Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 42 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
42
Dung lượng
141,91 KB
Nội dung
Nguyễn Thị Phương Anh – 09D210163 GVHD: TS. Mai Thanh Lan CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Trong một doanh nghiệp, nhân tố con người luôn là yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại và thành công của doanh nghiệp. Một tổ chức muốn đạt được mục tiêu đề ra thì phải xây dựng cho mình được một chính sách nhân sự hiệu quả đảm bảo cho một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, phù hợp về cả số lượng chất lượng và cơ cấu. Nền kinh tế thị trường và tình hình khủng hoảng kinh tế đang đặt ra rất nhiều thách thức cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đứng trước tình hình đó, mỗi doanh nghiệp phải tự vận động, tìm cho mình một lối đi khác để tồn tại và phát triển. Một chính sách nhân sự hiệu quả chính là hướng đi đầu tiên giúp các doanh nghiệp thoát ra khỏi khủng hoảng và phát triển mạnh mẽ hơn. Vậy bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp hiện nay chính là việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của mình. Đánh giá thực hiện công việc chính là một công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí nhân lực và đạt tới mục tiêu của mình. Xét vấn đề lý luận, đánh giá thực hiện công việc là một công việc quan trọng đối với doanh nghiệp nói chung và đối với công tác quản trị nhân lực nói riêng trong doanh nghiệp. Trong quản trị nguồn nhân lực, kết quả đánh giá thực hiện công việc giúp người lao động được nhìn nhận một cách chính xác những cống hiến của họ đối với doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp xây dựng được chiến lược quản lý nguồn nhân lực phù hợp. Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam, các doanh nghiệp mới chỉ bước đầu làm quen và áp dụng hệ thống đánh giá thực hiện công việc vào thực tế kinh doanh sản xuất và chưa có được sự quan tâm đầy đủ đến hoạt động này. Hiện nay, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thống Nhất đã bước đầu có được những bản đánh giá thực hiện công việc cụ thể tuy nhiên còn thiếu tính hệ thống, thiếu nhất quán nên chưa đạt được hiệu quả. Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thống Nhất, em cũng đã nhận thấy sự thiếu sót trong nhận thức về tầm quan trọng cũng như việc thực hiện sơ sài hoạt động đánh giá thực hiện công việc tại công ty. Công ty hiện chưa có quy trình đánh giá thực hiện công việc rõ ràng, chưa có tần xuất và tiêu chí đánh giá cụ thể nên vẫn chưa phát huy được lợi ích từ hoạt động này. Vì vậy, hiệu quả của 1 Nguyễn Thị Phương Anh – 09D210163 GVHD: TS. Mai Thanh Lan các hoạt động quản trị nhân lực khác bị ảnh hưởng và tác động xấu đến sự phát triển chung của công ty. 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề Xuất phát từ thực tiễn, nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc đối với sự phát triển của công ty nên khi nghiên cứu các hoạt động nhân sự tại đây em quyết định chọn đề tài: “Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thống Nhất” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 1.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước Hiện nay, mới chỉ có một đề tài được nghiên cứu tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thống Nhất: “Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm in tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thống Nhất” - chuyên đề tốt nghiệp sinh viên Phạm Thị Hà lớp SB – 13a trường đại học Thương Mại. Chuyên đề này nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất sản phẩm in tại Công ty CPĐT&PT Thống Nhất, đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí tại Công ty CPĐT&PT Thống Nhất. Từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị đối với công ty nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí tại công ty. Vì vậy đây chính là đề tài đầu tiên nghiên cứu về các hoạt động quản trị nhân lực tại Công ty CPĐT&PT Thống Nhất, cụ thể là đánh giá thực hiện công việc. Đánh giá thực hiện công việc là một yêu cầu cấp thiết trong mỗi doanh nghiệp, hoạt động này cũng đang được các doanh nghiệp ngày mộ quan tâm. Xuất phát từ tính cấp thiết này, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đánh giá thực hiện công việc. Dưới đây là một số bài viết, nghiên cứu liên quan đến đánh giá thực hiện công việc đã được thực hiện: - “Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty cổ phần thương mại dược phẩm và trang thiết bị y tế Thuận Phát” – khóa luận tốt nghiệp sinh viên Lê Thị Phượng lớp k44A4 trường đại học Thương Mại năm 2012. Khóa luận tốt nghiệp này đã nghiên cứu về một công ty cổ phần thương mại tư nhân với số vốn lớn, cơ cấu doanh nghiệp vừa hiện công ty đang trong giai đoạn xây dựng hệ thống đánh giá thực hiện công việc. Khóa luận này đã đánh giá được thực trạng đánh giá thực hiện công việc tại Công ty cổ phần thương mại dược phẩm và trang thiết bị y tế Thuận Phát, tuy nhiên các đề xuất chưa có tính ứng dụng vào thực tế, chưa có hệ thống. - “Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)” – khóa luận tốt nghiệp sinh viên Nguyễn 2 Nguyễn Thị Phương Anh – 09D210163 GVHD: TS. Mai Thanh Lan Thị Hồng Minh k48 - Đại học Kinh tế quốc dân năm 2010. Đề tài này đã nghiên cứu thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc tại một ngân hàng cổ phần với quy mô lớn, đề tài tập trung đi vào nghiên cứu phương thức thực hiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) từ đó đề xuất một số bản tiêu chuẩn thực hiện công việc, hoàn thiện mẫu phiếu đánh giá thực hiện công việc. - “Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank” – khóa luận tốt nghiệp sinh viên Nguyễn Văn Vinh k38 Đại học Hải Phòng năm 2011. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank là một ngân hàng nhà nước, có số vốn lớn và quy mô hoạt động lớn, công ty cũng đã có được một quy trình đánh giá cơ bản nhưng do đặc thù doanh nghiệp nhà nước nên hệ thống đánh giá thực hiện công việc vẫn còn nhiều hạn chế. Đề tài này đã nghiên cứu được khá cụ thể thực trạng đánh giá thực hiện công việc tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank tuy nhiên các giải pháp đưa ra còn chung chung chưa thể áp dụng vào thực tế. Có thể thấy rằng cho đến nay đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về đánh giá thực hiện công việc tại các doanh nghiệp tư nhân và cả doanh nghiệp Nhà nước. Các đối tượng được nghiên cứu cũng rất đa dạng về quy mô, ngành nghề kinh doanh sản xuất. Tuy nhiên cho đến hiện nay, các đề tài được nghiên cứu đa số vẫn chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu thực tế quy trình, đề xuất một số bản đánh giá và bổ sung các tiêu chí đánh giá chưa có tính thực tiễn, hệ thống hóa. Áp dụng lý thuyết khoa học mới nhất vào quá trình nghiên cứu tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thống Nhất – công ty có cơ cấu nhỏ và vừa rất đặc trưng tại Việt Nam, khóa luận nghiên cứu và đề xuất một quy trình thống nhất khoa học đánh giá thực hiện công việc tại công ty. Vì vậy, việc thực hiện đề tài có tính mới và không bị trùng lặp với các công trình đã công bố. 1.4 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài dựa trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết một số vấn đề cơ bản về đánh giá thực hiện công việc cũng như thực tế thực hiện công tác này, khóa luận tốt nghiệp đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty CPĐT&PT Thống Nhất. Để thực hiện được mục tiêu trên, cần hoàn thành được 3 nhiệm vụ chủ yếu: - Hệ thống hóa được các vấn đề lý luận cơ bản về đánh giá thực hiện công việc. 3 Nguyễn Thị Phương Anh – 09D210163 GVHD: TS. Mai Thanh Lan - Phân tích, đánh giá thực trạng triển khai đánh giá thực hiện công việc của Công ty CPĐT&PT Thống Nhất. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty CPĐT&PT Thống Nhất. 1.5 Phạm vi nghiên cứu 1.5.1 Không gian, thời gian Không gian: Tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thống Nhất. Tìm hiểu tất cả các hoạt động quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thống Nhất đồng thời đi sâu vào nghiên cứu thực trạng hoạt động phân tích công việc tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thống Nhất. Thời gian: Nghiên cứu thực tế giới hạn số liệu chủ yếu trong thời gian các năm 2010 – 2012, đồng thời đề xuất giải pháp đến năm 2015. 1.5.2 Nội dung Khóa luận tập trung nghiên cứu về đánh giá thực hiện công việc tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thống Nhất theo tiếp cận về quy trình đánh giá thực hiện công việc, bao gồm xác định mục tiêu của ĐGTHCV, xây dựng kế hoạch của ĐGTHCV, triển khai ĐGTHCV và sử dụng kết quả ĐGTHCV. 1.6 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Đề tài sử dụng phương pháp luận là phương pháp duy vật biện chứng để nhìn nhận, phân tích và đánh giá các sự việc, hiện tượng một cách toàn diện trong quá trình vận động tất yếu của nó. Phương pháp duy vật biện chứng giúp việc phân tích, đánh giá tình hình quản trị nhân lực trong công ty nói chúng và thực trạng phân tích công việc nói riêng một cách toàn diện. Từ đó, tìm ra được những điểm đã thực hiện được và những vấn đề còn tồn tại tìm ra nguyên nhân. Nhờ đó, có thể đưa ra những giải pháp phù hợp, đúng đắn mang tính khoa học dựa trên tình hình thực tiễn. - Phương pháp thu thập dữ liệu Số liệu thứ cấp: Các số liệu thứ cấp được lấy từ nguồn lưu trữ tại doanh nghiệp cụ thế như từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo nhân sự,… Các số liệu thống kê theo dõi nguồn nhân lực tại công ty, các mẫu và kết quả đánh giá thực hiện công việc đã được thực hiện trước đó và các văn bản cần thiết khác. Số liệu sơ cấp: • Thu thập bằng phương pháp sử dụng bảng hỏi: Nhằm tìm hiểu về công tác ĐGTHCV tại Công ty CPĐT&PT Thống Nhất, tác giả đã thiết lập 1 phiếu điều tra khảo sát với 16 câu hỏi xoay quanh vấn đề ĐGTHCV dành cho cán bộ công nhân viên của công ty ở mọi lứa tuổi, trình độ học vấn, giới tính. Do sự hạn chế về mặt thời gian và không gian nên mẫu phiếu điều tra là 25 4 Nguyễn Thị Phương Anh – 09D210163 GVHD: TS. Mai Thanh Lan phiếu. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra để dưới dạng số lượng và tỷ lệ phần trăm (phụ lục).Và thông qua kết quả đó cho thấy được những thành công trong ĐGTHCV mà công ty đã làm được, những hạn chế và thiếu sót trong công tác ĐGTHCV. Để từ đó đưa ra những biện pháp nhằm hoàn thiện hơn về công tác ĐGTHCV tại công ty.Sử dụng mẫu bảng hỏi mà tác giả đã thiết kế từ trước để thu thập thông tin, ý kiến của các đối tượng cần nghiên cứu trong công ty về các thông tin liên quan đến ĐGTHCV. Trong đề tài này, tác giả đã sử dụng một mẫu bảng hỏi dung chung cho cán bộ công nhân viên trong công ty tập trung vào các vấn đề liên quan đến quy trình ĐGTHCV và mức độ hài lòng của nhân viên trong công ty về ĐGTHCV. Bảng hỏi bao gồm 16 câu hỏi, phát đi 30 bản thu về 25 bản. Trong đó qua quá trình thu thập và xử lý, đã sử dụng được 25 bản để làm nguồn thông tin sơ cấp cho khóa luận tốt nghiệp. • Phương pháp phỏng vấn: Tác giả thiết kế những câu hỏi phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn Phó giám đốc công ty anh Cao Duy Dân, 3 nhân viên trong phòng Hành chính - Nhân sự và một số nhân viên trong công ty để có thể cung cấp những thông tin liên quan đến ĐGTHCV tại công ty. Phương pháp này giúp thu thập được nhiều thông tin, tìm hiểu sâu vào những thông tin cần thiết, thu được bức tranh rõ ràng hơn về ĐGTHCV tại công ty. Những câu hỏi phỏng vấn chủ yếu tập trung vào các thông tin liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến ĐGTHCV tại công ty, mong muốn cải thiện chương trình ĐGTHCV và mức độ hài lòng của nhân viên về ĐGTHCV tại công ty. - Phương pháp xử lý số liệu: Từ những số liệu đã điều tra, thu thập được ở trên, tác giả sẽ tiến hành so sánh, tổng hợp, đối chiếu, chọn lọc. Từ đó đưa ra những so sánh giữa các số liệu thu thập, tổng hợp, đánh giá và nhận xét về các vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp và thống kê số liệu: Là phương pháp đánh giá phân tích dựa vào sự kết hợp của cả việc thu thập các thông tin từ các phiếu điều tra, bảng hỏi để có cái nhìn sâu hơn, cụ thể hơn, chính xác hơn về từng vấn đề nghiên cứu. Mục đích của việc phân tích tổng hợp là có những nhận xét nhiều chiều về một vấn đề, qua đó sẽ có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề đó, không phiến diện. Với đề tài trên tác giả đã tiến hành phân tích các mẫu bảng hỏi từ đó tổng hợp ý kiến của nhân viên và của nhà quản trị để đưa ra những nhận định chung, khái quát về thực trạng ĐGTHCV tại Công ty CPĐT&PT Thống Nhất. 5 Nguyễn Thị Phương Anh – 09D210163 GVHD: TS. Mai Thanh Lan Phương pháp thống kê so sánh: Đây là phương pháp mà người điều tra sẽ thu thập các thông tin có từ phiếu điều tra, phỏng vấn cũng như các số liệu mà người nghiên cứu thu thập được từ các nguồn của công ty, các dữ liệu thứ cấp trên website hay các phòng ban để tiến hành so sánh, đối chiếu các số liệu đó nhằm đưa ra những đánh giá, phân tích và đưa ra nhận định chính xác và khách quan nhất. Trong nội dung đề tài, tác giả đã tiến hành phân tích so sánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua năm 2010- 2012, so sánh các dữ liệu thu thập được về ĐGTHCV tại Công ty CPĐT&PT Thống Nhất. - Phương pháp sơ đồ, bảng biểu: Tác giả cũng đã hệ thống quá các số liệu thu thập được bằng các sơ đồ, bảng biểu để dễ dàng so sánh, nhận xét, đối chiếu và đưa ra các nhận định, đánh giá về ĐGTHCV tại Công ty CPĐT&PT Thống Nhất. 1.7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Khóa luận được kết cấu bởi 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về đánh giá thực hiện công việc tại doanh nghiệp Chương 3: Phân tích thực trạng đánh giá thực hiện công việc tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thống Nhất. Chương 4: Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thống Nhất. 6 Nguyễn Thị Phương Anh – 09D210163 GVHD: TS. Mai Thanh Lan 2 CHƯƠNG 2 3 TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI DOANH NGHIỆP 2.1 Một số khái niệm cơ bản 2.1.1 Khái niệm đánh giá nhân lực Đánh giá nhân lực là việc thực hiện một hệ thống các xét duyệt mức độ hoàn thành công việc của người lao động trong một thời gian nhất định. Về cơ bản đánh giá nhân lực có tính bao quát rộng do đối tượng được đánh giá bao gồm cả cán bộ quản lý các cấp và đánh giá nhân viên. Khái niệm này tập trung làm rõ kết quả thực hiện công việc của nhân viên vì vậy kết quả của quá trình đánh giá nhân lực được sử dụng chủ yếu trong công tác trả công hoặc đào tạo nhân lực. 2.1.2 Khái niệm đánh giá năng lực thực hiện công việc Đánh giá năng lực thực hiện công việc là những đánh giá nhằm xác định yếu tố tiềm năng của nhân lực so với các yêu cầu vị trí công việc nhất định nào đó. Các doanh nghiệp thường sử dụng mô hình ASK (Aptitudes – Skills – Knowledges) để xem xét năng lực của nhân lực so với yêu cầu của vị trí công việc. Kết quả đánh giá được sử dụng chủ yếu trong công tác phát triển cán bộ. 2.1.3 Khái niệm đánh giá thực hiện công việc Đánh giá thực hiện công việc (ĐGTHCV) là một hoạt động quản lý nguồn nhân lực quan trọng và luôn tồn tại trong tất cả các tổ chức dù nó được thực hiện chính thức hay không chính thức. Các doanh nghiệp hiện nay đang dần quan tâm đến hoạt động này chính vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về hoạt động đánh giá thực hiện công việc, xuất hiện nhiều khái niệm, cách hiểu về đánh giá thực hiện công việc, dưới đây là một số khái niệm tiêu biểu: Khái niệm đánh giá thực hiện công việc theo James W. Smither et al., (2009) Performance Management, Jossey Bass, London: đánh giá thực hiện công việc được hiểu là quá trình thu nhận và xử lí thông tin về quá trình và kết quả thực hiện công việc của nhân lực trong doanh nghiệp để đưa ra được những nhận định chính xác về năng lực thực hiện công việc và mức độ hoàn thành công việc của nhân lực đối với một tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định. Việc đánh giá thực hiện công việc có bản chất là sự so sánh giữa những đóng góp của từng cá nhân đối với tổ chức với tiêu chuẩn tham chiếu phù hợp đối với chức danh mà người này đảm nhận. 7 Nguyễn Thị Phương Anh – 09D210163 GVHD: TS. Mai Thanh Lan Khái niệm đánh giá hiệu quả làm việc theo Alison Allenby và Dela Jenkins, (1986) Institute of Leadership & Management: đánh giá hiệu quả làm việc là bất kỳ hoạt động nào nhằm đánh giá một cách hệ thống kết quả làm việc và năng lực của nhân viên bao gồm kết quả công việc, phương pháp làm việc, những phẩm chất và kỹ năng liên quan đến công việc. Theo cách hiểu này, đánh giá hiệu quả làm việc là phải xem xét một cách toàn diện các yếu tố có liên quan, là quá trình thường xuyên liên tục. Mục tiêu chủ yếu của đánh giá hiệu quả làm việc là nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên. Về cơ bản khái niệm về đánh giá thực hiện công việc của James W. Smither và khái niệm đánh giá hiệu quả làm việc của Alison Allenby và Dela Jenkins có nhiều điểm chung, tuy nhiên cũng có những điểm khác nhau nhất định do mục đích sử dụng, cách tiếp cận khác nhau. Một khái niệm chủ yếu đi sâu về năng lực thực hiện công việc và mức độ hoàn thành công việc – chú trọng vào phát triển năng lực nhân viên và sử dụng cho hoạt động đãi ngộ, một khái niệm nhằm đánh giá năng lực của nhân viên, cải tiến các yếu tố liên quan giúp nhân viên hoàn thành tốt công việc. 2.2 Nội dung nghiên cứu về đánh giá thực hiện công việc 2.2.1 Xác định mục tiêu của đánh giá thực hiện công việc Các doanh nghiệp có thể thực hiện đánh giá thực hiện công việc vì những mục tiêu sau: - Để đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên trong quá khứ và nâng cao hiệu quả làm việc trong tương lai. - Để xác định nhu cầu phát triển và đào tạo nhân viên. - Để đánh giá năng lực tiềm tàng và khả năng thăng tiến trong tương lai của nhân viên. - Để đặt mục tiêu và xây dựng kế hoạch hành động nhằm giúp nhân viên định hướng nghề nghiệp. - Để làm cơ sở cho xây dựng triển khai công tác trả công. - Để tăng động lực làm việc cho nhân viên dựa trên việc được đánh giá khách quan và được cổ vũ kịp thời khi đạt thành tích. Bằng một hướng tiếp cận khác, các doanh nghiệp có thể thiết lập mục tiêu thực hiện công việc cụ thể cho một nhân viên của mình trong một giai đoạn cụ thể. Đặt mục tiêu thực hiện công việc là một biện pháp quan trọng giúp cho nhà quản lý phát huy tốt nhất năng lực của nhân viên. Các mục tiêu này là cơ sở để đánh giá hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân đồng thời nhà quản lý cũng tạo ra được những “đích đến” 8 Nguyễn Thị Phương Anh – 09D210163 GVHD: TS. Mai Thanh Lan để nhân viên phấn đấu, hướng vào mục tiêu chung của tổ chức. Do đó, mục tiêu thực hiện công việc thường được đặt ra vào đầu mỗi kỳ đánh giá hoặc ở thời điểm ngay khi nhân viên bắt đầu làm việc. Ngày nay, đã có nhiều doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý theo mục tiêu (management by objective – MBO). Hướng tiếp cận này mang lại nhiều hiệu quả nhưng đòi hỏi nhà quản lý phải thiết lập các mục tiêu có thể đo lường cụ thể cho từng nhân viên và phải định kỳ giám sát quá trình thực hiện của nhân viên theo các chỉ tiêu này. Mục tiêu có thể bao gồm những yếu tố chủ quan vì vậy trong suốt quá trình thực hiện nhà quản lý cần phải xem xét lại các mục tiêu để biết chúng có phù hợp với tình hình thực tế hay không và tiến hành những điều chỉnh cần thiết. 2.2.2 Xây dựng kế hoạch của đánh giá thực hiện công việc 2.2.2.1 Xác định chu kỳ đánh giá Chu kỳ đánh giá được xác định tùy thuộc vào mục tiêu của chương trình đánh giá, loại hình công việc, tính ổn định của công việc và tầm quan trọng của công việc trong doanh nghiệp. Nếu những công việc có tính ổn định thì chu kỳ này thường dài, những công việc quan trọng mà kết quả của nó ảnh hưởng đến công việc khác thì chu kỳ đánh giá nên ngắn để có thể thấy được sự thay đổi và đưa ra giải pháp để có thể hoàn thành tốt hơn. Chu kỳ có thể xác định theo tháng, quý, 6 tháng, năm. 2.2.2.2 Xác định tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc Khi tiến hành đánh giá thực hiện công việc, tổ chức tiến hành đánh giá cần xác định các tiêu chuẩn đánh giá. Các tiêu chuẩn đánh giá được xác định dựa trên mục tiêu và chiến lược kinh doanh và hoàn cảnh cụ thể của tổ chức. Tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc chủ yếu dựa vào bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc. Tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc bao gồm bốn nhóm tiêu chí chính: - Phẩm chất cá nhân: nhóm tiêu chí này thường được sử dụng với các công việc mà kết quả của công việc này khó có thể xác định rõ ràng, cụ thể bằng việc định lượng, ngành cung cấp dịch vụ là một điển hình. Tuy nhiên do nhiều hạn chế của nhóm tiêu chí này nên nó ít được sử dụng trong các bản đánh giá thực hiện công việc ngày nay. - Hoàn thành mục tiêu công việc: đây là nhóm tiêu chí được sử dụng phổ biến nhất. Hiệu quả làm việc của nhân viên được xác định bằng cách so sánh kết quả công việc thực tế của nhân viên với các mục tiêu và chuẩn mực đã được xác định trước. Các tiêu 9 Nguyễn Thị Phương Anh – 09D210163 GVHD: TS. Mai Thanh Lan chí có thể bao gồm khối lượng công việc, chất lượng công việc, thời hạn hoàn thành công việc. Nhóm tiêu chí này hạn chế là chỉ tập trung vào kết quả thực hiện công việc, chưa quan tâm đến quá trình thực hiện công việc chính vì vậy chưa giúp đưa ra các biện pháp nhằm phát huy điểm mạnh của nhân viên, khắc phục điểm yếu. - Kỹ năng làm việc: các tiêu chí đánh giá được xây dựng dựa trên những kỹ năng cần thiết để đảm bảo công việc được thực hiện tốt, giúp người đánh giá chú trọng hơn vào hiệu quả công việc và hiểu sâu hơn về nguyên nhân tại sao nhân viên chưa đạt yêu cầu khi thực hiện công việc. Phương pháp phù hợp với công việc mang tính kỹ thuật. - Tiềm năng phát triển: đây là một xu hướng đánh giá mới, chú trọng tìm ra những năng lực tiềm tàng của nhân viên và đề ra các biện pháp phát huy. Khi thiết kế bản đánh giá thực hiện công việc, các tiêu chí thường được sử dụng linh hoạt, có sự kết hợp giữa các tiêu chí để đánh giá thực hiện công việc dựa trên nhiều góc độ nhằm có được kết quả đáng tin cậy và hữu ích nhất. Tuy nhiên, tiêu chí hoàn thành mục tiêu công việc luôn là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá thực hiện công việc. KPI trong đánh giá thực hiện công việc - Key Performance Indicator (KPI) là một công cụ đánh giá nhân lực phổ biến, đây là một phương thức giúp tổ chức đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện công việc dựa trên nền tảng là sự nhìn nhận về mục tiêu của tổ chức và nhân lực có có liên quan. Đây là phương thức đánh giá có sự lượng hóa những yếu tố dẫn tới thành công của tổ chức. KPI theo tiếng anh là Key Performance Indicator có nghĩa là chỉ số đánh giá thực hiện công việc. Thông thường mỗi chức danh sẽ có bản mô tả công việc hoặc kế hoạch làm việc hàng tháng. Nhà quản lý sẽ xây dựng KPI dưa trên những thông tin trên nhằm đánh giá hiệu quả đối với từng chức danh hay bộ phận. Dựa trên việc hoàn thành KPI, công ty sẽ có các chế độ thưởng phạt cho từng cá nhân. 2.2.2.3 Phương pháp đánh giá - Phương pháp thang điểm: trong bảng liệt kê những hạng mục chính yếu của từng công việc cụ thể (Ví dụ: chất lượng, số lượng công việc đã hoàn thành …) và sắp xếp thứ tự theo một logic nhất định. Mỗi đối tượng đánh giá sẽ được cho điểm phù hợp với mức độ thực hiện từng điểm chính theo yêu cầu của công việc (các tiêu chí đánh giá và phân chia mức độ là tùy thuộc vào loại hình sản xuất, quản lý kinh doanh doanh nghiệp). Sau khi cho điểm đối với từng hạng mục, tổng điểm cuối cũng sẽ thể hiện kết quả đánh giá. 10 [...]... GVHD: TS Mai Thanh Lan CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THỐNG NHẤT 3.1 Đánh giá tổng quan tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Thống Nhất 3.1.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Thống Nhất Công ty cổ phần Đầu Tư và Phát triển Thống Nhất có tên giao dịch tiếng Anh là THONG... nhiều vào kết quả thực hiện công việc chưa quan tâm đến quá trình thực hiện công việc 32 Nguyễn Thị Phương Anh – 09D210163 GVHD: TS Mai Thanh Lan CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THỐNG NHẤT 4.1 Định hướng và mục tiêu hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần và đầu tư Thống Nhất 4.1.1 Định hướng đánh giá thực. .. động thu nhập của nhân viên nên việc này tạo động lực cho nhân viên thực hiện công việc tập trung vào mục tiêu đã đề ra 3.3 Thực trạng đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Thống Nhất Về mục tiêu đánh giá thực hiện công việc tại Công ty 3.3.1 Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty CPĐT&PT Thống Nhất hiện nay nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể sau: 24 Nguyễn Thị Phương... hoạch đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Trên thực tế, công tác đánh giá thực hiện công việc chưa được Công ty CPĐT&PT Thống Nhất chú trọng, hiện tại công ty chưa xây dựng kế hoạch cho đánh giá thực hiện công việc một cách độc lập Kế hoạch đánh giá thực hiện thường được thực hiện đồng thời với việc tổ chức thực hiện đánh giá 25 Nguyễn Thị Phương Anh – 09D210163 GVHD: TS Mai Thanh Lan “Đối tư ng đánh. .. thông đánh giá nhằm nâng cao nhận thức về quyền lợi trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong công ty khi thực hiện đánh giá thực hiện công việc Năm là, thực hiện tốt công tác đánh giá thực hiện công việc từ đó nâng cao khả năng thực hiện công việc cho nhân viên Từ đó nhằm tăng năng suất lao động của cán bộ công nhân viên 4.2 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần. .. nghĩa định hướng sự phát triển cho cán bộ công nhân viên rõ ràng hơn nữa 4.1.2 Mục tiêu đánh giá thực hiện công việc của Công ty CPĐT&PT Thống Nhất trong giai đoạn 2013 - 2015 Một là, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý tại Công ty CPĐT&PT Thống Nhất về tầm quan trọng của đánh giá thực hiện công việc Hai là, xây dựng đánh giá thực hiện công việc của công ty thành một hệ thống đánh giá chuyên nghiệp,... hướng đánh giá thực hiện công việc của Công ty CPĐT&PT Thống Nhất trong giai đoạn 2013 - 2015 Hiện nay, Công ty CPĐT&PT Thống Nhất đã bước đầu có sự quan tâm và đầu tư cho hoạt động đánh giá thực hiện công việc, nhờ đó mà các hoạt động đánh giá luôn được cải tiến Trong giai đoạn 2013 - 2015, Ban lãnh đạo công ty đã thống nhất và đưa ra định hướng về chiến lược đánh giá thực hiện công việc bao gồm những... kết quả đánh giá được gửi đến ứng viên trước khi kết thúc đợt thực tập 3.4 Đánh giá chung về công tác đánh giá nhân lực tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Thống Nhất trong thời gian qua Thành công đạt được 3.4.1 Một là, hiện nay hầu hết các chương trình đánh giá của Công ty CPĐT&PT Thống Nhất đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nền đều có được mục tiêu cụ thể Hai là, Công ty CPĐT&PT Thống Nhất đã... trong những năm qua, Công ty đã thực hiện tư ng đối nhiều bản đánh giá thực hiện công việc và tập trung chủ yếu vào đối tư ng là nhân viên thuộc khối văn phòng, điều này cũng phù hợp với cơ cấu về số lượng nhân viên của công ty Bảng trên cũng cho thấy sự đầu tư về đánh giá thực hiện công việc của công ty đã có sự thay đổi rõ nét qua các năm Tần suất đánh giá nhân viên tại công ty hiện nay còn thưa thớt... có thể thực hiện công việc đào tạo đánh giá thực hiện công việc tại bước này nhằm chuẩn bị cho việc triển khai được thuận lợi Bước 3: Tiến hành đánh giá bắt đầu bằng việc truyền thông đánh giá thực hiện công việc, sẽ phải có một khoảng thời gian nhất định dành cho các nhân viên thực hiện tự đánh giá, hoặc nhà quản lý đánh giá dựa trên quan sát, chấm điểm, xếp hạng… Đây là công đoạn quan trọng nhất nên . nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thống Nhất đồng thời đi sâu vào nghiên cứu thực trạng hoạt động phân tích công việc tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thống Nhất. Thời. đề lý luận cơ bản về đánh giá thực hiện công việc tại doanh nghiệp Chương 3: Phân tích thực trạng đánh giá thực hiện công việc tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thống Nhất. Chương 4: Đề. hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty CPĐT&PT Thống Nhất. 1.5 Phạm vi nghiên cứu 1.5.1 Không gian, thời gian Không gian: Tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thống Nhất. Tìm