Quan điểm chỉ đạo xây dựng đề án

Một phần của tài liệu Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 58)

- Bảo tồn các nguồn gen dược liệu duy trì đa dạng sinh học và nhập nội các dược liệu cần cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe trong nước

- Phát huy lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, kiến thức bản địa để quy hoạch các vùng sản xuất dược liệu hàng hóa có quy mô lớn, công nghệ chế biến hiện đại.

- Phát triển toàn diện: trồng trọt, chế biến và từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sản xuất dược liệu, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về GACP- WHO.

- Đa dạng sản phẩm từ dược liệu, tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường, sản phẩm có thương hiệu, đáp ứng yêu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu, thay thế dần các nguyên liệu dược liệu, thuốc và thực phẩm chức năng nhập khẩu bằng sản phẩm sản xuất trong nước.

- Đề xuất các chính sách, biện pháp hỗ trợ phát triển bền vững ngành dược liệu và biện pháp quản lý nhà nước hiệu quả cho ngành dược (nhằm ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng nhập khẩu vào Việt Nam, gây phá giá, kiềm chế sản xuất dược liệu trong nước).

- Phát triển dược liệu phải đặt trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và của vùng, trong đó gắn với công nghiệp chế biến, dịch vụ, du lịch và bảo vệ môi trường.

- Tạo sự liên kết 4 nhà: Người nông dân thu hái, nuôi trồng dược liệu – Doanh nghiệp - Nhà khoa học và Cơ quan Quản lý Nhà nước. Đó là điều kiện quyết định để tạo lập được một thị trường lành mạnh, thuận lợi cho việc phát huy tiềm năng sản xuất dược liệu nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu của ngành dược liệu, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư để phát triển dược liệu.

và tầm nhìn đến năm 2030”

Một phần của tài liệu Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w