Quy hoạch các cơ sở và nhà máy sơ chế, chế biến và chiết xuất dược liệu phục

Một phần của tài liệu Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 74)

3. Nội dung quy hoạch

3.3.Quy hoạch các cơ sở và nhà máy sơ chế, chế biến và chiết xuất dược liệu phục

phục vụ công nghiệp dược.

* Tiêu chí lựa chọn địa điểm xây dựng

- Các cơ sở, nhà máy sơ chế chế biến phải gắn với vùng sản xuất dược liệu (gắn với vùng trồng, vùng khai thác)

- Thuận lợi về giao thông đi lại, mặt bằng sử dụng cho xây dựng các công trình và không ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan

- Các cơ sở xây dựng phải tránh được các ảnh hưởng bất lợi của thời tiết * Yêu cầu trong quá trình xây dựng

và tầm nhìn đến năm 2030”

Các nhà máy sơ chế, chế biến dược liệu phải đảm bảo nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) đối với cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu

* Quy hoạch xây dựng cơ sơ chế, chế biến dược liệu, nhà máy chiết xuất - Khâu sơ chế dược liệu là khâu quan trọng trong việc sản xuất thuốc từ dược liệu, vì thế để kịp thời sơ chế dược liệu sau khi thu hoạch tại các vùng sản xuất thì các nhà máy, cơ sở sơ chế biến phải gắn liền với vùng nguyên liệu dược liệu. Đề án đề xuất trong giai đoạn tới sẽ xây dựng mới hoặc nâng cấp cải tạo hệ thống các cơ sở chế và sản xuất chế biến dược liệu, đảm bảo mỗi vùng có từ 01- 02 nhà máy sơ chế, chế biến dược liệu theo tiêu chuẩn GMP. Các nhà máy chế biến dược liệu chủ yếu tập trung vào phát triển 5 nhóm sản phẩm chính như sau:

+ Cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp dược, mỹ phẩm, hương liệu, thực phẩm chức năng và nguyên liệu xuất khẩu

+ Sản xuất sản phẩm từ chiết xuất: Cao tiêu chuẩn (Rau Đắng biển; giảo cổ lam); Hoạt chất (Rutin, Berberin, Menthol, Curcumin, ...); Bột nguyên liệu (Tỏi, Hồi, Nghệ, Gừng, ...); chiết xuất các loại tinh dầu: Hồi, Quế, Bạc hà, Sả, Long não, Tràm, Quế, Bạch đàn chanh, ... Sử dụng các công nghệ mới như: Chiết xuất bằng khí hóa lỏng, chiết xuất bằng siêu âm.

+ Chế biến thuốc phiến tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh

+ Thuốc từ dược liệu: Lô Hội, Kim tiền thảo, Sâm, tuần hoàn não, xuyên Tâm liên, Garlic, Giảo cổ lam, ...

+ Nghiên cứu phát triển một số thuốc ung thư: Curcumin, Andrographolid, Xerumbolmallotus, Song môi tàu, Chay bắc bộ, Taxol, Hải sâm, Măng cụt, Y dĩ, ...

- Nhà máy chiết xuất: Công nghệ chiết xuất dược liệu có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc quyết định đến chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của thuốc thành phẩm. Tuy nhiên để xây dựng nhà máy chiết xuất đạt tiêu chuẩn thì chi phí đầu tư lớn. Tại Quyết định 81/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phát triển ngành công nghiệp hóa dược đã dự kiến xây dựng 01 nhà máy chiết xuất tại miền Bắc hoặc miền Trung. Chính vì thế, giai đoạn từ nay đến năm 2020, sẽ hoàn thành xây dựng nhà máy chiết xuất tại quyết định số

và tầm nhìn đến năm 2030”

81/2009/QĐ-TTg, dự kiến giai đoạn sau 2020 tiếp tục xây dựng 01 nhà máy chiết xuất tại khu vực Tây Nguyên hoặc Nam bộ.

Một phần của tài liệu Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 74)