Mục tiêu quy hoạch

Một phần của tài liệu Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 59)

2.1. Mục tiêu tổng quát

- Quy hoạch, phát triển dược liệu thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn, tăng dần tỷ lệ dược liệu có nguồn gốc trong nước, giảm dần tỷ lệ dược liệu nhập khẩu; từng bước và chủ động đảm bảo cung ứng đủ số lượng, chủng loại dược liệu cho công nghiệp sản xuất, bào chế thuốc, công nghiệp hóa dược và dùng trong YHCT; tập trung các nguồn lực để nâng cao năng lực nuôi trồng dược liệu, chế biến, chiết xuất cao dược liệu định chuẩn, sản xuất thuốc từ dược liệu; kiện toàn hệ thống cung ứng dược liệu để chủ động cung ứng đủ dược liệu có chất lượng, an toàn và hiệu quả phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân; tăng cường xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu.

- Quy hoạch, nâng cao năng lực nghiên cứu chọn tạo, di thực, thuần hóa, chuyển giao, sản xuất, cung ứng giống cây thuốc cho năng suất và chất lượng cao, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng dược liệu, tăng khả năng cạnh tranh và tăng thu nhập của người nuôi trồng cây thuốc một cách bền vững; tập trung, chú trọng phát triển tạo giống cây thuốc có nhu cầu sử dụng lớn và có giá trị kinh tế cao.

2.2. Mục tiêu cụ thể.

2.2.1. Khai thác dược liệu tự nhiên

- Điều tra, đánh giá lại hiện trạng nguồn tài nguyên dược liệu trên cả nước, ưu tiên dược liệu trọng điểm để làm cơ sở quy hoạch, khai thác, nuôi trồng mới phục vụ mục tiêu bảo tồn, phát triển bền vững dược liệu. Lập bản đồ quy hoạch vùng phát triển dược liệu và phân bố dược liệu tự nhiên làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

- Khoanh vùng bảo vệ các loại cây thuốc quý, hiếm, nằm trong danh mục cần bảo vệ, trong vùng rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia.

- Khai thác bền vững các loại dược liệu mọc hoang trong tự nhiên không thuộc các vùng rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia. Khi khai thác phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc “Thực hành tốt thu hái cây thuốc (GCP)” theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO), đảm bảo khả năng tái sinh và phát triển của cây thuốc sau khi khai thác; có kế hoạch và phương pháp khai thác hợp lý đảm bảo tái sinh và phát triển bền vững cây thuốc tại vùng khai thác.

và tầm nhìn đến năm 2030”

- Tổ chức tập huấn cho các tổ chức và cá nhân tham gia khai thác dược liệu tự nhiên về kỹ thuật thu hái, sơ chế, bảo quản dược liệu nhằm bảo đảm chất lượng dược liệu khai thác và đảm bảo khả năng tái sinh bền vững của cây thuốc tại vùng khai thác.

2.2.2. Phát triển nuôi trồng cây thuốc

- Kiện toàn, củng cố và phục hồi các vùng nuôi trồng dược liệu truyền thống có thế mạnh trong nước tại 8 vùng dược liệu trọng điểm phục vụ công tác bảo tồn và khai thác, phát triển bền vững, từng bước và chủ động đảm bảo đủ nhu cầu dược liệu trong nước và hướng tới xuất khẩu.

- Phát triển các vùng nuôi trồng dược liệu có nhu cầu sử dụng lớn trong nước, trong đó tập trung ưu tiên phát triển các nhóm dược liệu đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất thuốc, chiết xuất và tinh chế hoạt chất tinh khiết, xuất khẩu và dùng cho nhu cầu khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, bảo đảm đáp ứng đủ 60% nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước đến năm 2020 và 80 % nhu cầu dược liệu trong nước đến năm 2030.

- Đến năm 2020, sản lượng dược liệu thu hoạch từ nguồn nuôi trồng trong nước đạt 50.000 tấn dược liệu và đến năm 2030 sản lượng đạt trên 90.000 tấn dược liệu khô.

- Chú trọng đầu tư phát triển bền vững các vùng nuôi trồng dược liệu có nhu cầu sử dụng lớn và có giá trị kinh tế cao theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng và thu hái dược liệu” của Tổ chức Y tế thế giới (GACP- WHO). Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng quy trình và phát triển nuôi trồng thành công 40 dược liệu theo tiêu chuẩn GACP và 80 dược liệu đến năm 2030, đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng sản xuất thuốc và dùng trong y học cổ truyền trong nước và hướng tới xuất khẩu.

2.2.3. Nghiên cứu, tạo giống cây thuốc:

- Tăng nhanh tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật cao cho sản xuất đại trà phù hợp với điều kiện của từng vùng, nhằm tạo ra đột phá mới về năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần cung cấp đủ giống cây thuốc có chất lượng phục vụ công tác nuôi trồng và phát triển dược liệu ở quy mô công nghiệp.

- Nâng cao trình độ khoa học và công nghệ, áp dụng công nghệ sản xuất giống, ứng dụng có hiệu quả công nghệ sinh học trong chọn tạo, để tạo ra nhiều giống cây thuốc mới có năng suất và chất lượng cao, đặc tính tốt cho sản xuất đại

và tầm nhìn đến năm 2030”

trà; phục tráng giống cây thuốc đặc sản địa phương gắn với việc xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý.

- Bảo vệ và phát triển nguồn giống cây thuốc sinh sản tự nhiên, đảm bảo tài nguyên dược liệu phát triển bền vững. Tập trung phục hồi và nâng cao chất lượng các giống cây thuốc có tiềm năng và thế mạnh của Việt Nam.

- Tập trung các nguồn lực để phục tráng, nhập nội, di thực, thuần hóa và phát triển các giống cây thuốc có nguồn gốc là vị thuốc bắc sử dụng nhiều trong YHCT, đảm bảo cung cấp đủ giống cây thuốc cho nhu cầu nuôi trồng và phát triển dược liệu ở quy mô lớn, cung ứng được 60 % giống cây thuốc sạch bệnh, có chất lượng cao được sản xuất trong nước đến năm 2020, và 80% đến năm 2030. 2.2.4. Xây dựng và phát triển hệ thống các nhà máy sơ chế, chế biến, chiết xuất cao dược liệu định chuẩn, hệ thống kho bảo quản dược liệu sau thu hoạch có công nghệ tiên tiến, hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định tại các vùng nuôi trồng dược liệu trọng điểm. Tăng dần tỷ lệ thuốc từ dược liệu trong nước được sản xuất đi từ nguyên liệu là cao chiết, bột dược liệu định chuẩn, phấn đấu đến năm 2020, đáp ứng được 80 % và đến năm 2030 đạt 100%.

2.2.5. Xây dựng và phát triển hệ thống lưu thông phân phối và cung ứng dược liệu từ trung ương đến địa phương nhằm chủ động cung ứng đủ dược liệu, đảm bảo kiểm soát được chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ dược liệu.

2.2.6. Xây dựng vườn cây thuốc quốc gia đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế để bảo tồn và phát triển các loại gen, giống cây con làm thuốc đại diện cho các vùng địa lý, sinh thái đặc trưng trong nước.

2.2.7. Đề xuất các cơ chế chính sách và các chương trình hành động cụ thể để khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất giống cây thuốc, tham gia phát triển nuôi trồng dược liệu, đầu tư cơ sở sơ chế, chế biến, chiết xuất cao dược liệu định chuẩn, bảo quản dược liệu ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến.

Một phần của tài liệu Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 59)