để xuất khẩu ranước ngoài vì có lợi cho người xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu Ngược lại khi đồng nội
tệ tăng giá thì lại kích thích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu
3.3 Điều tiết sản xuất và thiết lập cơ cấu kinh tế:
Để làm được vai trò này, NHTƯ sử dụng các biện pháp cần thiết để phân phối tàinguyên quốc gia cho các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, nhằm tạo ra một sự cân đốigiữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển nhịpnhàng và cân đối
Bên cạnh đó NHTƯ còn là một cơ quan thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế
xã hội do được Nhà nước giao nhiệm vụ cung ứng tín dụng cho nền kinh tế và tạo điềukiện cụ thể cho các ngành kinh tế nhận được tín dụng hoặc hạn chế tín dụng của một sốngành kinh tế nào đó nếu sự phát triển của nó phá vỡ sự cân đối của nền kinh tế
Tuy NHTƯ không trực tiếp đầu tư kinh doanh, nhưng NHTƯ đóng một vai trò rấtquan trọng đó là quy định các chính sách tín dụng cụ thể cho các ngành kinh tế, các lĩnhvực kinh tế, áp dụng các loại lãi suất phân biệt đối với từng ngành kinh tế dựa trên các
Trang 5chiến lược phát triển kinh tế cũng như kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn của Nhànước.
Vấn đề đặt ra cho NHTƯ là phải có chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đó làcác dự án phát triển kinh tế xã hội tổng hợp bao gồm nhiều ngành nghề liên quan vớinhau, và qua dự án đó NHTƯ có chính sách tiền tệ - tín dụng cụ thể Thực chất của việcphân phối tín dụng cho các ngành kinh tế là phân phối tài nguyên cho các ngành kinh tế
sử dụng nó để tạo ra của cải vật chất cho xã hội và cung cấp dịch vụ cho xã hội Vì vậy,
mà khi kế hoạch cung ứng tín dụng của Ngân hàng được thực hiện, thì nó sẽ tạo ra một cơcấu kinh tế tương ứng
Hơn nữa cơ cấu kinh tế còn là sự biến đổi cho phù hợp của từng thời kỳ phát triềncủa nền kinh tế, nghĩa là có sự di chuyển vốn từ ngành này sang ngành khác, có sự tăngtốc độ phát triển của một ngành nào đó và phải hạn chế phát triển của một ngành khác
Sự thay đổi tốc độ phát triển của các ngành kinh tế, sự di chuyển vốn từ ngànhkinh tế này sang ngành kinh tế khác chỉ có thể hoạt động qua cơ chế hoạt động của tíndụng của ngành Ngân hàng là nhanh chóng và hiệu quả nhất
3.4 Chỉ huy toàn bộ hệ thống Ngân hàng của quốc gia:
Muốn thực hiện được vai trò chỉ huy của NHTƯ đối với toàn bộ hệ thống Ngânhàng của quốc gia thì đòi hỏi NHTƯ phải có quyền lực Mà cụ thể phải kiểm soát đượcmọi hoạt động về cung cấp tín dụng của các Ngân hàng kinh doanh, bằng cách sử dụngcác chính sách tiền tệ là thiết yếu
Bằng các kỹ thuật riêng của mình NHTƯ phải thường xuyên nắm được khối lượngtín dụng đã và sẽ được cung cấp cho nền kinh tế để có biện pháp thích ứng Hơn nữaNHTƯ còn phải nắm được khối lượng tín dụng đã, đang và sẽ cung cấp cho mỗi ngànhkinh tế để có thể có biện pháp điều tiết thích hợp, thiết lập cơ cấu của nền kinh tế theomục tiêu đã định trước
Hoạt động kinh tế tiền tệ có mục đích sâu xa của nó là tập trung và phân phối vốncho nền kinh tế Nhưng do điều kiện của nền kinh tế thị trường có vô số các chủ thể kinh
tế khác nhau, mà mỗi chủ thể điều có một chiến lược riêng, chiến thuật riêng để kinhdoanh, do đó, hoạt động của một chủ thể có thể dẫn đến sự vi phạm đến lợi ích chung củatoàn bộ nền kinh tế, chưa kể là nó còn có thể vì lợi ích riêng mà vi phạm các nguyên tắcchung Vì vậy không thể thiếu sự chỉ huy thống nhất để phân phối hành động, làm cho cácchủ thể đó phải tuân thủ pháp luật, đặt lợi ích chung của xã hội lên trên tất cả các lợi ích
Trang 6riêng lẽ Lợi ích riêng lẽ nào phù hợp với lợi ích chung của xã hội thì lợi ích đó được phéptồn tại và lợi ích riêng lẽ nào mâu thuẫn với lợi ích chung của xã hội thì cần phải loại trừ.
Trong hoạt động Ngân hàng cũng vậy, NHTƯ phải kiểm tra, kiểm soát hoạt độngcủa Ngân hàng kinh doanh để thống nhất lợi ích xã hội với lợi ích từng chủ thể kinhdoanh riêng biệt thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế đã đề ra
Tóm lại, khi NHTƯ thay đổi chính sách tiền tệ sẽ dẫn đến sự thay đổi dự trữ củaNHTM, sự thay đổi dự trữ của các NHTM sẽ làm thay đổi mức cung tiền tệ, sự thay đổimức cung tiền tệ sẽ dẫn đến sự biến động về lãi suất và khối lượng tín dụng tại thị trườngvốn, sự thay đổi về lãi suất và khối lượng tín dụng tạo ra tổng mức cầu của xã hội về đầu
tư và phát triển kinh tế
Đến đây ta thấy chính sách tiền tệ của Nhà nước cũng có một tác động quan trọngđến tổng mức cầu của xã hội Vì vậy, trong quá trình thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô củaNHTƯ không thể thiếu sự phối hợp chặt chẽ với sự hoạt động của hệ thống tài chính
II Mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia
Có thể thu gọn lại, chính sách tiền tệ của Nhà nước có 3 mục tiêu chủ yếu đó là: Tạocông ăn việc làm; tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng bản tệ
1 Công ăn việc làm cao
Việc làm cho người lao động là một vấn đề quan trọng đối với bất cứ quốc gia nàotrên thế giới Trong thực tế, chưa có một quốc gia nào đã xây dựng được một xã hội lýtưởng mà mọi người điều được lao động, lao động bằng khả năng của mình và đượchưởng các thành quả lao động đó Vì vậy, mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ làluôn luôn nhằm vào việc tạo công ăn việc làm cho mọi người Chúng ta có thể thấy rằng,khi nền kinh tế phát triển thì công ăn việc làm được tạo ra nhiều hơn, thất nghiệp giảm đi
và ngược lại, khi nền kinh tế trì trệ thì công ăn việc làm bị suy giảm, thất nghiệp tăng lên
Có thể nói rằng trong cơ chế thị trường không thể chống thất nghiệp triệt để được,
mà chính sách tiền tệ chỉ có thể nhằm vào mục tiêu lý tưởng là gia tăng sản lượng, tạocông ăn việc làm nhiều hơn và ổn định giá cả Mục tiêu tạo công ăn việc làm trong chínhsách tiền tệ của NHTƯ được thực hiện thông qua tác động vào đầu tư mở rộng phát triểnnền kinh tế Vì lao động là một trong những yếu tố tiềm năng của nền kinh tế, và khi đầu
tư tăng lên thì khả năng sử dụng tiềm năng này sẽ được tăng thêm
Điều cần lưu ý là trong nền kinh tế thị trường thì lạm phát và thất nghiệp là hai khíacạnh khó làm bạn, khi lạm phát tăng thì thất nghiệp giảm và ngược lại Phái trọng tiền hiện
Trang 7đại thì chủ trương rằng cần chống lạm phát, còn thất nghiệp hoàn toàn là do sự tự nguyện.
Vì thế, họ chấp nhận thất nghiệp cao để ngăn ngừa lạm phát cao Còn một số nhà kinh tếkhác thì chủ trương cần phải mua một tỷ lệ lạm phát thấp với một tỷ lệ thất nghiệp tươngứng Vì vậy, nó tạo điều kiện ổn định hơn và do vậy mà nó tránh được các cơn sốt kinh tế
do thất nghiệp và lạm phát
2 Tăng trưởng kinh tế
Đây là mục tiêu mà NHTƯ cần phải hướng tới Tuy sự tác động của tiền tệ đối với
sự tăng trưởng của nền kinh tế còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng có thể thấy được làmuốn cho nền kinh tế phát triển tốt, nhất thiết phải thực hiện quá trình tái sản xuất mởrộng, tức là phải sử dụng một phần thu nhập quốc dân để đầu tư mới, ngoài việc đầu tưgiản đơn
Mục tiêu quan trọng trong chính sách tiền tệ của NHTƯ là làm thế nào để tập trungmột bộ phận quan trọng của thu nhập quốc dân thặng dư chưa sử dụng phục vụ cho tái sảnxuất mở rộng nền kinh tế, để làm được điều đó thì thường NHTƯ sử dụng chính sách lãisuất Nâng lãi suất tiền gửi sẽ thu hút được nguồn vốn cho tín dụng dồi dào Nhưng khi lãisuất tiền gửi gia tăng thì lãi suất tiền vay cũng gia tăng và điều đó lại có tác động làm giảmđầu tư Hơn nữa khi lãi suất tiết kiệm gia tăng đã thu hút phần lớn quỹ chi tiêu của xã hội vànhư vậy làm hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm và do đó, nó làm hạn chế đầu tư
Theo lý luận của các nhà kinh tế học thì khi mức cung tiền tệ tăng lên, trong ngắnhạn lãi suất tín dụng sẽ giảm xuống, và do đó cầu đầu tư gia tăng và điều đó làm gia tăngsản lượng và tăng trưởng kinh tế Ngược lại, khi mức cung tiền giảm, trong ngắn hạn lãisuất tín dụng tăng sẽ hạn chế cầu đầu tư làm cho mức sản lượng giảm, tăng trưởng kinh tếchậm lại
Mặc dù, ngày nay chúng ta thấy rằng sự tác động vào quá trình gia tăng sản lượng
do nhiều yếu tố phức tạp khác như tâm lý tiêu dùng, giá cả thế giới có ảnh hưởng nhấtđịnh đến nền kinh tế của bất cứ nước nào, nhưng tiền tệ vẫn đóng vai trò chính yếu
3 Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng bản tệ
Mục tiêu quan trọng nhất của NHTƯ là kiểm soát và kiềm giữ lạm phát
- Lúc thế giới sử dụng chế độ kim bản vị, thì lạm phát được kiểm tra qua việcchính phủ quy định tỷ lệ tiền giấy mà một Ngân hàng có thể phát hành được so với sốvàng mà họ nhận được vào kho dự trữ Khi tiền mất giá người ta cho phép đổi tiền giấy để
Trang 8lấy vàng và khi tiền giấy lên giá cho phép đổi vàng lấy tiền giấy, nhờ vậy mà sức mua củatiền được ổn định.
- Ngày nay tiền giấy không được hưởng chế độ khả hoán Quyền phát hành nằmtrong tay Nhà nước và vì vậy nó dễ dàng bị lạm dụng để phát hành cho các chi tiêu củachính phủ hoặc phục vụ cho kinh doanh của ngành Ngân hàng mà nó có thể dẫn đến lạmphát bất kỳ lúc nào Vì vậy mà NHTƯ luôn luôn coi việc kiểm soát lạm phát là mục tiêucủa chính sách tiền tệ Nếu chính sách tiền tệ nhằm mở rộng cung ứng tiền tệ, giá cả hànghóa dịch vụ sẽ tăng lên, tất yếu dẫn đến lạm phát Ngược lại chính sách tiền tệ nhằm thắtchặt cung ứng tiền tệ sẽ làm cho giá cả hàng hóa dịch vụ giảm xuống và như vậy tỷ lệ lạmphát giảm xuống Vì vậy NHTƯ phải sử dụng các biện pháp cụ thể để kiểm tra khốilượng tiền trong lưu thông nhằm ngăn ngừa lạm phát xảy ra ở mức không mong đợi
Kiểm soát lạm phát được biểu hiện trước hết ở chỗ ổn định giá trị đối nội của đồngtiền, tức là sức mua của nó đối với hàng hóa và dịch vụ trên thị trường trong nước Mặtkhác, nó còn được biểu hiện sự ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền, được đo bằng tỷgiá hối đoái thả nổi Trong nền kinh tế mở, cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế,
tỷ giá đồng tiền trở thành mối quan tâm của các quốc gia Bởi lẽ, một sự tăng lên tronggiá trị đồng bản tệ so với ngoại tệ sẽ hạn chế sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế, hạnchế xuất khẩu Ngược lại, giá trị đồng bản tệ giảm xuống so với ngoại tệ sẽ khuyến khíchxuất khẩu, hạn chế nhập khẩu… Giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền có mối quan hệmật thiết với nhau Muốn ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước phải cóbiện pháp ổn định giá cả hàng hóa và dịch vụ trong nước và ổn định tỷ giá hối đoái
Lạm phát vừa phải và nhẹ nhàng đôi khi là liều thuốc bổ quan trọng kích thích sảnxuất phát triển
4 Quan hệ giữa các mục tiêu.
Trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ không thể tuyệt đối hoá một mục tiêunào, vì nhìn một cách tổng quát và lâu dài thì các chính sách tiền tệ có quan hệ chặt chẽvới nhau, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau Về dài hạn, các mục tiêu không xung đột với nhaunhưng trong ngắn hạn các mục tiêu có sự xung đột, mâu thuẫn nhất định:
Thứ nhất, là mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát: khi tăng trưởng kinh
tế cao thì sẽ làm cho thu nhập tăng lên tất yếu dẫn đến giá cả tăng, tức là lạm phát tăng.Muốn kiểm soát lạm phát thì phải hy sinh một phần tốc độ tăng trưởng kinh tế
Trang 9Thứ hai, là mâu thuẫn giữa lạm phát và thất nghiệp: khi thực thi chính sách tiền tệnhằm giải quyết vấn đề thất nghiệp thì sẽ làm gia tăng lạm phát và ngược lại, nếu làmgiảm lạm phát thì sẽ tăng tỷ lệ thất nghiệp Vì vậy, trong ngắn hạn NHTƯ cần phải lựachọn một mục tiêu để hướng tới và hy sinh mục tiêu còn lại.
Về mặt lý thuyết, để chính sách tiền tệ tác động được đến các biến số vĩ mô củanền kinh tế, NHTƯ luôn phải xác định rõ ràng chiến lược tiếp cận của mình, trong đó vấn
đề cơ bản và tiên quyết là xác định tập hợp các mục tiêu cần đạt được bao gồm mục tiêucuối cùng, mục tiêu trung gian và mục tiêu hoạt động Thông thường, mục tiêu cuối cùngcủa chính sách tiền tệ được các NHTƯ thống nhất lựa chọn là ổn định giá trị tiền tệ, thúcđẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc (còn gọi là mục tiêu giá cả, sản lượng và công ănviệc làm cao) Ngoài ra, tuỳ vào điều kiện cụ thể, NHTƯ còn lựa chọn thêm các mục tiêu
ổn định lãi suất, ổn định thị trường tài chính và ổn định thị trường ngoại hối Tuy nhiên,trong hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của mình, không phải lúc nào NHTƯ cũngđạt được tất cả các mục tiêu đặt ra; trong ngắn hạn, đôi khi NHTƯ phải tạm thời từ bỏmục tiêu giảm lạm phát để tập trung khắc phục tình trạng thất nghiệp cao đột ngột
III Các công cụ của chính sách tiền tệ
1 Các loại chính sách tiền tệ:
Các chính sách tiền tệ của một quốc gia có thể tóm gọn lại thành 2 loại chính sáchđịnh lượng như sau:
1.1 Chính sách mở rộng tiền tệ:
Chính sách mở rộng tiền tệ là chính sách nhằm cung cấp thêm số tiền cho nền kinh
tế nhằm khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm
1.2 Chính sách thu hẹp tiền tệ:
Chính sách thu hẹp tiền hay còn gọi là chính sách thắt chặt tiền tệ là chính nhằm làmgiảm khối lượng cung ứng tín dụng sẵn có cho đầu tư, nhằm hạn chế đầu tư, ngăn chặn sựphát triển quá đà của nền kinh tế, ngăn chặn lạm phát có thể xảy ra trong tương lai
Để thực hiện các chính sách tiền tệ trên, NHTƯ có thể sử dụng nhiều loại công cụkhác nhau, tuỳ theo điều kiện thực tế cụ thể và nhận thức cụ thể của các nhà lãnh đạoNHTƯ quốc gia đó về tính năng và tác dụng của nó đói với nền kinh tế
2 Các công cụ của chính sách tiền tệ:
2.1 Các công cụ gián tiếp bao gồm:
2.2.1 Nghiệp vụ thị trường mở
Trang 10Đây là biện pháp mà NHTƯ tuỳ theo mục tiêu của chính sách tiền tệ của mình, cóthể mua hoặc bán các giấy tờ có giá mà chủ yếu là tín phiếu kho bạc Nhà nước trên thịtrường mở để làm thay đổi lượng tiền cung ứng trong lưu thông.
- Muốn tăng tiền trong lưu thông thì NHTƯ mua một lượng chứng khoán nhấtđịnh Nếu là chứng khoán do các NHTM bán cho NHTƯ thì sẽ làm cho dự trữ củaNHTM thừa ra do NHTM nhận được tiền của NHTƯ về việc mua chứng khoán NếuNHTƯ mua chứng khoán từ công chúng bán thì công chúng sẽ chuyển tiền nhận được từbán chứng khoán đó vào tài khoản tiền gửi của họ tại NHTM
- Muốn giảm lượng tiền trong lưu thông thì NHTƯ ra một lượng chứng khoán nhấtđịnh Nếu các NHTM mua chứng khoán sẽ làm giảm bớt dự trữ của mình, còn nếu nhưcông chúng mua chứng khoán thì chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi của mình ở NHTMcho NHTƯ cho nên cũng làm giảm dự trữ của NHTM
- Ưu điểm của biện pháp thị trường mở
+ NHTƯ hoàn toàn kiểm soát được thị trường mở
+ NHTƯ có thể can thiệp được một số lượng tiền cung ứng lớn hay nhỏ
+ NHTƯ thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, dễ dàng, chi phí thấp
+ NHTƯ có thể đảo ngược tình thế một cách dễ dàng, nghĩa là: nếu họ cảm thấymua vào nhiều quá làm số tiền cung ứng tăng quá nhiều thì họ có thể bán ra để làm giảm
số tiền cung ứng
- Nhược điểm của biện pháp tham gia thị trường mở của NHTƯ là chỉ có thể ápdụng trong điều kiện mà hầu hết tiền trong lưu thông điều nằm ở tài khoản tại Ngân hàng.Như ở các nước phát triển hiện nay 60 - 80% tiền trong lưu thông là ở tại các tài khoảnNgân hàng nên việc thực hiện các biện pháp này rất hữu hiệu
2.2.2 Chính sách chiết khấu
Chính sách chiết khấu là công cụ của NHTƯ trong việc thực thi chính sách tiền tệbằng cách cho vay tái cấp vốn cho các NHTM Khi NHTƯ cho các NHTM vay làm tăngthêm tiền dự trữ của các Ngân hàng, từ đó làm tăng thêm lượng tiền cung ứng NHTƯkiểm soát công cụ này bằng cách tác động đến lãi suất chiết khấu và hạn mức chiết khấu
2.2.2.1 Lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu là lãi suất các khoản vay mà NHTƯ cho NHTM vay Đây làcác khoản vay ứng trước không có tài sản bảo đảm
Trang 11Như vậy, NHTƯ sẽ thay đổi lãi suất chiết khấu để làm cho các NHTM quyết định
đi vay hoặc trả lại các món vay chiết khấu từ NHTƯ Khi NHTƯ hạ lãi suất chiết khấu thì
sẽ mở rộng khoảng cách giữa lãi suất thị trường và lãi suất chiết khấu nên khuyến khíchcác NHTM vay nhiều hơn ở NHTƯ làm lượng tiền cung ứng tăng lên Ngược lại, khiNHTƯ tăng lãi suất chiết khấu thì sẽ thu hẹp khoảng cách giữa lãi suất thị trường và lãisuất chiết khấu nên hạn chế các NHTM đi vay ở NHTƯ làm lượng tiền cung ứng giảm
Hạn chế đối với nghiệp vụ vay chiết khấu là NHTƯ không kiểm soát được hoàntoàn khối lượng vay chiết khấu mà NHTM sẽ vay NHTƯ Bởi vì, NHTƯ chỉ có thể thayđổi lãi suất chiết khấu nhưng không thể bắt buộc các NHTM phải vay chiết khấu ở NHTƯ
2.2.2.2 Hạn mức chiết khấu
Hạn mức chiết khấu là số dư nợ tối đa mà NHTƯ sẽ cho các NHTM vay Bởi vì,mục tiêu quan trọng nhất của NHTƯ khi cho các NHTM vay là: NHTƯ là người cho vaycuối cùng Do vậy, NHTƯ không muốn cho các NHTM tích cực đi vay để thu lợi nhuậnnhờ khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất chiết khấu Vì thế, NHTƯchỉ cho các NHTM vay trong một hạn mức nào đó, nếu đã sử dụng hết hạn mức cho vaythì NHTƯ sẽ từ chối cho vay chiết khấu tiếp
2.2.3 Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là số tiền mà NHTM bắt buộc phải dự trữ để phòng trừtrường hợp khách hàng đến rút tiền thì Ngân hàng có khả năng thanh toán, tránh lâm vàotình trạng mất khả năng thanh toán cho khách hàng dẫn đến hoảng loạn Ngân hàng
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ phần trăm trên tiền gửi của NHTM nhận được đểNHTM biết được số tiền mà họ có thể cho vay và số tiền mà họ có thể gửi vào tài khoản
dự trữ hoặc tiền mặt mà gửi lạ tại két theo quy định
Tiền dự trữbắt buộcphải có
=
Tỉ lệ dựtrữ bắtbuộc
x Tiền gửi
nhận đượcVới quy định như thế, trước hết NHTƯ có thể nắm được số lượng tín dụng màNgân hàng đó đã cung cấp cho nền kinh tế Hơn nữa, với quy định như trên thì hệ thốngNHTM có thể mở rộng tín dụng ra nhiều lần theo công thức:
Tiền gửi mới được tạo ra = Tiền dự trữ ban đầu x 1 / tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Trong đó: 1 / tỷ lệ dự trữ bắt buộc là hệ số nhân tiền, với hai giả thiết:
Trang 12- Các NHTM cho vay hết số tiền có thể cho vay, tức là dự trữ vượt mức bằng không.
- Các khoản tiền gửi do các NHTM tạo ra đều được giữ lại trong hệ thống Ngân hàng.Nếu với tỷ lệ dự trữ pháp định là 10% thì lượng tiền gửi sẽ tăng lên 10 lần và số tíndụng có khả năng phát ra do hệ thống NHTM đó là 9 lần số tiền gửi nhận được đầu tiên
Để khống chế hoặc mở rộng tín dụng cho nền kinh tế theo ý muốn, NHTƯ cần quyđịnh tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc Khi tỷ lệ dự trữ pháp định tăng lên thì khả năngtín dụng giảm và ngược lại Tuy nhiên, việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể gây nênlộn xộn không thể kiểm soát được của hệ thống NHTM như: NHTƯ muốn nhanh chónggiảm lượng tiền cung ứng nên đã nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 5% lên 10% làm cho cácNHTM nhận thấy rằng họ không có đủ dự trữ để đáp ứng yêu cầu của NHTƯ đề ra vàkhông có đủ dự trữ để đáp ứng các hoạt động hàng ngày của họ Vì thế lúc này NHTM sẽtìm cách bán chứng khoán, thu hồi các món vay, vay từ các Ngân hàng khác… Nếu chỉmột Ngân hàng làm như vậy thì không sao nhưng nhiều Ngân hàng đều làm như vậy thì
hệ thống Ngân hàng sẽ xảy ra tình trạng tranh giành tính thanh khoản, gây nên lộn xộntrong hệ thống Ngân hàng và có thể gây ra hoảng loạn Ngân hàng
Vì vậy, công cụ này không được khuyến khích sử dụng thường xuyên, nếu có sửdụng thì thay đổi với tỷ lệ nhỏ
- Ưu điểm của biện pháp này là NHTƯ có thể tác động trực tiếp vào các dự án kinh
tế nào có lợi nhuận cao nhất mới được vay vốn Ngân hàng và như vậy cũng có nghĩa là loại bỏ các dự án kinh tế có lợi nhuận thấp mà theo chuyên gia Ngân hàng thì đầu tư vào các dự án đó không có lợi
Để có thể thực hiện được các biện pháp này có hiệu quả đòi hỏi Ngân hàng phải nắmđược trong tay các dự án đầu tư từ trước để ấn định được khối lượng tín dụng phù hợp
- Nhược điểm của biện pháp này là:
Trang 13+ Nhược điểm thứ nhất của nó là nếu lãi suất Ngân hàng được ấn định không sát đúng với nền kinh tế thì có thể xảy ra 2 hiện tượng sau:
Lãi suất Ngân hàng quá thấp sẽ làm cho cầu tiền tệ tăng nhanh hơn dự đoán và Ngân hàng sẽ lúng túng khi đáp ứng
Khi lãi suất Ngân hàng quá cao sẽ làm cho cầu tiền tệ giảm đi, đầu tư suy giảm mà nếu Ngân hàng không điều chỉnh kịp sẽ làm bỏ lỡ cơ hội đầu tư
+ Nhược điểm thứ hai là tính linh hoạt của thị trường tiền tệ sẽ bị suy giảm, các NHTM sẽ gặp khó khăn khi vốn huy động nhiều nhưng không cho vay được
* NHTƯ cũng có thể áp dụng lãi suất tiền gửi quy định cho các NHTM và các địnhchế tài chính phải thực hiện Biện pháp này cũng có ưu nhược điểm sau:
- Ưu điểm: là ngay lập tực hệ thống Ngân hàng trong một thời hạn ngắn có thể huyđộng được một lượng tiền gửi lớn nếu lãi suất tiền gửi cao hơn lợi nhuận kinh doanh, hoặc hạn chế việc gửi tiền bằng cách quy định lãi suất thấp, buộc người có tiền phải sử dụng các hình thức sinh lợi khác như mua bất động sản, trái phiếu, cổ phiếu
- Nhược điểm: Các NHTM cũng không còn linh hoạt trong kinh doanh của mình
mà phải tuân theo các quy định của NHTƯ Hơn nữa nếu lãi suất ấn định không phù hợp với thực tế thì có thể xảy ra hậu quả là, hoặc người có tiền tìm cách chuyển tiền đến Ngânhàng để hưởng lợi tức Vì vậy, đầu tư sẽ suy giảm khi gửi tiền ổn định và ít rủi ro, hoặc người có tiền sẽ không gửi tiền ở Ngân hàng nữa mà đầu tư vào động sản, dự trữ vàng nếuvàng có khuynh hướng tăng giá
* Chúng ta có thể thấy rằng ấn định lãi suất cho cả 2 trường hợp như trên là rất khóchính xác và khó có thể bám sát được diễn biến hàng ngày, hàng giờ của thị trường tiền
tệ Để khắc phục tình trạng này, nếu NHTƯ muốn bảo vệ quyền lợi của các Ngân hàng,NHTƯ ấn định mức lãi suất cao nhất của lãi suất tiền cho vay, còn sự biến động dưới mựccao nhất đó do NHTM tự thích ứng với thị trường Nếu nhằm bảo vệ quyền lợi cho kháchhàng của NHTM, thì NHTƯ thường quy định mức lãi suất tối thiểu cho tiền gửi và mứctối đa cho tiền vay NHTƯ muốn kiểm soát được lãi suất, bởi vì lãi suất có tác động mạnhđến tiết kiệm và đầu tư, qua đó tác động vào tăng trưởng kinh tế và giá cả
.Lãi suất là nhân tố trung tâm của nền kinh tế, nó biểu hiện sự tác động của cung - cầu tiền tệ và quyết định khối lượng đầu tư của nền kinh tế, tức là quyết định đến sản lượng, công ăn việc làm, giá cả và lạm phát
Trang 14Sự nhạy cảm của lãi suất đối với đầu tư là rất lớn, vì vậy mà ít có Nhà nước nào quy định trực tiếp lãi suất Ngân hàng.
lệ thất nghiệp, tỷ giá, thâm hụt ngân sách nhà nước, tốc độ lưu thông tiền tệ Trên cơ sở
đó hạn mức tín dụng dược phân bổ cho các NHTM, cho từng thời kì phù hợp với mục tiêuchính sách tiền tệ
Để kiểm soát mức tăng trưởng quá nóng của tín dụng trong nền kinh tế, NHTƯ quy định hạn mức tín dụng tối đa cho từng NHTM.Trong phần lớn các trường hợp, nhữnghạn mức riêng này được xác địn căn cứ vào tỷ trọng cho vay của nó trong quá khứ so với tổng mức cho vay của hệ thống Ngân hàng NHTM chỉ được cấp tối đa cho nền kinh tế bằng hạn mức tín dụng được quy định
Hiện nay một số nhà nghiên cứu của Việt Nam đang cho đây là biện pháp hay vì
nó là một kế hoạch chắc chắn khối lượng tiền tệ trong lưu thông Nhưng đối với nền kinh
tế hàng hoá, thì xác định một khối lượng tín dụng một cách chắc chắn như vậy là một điềukhó thực hiện được Mà có chăng, đó chỉ là dự đoán có thể xảy ra trong tương lai để chuẩn bị các điều kiện cần thiết thực hiện nó, nhưng lại dựa trên yêu cầu là để cho quy luật cung cầu được tự do hoạt động chứ không bắt ép nền kinh tế phải nhận một khối lượng tín dụng đã định sãn
Hơn nữa việc ấn định hạn mực tín dụng trực tiếp như vậy chỉ có thể thực hiện được trong nền kinh tế chỉ có hệ thống Ngân hàng quốc doanh, có nghĩa là Ngân hàng phải thực hiện các chỉ tiêu tín dụng theo hạn mực mà NHTƯ đã cấp Nhưng trong nền kinh tế thị trường việc vay vốn và cho vay vốn luôn luôn bị quy luật cung cầu chi phối cho nên biện pháp này không còn tác dụng như trong nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung
IV Vai trò và nội dung của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở
1 Thế nào là một nền kinh tế mở
Trang 15Nền kinh tế mở là nền kinh tế có trao đổi thương mại và chu chuyển vốn giữa nướcnày với nước khác Mức độ mở cửa của một nền kinh tế có thể biểu hiện bởi chỉ số tổnggiao dịch ngoại hối hoặc tỷ lệ giữa tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá với GDP.
Nền kinh tế mở kết nối với thị trường thế giới theo hai cách: Thị trường hàng hoá
và thị trường tài chính thế giới biểu hiện cụ thể là xuất khẩu ròng (NX, phần chênh lệchgiữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu) và đầu tư nước ngoài ròng (NFI, phần chênhlệch giữa lượng tài sản nước ngoài do dân cư trong nước mua và lượng tài sản trong nước
do người nước ngoài mua)
2 Ảnh hưởng của toàn cầu hoá đến cơ chế tác động của chính sách tiền tệ
Điều hành chính sách tiền tệ đó là quá trình kiểm soát cung tiền, tín dụng củaNHTƯ bằng tổng thể các biện pháp nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là ổn định hệthống tiền tệ, ổn định giá cả ở mức hợp lý, qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế bề vững.Chính vì vậy mà hội nhập kinh tế thế giới mang lại không ít những cơ hội và thách thứccho điều hành, thực thi chính sách tiền tệ của NHTƯ Cụ thể :
Hội nhập quốc tế sẽ buộc các Ngân hàng phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường
và minh bạch hơn Nâng cao tính cạnh tranh và kỷ luật thị trường trong hoạt động Ngânhàng sẽ khuyến khích tạo ra những Ngân hàng có quy mô lớn về tài chính kinh doanh cóhiệu quả hơn, các Ngân hàng yếu kém sẽ bị đào thải hoặc phải vươn lên nếu muốn tồn tại
Do vậy, khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng sẽ được nâng cao Đây là động lực chínhthúc đẩy cải cách của mỗi Ngân hàng và toàn bộ hệ thống Ngân hàng
Hội nhập quốc tế thúc đẩy cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nănglực hoạt động của các cơ quan tài chính NHTƯ cũng phải tính đến việc cải cách căn bản
Trang 16năng lực hoạt động, xây dựng và thực thi chính sách, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phùhợp với thông lệ quốc tế Hội nhập quốc tế đòi hỏi phải loại bỏ các biện pháp bảo hộ, baocấp vốn, tài chính đối với các NHTMNN.
- Thách thức trong điều hành tài chính tiền tệ
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy về dài hạn, hội nhập quốc tế cũng đặt ra nhữngthách thức nhất định trong điều hành chính sách tiền tệ:
Những diễn biến trên thị trường hàng hoá và tài chính toàn cầu sẽ có ảnh hưởngnhiều hơn tới quá trình hoạch định chính sách của NHTƯ, như mức chênh lệch giữa lãisuất trong nước và lãi suất nước ngoài sẽ là một nhân tố quan trọng cần xem xét tới khiđiều hành các công cụ chính sách tiền tệ
NHTƯ sẽ phải chú trọng nhiều hơn tới công tác nghiên cứu dự báo, xác địnhnhững biến động trên thị trường quốc tế có khả năng ảnh hưởng hay lây lan tới thị trườngtài chính trong nước và đưa ra quyết định kịp thời về các phản hồi chính sách cần thiết đểgiảm thiểu những tác động bất lợi đối với nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chínhtrong nước nói riêng
Việc mở cửa thị trường tài chính nội địa sẽ làm tăng tủi ro thị trường do các tácđộng từ bên ngoài, hạn chế khả năng tận dụng năng lực tỷ giá, lãi suất giữa thị trườngtrong nước và quốc tế Hệ thống Ngân hàng trong nước cũng phải đối mặt lớn hơn với rủi
ro khủng hoảng, các cú sốc kinh tế tài chính, khu vực, sự lây truyền của khủng hoảng
3 Sự cần thiết phải thay đổi chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở ở Việt Nam.
Qua các phân tích trên, chúng ta thấy những thuận lợi và các thách thức của toàncầu hóa kinh tế đối với Việt Nam trong quá trình phát triển, toàn cầu hoá kinh tế ảnhhưởng lớn đến tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt đối với chính sáchthương mại và chính sách tiền tệ Hội nhập quốc tế thúc đẩy cải cách thể chế, hoàn thiện
hệ thống pháp luật và năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý tài chính Cơ quanquản lý hoạt động Ngân hàng - NHNN và Bộ Tài chính cũng phải tính đến việc cải cáchcăn bản năng lực hoạt động, xây dựng và thực thi chính sách, hoàn thiện khuôn khổ pháp
lý phù hợp với thông lệ quốc tế Hội nhập quốc tế đòi hỏi phải loại bỏ các biện pháp bảo
hộ, bao cấp vốn, tài chính đối với các NHTMNN, điều này tạo ra cho lãnh đạo cácNHTMNN có thêm động lực để tự cải cách, tăng cường năng lực cạnh tranh bằng chínhmình, hạn chế trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước Tất cả các biện pháp cải cách vĩ mô và vi
Trang 17mô nhằm tạo lập môi trường hoạt động Ngân hàng an toàn, hiệu quả, hệ thống tiền tệNgân hàng có khả năng thích ứng cao đối với môi trường toàn cầu.
Luồng vốn tự do luân chuyển, sự tiếp xúc với thị trường vốn quốc tế trong toàn cầuhoá kinh tế mang lại cho quốc gia cả lợi ích và rủi ro Toàn cầu hoá tài chính mang lại lợiích lớn cho các nước lớn có thu nhập trung bình trong những năm gần đây, nhưng nó cũnggắn liền với khủng hoảng tài chính với các phí tổn to lớn Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằngtrong dài hạn tính rủi ro này sẽ được giảm xuống do việc đa dạng hoá danh mục tài sản, và
sự phát triển lành mạnh hơn ở khu vực tài chính Các nước cần có các thể chế chính sách tốthơn để có thể tránh né rủi ro và thu được lợi ích từ sự hội nhập tài chính Nếu không có một
hệ thống tài chính trong nước vững mạnh thì sự hội nhập vào thị trường vốn quốc tế có thểdẫn tới thảm hoạ như đã từng xảy ra với Thái Lan, Indonêxia và Hàn Quốc vào năm 1997.Điều này đòi hỏi NHTƯ phải đẩy mạnh việc đổi mới ,nâng cao hiệu quả điều hành chínhsách tiền tệ, xác định rõ các mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và cơ chế truyền tải tácđộng của chính sách tiền tệ đến mục tiêu chính sách tiền tệ
Việt Nam vừa mới gia nhập WTO, thị trường tài chính - tiền tệ chắc chắn sẽ cónhiều thay đổi lớn Do vậy, để tránh tình trạng lúng túng, bị động, ngay từ bây giờ, chúng
ta phải tiến hành nghiên cứu đưa ra các dự báo để có cơ sở tổ chức hoạt động và quản lýthị trường này có hiệu quả Do vậy, đối với các Ngân hàng trong nước, việc chiếm lĩnh vàduy trì thị phần, thoả mãn nhu cầu của khách hàng sẽ trở nên khó khăn hơn nếu không cónhững đổi mới và thích ứng cần thiết Xác lập một khuôn khổ chính sách tiền tệ hoànchỉnh, lành mạnh với các nhóm mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian, mục tiêu cuốicùng của chính sách tiền tệ và một cơ chế chuyển tải tác động chính sách tiền tệ hiệu quả,hoạt động ổn định trên nền tảng dữ liệu kinh tế vĩ mô đầy đủ, có cùng chất lượng là nhiệm
vụ quan trọng hiện nay nhằm nâng cao hiệu lực điều hành chính sách tiền tệ, từng bướcđưa NHNNVN trở thành một NHTƯ hiện đại trong khu vực và thế giới