0
Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Tình hình phát triển nuôi trồng dược liệu

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 33 -33 )

2. Thực trạng phát triển dược liệu ở Việt Nam

2.2. Tình hình phát triển nuôi trồng dược liệu

2.2.1. Thực trạng nghiên cứu nuôi trồng dược liệu.

a. Những thuận lợi và khó khăn. * Những thuận lợi:

- Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm nên có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng, thuận lợi cho việc nuôi trồng và phát triển. Có tiềm năng và khả năng phát triển nuôi trồng nhiều loại cây con thuốc bản địa và nhiều cây thuốc di thực. Môi trường thiên nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi cho nuôi trồng, phát triển nhiều loại dược quý hiếm, các vùng dược liệu phân bố rộng rãi trong cả nước.

- Thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu rất lớn do thói quen và truyền thống phòng và chữa bệnh bằng YHCT của nhân dân. Cùng với quá trình công nghiệp hóa của đất nước, rất nhiều dược liệu đã trở thành nguyên liệu đầu vào của Công nghiệp dược và có nhu cầu xuất khẩu cao làm gia tăng nhu cầu sử dụng dược liệu.

- Dược liệu, thuốc từ dược liệu được sử dụng rất phổ biến và thông dụng từ lâu đời, hàng ngàn năm tại Việt Nam.

- Các doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất thuốc từ dược liệu được kế thừa nền Y học cổ truyền từ cha ông để lại, đã đúc kết thành những bài thuốc cổ truyền.

- Kết hợp Y học cổ truyền với những tiến bộ của nền Y- Dược học hiện đại, sử dụng trang bị máy móc hiện đại để cho ra đời những loại thuốc có dạng

và tầm nhìn đến năm 2030”

bào chế phù hợp vừa giữ được những đặc tính tự nhiên của dược liệu, vừa thuận tiện cho việc sử dụng của người bệnh.

- Xu hướng của người dân trong và ngoài nước vẫn có niềm tin trong việc sử dụng các sản phầm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên.

- Công tác phát triển dược liệu đang được Đảng, nhà nước, Chính phủ và các Bộ ngành quan tâm ủng hộ.

* Những khó khăn:

- Việc nuôi trồng, thu hoạch còn manh mún, mang tính tự phát. Nhà nước chưa có cơ chế chính sách đồng bộ và phù hợp để đẩy mạnh và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng, sơ chế, chế biến và bảo quản dược liệu trong nước. Chưa có cơ chế và giải pháp đảm bảo đầu ra cho dược liệu cũng như quyền lợi của các nhà đầu tư.

- Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống cây thuốc, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng giống cây thuốc chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn (giống cây trồng không đạt chuẩn, năng suất cây trồng còn thấp...). Kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và chế biến sau thu hoạch; bảo tồn và phát triển nguồn gen cây thuốc chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong việc chế biến, bảo quản dược liệu và sản xuất thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu chưa được chú trọng đổi mới để có những sản phẩm thương mại. Chính vì thế năng suất và tính cạnh tranh các sản phẩm dược liệu của nước ta trên địa bàn còn thấp.

- Việc tổ chức và quản lý khai thác, thu mua dược liệu ở Việt Nam trong những năm vừa qua còn nhiều bất cập, đặc biệt từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau cùng tham gia khai thác và thu hái dược liệu trong tự nhiên, việc thu hái nhiều năm không có ý thức bảo tồn, tái sinh đã làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên cây thuốc.

- Công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống cây thuốc, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng giống cây thuốc, kỹ thuật nuôi trồng, bảo tồn và phát triển nguồn gien cây thuốc, tiêu chuẩn hóa, sản xuất thành phẩm chưa được được quan tâm và đầu tư đủ mạnh (giống cây thuốc không chuẩn, thoái hóa, năng suất dược liệu trồng trong nước còn thấp, công nghệ sản xuất, dạng bào chế, ...). Việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong việc

và tầm nhìn đến năm 2030”

thu hái, sơ chế, bảo quản và chế biến sau thu hoạch dược liệu, sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu chưa được chú trọng đổi mới.

- Việc nghiên cứu phát triển giống cây làm thuốc phục vụ công tác phát triển dược liệu còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được hết thế mạnh tiềm năng vốn có về tài nguyên dược liệu cùng các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng do thiên nhiên ưu đãi.

b. Những tồn tại và hạn chế, nguyên nhân chủ yếu.

* Những tồn tại và hạn chế:

- Chính sách: chính sách vĩ mô về phát triển dược liệu chưa được triển khai đồng bộ và triệt để.

- Quản lý́: Còn chồng chéo giữa các Bộ, ngành, thiếu phối hợp trung ương – địa phương, chưa có Bộ, ngành nào đóng vai trò đầu mối để điều phối chung.

- Đầu tư: Chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng.

- Nghiên cứu khoa học: Chưa áp dụng nhiều vào thực tiễn, chưa thương mại hóa thành sản phẩm dược liệu từ các công trình nghiên cứu.

- Quản lý thị trường (tiền kiểm/hậu kiểm): Cơ chế quản lý thị trường dược liệu chưa đồng bộ, nhiều sản phẩm chưa rõ xuất xứ chưa đảm bảo tính đúng, nguồn gốc và chất lượng.

- Khai thác tiềm năng: Chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh về dược liệu.

- Quy hoạch phát triển: Chưa có quy hoạch tổng thể để bảo tồn, phát triển bền vững.

- Nuôi trồng, khai thác, sản xuất: Còn manh mún, tự phát, có nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

- Quản lý chất lượng: công tác tiêu chuẩn hóa, kiểm tra chất lượng chưa thật sự được thực thi một cách nghiêm túc từ nguyên liệu đến thành phẩm.

- Công nghệ: Chưa áp dụng đúng mức thành tựu của khoa học, công nghệ vào việc hiện đại hóa sản xuất thuốc từ dược liệu.

- Tuyên truyền, giáo dục: Chưa tuyên truyền đúng mức và cần nâng cao dân trí về thuốc từ dược liệu.

- Sử dụng: chưa bảo đảm triệt để tính an toàn và hiệu quả cho người tiêu dung.

- Thiếu cán bộ làm công tác dược liệu, thiếu đào tạo cho cán bộ làm công tác bảo tồn, thiếu trao đổi học tập kinh nghiệm, tham quan nước ngoài.

và tầm nhìn đến năm 2030”

- Nhận thức về việc phát triển một giống cây thuốc (loài cây thuốc) trong ngành dược còn đơn giản, nên chưa làm sáng tỏ hết các đặc điểm sinh học của loài cây thuốc dẫn đến trong sản xuất chưa tạo được giống tốt có năng suất cao, không tạo được sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

* Nguyên nhân:

- Việc triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật còn rất hạn chế, thiếu quy hoạch tổng thể phát triển các vùng dược liệu trọng điểm;

- Các quy định về điều kiện bán buôn, bán lẻ thuốc, xuất nhập khẩu thuốc nói chung (GPP, GDP, GSP) áp dụng cho các cơ sở bán buôn, bán lẻ dược liệu khó thực hiện và khó triển khai trong thực tế (Dược liệu có tính chất đặc thù, cần có các quy định đặc thù);

- Chưa có một chính sách vĩ mô về phát triển dược liệu. Việc đầu tư phát triển dược liệu chưa tương xứng với tiềm năng hiện có do chưa có một cơ chế tài chính thực sự mạnh để tập trung đầu tư phát triển các vùng trồng dược liệu ổn định, đặc biệt là các dược liệu trọng tâm có tính cạnh tranh và giá trị kinh tế cao.

- Công tác quản lý nhà nước liên quan đến dược liệu còn chồng chéo, thiếu sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; Chưa có bộ, ngành nào đóng vai trò là nhạc trưởng trong công tác quản lý dược liệu.

- Các bộ, ngành và địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác bảo tồn và duy trì phát triển các cây thuốc tự nhiên ở trong nước, hơn nữa cùng với nạn phá rừng, đốt nương làm rẫy ở nhiều địa phương đã làm suy giảm và thu hẹp nhiều diện tích rừng tự nhiên trong đó có mọc nhiều cây thuốc. Việc thu hái dược liệu từ tự nhiên theo kiểu tận thu, không chú ý đến bảo tồn đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên dược liệu trong nước.

- Chưa có chính sách phù hợp khuyến khích về bảo tồn nguồn gen, phát triển dược liệu, nhất là đối với các nguồn gen quý, nghiên cứu di thực và phát triển các dược liệu trong nước và nước ngoài.

c. Công tác thuần hóa, nhập nội, chọn tạo giống, khả năng cung cấp giống cây thuốc cho các vùng sản xuất dược liệu.

Trong suốt 50 năm qua, Viện Dược liệu là cơ quan đi đầu trong việc thuần hoá, nhập nội và chọn tạo giống cây. Đồng thời cũng là cơ quan, cơ sở duy nhất cung cấp giống dược liệu đạt tiêu chuẩn cho các vùng sản xuất dược liệu.

Gần 200 loài và giống cây thuốc được nhập nội từ Trung Quốc như: Đương quy, Bạch truật, Bạch chỉ, Ngưu tất, Huyền sâm, Đẳng sâm, Hoàng kỳ,

và tầm nhìn đến năm 2030”

Hoàng cầm, Xuyên khung, Vân mộc hương, Tam thất, Hoàng bá, Đỗ trọng, Xuyên tâm liên, Sinh địa, Địa liền... Hàng loạt giống dược liệu được nhập từ Nhật bản, rất nhiều lần đã được nhập nội thành công và trồng với quy mô lớn để lấy nguyên liệu sản xuất thuốc trong nước vừa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sang Nhật bản. Ngoài ra còn có nhiều giống cây thuốc quý hiếm đều được nhập nội từ một số nước khác nhau trên thế giới. Trong nhiều cây thuốc nhập nội tư nước ngoài vào Việt nam, một số cây đã được khí hậu hoá cho thích nghi với điều kiện sống từng vùng miền và nhiều cây trở thành cây bản địa của Việt Nam. Trong số đó có các cây đầu vị thuốc bắc và hàng năm đều có diện tích trồng lớn như cây Đương quy, Bạch chỉ, Huyền sâm, Vân mộc hương, Xuyên khung, Hoàng bá, Đỗ trọng....

Cùng với việc di thực nhập nội giống cây thuốc, thời gian qua mạng lưới Trung tâm, Trạm, Trại đóng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau đã chọn lọc được những giống cây thuốc có năng suất cao, hàm lượng hoạt chất vượt trội và đặc biệt là khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết khắc nghiệt của nước ta. Điển hình như các giống Địa liền, Húng quế, Đương quy, Bạch chỉ, Bạc hà, Ngưu tất, Sả hoa hồng, Sả chanh, Dương cam cúc, Artichaut, Mạch môn.

2.2.2. Tình hình tổ chức triển khai nuôi trồng.

Trên cơ sở các vùng tự nhiên, người ta quy hoạch thành các vùng có quản lý, nuôi trồng thêm và di thực các giống mới đến.

+ Tại Hưng Yên:

- Xã Bình Minh, huyện Khoái Châu có trồng: Ngưu tất, Bạch chỉ, Địa liền, Bạch Truật, Hương nhu, Húng quế, Bạc hà, Mạch môn…

- Xã Tân Quang, huyện Văn Lâm trồng các loài như: Hoài sơn, Nga truật, Địa liền, Cúc hoa, Cốt khí củ, Bạch chỉ, Bạc hà, Hương nhu, Sài đất, Sinh địa, Kinh giới, Ích mẫu, Mã đề, Nhân trần, Kim tiền thảo…

+ Tại Sapa: nuôi trồng Đương quy, Xuyên khung, Artisô, Bạch truật, Đỗ trọng, Hoàng bá, và một số cây thuốc khác.

+ Tại Lâm Đồng: cũng có quy hoạch nuôi trồng nhiều loại dược liệu, trong đó nổi bật nhất là Artisô và Dương cam cúc.

+ Tại Quảng Nam, Gia Lai, Phú Yên: cũng có các vùng nuôi trồng dược liệu, nổi bật là sâm Ngọc Linh, Bụp giấm, Gừng, Sả chanh.

và tầm nhìn đến năm 2030”

+ Các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Hà Nội cũng có các vùng nuôi trồng cây thuốc: Ngưu tất, Địa liền, Đương quy, Bạch chỉ, Mã đề, Húng quế, Bạc hà, Sinh địa, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo, Hoài sơn…

+ Tại Đồng Nai: Nghệ, Xuyên tâm liên, Râu mèo. + Tại Bình Phước: Nghệ.

+ Tại Tây Ninh: Kim tiền thảo, Nhân trần, Tràm, Bá bệnh, Hoàn ngọc. + Tại Khánh Hòa: Mã đề.

+ Tại Bình Thuận, Ninh Thuận: Dừa cạn, Bụp dấm, Lô hội, Tỏi.

+ Tại Tp.HCM, Long An, Tiền Giang: Mã đề, Râu mèo, Tràm, Tần dầy lá (Húng chanh).

+ Tại Đắc Lắc, Đắc Nông: Gừng, Nghệ, Ý dĩ , Hòe.

+ Tại An Giang, Đồng Tháp: Xuyên tâm liên, Lược vàng, Gừng, Nghệ, Sen.

+ Trung tâm nghiên cứu Bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười: sở hữu 1.041 ha, trung tâm đã tuyển chọn và phục tráng trên 50 giống thực vật và 20 giống động vật, di thực 6 giống thực vật từ nước ngoài vào Việt Nam. Trung tâm đang áp dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) để nuôi trồng dược liệu. Hiện trung tâm đã sản xuất được 45 mặt hàng dạng bột, 1 mặt hàng dược liệu khô, 1 dạng Extract (cao) và 7 loại tinh dầu. Có nhiều loại nguyên liệu để sản xuất TPCN như: Garlic (tỏi), bột Morinda (trái Nhàu), bột Linh chi, Bột Nghệ, Bột Gừng, bột Nadygan (rau Má, Nghệ), bột Ích mẫu, bột Centas (rau Má, Bụp dấm)….

Về thực trạng GACP: Viện dược liệu đã xây dựng quy trình trồng cây thuốc sạch cho 5 loài dược liệu (Đương quy, Bạch chỉ, Artisô, Ngưu tất và Cúc hoa vàng), ngoài ra một số công ty xí nghiệp đã tự đầu tư kinh phí để xây dựng quy trình trồng dược liệu sạch như: Trinh nữ hoàng cung, Diệp hạ châu…

Về cơ chế quản lý: đề xuất Viện Dược liệu là nơi quản lý và giám sát việc thực hiện tiêu chí GACP của các đơn vị sản xuất dược liệu trong cả nước.

và tầm nhìn đến năm 2030”

Biểu 06: Hiện trạng các vùng trồng dược liệu

TT Vùng trồng sản xuất dược liệu Dược liệu nuôi trồng 1 Vùng Đông Bắcvà một phần của Thái Nguyên, Bắc Giang, Hà Giang: Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn

Quế, Địa liền, Bạch truật, Sả, Ý dĩ, Ba kích, Hồi, Kim tiền thảo, Nhân trần, Kim tiền thảo, Bình vôi, Táo mèo.

2 Vùng Tây Bắc: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn

La và Hòa Bình.

Mộc hương, Xuyên khung, Đỗ trọng, Đương quy, Bạch truật, Bạch chỉ, Độc hoạt, Hoàng bá, Sa nhân, Thảo quả, Artisô, Nghệ, Táo mèo.

3

Vùng Đồng bằng Sông Hồng: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ và Vĩnh Phúc.

Bạc hà, Hương nhu, Bạch chỉ, Bạch truật, Đương quy, Sinh địa, Ích mẫu, Cúc hoa, Ngưu tất, Trạch tả, Hòe, Thanh cao, Mã đề, Hoắc hương, Đinh Lăng, Nghệ, Gừng, Cốt khí củ, Gấc, Mướp đắng, Kim tiền thảo, Diệp hạ châu, Hoài sơn.

4 Vùng Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà

Tĩnh

Quế, Ý dĩ, Hoài sơn, Bạc hà, Hương nhu, Sả, Ba kích, hoa Hòe, sâm báo, Hy thiêm, Ích mẫu, Nghệ, Diệp hạ châu, Đinh Lăng.

5 Vùng Duyên hải Nam Trung BộNẵng đến Bình Thuận. : Các tỉnh từ Đà

Quế, Đậu ván trắng, Râu mèo, Dừa cạn, Bụp dấm, Trinh nữ hoàng cung, Nghệ, Mã đề, Diệp hạ châu, Tỏi, Lô hội, Thanh cao.

6 Vùng Tây NguyênLắk, Đắk Nông và Lâm Đồng: Kon Tum, Gia Lai,Đắk

Artiso, Gừng, Sả, Nghệ, sâm Ngọc linh, Đảng sâm, Ngũ vị tử, Thông đỏ, Diệp hạ châu, Hoài sơn, Ý dĩ, Dương cam cúc, Đinh lăng, Bình vôi, Gấc, Táo mèo.

7

Vùng Tây Nam Bộ: An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Cửu Long, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.

Bụp dấm, Sả, Nghệ, Xuyên tâm liên, Tràm, Sen, Hoài sơn, Diệp hạ châu, Trinh nữ hoàng cung, Gừng, Mã đề, Chùm ngây, Bạc hà, Râu mèo, Thủy xương bồ, Rau má, Diếp cá, Gấc, Tần dầy lá, rau Ngổ, Nhàu.

8

Vùng Đông NamBộ: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bụp dấm, Sả, Nghệ, Xuyên tâm liên, Nhân trần, Dừa cạn, Trinh nữ hoàng cung, Kim tiền thảo, Bá bệnh, Mã đề, râu mèo, Tràm, Nhàu, Chùm ngây, Nhân trần tía.

- Thực trạng áp dụng nguyên tắc tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng và thu hái dược liệu (GACP) trong việc nuôi trồng và thu hái dược liệu tự nhiên và nuôi trồng.

Tiêu chuẩn GACP có thể áp dụng chung cho cả cây lương thực, cây rau, cây ăn quả, … và đặc biệt cây làm thuốc. Xuất phát từ tiêu chuẩn của thuốc là phải có

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 33 -33 )

×