1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

111 4,9K 55

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” MỤC LỤC CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3 1. Sự cần thiết phải xây dựng đề án 3 2. Căn cứ pháp lý 4 2.1 Các văn bản của Chính phủ về việc lập quy hoạch 4 2.2. Các văn bản khác về việc lập quy hoạch 4 2.3 Các quy hoạch khác có liên quan: 5 3. Đối tượng, phạm vi quy hoạch, phương pháp nghiên cứu 5 3.1. Đối tượng 5 3.2. Phạm vi quy hoạch 7 3.3. Phương pháp nghiên cứu 8 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU VIỆT NAM 9 1. Bối cảnh quốc tế 9 1.1. Tổng quát về việc sử dụng sản phẩm từ tự nhiên 9 1.2. Hợp tác Việt Nam với các nước trong lĩnh vực dược liệu 9 1.3. Nhu cầu sử dụng dược liệu, thuốc từ dược liệu trên thế giới 10 2. Bối cảnh trong nước 11 2.1. Giới thiệu chung về tình hình phát triển của ngành Dược Việt Nam 11 2.2. Tiềm năng nguồn dược liệu Việt Nam 13 3. Dự báo nhu cầu dược liệu trong nước và trên thế giới trong thời gian tới 17 3.1. Dự báo về thị trường và khả năng cạnh tranh của dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu trong nước và thế giới 17 3.2. Dự báo khả năng công nghệ 19 3.3. Dự báo nhân lực, vật lực cho phát triển dược liệu 20 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU Ở VIỆT NAM 24 1. Quản lý nhà nước 24 1.1. Cơ cấu tổ chức 24 1.2. Hệ thống văn bản pháp qui 25 2. Thực trạng phát triển dược liệu ở Việt Nam 30 2.1. Thực trạng về nguồn dược liệu thiên nhiên 30 2.2. Tình hình phát triển nuôi trồng dược liệu 33 2.3. Tình hình chế biến, thị trường, xuất nhập khẩu và chất lượng dược liệu 46 2.4. Tình hình sử dụng dược liệu phục vụ YHCT và công nghiệp dược 50 2.5. Đánh giá chung và sự cần thiết phải quy hoạch phát triển dược liệu 53 3. Mô hình quản lý dược liệu ở một số nước trên thế giới 55 CHƯƠNG 4: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 58 1. Quan điểm chỉ đạo xây dựng đề án 58 BỘ Y TẾ 1 Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” 2. Mục tiêu quy hoạch 59 2.1. Mục tiêu tổng quát 59 2.2. Mục tiêu cụ thể 59 3. Nội dung quy hoạch 61 3.1. Quy hoạch các vùng bảo tồn và khai thác dược liệu bền vững 61 3.2. Quy hoạch vùng nuôi trồng cây thuốc và giống cây thuốc 68 3.3. Quy hoạch các cơ sở và nhà máy sơ chế, chế biến và chiết xuất dược liệu phục vụ công nghiệp dược 74 3.4. Quy hoạch các kênh cung ứng từ Trung ương đến địa phương 76 3.5. Quy hoạch nguồn lực 77 4. Đánh giá nhu cần về vốn đầu tư 77 5. Danh mục các dự án ưu tiên trong giai đoạn 2011 – 2030 78 6. Một số định hướng chính cho giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 79 CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 81 1. Đánh giá chung về tác động môi trường 81 2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường 82 CHƯƠNG 6: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH 83 PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU 83 1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách phát triển dược liệu 83 2. Nhóm giải pháp về đầu tư, tài chính và tín dụng 83 3. Nhóm giải pháp về nghiên cứu, chuyển giao và tiếp nhận KH công nghệ 84 4. Nhóm giải pháp về phát triển và đào tạo nguồn nhân lực 85 5. Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế 85 CHƯƠNG 7: TỔ CHỨC THỰC HIỆN 86 1. Các đơn vị thực hiện 86 1.1. Trách nhiệm của Bộ Y tế 86 1.2. Trách nhiệm của các Bộ nghành khác 86 2. Tổ chức thực hiện 88 2.1. Giai đoạn đến 2015 88 2.2. Giai đoạn đến năm 2020 89 2.3. Giai đoạn đến năm 2030 89 BỘ Y TẾ 2 Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Sự cần thiết phải xây dựng đề án Việt Nam vốn được đánh giá là nước có nguồn dược liệu tự nhiên phong phú và đa dạng về chủng loại lẫn công dụng làm thuốc. Đất đai và khí hậu phù hợp với nhiều loài cây trồng, trong đó có nhiều loài cây thuốc quý xuất xứ từ các nguồn khác nhau. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên dược liệu tự nhiên đang ngày một cạn kiệt, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, cây dược liệu nuôi trồng đang bị thu hẹp hoặc phát triển một cách tự phát mất cân đối. Sự giảm sút nguồn dược liệu có nhiều nguyên nhân, có thể chủ quan lẫn khách quan như chiến tranh, sự khai thác tràn lan, trình độ nhận thức con người còn hạn chế nhất là tại vùng miền núi nơi có nhiều tài nguyên sinh vật Hơn nữa trước yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội đời sống chúng ta đang phải đối mặt mâu thuẫn giữa cung và cầu, bảo tồn và khai thác sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này. Khai thác, bảo vệ và phát triển tài nguyên sinh vật nói chung và nguồn cây dược liệu nói riêng đang là vấn đề cấp bách được đặt lên hàng đầu. Bởi vì bảo vệ tài nguyên sinh vật là chúng ta đang bảo vệ sự cân bằng sinh thái, bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường, bảo vệ chính chúng ta về sức khỏe, kinh tế, văn hóa, Hơn nữa, phát triển dược liệu trong giai đoạn tới cũng mở ra cơ hội rất lớn cho việc giao thương, tham gia thị trường quốc tế về dược liệu và dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Trước yêu cầu hội nhập và phát triển của đất nước, đồng thời để thực hiện được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng của nguồn nguyên liệu làm thuốc ở nước ta, cần thiết xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” như một chương trình hành động có tính chiến lược. Đề án Quy hoạch này nhằm mục đích tăng cường quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực dược liệu; nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên dược liệu, bảo tồn và phát triển sự đa dạng sinh BỘ Y TẾ 3 Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” học; và xây dựng kế hoạch phát triển thuốc từ nguồn dược liệu trong nước góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nâng cao thu nhập cho người dân tại các vùng khó khăn; từng bước và chủ động đáp ứng đủ nhu cầu dược liệu cung cấp cho công nghiệp dược và Y học cổ truyền trong nước. 2. Căn cứ pháp lý 2.1 Các văn bản của Chính phủ về việc lập quy hoạch - Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020; - Quyết định số 43/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Phát triển công nghiệp dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007-2015 và tầm nhìn đến năm 2020”; - Chỉ thị 24/CT-TW ngày 04 tháng 7 năm 2008 của Ban Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nền đông y Việt nam và Hội Đông y trong tình hình mới; - Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ Tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020; 2.2. Các văn bản khác về việc lập quy hoạch. - Luật Đầu tư năm 2005 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 /9/2006 của Chính phủ quy định một số điều chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; - Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; - Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP; BỘ Y TẾ 4 Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” - Căn cứ Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm. 2.3 Các quy hoạch khác có liên quan: - Quyết định số 61/2007/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp Hóa dược đến năm 2020” - Quyết định 81/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/05/2009 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Hoá dược đến năm 2015 tầm nhìn 2025. 3. Đối tượng, phạm vi quy hoạch, phương pháp nghiên cứu. 3.1. Đối tượng. a. Các vùng dược liệu tự nhiên. Vùng dược liệu tự nhiên là nơi nhiều loài dược liệu sinh trưởng và phát triển mọc tự nhiên trong các quần xã rừng. + Vùng dược liệu tự nhiên phân bổ theo loại rừng: - Vùng rừng đặc dụng có 2.002.276 ha, chia thành 164 khu gồm: 30 Vườn Quốc gia, 58 khu dự trữ thiên nhiên, 10 khu bảo tồn loài, 46 khu bảo vệ cảnh quan và 20 khu rừng nghiên cứu khoa học. - Vùng rừng phòng hộ (4.846.196 ha), rừng sản xuất (6.373.491 ha) và loại rừng khác không có quy hoạch vào 3 loại rừng trên (166.112 ha). + Vùng dược liệu tự nhiên phân bổ theo vùng miền, địa hình: - Ở các tỉnh miền núi phía Bắc (độ cao từ 1000m trở lên) và ở phía Nam (độ cao từ 1300m trở lên); - Các tỉnh ở phía Nam có những loại cây thuốc quý khác, mang tính chất vùng nhiệt đới điển hình b. Hệ thống các vùng trồng cây dược liệu: BỘ Y TẾ 5 Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” - Nghiên cứu vùng trồng, sản xuất cây dược liệu có tính chuyên canh như: Ở Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai); Sìn Hồ (Lai Châu); Quyết Tiến, Phó Bảng (Hà Giang); Hà Quảng, Thông Nông (Cao Bằng); Hang Kia – Pà Cò (Hòa Bình); Son Bá Mười (Thanh Hóa); Mường Lống (Nghệ An) và Đà lạt (Lâm Đồng) hiện đang trồng các cây thuốc bắc nhập nội (Bạch Chỉ, Bạch Truật, Đương quy, Huyền sâm, Đỗ trọng, Hoàng bá, Xuyên khung, Tam thất ), cây thuốc nhập nội làm nguyên liệu cho Công nghiệp Dược (Artisô) và cây thuốc bản địa có tính chất ôn đới (Thảo quả, Tục đoạn, Táo mèo ). - Một số tỉnh thuộc vùng núi thấp như Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, trồng một số cây đặc sản có giá trị xuất khẩu cao như: Hồi, Quế, Thảo quả, Sa nhân, - Ở các tỉnh vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ và khu 4 cũ: Là nơi sản xuất đại trà một số cây thuốc bắc nhập nội nhưng hạt giống lấy từ vùng núi cao như: Bạch Chỉ, Đương quy, Địa hoàng, Ngưu tất, Cát cánh, Trạch tả ; Là nơi trồng chủ yếu của các loài cây như Hòe, Bạc hà và nhiều loại cây thuốc nam truyền thống khác. - Tại một số tỉnh ở Miền trung, Tây nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long: Từng là nơi trồng sản xuất nhiều loài cây thuốc có tinh dầu như: Bạc hà, Sả, Hương nhu trắng c. Hệ thống sản xuất chế biến, bào chế và chiết xuất dược liệu phục vụ sản xuất thuốc. Nghiên cứu một số cơ sở sản xuất dược liệu và thuốc dược liệu thuộc các doanh nghiệp lớn trên cả nước: Tổng Công ty dược (có Nông trường dược liệu Eakao (Đắc Lắc); Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười (Long An); Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất dược liệu Long Thành (Đồng Nai); Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất dược liệu Tuy Hòa (Phú Yên); Trung tâm giống dược liệu Đà Lạt (Lâm Đồng); Công ty TNHH Traphaco; d. Hệ thống kinh doanh (buôn bán, xuất nhập khẩu) dược liệu. BỘ Y TẾ 6 Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” Nghiên cứu hệ thống kinh doanh dược liệu tại một số thành phố lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, ), các cơ sở sản xuất đăng ký hộ kinh doanh thuốc tại một số khu vực trên cả nước. Tình hình xuất nhập khẩu tại các cảng hải quan, các khu cửa khẩu có đường biên giới giáp với Trung Quốc, Campuchia, e. Hệ thống cung ứng dược liệu phục vụ công tác khám chữa bệnh. Nghiên cứu số liệu thống kê đến năm 2011 của hệ thống các bệnh viện YHCT công lập, bệnh viện YHCT tư nhân; bệnh viện YHHĐ có khoa hoặc tổ YHCT; Trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng YHCT điển hình trên cả nước và nghiên cứu theo thống kê của Vụ Y Dược cổ truyền. 3.2. Phạm vi quy hoạch Dược liệu bao gồm các loài thực vật và nấm lớn; loài tảo biển; loài động vật và loại khoáng sản có công dụng làm thuốc. Trong phạm vi cho phép, đề án chỉ tập trung vào các loài thực vật và nấm lớn, là những loài chiếm tỷ trọng lớn và phổ biến trong dược liệu. Pham vi quy hoạch đề cập đến toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và được phân chia theo 8 vùng địa lý như sau: - Vùng Đông Bắc: Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai và một phần của Thái Nguyên, Bắc Giang - Vùng Tây Bắc: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình. - Vùng Đồng bằng Sông Hồng: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Bắc Giang và Vĩnh Phúc. - Vùng Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. - Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận). - Vùng Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng BỘ Y TẾ 7 Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” - Vùng Tây Nam Bộ: An Giang, Thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang. - Vùng Đông Nam Bộ: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh. 3.3. Phương pháp nghiên cứu. - Khảo sát điều tra thu thập số liệu bằng các hình thức: đi khảo sát thực tế; dùng phiếu điều tra; văn bản đề nghị báo cáo và cung cấp thông tin; - Tổng hợp các tài liệu tham khảo: Nghiên cứu các chính sách, luật, báo cáo nghiên cứu, khảo sát và các tài liệu khác có liên quan đến phát triển ngành dược của Việt Nam và một số nước trên thế giới; - Dự báo về phát triển thị trường, tiềm năng và các nguồn lực cho ngành dược nói chung và dược liệu nói riêng: Thông qua các chỉ tiêu tăng trưởng về kinh tế, xã hội; Nghiên cứu thị trường dược liệu; Tình hình xuất nhập khẩu dược; Hoạt động sản xuất của một số doanh nghiệp; Từ đó đưa ra các dự báo về nhu cầu, thị trường, tốc độ phát triển, hướng phát triển của ngành dược trong giai đoạn tới; - Thu thập các ý kiến chính thức và không chính thức của các bên liên quan, đặc biệt là cán bộ và chuyên gia của cơ quan nhà nước thuộc các bộ, ngành liên quan, cán bộ quản lý của Bộ Y tế, chuyên gia trong nước: Thông qua tổ chức các hội nghị báo cáo đề án, gửi tài liệu xin ý kiến các bộ ngành, chuyên gia, Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các bên, nhóm thực hiện đề án tổ chức thảo luận để tiếp thu các ý kiến đóng góp; - Tổ chức các cuộc thảo luận của các nhóm công tác trên cơ sở đề xuất các vấn đề và ý kiến thảo luận, thu thập ý kiến đóng góp cho các chủ đề chính: Trong quá trình xây dựng Đề án, nhóm tổ xây dựng đề án thường xuyên tổ chức thảo luận thống nhất ý kiến để thống nhất hoàn chỉnh các nội dung có trong đề án. BỘ Y TẾ 8 Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU VIỆT NAM. 1. Bối cảnh quốc tế. 1.1. Tổng quát về việc sử dụng sản phẩm từ tự nhiên Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển việc chăm sóc sức khỏe ít nhiều vẫn còn liên quan đến YHCT hoặc thuốc từ dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên từ cây thuốc để hỗ trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh. Theo thống kê của WHO, ở Trung Quốc doanh số thị trường thuốc từ dược liệu đạt 26 tỷ USD (2008, tăng trưởng hàng năm đạt trên 20%), Mỹ đạt 17 tỷ USD (2004), Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006), Hàn Quốc 250 triệu USD (2007), châu Âu đạt 4,55 tỷ Euro (2004), Tính trên toàn thế giới, hàng năm doanh thu thuốc từ dược liệu ước đạt khoảng trên 80 tỷ USD. Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới chủ yếu là những nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Bangladesh ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi ở Châu Mỹ La tinh như Brasil, Uruguay Những nước nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là những nước thuộc liên minh châu Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giới. Trung bình hàng năm các nước EU nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD dược liệu và gia vị. Nguồn cung cấp dược liệu chính cho thị trường EU là Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Brazil, Đức. 1.2. Hợp tác Việt Nam với các nước trong lĩnh vực dược liệu. Cho đến nay đã có nhiều hình thức hợp tác quốc tế với các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài trong việc nghiên cứu sàng lọc cây thuốc (về mặt hóa học) cũng như cung cấp giống cây thuốc mới để sản xuất nguyên liệu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài. Hợp tác với Trung Quốc: Ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước, bằng đường ngoại giao chúng ta đã nhập nội các giống cây thuốc quý như: Đương quy, Bạch chỉ, Bạc hà, Ngưu tất Đây là một điển hình cho công cuộc hợp tác quốc tế BỘ Y TẾ 9 Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” trong lĩnh vực trồng và chế biến dược liệu với một nước láng giềng rộng lớn và giàu tiềm năng, có kinh nghiệm và sử dụng YHCT có truyền thống như Trung Quốc (Nhập nội giống cây con làm thuốc, học tập kinh nghiệm, trao đổi chuyên gia, nhập khẩu dược liệu ). Với Nhật Bản: Từ những năm 1990 Nhật Bản bắt đầu quan tâm đưa cây thuốc vào trồng ở Việt Nam thông qua hợp tác giữa Bộ Y tế với Công ty dược phẩm của Nhật Bản. Hàng chục giống dược liệu được nhập nội từ Nhật, có nhiều cây đã trồng thành công ở Việt Nam để thành hàng hoá xuất khẩu đi Nhật Bản như: Đương quy Nhật Bản, Lão quan thảo, Chè xanh, Long đờm thảo, Đương quy dại, Sâm nhật Với Ấn Độ: Bằng nhiều con đường khác nhau mà hiệu quả nhất là trao đổi sinh viên, đã nhập nội từ Ấn Độ về một số cây quan trọng như củ Nêm, Sả hoa hồng, Húng chanh, Diếp cá, Rau má Với các nước khác: Việt Nam đã thông qua nhiều con đường để nhập nội giống và trao đổi sinh viên cũng như thực tập sinh và nghiên cứu sinh khoa học với các nước trên toàn thế giới. Về xuất khẩu nước ta chủ yếu xuất dược liệu thô, ước tính 10.000 tấn/năm bao gồm các loại như: Sa nhân, Quế, Hồi, Thảo quả, Cúc hoa, Dừa cạn, Hòe, và một số loài cây thuốc mọc tự nhiên khác. Bên cạnh đó một số hoạt chất được chiết xuất từ dược liệu cũng từng được xuất khẩu như Berberin, Palmatin, Rutin, Artemisinin, tinh dầu và một vài chế phẩm đông dược khác sang Đông Âu và Liên bang Nga. 1.3. Nhu cầu sử dụng dược liệu, thuốc từ dược liệu trên thế giới Nhu cầu về dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu (thuốc được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiện từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất) có xu hướng ngày càng tăng, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Xu thế trên thế giới con người bắt đầu sử dụng nhiều các loại thuốc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược hơn là sử dụng thuốc tân dược vì nó ít độc hại hơn và ít tác dụng phụ hơn. Hơn nữa hiện còn nhiều triệu chứng và bệnh hiểm nghèo chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị, người ta hi vọng rằng từ nguồn động thực vật tự nhiên hoặc từ vốn trí tuệ bản địa của các cộng đồng, qua nghiên cứu sàng lọc có thể cung cấp cho nhân loại những hợp chất có hoạt tính sinh học cao để làm ra các loại thuốc mới có hiệu quả chữa bệnh như mong muốn. Nghiên cứu sàng lọc BỘ Y TẾ 10 [...]... Để phát triển ngành dược, từ nay đến năm 2020 dự báo sẽ cần thêm khoảng trên 10.000 nhân lực dược và 1/3 trong số đó sẽ phục vụ trực tiếp cho ngành dược liệu ở Việt Nam BỘ Y TẾ 22 Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Biểu đồ 06: Dự báo dược sỹ sau đại học đến năm 2030 (Dự báo quy hoạch) BỘ Y TẾ 23 Đề án Quy hoạch tổng thể phát. .. loài BỘ Y TẾ 31 Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 + Về phía Viện dược liệu: Đã phối hợp các địa phương đánh giá tiềm năng và hiện trạng nguồn tài nguyên dược liệu được triển khai hiệu quả, qua đó phát triển một số dược liệu, bài thuốc và xây dựng danh lục cây thuốc cho các tỉnh làm căn cứ quy hoạch phát triển Đến nay đã giúp địa phương... BỘ Y TẾ 28 Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 khuyến khích phát triển thị trường kinh doanh dược liệu và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu để đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh bằng y dược cổ truyền; Xây dựng Đề án tổ chức các vùng nuôi, trồng dược liệu theo tiêu chuẩn về thực hành tốt nuôi trồng, thu hoạch dược liệu theo quy mô công... liệu và thuốc có nguồn gốc từ dược liệu phù hợp với tiêu chuẩn chung của quốc tế và khu vực 5 Quy t định 43/2007/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007-2015 và tầm nhìn đến 2020 : BỘ Y TẾ 27 Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và. .. chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới: BỘ Y TẾ 25 Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế -kỹ thuật mũi nhọn Phát triển mạnh công nghiệp dược, nâng cao năng lực sản xuất thuốc trong nước, ưu tiên các dạng bào chế kỹ thuật cao, quy hoạch và phát triển các vùng dược liệu, các... tiến trong việc BỘ Y TẾ 34 Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 thu hái, sơ chế, bảo quản và chế biến sau thu hoạch dược liệu, sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu chưa được chú trọng đổi mới - Việc nghiên cứu phát triển giống cây làm thuốc phục vụ công tác phát triển dược liệu còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được hết thế mạnh... Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị phát triển dược liệu và sản phẩm thuốc quốc gia năm 2010; 11 Kế hoạch số 886/KH-BYT ngày 29/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại BỘ Y TẾ 29 Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Hội nghị Phát triển dược liệu và sản phẩm thuốc quốc gia theo... 14 Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 - Công tác điều tra cơ bản dược liệu ở Việt Nam đã được thực hiện trên phạm vi toàn quốc từ năm 1961 đến 1965 Từ năm 1986 đến nay công tác điều tra vẫn được tiếp tục tiến hành ở những vùng trước kia chưa tiến hành điều tra và tiến hành phúc tra ở các tỉnh mới được tái lập hoặc chia tách mới Có thể. .. tốt Dược liệu là thành phần có hoạt tính trong công thức các BỘ Y TẾ 12 Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 thuốc tân dược mặc dù thuốc đông dược chiếm tỷ trọng trong đăng ký thuốc chiếm Bảng 03: Phân loại SĐK thuốc tân dược, đông dược sản xuất trong nước (tính đến 31/12/2011) Tổng số đăng ký SĐK tân dược 12.588 Tỷ lệ % SĐK Đông dược. .. phẩm giai đoạn 2006-2015”: Các nhiệm vụ trọng tâm: BỘ Y TẾ 26 Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 - Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm thống nhất từ trung ương đến địa phương - Kiện toàn và nâng cao năng lực cơ quan quản lý nhà nước về dược . 88 2.1. Giai đoạn đến 2015 88 2.2. Giai đoạn đến năm 2020 89 2.3. Giai đoạn đến năm 2030 89 BỘ Y TẾ 2 Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm. 4: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 58 1. Quan điểm chỉ đạo xây dựng đề án 58 BỘ Y TẾ 1 Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai. sinh BỘ Y TẾ 3 Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 học; và xây dựng kế hoạch phát triển thuốc từ nguồn dược liệu trong nước

Ngày đăng: 13/04/2015, 10:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w