2. Thực trạng phát triển dược liệu ở Việt Nam
2.5. Đánh giá chung và sự cần thiết phải quy hoạch phát triển dược liệu
- Sự cần thiết phải quy hoạch phát triển dược liệu.
Thứ nhất, Đất nước ta, với một vị trí tự nhiên hiếm có, một mặt gắn liền với lục địa, mặt khác lại thông với đại dương và nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, khí hậu có nhiều nét độc đáo và đa dạng, thay đổi từ điều kiện khí hậu nhiệt đới điển hình ở vùng núi thấp phía Nam, đến khí hậu mang tính chất Á - nhiệt đới vùng núi cao ở các tỉnh phía Bắc. Điều kiện tự nhiên đó đã thực sự ưu đãi cho đất nước và con người Việt Nam một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, một tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc nói riêng và tài nguyên dược liệu nói chung.
Thứ hai, Việt Nam có một nền y học dân tộc lâu đời với các tri thức sử dụng các loại dược liệu, các bài thuốc có giá trị dùng để chữa các bệnh thông
và tầm nhìn đến năm 2030”
thường và nan y. Nền y học cổ truyền độc đáo đó bảo vệ sức khỏe cho dân tộc ta suốt chiều dài lịch sử với phương châm "Nam dược trị nam nhân", nếu chúng ta biết phát huy thì có thể nói có một nền tảng vững chắc để phát triển.
Thứ ba, hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng "Trở về thiên nhiên" thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng gia tăng, ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh lý của cơ thể hơn. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), khoảng 80% dân số tại các quốc gia đang phát triển chăm sóc sức khỏe ít nhiều có liên quan đến YHCT. Trong tuyên ngôn Alma Alta năm 1978 và "Hướng dẫn đánh giá y học cổ truyền" năm 1991, WHO luôn khuyến nghị dùng các thuốc cổ truyền vào chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả cũng như bảo đảm nguồn cung cấp những thuốc này.
Thứ tư, dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế to lớn hơn bất kỳ cây lương thực, thực phẩm nào. Trong mấy thập niên qua, hàng chục ngàn tấn dược liệu đã được khai thác tự nhiên và trồng trọt hàng năm, đem lại lợi nhuận lớn. Cây thuốc được phát triển có thể giúp cho nhiều vùng nông thôn, miền núi xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường.
Thứ năm, dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng tồn tại cùng với thế hệ sinh thái rừng, nông nghiệp và nông thôn, lại có mối tương quan chặt chẽ giữa đa dạng sinh học cây thuốc và đa dạng văn hóa, y học cổ truyền, gắn với tri thức y dược học của 54 dân tộc, là bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Thế kỷ 21 là thế kỷ sinh học và công nghệ sinh học. Dược liệu là tài nguyên di truyền - tài nguyên tái tạo. Dùng thế mạnh dược liệu đẩy mạnh công nghiệp dược trở thành ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn, làm cho nhân dân ta có đủ thuốc tốt, khỏe mạnh và giàu có, đất nước ta kinh tế - xã hội phát triển, tạo nên hình ảnh Việt Nam - một cường quốc về dược liệu.
và tầm nhìn đến năm 2030”