Quy hoạch vùng nuôi trồng cây thuốc và giống cây thuốc

Một phần của tài liệu Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 68)

3. Nội dung quy hoạch

3.2. Quy hoạch vùng nuôi trồng cây thuốc và giống cây thuốc

a. Mục đích yêu cầu quy hoạch vùng và giống cây thuốc

* Mục đích:

- Lựa chọn được vùng nuôi trồng và loại cây thuốc thích hợp để tạo nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất dược liệu

- Là nguồn cung cấp dược liệu chính trong tương lai. * Yêu cầu vùng trồng dược liệu:

- Vùng sinh thái có cây thuốc là đặc trưng (đối với cây bản địa) hoặc Vùng có cây thuốc đã được trồng thử nghiệm cho hiệu quả và chất lượng tốt.

và tầm nhìn đến năm 2030”

- Vùng trồng là nơi có truyền thống sản xuất dược liệu, có khả năng tổ chức sản xuất.

- Vùng trồng chủ yếu được phân bố theo điều kiện tự nhiên về địa hình khí hậu, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sản lượng dược liệu.

* Yêu cầu giống cây thuốc:

- Cây thuốc hiện đang có nhu cầu sử dụng phổ biến thực tế và các loại dược liệu có thể xuất khẩu trong tương lai.

- Cây thuốc có trong danh lục nhập nội và được sử dụng với số lượng lượng lớn hoặc có giá trị kinh tế cao.

- Cây thuốc có tầm nhìn là sản phẩm chiến lược, sản phẩm chính để phát triển nuôi trồng cho giai đoạn tới

b. Quy hoạch giống cây thuốc

Phương án lựa chọn giống cây thuốc cho giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năn 2030.

- Về giống cây nhập nội: Theo thống kê đã có khoảng 300 loài thuốc của 40 họ thực vật đã nhập vào nước ta từ nhiều vùng trên thế giới. Trong số đó có khoảng 70 loài có thể sinh trưởng và có khoảng 20 loài phát triển trở thành cây thuốc ở Việt Nam.

Từ thực tế đó, trong giai đoạn tới Đề án đề xuất chỉ tập trung sản xuất 15 giống cây thuốc nhập nội để tạo nguồn nguyên liệu cho dược liệu trong nước bao gồm: Artisô, Bạch chỉ, Bạch truật, Bạc hà, Cát cánh, Địa hoàng, Độc hoạt, Đương quy, Hoàng bá, Mộc hương, Ngưu tất, Tam thất, Trạch tả, Xuyên khung, Đỗ trọng.

- Về giống cây bản địa: Trên cả nước hiện đã có trên 40 loài cây bản địa đã được gieo trồng, trong đó có nhiều loài đã được trồng trên quy mô lớn ở các tỉnh miền núi, hằng năm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu từ hàng trăm đến hàng nghìn tấn sản phẩm như Quế (Yên Bái, Lào Cai, Thanh Hóa); Hồi (Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng); Thảo Quả (Lào Cai, Lai Châu), ... Nhiều loài được trồng cả trung du và đồng bằng như Hoa Hòe, Địa liền, Hương nhu, ... Tuy nhiên để phát triển dược liệu là cây bản địa trước hết phải từ nhu cầu từ thị trường hiện tại và tương lai, đảm bảo sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển.

và tầm nhìn đến năm 2030”

Qua nghiên cứu cụ thể trong giai đoạn quy hoạch Đề án đề xuất trồng 30 loài cây bản địa bao gồm: Ba kích, Lạc tiên, Bụp giấm, Chè dây, Cúc hoa, Đảng sâm, Đậu ván trắng, Địa liền, Diệp hạ châu, Đinh lăng, Dừa cạn, Gấc, Gừng, hoa hòe, Hoài sơn, Hương nhu, Hương nhu trắng, Ích mẫu, Kim tiền thảo, Mã đề, Nghệ vàng, Ô đầu, Quế, Râu mèo, Sa nhân tím, Sâm ngọc linh, Thanh cao hoa vàng, Trinh nữ hoàng cung, Tục đoạn, Y dĩ.

C. Phương án quy hoạch tổng thể các vùng sản xuất cây thuốc tập trung

Trên cơ sở khai thác các vùng có lợi thế về điều kiện tự nhiên, thích hợp với sinh trưởng và phát triển của cây dược liệu; Nguồn nhân lực có khả năng tiếp thu kỹ thuật mới ứng dụng vào sản xuất dược liệu; Dựa vào lợi thế các vùng trồng truyền thống của các cộng đồng miền núi của Việt Nam và các nghiện cứu của các nhà khoa học.

Đề xuất phương án sản xuất dược liệu:

+ Quy hoạch 8 vùng sản xuất dược tập trung phân theo điều kiện tự nhiên khí hậu của vùng: 1. Vùng núi cao: SaPa - Lao Cai, Sìn Hồ - Lai Châu và Đồng Văn – Hà Giang; 2. Vùng núi trung bình: Bắc Hà - Lào Cai, Mộc Châu - Sơn La và Đà Lạt - Lâm Đồng; 3. Vùng Trung du: Bắc Giang – Yên Bái - Lạng Sơn – Quảng Ninh – Lạng Sơn; 4. Vùng Đồng bằng sông hồng: Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định; 5. Vùng Bắc Trung bộ: Thanh Hóa, Nghệ An; 6. Vùng Nam Trung Bộ: Quảng Nam - Khánh Hoà; 7.Vùng Tây Nguyên: Kon Tum - Lâm Đồng; 8. Vùng Tây Nam Bộ: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp và An Giang.

+ Diện tích trồng: Tổng diện tích dự kiến trồng 27.990 ha, trong đó cây nhập nội 6.600 ha, cây bản địa 21.390 ha.

+ Dự kiến thực hiện: Giai đoạn 1: từ nay đến năm 2015, dự kiến trồng 5.000 ha; Giai đoạn 2: năm 2016 - 2020, dự kiến trồng 7.000 ha; Giai đoạn 3: sau năm 2020, dự kiến trồng trên diện tích còn lại.

- Kết quả sau khi cho thu hoạch đến năm 2015 cho sản lượng 20.000 tấn, đến năm 2020 cho sản lượng 50.000 tấn và đến năm 2030 cho sản lượng trên 106.900 tấn

và tầm nhìn đến năm 2030”

Quy hoạch cụ thể vùng trồng cho cả nước:

Vùng 1: Vùng núi cao có khí hậu nhiệt đới: SaPa - Lao Cai, Sìn Hồ - Lai Châu và Đồng Văn – Hà Giang

- Đặc điểm nổi bật: Vùng khí hậu á nhiệt đới núi cao điển hình, nhiệt độ trung bình năm 15,2 - 15,9°C, mùa đông lạnh nhiệt độ trung bình dưới 10°C có nhiều ngày sương muối và đôi khi có tuyết rơi ở độ cao 1.600 m trở lên. Mưa vào mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9, lượng mưa trung bình năm 2.783 – 2.833mm/năm, đai cao 1.800m trở lên lượng mưa trên 3.000mm/năm. Độ ẩm cao bình quân năm 85 - 87%, đất chủ yếu thuộc nhóm Feralis dầu mùn, dưới tán rừng có thảm cây mục chậm phong hoá dầy. Khu vực SaPa – Lào cai, Đồng Văn – Hà Giang độ dốc lớn và chia cắt mạnh, nằm trên vùng du lịch nên tập trung sản xuất giống cây thuốc đáp ứng cho nhu cầu trong nước; Khu vực Sìn Hồ - Lai Châu có diện ích đất khá bằng phẳng, ít bị chia cắt, độ dốc thấp phù hợp cho phát triển vùng nguyên liệu hàng hoá

- Quy hoạch cho vùng: Dự kiến trồng 13 loài cây thuốc, trên diện tích 2.500 ha, trong đó quy hoạch vùng trồng tập trung để tạo nguyên liệu cho các nhà máy sơ chế, chiết suất như các loài: Artisô, Đương quy, Đảng sâm với quy mô khoảng 1.000 ha. Đây là vùng có khả năng sản xuất giống của các loài nhập nội từ phương Bắc nên có thể xây dựng vùng giống cây dược liệu.

Cây nhập nội 9 loài: Artisô, Đỗ trọng, Độc hoạt, Đương quy, Hoàng bá, Mộc hương, Ô đầu, Tam thất, Xuyên khung.

Cây bản địa gồm 4 loài: Bình vôi núi đá, Đảng sâm, Hà thủ ô đỏ, Tục đoạn

Vùng 2: Vùng núi trung bình có khí hậu á nhiệt đới: Bắc Hà - Lào Cai, Mộc Châu - Sơn La và Đà Lạt - Lâm Đồng

- Đặc điểm nổi bật: Vùng khí hậu núi cao có mùa đông lạnh nhiệt độ trung bình năm 18,2°, mưa mùa hè với lượng mưa không cao trung bình năm 1700mm, độ ẩm trung bình năm 86%. Đây là vùng có nền đất đỏ bazan (Đà Lạt, Lâm Đồng, Mộc Châu, Sơn La) độ dốc thấp, diện tích rộng, khá bằng phẳng, là vùng thích ứng cho phát triển nhiều loại cây công nghiệp trong đó có cây thuốc theo hướng sản xuất hàng hoá; Khu vực Bắc Hà Lao cai có nền đất feralis trên nền đá

và tầm nhìn đến năm 2030”

Macma, đất có độ dốc cao, bị chia cắt đây là vùng phù hợp cây thuốc ưa khí hậu mát và khô hoặc ẩm vừa phải.

- Quy hoạch cho vùng: Dự kiến trồng 12 loài cây thuốc, trên diện tích 3.400 ha, trong đó quy hoạch vùng trồng tập trung để tạo nguyên liệu cho các nhà máy sơ chế như các loài: Bạch Truật, Đỗ trọng và cây Artisô với quy mô khoảng 1.300 ha.

Cây nhập nội 7 loài: Artisô, Bạch truật, Bạch chỉ, Dương cam cúc, Đỗ trọng, Đương quy, Huyền sâm.

Cây bản địa 5 loài: Bình vôi núi đá, Đảng sâm, Hà thủ ô đỏ, Tục đoạn, Ý dĩ.

Vùng 3: Vùng trung du gồm Bắc Giang – Yên Bái - Quảng Ninh – Lạng Sơn.

- Đặc điểm nổi bật: Vùng khí hậu điển hình Trung du - núi thấp phía Bắc, khí hậu nhiệt đới gió mùa đông lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong đó từ tháng 12 đến tháng 2 nhiệt độ trung bình tháng thường không quá 20°C. Độ ẩm trung bình năm 84%. Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 9, nền đất chủ yếu feralis đỏ vàng trên núi phần lớn đã bị rửa trôi nên bạc màu, độ pH thấp.

- Quy hoạch cho vùng: Dự kiến trồng 16 loài cây thuốc, trên diện tích 4.600 ha, trong đó quy hoạch vùng trồng tập trung để tạo nguyên liệu cho các nhà máy sơ chế, chiết suất như các loài: Quế và Ba Kích, Hồi với quy mô khoảng 1.700 ha.

Cây nhập nội 3 loài: Bạch chỉ, Bạch truật, Địa hoàng.

Cây bản địa 13 loài: Ba kích, Đinh lăng, Địa liền, Gấc, Giảo cổ lam, Ích mẫu, Kim tiền thảo, Hồi, Quế, Sả, Sa nhân tím, Thanh cao hoa vàng, Y dĩ.

Vùng 4: Đồng bằng sông hồng (Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định)

- Đặc điểm nổi bật: Là vùng châu thổ đồng bằng Bắc bộ điển hình, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm 23,3°C, có 4-5 tháng mùa đông xuân (tháng 12 đến tháng 3) nhiệt độ trung bình tháng không quá 20°C nên có thể trồng được nhiều loài cây ưa mát có thời gian sinh trưởng dưới 5 - 6 tháng. Lượng mưa của vùng trung bình năm 1650mm/năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, độ ẩm trung bình năm 84%. Đây là vùng đất được hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ phù sa, chủ yếu là đất phù sa cổ, đất phù sa bồi tụ

và tầm nhìn đến năm 2030”

ven sông. Nhân dân trong vùng có trình độ canh tác cao, nhanh nhạy chuyển đổi cơ cấu cây trồng và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nên nhiều cây thuốc bắc đã được trồng trên diện tích lớn, thâm canh cao.

- Quy hoạch cho vùng: Dự kiến trồng 20 loài cây thuốc, trên diện tích 6.240 ha, trong đó quy hoạch vùng trồng tập trung để tạo nguyên liệu cho các nhà máy sơ chế, chiết suất như các loài: Ngưu tất, Bạc hà và Thanh cao hoa vàng với quy mô khoảng 2.000 ha.

Cây nhập nội 8 loài: Bạc hà, Bạch chỉ, Bạch truật, Cát cánh, Địa hoàng, Đương quy, Ngưu tất, Trạch tả.

Cây bản địa 12 loài: Cúc hoa, Diệp hạ châu, Địa liền, Đinh lăng, Gấc, Hoa hòe, Hoài sơn, Hương nhu trắng, Râu mèo, Ích mẫu, Thanh cao hoa vàng, Mã đề.

Vùng 5: Các tỉnh Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ an).

Quy hoạch cho vùng: Dự kiến trồng 10 loài cây thuốc, trên diện tích 3.300 ha, chủ yếu là cây bản địa: Ba kích, Diệp hạ châu, Đinh Lăng, Hoài sơn, hoa Hòe, Hương nhu trắng, Ích mẫu, Nghệ vàng, Quế, Sả,… Trong đó quy hoạch vùng trồng tập trung để tạo nguyên liệu cho các nhà máy sơ chế, chiết suất như các loài: Hòe, Đinh Lăng với quy mô khoảng 1000 ha.

Vùng 6: Vùng Nam Trung bộ: Quảng Nam - Khánh Hoà

Vùng Quảng Nam - Khánh Hoà có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa mùa thu - đông. Nhiệt độ trung bình năm 25,5°C, lượng mưa giảm dần từ bắc vào nam, vũ lượng trung bình 1850mm/năm, độ ẩm trung bình 82%/năm, mùa mưa kéo dài từ thàng 8 đến tháng 12, các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà, mùa mưa đến chậm hơn 1 tháng (từ tháng 9 đến tháng 12). Đây là dải chạy dài ven biển tựa lưng vào dãy trường sơn kéo dài, diện tích đồng bằng hẹp ven sông, chủ yếu là đất feralis trên đồi núi thấp phần lớn đã bạc màu vì bị rửa trôi do mất thảm rừng. Cây thuốc phát triển cho vùng này gồm:

- Quy hoạch cho vùng: Dự kiến trồng 9 loài cây dược liệu, trên diện tích 3.100 ha, chủ yếu là cây bản địa: Bụp giấm, Diệp hạ châu, Dừa cạn, Đậu ván trắng, Hoài sơn, Nghệ vàng, Quế, Râu mèo, Sa nhân tím ... trong đó quy hoạch

và tầm nhìn đến năm 2030”

vùng trồng tập trung để tạo nguyên liệu cho các nhà máy sơ chế, chiết suất như các loài: Bụp giấm, Dừa cạn và Sa nhân tím với quy mô khoảng 1.300 ha.

Vùng 7: Vùng Tây Nguyên: Kon Tum - Lâm Đồng

Vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mưa mùa hè bao gồm toàn bộ khu vực tây nguyên ở độ cao dưới 1.200m. Nhiệt độ trung bình năm 230C, lượng mưa trung bình năm 2100mm/năm, độ ẩm trung bình năm 81,5%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Đất chủ yếu là đất đỏ bazan tầng canh tác dày, độ dốc thấp, ít phân cắt phù hợp với nhiều loại cây công nghiệp trong đó có cây thuốc.

Quy hoạch cho vùng: Dự kiến trồng 9 loài cây thuốc, trên diện tích 2.400 ha, chủ yếu là cây bản địa: Gấc, Gừng, Hương nhu trắng, Nghệ vàng, Sa nhân tím, Sả, Sâm ngọc linh, Trinh nữ hoàng cung, Ý dĩ. Dự kiến quy hoạch vùng trồng tập trung để tạo nguyên liệu cho các nhà máy sơ chế, chiết suất như các loài: Artisô, Sâm Ngọc linh với quy mô khoảng 500 ha.

Vùng 8: Vùng Tây Nam Bộ

- Quy hoạch cho vùng: Dự kiến trồng 8 loài cây thuốc, trên diện tích 2.600 ha, chủ yếu là cây bản địa: Gừng, Hoài sơn, Nghệ vàng, Nhàu, Rau đắng biển, Sen, Tràm và Xuyên tâm liên. Trong đó quy hoạch vùng trồng tập trung để tạo nguyên liệu cho các nhà máy sơ chế, chiết suất như các loài: Tràm, Xuyên tâm liên với quy mô khoảng 1.200 ha.

Một phần của tài liệu Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w