Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở Việt Nam
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Quan hệ kinh tế quốc tế cùng với mối quan hệ về chính trị, ngoại giao,văn hoá là những nhân tố quan trọng cấu thành nên bức tranh tổng thể về quanhệ quốc tế ở mỗi thời kỳ lịch sử nhất định Nó ra đời và phát triển trên cơ sởphân công lao động quốc tế, bao gồm một hệ thống đa dạng và phong phú cáchoạt động như: thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, chuyển giao công nghệ Cùng với xu thế toàn cầu hoá trong quan hệ quốc tế nói chung, hoạt động kinh tếquốc tế đang đạt được bước phát triển mạnh chưa từng thấy mang tính thời đạisâu sắc và sẽ còn tiếp tục được bổ sung, phát triển hơn nữa bởi những nhân tốmới trong tương lai Trong bối cảnh đó, các tranh chấp phát sinh trong hoạtđộng kinh tế quốc tế nói chung và các hoạt động thương mại nói riêng có xuhướng gia tăng và diễn biến phức tạp đòi hỏi phải có những phương thức giảiquyết nhanh chóng, hiệu quả nhằm bảo đảm cho các hoạt động đó được diễn ramột cách liên tục và thuận tiện.
Tuy nhiên, giải quyết tranh chấp thương mại là vấn đề vô cùng phức tạpdo tham gia vào các quan hệ này có nhiều chủ thể với những địa vị pháp lýkhông giống nhau, thuộc những hệ thống pháp luật khác nhau Do đó, việc lựachọn được một phương thức giải quyết tranh chấp hợp lý là một vấn đề có ýnghĩa quyết định trong việc đảm bảo và thúc đẩy các hoạt động thương mại quốctế phát triển thuận lợi Trên thực tế, toà án là cơ quan có đủ chức năng để thựchiện những cơ sở pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp nói chung Song cácđặc tính gay gắt, phức tạp và sòng phẳng của các hoạt động thương mại thì bêncạnh toà án còn có những biện pháp giải quyết tranh chấp khác có hiệu quả hơnnhiều Một trong những biện pháp đó là "Trọng tài".
Là một thành viên trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam không thể đứngngoài xu thế phát triển chung của thế giới Đảng và Nhà nước ta chủ trương mởrộng quan hệ hợp tác và phát triển về kinh tế với các quốc gia khác và hội nhậpngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu Năm 1986, Nghị quyết Đại hội VIcủa Đảng đề ra đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế quản lý
Trang 2tập trung, bao cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, vậnhành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hộichủ nghĩa Sự chuyển đổi tư duy kinh tế có ý nghĩa lớn lao này đã đặt nền móngcho sự phát triển, tăng trưởng kinh tế liên tục của nước ta hơn 15 năm qua.Từkhi chúng ta thực hiện chính sách mở cửa, Việt Nam đã có quan hệ thương mạivới hơn 100 nước trên thế giới, ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại songphương và đa phương trong đó tiêu biểu là Hiệp định thương mại Việt - Mỹ,Hiệp định về buôn bán hàng dệt may Việt Nam - EU, Hiệp định về khu vực mậudịch tự do AFTA Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN, tham gia tổchức kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác kinh tế á -Âu (ASEM) Hiện nay Việt Nam đang là quan sát viên của tổ chức thương mạithế giới WTO.
Bối cảnh đó đặt ra cho Việt Nam nhiều thời cơ để phát triển nhưng cũngkhông ít thách mà chúng ta phải đối mặt, đặc biệt là việc giải quyết các tranhchấp thương mại Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có một chế định pháp luật hiệnđại về trọng tài vì đây là một trong những phương thức giải quyết tranh chấphữu hiệu nhất hiện nay.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, em xin tìm hiểu và phân tích cụ thể vềcơ chế giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài và thực tiễn ở Việt Namvề vấn đề này Về bố cục, bài tiểu luận gồm có: Lời nói đầu, 3 chương và lời kếtluận Cụ thể là:
Chương I: Một số khái niệm chung
Chương II: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở ViệtNam.
Chương III: Đánh giá chung về pháp lệnh trọng tài thương mại 2003và một số đề kiến nghị Doanh nghiệp Việt Nam đón nhận trọng tài như thếnào trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay Xu hướng phát triểnvăn hoá trọng tài thương mại quốc tế.
Trang 3CHƯƠNG I
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG
1 KHÁI NIỆM TRỌNG TÀI VÀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI1.1 Khái niệm trọng tài trong khoa học pháp lý Quốc tế.
Ở tất cả các nước trên thế giới, các tranh chấp dân sự dù có hay không cóyếu tố nước ngoài đều được giải quyết không chỉ bằng toà án mà bằng cả trọngtài Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp độc lập và ngày càng được sửdụng rộng rãi trong thực tiễn xét xử quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực quan hệkinh tế quốc tế.
Cuối thế kỷ 19, người ta đã cố gắng hợp thức hoá tính cách pháp lý chohình thức trọng tài qua hai Hội nghị Quốc tế Đó là hội nghị Hoà bình tổ chức tạiLa - Hay Hà Lan vào năm 1899 và 1907 Hai hội nghị này đã đi đến việc soạnthảo quy chế và thủ tục và nỗ lực hướng dẫn các quốc gia áp dụng triệt để cáchiệp ước trọng tài.
Cũng như các thuật ngữ khoa học pháp lý khác, khái niệm "Trọng tài"được đề cập nhiều trong luật quốc tế Định nghĩa sớm nhất về trọng tài được nêutrong Công ước La - Hay năm 1988, theo đó: "Trọng tài là nhằm để giải quyếtnhững bất đồng giữa các bên thông qua một người thứ ba do chính các bên lựachọn trên cơ sở tôn trọng luật pháp".
Hiệp định La - Hay 1907 qui định: "Trọng tài quốc tế có đối tượng giảiquyết là những tranh chấp giữa các quốc gia qua sự can thiệp của những trọngtài viên do các quốc gia tranh chấp tự chọn và đặt trên cơ sở của sự tôn trọngluật pháp".
Theo giáo sư Ph.Farrchar thuộc trường đại học Pans II thì: "Trọng tài làmột phương thức giải quyết tranh chấp, theo đó các bên giao cho một cá nhân(trọng tài viên) thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ với nhau".
Luật sư toà thượng thẩm Paris Didier Skonicki định nghĩa ngắn gọn:"Trọng tài là toà án tư, do ý chí của đôi bên tranh chấp Nó cũng xét xử như toàán nhà nước".
Trang 4Tựu trung lại, có thể hiểu trọng tài là phương thức giải quyết một số hoặctoàn bộ các tranh chấp đã và sẽ phát sinh giữa các bên mà pháp luật cho phépđược giải quyết bằng một cơ quan xét xử do các bên thoả thuận lập ra.
Như vậy, biện pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có hai điểm cơbản, đó là: "Sự lựa chọn của hai bên" và "trên cơ sở tôn trọng pháp luật" Cácbên có quyền thoả thuận và lựa chọn thành phần trọng tài Đây là một phầntrong quyền độc lập tối cao mà cơ chế này đem lại cho các bên đương sự Haibên có thể tự thoả thuận để chọn biện pháp trọng tài,tự lập ra hội đồng trọng tàiđể giải quyết vụ tranh chấp Đặc điểm này tạo ra ưu điểm lứon cho trọng tài vì ýkiến của hai bên đương sự được đề cao và tôn trọng nên phán quyết trọng tàiđưa ra dễ được chấp nhận và thực hiện trên cơ sở tôn trọng pháp luật Do đó tốtụng trọng tài cũng như phán quyết trọng tài sẽ có tính luật pháp Tính hợp phápcủa tố tụng trọng tài sẽ có tính ràng buộc đối với các bên.
Qua đó ta thấy, trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp trên cơsở pháp luật, một phương thức mang tính chất duy trì luật pháp chứ không mangtính chất thay đổi hay tạo ra luật pháp.
1.2 Khái niệm trọng tài thương mại.
1.2.1 Khái niệm trọng tài thương mại quốc tế.
Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp phát sinhtừ các quan hệ thương mại quốc tế mà pháp luật cho phép giải quyết được bằngtrọng tài.
Trọng tài thương mại quốc tế là một trong những phương thức chủ yếu đểgiải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại quốc tế Trongpháp luật và thực tiễn quốc tế, cũng như pháp luật của nhiều nước, công nhận cóhai loại trọng tài chủ yếu là trọng tài adhoc và trọng tài thường trực.
a Trọng tài ad - hoc:
Trọng tài ad - hoc là thể loại trọng tài được các bên thành lập ra chỉ đểgiải quyết một vụ tranh chấp cụ thể, sau khi vụ tranh chấp đã được giải quyếtxong thì trọng tài ad - hoc tự giải thể Do đó, trọng tài ad - hoc còn được gọi làtrọng tài vụ việc, trọng tài đặc biệt, trọng tài đặc nhiệm
Trang 5Hình thức trọng tài này có đặc điểm là không có trụ sở cố định như trọngtài thường trực, không lệ thuộc vào bất kỳ quy tắc xét xử nào Trong các vụtranh chấp sử dụng trọng tài ad - hoc, thì các bên thường thống nhất có mộttrọng tài viên.
Trọng tài ad - hoc có một số đặc điểm sau:
- Quyền lựa chọn trọng tài viên của các bên đương sự hoặc của người thứba không bị giới hạn vào một danh sách có sẵn như ở hình thức trọng tài thườngtrực.
- Các bên đương sự có toàn quyền trong việc xác lập quy chế tố tụng: vềtổ chức hội đồng trọng tài, quá trình tố tụng Nghĩa là các bên tranh chấp có thểtự định đoạt các cách thiết lập hội đồng trọng tài và thủ tục giải quyết thích ứngvới tính chất từng vụ tranh chấp Đương sự không bị ràng buộc bởi các quy địnhpháp lý về tố tụng chừng nào đảm bảo được nguyên tắc xét xử khách quan trongtrường hợp của họ Đặc điểm này giúp chúng ta phân biệt trọng tài ad - hoc vớitrọng tài thường trực.
Như vậy, tính chất tố tụng của trọng tài ad - hoc khá đơn giản, thời giantiến hành tố tụng có thể nhanh chóng và ít tốn kém Tuy nhiên, trên thực tế,trọng tài ad - hoc chỉ thích hợp với những tranh chấp nhỏ giữa các bên đương sựcó am hiểu về luật pháp và có kinh nghiệm tranh tụng Trọng tài ad - hoc phụthuộc rất nhiều vào thiện chí và sự hợp tác của các bên Nếu các bên không thựctình muốn giải quyết vụ tranh chấp để đi tới một giải pháp tối ưu thì trọng tài ad- hoc sẽ rất khó làm việc Bởi lẽ, trọng tài ad - hoc không có quy tắc tố tụngriêng.
b Trọng tài thường trực:
Trọng tài thường trực là trọng tài có tổ chức được thành lập để hoạt độngmột cách thường xuyên, có trụ sở, điều lệ và có quy tắc xét xử riêng Trọng tàithường trực giống trọng tài ad - hoc ở khả năng lựa chọn trọng tài viên nhưng lạicó hạn chế hơn là chỉ được lựa chọn trong số các trọng tài viên của trung tâmtrọng tài - mà số lượng các trọng tài viên trong danh sách này thường rất hạnchế.
Trang 6Ban trọng tài có thể là một trọng tài viên duy nhất được chọn trong sốtrọng tài viên của trung tâm trọng tài hoặc có thể là ba trọng tài (mỗi bên chọn ramột trọng tài viên và hai người này sẽ chọn một trọng tài thứ ba làm chủ tịch hộiđồng trọng tài).
Trọng tài thường trực có quy tắc tố tụng được quy định chặt chẽ, đượccông bố công khai Các bên đương sự buộc phải tuân theo các quy chế xét xửcủa từng trung tâm trọng tài, bất luận là những quy định phức tạp và bất hợp lýnhư thế nào Tuy nhiên, trên thực tế, điều này rất hãn hữu Bởi các trung tâmtrọng tài muốn tồn tại, bên cạnh chất lượng trọng tài viên thì quy chế tố tụng củatừng trung tâm trọng tài phải rất linh hoạt, có khả năng đáp ứng đòi hỏi các nhàkinh doanh trong giải quyết tranh chấp, có như vậy mới thu hút được đượckhách hàng Lợi thế lớn nhất của trọng tài thường trực là có sẵn các bộ quy tắctố tụng trọng tài Các bên đương sự chỉ cần thoả thuận áp dụng các bộ quy tắcnày là đủ, không cần mất công tạo lập ra các bộ quy tắc mới Điều này rất thuậnlợi cho các nhà doanh nghiệp Nếu họ không muốn có điều gì bất lợi cho mìnhthì họ chọn trọng tài thường trực với bộ quy tắc có sẵn.
Các tổ chức trọng tài thường trực đều độc lập và không có quan hệ gì vớinhau trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế, không phụ thuộc vào nhau vềđều bình đẳng trước sự lựa chọn của các bên tranh chấp Việc lựa chọn tổ chứctrọng tài cũng như trọng tài viên hoàn toàn phụ thuộc vào sự thoả thuận của cácbên tranh chấp.
Trọng tài thường trực thường được thành lập tại các tổ chức, các hiệp hội,các phòng thương mại và công nghiệp ở các nước Trong vòng 20 năm qua đãdiễn ra một "phong trào" thành lập các tổ chức trọng tài quốc tế Khó có thể lậpđược một cách đầy đủ các tổ chức trọng tài trên thế giới nhưng ít nhất cũng cókhoảng hơn 100 tổ chức trọng tài quốc tế Tiêu biểu như: trọng tài La - Haythành lập năm 1907, toà trọng tài quốc tế của phòng thương mại quốc tế Paris(ICC) thành lập năm 1919, toà trọng tài quốc tế London (LCIA) thành lập năm1899, Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ (AAA) thành lập năm 1928 Trung tâm trọng
Trang 7tài kinh tế Trung Quốc (CIETAC) thành lập năm 1954, Trung tâm trọng tài quốctế Hồng Kông (HKIAC) thành lập năm 1985
Toà án trọng tài quốc tế ICA của phòng thương mại quốc tế ICC lfa trọngtài được biết đến nhiều nhất ICA được thành lập năm 1923 tại Paris với mụcđích ban đầu là trợ giúp các nước Châu Âu là giảm tối đa có thể các tranh chấpkinh tế thương mại để mau chóng ổn định kinh tế phục vụ công cuộc hàn gắnsau chiến tranh thế giới lần thứ nhất Hiện nay, ICA là trọng tài chuyên tráchchuyên giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh trong hợp đồng giữa cácpháp nhân, thể nhân có quốc tịch khác nhau ICA luôn đứng đầu thế giới về giảiquyết tranh chấp thương mại quốc tế bởi vì ICA có thể giải quyết các tranhchấp trực tiếp bằng hầu hết các thứ tiếng trên thế giới nên tranh chấp được giảiquyết nhanh chóng kịp thời và giảm chi phí cho các bên tranh tụng.
Trung tâm quốc tế giải quyết tranh chấp về đầu tư ICSID là tổ chức dongân hàng tái thiết và phát triển quốc tế thành lập 1966 tại Washington trên cơsở công ước về giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và pháp nhân, thể nhânnước khác Cũng như ICC, ICSID được xem là một trong những cơ quan trọngtài quốc tế ưa dùng nhất hiện nay trên thế giới Mặc dù ICSID chủ yếu giảiquyết tranh chấp thuộc lĩnh vực đầu tư quốc tế song trên thực tế, ICSID thựchiện hai nhiệm vụ Một là giải quyết tranh chấp kinh tế thương mại phát sinhtrong hợp đồng đầu tư quốc tế Hai là đẩy mạnh đầu tư quốc tế giữa các nước,các vùng, khu vực và thế giới.
1.2.2 Khái niệm trọng tài thương mại theo pháp luật Việt Nam.
Theo Nghị định 116/CP ngày 5/9/1994 về tổ chức và hoạt động của trọngtài kinh tế thì "Trọng tài kinh tế là tổ chức xã hội - nghề nghiệp có thẩm quyềngiải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế; các tranh chấp giữa công ty vớicác thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau, liên quanđến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; các tranh chấp có liên quan đếnviệc mua bán cổ phiếu, trái phiếu".
Tuy nhiên, trọng tài thương mại còn cụ thể và chi tiết hơn trọng tài kinh tếvì hoạt động thương mại chỉ là một phần của hoạt động kinh tế Hiểu một cách
Trang 8ngắn gọn thì trọng tài thương mại trước hết phải là một trong những hình thứctrọng tài, chức năng của trọng tài thương mại là giải quyết các tranh chấpthương mại.
Cho đến khi pháp lệnh trọng tài thương mại của uỷ ban thường vụ quốchội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 08/2003 ra đời thì khái niệmtrọng tài thương mại được nêu ra cụ thể như sau: "Trọng tài là phương thức giảiquyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thoả thuạnvà được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do pháp lệnh này quy định (điều2 khoản 1).
Pháp luật Việt Nam cũng công nhận hai loại trọng tài đó là trọng tàithường trực và trọng tài ad - hoc Trọng tài ad - hoc được công nhân trong mộtsố văn bản pháp luật như: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật hàngkhông dân dụng Việt Nam, pháp lệnh chuyển giao công nghệ, nghị định muabán li - xăng Hiện nay, ở Việt Nam cũng có một số trung tâm trọng tài (trọngtài thường trực) hoạt động khá hiệu quả như trung tâm trọng tài quốc tế ViệtNam, trung tâm trọng tài kinh tế Sài Gòn
2 KHÁI NIỆM TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI2.1.Khái niệm hoạt động thương mại
2.1.1 Khái niệm quan hệ thương mại trong khoa học pháp lý quốc tế
Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế năm 1985 của UNCITRAL quyđịnh, thuật ngữ "thương mại" được giải thích theo nghĩa rộng, liên quan tới tấtcả các mối quan hệ có bản chất thương mại dù là quan hệ hợp đồng hay khôngphải là quan hệ hợp đồng.Theo đó, những mối quan hệ này bao gồm nhưngkhông giới hạn bởi các giao dịch sau:
- Mọi giao dịch thương mại về cung cấp hay trao đổi hàng hoá, dịch vụ; Thoảthuận về phân phối, đại diện và đại lý thương mại ; Kỹ thuật; Li - xăng; Đầu tư;Tài chính; Ngân hàng; Bảo hiểm; Thoả thuận thăm dò, khai thác; Liên doanhhoặc các hình thức hợp tác công nghiệp hoặc liên doanh khác; Vận chuyển hànghoá hay hành khách bằng đường không, đường biển, đường sắt hay đường bộ.
Trang 9Qua đó có thể thấy, cách hiểu về quan hệ thương mại trong luật pháp quốctế là rất rộng Nó không bị giới hạn bởi các giao dịch nêu trên mà chỉ bao gồmcác giao dịch này.
2.1.2 Khái niệm hoạt động thương mại theo pháp luật Việt Nam
Theo pháp luật hợp đồng kinh tế năm 1989(1), Luật thương mại năm1997(2) và Luật doanh nghiệp năm 1999(3) thì có thể hiểu: Hoạt động thương mạilà những hoạt động xung quanh việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các côngđoạn của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá, từ việc đầu tư đến việc hìnhthành dự án, thành lập doanh nghiệp, vận hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặcthực hiện các dịch vụ khác trên thị trường như dịch vụ thương mại, vận tải, hànghải, hàng không, bưu chính viễn thông, du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận hoặc thực hiện những chính sách kinh tế xãhội, do các pháp nhân và cá nhân có đăng ký kinh doanh tiến hành thông quahoạt động kinh tế thương mại Như vậy, điều kiện cần của hoạt động thương mạitrước hết phải là những hoạt động phục vụ cho quá trình sản xuất, lưu thônghàng hoá hay thực hiện các dịch vụ trên thị trường Nhưng như vậy chưa đủ,điều kiện đủ của hoạt động thương mại là tìm kiếm lợi nhuận hoặc thực hiện cácchính sách kinh tế - xã hội và do các pháp nhân hay cá nhân có đăng ký kinhdoanh tiến hành thông qua các hợp đồng thương mại Thiếu một trong ba yếu tốtrên không được xem là hoạt động thương mại thuộc ngành luật kinh tế điềuchỉnh và thuộc phạm vi xem xét giải quyết của Toà án kinh tế hay trọng tàithương mại khi có tranh chấp xảy ra mà chỉ được xem là hoạt động kinh tế dânsự thuộc ngành luật dân sự điều chỉnh và thuộc phạm vi xem xét giải quyết củatoà án dân sự, toà án nhân dân các cấp.
2.1.3.Khái niệm hoạt động thương mại theo pháp lệnh Trọng tàithương mại 2003.
Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thươngmại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch
Trang 10vụ, phân phối, đại diện, đại lý thương mại, ký gửi, thuê, cho thuê, thuê mua, xâydựng, tư vấn, kỹ thuật, li – xăng, đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thămdò, khai thác, vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đườngbiển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định củapháp luật
2.2 Khái niệm tranh chấp thương mại
Theo quy định của pháp luật thương mại Việt Nam, "tranh chấp thươngmại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúnghợp đồng trong hoạt động thương mại" (điều 238) Như vậy, tranh chấp thươngmại là những xung đột, bất đồng của chủ thể tiến hành hoạt động thương mạiđược thể hiện trên cơ sở các hợp đồng đã được xác lập giữa các bên Tranh chấpthương mại phát sinh có thể là do một bên nào đó hoặc các bên ký kết hợp đồngkhông thực hiện đúng hợp đồng hay không thực hiện hợp đồng.
Trong điều kiện kinh tế thị trường như ở nước ta hiện nay, vấn đề giao lưuthương mại với các nước khác trên thế giới đóng vai trò quan trọng và chiếmmột số lượng đáng kể trong hoạt động thương mại nói chung của Việt Nam Dođó, vấn đề phát sinh tranh chấp thương mại quốc tế cũng ngày một gia tăng.Vídụ tranh chấp trong hợp đồng mua bán máy thêu giữa Việt Nam và Hàn Quốcnăm 1997 hay tranh chấp giữa Việt Nam và Hồng Kông trong hợp đồng muabán gạo
Như vậy, phạm vi của những hoạt động thương mại và tranh chấp thươngmại là rất rộng Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đa dạng và phức tạphiện nay, nhu cầu cần phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, một hành langpháp lý an toàn về vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại ngày một lớn.
2.2.1 Khái niệm tranh chấp thương mại theo pháp lệnh trọng tàithương mại 2003.
Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh trong hoạt độngthương mại mà một bên hoặc các bên là người nước ngoài, pháp nhân nướcngoài tham gia hoặc căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ có tranh chấpphát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến tranh chấp đó ở nước ngoài.
Trang 113 VAI TRÒ CỦA TRỌNG TÀI VÀ CÁC NGUYÊN TẮC TRONGGIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI
3.1 Vai trò của trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp thươngmại.
Khi các tranh chấp phát sinh trong các hoạt động thương mại, các bên cóthể thương lượng, hoà giải với nhau để giải quyết vụ việc Trong trường hợp haibên không thể tự hoà giải được thì có thể đưa vụ việc ra giải quyết bằng toà ánhoặc trọng tài Trong các tranh chấp có yếu tố nước ngoài thường thì các bên cóxu hướn ngại đưa vụ tranh chấp ra giải quyết bằng toà án Nếu giải quyết toà ánở quốc gia của một trong hai bên đương sự thì tất nhiên phía bên kia sẽ khôngtin tưởng vì e ngại rằng thẩm phán sẽ ưu ái cho đương sự phía nước họ hơn Cònnếu tiến hành tố tụng ở một nước thứ ba thì cả hai bên đều bỡ ngỡ trước quy tắc,thủ tục và trình tự tố tụng của quốc gia thứ ba đó Ngoài ra, tố tụng toà án đòihỏi nhiều thủ tục rất phức tạp, mất nhiều thời gian và tiền của Do đó trong thựctiễn Trọng tài đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấpthương mại, đặc biệt là các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài.
Thứ nhất, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài rất tôn trọng ý chí
của các bên đương sự Các bên có quyền lựa chọn trọng tài viên, chọn thủ tụctrọng tài nhằm giải quyết một cách có hiệu quả nhất tranh chấp mà ít tốn chi phívề mặt thời gian cũng như tài chính Việc giải quyết tranh chấp có thẻ được tiếnhành bởi một trọng tài viên hay một hội đồng trọng tài tuỳ thuộc vào sự thoảthuận của các bên.
Thứ hai, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có tính ràng buộc các
bên đương sự về mặt pháp lý Điều đó làm cho cơ chế giải quyết tranh chấpbằng trọng tài hữu hiệu hơn biện pháp hoà giải hay thương lượng Hoà giải haythương lượng chỉ mang tính chất khuyến nghị chứ không có tính ràng buộc thựchiện về mặt pháp lý đối với các bên tranh chấp Còn quyết định trọng tài manghiệu lực pháp luật, các bên có nghĩa vụ phải thi hành.
Thứ ba, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài linh hoạt hơn toà án.
Trong cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các trọng tài viên được các
Trang 12bên lựa chọn có quyền xét xử và ra các quyết định xét xử một cách hoàn toànđộc lập trên cơ sở chứng cứ, tài liệu mà các bên cung cấp hoặc có được bằngcon đường khác như trọng tài viên tự điều tra xem xét hay giám định viên vànhân chứng cung cấp trên cơ sở những quy định của pháp luật Điều này khiếncho người ta liên tưởng tới tố tụng toà án Nhưng về bản chất quyền lực củatrọng tài và toà án khác hẳn nhau Toà án đại diện cho quyền lực nhà nước còntrọng tài đại diện cho ý chí của các bên đương sự Do đó, trong tố tụng trọng tài,các bên có quyền tự do lựa chọn trọng tài viên, lựa chọn cơ quan trọng tài giảiquyết khi có tranh chấp Nhưng trong tố tụng toà án, các bên không có quyềnlựa chọn thẩm phán, không có quyền lựa chọn toà án xét xử cho mình.
Thứ tư, tố tụng trọng tài thường nhanh chóng hơn so với tố tụng toà án.
Đặc điểm của tố tụng trọng tài là chỉ xét xử một lần và phán quyết có giá trịtrung thẩm, chỉ trong một số trường hợp đặc biệt thì toà án mới xem xét lạiquyết định trọng tài Đối với các tranh chấp thương mại thì sự nhanh gọn củahình thức giải quyết này là một lý do các bên tranh chấp thường hay chọn trọngtài để giải quyết tranh chấp.
Thứ năm, trọng tài hoạt động theo nguyên tắc xử kín tức là không cần
phải đưa các vấn đề tranh chấp, cơ sở của các quyết định trọng tài về vụ tranhchấp vào quyết định trọng tài (Điều 44 pháp lệnh trọng tài thương mại2003).Trọng tài không cần phải xét xử công khai như toà án nếu các bên yêucầu Nhờ vậy mà có thể giữ được bí mật những chi tiết, số liệu, thông tin cụ thểmà các bên tranh chấp không muốn công khai (liên quan đến bí mật côngnghệ ) giúp tránh được những hậu quả khôn lường và thiệt hại sau này cho cácbên tranh chấp Chính vì vậy mà các bên tranh chấp thường chọn biện pháptrọng tài để giải quyết những tranh chấp về thương mại.
Với những đặc điểm và vai trò như vậy của mình, biện pháp trọng tài đãđáp ứng được yêu cầu đề ra đối với việc giải quyết tranh chấp phát sinh trongquan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài nói chung vàtrong quan hệ quốc tế nói riêng Có thể nói, trọng tài là phương thức giải quyết
Trang 13tranh chấp mang tính khả thi nhất và là phương thức phổ biến nhất để giải quyếtcác tranh chấp thương mại nhằm ổn định và thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
3.2 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài.
Quy tắc tố tụng là khung pháp lý mà Hội đồng trọng tài xét xử vụ kiện vàcác bên đương sự phải tuân theo Làm trái các quy tắc tố tụng sẽ dẫn đến nhữnghậu quả pháp lý vô cùng nghiêm trọng Chẳng hạn như nếu Hội đồng trọng tài viphạm quy tắc tố tụng trong quá trình xét xử thì các bên đương sự có quyềnkhông công nhận và không thi hành phán quyết trọng tài Do đó, việc xây dựngquy tắc tố tụng trọng tài là rất cần thiết và nội dung của nó phải đảm bảo cácnguyên tắc sau:
3.2.1 Nguyên tắc tự nguyện
Đây là nguyên tắc cốt lõi trong vấn đề trọng tài vì sự hình thành của trọngtài thực chất là do ý chí tự nguyện của các bên đương sự Trong quá trình giảiquyết tranh chấp Trọng tài cũng nhân danh ý chí tối cao của các bên Các bênđương sự hoàn toàn có thể chọn các hình thức trọng tài mà họ cho là phù hợp:trọng tài thường trực hay trọng tài ad - hoc.
Ngoài ra, trong quá trình tham gia giải quyết tranh chấp bằng trọng tài,các bên vẫn có thể tự thương lượng để đạt đến thoả thuận nhằm thu xếp nhữngbất đồng đã xảy ra.Trong trường hợp này, trọng tài phải tôn trọng sự thoả thuậncủa các bên, đồng thời chấm dứt việc giải quyết.
3.2.2 Nguyên tắc bình đẳng giữa các bên tranh chấp.
Các bên tranh chấp bình đẳng với nhau trong việc bãi miện hoặc lựa chọntrọng tài viên, trong việc lựa chọn địa điểm tiến hành tố tụng, trong việc đưa đơnyêu cầu về đơn biện minh đối với yêu cầu của phía bên kia, cũng như mọi chứngcứ tài liệu khác mà các bên cho là cần thiết để chứng minh yêu cầu hay bác đơnyêu cầu của bên kia, trong việc nhận thông tin từ trọng tài và phía bên kia Tấtcả thông tin tài liệu do một bên cung cấp cho trọng tài đều phải thông báo chophía bên kia Mọi biện pháp, quyết định của trọng tài tiến hành trong quá trìnhgiải quyết tranh chấp đều phải đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên tranh chấp.
Trang 143.2.3 Nguyên tắc độc lập của các trọng tài viên trong quá trình giảiquyết tranh chấp.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, không ai có quyền can thiệp vàohoạt động của trọng tài viên Một vụ tranh chấp gồm 3 trọng tài viên tiến hànhxét xử thì các trọng tài viên hoàn toàn bình đẳng với nhau, xét xử độc lập căn cứvào các điều khoản của hợp đồng và pháp luật hiện hành Phán quyết của trọngtài được thông qua theo nguyên tắc đa số Trong trường hợp một trọng tài viênkhông đồng ý với nội dung phán quyết - một phần hay toàn bộ thì trọng tài viênnày được quyền bảo lưu ý kiến của mình trong biên bản.
3.2.4 Nguyên tắc giữ bí mật trong giải quyết tranh chấp.
Trong giải quyết tranh chấp kinh tế bằng trọng tài thương mại, việc tiếnhành công khai hoặc bí mật đều do các bên lựa chọn Các buổi họp xét xử củatrọng tài cơ sở thoả thuận của các bên có thể tiến hành trong phòng mà ở đóngoài trọng tài viên và các đương sự thì những người không có trách nhiệm hoặcliên quan không có mặt Trọng tài viên có trách nhiệm phải đảm bảo bí mật mọivấn đề liên quan Quyết định của trọng tài chỉ được công bố công khai nếu cácbên đồng ý?
3.2.5 Quyết định của trọng tài có giá trị bắt buộc với các bên và khôngthể bị kháng cáo.
Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tố tụng trọng tài là nhân danh ýchí tối cao và quyền tự định đoạt của các bên đương sự Các bên đương sự đã tựdo lựa chọn và tín nhiệm người phán xử cho mình thì đương nhiên phải phụctùng quyết định của người đó Hơn nữa, bản thân tố tụng trọng tài là tố tụng mộtcấp và quyết định trọng tài khi ban hành có gía trị chung thẩm.
Trang 15Trọng tài kinh tế nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân cấp quản lýhành chính: ở mỗi cấp quản lý hành chính đều thành lập cơ quan trọng tài kinhtế Hệ thống tổ chức gồm trọng tài kinh tế nhà nước, trọng tài kinh tế tỉnh, thànhphố; trọng tài kinh tế huyện, quận và cấp tương đương Trọng tài kinh tế nhànước chịu sự lãnh đạo trực tiếp của hội đồng bộ trưởng, trọng tài kinh tế các cấpchịu sự lãnh đạo của ủy ban nhân dân cùng cấp đồng thời chịu sự chỉ đạo giámsát của trọng tài kinh tế cấp trên Trọng tài kinh tế nhà nước ở cấp trung ươnggồm có chủ tịch, một hoặc hai phó chủ tịch và các trọng tài viên Chủ tịch trọng
Trang 16tài kinh tế nhà nước do chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng chínhphủ) bổ nhiệm và miễn nhiệm Các phó chủ tịch và các trọng tài viên cũng doChủ tịch Hội đồng Bộ trưởng bổ nhiệm trên cơ sở được Chủ tịch trọng tài kinhtế Nhà nước giới thiệu Các cơ quan trọng tài kinh tế cấp dưới cũng có cơ cấutương tự như vậy Trọng tài viên có nhiệm vụ giải quyết tranh chấp hợp đồngkinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế Các bên tranh chấp hoàn toànkhông có vai trò gì trong việc chỉ định trọng tài viên để xét xử vụ việc bởi vìviệc đó thuộc quyền hạn của Chủ tịch trọng tài kinh tế có liên quan Đây là điểmkhác biệt rất cơ bản của trọng tài nhà nước so với trọng tài phi chính phủ (cácbên tranh chấp có quyền tự do hoàn toàn định đoạt các vấn đề trọng tài trong đócó quyền chỉ định trọng tài viên) Trọng tài nhà nước là các viên chức nhà nướcvà họ hưởng lương của nhà nước Còn đối với trọng tài phi chính phủ thì cácbên tranh chấp có nghĩa vụ phải trả thù lao cho hoạt động của các trọng tài viên.Khi xét xử, các trọng tài viên của cơ quan trọng nhà nước hoạt động thay mặtnhà nước chứ không phải chỉ với tư cách là người phân giải độc lập và chỉ tuântheo pháp luật và yêu cầu của các bên Chính vì vậy mà theo điều 10 của pháplệnh trọng tài kinh tế, tiêu chuẩn mà trọng tài viên cần có trước tiên là "phẩmchất chính trị, liêm khiết công minh", rồi sau đó mới là "có kiến thức pháp lý vàquản lý kinh tế cần thiết" Với quy định như vậy, việc giải quyết tranh chấp khócó thể công bằng và có hiệu quả.
Điều 2 pháp lệnh trọng tài kinh tế 10/1/1990 quy định nhiệm vụ và quyềnhạn của trọng tài kinh tế nhà nước như sau:
a.Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế
b Kiểm tra, kết luận và xử lý các hợp đồng kinh tế trái pháp luật.
c Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật hợp đồng kinh tế và trọngtài kinh tế.
d Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế.Cùng một lúc, trọng tài kinh tế nhà nước vừa thực hiện chức năng quản lýcác doanh nghiệp nhà nước, vừa giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ vớinhau Do đó, dù với tư cách là một tổ chức trọng tài hay với tư cách là một cơ
Trang 17quan hành chính Trọng tài kinh tế nhà nước khó có thể hoạt động hiệu quả vì nóphải đảm đương cùng một lúc hai trách nhiệm.
Nói tóm lại, trọng tài kinh tế nhà nước là một hình thức pha trộn của trọngtài vì nó không hẳn là trọng tài như ở các nước và cũng không hẳn là toà án Mộttổ chức trọng tài như vậy chỉ có thể phù hợp với nền kinh tế tập trung mệnhlệnh.
1.1.2 Từ năm 1994 đến nay.
Từ năm 1986 nhà nước Việt Nam chủ trương chuyển nền kinh tế tập trungquan liêu bao cấp sang một nền kinh tế nhiều thành phần vận thành theo cơ chếthị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Bướcngoặt đó đã dẫn đến một loạt cải cách trong nền kinh tế Trong đó đáng chú ý làchủ trương bình đẳng giữa các thành phần trong nền kinh tế, khuyến khích vàphát triển kinh tế tư nhân; phát triển đầu tư trong nước và khuyến khích đầu tưnước ngoài, phát triển đa dạng hoá các quan hệ kinh tế quốc tế Như vậy, bêncạnh số lượng lớn các doanh nghiệp nhà nước, số lượng các công ty doanhnghiệp tư nhân cũng ngày một gia tăng Vấn đề đặt ra là phải cải tạo được mộtmôi trường dân chủ và công bằng cho tất cả các thành phần trong nền kinh tế.Điều đó không chỉ có nghĩa là cần phải có một cơ chế pháp lý thích hợp để bảovệ quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp tư nhân cũng như các doanh nghiệpnhà nước Ngoài ra, với chính sách mở cửa khuyến khích đầu tư nước ngoài, thuhút sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các nước phương tâycũng làm đa dạng hoá các mối quan hệ thương mại.
Do những bất cập trong cơ chế của mình, cùng với những thay đổi của đờisống kinh tế xã hội, hiện nay trọng tài kinh tế nhà nước không còn tồn tại nữa.Sau khi trọng tài kinh tế nhà nước bị giải thể năm 1994, theo nghị định 116 - CPcủa chính phủ, các trung tâm trọng tài kinh tế đã và sẽ được thành lập Tổ chứcvà hoạt động của trọng tài kinh tế do Điều lệ quyết định Mặc dù mang tính chấtlà các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các trung tâm trọng tài kinh tế vẫn chịu sựquản lý trực tiếp của nhà nước về vấn đề xét đơn xin thành lập trung tâm, chỉđịnh Hội đồng tuyển chọn trọng tài viên, cấp và thu hồi thẻ trọng tài viên Hiện
Trang 18nay Việt Nam có một số trung tâm trọng tài kinh tế hoạt động, tiêu biểu như:Trung tâm trọng tài kinh tế Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang), Trung tâm trọng tàikinh tế Hà Nội (Thành phố Hà Nội), trung tâm trọng tài kinh tế Thăng Long(thành phố Hà Nội), Trung tâm trọng tài kinh tế Sài Gòn (thành phố Hồ ChíMinh)
1.2 Trọng tài thương mại quốc tế.
1.2.1 Giai đoạn từ 1960 đến 1993.
Trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, để có thể giải quyết cáctranh chấp phát sinh trong quan hệ kinh tế quốc tế, bên cạnh mô hình tổ chứctrọng tài kinh tế nhà nước còn có các tổ chức trọng tài giải quyết các tranh chấpthương mại quốc tế.
Vào đầu năm 1960, thực tiễn khách quan đòi hỏi Việt Nam phải thành lậpcác tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ kinh tếquốc tế, đặc biệt là trong quan hệ kinh tế quốc tế giữa Việt Nam với Liên Xô vàcác nước xã hội chủ nghĩa khác Tuy rằng tỷ trọng buôn bán với nước ngoài củaViệt Nam không lớn nhưng việc thành lập một tổ chức trọng tài mang tính chấtxã hội nghề nghiệp để giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước giải quyếttranh chấp kinh tế là cần thiết Do đó hai hội đồng trọng tài là hội đồng trọng tàingoại thương đã được thành lập ngày 30/4/1963 và Hội đồng trọng tài hàng hảithành lập ngày 5/10/1964 bên cạnh phòng thương mại Việt Nam.
Chức năng của Hội đồng trọng tài ngoại thương chỉ hạn chế trong việcgiải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các doanh nghiệp Việt Nam và cácdoanh nghiệp nước ngoài đối với các giao dịch thương mại trong phạm vi cáchiệp định đã ký kết (điều 2 quy tắc tố tụng của Hội đồng trọng tài ngoại thươngnăm 1963) So với Hội đồng trọng tài ngoại thương, Hội đồng trọng tài hàng hảicó thẩm quyền rộng hơn vì thẩm quyền đó không chỉ xuất phát từ các hiệp địnhmà Việt Nam ký kết mà còn từ thoả thuận của các bên đưa tranh chấp của họ ragiải quyết tại Hội đồng trọng tài hàng hải và chấp thuận quy tắc trọng tài củaHội đồng trọng tài hàng hải.
Trang 19Trên thực tế, cho đến năm 1986, số lượng tranh chấp phát sinh trong quanhệ giữa Việt Nam và các nước ngoài Hội đồng tương trợ kinh tế là rất ít Nguyênnhân là do trong thời kỳ chiến tranh, nền kinh tế Việt Nam yếu kém và chủ yếuphụ thuộc vào sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.Trong bối cảnh đó,tranh chấp thường xảy ra rất ít, nếu có thì các bên liên quan thường giải quyếtbất đồng thông qua bồi thường tự nguyện hơn là bằng trọng tài thương mạimang tính tố tụng.
1.2.2 Giai đoạn từ 1993 đến nay
Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch sang một nền kinh tế thịtrường, các quan hệ thương mại quốc tế ngày một đa dạng.Việc khuyến khíchđầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã dẫn đến sự gia tăng các mối quan hệ thươngmại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.Thêm vào đó, kể từ khi nhà nướcthừa nhận và khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp tư nhânhình thành và phát triển nhanh chóng Trước tình hình đó, việc duy trì song songhai tổ chức Hội đồng trọng tài ngoại thương và Hội đồng trọng tài hàng hải cónhững điểm chưa hợp lý và không đáp ứng được tình hình giải quyết tranh chấpthương mại trong hoạt động kinh tế đối ngoại Trong hầu hết các tranh chấp, đasố bao gồm luôn cả hai yếu tố ngoại thương và hàng hải Ngoại thương quốc tếđa phần gắn với hàng hải quốc tế Hai tổ chức này ở Việt Nam, xét về mặt tínhchất đều là những tổ chức xã hội - nghề nghiệp có trình tự tố tụng được quy địnhgiống nhau (chỉ khác nhau về đối tượng tranh chấp) Các quy tắc của cả hai Hộiđồng trọng tài này nhìn chung mới dừng lại ở tính nguyên tắc, chưa đầy đủ,thiếu chi tiết.
Trước những đòi hỏi của tình hình mới, ngày 28/4/1993, Thủ tướng chínhphủ ra quyết định số 204/TTg cho phép thành lập Trung tâm trọng tài quốc tếViệt Nam (VIAC) bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam trên cơsở hợp nhất hai Hội đồng trọng tài ngoại thương và Hội đồng trọng tài hàng hải.Hoạt động của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam được quy định trong vănbản đi kèm theo quyết định 204/TTg
Trang 20Trong tài phi chính phủ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạtđộng kinh tế của nước ta do đó đặt ra nhu cầu thiết yếu xây dựng quy chế pháplý cho hoạt động của tổ chức này Trước tình hình đó, Uỷ ban thường vụ Quốchội đã thông qua pháp lệnh số 08 năm 2003 về trọng tài thương mại Việt Nam.Đây là văn bản pháp luật cao nhất về vấn đề này từ trước tới nay, tạo cơ sởthuận lợi cho việc phát triển cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọngtài ở Việt Nam.
2 NHỮNG NÉT MỚI CỦA PHÁP LỆNH TRỌNG TÀI THƯƠNGMẠI 2003 SO VỚI NGHỊ ĐỊNH 116/CP VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNGCỦA TRỌNG TÀI
Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 (sau đây gọi là pháp lệnh 2003) đềcập tới những vấn đề và quy định mà Luật tố tụng dân sự của Việt Nam chưa đềcập tới Sự bổ sung này khiến cho chế định trọng tài của Việt Nam trở nên kháphù hợp với các quy định của quốc tế Do đó pháp lệnh 2003 đóng một phần rấtquan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động thương mại của Việt Nam Việc ápdụng pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 khá độc lập so với luật tố tụng dân sựViệt Nam.
2.1 Những điểm tiến bộ mới pháp lệnh 2003 so với nghị định 116/CP.
2.1.1 Vấn đề phạm vi điều chỉnh.
Điều 1 nghị định 116/CP quy định: "Trọng tài kinh tế là tổ chức xã hội nghề nghiệp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về hợp đồng kinh tế; các tranhchấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của côngty với nhau, liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; các tranhchấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu".
-Trong khi đó, điều 1 pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 quy định phạmvi điều chỉnh của pháp lệnh này là giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh tronghoạt động thương mại theo sự thoả thuận của các bên Pháp lệnh cũng nêu rađịnh nghĩa cụ thể về hoạt động thương mại: là việc thực hiện một hay nhiềuhành vi thương mại cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá,cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện; đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho