Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà HĐHGLĐCS hoặc HGVLĐ không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Chủ
Trang 1
TS TrÇn Hoµng H¶I *
ThS §inh ThÞ ChiÕn ** ranh chấp lao động tập thể (TCLĐTT)
là tranh chấp giữa tập thể lao động và
người sử dụng lao động (NSDLĐ), nội dung
tranh chấp thường liên quan đến quyền và
lợi ích của tập thể lao động Do vậy, nếu
không có thủ tục giải quyết tranh chấp tốt sẽ
dễ dẫn đến các hành động tự phát của tập thể
lao động Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Bộ luật lao động số 74/2006/QH11 ngày
29/11/2006 lần đầu tiên đã phân biệt hai loại
TCLĐTT là TCLĐTT về quyền và TCLĐTT
về lợi ích, đồng thời quy định trình tự, thủ
tục khác nhau tương ứng với mỗi loại tranh
chấp Lần sửa đổi, bổ sung này đã khắc phục
được một số hạn chế về thủ tục giải quyết
TCLĐTT trong pháp luật lao động trước
đó(1) nhưng vẫn còn có một số điểm bất cập
cần tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện
Thực tế cho thấy trong các quy định hiện
hành của pháp luật lao động nước ta, thủ tục
giải quyết TCLĐTT vẫn chỉ là các quy định
trên văn bản pháp luật mà hầu như rất ít
được sử dụng trong thực tế Nguyên nhân
của thực trạng này rất đa dạng, có thể xuất
phát từ ý thức pháp luật không cao của người
lao động, vai trò mờ nhạt của tổ chức công
đoàn cơ sở Bên cạnh đó, còn có những
nguyên nhân từ sự bất cập của các quy định
pháp luật Chính vì vậy, việc hoàn thiện cơ
chế giải quyết TCLĐTT theo hướng đơn
giản, nhanh chóng, hiệu quả là một trong những yêu cầu cấp thiết để đảm bảo tính pháp chế trong lĩnh vực giải quyết TCLĐTT, hạn chế tình trạng đình công bất hợp pháp Trong bài viết này, tác giả nêu và phân tích một số bất cập trong các quy định pháp luật nước ta về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể, từ đó đưa ra những định hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này
I THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TCLĐTT THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
1 Thủ tục hoà giải
Hoà giải là thủ tục bắt buộc đầu tiên đối với cả hai loại TCLĐTT về quyền và TCLĐTT về lợi ích Thủ tục này được thực hiện bởi hội đồng hoà giải lao động cơ sở (HĐHGLĐCS) hoặc hoà giải viên lao động (HGVLĐ) Đối với doanh nghiệp chưa có HĐHGLĐCS thì thủ tục hoà giải do HGVLĐ thực hiện, còn đối với doanh nghiệp đã có HĐHGLĐCS thì việc lựa chọn HĐHGLĐCS hoặc HGVLĐ là do tập thể lao động và NSDLĐ quyết định.(2) Theo quy định của pháp luật hiện hành,(3) thủ tục hoà giải được tiến hành như sau: Trong thời hạn
ba ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu,
T
*, ** Giảng viên chính Khoa luật dân sự Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh
Trang 2Chủ tịch HĐHGLĐCS hoặc HGVLĐ được
phân công phải thông báo bằng văn bản về
việc triệu tập các bên tranh chấp lao động,
người làm chứng (nếu cần) và tổ chức phiên
họp hoà giải vụ tranh chấp lao động Tại
phiên họp hoà giải, HĐHGLĐCS hoặc
HGVLĐ căn cứ vào pháp luật lao động, các
tài liệu, chứng cứ, ý kiến của các bên tranh
chấp, phân tích đánh giá vụ việc, nêu những
điểm đúng, sai của hai bên để hai bên tự hoà
giải với nhau hoặc đưa ra phương án hoà giải
để hai bên xem xét, thương lượng và chấp
thuận Trường hợp hai bên chấp nhận
phương án hoà giải thì HĐHGLĐCS hoặc
HGVLĐ lập biên bản hoà giải thành Hai
bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận
ghi trong biên bản hoà giải thành Trường
hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà
giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu
tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt
không có lí do chính đáng thì HĐHGLĐCS
hoặc HGVLĐ lập biên bản hoà giải không
thành Trường hợp này thì trong biên bản
phải nêu rõ loại TCLĐTT
Trong trường hợp hoà giải không thành
hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định của
pháp luật mà HĐHGLĐCS hoặc HGVLĐ
không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh
chấp có quyền yêu cầu Chủ tịch uỷ ban nhân
dân (UBND) cấp huyện giải quyết đối với
trường hợp TCLĐTT về quyền hoặc yêu cầu
HĐTTLĐ giải quyết đối với TCLĐTT về lợi
ích Theo chúng tôi, quy định nêu trên còn
chứa đựng một số điểm hạn chế sau:
Thứ nhất, việc hoà giải tại HĐHGLĐCS
chưa đảm bảo tính khách quan, trung lập và
mang tính hình thức. Theo quy định của
pháp luật hiện hành,(4) HĐHGLĐCS được thành lập tại các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn cơ sở hoặc ban chấp hành công đoàn lâm thời (BCHCĐLT) Thành phần của HĐHGLĐCS gồm số đại diện ngang nhau của bên người lao động và bên NSDLĐ Đại diện bên NSDLĐ là người đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền bằng văn bản của doanh nghiệp; còn đại diện bên người lao động do ban chấp hành công đoàn cơ sở (BCHCĐCS) cử trong số
uỷ viên ban chấp hành công đoàn hoặc đoàn viên công đoàn tại doanh nghiệp Hai bên
có thể thoả thuận để lựa chọn một hoặc một
số chuyên gia ngoài doanh nghiệp có đủ điều kiện tham gia vào hội đồng hoà giải
Mô hình hội đồng hoà giải lao động cơ sở được thành lập ngay tại các doanh nghiệp nên đảm bảo được tính nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí cho các bên tranh chấp,(5) khắc phục được tình trạng quá tải công việc của các cơ quan hoà giải được thành lập theo cấp hành chính Tuy nhiên,
mô hình HĐHGLĐCS ở nước ta hiện nay chưa đáp ứng được một số yêu cầu quan trọng của một cơ quan giải quyết tranh chấp lao động nói chung, của cơ quan hoà giải nói riêng, đó là: tính độc lập, khách quan trong giải quyết tranh chấp; tính trung lập
của một cơ quan hoà giải và tính chuyên
nghiệp.(6) Đối với việc giải quyết TCLĐTT thì thủ tục hoà giải tại HĐHGLĐCS còn có nhược điểm nữa là mang tính hình thức Tính hình thức thể hiện ở chỗ, chủ thể giải quyết tranh chấp cũng chính là đại diện của hai bên tranh chấp Về nguyên tắc, hai bên
Trang 3không tự thương lượng được với nhau mới
yêu cầu HĐHGLĐCS giải quyết tranh
chấp.(7) Trong khi đó, thành phần chính của
HĐHGLĐCS là đại diện BCHCĐCS hoặc
BCHCĐLT và đại diện của NSDLĐ - cũng
chính là đại diện hai bên trong tranh chấp
lao động tập thể Quy định về việc lựa chọn
thêm thành viên bên ngoài là quy định mới
được bổ sung trong lần sửa đổi, bổ sung Bộ
luật lao động năm 2006 nhưng thành phần
chính và giữ vai trò quyết định của
HĐHGLĐCS vẫn là đại diện BCHCĐCS
hoặc BCHCĐLT và đại diện của NSDLĐ
Thứ hai, quy định lựa chọn cơ quan hoà
giải chưa đầy đủ, có thể gây ra bế tắc trong
việc giải quyết tranh chấp
Quy định cho phép các bên thoả thuận
lựa chọn cơ quan hoà giải tranh chấp lao
động là điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung
năm 2006 Quy định này có lẽ để nhằm khắc
phục tính hình thức của HĐHGLĐCS trong
trường hợp giải quyết TCLĐTT Tuy nhiên,
điểm hạn chế của quy định này là ở chỗ chưa
lường trước được khả năng các bên không
thoả thuận được việc lựa chọn cơ quan giải
quyết tranh chấp lao động Trong trường hợp
này thì không rõ tranh chấp lao động sẽ do
cơ quan nào giải quyết
Thứ ba, pháp luật chưa quy định cơ chế
thi hành biên bản hoà giải thành
Pháp luật hiện hành chỉ quy định hai bên
có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi
trong biên bản hoà giải thành.(8) Nhưng nếu
một bên không chịu thực hiện các thoả thuận
ghi trong biên bản hoà giải thành thì pháp
luật lại không có quy định rõ là bên kia có
quyền tiếp tục yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền lợi cho họ hay không và nếu có thể thì họ yêu cầu cơ quan, tổ chức nào tiếp tục giải quyết tranh chấp; trách nhiệm của bên không thực hiện nghĩa vụ đã thoả thuận ra sao Điều đó sẽ làm giảm hiệu quả của thủ tục hoà giải tranh chấp lao động
2 Thủ tục giải quyết TCLĐTT về quyền của chủ tịch UBND cấp huyện
Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, trong thời gian ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, chủ tịch UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với các
cơ quan, tổ chức hữu quan khác nghiên cứu các nội dung liên quan đến việc giải quyết
vụ TCLĐTT và đề xuất biện pháp giải quyết Sau khi các cơ quan, tổ chức hữu quan có ý kiến đề xuất biện pháp giải quyết
vụ tranh chấp, chủ tịch UBND cấp huyện triệu tập phiên họp giải quyết tranh chấp trong thời hạn năm ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp Tại phiên họp giải quyết tranh chấp lao động, chủ tịch UBND cấp huyện có thể mời đại diện của công đoàn cấp trên của công đoàn
cơ sở, các cơ quan, tổ chức hữu quan tham
dự phiên họp.(9) Trong quá trình giải quyết TCLĐTT về quyền, nếu xét thấy tranh chấp đó phát sinh
từ hành vi vi phạm pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng kí và các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác tại doanh nghiệp thì chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định xử phạt vi
Trang 4phạm hành chính đối với các hành vi vi
phạm theo quy định của pháp luật về xử phạt
hành chính Cơ quan lao động cấp huyện
phối hợp với Liên đoàn lao động cấp huyện
hoặc tương đương giúp chủ tịch UBND cấp
huyện giám sát việc thực hiện các quy định
của pháp luật của các bên tranh chấp về việc
giải quyết tranh chấp lao động
Sau khi chủ tịch UBND cấp huyện đã
giải quyết mà hai bên vẫn còn tranh chấp
hoặc hết thời hạn giải quyết mà chủ tịch
UBND cấp huyện không giải quyết thì mỗi
bên có quyền yêu cầu toà án nhân dân giải
quyết hoặc tập thể lao động có quyền tiến
hành các thủ tục để đình công.(10)
Việc quy định thẩm quyền giải quyết
TCLĐTT của chủ tịch UBND cấp huyện
như hiện nay là chưa phù hợp cả về mặt lí
luận và thực tiễn Chủ tịch UBND cấp
huyện lần đầu tiên được quy định có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp lao động theo
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật lao động năm 2006 Quy định này xuất
phát từ thực tiễn giải quyết tranh chấp lao
động trong thời gian qua – mặc dù pháp luật
trước đây không quy định thẩm quyền của
cơ quan quản lí hành chính nhà nước trong
việc giải quyết tranh chấp lao động, nhưng
thực tế các cơ quan này vẫn tham gia vào
quá trình đó.(11) Tuy nhiên, việc quy định
thẩm quyền giải quyết TCLĐTT của chủ
tịch UBND cấp huyện có những điểm bất
cập sau: 1) Chủ tịch UBND cấp huyện là
chức danh quản lí hành chính, có nhiệm vụ
quản lí chung tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội trên địa bàn cấp huyện, do vậy việc giao cho chủ thể này thêm công việc chuyên môn giải quyết TCLĐTT là quá tải
và chưa hợp lí; 2) Hơn nữa, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động của chủ tịch UBND cấp huyện hiện nay cũng chưa rõ ràng, hợp lí (không rõ là thủ tục hoà giải, trọng tài hay xét xử) Cách thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể của chủ tịch UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật hiện hành là xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; trong khi đó TCLĐTT
về quyền là các tranh chấp lao động phát sinh do tập thể lao động cho rằng NSDLĐ
vi phạm pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng kí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp.(12) Như vậy, nếu chủ tịch UBND cấp huyện tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm, đồng thời yêu cầu NSDLĐ khôi phục các quyền lợi bị vi phạm của tập thể lao động thì tranh chấp lao động xem như đã được giải quyết xong Tuy nhiên, cách thức
giải quyết này có điểm bất cập ở chỗ: Thứ
nhất, những hành vi vi phạm của NSDLĐ chưa được quy định là hành vi vi phạm hành chính thì chủ tịch UBND không thể ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính cũng như yêu cầu các bên khắc phục;(13)
Thứ hai, có những trường hợp tập thể cho rằng NSDLĐ vi phạm nhưng thực tế NSDLĐ không thực hiện hành vi vi phạm
Trang 5pháp luật Pháp luật hiện hành không quy
định chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm
quyền ra quyết định về việc giải quyết tranh
chấp, cũng không quy định chủ thể này có
quyền hoà giải tranh chấp lao động để lập
biên bản hoà giải thành hay biên bản hoà
giải không thành Trong trường hợp như
vậy, rõ ràng thẩm quyền giải quyết tranh
chấp lao động của chủ tịch UBND cấp
huyện theo quy định của pháp luật hiện
hành là không thể thực hiện được
3 Thủ tục giải quyết TCLĐTT về lợi
ích của hội đồng trọng tài lao động
Theo Điều 171 Bộ luật lao động
(BLLĐ), Điều 12 Nghị định của Chính phủ
133/2007/NĐ-CP, mục III Thông tư số
23/2007/TT-BLĐTBXH, trong thời hạn bảy
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn
yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, hội
đồng trọng tài lao động (HĐTTLĐ) phải đưa
vụ việc ra hoà giải HĐTTLĐ họp để hoà
giải vụ TCLĐTT khi có ít nhất hai phần ba
số thành viên của hội đồng có mặt (trong đó
phải có các thành viên của sở lao động -
thương binh và xã hội, liên đoàn lao động
tỉnh, đại diện của NSDLĐ địa phương)
HĐTTLĐ đưa ra phương án hoà giải để hai
bên xem xét Trường hợp hai bên chấp nhận
phương án hoà giải thì HĐTTLĐ lập biên
bản hoà giải thành Hai bên có nghĩa vụ chấp
hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà
giải thành.(14) Trường hợp hai bên không
chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên
tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần
thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lí do
chính đáng thì HĐTTLĐ lập biên bản hoà giải không thành Trường hợp HĐTTLĐ hoà giải không thành hoặc hết thời hạn giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật mà HĐTTLĐ không tiến hành hoà giải thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục
để đình công
Theo chúng tôi, với các quy định pháp luật nêu trên, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động của HĐTTLĐ thực chất cũng là thủ tục hoà giải.(15) Đây là bước hoà giải thứ hai đối với TCLĐTT về lợi ích Thủ tục này được quy định xuất phát từ tính chất của loại TCLĐTT này là loại tranh chấp mà tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới(16) - những vấn
đề không có cơ sở để phân định đúng sai như loại tranh chấp về quyền, do vậy hoà giải là phương thức giải quyết phù hợp nhất đối với loại tranh chấp này Tuy nhiên, việc quy định hai thủ tục hoà giải đối với TCLĐTT về lợi ích sẽ làm phức tạp thêm thủ tục giải quyết tranh chấp và làm kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp Điều này có thể sẽ dễ dẫn đến đình công tự phát của tập thể lao động Mặt khác, với quy định như vậy, pháp luật lao động nước
ta đã biến cơ quan trọng tài thành cơ quan hoà giải, làm cho cơ quan trọng tài lao động không còn giữ đúng bản chất của mình.(17) Ở nhiều nước trên thế giới, cả hai loại Trọng tài (tự nguyện và bắt buộc) đều
có quyền ra phán quyết, điểm khác nhau giữa chúng là tính bắt buộc của thủ tục trọng tài và của phán quyết trọng tài.(18)
Trang 6II KIẾN NGHỊ, HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TCLĐTT
1 Nâng cao chất lượng của bước hoà
giải cơ sở bằng cách quy định thẩm quyền
hoà giải TCLĐTT cho ban hoà giải lao
động (BHGLĐ) thay cho HĐHGLĐCS và
cá nhân HGVLĐ như hiện nay
Như đã phân tích trong phần trên, mô
hình HĐHGLĐCS ở nước ta hiện nay chưa
đáp ứng điều kiện của một cơ quan hoà giải
tranh chấp lao động xét cả trên phương diện
lí luận và thực tiễn Do vậy, theo chúng tôi,
nên bỏ tổ chức này và giao việc hoà giải cho
HGVLĐ Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách
quan, thận trọng trong việc giải quyết TCLĐTT,
nên giao nhiệm vụ hoà giải cho một ban hoà
giải lao động (BHGLĐ), thay vì HGVLĐ như
pháp luật hiện hành và theo Dự thảo BLLĐ
lần thứ ba.(19) BHGLĐ bao gồm ba HGVLĐ
do cơ quan lao động chỉ định trong từng vụ
tranh chấp lao động cụ thể Trước đây, khi có
tranh chấp xảy ra, cơ quan lao động cử một
hoà giải viên lao động giải quyết thì bây giờ
sẽ cử ra ba HGVLĐ có kinh nghiệm trong số
những HGVLĐ do cơ quan lao động quản lí
để hoà giải TCLĐTT Đề xuất này xuất phát
từ tính phức tạp của TCLĐTT so với tranh
chấp lao động cá nhân, ưu điểm của hình thức
BHGLĐ so với hình thức cá nhân HGVLĐ
(việc hoà giải được thực hiện dựa trên các ý
kiến khác nhau của các hoà giải viên trong
BHGLĐ nên mang tính khách quan hơn)
Hơn nữa, từ lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật lao
động năm 2006, đội ngũ HGVLĐ đã được
nâng lên về số lượng và chất lượng,(20) nên
việc giao cho ba HGVLĐ giải quyết TCLĐTT
là có tính khả thi và đảm bảo được hiệu quả của bước hoà giải này Việc bỏ thẩm quyền hoà giải TCLĐTT của HĐHGLĐCS và HGVLĐ và thay vào đó là việc chỉ định một BHGLĐ cũng sẽ tránh được điểm bất cập trong quy định về lựa chọn cơ quan hoà giải TCLĐTT của pháp luật hiện hành như đã phân tích trong phần trên
2 Bỏ thẩm quyền giải quyết TCLĐTT của chủ tịch UBND cấp huyện
Như trong phần trên đã phân tích, việc quy định thẩm quyền giải quyết TCLĐTT của chủ tịch UBND cấp huyện như hiện nay
là chưa phù hợp cả về mặt lí luận và thực tiễn Do vậy chúng tôi đề xuất nên bỏ thẩm quyền giải quyết TCLĐTT của chủ tịch UBND cấp huyện
3 Quy định lại thẩm quyền của HĐTTLĐ cho đúng bản chất của một cơ quan tài phán trọng tài trong lĩnh vực lao động
Khi TCLĐTT được đưa ra giải quyết
theo thủ tục trọng tài, trọng tài lao động phải
có quyền ra phán quyết nếu hoà giải không thành Tính bắt buộc của phán quyết trọng tài phụ thuộc vào sự tự nguyện hay không của cả hai bên tranh chấp khi đưa tranh chấp ra giải quyết tại HĐTTLĐ (sẽ được trình bày cụ thể trong phần hoàn thiện thủ tục trọng tài)
4 Bỏ quyền đình công của TTLĐ đối
với TCLTT về quyền
Về mặt lí luận, TCLĐTT về quyền là loại tranh chấp có cơ sở pháp lí để phân định đúng, sai, HĐTTLĐ hoặc toà án nhân dân có thể đưa ra được phán quyết dựa vào những
cơ sở pháp lí đó Cho nên không nhất thiết TTLĐ phải sử dụng đến công cụ đình công -
Trang 7loại công cụ có thể gây thiệt hại rất lớn cho
NSDLĐ và có thể ảnh hưởng đến trật tự, trị
an xã hội, sự phát triển kinh tế đất nước
Mặc khác, nếu NSDLĐ bị thiệt hại, ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và
khả năng tài chính của doanh nghiệp thì chắc
chắn quyền lợi của tập thể lao động trong
doanh nghiệp đó cũng sẽ bị ảnh hưởng về
phương diện phúc lợi, việc làm Do vậy,
chúng tôi đề xuất chỉ nên quy định đình công
về lợi ích Đình công trong trường hợp này
là công cụ để TTLĐ có thể đạt được những
thoả thuận có lợi cho TTLĐ trong quá trình
thương lượng tập thể Tuy nhiên, bên cạnh
việc bỏ quy định cho phép đình công về
quyền thì phải có một cơ chế giải quyết
TCLĐTT hiệu quả và phải có những giải
pháp đồng bộ nhằm nâng cao ý thức pháp
luật của người lao động để loại trừ các cuộc
đình công về quyền trong thực tế
5 Quy định lại thủ tục giải quyết
TCLĐTT theo hướng đơn giản, nhanh
gọn để đảm bảo tính hiệu quả trong việc
giải quyết TCLĐTT và hạn chế đình công,
chấm dứt đình công tự phát
Từ những phân tích trên, theo chúng tôi,
thủ tục giải quyết TCLĐTT nên được thiết
kế lại như sau:
Bước 1: Hoà giải tại BHGLĐ Thủ tục
này được thực hiện như nhau đối với cả
tranh chấp về quyền và tranh chấp về lợi ích
Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh
chấp, cơ quan lao động sẽ cử ra một BHGLĐ
bao gồm ba HGVLĐ, trong đó chỉ định một
HGVLĐ là trưởng ban Sau khi được phân
công, trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp, BHGLĐ phải trực tiếp tìm hiểu vụ việc
để đưa ra phương án hoà giải Trưởng BHGLĐ sẽ phân công các thành viên tìm hiểu vụ việc như tổ chức gặp gỡ đương sự hoặc trực tiếp xuống doanh nghiệp để tìm hiểu vụ việc Sau đó, tổ chức họp BHGLĐ
để đưa ra một hoặc nhiều phương án hoà giải Phương án hoà giải được đưa ra trên cơ
sở biểu quyết theo đa số Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp, BHGLĐ phải đưa vụ việc
ra hoà giải Tại buổi hoà giải, nếu các bên thoả thuận được về vấn đề tranh chấp hoặc chấp nhận phương án hoà giải do BHGLĐ đưa ra thì BHGLĐ sẽ lập biên bản hoà giải thành Các bên có trách nhiệm thực hiện các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc không hoà giải được (do một bên không có mặt sau khi đã triệu tập hai lần) thì BHGLĐ
sẽ lập biên bản hoà giải không thành Tiếp theo, đối với TCLĐTT về quyền, các bên có quyền yêu cầu HĐTTLĐ hoặc toà án giải quyết; còn đối với TCLĐTT về lợi ích thì tập thể lao động có quyền yêu cầu HĐTTLĐ giải quyết hoặc tiến hành các thủ tục để đình công Đối với tranh chấp vừa về quyền, vừa
về lợi ích thì các bên có quyền yêu cầu HĐTTLĐ giải quyết
Bước hai: Giải quyết tranh chấp tại HĐTTLĐ Trong thời hạn 5 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp, HĐTTLĐ phải đưa vụ việc ra giải quyết Nếu các bên thoả thuận được với nhau về vấn đề tranh chấp hoặc đồng ý với
Trang 8phương án hoà giải do HĐTTLĐ đưa ra thì
HĐTTLĐ ra quyết định công nhận sự thoả
thuận của các bên Trong trường hợp hoà
giải không thành hoặc một bên không có mặt
sau khi đã được triệu tập lần thứ hai thì
HĐTTLĐ sẽ giải quyết tranh chấp và đưa ra
quyết định Trong thời hạn 3 ngày làm việc,
nếu không đồng ý với quyết định của
HĐTTLĐ thì các bên có quyền yêu cầu toà
án giải quyết đối với TCLĐTT về quyền
hoặc tập thể lao động có quyền đình công
đối với TCLĐTT về lợi ích Nếu hết thời hạn
3 ngày mà các bên không phản đối quyết
định của HĐTTLĐ thì quyết định này có
hiệu lực pháp luật
Đối với TCLĐTT về quyền: các bên có
quyền thoả thuận đưa tranh chấp ra giải quyết
tại HĐTTLĐ hoặc toà án nhân dân Nếu thoả
thuận lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp
không thành thì tranh chấp chỉ có thể được
đưa ra giải quyết tại toà án theo yêu cầu của
một hoặc hai bên tranh chấp Thủ tục giải
quyết tranh chấp tại toà án được thực hiện
theo quy định của luật tố tụng dân sự Trong
trường hợp các bên thoả thuận đưa tranh chấp
ra giải quyết tại HĐTTLĐ thì thủ tục cũng
được tiến hành như tranh chấp về lợi ích
nhưng trong trường hợp hoà giải không thành
thì phán quyết của HĐTTLĐ là bắt buộc và
mang tính chung thẩm
Đối với TCLĐTT vừa về quyền, vừa về
lợi ích thì bước trọng tài là bắt buộc Nếu các
bên thoả thuận được với nhau về vấn đề tranh
chấp hoặc đồng ý với phương án hoà giải do
HĐTTLĐ đưa ra thì HĐTTLĐ ra quyết định
công nhận sự thoả thuận của các bên Nếu
không hoà giải được, HĐTTLĐ sẽ ra quyết định giải quyết tranh chấp, trong đó nói rõ nội dung tranh chấp nào là về quyền, nội dung tranh chấp nào là về lợi ích Trong thời hạn
ba ngày làm việc, nếu các bên không đồng ý với quyết định của HĐTTLĐ thì có quyền yêu cầu toà án giải quyết đối với nội dung về quyền; tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục đình công đối với các nội dung về lợi ích Nếu quá 3 ngày làm việc mà các bên không phản đối thì quyết định của HĐTTLĐ
có hiệu lực thi hành
6 Quy định rõ cơ chế thi hành biên bản hoà giải thành của BHGLĐ và quyết
định của HĐTTLĐ
Với thực tế đã được phân tích trên, theo chúng tôi, cần thiết có quy định rằng: “Trong trường hợp một bên không tự nguyện thực hiện các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành do BHGLĐ, HĐTTLĐ lập hoặc quyết định của HĐTTLĐ thì bên kia có quyền yêu cầu toà án công nhận và cho thi hành biên bản hoà giải thành và phán quyết
đó Quyết định công nhận của toà án có hiệu lực thi hành ngay, các bên có thể yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cưỡng chế thi hành” Ngoài ra, bên vi phạm thoả thuận hoặc không thi hành phán quyết của trọng tài phải chịu trách nhiệm hành chính.(21)
(1) Bộ luật lao động năm 1994 và các văn bản hướng dẫn thi hành chỉ quy định một loại thủ tục duy nhất cho cả hai loại tranh chấp này
(2).Xem: Khoản 1 Điều 170 Bộ luật lao động (3).Xem: Điều 170 Bộ luật lao động; Điều 5, 7 Nghị định của Chính phủ số 133/2007/NĐ-CP; Mục III Thông tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH
(4).Xem: Điều 162 Bộ luật lao động, Điều 4 Nghị định
Trang 9
của Chính phủ số 133/2007/NĐ-CP
(5) Đây là một yêu cầu của cơ quan giải quyết tranh
chấp lao động Xem: International Labour Office,
Conciliation and Arbitration Procedures in Labour
Office: Geneva, 1980), tr 43
(6).Xem thêm: International Labour Office, Conciliation
and Arbitration Procedures in Labour Disputes: A
Geneva, 1980), tr 43 - 44; Nguyễn Xuân Thu, “Tranh
chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động”
trong Lưu Bình Nhưỡng (chủ biên), Giáo trình Luật
447; Nguyễn Văn Bình, “Hoà giải các tranh chấp lao
động trong giai đoạn tiền tố tụng – một số vấn đề đặt
ra và hướng hoàn thiện”, Tạp chí nhà nước và pháp
luật, số 3/2006, tr 41
(7).Xem: Điều 159 Bộ luật lao động
(8).Xem: Khoản 2 Điều 165a Bộ luật lao động
(9).Xem: Điều 170a, 170b Bộ luật lao động; Điều 9, 10
Nghị định của Chính phủ số 133/2006/NĐ-CP
(10) Khoản 2 Điều 170 Bộ luật lao động; Thủ tục
giải quyết tranh chấp lao động tại toà án nhân dân do
luật tố tụng dân sự quy định, chúng tôi xin không đề
cập trong bài viết này
(11).Xem: Nguyễn Xuân Thu, “Những điểm mới về
tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động
theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao
động năm 2006”, Tạp chí luật học, số 7/2007, tr 60
(12).Xem: Khoản 2 Điều 157 Bộ luật lao động
(13) Hiện nay các hành vi được quy định tại Nghị
định của Chính phủ số 47/2010/NĐ-CP bao gồm các
hành vi vi phạm pháp luật lao động chứ không đề cập
các hành vi vi phạm thỏa ước, nội quy hay các thỏa
thuận nội bộ khác tại công ti
(14) Pháp luật cũng chưa quy định rõ giá trị pháp lí
của biên bản hoà giải thành, điều này cũng làm giảm
hiệu quả giải quyết tranh chấp của HĐTTLĐ
(15) Dự thảo Bộ luật lao động lần thứ ba cũng giữ
nguyên quy định như vậy (Điều 222 Dự thảo)
(16).Xem thêm: Khoản 3 Điều 157 Bộ luật lao động
(17) Bản thân thuật ngữ trọng tài “arbitration” có gốc
từ tiếng Latin “arbitrari”, có nghĩa là đưa ra một phán
xét hay đưa ra một quyết định Do vậy, phương thức giải quyết tranh chấp trọng tài cũng giống như phương thức giải quyết tranh chấp của toà án Tuy nhiên, thủ tục xét xử của toà án được thực hiện bởi các thẩm phán do nhà nước bổ nhiệm, còn các trọng tài viên là những người do chính các bên lựa chọn
Xem: International labour office, Conciliation and
p.151; И.Я Киселев Сравнительное и международное трудовое право М., изд Дело, 1999, с 266 - 267, 279 (18) Trọng tài tự nguyện do hai bên lựa chọn nên phán quyết của tổ chức này mang tính bắt buộc Đối với trọng tài bắt buộc – do chỉ được một trong hai bên hoặc cơ quan nhà nước yêu cầu thành lập nên việc thi hành phán quyết của trọng tài chỉ mang tính tự nguyện Xem: И.Я Киселев Сравнительное и международное трудовое право М., изд Дело,
1999, c 277; International labour office, Conciliation
1080, p 151 - 155
(19) Dự thảo Bộ luật lao động lần thứ ba cũng bỏ thẩm quyền hoà giải TCLĐTT của HĐHGLĐCS nhưng giao cho cá nhân HGVLĐ hoà giải
(20) Theo quy định của pháp luật hiện hành, bất kì cá nhân nào có đủ điều kiện cũng có thể trở thành HGVLĐ Đối với những nơi tập trung nhiều doanh nghiệp như các thành phố lớn, các khu công nghiệp thì có thể bổ nhiệm nhiều HGVLĐ hơn
(21) Pháp luật lao động Liên bang Nga cũng quy định như vậy: Theo khoản 2 Điều 416 Bộ luật lao động của nước này, NSDLĐ, đại diện tập thể lao động phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật về vi phạm hành chính trong trường hợp không thực hiện trách nhiệm theo thỏa thuận đã đạt được trong quá trình hoà giải hoặc không thực hiện phán quyết của trọng tài lao động Với hành vi
đó, theo Điều 5.33 Bộ luật về vi phạm hành chính Liên bang Nga quy định mức phạt từ 2.000 đến 4.000 rúp Xem: Комментарий к Трудовому Кодексу Российской Федерации Ответ Редактор: Проф Ю.П Орловский, пятое издание, М., изд Инфра-М-Контракт, 2009, с 1400